TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 01

LỜI TỰA

Tả triều thỉnh lang thượng thư lễ bộ Viên ngoại lang Hộ Quân Dương Kiệt soạn.

Chư Phật nói thật lấy tâm làm tông. Chúng sanh tin đạo lấy tông làm gương. Cảnh giới của chúng sanh tức là cảnh giới của chư Phật, nhân vì mê mà làm chúng sanh. Tâm của chư Phật tức là tâm chúng sanh, nhân ngộ mà thành chư Phật. Tâm như gương sáng, muôn hình tượng trải qua rõ ràng, Phật và chúng sanh đó như ảnh tượng. Sanh tử Niết-bàn chỉ là cưỡng danh. Thể gương tịch mà thường chiếu, ánh sáng gương chiếu mà thường tịch. Tâm, Phật và chúng sanh cả ba không sai biệt.

Mới đầu, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ ở Vĩnh Minh tại Ngô Việt chứng tối thượng thừa, thấu rõ Đệ nhất nghĩa, thông suốt giáo điển, thâm đạt Thiền tông, nghiêm trì luật nghi, rộng làm lợi ích. Nhân đọc kinh Lăng-già nói: “Phật nói lấy tâm làm tông”, mới chế thuật “Tông Kính Lục”, từ trong chỗ không nghi mà khởi nghi, từ chẳng phải hỏi mà đặt bày hỏi. Làm bạn không thỉnh mời, thật là bậc Đại đạo sư, ném bỏ vật báu của cung Rồng, bình đẳng bố thí cho quần sanh, thấu suốt then chốt của Tổ, khắp dung mọi người cùng lại, đưa mắt trông nhìn đó, có điều gì ưa muốn thảy đều đầy đủ, thuận tay mà nhón lấy, có bệnh đều lành. Gột rửa tà kiến, chỉ về nguồn diệu. Điều gọi là nêu một tâm làm tông, soi chiếu muôn pháp làm gương vậy. Như người lấy Phật làm gương thì biết Giới, Định, Tuệ là tông của các Thiện pháp. Người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Như Lai do đó mà ra, hết thảy các loại thiện không gì chẳng tin nhận, nếu lấy chúng sanh làm gương thì biết tham, sân, si là tông của các ác pháp, các loài A-tu-la, bàng sanh, địa ngục, quỷ thú đều do đó mà ra, hết thảy loại ác không gì chẳng khiếp sợ. Thiện ác tuy khác, mà tông đó thì đồng, trở lại soi sáng tâm đó thì biết linh minh trạm nhiên rộng lớn dung thông, vô vi vô trú vô tu vô chứng, không mảy trần có thể nhiễm, không cấu bẩn có thể diệt, làm tông của hết thảy các pháp vậy.

Mới đầu, Ngô Việt Trung Ý Vương chế thuật lời tựa đó, cất nơi giáo tạng. Đến trong khoảng niên hiệu Nguyên Phong (10 8 – 1086) thời Bắc Tống, Hoàng đệ Ngụy Đoan Hiếu Vương khắc bản in phân thí ở các danh lam. Các học giả ở bốn phương ít gặp bản đó. Đến mùa Hạ năm Nguyên Hựu thứ sáu (10 1) thời Bắc Tống, nhân đến Đạo tràng Pháp Vân ở Đông đô, mới thấy tâm bản Tiền Đường rất rõ ràng, do Từ Tư, người xứ Ngô thỉnh cầu Thiền sư Pháp Dõng cùng Vĩnh Lạc, Pháp Chân vài ba vị lão túc gom nhặt khắp các bản lục, dùng điển tịch Tam thừa, giáo ngữ của chư Thánh hiền so đọc thành tựu để rộng lưu bố. Lợi ích đó rất rộng lớn. Thiền sư Pháp Dõng biết tôi ưa thích bản lục đó, nhân mời, làm lời tựa vậy.

