TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 98

Hòa thượng Chí Công có kệ tụng nói:

“Chóng ngộ nguồn tâm mở kho báu,

Ẩn hiển vết linh hiện tướng chân.

Riêng đi riêng ngồi thường cao vọi,

Trăm ức hóa thân không số lượng.

Dù khiến bít lắp khắp hư không,

Lúc nhìn chẳng thấy tướng bụi trần.

Đáng cười vật không không sánh ví,

Miệng nhả minh châu sáng chói ngời.

Tầm thường thấy nói chẳng nghĩ bàn,

Một lời nêu tông mở lời đáng”.

Cư sĩ Bàng Uẩn có kệ tụng nói:

“Muôn pháp từ tâm khởi,

Tâm sinh muôn pháp sinh.

Sinh sinh chẳng rõ có,

Đến đi uổng luống hành.

Giữ lời người tu đạo,

Không sinh có chẳng sinh.

Như năng đạt lý đây,

Chẳng động thoát hầm sâu”.

Hàn Sơn tử có bài thơ nói:

“Nam nhi đại trượng phu

Việc làm chớ cẩu thả

Đi thẳng tâm sắc đá

Lấy thẳng đường Bồ-đề.

Đường tà chớ lấy đi

Đi đó hẳn đắng cay

Chẳng cần cầu Phật quả

Biết lấy tâm vương chủ.”

Hòa thượng Lại Toản có bài ca rằng:

“Chớ dối cầu chân Phật

Chân Phật chẳng thể thấy

Diệu tánh và Linh đài

Nào từng chịu huân luyện.

Tâm là tâm không việc

Mặt là mặt nàng sinh

Kiếp đá có thể lay

Trong đó không biến đổi”.

Lại nói: “Ta có một lời dứt lo nghĩ quên duyên, khéo nói chẳng được chỉ dùng tâm truyền. Lại có một lời không quá thẳng cùng, nhỏ như mảy may lớn không phương sở, vốn tự viên thành chẳng nhọc máy dệt”.

Hòa thượng Đằng Đằng có bài ca nói:

“Tu đạo đạo không thể tu,

Hỏi pháp pháp không thể hỏi

Người mê chẳng ngộ sắc không

Bậc Đạt vốn không nghịch thuận.

Tám muôn bốn ngàn pháp môn

Chí lý chẳng qua tấc vuông

Phiền não chánh là Bồ-đề

Hoa sạch sinh trong bùn phẩn

Thức thủ thành ấp nhà mình

Chớ dối dạo châu quận khác.”

Cao tăng Thích Pháp Hỷ đến sắp thị tịch dạy đại chúng rằng: “Ba cõi hư vọng chỉ là một tâm”. Xong, ngồi trang nghiêm mà tịch.

Cao tăng Thích Linh Nhuận nói: “Bỏ xả trần tà chấp bên ngoài, được ý ngôn phân biệt, bỏ Duy thức tưởng, được chân pháp giới, quán trước không tướng bỏ tướng trần bên ngoài, quán sau không sinh, bỏ Duy thức tưởng”. Lại, từng cùng đạo bạn lên núi dạo quán, lửa hoang bốn phía cháy bừng, mọi người đều tuông chạy, chỉ mình sư đi bình an như thường, nói với các người đi theo rằng: “Ngoài tâm không lửa, lửa thật tự tâm. Nghĩa là lửa có thể lánh trốn, không do đâu khỏi lửa”. Lúc lửa đến nơi, linh nhuận điềm nhiên tự gom thâu.

Cao tăng Thích Pháp không vào ở sâu trong Đài Sơn, thường có tiếng trong trẻo gọi rằng: “Không thiền như vậy chẳng phải một”. Từ đó về sau, pháp không biết đó là cảnh giới tự tâm, dùng pháp đuổi trừ bèn mới an tỉnh. Mới đầu dùng thiền tu tập. Về sau là đối ngại, bèn học Đại thừa lìa tướng, theo chỗ học đó, đều đem để dạy răn, lấy pháp làm thân, lấy pháp làm bạn.

Cao tăng Thích Tĩnh Mại lúc sắp thị tịch bảo: “Tâm chẳng phải bên ngoài đạo, hành tại trước lời nói”. Nói xong ngồi yên thị tịch.

Cao tăng Thích Thông Đạt Nhân dùng cây đánh khối đất, khối đất vỡ tan hình tiêu, thấy sự biến đổi đó, chợt nhiên đại ngộ dấu vết tâm.

Cao tăng Thích Chuyển Minh Phàm có người học mới thưa hỏi, đều dùng một pháp Duy tâm bình đẳng giữ chí mà kính phụng đó.

Cao tăng Thích Đạo Anh vào nước nằm tuyết mà không khổ lạnh, tùy sự như vậy, dùng pháp mà đối đó, buông nắm tự tại chẳng lấy làm khó. Do vì yếu chỉ của Duy thức suốt hiểu ruột gan, chất của sự bên ngoài đâu được ngại ư? Đang lúc giảng luận Đại thừa Khởi Tín đến đoạn môn chân như an nhiên mà nhập định.

Cao tăng Thích Đạo Thế nói: “Chuyên cần dõng mãnh sám hối là, tuy biết nương lý, phải biết tâm vọng động xa lìa cảnh trước. Trong kinh nói: “Thí như ngàn cân hoa bông chẳng bằng một lượng vàng thật” dụ cho năng quán tâm mạnh tức diệt tội mạnh”.

Thiền sư Phục-đà nói: “Nhờ giáo rõ tông, tin sâu hàm sinh đồng một chân tánh, phàm Thánh một đường, trú bền chẳng dời, chẳng tùy giáo khác, cùng đạo ngầm hợp vắng lặng vô vi, gọi là lý nhập”.

Cao tăng Thích Trí Thông nói: “Nếu là tìm gần Đại thừa tu chánh quán là, quán xét bản tế của vi trần, chấp thuận đầu tiên của một niệm, bèn có thể gai gốc lan tỏa âm của vô thường, chim vượn nói pháp rất sâu mầu, mười phương cõi tịnh chưa hẳn vượt qua đây vậy”.

Cao tăng Thích Đàm Tọai từng nói: “Ba cõi hư vọng chỉ là một tâm, đuổi tìm cảnh bên ngoài, chưa ngộ khó dứt”.

Cao tăng Hòa thượng giải thoát y cứ kinh Hoa Nghiêm khởi quán Phật Quang, giữa đêm thanh trăng tỏa, trong ánh sáng bỗng thấy hóa Phật, nói kệ tụng rằng:

“Pháp chư Phật bí mật sâu mầu,

Nhiều kiếp tu hành nay mới được.

Nếu người mở rõ pháp môn đây,

Tất cả chư Phật đều tùy hỷ.”

Hòa thượng giải thoát mới lễ bái hỏi: “Pháp môn này làm sao chỉ bày cho người”. Hóa Phật bèn ẩn thân chẳng hiện, trong hư không vang kệ tụng đáp rằng:

“Trí phương tiện làm đèn

Chiếu thấy cảnh giới tâm

Muốn biết pháp chân thật

Tất cả không chỗ thấy”.

