tống lục đại tụng cổ

Phật Quang Đại Từ Điển

(宋六大頌古) Từ ngữ gọi chung các bài tụng xưa do 6 vị Đại Thiền sư đời Tống sáng tác. Tụng cổ là dùng phương thức kệ tụng để niêm bình các cổ tắc công án do các Thiền sư nhiều đời để lại, trong đó cũng đồng thời tuyên dương gia phong của mình hoặc đại ý của một tông. Lục đại tụng cổ đời Tống là: 1. Phần dương tụng cổ: Một trăm tắc tụng cổ do ngài Thiệnchiêu ở Phần dương sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 998 đến 1022. 2. Tuyết đậu tụng cổ: Một trăm tắc tụng cổ do ngài Trùnghiển ở núi Tuyết đậu sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1017 đến năm 1021. 3. Đan hà tụng cổ: Một trăm tắc tụng cổ do ngài Đanhà Tửthuần sáng tác vào khoảng thời gian từ năm 1102 đến năm 1106. 4. Hoành trí tụng cổ: Một trăm tắc tụng cổ do ngài Hoànhtrí Chínhgiác sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1131 đến năm 1162. 5. Vô môn tụng cổ: Sáu mươi tư tắc tụng cổ do ngài Vômôn Tuệkhai sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1228 đến năm 1233. 6. Hư đường tụng cổ: Một trăm tắc tụng cổ do ngài Hưđường Tríngu sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1265 đến năm 1274. Trong 6 tụng cổ trên đây thì Tuyết đậu tụng cổ được thu chép trong Bích nham lục, Hoành trí tụng cổ được thu chép trong Thung dung lục và Vô môn tụng cổ được thu chép trong Vô môn quan… Chỉ cho những kinh điển quí hiếm được tuyển chọn từ tạng Kim để in chụp và xuất bản. Năm Dân quốc 23 (1934), sa môn Phạm thành định in chụp tạng Tích sa, nên mới đi tìm những kinh sách còn thiếu. Khi đến chùa Quảng thắng, huyện Triệu thành, tỉnh Sơn tây, ngài Phạm thành phát hiện Tạng kinh được khắc vào đời Kim, do chùa Thiên minh ở Giải châu, tỉnh Sơn tây quyên góp tài vật để khắc in vào khoảng năm Hi tông đến Thế tông (1148-1173) đời Kim mà giới Phật giáo gọi là Kim tạng. Tạng kinh mà ngài Phạm thành phát hiện có 4950 quyển. Bấy giờ, hội in chụp tạng Tích sa ở Thượng hải chọn lấy những bản kinh tạng Kim mà bản in Đại tạng đời Tống không có, rồi vậng tập để ấn hành vào năm Dân quốc 24 (1935), đặt tên là Tống tạng di trân (Những kinh quí hiếm mà tạng bản đời Tống bỏ sót) và chia làm 3 tập, 12 hòm, 120 quyển (tập thượng 4 hòm 40 quyển, tập trung 6 hòm 60 quyển, tập hạ 2 hòm 20 quyển), tất cả gồm 47 bộ kinh sách Phật. Trong đó, các sách như: Tào hầu khê Bảo lâm truyện, Truyền đăng ngọc anh tập, Cảnh hựu Thiên trúc tự nguyên, Nhân minh luận lí môn thập tứ quá loại sớ… đều chưa được thu vào Đại chính tạng và Vạn tục tạng. Tân văn phong xuất bản công ti ở Đài loan có in chụp để phát hành.