tông môn

Phật Quang Đại Từ Điển

(宗門) Cửa ra vào của giáo chỉ được tôn sùng. Từ đời Tống về sau, từ Tông môn được dùng để chỉ cho Thiền tông, còn các tông khác thì được gọi là Giáo tông. Các vị Thiền tăng soạn sách phần nhiều đặt 2 chữ Tông môn ở đầu, như Tông môn thập qui luận của ngài Pháp nhãn Văn ích, Đại tuệ tông môn vũ khố của ngài Đạo khiêm, Tông môn thống yếu của ngài Tông vĩnh, Tông môn hoặc vấn của ngài Viên trừng… Tổ đình sự uyển quyển 8 (Vạn tục 113,117 thượng) nói: Tông môn nghĩa là Tam học đều y cứ vào môn này nên gọi là Tông môn. Khảo tín lục quyển 4 của ngài Huyền trí, người Nhật bản, cho rằng danh từ Tông môn có xuất xứ từ Thiền lâm, y cứ vào câu Phật nói tâm là tông, vô môn là pháp môn nói trong kinh Lăng già mà lập Phật tâm tông và tự xưng là Tông môn. Tông môn, có khi gọi là Tông thừa, hoặc gọi tắt là Tông, tuy nhiên, danh xưng này không phải chỉ để gọi Thiền tông, mà trong Thiên thai có Kinh bộ tông, Tát bà đa tông, ngoài ra cũng có các danh mục như Chân tông, Viên tông… [X.kinh Lăng già Q.1 (bản 4 quyển); luận Truyền pháp chính tông Q.hạ].