 

LỜI TỰA TÔNG CẢNH LỤC

Ngô Việt Vương Tiền Thục chế thuật.

Rõ ràng giáo của trong nước (Trung quốc) có ba, đó là chánh vua tôi thân cha con và nồng hậu nhân luân là thầy của Nho tôi vậy. vắng vậy lặng vậy nhìn nghe không thể được, từ vi diệu lên hư vô để dừng ở cưỡi gió ngự cảnh. Quân vương được đó thì khéo dựng lập không lay động. Con người được đó thì lâu dài đầy đủ không cùng, là thầy của đạo Nho vậy. Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Tam minh, Bát giải thoát, thường luôn hành tập chẳng quên, mỗi ngày tu trì để được, một lúc đã lên được quả vị, trọn thấu đạt chân thường, là tông của Thích đạo vậy. Chỉ ba giáo ấy đều tự tâm tu, “Tâm Kính Lục”(1) là do Thiền sư Trí Giác soạn thuật gồm một trăm quyển, bao quát tất cả vi ngôn. Những lời từ kim khẩu Đức Phật tuyên giảng chứa đầy nơi Hải tạng, bởi cũng vì dắt dụ hàng hậu học, trí tuệ biện tài của Thiền sư diễn xướng muôn pháp, minh liễu nhất tâm, chốn thiền mưa dạo chơi tuôn, khoảng tuệ mây bủa, tính mà xưng gọi đó, chẳng thể biên ghi cùng tận, tạm làm lời tựa nhỏ để đọc tụng tuyên hành ấy vậy!

 

LỜI TỰA TÔNG KÍNH LỤC

Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.

