TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 99

Phàm, chế luận giải thích kinh nương bày ý Phật, hoặc là bậc Đại sĩ pháp thân duỗi vết hỗ trợ hóa môn, hoặc là bậc cao nhân đắc chỉ căn cứ giáo hoằng đạo pháp thí, cho đến nghĩa sớ chương sao, minh quyết, tán tự v.v… cùng Tông Kính tương ưng, đều phải dẫn chứng. Dò vì, chúng sinh ngôn luận đều là chỗ lưu của pháp giới, ngoại đạo kinh sách đều là chỗ nói của chư Phật.

Trong luận Đại Trí Độ nói: “Luận pháp vào trong tâm Phật, chỉ một tịch diệt, một môn Tam-muội gồm vô lượng Tam-muội, như kéo áo chỉ một góc mà cả áo đều được. Cũng như chúa ông mật thì các ông khác đều gồm”. Lại có kệ tụng nói:

“Phật pháp tướng tuy không

Cũng là chẳng đoạn diệt

Tuy sinh cũng chẳng thường

Các hành nghiệp chẳng mất.

Các pháp như lá chuối

Tất cả từ tâm sinh

Nếu biết pháp không thật,

Là tâm cũng lại không”.

Trong luận Tỳ-bà-sa nói: “Trưởng giả Thiện Giác nói sách Tứ Vi-đà là: “Như người tâm sinh mà chẳng khởi, như người tâm khởi mà chẳng diệt, tâm khởi mà khởi, tâm diệt mà diệt”. Lại nói: “Nếu lìa tâm mới phát ban đầu thì chẳng thành đạo Vô thượng. Do đó nói tất cả công đức đều tại tâm mới đầu”.

Trong luận Nhiếp Đại Thừa nói: “Hỏi: Tại sao thức đây thủ thức đây làm cảnh? Đáp: Không có pháp năng thủ đắc pháp khác, tuy chẳng năng thủ thức đây, biến sinh hiển hiện như bụi trần, thí như nương mặt thấy mặt cho là ta thấy ảnh. Ảnh đây hiển hiện tương tợ khác mặt.”

Trong luận Hiển Dương nói: “Do lực sở y sở duyên mà được kiến lập. Do lực sở y là, nghĩa là lập nhãn thức cho đến ý thức. Do lực sở duyên là, nghĩa là lập sắc thức cho đến pháp thức, thức xanh thức vàng, cho đến thức khổ thức lạc”.

Trong luận Phát Bồ-đề tâm nói: “Quá khứ đã diệt, vị lai chưa đến, hiện tại chẳng trú, tuy quán tâm tâm sở pháp sinh diệt tán hoại như vậy mà thường chẳng bỏ tu tập căn lành trợ pháp Bồ-đề. Đó gọi là phương tiện ba đời của Bồ-tát”.

Trong luận Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tạp Tập nói: “Như các pháp trong kinh v.v… như lý tác ý phát Tam-ma-địa, nương tựa định tâm tư duy chỗ thấy ảnh tượng trong định, quán ảnh tượng đây chẳng khác định tâm, nương ảnh tượng đây xả bỏ cảnh tưởng bên ngoài, chỉ định quán sát ảnh tượng tư tưởng. Bấy giờ Bồ-tát rõ biết các pháp chỉ tự tâm vậy. Bên trong trú tâm đó, biết biết tất cả chủng chỗ thủ cảnh giới đều không chỗ có. Do chỗ thủ không nên tất cả năng thủ cũng chẳng phải chân thật, nên tiếp phải biết năng thủ chẳng phải có, tiếp lại ở bên trong xa lìa chỗ được hai thứ tự tánh chứng không chỗ được. Nương đạo lý này mà Đức Phật Bạt-già-phạm khéo diệu tuyên nói kệ tụng rằng:

“Bồ-tát nương tỉnh xứ

Quán chỗ tâm hiện ảnh

Xa lìa trần tưởng ngoài

Chỉ định quán tự tưởng

Như vậy trong an tâm

Biết chỗ thủ chẳng có

Tiếp quán năng thủ không

Sau xúc hai không được”.

Y, nghĩa là chuyển y, xa lìa tất cả thô trọng được chuyển y thanh tịnh, nên trong luận Thập Nhị Môn có kệ tụng nói:

“Chỗ các duyên sinh pháp

Đó tức không tự tánh

Nếu là không tự tánh

Tại sao có pháp đó”.

Giải thích: Nên biết muôn pháp từ chỗ tâm sinh đều không tự tánh. Tâm của sở y còn không, tâm của năng y sao có.

Trong luận Nhập Đại thừa nói: “Nếu lìa chúng sinh thì không có được đạo Bồ-đề, từ chúng sinh giới sinh ra tất cả Bồ-đề chư Phật. Như Tôn giả Long Thọ có kệ tụng nói:

“Chẳng từ hư không có

Cũng chẳng đất giống sinh

Chỉ từ trong phiền não

Mà chứng đắc Bồ-đề”.

Nên biết từ tâm chứng đạo chẳng nhờ duyên khác, năng thành trí của vô sư tự nhiên”.

Trong luận Câu-xá nói: “Chỗ mắt hiện thấy gọi là chỗ thấy, từ kẻ khác truyền nghe gọi là chỗ nghe, tự vận động tâm mình các chỗ tư duy tạo dựng gọi là chỗ giác (hay). Tự chỗ bên trong thọ và chỗ tự chứng, gọi là chỗ biết”.

Trong luận Phật Địa nói: “Hiện thấy hư không tuy cùng các thứ sắc tướng tương ưng, mà không các sắc các thứ tướng vậy. Như khói sương cộng tương ưng. Có lúc thấy hư không có các thứ tướng, là do lực hư vọng phân biệt vậy, chỉ thấy khởi v.v… các thứ tướng chẳng phải thấy hư không, vì tánh hư vọng chẳng thể thấy vậy. Cho đến tâm tịnh thì pháp giới lìa danh ngôn, nên tất cả danh ngôn đều dụng chỗ phân biệt khởi làm cảnh. Nhưng các giáo pháp cũng chẳng luống mất, là chứng pháp giới nhân dần chuyển vậy. Như thấy chữ viết hiểu chỗ nói nghĩa. Do pháp giáo đây là chỗ lưu của chư Như Lai Đại Bi năng chuyển đổi nói, lìa nghĩa nói phô, như dùng các sắc màu họa vẽ hư không rất là hiếm có, nếu dùng nói phô nói lìa nghĩa nói lại quá so với kia”.

