TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 93

Hỏi: Tông Kính Lục là pháp môn thật tướng, nếu tin thì được phước gì? Nếu hủy báng thì mắc tội gì?

Đáp: Môn thật tướng một tâm đây, yếu chỉ của Bát-nhã sâu mầu, ở trong những người khó tin, hoặc có kẻ tin thì pháp lợi vô tận chỉ Phật mới năng biết. Nếu có người hủy báng là tội hủy báng Bát-nhã lớn chẳng gì bằng. Hiện đời chịu ương thân đang sống mà vùi lấp nơi địa ngục. Có thọ báo gì lớn như vậy, vì Bát-nhã là mẹ của tất cả phàm Thánh thế gian và xuất thế gian, giống như đại địa, không vật nào chẳng từ đất sinh. Nếu phỉ báng đó thì phỉ báng tất cả Phật địa công đức Tam bảo. Như trong mười pháp giới tất cả chúng sinh hoặc lên hoặc xuống hoặc ngu hoặc trí, không ai chẳng đều từ trong Bát-nhã lại. Nếu chẳng được oai quang của Bát-nhã, thật không một mảy trần có thể lập. Như trong kinh Bát-nhã nói: “Muốn tôn quý tự tại, cho đến muốn được Bồ-đề, phải học Bát-nhã”. Lại nói: “Nếu muốn được sáu căn đầy đủ, phải học Bát-nhã”. Cho đến ngạ quỷ súc sinh cũng cần đầy đủ. Vì ngạ quỉ súc sinh đây đều từ học Bát-nhã lại. Nên biết chẳng tin Tông Kính điều ấy không thể có. Như trong kinh Chư Pháp Vô Hành nói: “Bấy giờ Bồ-tát Văn thù- Sư -lợi nói: “Bạch Đức Thế Tôn! Sau khi Đức Như Lai Sư Tử Hống Cổ Âm Vương diệt độ. Bấy giờ có Bồ-tát Tỳ-kheo tên là Hỷ Căn, lúc làm Pháp sư, chất trực đoan chánh, chẳng hoại oai nghi chẳng bỏ thế pháp, chúng sinh thời ấy khắp đều là lợi căn, vui ưa nghe luận sâu. Pháp sư Hỷ Căn đó ở trước mọi người chẳng tán thán ít muốn biết đủ, xúc xứ tế hạnh, chỉ dạy mọi người các pháp thật tướng. Chỗ gọi là tánh tất cả pháp tức là tánh tham dục, tánh tham dục tức là tánh các pháp, tánh sân nhuế tức là tánh các pháp, tánh ngu si tánh tức các pháp. Pháp sư Hỷ Căn dùng phương tiện đó giáo hóa chúng sinh, chỗ chúng sinh hành đều là một tướng, mỗi mỗi chẳng cùng phải quấy, đạo của sở hành, tâm không sân si. Vì không nhân duyên sân si nên chậm được pháp nhân, ở trong Phật pháp quyết định chẳng hoại. Bạch Đức Thế Tôn! Bấy giờ lại có vị Tỳ-kheo Pháp sư hành đạo Bồ-tát tên là Thắng Ý, Tỳ-kheo Thắng Ý đó hộ trì giới cấm, được tứ thiền tứ định vô sắc, hành mười hai hạnh đầu-đà. Bạch Đức Thế Tôn! Tỳ-kheo Thắng Ý đó có các đệ tử. Tâm họ khinh động muốn thấy lỗi người khác. Bạch Đức Thế Tôn! Sau đó một thời gian, Bồ-tát Thắng Ý vào nơi tụ lạc khất thực, nhầm đến nơi nhà đệ tử của Tỳ-kheo Hỷ Căn, gặp ông cư sĩ chủ nhà, bèn đến chỗ đó bày tòa mà ngồi, vì ông cư sĩ mà tán thán ít muốn biết đủ các tế hạnh, nói lỗi lời nói không lợi ích, tán thán người xa lìa chúng đông ưa riêng tu hành. Lại ở trước ông cư sĩ nói lỗi của Pháp sư Hỷ Căn: đó là Tỳ-kheo chẳng thật, đem đạo tà kiến chỉ dạy chúng sinh, là người tạp hành. Nói dâm dục không chướng ngại, sân nhuế không chướng ngại, ngu si không chướng ngại, tất cả các pháp đều không chướng ngại. Khi đó ông cư sĩ lợi căn được vô sinh pháp nhẫn, liền nói cùng Tỳ-kheo Thắng Ý rằng: Đại Đức biết tham dục là pháp gì ư? Tỳ-kheo Thắng Ý đáp: Ta biết tham dục là phiền não. Ông cư sĩ lại hỏi: Đại Đức! Phiền não đó là tại trong hay tại ngoài? Tỳ-kheo Thắng Ý đáp: Chẳng tại trong, chẳng tại ngoài. Ông cư sĩ lại hỏi: Đại Đức! Nếu tham dục chẳng tại trong chẳng tại ngoài, chẳng tại Đông, Tây, Nam, Bắc bốn góc trên dưới mười phương, tức là không sinh. Nếu không sinh, cớ sao nói hoặc dơ hoặc sạch? Khi ấy, Tỳ-kheo Thắng Ý sân nhuế chẳng vui, từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi, mà nói rằng: Đây là Tỳ-kheo Hỷ Căn dùng pháp vọng ngữ dối hoặc nhiều người, người này vì chẳng học pháp môn vào âm thanh nên nghe âm thanh Phật thì mừng, nghe âm thanh ngoại đạo thì sân, ở nơi âm thanh Phạm hạnh thì mừng, ở nơi âm thanh không phải Phạm hạnh thì sân, vì chẳng học pháp môn vào âm thanh vậy”. Cho đến, bấy giờ Bồ-tát Hỷ Căn ở trước chúng Tăng nói kệ tụng rằng:

“Tham dục là Niết-bàn

Sân nhuế cũng như vậy

Như trong ba sự đây

Có vô lượng Phật đạo.

Nếu có người phân biệt

Tham dục sân nhuế si

Là người cách xa Phật

Thí như trời và đất

Bồ-đề và tham dục

Là một mà chẳng hai

Đều vào một pháp môn

Bình đẳng không có khác

Phàm phu nghe khiếp sợ

Cách Phật đạo rất xa

Tham dục chẳng sinh diệt

Chẳng năng khiến tâm não

Nếu người có ngã tâm

Và cả có được thấy

Người đó là tham dục

Sắp vào nơi địa ngục

Thật tánh của tham dục

Tức là tánh Phật pháp.

Thật tánh của Phật pháp

Cũng là tánh tham dục

Là hai pháp một tướng

Chỗ gọi là không tướng

Nếu năng biết như vậy

Là dẫn dắt thế gian

Nếu có người phân biệt

Là trì giới hủy giới

Do trì giới luống dối

Khinh miệt nơi người khác

Là người không Bồ-đề

Cũng không có Phật pháp

Chỉ tự lập an trú

Chỉ trong chỗ được thấy

Nếu trú xứ không nhàn

Tự quý mà khinh người

Còn chẳng được sinh trời

Huống gì ở Bồ-đề

Đều do đắm không nhàn

Trú ở tà kiến vậy

Tà kiến và Bồ-đề

Đều đồng không có khác

Chỉ vì danh tự số

Nói phô nên riêng khác

Nếu người thông đạt vậy

Thì là gần Bồ-đề

Phân biệt phiền não dơ

Tức là đắm thấy sạch

Không Bồ-đề Phật pháp

Trú trong có được thấy

Nếu tham đắm Phật pháp

Thì là xa Phật pháp.