Hòa thượng Thái Nguyên nói: “Phàm muốn phát tâm vào đạo, trước phải nhận biết tự bản tâm. Nếu chẳng nhận biết tự bản tâm, như chó đuổi theo khối đất, chẳng phải sư tử chúa vậy. Thiện tri thức chỉ ngay tâm là, tức nay nói phô là tâm ngươi, cử động hành xử là ai? Trừ ngoài đây ra, là không riêng có tâm. Nếu nói là riêng có, tức như Diễn -nhã tìm đầu. Trong kinh nói: “Tâm tin thanh tịnh tức sinh thật tướng”. Lại cũng trong kinh nói: “không nương là mẹ Phật, Phật từ không xứ sinh”.

Hòa thượng Thiên Hoàng nói: “Chỉ thân tâm nay tức là tánh, thân tâm chẳng thể được tức ba cõi chẳng thể được. Cho đến, có tánh không tánh đều chẳng thể được, không Phật không chúng sinh, không thầy không đệ tử, không tâm ba cõi tất cả đều không. Nói tóm lại, trong ngoài ba cõi, dưới đến các loài trùng kiến quẩy động, đều tại trong một trần, kia đây đều đồng, mỗi mỗi đều như vậy, mỗi mỗi chẳng ngăn ngại nhau, tất cả pháp môn, ngàn ban muôn thứ, chỉ rõ thấy tánh, không sự gì khác”.

Hòa thượng Hưng Thiện nói: “Từ trước đến nay, Phật tổ truyền nhau pháp của một tâm, đem tâm ấn tâm, chẳng truyền pháp nào khác. Sơ tổ chỉ một lời để nói thẳng. Thí như Rồng phun nước đến bến, bến tràn đến sông, cho đến biển lớn, Rồng là nguồn của nước, để biết người học từ nay về sau truyền nhau pháp một tâm đều là nói giản yếu, mà gọi là lúc tâm chẳng được riêng tìm Phật. Đang lúc Phật chẳng được lại cầu tâm. Vì vậy, nếu người tin tự tâm là Phật. Người đây có nói phô gì đều năng chuyển pháp luân. Nếu người chẳng tin tự tâm là phật, người ấy nếu có nói phô gì đều là phỉ báng Phương Đẳng Đại Thừa. Do đó, trong kinh nói: “Ngoài tánh được Bồ-đề, thí như ép cát mà tìm dầu, chẳng là chánh nhân của dầu”. Thiền sư Ngung có hỏi: “Trong kinh Niết-bàn nói chúng sinh tức Phật tánh, Phật tánh tức chúng sinh, chỉ vì khác thời mà có tịnh và bất tịnh. Vậy chưa rõ, thứ chẳng phải tình cũng là chúng sinh chăng?” Đáp: “Trong kinh nói: Văn- thù hỏi kim sắc nữ. Thân người có năm ấm mười hai nhập mười tám giới ư? Nữ đáp: Như thân tôi có năm ấm mười hai nhập mười tám giới”. Lại trong kinh Phạm Võng nói: Tất cả địa thủy là thân trước của ta, tất cả Hỏa Phong là bản thể ta”. Lại, hai thân y chánh hỗ tương nương nhau mà lập. Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả pháp không tướng thì là chân thể Phật”. Trong kinh nói rõ nếu chấp tâm của Linh Trí là thường sắc là bại hoại vô thường v.v… là kiến đoạn thường của ngoại đạo vậy. Trong kinh Hoa Nghiêm nói chúng sinh giới tức Phật giới, Phật giới tức pháp sinh giới, ngoài pháp giới không riêng pháp gì khác. Cho đến muôn pháp tuy khác mà thể đó thường đồng. Nếu chẳng mê ở chỗ đồng. Thể dụng thường không có hai, yếu chỉ của không hai là bến cửa cốt yếu của xuất thế, một niệm tương ưng chẳng cách phàm thành Thánh vậy”.

Hòa thượng Ngọa Luân nói: “Rõ tâm tánh đó lặng như hư không, xưa nay chẳng sinh đó cũng chẳng diệt, đâu cầnthâu đè, chỉ biết tâm khởi, tức phải hướng bên trong soi chiếu nguồn tâm, không có căn bản tức không xứ sinh, không sinh xứ nên tâm tức lặng lẽ không tướng vô vi.”

Hòa thượng Nam Tuyền nói: “Phật Nhiên Đăng nói rõ vậy, nếu chỗ tâm tưởng tư duy sinh ra các pháp, hư giả hợp tập, kia đều không thật. Tại sao? Tâm còn không có, vậy nơi nào sinh ra? Nếu Thủ các pháp giống như phân biệt hư không. Như người lấy tiếng an đặt trong hộp. Cũng như thổi lưới muốn khiến đầy hơi,”, lại nói: “Như nay chỉ hội Lý của một Như, ngay đó tu hành”. Lại nói: “Chỉ hội vô lượng kiếp lại, tánh chẳng biến, tức là tu hành.”

Hòa thượng Vô Nghiệp ở Phần Châu mới đầu hỏi Mã Tổ: “Chí lý của ba thừa, thô cũng nghiên cứu tận cùng, còn thường nghe Thiền sư nói tức tâm là Phật, thật chưa thể rõ, cúi xin vì chỉ bày!” Mã Tổ nói: “Tức ông chẳng rõ tâm tức là lại không vật riêng khác. Lúc chẳng rõ là mê, lúc rõ là ngộ, cũng như tay làm nắm, nắm làm tay vậy”. Hòa thượng lại hỏi: “Thế nào là Tổ sư từ Tây vức lại mật truyền tâm ấn?” Mã Tổ nói: “Đại đức làm ồn náo, tạm đi đi, lúc khác đến vậy”. Hòa thượng bước chân vừa ra ngạch cửa, Mã Tổ gọi: “Đại đức! Hòa thượng xoay đầu lại, Mã Tổ hỏi: “là gì vậy?” Ngay đó, Hòa thượng đại ngộ. Lúc chỉ dạy đồ chúng, Hòa thượng nói: “Tổ sư đến xứ này quán sát chúng sinh có căn tánh Đại thừa, chỉ truyền tâm ấn, ấn các ông mê tình. Được đó là, tức chẳng kể phàm đó cùng Thánh, ngu đó cùng trí. Hư nhiều chẳng bằng thật ít. Bậc đại trượng phu chẳng như ngay đó dứt hết, chóng dứt muôn duyên, cắt dòng sinh tử, chóng ra hiểu cách thường, Linh quang riêng chiếu, vật loại chẳng ràng buộc, vời vợi rõ ràng ba cõi riêng bước, sao hẳn thân cao trượng sáu, pháp y tử ma ánh ngời, cổ đeo tròn sáng, tướng lưỡi rộng dài, nếu dùng sắc thấy ta, người đó hành tà đạo, giả sử có quyến thuộc trang nghiêm chẳng cầu mà tự đến, núi sông đất liền chẳng ngại mắt sáng, một nghe ngàn ngộ, được Đại Tổng Trì”. Lại đến lúc sắp tịch, bảo đại chúng rằng: “Tánh thấy nghe hay biết của các ông cùng hư không đồng thọ, giống như Kim cang chẳng thể ngại hoại, tất cả các pháp như ảnh như vang, không có thật đó. Trong kinh nói chỉ một việc đây thật, hai khác chẳng phải chân”. Nói xong bèn an nhiên mà tịch.