Trong luận Bát-nhã nói: “Tu-bồ-đề nói: “Như Lai không nói gì”, nghĩa đây như thế nào? Không có một pháp chỉ riêng Như Lai nói các Phật khác chẳng nói, nghĩa là Phật dạy chỉ là truyền thuật giáo của Phật xưa trước, chẳng phải tự chế làm”. Giải thích: Nên biết pháp đây, chư Phật quá khứ đã nói, Phật nay hiện nói, chư Phật ở tương lai sẽ nói. Do đó, lúc một Đức Phật nói, mười phương chư Phật đồng chứng. Cho đến các pháp trí tuệ cõi nước chân tục v.v… tánh Thánh phàm v.v… đều đồng không hai. Vì chỉ cộng một tâm vậy, trọn không khác yếu chỉ. Như trong kinh Hoa Nghiêm phẩm Phật Bất Tư Nghì nói: “Phật tử! Chư Phật Thế Tôn có mười thứ không hai, hành pháp tự tại. Những gì là mười? Đó là: Tất cả chư Phật đều năng khéo nói ngôn từ thọ ký, quyết định không hai. Tất cả chư Phật đều năng tùy thuận tâm niệm chúng sinh khiến đó ý mãn, quyết định không hai. Tất cả chư Phật đều năng hiện giác các pháp diễn nói nghĩa đó, quyết định không hai. Tất cả chư Phật đều năng đầy đủ trí tuệ của chư Phật ở quá khứ, vị lai và hiện tại, quyết định không hai. Tất cả chư Phật đều biết tất cả sát-na trong ba đời tức một sát-na, quyết định không hai. Tất cả chư Phật đều biết tất cả cõi Phật trong ba đời vào một cõi Phật, quyết định không hai. Tất cả chư Phật đều biết tất cả chư Phật ba đời và chỗ Phật đó giáo hóa tất cả chúng sinh thể tánh bình đẳng, quyết định không hai. Tất cả chư Phật đều rõ biết pháp thế gian và pháp chư Phật tánh không sai biệt quyết định không hai. Tất cả chư Phật đều rõ biết tất cả chư Phật trong ba đời chỗ có căn lành đồng một căn lành, quyết định không hai. Đó là mười”. Lại, trong Tín Tâm Minh nói: “Cầu khẩn tương ưng, chỉ nói chẳng hai, có thể thành tin kiên cố trọn đoạn mảy may nghi ngờ”, thì văn của Tông Kính sáng truyền bất hủ vậy.

Trong luận Quảng Bách nói: “Giác tuệ v.v… các tâm tâm pháp chẳng phải tùy các pháp thật có chuyển biến, chỉ tùy xuyên suốt thành thục chủng tử và chỗ tâm hiện thế lực các duyên, biến sinh các thứ cảnh giới sai biệt. Các ngoại đạo v.v… tùy tự tâm đó biến sinh các thứ tánh tướng các pháp. Nếu tánh tướng pháp là thật có là đâu có thể tùy tâm chuyển biến như vậy. Các người có trí chẳng nên chấp thuận chỗ kia chấp hiện tại thật pháp có sinh vì hẳn chẳng từ hai đời quá khứ và vị lai lại không thứ ba có thể theo sinh. Diệt hẳn tùy sinh. Sinh đã chẳng phải có, diệt cũng định không, cho đến ba đời hành đều đối đãi nhau lập, như ngắn dài v.v… sao có thật tánh?”. Lại có kệ tụng nói:

“Trong nhãn không sắc thức

Trong thức không sắc nhãn

Trong sắc hai đều không

Sao năng khiến thấy không?”

Y tha khởi tánh tức là tâm tâm pháp, lúc theo duyên khởi biến tợ các thứ tràn tướng danh v.v… Nên biết có tâm tâm pháp, chỉ không chỗ chấp các trần bên ngoài tâm. Làm sao định biết? Các pháp Duy thức vậy. Phật bảo Thiện Hiện: Không mảy lông lượng vật thật có thể nương.

Trong luận Bảo Tạng nói: “Phàm, bên trong của trời đất, khoảng giữa của vũ trụ, trong đó có một báu bí mật tại Hình Sơn, biết vật linh chiếu trong ngoài không vậy, lặng lẻ khó thấy. Đó gọi là huyền huyền, khéo ra ngoài bảng tử vi, dụng tại khoảng hư vô, giáo hóa rõ thật chẳng động, riêng mà không song. Tiếng phát ra diệu hưởng, sắc nhả mặt hoa dung, cùng quán không chỗ cậy, gọi là không không. Chỉ lưu tiếng đó chẳng thấy hình đó. Chỉ lưu công đó, chẳng thấy dung đó, sâu hiển sáng chiếu, vật lý huyền thông. Sum-la ấn báu muôn tượng chân tông. Cho đến báu đó rực rực rỡ rỡ sáng chiếu mười phương, ẩn lặng không vật viên ứng rõ ràng, ứng tiếng ứng sắc, ứng âm ứng dương, vật lạ không căn, diệu dụng thường còn, ghé mắt chẳng thấy nghiêng tai chẳng nghe. Gốc đó ngầm vậy, hóa đó hình vậy, làm đó Thánh vậy, dụng đó linh vậy. Có thể gọi là chân tịnh của đại đạo. Tinh đó rất linh. Nhân của vạn hữu, ngưng động thường trú, cùng đạo đồng luân. Nên trong kinh nói: “Tùy tâm đó tịnh tức cõi Phật tịnh. mặt dụng sum-la, tên đó là Thánh”.

Trong luận Thích Ma-ha-diễn nói: “Tất cả các pháp chỉ một tâm lượng, không pháp ngoài tâm, vì không pháp ngoài tâm nên đâu một tâm pháp cùng mười tâm pháp làm sự chướng ngại, cũng một tâm pháp cùng một tâm pháp làmsự giải thoát. Không có giải thoát, không có chướng ngại, pháp của một tâm. Một tức là tâm, tâm tức là một, không một riêng tâm, không tâm riêng một. Tất cả các pháp bình đẳng một vị, một tướng không tướng, làm một thứ ánh sáng, biển của đất tâm”.