Phục dĩ: Nguồn vắng lặng, biển giác lắng trong, tuyệt đầu mối của danh tự, không vết tích của năng sở. Do đầu tiên, bất giác chợt động tâm, thành nguyên do của nghiệp thức, làm sai quấy của giác minh. Nhân minh khởi chiếu kiến phần chờ nổi, theo chiếu lập trần, tướng phần an bài như gương hiện ảnh tượng, chóng khởi thân căn, tiếp tùy theo tưởng mà thế giới thành sai khác, sau đó thì nhân trí mà thương ghét chẳng đồng, từ đó bỏ chân mất tánh, chấp tướng theo danh, tích chứa đắm trệ ở tình trần, kết sóng thức tương tục, khóa trùm chân giác ở giấc mộng dài trầm mê trong ba cõi, mù mắt trí giữa đường tối, lăn lóc trong chín thú, bèn mới quấn nghiệp khổ buộc, mất cửa giải thoát. Ở trong không thân mà thọ thân, đến trong không thú mà lập thú, nếu y theo nhập thì phân có hai mươi lăm hữu, luận về chánh báo thì có mười hai loại sanh, đều từ tình tưởng làm căn do, bèn khiến y báo chánh báo có sai biệt, hướng đến cảnh không chuyển đổi, luống nhận chịu luân hồi, ở trong khuôn pháp giải thoát tự sanh ràng buộc, như tằm mùa Xuân làm kén, tự trùng mùa Thu lao đầu vào lửa, dùng tơ của Nhị kiến vọng tưởng, trói buộc nghiệp chất khổ tụ, dùng cánh vô minh tham ái, đánh quay xe lửa sanh tử, dùng ngôn từ của hang cốc vang vọng, luận gian xấu bốn loài, dùng gương tâm vọng tưởng, hiện hình nghi ba cõi. Sau đó, trái thuận gió tưởng, lay động biển giác, nước tham si ái giúp đượm mầm khổ, mãi theo trần, không biết trở lại gốc, phát tri kiến cuồng loạn, ngăn che tự tâm, lập sắc thanh huyễn hóa nhận làm pháp khác. Từ đó, một mảy mún qua cảnh dần thành núi cao của Hạ Hán, giọt nước dấy gợn cuối cùng nổi sóng lớn chìm nuốt thuyền. Sau đó, gần như muốn quay trở lại gốc ban đầu, nói theo căn lợi độn bất đồng mà từ trong Nhất chân pháp giới, khai mở Tam thừa ngũ tánh, hoặc thấy không mà chứng quả, hoặc rõ duyên mà vào chân, hoặc qua A tăng-kỳ huân luyện, dần đủ hạnh môn, hoặc một niệm viên tu chóng thành Phật đạo. Đó thì khắc chứng có khác mà một tánh chẳng khác. Nhân thành tên của phàm Thánh, tợ phân tướng của chân tục. Như muốn tận cùng tinh vi, thấu suốt cội gốc, rốt ráo yếu chỉ, thông rành tận tông thì lìa tánh căn bản, rốt cùng tịch diệt, tuyệt khác dị của thăng trầm, không sai khác của buộc mở. Đã không người ở tại thế, cũng không kẻ diệt độ, hai ngằn mé bình đẳng, một đạo thanh hư, thức trí đều không, danh thể đều lắng, chóng không chỗ có, chỉ một chân tâm. Thấu đạt đó gọi là người kiến đạo, mê mờ đó thì gọi là mở đầu của sanh tử. Lại có tà căn ngoại chủng tiểu trí quyền có, chẳng rõ nguồn bệnh của sanh tử, không biết gốc kiến của nhân ngã, chỉ muốn nhàm chán huyên náo, bài xính khua động phá tướng chia chẻ trần. Tuy nói mờ tỉnh mê không không biết chôn chân chống giác. Như không biết trong mắt có màng đỏ, chỉ diệt vòng sáng trên đèn, không thấu huyễn thân của nội thức, đứng giữa không mà trốn lánh hư ảnh của mặt trời soi chiếu. Đó thì nhọc hình mệt tư mất sức tổn công, chẳng khác nước đủ giúp băng, ném củi thêm lửa, đâu biết vòng sáng tự tiêu, dứt huyễn chất mà hư ảnh liền diệt. Nếu hay xoay chiếu lại chính mình, phản cảnh quán tâm, thì Phật nhãn tỏa sáng mà ảnh