Đại sư Chân Giác nói: “Phàm, tâm tánh linh thông, nguồn của động tĩnh chẳng hai, chân như tuyệt lự, niệm của duyên tính lường chẳng phải khác. Lầm hoặc thì rối ren rong ruổi, cùng đó thì chỉ một tịch. Linh Nguyên chẳng tướng trạng, soi xét đó thì là ngàn sai, ngài sai chẳng đồng, danh của mắt pháp tự lập, một tịch chẳng phải khác. Hiệu của mắt tuệ mới còn, lý lượng đều tiêu, công của mắt Phật tròn bày. Vì vậy, ba đế một cảnh, lý của pháp thân luôn thanh. Ba trí một tâm, sáng của Bát-nhã thường chiếu. Cảnh Trí ngầm hợp, ứng của giải thoát tùy cơ chẳng phải dọc chẳng phải ngang. Đạo của viên y huyền hội, nên biết ba đức diệu tánh uyển vậy không trái, một tâm sâu rộng khó nghĩ lường, sao xuất yếu mà chẳng phải đường. Vì vậy, tức tâm làm đạo, có thể gọi là tìm dòng mà được nguồn vậy”.

Hòa thượng Thần Tú nói: “Tất cả chẳng phải tình, vì là tâm v.v… đồng hiện. Nhiễm tịnh tùy tâm, có chuyển biến vậy, không có tánh nào khác cần nương duyên. Nghĩa là pháp của duyên sinh đều không tự tánh, không có chẳng cùng, tức hữu tình ngay lúc có, chẳng phải tình hẳn không, tha tức tự. Tại sao? Tha không tánh lấy tự làm, tức hữu tình tu chứng là chẳng phải tình tu chứng vậy. Trong kinh nói: “Thân đó khắp cùng đồng chân pháp giới”. Đã đồng pháp giới, chẳng phải tình môn không toàn là Phật. Lại, chẳng phải tình chánh lúc có, hữu tình hẳn không, tự tức tha vậy. Tại sao? Tự không tánh lấy tha làm, tức chẳng phải tình không tu không chứng là hữu tình không tu không chứng. Đồng tử Thiện Tài lúc quán lầu các khắp cùng pháp giới, hữu tình môn không toàn một các. Trong kinh nói: “Chúng sinh chẳng trái tất cả cõi, cõi chẳng trái tất cả chúng sinh, tuy nói có không đồng thời phân tướng tại đó.”

Đại sư Mạng ở thời nhà Tùy có bộ luận Dung Tâm nói: “Viên cơ đối giáo, không giáo chẳng viên. Lý tâm liên quan sự, không sự chẳng phải lý. Không sự chẳng phải lý sao loạn mà chẳng phải định. Không loạn chẳng định thì định loạn đều mất, không sự chẳng phải lý, nên sự lý đều tuyệt, cho đến tuy lìa hai biên, chẳng phải có biên mà có thể lìa, nói mất bốn câu, thật không câu mà có thể mất. Xứ đây sâu mầu, dung tâm có thể hội. Nếu dùng tâm dung tâm chẳng phải tâm dung hòa. Tâm thường như thật, chỗ nào dung hòa. Thật chẳng lập tâm nói tâm dung hòa”.

Thiền sư Trí Đạt có kệ tụng Tâm Cảnh nói: “Cảnh lập tâm bèn có, tâm không cảnh chẳng sinh, nếu đem tâm buộc cảnh, tâm cảnh thảy đều mù. Cảnh tâm mỗi tự tại, tâm cảnh tánh luôn thanh ,ngộ cảnh tâm không khởi. Mê tâm cảnh cùng hành. Nếu mê tâm làm cảnh, tâm cảnh loạn tung hoành, ngộ cảnh tâm vốn tịnh. Biết tâm cảnh vốn thanh, biết tâm không cảnh tánh. Rõ cảnh tâm không hình. Cảnh hư tâm vắng lặng, tâm chiếu cảnh lặng trong”.

Hòa thượng Cam Tuyền nói: “Phàm muốn phát tâm vào đạo, trước phải nhận biết tự bản tánh. Tâm là gốc của muôn pháp chúng sinh. Tông của Phật Tổ mười hai bộ loại kinh giáo. Tuy tức quán đó chẳng thấy hình đó. Ứng dụng tự tại, chỗ làm vô ngại. Suốt thấu phân minh rõ ràng không khác. Nếu chưa nhận biết là lấy tin làm đầu. Tin là tin vật gì? Tin tâm là Phật, từ vô thủy vô minh luân hồi sinh tử. Bốn loài sáu đường thọ các thứ hình, chỉ vì chẳng dám nhận tự tâm là Phật. Nếu năng nhận biết tự tâm, ngoài tâm không riêng có Phật, ngoài Phật không riêng có tâm. Cho đến cử động hành xử lại là ai? Trừ ngoài tâm đây là không riêng có tâm. Nếu nói riêng có là, các ông tức là Diễnnhã-đạt-đa, đem đầu tìm đầu cũng lại như vậy. Ngàn kinh muôn luận chỉ duyên chẳng nhận biết tự tâm. Nếu rõ tự tâm xưa nay là Phật là tất cả chỉ giả danh, huống gì ở ba cõi, thì gương sáng có thể soi mặc, Đại thừa có thể dùng ấn tâm”. Lại nói: “Cầu kinh tìm Phật, chẳng như đem lý khám tâm, nếu khám được tự tâm vốn tự thanh tịnh chẳng phải chùi sánh, vốn tự có đó, chẳng nhân kinh mà được, sao lại được biết. Trong kinh nói: “Tu-đa-la giáo như ngón tay chỉ mặt trăng”. Nếu là thấy trăng rõ biết chỗ chỉ. Nếu năng giải hiểu như vậy là một niệm tương ưng, tức gọi là Phật”.

Đại sư Phổ Ngạn nói: “Đại đạo rỗng thoáng chỉ một chân tâm, thiện ác chớ tư duy, thần thanh tịnh vật bày, lại có gì lo”.

Hòa thượng Quy Sơn nói: “Trong ngoài các pháp đều biết chẳng thật, từ tâm hóa sinh đều là giả danh, mặc tình pháp tánh kia khắp cùng chớ đoạn chớ tiếp nối”.

Hòa thượng Lâm Tế nói: “Như các người nay cùng Thánh xưa trước có gì riêng biệt. Ông lại khuyết thiếu gì ư? Sáu đạo thần quang chưa từng gián tuyệt, nếu năng như vậy chỉ là người một đời vô sự. Muốn được cùng Phật tổ chẳng riêng biệt, chỉ chớ hướng ngoài rong cầu. Ông một niệmsáng thanh tịnh là pháp thân Phật trong phòng nhà ông. Ông một niệm sáng không phân biệt là báo thân Phật trong phòng nhà ông. Ông một niệm ánh sáng sai biệt là hóa thân Phật trong phòng nhà ông. Ba thứ thân đây tức là người nghe pháp trước mắt ngày nay. Ba thứ đây là danh ngôn, rõ biết là bóng sáng. Đại đức lại muốn nhận biết kẻ lấy đùa bóng sáng là cội nguồn chư Phật, là tất cả con đường đi về nhà. Bốn đại sáu căn và hư không của ông chẳng hiểu nghe pháp nói pháp là vật gì? Rành rẽ riêng sáng chẳng phãi thân hình đoạn, là cái hiểu nói pháp nghe pháp, do đó nói với ông nói, hướng đến trong ruộng thân năm ấm có chân nhân không vị. Rõ ràng hiển bày không mảy tóc chấp thuận ngăn cách, sao chẳng nhận biết lấy? Đại đức! Tâm pháp không hình thông suốt mười phương, tại mắt gọi là thấy, tại tai gọi là nghe, vốn là một tinh minh phân thành sáu hòa hợp. Tâm nếu chẳng sinh tùy xứ giải thoát”.