Trong luận Bảo Sinh có kệ tụng nói:

“Mỉm cười dẹp phục các ma quân

Trí sáng rõ biết trừ các dục

Ở Đại thừa đây năng khéo trú

Biết sâu nguồn ái chỉ tự tâm”.

 Trong luận Bảo Tánh có kệ tụng nói:

“Như không khắp tất cả

Mà không không phân biệt

Tự tánh tâm không dơ

Cũng khắp không phân biệt”.

Trong luận Kim Cang Tam-muội nói: “Tất cả tướng xưa nay không gốc, vốn không gốc xứ, rỗng lặng không sinh. Nếu tâm không sinh tức vào rỗng lặng, đất tâm rỗng lặng tức được tâm không. Này thiện nam! Tâm của không tướng không tâm không ngã, tất cả pháp tướng cũng lại như vậy là, tất cả tâm tướng chủng tử làm gốc, cầu chủng gốc đây trọn không chỗ được, nếu là hiện tại thì cùng quả đi cùng, không gốc ngọn khác, như trâu hai sừng. Nếu đã quá khứ thì không tác nhân, không thể tánh vậy, giống như sừng thỏ. Đạo lý như vậy, xưa nay pháp như thế nên nói xưa nay không gốc. Lại tâm sinh diệt sinh là nương gốc xứ, gốc xứ đã không thì chẳng được sinh. Phải biết tâm tướng xưa nay không sinh, nên nói rỗng lặng không sinh, chỗ vào không tịch tức là một tâm. Tất cả chỗ nương gọi đó là đất, nên nói tức vào đất tâm của không tịch”.

Trong luận Phân Biệt Công Đức nói: “Sa-môn Hữu Luận hành các thiền quán, hoặc tại gò mả hoặc dưới gốc cây, lúc ở gò mả thì quán thây chết, ban đêm thấy ngạ quỉ đánh một thây chết. Sa-môn hỏi: “Cớ sao đánh thây chết đây vậy?” Đáp: “Thây chết đây làm ta khốn khổ như vậy, cho nên đánh đó”. Sa-môn hỏi: “Cớ sao chẳng đánh tâm ngươi mà đánh thây chết đây đâu có ích gì?” Chốc lát sau lại có vị trời dùng hoa Mạn-đà-la cõi trời tung rải nơi thây thối. Sa-môn hỏi: “Cớ sao tung rải thây thối đây vậy?” Đáp: “Do thây chết đây mà ta được sinh lên trời. Thây chết đây tức là bạn lành của ta nên ta lại rải hoa để báo ân xưa trước” Sa-môn hỏi: “Cớ sao không rải hoa trong tâm ông mà rải thây chết thối đây? Phàm, gốc của làm thiện ác đều chỗ tâm làm, mà bỏ gốc cầu ngọn ư?”

Trong luận Tư Ích nói: “Chẳng thấy tất cả các pháp là tướng Bồđề, chẳng chứng một pháp mà chứng các pháp, cho nên nói là ứng chánh biến tri (rõ biết khắp cùng đúng đắn)”.

Trong luận Kim Cang nói: “Trong giáo thí như tinh tú vì chỗ mặt nhật ánh ngời nên có mà chẳng hiện, năng thấy tâm pháp cũng lại như vậy”. Giải thích: Đây có hai giải: Một, nếu mê tâm, như mặt nhật chói sáng mắt lóa vào phòng chẳng thấy tự vật. Như chỗ bị cảnh đổi, chẳng thấy tự tâm cũng lại như vậy; Hai, nếu do ngộ cảnh là tâm, thì muôn pháp như tinh tú, một tâm như ánh sáng mặt nhật, lúc tâm sáng rực khắp cùng thì không pháp nào có thể phô bày”.

Trong luận Pháp Tánh nói: “Thầm nghe đó, các bậc Tiên giác nói: Thể không vào tịch chẳng gì trước so với thấy pháp, tìm cũng nguồn pháp, không gì diệu so với được tánh. Được tánh thì chiếu gốc, chiếu gốc thì đạt tự nhiên, đạt tự nhiên thấy duyên khởi, thấy duyên khởi là thấy pháp đây vậy, sắp tận cùng nguồn đó hẳn còn cốt yếu đó. Cốt yếu mà tại dụng là chỉ tâm pháp đó ư? Tâm pháp là phách sáng của thần minh là đan dự của tinh thức là vận chuyển đó vậy; lan tỏa nơi muôn hạnh làcảm vật đó vậy; hội thông các so, Bao gồm mà nói thì không đâu chẳng có”.

Trong luận Hiển Tánh nói: “Một niệm thấy tánh là, thấy tánh là bản thể của Thánh phàm, khắp cùng tất cả mà chẳng là chỗ của tất cả khuynh động. Tại nhiễm chẳng nhiễm mà năng biến nhiễm, tại tịnh chẳng tịnh mà năng tịnh, tánh đó chẳng tại tất cả pháp mà năng khắp tất cả pháp. Nếu quán một pháp tức chẳng thấy tánh, nếu chẳng quán một pháp cũng chẳng thấy tánh tánh đó chẳng tại quán chẳng tại chẳng quán, lúc ở trong thân chúng sinh thấy tâm tánh, tất cả chúng sinh thảy đều thấy ở trong một vi trần, lúc thấy tánh tất cả vi trần thảy đều thấy, vì tánh khắp cùng Thánh phàm thiện ác vậy. Phàm ở suốt Thánh ở, Thánh ở suốt phàm ở. Thiện ác suốt nhau, bản tánh tự vậy. Vì tất cả pháp đều chẳng được thủ đều chẳng được xả. Tánh tướng tự vậy tự tánh tịnh vậy, trọn ngày nói trọn chẳng được một nói, trọn ngày nghe chẳng được một nghe, trọn ngày thấy chẳng được một thấy, trọn ngày biết chẳng được một biết, đều phải chỗ an lập của phàm Thánh, cho nên trong kinh nói: Nếu ra đời hay chẳng ra đời, pháp đây thường vậy”.