Tham không ngại pháp vậy

Thì lại chịu khổ não

Nếu người không phân biệt

Tham dục sân nhuế si

Vì vào ba tánh độc

Thì là thấy Bồ-đề

Thấy người gần Phật đạo

Chóng được vô sinh nhẫn

Nếu thấy pháp hữu vi

Cùng pháp vô vi khác

Là người trọn chẳng được

Hiểu nơi pháp hữu vi

Nếu biết hai tánh đồng

Hẳn quý trong loài người

Phật chẳng thấy Bồ-đề

Cũng chẳng thấy Phật pháp

Vì chẳng đắm các pháp

Hàng ma thành Phật đạo

Nếu muốn độ chúng sinh

Chớ phân biệt tánh đó

Tất cả các chúng sinh

Đều đồng ở Niết-bàn

Nếu năng thấy như vậy

Thì là được thành Phật

Tâm đó chẳng nhàn tĩnh

Mà hiện tướng nhàn tĩnh

Là ở trong trời người

Thì là làm giặc lớn

Người đó không Bồ-đề

Cũng không có Phật pháp

Nếu phát nguyện như vậy

Ta sẽ được làm Phật

Các phàm phu như vậy

Chỗ lực vô minh dẫn

Phật pháp rất thanh tịnh

Dụ đó như hư không

Trong đây không thể thủ

Cũng không có đáng bỏ

Phật chẳng được Phật đạo

Cũng chẳng độ chúng sinh

Phàm phu mạnh phân biệt

Làm Phật độ chúng sinh

Là người ở Phật pháp

Thì cách biệt rất xa

Nếu thấy chúng sinh khổ

Thì là chịu khổ đó

Chúng sinh không chúng sinh

Mà nói có chúng sinh

Trú trong tướng chúng sinh

Thì không có Bồ-đề

Nếu người thấy chúng sinh

Là rốt ráo giải thoát

Không có dâm nhuế si

Biết là làm tướng đời

Nếu người thấy chúng sinh

Chẳng thấy chẳng chúng sinh

Chẳng được Phật pháp thật

Phật đồng tánh chúng sinh

Nếu năng biết như vậy

Thì là tướng thế gian”.