Hòa thượng Quán Khê có kệ tụng nói:

“Trong núi năm ấm nhà Phật xưa

Tỳ-lô đêm ngày tỏa viên quang

Trong đó nếu rõ chẳng đồng khác

Tức là Hoa Nghiêm khắp mười phương”.

Hòa thượng Thạch Đầu nói: “Như tâm thể ông lìa đoạn lìa thường, tánh chẳng phải dơ sạch trong lắng viên mãn, phàm Thánh ngang đồng, ứng dụng vô phương, ba cõi sáu đường chỉ tự tâm hiện. Nước trăng gương tượng có sinh diệt ư? Ông năng biết đó không chỗ chẳng đủ, chỗ các Thánh dùng giáng linh duỗi khuôn phép rộng thuật lời giả, bởi muốn hiển bày pháp thân vắng lặng khiến về căn vậy”.

Hòa thượng Hoàng Nghiệt nói: “Tổ sư Đạt-ma từ Tây Vức lại chỉ truyền pháp một tâm, ngay đó chỉ tâm tất cả chúng sinh xưa nay là Phật. Chẳng nhờ tu hành, chỉ khiến nhận biết lấy tự tâm thấy tự bản tánh, chớ riêng cầu pháp. Tại sao? Nhận biết tự tâm tức Như. Nay nói phô là tâm ông. Nếu chẳng nói phô, lại chẳng tác dụng, tâm thể giống như hư không, tương tợ thật không tướng mạo, cũng không phương sở, cũng chẳng một mực là không, chỉ là có mà chẳng thấy”. Lại nói: “Chỉ ngộ một tâm, là không chút ít pháp có thể được. Đây tức chân Phật, Phật cùng chúng sinh một tâm, lại không có khác, chẳng như ngay lời nói tự nhận lấy bản pháp, pháp đây tức tâm, ngoài tâm không pháp, tâm đây tức pháp, ngoài pháp không tâm”.

Hòa thượng Đan Hà nói: “Các ông bảo hộ một linh hàm chẳng bằng các ông tạo tác được, chẳng bằng các ông ghi nhớ xa vời được. Địa vị tôi đây, không Phật không Niết-bàn, cũng không đạo có thể tu, cũng không pháp có thể chứng. Đạo chẳng thuộc có không, lại tu pháp nào, chỉ ánh sáng đây nơi nơi chốn chốn là đại đạo”.

Hòa thượng Thủy Lạo nói: “Nếu nói một pháp, mười phương chư Phật gom thâu vào trong một pháp, trăm ngàn diệu môn tại trên đầu một sợi lông, ngàn Thánh đồng vết quyết định không sai, chiếu khắp mười phương giống như gương sáng. Đất tâm nếu sáng tất cả vật thảy đều khám phá, từ xưa đến nay lấy tâm truyền tâm. Bản tâm tức là pháp”.

Hòa thượng Ngưỡng Sơn nói: “Chóng ngộ tự tâm không tướng giống như hư không, nương căn phát sáng tức bản tâm đủ hằng sa diệu dụng, không riêng chỗ trì, không riêng an lập, tức bản địa tức bản thổ”.

Hòa thượng Đại Điên nói: “Năm trước, Lão tăng gặp Hòa thượng Thạch Đầu, hỏi: “Cái gì là tâm ông?” Đáp: “Nói phô là tâm”. Bị sư quát mắng đuổi ra. Qua hôm sau trở lại hỏi: “Ngày trước đã chẳng là tâm, trừ ngoài đây ra, vậy gì là tâm?” Sư đáp: “Trừ bỏ nhướng mày động mắt, ngoài tất cả mọi sự, đem ngay tâm lại”. Đáp: “Không tâm có thể lại”. Sư bảo: “Ông trước lại có tâm, sao được nói không tâm? Không tâm đều đồng phỉ báng ta”. Ngay lời nói đó bèn đại ngộ liền đáp rằng: “Đã khiến con trừ bỏ nhướng mày động mắt tất cả mọi sự, Hòa thượng cũng phải trừ bỏ đó”. Sư bảo: “Ta trừ bỏ rồi!” Đáp rằng: “Đem trình Hòa thượng đã xong”. Sư bảo: “Ông đã trình ta, tâm như thế nào?” Đáp: “Chẳng khác Hòa thượng”. Sư bảo: “Chẳng liên quan gì việc ông?” Đáp: “Vốn không vật”. Sư bảo: “Ông cũng không vật”. Đáp: “Đã không vật tức chân vật”. Sư bảo: “Chân vật chẳng thể được, ý chỉ tâm hiện lượng nơi ông như đây vậy, phải khéo hộ trì”.

Hòa thượng Tam Bình có kệ tụng nói:

“Tức thấy nghe đây chẳng thấy nghe,

Không sắc thanh gì trình với anh,

Trong đây nếu rõ trọn vô sự,

Thể dụng không ngại phân chẳng phân”.

Lại có kệ tụng khác nói:

“Thấy nghe hay biết vốn chẳng nhân,

Đương thể hư huyền dứt vọng chân,

Thấy tướng chẳng sinh nghiệp si ái,

Suốt thông toàn là Thích-ca thân.”

Hòa thượng An Quốc nói: “Trong kinh nói: “Nên không chỗ trú mà sinh khởi tâm kia”. Không chỗ trú là chẳng trú sắc chẳng trú thanh, chẳng trú mê, chẳng trú ngộ, chẳng trú thể, chẳng trú dụng. Mà sinh khởi tâm kia là, tức là tất cả xứ mà hiển bày một tâm. Nếu trú thiện sinh tâm tức là thiện hiện, nếu trú ác sinh tâm tức là ác hiện. Bản tâmtức ẩn mất, nếu không chỗ trú, mười phương thế giới chỉ là một tâm. Tin biết gió phướng chẳng động là tâm động”. Có vị Đàn Việt hỏi: “Hòa thượng là Nam Tông hay Bắc Tông?” Đáp: “Ta chẳng phải Nam Tông hay Bắc Tông, tâm là tông”. Lại hỏi: “Hòa thượng từng xem giáo ư?” Đáp: “Ta chẳng từng xem giáo. Nếu nhận biết tâm, tất cả giáo khán xong”. Có người học hỏi: “Thế nào gọi là nhận biết tâm thấy tánh?” Đáp: “Dụ như đêm ngủ mộng thấy đẹp xấu, nếu biết thân tại trên giường ngủ yên toàn không vui buồn, tức là nhận biết tâm thấy tánh. Như nay có người nghe làm Phật bèn mừng, nghe vào địa ngục tức lo, chẳng đạt tâm Phật an ngủ trên giường Bồ-đề, vọng sinh mừng lo”.

Hòa thượng Quy Tông nói: “Tức tâm là Phật, triệt để chỉ tánh, núi sông đại địa, chỗ một pháp ấn, là thần chú lớn, chân thật chẳng hư, là cội nguồn của chư Phật, là căn cốt của Bồ-đề. Phật là thế nào? Tức là đang nói nay vậy, không riêng người nào khác. Trong kinh nói: “Thí như một sắc, tùy chúng sinh thấy mà được các thứ tên. Tất cả pháp chỉ là một pháp, tùy xứ mà được tên”.