Trong luận Hiển Tông nói: “Diệu chỉ thiền môn một thừa ta đây, lấy không niệm làm tông, không trú làm gốc, chân không làm thể, diệu hữu làm dụng. Phàm, chân như không niệm, chẳng phải niệm tưởng năng biết, thật tướng không sinh, há sắc tâm năng thấy. Chân như không niệm, niệm là tức niệm chân như. Thật tướng không sinh, sinh là tức sinh thật tướng. Không trú mà trú, thường trú mà trú, thường trú Niếtbàn, không hành mà hành năng vượt bờ kia. Như như chẳng động, động dụng vô cùng, niệm niệm chẳng cầu thường cầu không niệm. Dụng mà thường không, không mà thường dụng. Dụng mà chẳng có tức là chân không, không mà chẳng không, bèn thành diệu hữu. Diệu hữu tức Maha Bát-nhã, chân không tức thanh tịnh Niết-bàn. Bát-nhã không thấy năng thấy Niết-bàn. Niết-bàn không sinh năng sinh Bát-nhã. Các Tổ ở Tây Thiên cùng truyền tâm của không trú, đồng nói thấy biết của Như Lai”.

Trong luận Hiển Chánh nói: “Hỏi: Muốn hiểu nghĩa gì gọi là Hiển Chánh? Đáp: Muốn hiểu rõ cội nguồn của chúng sinh tâm thể không sinh thanh tịnh, tức là chánh tánh của chư Phật. Tại sao như vậy? Tất cả các pháp, tâm là gốc đó, nhưng tâm tánh đó đều không chỗ nương. Thể tự viên dung chẳng ngại muôn pháp. Tuy ứng hiện muôn pháp mà tánh tự thường chân, không trú không nương chẳng thể lấy bỏ. Trong kinh Thắng Thiên Vương nói: “Tâm tánh thanh tịnh là gốc các pháp. Tự tánh không gốc, hư vọng phiền não đều từ tà niệm điên đảo mà sinh. Phải biết tâm đây tức là Đệ nhất nghĩa đế tối thắng thanh tịnh. Tất cả chư Phật chứng biết chỗ về”. Hỏi: Định dùng pháp gì làm tâm thể? Đáp: Chẳng nên cầu định thể của tâm. Tại sao? Tâm chẳng phải chỗ duyên, vì không không tướng, cũng gọi là chẳng phải năng sở, tuyệt dứt đối đãi nhau vậy. Thể chẳng thể nhiễm, vì tánh thường tịnh, chẳng phải hợp chẳng phải tan vì, tự tánh lìa, chẳng ngại duyên khởi vì, tánh rỗng dung hòa vậy. Chẳng thể nói bày vì, danh tự không. Các pháp hư tịnh vì, duyên lìa nhau, linh chiếu chẳng kiệt, dụng vô tận vậy. Quả báo chẳng đồng vì, tác nghiệp khác, nhân quả rõ ràng,vì chẳng đoạn tuyệt, cũng chẳng phải chân thật vì, nghiệp tánh như huyễn. Lại chẳng đoạn tuyệt vì, hiện hàng xử, cũng chẳng thể thủ vì, rốt ráo không, các pháp bình đẳng vì, một tướng như, cảnh trí không sai vì lìa phân biệt, muôn pháp tức không vì, tánh không sinh. Vì vậy, tất cả phân biệt chẳng lìa tự tâm, tất cả các cảnh chẳng lìa danh tướng. Nếu rõ muôn pháp chẳng rõ tự tâm, phân biệt không do đâu năng tuyệt. Cho đến, trong kinh Lăng-già nói: “Nếu tâm kia diệt tận. Không thừa và thừa đó, không có thừa an lập. Ta nói là một thừa”. Tâm kia tức là chỗ thủ tướng được tâm vậy. Một thừa là tức lìa tướng thanh tịnh không sinh tâm vậy. Tâm đây đều năng bao hàm vận tải tất cả các pháp, nên gọi là một thừa”.

Trong Pháp Uyển châu Lâm nói: “Phàm, ngăn dòng đó, chẳng bằng bít nguồn đó, hất nước nóng đó chưa bằng dập lửa đó. Tại sao? Nguồn sinh ra nước, nguồn chưa bít thì nước chẳng cùng, lửa bốc nước nóng, lửa chưa dập, nước nóng sao dứt, nên có khách của bít nguồn chẳng ngăn dòng mà tự cạn, người dập lửa, chẳng hất nước nóng mà tự dừng. Nên biết tâm là nguồn, cảnh là dòng. Chẳng xét nguồn bản tâm, chỉ theo các pháp chuyển. Ý như lửa, sự như nước nóng. Chẳng thể tự đốt ý, chỉ theo cảnh giới trôi. Đó đều mất gốc mê nguồn tùy dòng theo ngọn. Nếu năng chóng rõ đất ý, suốt ngay nguồn tâm, chẳng cầu thoát ở các trần, chẳng trói buộc nơi một pháp, có thể gọi là cứu ngọn gặp gốc, tìm dòng được nguồn vậy. Bèn là không công mà tự xong, không làm mà tự thành, hiển bày một tâm đây, muôn pháp như gương”.

Trong luận Duy Tâm nói: “Phàm luận về tâm tánh là, nếu riêng nói mỗi mỗi chúng sinh và Phật đều lấy pháp giới làm thân, mỗi mỗi trong bào thai Ma-gia cũng như vậy, rộng hẹp đều đồng chẳng phòng ngại nhau. Nếu gần nói mỗi mỗi chúng sinh và Phật đồng tại trong bào thai, mười phương các Đức Như Lai đồng cộng một pháp thân, qua lại ẩn qua lại hiển, qua lại còn qua lại đoạt, lớp lớp qua lại hiện đều là pháp giới chẳng nghĩ bàn. Lúc nói chẳng tăng lúc chẳng nói chẳng giảm, biển tánh như vậy, đâu có thể nói là tận hay chẳng tận ư?

Trong Lục Diệu Môn nói: “Đây là người đại căn khéo biết pháp yếu, chẳng do thứ lớp, huyền chiếu nguồn của các pháp, chỗ gọi là tâm chúng sinh vậy. Tất cả pháp do tâm mà khởi, nếu năng phản chiếu tâm tánh chẳng được nguồn tâm, tức biết muôn pháp đều không căn bản”.