nghiệp không, pháp thân hiện mà vết trần tuyệt, dùng trí nhọn của tự giác tách mở tâm châu trong buộc ràng, dùng tuệ bén trong một niệm, chém đứt lưới kiến ở trong trần. Đó là thấu cùng yếu chỉ của tâm,hiểu đạt thuyên giải của thức, ngôn từ ước lược, nghĩa lý đủ đầy, văn chất lý thấu, vạch bày giỏi nghi ngờ nơi cửa nhà chánh trí, phác dọn cỏ vọng trên cánh đồng chân giác, trầm kha càng vào tủy, tiệt cố chấp bàn căn, thì vật ngã gặp cháy rực của lửa trí, dung thành lò duy tâm người chưa nghe vào nghe viên mãn của chẳng nghe, người chưa biết, nói th. Danh tướng gặp ánh sáng của tuệ nhật, tiêu tan nơi biển nhất chân. Đó mới là pháp nội chứng, đâu tại văn thuyên, tri giải không thể cùng tận, thấy nghe không thể kịp. Nay vì người chưa thấy mà diễn bày diệu thấy của không thấy. Người thật biết của không biết, người chưa hiểu thành hiểu lớn của không hiểu. Chỗ khác, là, nhân ngón tay thấy vầng nguyệt, được thỏ quên lưới. Ôm một minh tông, bỏ thuyên kiểm lý. Rõ muôn vật do ngã, suốt Diệu giác tại thân. Có thể gọi là tìm móc huyền căn, mài giã hang lý, dọn nhặt cốt tủy của Thiền tông, nêu bày giềng mối của giáo võng. Còn lại những lầm hoặc, các tỳ vết khác, ứng tay tròn sáng, huyền tông diệu chỉ, nêu ý toàn chương, hay gạt núi bảy mạn, trọn bít lấp đường sáu suy. Trần lao ngoại đạo, đều đến ở chỉ gội. Sống chết quân ma, toàn tiêu ảnh hưởng, hiện sức tự tại mỡ mang đại oai quang, bày châu ngọc chân thật, lợi dụng không cùng tận, dốc kho tàng bí mật, khắp cứu tế nào cùng. Có thể gọi là: Trong hương đốt ngưu đầu đó, trong vật báu sưu tầm dưới cổ con ly, trong hoa hái nhặt linh thụy, trong tỏa chiếu ánh diệu thần quang, trong thức ăn dùng lấy cháo sữa, trong nước uống chất cam lồ, trong thuốc uống dùng cửu chuyển, trong chủ gặp được Thánh vương, nên được núi cao pháp tánh, chóng rơi lại chót vót của các núi, biển rộng đề- hồ, giăng nuốt sóng của các nguồn, tợ vọt sáng của phách đêm, đoạt muôn sao của Tiểu thừa, như mang sắc thể của triều dương, phá mờ tối của ngoại đạo. Như người nghèo khổ pháp tài gặp được của báu lớn, như kẻ khô khát cam lồ gặp ao trong mát. Làm trời chỗ kính của chúng sanh, làm cha chân từ Bồ-tát, ôm bệnh tật nặng dữ gặp Dược Vương khéo thăm, mê lầm đường hiểm nạn gặp được người dẩn dắt tốt sáng suốt. Lâu ở trong phòng tối chợt đến nơi ánh sáng của đuốc báu. Thường chịu mình mẩy trần truồng, chóng nhận diệu phục cõi trời, chẳng mong cầu mà tự được, không công mà chóng thành. Nên biết, trong vô lượng cõi nước, khó nghe danh tự, trong số kiếp như bụi trần hiếm gặp truyền trì. Dùng nhân duyên như trên, mắt làm gương tâm, hiện một đạo mà Thanh hư có thể soi chiếu, dẹp hết các tà mà mảy lông chẳng dung. Diệu thể không riêng tư, viên quang chẳng phải ngoài, vô biên biển nghĩa đều kết quy trong trông nhìn. Hình dung muôn tượng đều vào trong soi chiếu. Đó mới là yếu chỉ nhất vị của Tào Khê, chư Tổ đồng truyền, chánh tông bất nhị của rừng chim hộc, các kinh đều thuật. Có thể gọi là tích chứa sâu xa của muôn thịên, huyền nguyên của các triết. Bảo Vương của một chữ, nguyên tổ của các linh, bèn khiến lìa cảnh ở tâm, văn lý đều hư rỗng, tức