Hòa thượng Đại bi nói: “Năng biết tự tâm tánh bao hàm ở muôn pháp trọn chẳng riêng cầu, niệm niệm công phu vào nơi thật tướng. Nếu chẳng thấy nghĩa đó, dẫu cần khổ nhiều kiếp cũng không công phu”.

Hòa thượng Thảo Đường nói: “Phàm lưới trời Đế-thích chưa giăng, ngàn châu anh lạc sao thấy? Lưới rộng chợt tung, muôn mắt tự mở. Tâm Phật cả hai chiếu là quán, tâm Phật cả hai mất là chỉ. Định tuệ đã quân bình, cũng tâm nào mà chẳng Phật, Phật nào mà chẳng tâm. Tâm Phật đã vậy thì muôn cảnh muôn duyên không gì chẳng phải Tam-muội.”

Hòa thượng Tuệ Hải Bách Trượng nhân đánh lửa chỉ bày cho Linh hựu ở Quy Sơn nhân đó mà chóng ngộ, Hòa thượng Tuệ Hải bảo: “Đây tạm thời là đường rẽ. Trong kinh nói: “Muốn thấy Phật tánh, phải quán nhân duyên thời tiết”. Thời tiết đã đến như mê chợt ngộ, tợ quên chơt nhớ. mới tỉnh xưa nói đạo cũ, mình vật chẳng từ kẻ khác được, cho nên Tổ Sư nói: “Ngộ rồi đồng chưa ngộ, không tâm được không pháp, chỉ là không hư vọng, tâm Thánh phàm đồng đẳng”. Tâm pháp xưa nay nguyên tự đầy đủ là ông nay đã vậy, khéo tự hộ trì.” Lại trong quảng ngữ có nói: “Hỏi: “Thấy chăng?” Đáp: “Thấy”. Hỏi: “Thấy gì?” Đáp: “Thấy không hai.”” Đã nói không hai chẳng dùng thấy thấy nơi thấy. Nếu thấy lại thấy là thấy trước phải hay thấy sau phải? Trong kinh nói: “Lúc của thấy thấy, thấy chẳng phải thấy”. Do đó nói, chẳng hành pháp thấy chẳng hành pháp nghe, chẳng hành pháp giác, chư Phật chóng cùng thọ ký”. Lại nói: “Tự tâm là Phật, chiếu dụng thuộc Bồ-tát. Tự tâm là chủ tể, chiếu dụng thuộc khách. Như sóng nói nước, chiếu vạn hữu để hiển công. Nếu năng lặng chiếu chẳng còn huyền chỉ, tự nhiên suốt ở xưa nay. Như nói thần không công chiếu, chí công thường còn”. Lại nói: “Như nay muốn được chợt ngộ giải ngay, chỉ nhân pháp đều sạch đều tuyệt đều không”.

Hòa thượng Bàn Sơn nói: “Đại đạo không giữa, ai là trước sau? Không trung tuyệt vết, sao dụng lường đó? Không đã như vậy, đạo đâu nói ư? Trăng tâm lẽ tròn, sáng suốt muôn tượng. Ánh sáng chẳng phải chiếu cảnh, cảnh cũng chẳng phải còn. Ánh sáng và cảnh đều mất, lại là vật gì? Thí như rút kiếm huơ giữa không trung chớ luận chạm nó hay chẳng chạm Đó chính là không luân(bầu hư không) không có vết, kiếm nhọn chẳng phải khuyết. Nếu năng như vậy tâm, tâm không biết, toàn người tức Phật, toàn Phật tức người, người Phật không khác mới là đạo vậy”.

Hòa thượng Đại Mai, mới đầu hỏi Mã Tổ: “Thế nào là Phật?” Đáp: “Tức tâm ông vậy”. Hỏi: “Thế nào là pháp?” Đáp: “Cũng tâm ông vậy”. Hỏi: “Tổ không ý ư?” Đáp: “Ông chỉ nhận biết lấy tự tâm, không pháp nào chẳng đủ”. Về sau đến trú mai sơn, chỉ dạy đại chúng rằng: “Các ông nên phải mỗi tự rõ tâm thấu gốc, chớ theo ngọn đó. Chỉ được gốc đó thì ngọn đó tự đến. Các ông muốn được gốc đó, chỉ nhận biết lấy tâm ông. Tâm đây nguyên là căn bản của tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, chỉ tâm chẳng kèm tất cả thiện ác mà sinh, tức biết muôn pháp vốn tự như như”. Bấy giờ có người học hỏi: “Ngoài tâm không riêng có pháp ư?” Đáp: “Tổ Phật là tâm ông sinh vậy, tâm là gốc của muôn pháp, đâu riêng có pháp qua tâm ư?” Giải thích: Như Lục Tổ nói: “Thiện ác đều chớ nghĩ lường, tự nhiên được vào tâm thể, tong lắng thường lặng lẽ diệu dụng vô cùng”. Vì chư Phật là ngằn mé cực thiện, chúng sinh là ngằn mé cực ác. Vì thiện ác gồm thâu hết tất cả pháp, nên nói nếu chẳng nghĩ lường, toàn về tâm thể, chỉ có pháp của mảy may đều là tư tưởng tâm sinh. Như Hàn Sơn Tử có bài tụng: “Muôn cớ đều sạch vết, Mới thấy người xưa nay”.

Một chữ sạch đó chưa hẳn phải sạch, vì ngoài tâm vốn không một pháp, chỗ thấy chỉ là tâm, như hang cốc ứng tự tiếng, gương tả tượng ta. Chỉ nghĩa là chúng sinh chẳng đạt cổ động máy tâm, lập tiền trần sai biệt, như hoa đốm khởi diệt giữa hư không, dệt vô biên vọng tưởng, tợ lửa nước tuông vọt, chẳng là cội nguồn một tâm nên khiến sạch tuyệt,

nếu vào tâm thể, tuy nói trong lắng mà chẳng rơi vào đoạn diệt, tự nhiên từ thể khởi dụng, khắp cùng hằng sa. Lại, Hòa thượng Đại Mai nói: “Pháp môn tâm đây, diệu lý chân như chẳng tăng chẳng giảm các thứ phương tiện khéo năng ứng dụng, phải biết đều là tánh đây xưa nay đầy đủ chẳng sinh chẳng diệt, năng biết tất cả tác dụng của cả ba đời. Do đó nói: Ta quán lâu xa như hiện ngày nay thường tại trong đó kinh hành và ngồi nằm”.

Hòa thượng Nham Đầu nói: “Có không ở trong ba cõi chỉ tự mình biết, lại không các sự khác, chỉ nhận biết mặt mắt xưa nay của tự mình, gọi là thần không nương đất mênh mông. Nếu nói riêng có pháp có Tổ, lừa ông đến đáy, chỉ hướng nhìn trong tấc vuông. Xa vời rõ sáng, chỉ không muốn không nương bèn được khơi thông”.