Trong Đốn giáo Ngũ Vị môn nói: “Thứ nhất, thức tâm, nói là tâm, thấy là tâm, nghe là tâm, hay là tâm biết là tâm, đây là ngộ thứ nhất, mỗi mỗi năng biết, như chấp thuận nhiều tâm đều là một tâm, một tâm năng khắp tất cả xứ. Thứ hai, biết thân đồng vô tình, thân chẳng biết ốm đau xấu đẹp, tất cả đều là tâm chẳng liên can việc thân. Tâm năng làm người súc vật, tâm năng làm cá chim. Thứ ba, phá thân bốn đại. Thân tức là không, không tức là không sinh, không không trong ngoài và khoảng giữa, lìa tất cả tướng. Thứ tư, phá năm ấm, sắc ấm nếu có bốn ấm chẳng hư. Sắc ấm nếu không bốn ấm sao có. Thứ năm, thấy tánh thành Phật, trong lắng thường trú”.

Trong lời tựa kinh Thập Trú nói: “Vì linh chiếu nên gon gọi là một tâm, do chỗ duyên nên gon gọi là một pháp. Nếu phàm nói tùy số biến thì mênh mông không ngằn mé, gon do pháp tâm thì chưa mới đầu chẳng phải hai”.

Trong lời tựa luận Thập Nhị Môn nói: “Luận đó là, muốn lấy cùng nguồn tâm đó, tâm chí lý đó vậy. Nếu một lý đó chẳng tận, thì các thứ khác rối ren có lầm hoặc trái nghịch của thú. Một nguồn đó chẳng cùng thì các đường hoang sơ có khác vết của tận cùng. Khác tận cùng đó chẳng thường, trái thú đó chẳng sạch, là nỗi lo buồn của bậc Đại sĩ vậy.

Trong lời tựa luận Bát-nhã Đăng nói: “Mới đầu, phàm muôn vật chẳng phải có một tâm như huyễn, tâm như huyễn nên tuy động mà luôn lặng. Vật chẳng phải có nên tuy khởi mà không sinh. Vì vậy các Thánh nhân nói tâm như huyễn, soi xét vật chẳng phải có. Rõ vật chẳng phải có thì vật vật tánh không, biết tâm không tâm, thì tâm tâm thể lặng. Những bậc Đạt quán được hội quy đó mà quên chỗ cậy đó, do vậy, phân biệt hý luận chẳng đợi khiến xua mà tự trừ. Môn quán không được, chẳng nhờ tu mà đã vào. Mênh mông thay chẳng ra chẳng tại, chẳng trú chẳng nương ấy vậy”.

Trong luận Hoa Nghiêm nói: “Giống như biển lớn có đức thanh tịnh mà năng hiển bảy núi vàng v.v… biển tâm chúng sinh ảnh hiện sáu đường bốn loài, phân minh hiển hiện núi sông đất liền sắc không tối sáng v.v…”.

Trong luận Duyên Sinh nói: “Vốn là một tâm, tích chứa làm ba cõi. Phàm thì mê mà khởi vọng, Thánh thì ngộ vì thông chân”.

Trong Pháp môn Đà-la-ni Tam-muội có kệ tụng nói:

“Trong các pháp đó, cao giống như núi Tu-di.

Trong các pháp đó, biển chỗ dòng cộng về.

Trong các pháp đó, sang giống như trăng trong muôn sao.

Trong các pháp đó, đèn năng phá tối vô biên.

Trong các pháp đó, đất đội chuyển khắp mười phương.

Trong các pháp, mẹ sinh ra các giống Phật g”.

Trong Pháp Hoa Diễn Bí nói: “Sự lý viên dung là, tức các thứ sự xứng lý mà khắp cùng. Dùng lý chân như làm lò lớn, dung hòa muôn sự làm đúc lớn, nước sắt đầy tràn không khác tướng vậy. Nếu mở quyền hiện thật tất cả duy tâm là, cũng trước dung hòa làm gốc, sự sự vô ngại vậy, lớp lớp giao ánh, như khổ báo địa ngục thân mỗi tự khắp cùng, khó nghĩ diệu sự vốn tự như đây, Phật Phật tự giác, chúng sinh chẳng biết, nay giải hiểu biết đây tức tâm chúng sinh là trí Phật vậy, tức sự huyền diệu vào tâm thành tựu quán.”