trần của thức, thuyên lường có chứng cứ. Hải Ấn của Nhất tâm, khải định viên tông. Đèn trí tám thức, chiếu phá tà ám. Thật có nghĩa là ngôi nhà tâm linh của hàm sanh, nghĩa tông muôn pháp. chuyển biến vô phương, cuộn buông tự tại. Ứng duyên hiện vết, mặc vật thành danh. Chư Phật thấu suốt đó, gọi là Tam- bồ-đề, Bồ-tát tu hành đó, gọi là Lục độ hạnh. Biển tuệ biến đó làm nhân duyên, Long nữ hiến dâng đó làm châu báu. Thiên nữ rải đó làm hoa Vô trước, bạn lành cầu đó làm vật báu như ý, Duyên giác tỏ ngộ đó làm mười hai duyên khởi, Thanh văn chứng đó làm bốn đế nhân không, ngoại đạo chấp thủ đó làm sông tà kiến, loài dị sanh chấp đó làm biển sanh tử. Luận về thể thì phù hợp mầu nhiệm chí lý, ước về sự thì sâu hợp với chánh duyên. Nhưng, tuy nêu tổng môn của pháp giới, phải biện biệt chỉ của Nhất thừa, nghĩa của các thứ tánh tướng tại Đại giác vì viên thông, môn của lớp lớp tức nhập, chỉ chủng trí mà diệu đạt. Chỉ bởi căn gầy mà chẳng soi xét, học ít khó cùng khắp. Không biết hai môn tánh tướng là thể dụng của tự tâm. Nếu đủ Dụng mà mất Thể thường hằng thì như không nước mà có sóng, nhưng được Thể mà khuyết môn của Diệu dụng, tợ không sóng mà có nước. Vả lại, chưa có nước không sóng, từng không sóng chẳng ướt, vì sóng triệt nguồn nước, nước cùng ngọn sóng, như tánh cùng tướng, bày tướng đạt nguồn tánh. Phải biết thể dụng cùng thành, tánh tướng hỗ tương hiển bày. Nay thì nhỏ nhiệm tỏ rõ tổng biệt, rộng biện giải dị đồng, nghiên tầm căn nguyên của một pháp, sưu tầm gốc ngọn của các duyên, thì có thể xưng là Tông Kính để soi xét sâu xa nhỏ nhiệm. Không một pháp nào để trốn lánh hình thì ngàn sai mà đều hội, bèn học đòi bao gồm nghĩa rộng, tóm lược văn cốt yếu, phô bày rộng trong trăm quyển, quyển nhiếp ở trong nhất tâm, hay khiến biển giáo khó nghĩ bàn, như chỉ trong lòng bàn tay mà niệm niệm tròn sáng. Chân tông vô tận, mắt thấy mà tâm tâm khế hợp, như thần châu tại trong tay, trọn dứt việc mong cầu. Như giác thọ rủ che toàn tiêu vết bóng. Được báu thật ở trong ao Xuân, nhặt sỏi vụn lẫn chẳng phải, được gốc đầu ở trước gương xưa, tâm cuồng chóng hết, có thể sâu chọn thấy trái, trọn dứt rễ nghi, chẳng vận công một mảy may, toàn mở kho báu, chẳng phải dùng sức trong sát-na, chóng được huyền châu. Gọi tên là nơi Nhất thừa Đại tịch diệt, thật là nơi A-lan-nhã chánh tu hành đó là cảnh giới tự đến của Như Lai, là pháp môn vốn trụ của chư phật,do đó. Đó là khuyên khắp các hàng hậu Hiền tinh tế soi xét, bèn được trí cùng biển tánh, học suốt nguồn chân. Tâm ấy thức ấy, chỉ tôn chỉ thắng. Thức ấy là sở chứng của chư Phật mười phương, tâm ấy là sở thuyết của giáo pháp một đời Đức Phật giảng tuyên. Chỉ tôn là chỗ kết quy của giáo lý hạnh quả. Chỉ thắng là chỗ hướng đến của tin hiểu chứng nhập. Chư Hiền y cứ đó mà giải thích luận khởi ngàn chương. Chư Thánh thấu rõ đó, để hoằng tuyên đàm nói thành bốn biện. Do đó, nhặt kỳ nêu dị, nghiên tinh thấu suốt, riêng nêu cương rộng, bày lớn cương chánh, lặn lội nơi đất cơ ngũ thừa, nhảy vọt lên trời nghĩa đệ nhất. Nói rộng tông ấy, lợi ích vô tận, bèn được chánh pháp trú lâu nơi đời, xô dẹp rừng tà ngoại đạo, hay khiến