Cho đến, lúc nói các kệ pháp như vậy, có ba muôn Thiên tử được vô sinh pháp nhẫn, một vạn tám ngàn người được lậu tận giải thoát. Và lúc đó, đất nứt rách, Tỳ-kheo Thắng Ý đọa vào địa ngục lớn. Do vì nhân duyên tội nghiệp chướng nên trải qua trăm ngàn muôn ức na-do-tha kiếp, ở địa ngục lớn, chịu các khổ độc, từ địa ngục ra, lại trải qua bảy mươi bốn vạn đời thường bị phỉ báng, trải qua nhiều trăm ngàn kiếp cho đến chẳng nghe danh tự của Phật pháp. Từ đó về sau, lại được gặp Phật, xuất gia học đạo mà không chí vui thích, ở trong sáu mươi hai muôn đời, thường bỏ đạo trở lại tục, cũng vì tội báo nghiệp chướng dư thừa nên qua bao nhiêu trăm ngàn đời, các căn ám độn. Bạch Đức Thế Tôn!! Pháp sư Hỷ Căn thời bấy giờ, tức nay từ đây về phương Đông trải qua mười muôn ức cõi Phật, có cõi nước tên là Bảo Trang Nghiêm, trong đó có vị đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, hiệu là Thắng Quang Minh Oai Đức Vương Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri, nay hiện tại đó. Còn Tỳ-kheo Thắng Ý, là thân con đây vậy. Bạch Đức Thế Tôn! Lúc con chưa vào môn pháp tướng như vậy, chịu khổ phân biệt khổ điên đảo khổ như vậy. Cho nên người muốn phát tâm Bồ-tát, phát tâm Tiểu thừa, chẳng muốn khởi tội nghiệp chướng như vậy, chẳng muốn chịu khổ não như vậy là chẳng nên chống nghịch Phật pháp, không có xứ sở có thể sinh sân si”. Phật bảo: Văn-thù Sư-lợi! Ông nghe các kệ tụng đó được những lợi ích gì? Bạch Đức Thế Tôn! Con hết tội nghiệp chướng rồi, do nhân duyên nghe các kệ tụng đó, mà tại chỗ sinh được lợi căn trí tuệ, được pháp nhẫn sâu, khéo nói pháp mầu. Văn-thù Sư-lợi! Do lực ái mà năng nhớ được tội nghiệp nhân duyên trong vô lượng A-tăng-kỳ kiếp như vậy? Bạch Đức Thế Tôn! Các Bồ-tát có chỗ nghĩ nhớ, có chỗ nói, có chỗ tư duy, đều là thần lực của Phật. Tại sao như vậy? Vì tất cả các pháp đều từ Phật ra”. Nên biết nếu chẳng tin chỗ nói lý của thật tướng trong Tông Kính, thì như Tỳ-kheo Thắng Ý chết hồn chịu khổ lớn của đất nức. Nếu có tin nói như vậy thì như Văn-thù Sư-lợi trí tuệ diệu biện pháp sâu mầu. Tin hủy giao báo nhân quả không sai, xin khuyên khắp cùng các bậc hậu hiền nên tin thọ sâu, nếu tin Bát-nhã phước lớn đủ như văn trước đã nói, nay thuật về tội ở các phương v.v… lược nêu dẫn để chứng minh, như trong kinh Đại Bát-nhã nói rộng về tội phỉ báng pháp, nghĩa là ở phương đây đọa vào địa ngục A-tỳ, cõi này kiếp hoại, tội còn chưa hết thì chuyển dời đến trong địa ngục A-tỳ ở phương khác, phương khác đó lại trải qua kiếp hoại, tội cũng chưa hết, lại dời đến phương khác nữa, như vậy xoay quanh trải khắp mười phương, ở mười phương mới trải qua kiếp tận trở lại sinh trong địa ngục A-tỳ ở cõi đây, ngàn Đức Phật ra đời cứu đó còn khó. Nếu muốn nói thân của kẻ đó chịu, thì người nghe hẳn ói máu nóng mà chết vậy. Tôn giả Thiện Hiện cầu thỉnh nói thân thọ chịu đó, Đức Phật trọn chẳng nói. Cho đến trong kinh Hoa Nghiêm nói Địa ngục Thiên tử, kinh Pháp Hoa nói chẳng khinh bốn chúng, đều là chẳng tin hẳn đọa vào địa ngục A-tỳ. Nếu có người nghe nên phải kinh sợ, lấy làm xét răn hiểu khắp quần mông, tiếp theo nói về quả báo hiện thọ của tin và hủy báng. Thứ nhất, nói về tin. Ở thời Tiền Đường có Sa-môn