Trong Pháp Hoa Huyền Tán Sớ nói: “Như trong kinh nói một thời là, tức là thời Duy thức. Hai hạng nói nghe ở trên tâm thức, biến làm tướng trạng ba thời mà khởi, thật là hiện tại. Tùy tâm phân hạng biến làm ngắn dài, đầu mối sự việc trọn xong, gọi chung là một thời, như chỗ mộng thấy cho là có nhiều đời, giác vị duy tâm đều không cảnh thật. Nghe là tâm biến, ba thời cũng vậy, chỉ chỗ ý duyên là chẳng tương ưng hành uẩn chỗ pháp giới pháp xứ gồm. Đây nói một thời, một thì chẳng nhất định căn cứ sát-na, hai thì chẳng nhát định căn cứ tương tục, ba thì chẳng nhất định căn cứ bốn thời sáu thời tám thời mười hai thời v.v… Bốn thì chẳng nhất định căn cứ số năm thời tiết sau khi thành đạo, gọi là một thời, chỉ là người nghe căn thuần thục cảm Phật mà nói. Người nói từ bi ứng có mà bàn. Sự thấy nghe xong đều gọi là một thời. Chẳng nhất định căn cứ sát-na v.v… là hạng nghe pháp căn khí hoặc ám độn, thời nói tuy ngắn mà thời nghe hiểu dài. Hoặc thời người nói dài người nghe cũng lâu, ở một sát-na còn chưa năng giải hiểu, nên chẳng phải sát-na cũng chẳng nhất định căn cứ tương tục, như người năng nói được Đà-la-ni, nói nghĩa một chữ, tất cả đều rõ. Hoặc người năng nghe được tai ý tịnh, lúc nghe một chữ tất cả đều hiểu, nên chẳng phải tương tục. Do người nghe ở một hội căn cơ có lợi có độn, nên Như Lai dùng thần lực hoặc kéo một niệm ngắn làm kiếp dài, hoặc thúc nhiều kiếp làm niệm ngắn, cũng chẳng định vậy. Gồm căn cứ nói và nghe rốt ráo gọi là thời. Cũng chẳng nhất định căn cứ bốn thời sáu thời tám thời mười hai thời là, một mặt nhật một mặt nguyệt chiếu bốn thiên hạ, dài ngắn ấm lạnh gần xa đêm ngày các phương chẳng định, luôn hai thiên hạ đồng khởi dụng vậy. Lại trừ trở xuống, các trời trên v.v… không bốn thời là tám thời đây v.v… trải qua phỏng định các phương trên đất lưu thông. Nếu nói bốn thời v.v… lưu hành chẳng khắp cùng vậy, cũng chẳng nhất định căn cứ số năm thời tiết sau khi thành đạo là, chỗ các hàng Thánh phàm ba thừa thấy báo thân hóa thân của Phật số năm ngắn dài, sau khi thành đạo trở lại xa gần mỗi chẳng đồng vậy”. Giải thích: Như trên nói chẳng nhất định định căn cứ thời sát-na và thời tương tục cùng bốn thời sáu thời tám thời mười hai thời v.v… và căn cứ số năm thời tiết sau khi thành đạo, gọi là một thời là, vì ngắn dài chẳng định, trước sau không bằng cứ, chỉ nói một thời của Duy tâm, có thể làm định lượng, không các lỗi lầm, sự lý tương đương. Đã mất tình của bỏ lấy, lại dứt kiến của đoạn thường. Chẳng chỉ một thời làm Duy thức giải hiểu, thật là muôn nghĩa đều về một tâm, thì xứng đáng giáo tông, hợp sâu mật chỉ, năng mở chánh kiến trọn diệt các nghi ngờ, do đó trong kinh nói: “Tất cả các pháp lấy thật tế làm định lượng”. Lại nói: “Chỉ lấy Đại thừa mà vì giải nói, khiến được Nhất thiết chủng trí”. Nên biết chỉ nói đại không lỗi. Phàm, nói Đại thừa là, tức là thừa của một tâm. Thừa là nghĩa vận tải. Nếu luận về vận tải đâu qua tâm ư? Lại phàm, người chẳng biết tâm, nghe pháp xem kinh chỉ tùy theo danh tướng, chẳng được yếu chỉ của kinh. Như Tăng Nhai nói: “Nay nghe kinh nói mỗi câu cùng tâm tương ưng”. Lại, Sa-môn Thích Pháp Thông nhân nghe Pháp sư Tuệ Mẫn nói pháp, được tự nơi tâm mênh mông không lụy. Cho đến thấy tất cả cảnh cũng lại như vậy. Nếu chẳng quán tâm đều tùy vật chuyển. Cho nên, trong pháp Đại thừa vào đạo An tâm nói: Nếu lấy có phải làm phải, có chỗ chẳng phải, nếu lấy không phải làm phải, thì không chỗ chẳng phải. Một môn trí tuệ vào trăm ngàn môn trí tuệ. Thấy cột trụ làm hiểu là cột trụ, được tướng cột trụ chẳng hiểu cột trụ. Quán tâm là cột trụ, pháp không tướng cột trụ, cho nên thấy cột trụ tức được pháp cột trụ”. Tất cả hình sắc cũng lại như vậy, cho nên trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:

“Tất cả pháp thế gian

Chỉ lấy tâm làm chủ

Tùy giải lấy các tướng

Điên đảo chẳng như thật”.

Lại, người xưa nói: “Sáu đường quần mông từ cửa đây ra, trải trăm ngàn kiếp mà chẳng trở lại. Tất cả thống khổ thay”. Vậy biết, nhân tâm được đạo như ra hẳn do cửa, chỗ nào nghi ngờ ư?

Trong Bách Pháp Sao nói: “Đại thừa, tất cả đều là chỗ tâm biến, nên lìa ngoài tâm là không có pháp, tức muôn ban tạo tác đều chẳng lìa tâm, ngàn thứ mở lời đâu vượt ngoài tâm.”

Trong lời tựa Pháp Giới Quán nói: “Pháp giới là bản thể của thân tâm tất cả chúng sinh vậy. Từ xưa đến nay linh minh rỗng suốt rộng lớn rỗng lặng, chỉ cảnh của một chân mà thôi, không có hình mạo mà sum-la đại thiên không có ngằn mé mà bao hàm vạn hữu. Ngời sáng ở khoảng của tâm mắt, mà tướng có thể thấy, rực rỡ ở trong sắc trần mà lý chẳng thể phân. Chẳng phải mắt tuệ thấu triệt pháp, trí sáng của lìa niệm, chẳng năng thấy tự tâm linh thông như đây vậy. Từ đó, xứng tánh pháp giới, nói kinh Hoa Nghiêm, khiến tất cả chúng sinh tự ở trong thân được thấy trí tuệ rộng lớn của Như Lai, mà chứng pháp giới vậy. Cho đến ở đầu một sợi lông nơi thân Phật thì khắp tất cả bao hàm tất cả vậy. Thế giới vậy, chúng sinh vậy, trần trần vậy. Pháp pháp vậy, niệm niệm vậy, không có một pháp nào định có tự thể mà độc lập đó”.