Hòa thượng Cao Thành có bài ca nói: “Tâm không tướng năng vận sáng, ứng tiếng ứng sắc tùy phương chiếu, tuy tại phương mà chẳng tại phương, mặc tình cao thấp đều năng diệu, tìm không đầu lại không đuôi. Lửa sáng xoay vần từ đâu khởi, chỉ là như nay toàn là tâm. Tâm dụng rõ tâm tâm lại vậy, chẳng ở phương xứ nào tìm. Vận dụng không vết lại không tích. Biết lấy như nay rõ tìm người, trọn ngày chớ lừa riêng cầu đích, chuyên tâm học gần tòng lâm chớ đem mắt bệnh nhận hoa châm, nơi giáo vốn cùng lý không tướng. Rộng độc xưa nay chẳng biết tâm biết lấy tâm rõ lấy cảnh. Biết tâm rõ cảnh sông thiền lắng, nếu năng rõ cảnh bèn biết tâm, muôn pháp đều như ảnh Thát-bà”.

Hòa thượng Thiên Khoảnh nói: “Tất cả chúng sinh lừa la voi ngựa rết sên, mười ác năm nghịch vô minh vọng niệm tham sân, các pháp chẳng rõ, đều từ trong Như Lai Tạng hiển hiện, xưa nay là Phật, chỉ vì chúng sinh từ vô thủy kiếp đến nay liếc khởi một niệm, từ đó trôi chảy mãi đến ngày nay. Do đó, Đức Phật ra đời khiến diệt ý căn, tuyệt các phân biệt, một niệm tương ưng bèn vượt Chánh giác, đâu cần dạy kẻ khác biết nhiều hiểu nhiều nhiễu loạn thân tâm. Do đó Bồ-đề quang minh chẳng được phát hiện. Nay ông chỉ năng tuyệt được thấy nghe hay biết, ở trên vật cảnh, chớ sinh phân biệt, tùy thời mặc áo ăn cơm, tâm bình thường là đạo, pháp đây rất khó: “Có người học hỏi: “Hòa thượng đến đêm không có đèn thì thế nào? Đáp: Người ngộ đạo thường soi sáng hiện tiền có gì là đêm ngày”. Hỏi: “Sao chẳng thấy Hòa thượng soi sáng?” Đáp: “Định đem mắt gì để thấy?” Người học nói: “Người đời đồng đem mắt hiện tại thấy”. Hòa thượng khảy móng tay bảo: “Khổ thay! Tất cả chúng sinh căn trần xen nhau từ vô thủy lại, nhận giặc làm con, mãi đến ngày nay thường bị gông cùm, ông đem mắt ý thức phân biệt định cầu Phật đạo, tức là trái bỏ bản tâm, theo niệm lưu chuyển, người như vậy tuy đối mặt mà xa một trời một vực?.

Hòa thượng Duy Chánh nói: “Thánh xưa Thánh nay lý đó ngang bằng vậy, mặt nhật ngày xưa, mặt nhật ngày nay, chiếu chẳng hai mới, gió ngày xưa, gió ngày nay, lay không hai động, nước của một giọt đượm vậy, nước của biển lớn đượm vậy”. Lại có bài tụng nói:

“Một niệm được tâm

Chóng vượt ba cõi

Thấy không chỗ thấy

Tham sân nát hoại”.

Hòa thượng Trung ở núi Ngưu Đầu, có người hỏi: “Phàm, vào đạo là dụng tâm thế nào?” Đáp: “Tất cả các pháp vốn tự chẳng sinh nay thì không diệt. Ông chỉ để mặc tâm tự tại chẳng cần cấm ngăn ngay thấy ngay nghe. Ngay đến ngay đi, cần đi thì đi cân ở thì ở, đây tức là chân đạo. Trong kinh nói: “Duyên khởi là đạo tràng”, biết như thật vậy”. Lại hỏi: “Muốn khiến tu đạo, làm phương tiện gì mà được giải thoát?” Đáp: “Người cầu Phật, chẳng làm phương tiện, chóng rõ nguồn tâm, sáng thấy pháp tánh, tức tâm là Phật, chẳng phải vọng chẳng phải chân vậy. Trong kinh nói: “Chánh bỏ ngay phương tiện, chỉ nói đạo Vô thượng”. Lại hỏi: “Diệu pháp chân như lý trí sâu mầu, những người biết cạn làm sao được thấy?” Đáp: “Ông chớ phỉ báng Phật, Phật chẳng nói như vậy. Tất cả các pháp chẳng phải sâu chẳng phải cạn, ông tự chẳng thấy, cho là sâu mầu. Nếu là lúc thấy chạm mắt thảy đều vi diệu sao, lấy suy cao, Bồ-tát riêng lập Thánh nhân. Vả lại như Sinh công (Đạo Sinh) nói: “Chẳng phải nói là trí sâu. Vật sâu ở trí vậy”, từ ngữ đây thương tổn chẳng kịp vậy. Ông chớ chọn lựa pháp, chớ còn tâm lấy bỏ, nên nói pháp không có so sánh, không có đối đãi nhau vậy. Phàm kinh là lấy thân tâm làm nghĩa. Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Thân là Tạng chánh pháp, tâm là đèn vô ngại, chiếu rõ các pháp không, gọi là độ chúng sinh”.

Hòa thượng Giáp Sơn nói: “Trước mắt không pháp, ý tại trước mắt, chẳng là pháp trước mắt, chẳng phải chỗ đến của tai mắt”.

Hòa thượng Đại An nói: “Tự trong mỗi thân các người có báu lớn vô giá, từ cửa mắt tỏa sáng chiếu phá núi sông đại địa, cửa tai tỏa sáng, lãnh nhận tất cả âm thanh thiện ác. Sáu cửa đêm ngày thường tỏa ánh sáng, cũng gọi là phóng quang Tam-muội. Các người tự chẳng nhận biết trong thân bốn đại, trong ngoài giữ, chẳng cho nghiêng lệch hai cẳng chân ngã, gánh hai gánh lớn đã qua cầu khỉ, cũng chẳng cho kia ngãxuống đất. lại là gì? Các ông nếu tìm mảy tóc tức chẳng thể thấy. Nên Chí Công nói: “Trong ngoài tìm kiếm đều không, trên cảnh hành xử trọn có nhiều”.

Hòa thượng Trường Sa có kệ tụng nói:

“Rất sâu mầu rất sâu mầu,

Pháp giới thân người bèn là tâm

Mê là mê tâm làm các cõi

Lúc ngộ cõi biển là chân tâm.

Thân giới hai trần vốn thật tướng

Rành rẽ thấu đây gọi tri âm”.

Lại, có người học hỏi: “Khắp pháp giới, tâm thức chúng sinh đầu tiên từ đâu mà có?” Hòa thượng dùng kệ tụng đáp:

“Đất tánh sinh tâm vương

Tâm là thầy muôn pháp

Tâm diệt tâm thầy diệt

Mới được khế như như”.