rộng cứu tế hàm sanh. Bít lấp vết loạn của Tiểu thừa, thì không tà nào chẳng chánh, có ngụy đều không. Do tự lợi nên phát nguyện của trí đức, do lợi tha nên lập sự ân đức. Do thành trí đức thì từ khởi hóa vô duyên, thành ân đức thì bi hợp tâm đồng thể. Do đồng thể thì tâm khởi vô tâm. Do vô duyên thì hóa thành đại hóa. Tâm khởi vô tâm thì vui nào mà chẳng cho. Hóa thành đại hóa thì khổ nào chẳng lấy. Vui nào mà chẳng cho, thì lợi độn đều xem ngang bằng, khổ nào mà chẳng lấy thì oán thân thảy đều cứu. Bèn khiến ba cỏ hai cây đều kết quy nơi một đất tươi tốt. Giống tà tiêu mầm đồng thấm đượm một cơn mưa. Đó là tận thiện tận mỹ, không sánh không đồng. Có thể gọi là bao gồm môn nhân tìm cùng biển quả. Nên được khai mở bậc sĩ Bồ-đề người mới cầu Bát-nhã, rõ biết nguyên do thành Phật, chóng viên mãn không ngưng trệ, suốt biết đường lối trở về nhà thẳng đến nào còn nghi. Hoặc lìa đây riêng tu, theo lầm hiểu khác, như vắt sừng lấy sữa, leo cây bắt cá, nhọc trải qua ba A tăng-kỳ kiếp không được một tí gì. Nếu y cứ yếu chỉ đây, tin nhận hoằng trì, như thuyền nhẹ theo dòng không các chướng ngại ngăn trệ, lại gặp thế gió tiện, lại thêm công sức của mái chèo, thì nhanh đến thành báu, chợt đến bờ giác. Có thể gọi là tư lương dễ làm, đạo quả trước thành, đắp mặc pháp y thượng hạnh của Tôn giả Ca-diếp, ngồi tòa pháp không của Đức Phật Thích-ca, lên gácTỳ-lô của Đức Di-lặc, vào thân pháp giới của Bồ-tát Phổ Hiền. Hay khiến khách làm người nghèo hèn hết lãnh gia nghiệp của trưởng giả. Chợt khiến các hàng trầm không tiểu quả chóng nhận thọ ghi danh của Đức Như Lai, chưa có một môn nào chẳng thông đạo đây, hẳn không một pháp chẳng khế hợp tông đây. Các bậc Giác vương ở thời quá khứ nhân đó mà thành Phật, những bậc Đại sĩ ở tương lai nương cậy đó mà chứng chân, thì một pháp môn nào mà không mở, một nghĩa lý nào mà không hiện, không một sắc nào chẳng phải Tam-ma-bát-địa, không một thanh nào chẳng phải Đà-la-ni môn, thưởng thức một vị mà đều biến thành đề-hồ, nghe một hương mà đều vào pháp giới. gió cây bãi trăng đều có thể truyền tâm, đảo khói rừng mây đều bày nêu diệu chỉ, bước bước giẩm lên trải cảnh giới kim sắc, niệm niệm ngửi mùi hương chiêm-bặc, vốc nước biển cả mà đã được trăm sông, đến núi Tu-di mà đều đồng một sắc, rực rỡ vậy mở mắt quán tượng, hết thảy trở lại tự tông, vắng lặng vậy dẫn dắt tâm tìm cầu châu ngọc đều về lại bản pháp, bèn khiến núi tà rơi lạc mũi nhọn, biển khổ lặn sóng, mái chèo trí vì đó mà an dòng, Diệu phong nhân đó mà vút cao. Nay rõ ràng đại ý của Phật Tổ, chánh tông của kinh luận, chuốc bỏ văn rườm rà, chỉ tìm rút yếu chỉ, mượn bày vấn đáp, rộng nêu dẫn chứng minh. Nêu cao Nhất tâm làm tông, chiếu muôn pháp làm kính, đan ken các nghĩa sâu sắc của Khế định xưa, gom lược viên thuyên trong các Tạng, báo đồng hiển bày đây, xưng gọi là Lục phân làm thành trăm quyển. Đại khái chia thành ba chương: Một là, lập chánh tông, để làm quy thú; hai là, nêu bày vấn đáp, dùng để dứt trừ tình nghi; và ba là, nêu dẫn chân thuyên, để hoàn thành tin tròn đủ đó, đem diệu thiện này, thí khắp hàm linh, đồng báo ân Phật, cùng truyền yếu chỉ đây vậy.