Trong truyện Đề-bà nói: “Bồ-tát Đề-bà là người biết rộng xét sâu, biện tài tuyệt luân. Tên lớn Thiên Trúc được các nước tôn xưng, chỗ thẹn lấy làm chỗ chẳng tận là, chỉ vì người chẳng tin đó nói làm lo buồn. Trong nước đó có Đại thiên thần nghiệm tượng bằng vàng ròng ngồi cao hai tượng, gọi là Đại tự tại thiên, mọi người có cầu nguyện gì, năng khiến hiện đời đều như ý. Đề-bà đến miếu xin vào bái kiến, người chủ miếu nói: “Tượng trời chí thần, người có được thấy chẳng dám nhìn thẳng, lại khiến người sau khi mất giữ trăm ngày. Ông chỉ đến cửa cầu nguyện đâu cần phải thấy ư?” Đề-bà nói: “Nếu Thần hẳn năng như chỗ ông nói, mới chính khiến ta thấy đó, nếu chẳng như vậy, đâu phải là chỗ ta muốn thấy ư?” Người thời bấy giờ lấy làm lạ chí khí đó, phục minh chánh đó, cùng theo vào miếu cả mấy ngàn vạn người. Đề-bà đã vào rồi, tượng trời lay động, trố mắt tức giận trông nhìn đó. Đề-bà hỏi: “Thiên thần thì thần vậy, sao lại nhỏ vậy? Phải dùng tinh linh cảm người, trí đức khuất phục vật, mà mượn vàng ròng làm mắt, dùng nhiều pha lê làm người hoa mắt, chẳng phải chỗ ta mong vậy”. Bèn bước lên thềm đục mắt đó ra. Khi ấy mọi người cùng xem thấy, có ý nghi ngờ, Đại tự tại thiên sao lại bị một Bà-la-môn nhỏ bé làm khốn khổ, há không danh quá thật đó, lý khuất từ đó ư?” Đề-bà hiểu mọi người, bèn nói: “Thần minh xa lớn, nên lấy việc gần mà thử ta, ta được tâm đó, nên lên đống vàng lấy ra pha lê, khiến các người biết, thần chẳng gá chất, tinh chẳng gá hình. Ta đã chẳng khinh mạn, thần cũng chẳng nhục vậy”. Nói xong bèn đi ra, bèn ngay đêm đó tìm cầu các thứ cúng dâng đầy đủ, sáng sớm hôm sau đem kính dâng nơi miếu thần. Đề-bà tên trước đã trọng, thêm dùng trí xen vào. Thần khế hợp chỗ đó phát lời, chỗ tiếng đến kịp, không gì chẳng hưởng ứng. Trong một đêm mà các cúng cụ tinh soạn các vật hẳn đủ đầy. Đại tự tại thiên xuyên suốt một hình thịt cao cả bốn trương, mắt trái khô lõm mà lại chỗ ngồi, trông nhìn qua các thứ cúng cụ, ngợi ca chưa từng có, mừng đức lực đó năng có chỗ khiến nên vậy, mà nói cùng Đề-bà rằng: “Ông được tâm ta, mọi người được hình ta, ông dùng tâm cúng, người dùng chất cúng. Biết mà kính ta là ông, sợ mà dối ta là người, điều ông dâng cúng thật là tận thiện tận mỹ vậy, chỉ không chỗ ta cần đến. Ông năng đem thấy mà ban cho là chân thượng thí vậy”. Đề-bà nói: “Thần soi xét tâm ta, chỉ bảo là ta vâng làm.” Thần bảo: “Chỗ ta thiếu là mắt trái. Nếu người có thể ban cho ta bèn có thể móc ra đó”. Đề-bà nói: “Kính vâng như lệnh trời”. Bèn dùng tay trái móc mắt ra trao cho đó. Bởi do thần lực nên ra mà chẳng sống, Đề-bà móc đó chẳng thôi, từ sáng sớm đến trọn ngày móc mắt ra cả vạn lần. Thiên thần ngợi ca: “Lành thay! Ma- nạp! Chân thật thượng thí vậy. Muốn cầu nguyện gì hẳn như ý ông”. Đề-bà nói: “Ta bẩm sáng ở tâm chẳng nhờ bên ngoài vậy. Chỉ hận dằng dặc các hàng ngu muôi chẳng biết tin nhận lời ta, thần ban mong nguyện của ta là khiến lời ta nói chẳng dối bày. Chỉ đó là sự cầu xin, ngoài ra không cần gì cả”. Thần nói: “Hẳn như chỗ khó khăn(?)”, khi ấy Đề-bà bèn lui mà đến chùa xuất gia, xuống tóc đắp mặc pháp phục, dạo khắp xiển dương giáo hóa đến nơi đô thành của nước lớn Thiên Trúc, ở giữa ngã tư đường trải bày tòa cao, tạo Tam luận mà nói rằng: “Trong tất cả các Thánh, Phật Thánh rất là Đệ nhất. Trong tất cả các pháp, pháp Phật là đệ nhất, trong tất cả chúng cứu đời, chúng tăng của Phật là Đệ nhất. Các bậc luận sĩ ở khắp tám phương, nếu có ai năng phá hoại lời nói này. Ta sẽ chém đầu để tạ cái vụng về đó. Tại sao như vậy? Lập lý chẳng sáng, đó là ngu si. Đầu của ngu si chẳng phải chỗ ta cầu. Nên chém để tạ vụng về đó, rất chẳng tiếc vậy”. Các bậc luận sĩ ở khắp tám phương đã nghe nói vậy rồi, mỗi cùng nhau kéo đến, mà lập lời thề rằng: “Chúng ta chẳng bằng thì cũng sẽ chém đầu. Đầu ngu si cũng là chỗ chẳng tiếc”. Đề-bà bảo: “Pháp của ta tu là nhân đức ban sống cho muôn vật. Nếu ai chẳng bằng, thì các ông cứ xuống tóc để làm đệ tử, chẳng phải chém đầu vậy”. Lập ách yếu đó rồi, mỗi tự soạn thuật danh lý, lập luận vô phương mà cùng đối đáp. Hạng trí cạn tình gần, thì chỉ mới một lời bèn khuất. Hạng trí sâu tình xa, cùng cực đến hai ngày thì từ lý đều hết, tức đều xuống tóc. Như vậy, ngày ngày nhà vua cung cấp y bát, trọn ba tháng, Đề-bà độ hơn mười muôn người”. Giải thích: Bẩm minh tại tâm chẳng nhờ bên ngoài là, xét như nói đây, đến đâu chẳng theo, nên năng đức trọng minh thần, soi xét mắt của Đại tự tại thiên giáo hóa hòa hợp ý người, độ tâm của vạn ngoại đạo. Có thể gọi là lương y cứu đời, diệu thuật độ người. Nếu chẳng được yếu chỉ đây, bi nguyện sao thành. Tự lợi lợi tha ý tận cùng ở đây vậy.

