tông trách từ giác

Phật Quang Đại Từ Điển

(宗賾慈覺) Cao tăng Trung quốc, sống vào đời Tống, người ở Tương dương, họ Tôn, thụy hiệu Từ giác đại sư, thuộc tông Vân môn nhưng tu theo tông Tịnh độ. Sư mồ côi cha từ thuở nhỏ, được mẹ nuôi dưỡng. Sư có chí tiết cao xa, sớm theo Nho học, thông hiểu sách vở ngoài đời. Năm 29 tuổi, sư lễ ngài Viên thông Pháp tú chùa Trường lô ở Chân châu cầu xuất gia và thụ giới Cụ túc. Sau, sư theo ngài Quảng chiếu Ứng phu tham học Thiền chỉ. Một hôm, sư vừa bước lên bậc thềm thì chợt tỉnh ngộ, liền làm bài tụng (Đại 51, 539 hạ): Cử túc thượng chuyên giai Phân minh giá cá pháp Hoàng dương mộc bạn tiếu ha ha Vạn lí thanh thiên nhất luân nguyệt (Bước chân lên thềm gạch Pháp ấy tự rõ ràng Tựa gốc hoàng dương cười khanh khách Lưng trời muôn dặm một vừng trăng). Khoảng năm Nguyên hựu, sư trụ chùa Trường lô, rước mẹ về Đông thất ở Phương trượng, khuyên mẹ cạo tóc xuất gia, trì niệm danh hiệu Phật Adi đà. Sư trụ ở đây được 7 năm thì mẹ sư qua đời,sư tự nhủ là tâm báo hiếu mẹ đã xong, nên soạn Khuyến hiếu văn 120 bài, nói rõ đạo hiếu của thế gian và xuất thế gian. Năm Nguyên hựu thứ 4 (1089), phỏng theo Bạch liên xã ở Lô sơn, sư kiến lập Liên hoa thắng hội, khuyên tất cả đạo, tục niệm danh hiệu Phật, ghi số hàng ngày, hồi hướng phát nguyện cầu sinh Tịnh độ. Khoảng năm Sùng ninh (1102-1105), nhận lời thỉnh của ông Dương úy, sư bắt đầu hoằng pháp ở viện Hồng tế, phủ Chân định (nay là huyện Chính định, tỉnh Hà bắc). Cứ theo Lạc bang văn loại quyển 3 thì sư là 1 trong 5 vị Tổ kế thừa Liên xã. Sư có các tác phẩm: Thiền uyển thanh qui 10 quyển, Vi giang tập, Tọa thiền châm, Niệm Phật tham thiền cầu tông chỉ thuyết, Liên hoa thắng hội lụcvăn, Niệm Phật hồi hướng phát nguyện văn, Niệm Phật phòng thoái phương tiện văn, Quán Vô lượng thọ Phật kinh tự, Khuyến niệm Phật tụng, Tây phương Tịnh độ tụng. [X. Phật tổ thống kỉQ.27; Tục truyền đăng lụcQ.12; Tịnh độ Thánh hiền lục Q.3; Thích thị kê cổ lược Q.4]. TÔNG TRÍ Cũng gọi Tông thú. Chỉ cho chủ trương, qui thú căn bản của tông phái, là nguyên do lập giáo thuyết pháp và là sự biểu hiện cao nhất về tư tưởng, tinh thần… của một tông, một phái. Pháp tu hành thể nhận được tông chỉ cũng gọi là Tông trí, hoặc Tông thú. Cảnh đức truyền đăng lục quyển 5 (Đại 51, 238 thượng) ghi: Người học ngu độn, xưa nay chỉ nương vào văn tụng niệm chứ biết gì đến Tông thú?. Nhưng trong Mật giáo, có 2 thuyết về Tông thú: 1. TheoY chủ thích trong Lục hợp thích mà giải thích rõ ràng về nghĩa của Tông và Thú, cho rằng giáo pháp được tôn sùng trong một bộ kinh điển, gọi là Tông, chỗ qui thú của Tông, gọi là thú. Như Tông thú của bộ kinh Đại nhật thì lấy pháp môn Tam bình đẳng cú làm Tông, A tự bản bất sinh là Thú. 2. Nếu dùng Trì nghiệp thích để giải thích thì Tông tức làThú. Như chỗ được tôn sùng trong một kinh chính là chỗ qui thú của bộ kinh ấy. Nhưng phần nhiều thuyết thứ nhất được thông dụng hơn. Ngoài ra, còn có rất nhiều dụng ngữ đồng loại với Tông trí, Tông thú như: 1. Tông nguyên: Nguyên do của tông chỉ.2. Tông cốt:Cương yếu cốt lõi của một tông.3. Tông đồ: Con đường của tông chỉ này khác với con đường của các tông chỉ khác. 4. Tông nguyên:Nguồn gốc của tông chỉ.5. Tông cực:Chỗ tột cùng của sở tông, sở thuyết.