Hòa thượng Long Nha nói: “Phàm nói tu đạo là, đây là ngôn từ khuyến dụ, lời nói tiếp dẫn, từ xưa đến nay không pháp ban cho người, chỉ là tiếp nối các thứ phương tiện là nói ra ý chỉ khiến nhận biết tự tâm, rốt ráo không pháp có thể được, không đạo có thể tu. Nên nói đạo Bồđề tự nhiên. Nay nói pháp là tên của khuôn giữ, đạo là thể tánh chúng sinh, chưa có thế giới sớm có tánh đây, lúc thế giới hoại, tánh đây chẳng diệt, gọi là tánh của Tùy lưu, thường không biến khác. Động tĩnh và hư không đồng đẳng, gọi là tướng thế gian thường trú, cũng gọi là Đệ nhất nghĩa không, cũng gọi là bản tế, cũng gọi là tâm vương, cũng gọi là chân như giải thoát, cũng gọi là Bồ-tát Niết-bàn, trăm ngàn hiệu khác đều là giả danh, tuy có nhiều danh mà không nhiều thể, hội nhiều danh mà đồng một thể, hội muôn nghĩa mà về một tâm. Nếu nhận biết bản tâm nhà mình, gọi là về căn được chỉ. Thí như người muốn được các dòng nước, chỉ đến trong biển lớn mà cầu. Muốn biết tướng của muôn pháp, chỉ hướng trong tâm mà khế hội. Hội được huyền lý, khắp thể toàn chân. Muôn tượng sum-la, chỗ một pháp nhiễm”.

Hòa thượng Đức Sơn nói: “Nếu có một bụi trần một pháp có thể được, cùng ông chấp lấy sinh hiểu, đều lạc vào Thiên ma ngoại đạo. Chỉ là cái linh không, còn không mảy trần có thể được, xứ xứ thanh tịnh, ánh sáng suốt đạt, trong ngoài sáng suốt. Nên nói: Ông chớ mến Thánh, Thánh là tên không, là không riêng có pháp, chỉ là cái linh không sáng rực, vô ngại tự tại, chẳng là trang nghiêm tu chứng được, từ Phật đến tổ đều truyền pháp đây, mà chẳng lìa xa”.

Hòa thượng Phật Quật đệ tử Ngưu Đầu nói: “Nếu người chẳng tin một văn Văn -thù nói, mười phương Văn-thù đồng lúc nói, một Phật Niết-bàn, tất cả chư Phật Niết-bàn. Tại sao? Vì chưa đạt sắc căn bản vậy”. Hỏi: “Rõ sắc tánh không chỗ có là gốc ư?” Đáp: “Đây là Trú Quán mà nói, chẳng phải là tức sự mà thấy căn bản. Nếu tức sự thấy là chỉ thân ông sinh lão bệnh và vô minh dâm nộ là sắc căn bản, ngoài sự không lý vậy. Nên nếu rõ một sắc căn bản tức khắp mười phương sắc đồng, gọi là một nói tất cả nói, một Niết-bàn tất cả Niết-bàn, nên biết sắc thể không tánh, tánh không gì bao gồm”. Lại nói: “Tuy đồng phàm phu mà chẳng phải phàm phu, chẳng được phàm phu, chẳng hoại phàm phu. Nghĩa là riêng có thù thắng tại ngoài tâm, tức rơi lạc lưới ma. Nay ta tự quán thân tâm thật tướng làm Phật, tức là thấy mười phương chư Phật đồng hành đồng chứng xứ”. Hỏi: “Thân Phật vô lậu, giới định huân tu, năm âm chẳng buộc chẳng thoát, thì chẳng dám nghi ngờ. Vả lại như trong kinh Đại Phẩm nói: “Chúng sinh thân năm ấm bất thiện cũng chẳng buộc chẳng thoát”, rất khiến người nghi ngờ, xin vì giải nói?” Đáp: “Nếu hướng bên ngoài chúng sinh năm ấm riêng có chư Phật giải thoát. Điều ấy không thể có, chỉ rõ tự tánh chúng sinh, từ xưa đến nay không có một pháp có thể được, ai buộc ai thoát? Sao được lại có khác của buộc thoát”. Hỏi: “Trong kinh nói: “Chúng sinh và Phật bình đẳng không có buộc thoát”, sao được sáu đường chúng sinh chìm đắm chẳng được giải thoát?” Đáp: “Chúng sinh chẳng rõ sắc tâm thanh tịnh, vọng tưởng điên đảo, chẳng được giải thoát. Nếu biết nhân pháp thường không, trong đó thật không buộc thoát.” Hỏi: “Làm sao quán hành sám hối, lâm chung khỏi bị nghiệp kéo dắt?” Đáp: “Ông phải tin sâu xứ chỗ hành chỗ nói của chư Phật, cùng xứ chỗ hành chỗ nói của ta ngày nay không riêng khác. Cho đến thành Phật còn chẳng được tướng Niết-bàn. Huống gì tội phước vọng nghiệp khoảng giữa mà có thể được. Đây là chân thật chánh biết chánh thấy. Chân thật tu hành chân thật sám hối, chỉ lúc đi đứng ngồi nằm chẳng mất quán đây, đến lúc lâm chung tự nhiên chẳng mất chánh niệm”.

Hòa thượng Vân Cư đệ tử Phật Quật, có soạn thuật thiên Tâm Cảnh Bất Nhị, nói: “Thế gian xuất thế gian đều chẳng vượt ngoài tự một niệm vọng tâm. Mà có niệm vừa khởi tức muôn tượng phân chia, một niệm cùng bèn thành tâm cảnh. Nếu chẳng phải tâm cảnh, sao được có niệm có thể thấy. Đã có niệm của chỗ thấy, lại có tâm của năng thấy, sắp biết niệm tức là cảnh, thấy tức là tâm. Niệm của chỗ thấy bèn thành sắc uẩn. Tâm của năng thấy bèn thành bốn uẩn. Trong kinh nói: “Năm uẩn là thế gian, một niệm đủ năm uẩn”. Trong mỗi mỗi uẩn đều đủ năm uẩn nên được một chẳng ngại nhiều, nhiều chẳng ngại một. Do đó tâm cảnh giao thông hỗ tương làm bạn chủ. Trong kinh nói: “Cảnh trí qua lại xen vào lớp lớp vô tận, tức là một trần bao hàm pháp giới, mỗi mỗi pháp đều khắp cùng vậy. Quán tự một niệm động, tức Hằng sa thế giới một lúc cùng chấn động. Quán tự một niệm thường định, tức sáu đường chúng sinh thảy đều thường định. Nếu thật rõ thể của một niệm, tức Hằng sa thế giới thường hiện tự tâm, do mê một niệm tức cảnh trí sao vượt”.

Hòa thượng Đại Châu nói: “Tâm tánh không hình tức là pháp thân vi diệu, tâm tánh thể không tức là thân hư không vô biên. Bày hành trang nghiêm tức là công đức pháp thân, pháp thân đây là gốc của muôn hóa tùy xứ lập danh, trí dụng vô tận, là kho tàng vô tận”. Hỏi: “Thế nào là pháp thân?” Đáp: “Tâm năng sinh Hằng sa muôn pháp nên gọi là thân của nhà pháp”. Trong kinh nói: “Một niệm tâm trong trần, diễn ra Hằng sa kệ, người lúc ấy chẳng biết”. Hỏi: “Chân pháp huyễn pháp mỗi mỗi có chủng tánh ư?” Đáp: “Phật pháp không chủng ứng vật mà hiện. Nếu tâm chân là tất cả đều chân, nếu có một pháp chẳng chân, thì nghĩa chân đó chẳng tròn. Nếu huyễn tâm là tất cả đều huyễn. Nếu có một pháp chẳng huyễn, thì huyễn pháp có định. Nếu tâm không là tất cả đều không. Nếu có một pháp chẳng không, thì nghĩa không chẳng tròn. Lúc mê người theo pháp. Ngộ bỏ pháp do người. Sum-la muôn tượng đến không mà cực, trăm sông các dòng đến biển mà cực. Tất cả Hiền Thánh đến Phật mà cực. Mười hai bộ loại kinh giáo, năm bộ Tỳ-ni, bốn bộ luận Vi-đà đến tâm mà cực. Tâm là nơi Tổng trì nguồn của muôn pháp, cũng là tạng đại trí tuệ, không trú Niết-bàn, trăm ngàn danh hiệu đều là tên khác của tâm”.