Trong Vô Lượng Thọ Phật Sớ của Thiên Thai nói: “Căn cứ một chữ mà nói là, trong Thích Luận nói: “Chỗ hành như chỗ nói, chỗ nói tức là giáo. Như tức là lý, hành tức là hạnh. Phật tức là pháp thân, quán tức là Bát-nhã, Vô Lượng Thọ tức là giải thoát”. Phải biết tức một đạt ba, tức ba đạt một, trong một hiểu vô lượng, trong vô lượng hiểu một. Ở trên một chữ đạt vô lượng nghĩa, huống gì các chữ, huống gì một đề, huống gì một kinh, huống gì tất cả kinh ư? Nên trong kinh nói: “Nếu nghe danh tự đầu đề, chỗ được công đức chẳng thể hạng lượng.” Nếu chẳng giải hiểu như trên thì sao được vô lượng công đức ư? Giải thích: Nếu chẳng về một tâm giải hiểu, thì sao được công đức vô hạng, vì vô lượng công đức tức một tâm đầy đủ. Nếu lìa chỗ tâm thấy là đều chẳng viên mãn, đều thành tà đảo, giả sử đầy đủ hạnh môn cũng đều thành phần hạng.

Trong Khởi Tín Sớ nói: “Phàm, chân tâm rỗng lặng, tuyệt ngôn tượng ở lưới nơm, rỗng không yên lặng hiếm hoi. Mất cảnh trí ở năng sở, chẳng phải sinh chẳng phải diệt. Chỗ của bốn tướng chẳng đổi thay, không khứ không lai, ba khoảng chẳng năng chuyển đổi, chỉ lấy không trú làm tánh, tùy phái phân rẽ, theo mê ngộ mà lên xuống, mặc nhân duyên mà khởi diệt, tuy rườm nhiều khua động mà chưa từng động ở nguồn tâm, lặng soi hư ngưng chưa từng trái nơi nghiệp quả. Nên khiến chẳng biến tánh mà duyên khởi, nhiễm tịnh luôn phân, chẳng bỏ duyên mà tức chân phàm Thánh nhất trí. Đó giống như sóng không khác động của nước. Nên tức nước mà biện ở sóng, nước không khác ẩm ướt của động nên tức sóng để rõ ở nước. Đó thì động tĩnh giao triệt. Chân tục song dung, sinh tử Niết-bàn. Di Tề đồng suốt”.

Trong An Lạc Tập nói: “Hỏi: Nhân gì lực của một niệm năng đoạn tất cả các chướng? Đáp: Như trong kinh nói: “Thí như có người, dùng gân Sư tử để làm dây đàn cầm, âm thanh đó một lúc tấu lên thì tất cả các dây đàn khác thảy đều dứt. Nếu người hành niệm Phật Tammuội trong tâm Bồ-đề thì tất cả phiền não tất cả các chướng thảy đều đoạn diệt, cũng như có người vắt lấy tất cả các thứ sữa trâu dê lừa ngựa đặt trong một đồ vật. Nếu đem một giọt sữa Sư tử để vào đó xuyên suốt qua thẳng không khó, tất cả các thứ sữa kia thảy đều phá hoại biến làm nước trong. Nếu người chỉ năng hành niệm Phật Tam-muội trong tâm Bồ-đề tất cả ác ma các chướng thẳng suốt qua không khó”.

Trong ghi chú của luận Bảo Tạng nói: “Thật đây chẳng phải kia, thật kia chẳng phải đây. Vết chân dấu vân giữa không kỳ đặc hiện vì, phá đây kia. Các pháp như huyễn sánh như vết chim dấu vân giữa không đều từ tâm sinh kỳ đặc hiện”. Lại nói: “Ánh sáng vượt quá nhật nguyệt, đức vượt thái thanh, muôn vật không làm, tất cả không tên, chuyển biến đất trời tự tại tung hoành là, muôn vật chẳng năng tự lập, người là làm tên, đều tự tâm khởi chuyển biến trời đất, rõ tất cả duy tâm thì muôn pháp không lụy thần minh đó, tức chỗ hướng tự do, tức tự tại ngang dọc”.

Trong Niết-bàn Sớ của Thiên Thai nói: “Phiền não và thân một thời là, trừ một thời của chỗ chấp kia. Nếu là chỗ giải hiểu nói một thời là, đây là trước sau một một thời, một thời mà trước sau, chỉ ở trong nghĩa một thời nói có trước sau, tức phiền não là trước, thân thuộc ở sau. Tại sao? Nhân quả không hai, sắc tâm thể một. Ba đạo ba đức một niệm không trái, năm ấm năm thoát, lý sát-na đồng. Quý ở phá chấp rồi rõ tánh đồng không, không không trước sau, như đốt và sáng một thời có, cốt yếu nhân đốt có sáng, phiền não và thân cũng vậy, nên biết trước sau một tâm một tâm trước sau. Giải hiểu như vậy là có gì sai biệt? Chỉ sợ ngoài tâm thủ pháp mà tự khác vậy”.

Trong Nhiếp Cảnh Quy Tâm Chân Không Quán của Hòa thượng Đỗ Thuận nói: “Nghĩa là ba cõi chỗ có pháp, chỉ là một tâm, ngoài tâm là không một pháp có thể được, nên nói là Quy tâm. Nghĩa là tất cả phân biệt chỉ do tự tâm, từng không cảnh ngoài tâm năng cùng tâm làm duyên. Tại sao? Do tâm chẳng khởi, cảnh bên ngoài vốn không. Nên trong luận nói: “Do nương Duy thức nên cảnh vốn không thể, nghĩa chân không thành vậy. Vì trần không có vậy. Bản thức tức chẳng sinh, do đây mới biết do tâm hiện cảnh, do cảnh hiển tâm. Tâm chẳng đến cảnh, cảnh chẳng vào tâm. Thường khởi quán đây trí tuệ sâu mầu”.

Trong lời tựa luận Duy Thức nói: “Lìa cảnh của tâm khắc chìm, tức trần của thức tại đây, mang tên của số chợt hiển, xưng của Duy thức hình tượng hiện rõ. Nên được yếu chỉ của một tâm thì trọn truyền mà chẳng cùng tận. Đèn của tam thức luôn đốt sáng mà vô tận”.