Hòa thượng Tiên ở Động sơn có bài Tâm Đan Quyết nói: “Tôi có thuốc tên Tâm đan, trong lò phiền não luyện nhiều năm. Biết y chẳng biến sắc trong thai, ánh sáng chiếu sáng rỡ khắp đại thiên, mở mắt pháp thấy tướng đẹp, năng biến Thánh phàm khoảng sát-na, cần biết chân giả thành công dụng, trong tất cả thời rèn luyện xem. Không hình trạng chớ vuông tròn, trong lời không vật lời trong vật. Có tâm dụng tức trái chân dụng, không ý an thiền không chẳng thiền, cũng không diệt cũng không khởi, sum-la muôn tượng đều khiến sai. Chẳng luận châu thổ chỉ đem lại, vào trong lò đây không chẳng phải. Không một ý là ý tôi, không một trí là trí tôi, không một vị không chẳng khác, sắc chẳng biến chuyển khó rõ rành, lại không một vật ở trong hiện, chớ đem một vật chế phục khác, chứng hợp chân không chớ luyện rèn”.

Hòa thượng Tiên ở Tào Sơn nói: “Phật xưa tâm tường vách ngói gạch đó, cũng gọi là đất tánh, cũng xưng thể toàn công, cũng nói pháp không tình giải thoát. Nếu biết trong đó được xứ không biện, mười phương cõi nước núi sông tường đá gạch ngói hư không cùng chẳng phải không, có tình không tình cây cỏ rừng chầm, thông làm một thân, gọi là được dự ghi, cũng gọi là pháp môn một chữ, cũng gọi là pháp môn Tổng trì, cũng gọi là một bụi trần một niệm, cũng gọi là làm đồng vết. Nếu là đất tánh chẳng biết có, chư Phật ngàn ban dụ chẳng được, muôn thứ sánh chẳng thành ngàn Thánh, muôn Thánh đều từ trong đó ra, từ đó lại chẳng biến khác, nên gọi là mười phương Bạt-già-phạm, môn một lối Niết-bàn.”

Hòa thượng Linh Biện nói: “Phàm, một tâm chẳng nghĩ bàn, diệu nghĩa không định tướng, ứng thời mà dụng chẳng thể định chấp. Trong kinh nói: “Tất cả Thánh hiền đều lấy pháp vô vi mà có sai biệt, dụng sai biệt tùy xứ mà được tên, rốt ráo chẳng lìa tự tâm. Tâm đây năng hoại tất cả năng thành tất cả. Nên nói tất cả pháp đều là Phật pháp. Tâm làm trời tâm làm người, tâm làm quỷ thần, súc sinh địa ngục đều chỗ tâm làm, đẹp xấu đều do tâm, cần sinh cũng được cần chẳng sinh cũng được, tức là nghĩa vô ngại, chỉ nay tất cả hành xử đi đứng nằm ngồi tức là tướng tâm, tướng tâm không tướng nên gọi là thật tướng. Thể không biến động, cũng gọi là Như Lai. Như là chẳng biến chẳng khác, trong không hiện có, trong có hiện không, cũng gọi là thần biến, cũng gọi là thần thông, đều là dụng của một tâm, tùy xứ sai biệt tức nhiều nghĩa. Trong một giải vô lượng, trong vô lượng giải một. Rõ kia qua lại sinh khởi, sẽ thành không chỗ khác. Lại, Đông phương vào chánh định, Tây phương từ định ra, nếu rõ ngoài tâm không pháp, tất cả chỉ tâm, tức không một pháp đáng tình. Không có tốt xấu phải quấy, tức chẳng sợ sinh tử. Tất cả xứ đều là giải thoát, nên nói sẽ thành không chỗ sợ. Giả sử ngoài tâm có tất cả cảnh pháp cũng từ tự tâm vọng tưởng nhân duyên mà sinh, không có tự tánh, thể đó vốn không như huyễn như hóa”.

Hòa thượng Tiên ở Vân Cư nói: “Phật pháp có gì lắm sự, hành được tức phải, chỉ biết tâm là Phật, chớ buồn rầu lời Phật chẳng giải hiểu, muốn được việc như vậy, phải người như vậy. Nếu là người như vậy thì buồn sầu cái gì? Nếu nói việc như vậy tức chẳng khó, từ các bậc Tiên đức thuần chân thật, xưa nay vốn không xảo khéo. Giả sử có người hỏi: Thế nào là đạo? Hoặc có lúc đáp ngói gạch cây, làm gì đều trọng.

Vốn vì người ấy căn bản dưới chân có thật lực, tức là người chẳng nghĩ bàn, vốc đất thành vàng, nếu không được việc như vậy, giả sử nói được nhúm hoa nhúm gấm tương tợ, nói ngay ta phóng quang động đất, thế gian không gì quá đây, đều nói tức xong. Mọi người cả cõi đều chẳng tin nhận, nguyên vì dưới chân người đó rỗng hư không lực”.

Giải thích: Hòa thượng Vân Cư là bậc Tông sư ngoài vật, bảy đời làm thiện tri thức cõi này, đạo đức cao vợi biển trí rộng sâu, đủ đại từ bi, đồ chúng thường đông nhiều cả ngàn người. Dạy bảo đồ chúng nói chỉ biết tâm là vật chớ buồn rầu Phật chẳng phải ngữ là vì người học thời nay, một hướng tìm cầu bên ngoài chỉ học ngôn ngữ của Đại thừa, chẳng năng trở lại gốc bên trong tự quán tâm, rõ thấy Phật của Thiên chân. Nếu rõ tâm Phật đây, tức trí tự nhiên trí vô sư hiện tiền, nào phiền cầu học bên ngoài. Như nói từ cửa vào là chẳng phải báu, lại nói từ trời giáng xuống tức bần cùng, từ đất vọt lên tức phú quý. Nếu từ đất tâm vọt ra trí báu, nào có cùng tận. Nên nói tạng của vô tận, chỉ như được tâm chân thật, gốc rẽ dưới chân xét kỹ, tự nhiên mở lời đều cùng thật tướng tương ưng, mở lời cứu người sinh tử, biến phàm làm Thánh, nắm sỏi thành vàng. Nói có cũng được nói không cũng được. Câu câu đều thành ngôn giáo. Nếu là trong tâm chưa chắc thật, viên tín chưa thành tựu, không nhận hư dối chỉ thành tự dối, ngay như biện thuyết ngang dọc chỉ thêm cuồng tuệ, giả sử hoặc nói được hoa trời rơi xuống, đá gật đầu, nếu việc chẳng chân đều thành yêu huyễn. Do đó, Chí Công thấy pháp sức Vân Quang giảng kinh Pháp Hoa, cảm hoa trời rơi xuống, nói “đó là nghĩa của rệp cắn là lời thật của Tiên Thánh”. Thật đáng dùng làm khuôn thước cho hàng hậu học, có thể khắc cốt, có thể ghi vào dải áo, nay khắp tìm bày rất có ý vậy.