Thích Tuệ Tuyền người dòng họ Đổng quê ở Tương Dương, xuất gia từ nhỏ, nghe học Tam luận, mới đầu đến chùa Quang Phước, ở trên đảnh núi, việc dẫn lấy nước rất là khổ nhọc. Sau đó, muốn đến chùa khác. Ban đêm thấy có thần nhân thân lớn một trượng mặc áo bào tía đến đảnh lễ Sa-môn Tuệ Tuyền mà nói là: “Cúi xin trú nơi đây mà thường giảng kinh Đại Thừa, chớ vì Tiểu thừa làm lo lắng. Tiểu thừa đó là như ở nơi núi cao không nước chẳng thể làm lợi người. Kinh Đại Thừa giống như biển lớn, tự ở núi đây có nhiều Đức Phật ra đời, một người đọc tụng nói kinh Đại Thừa, năng khiến tại chỗ ở có các thứ trân báu phát sáng, quyến thuộc phồn vinh ưu thắng, nếu có Tiểu thừa thì các sự trước đó đều mất, cúi mong hoằng trì, chớ phụ chỗ mong cầu! Pháp sư cần nước, việc đó dễ vậy. Đến ngày mồng tám tháng sau nhất định có được, tự đến Kiến Nam núi Từ Mẫu ở đó có suối lớn xin một Long vương đi vậy”. Nói xong bèn biến mất. Vừa đến đêm mồng bảy tháng sau, gió lớn thổi mạnh từ phía Tây nam lại, sấm sét chấn động mưa trút đổ, chỉ thấy một dòng suối trong thơm mát mà đẹp, hợp với lòng chúng mong. Đến lúc Sa-môn Tuệ Tuyền thị tịch, suối rồng bèn dần khô cạn. Tin đó, ích lợi đại loại như vậy. Thứ hai, nói về Hủy. Trong kinh Phật Tạng nói: “Ở đời vị lai sẽ có Tỳ-kheo chẳng tu thân giới tâm tuệ, người đó khinh cười Như Lai giảng nói pháp rốt ráo khôngdo Như Lai giảng nói, hoặc có người nghe nói không, tức sẽ kinh sợ, các người đó thật đáng xót thương, hẳn đến thẳng địa ngục không có người cứu”. Ở thời Tiền Đường, có Sa-môn Thích Tuệ Thiếu, người dòng họ Trang, xuất gia từ nhỏ, chuyên tu Tiểu thừa, ở chùa Báo Thiện tại Tương Dương, Long Tuyền dưới tòa Triết công khai giảng Tam Luận, Sa-môn Tuệ Thiếu sinh tâm bất nhẫn nói là “Tam luận nói về không, người giảng đắm trước pháp không”. Nói xong, lưỡi le dài ba thước, mắt, tai, mũi đều chảy máu, suốt bảy ngày chẳng nói năng gì được. Có Luật sư Phục, nghe Sa-môn Tuệ Thiếu bị kéo lưỡi như vậy, bèn bảo rằng: “Ông là người quá si mê, một lời phỉ báng tội quá năm nghịch, có thể tin Đại thừa mới được khỏi đó vậy”. Mới bảo đốt hương phát nguyện sám hối lời nói trước, lưỡi dần thâu vào, Sa-môn Tuệ Thiếu bèn đến nơi Triết công phát tâm thệ nguyện dứt vết, chỉ nghe Đại thừa. Về sau, đến ở chùa Thần Túc tại Hương Sơn, chân chẳng bước ra khỏi ngạch cửa, thường chuyên tập học Đại thừa, có lúc giảng các kinh Hoa Nghiêm v.v… dùng đó để tỏ bày sám tạ, thường ở trong chúng tăng nói lỗi lầm xưa trước đó, riêng ở một phòng thường ngồi thường niệm. Ngày mồng 03 tháng 0 năm Trinh Quán thứ mười một (637) thời Tiền Đường, Sa-môn Tuệ Thiếu đang tọa thiền nơi rừng tùng phía sau chùa, thấy có ba người đi lại, hình mạo rất kỳ lạ, lễ bái xin thọ giới Bồ-tát xong, nói là: “Thiền sư là người Đại lợi căn, nếu chẳng đổi tâm tin pháp Đại thừa, dẫu ngàn Đức Phật đã ra đời, Thiền sư vẫn còn tại địa ngục”. Lại xưa trước, có người phỉ báng Đại thừa, lúc lâm chung phát ra tiếng trâu rống, thì biết quả báo rõ ràng như vậy hẳn quả báo sao mất. Trên đây đều là chướng ngại sâu chẳng tin, hoặc trí cạn nhầm truyền. Y cứ văn khởi kiến chấp sẽ thành báng pháp, như kinh Văn-thù Sư-lợi Tuần Hành nói: Văn-thù Sư-lợi nói: “Đại Đức Xá-lợi-phất! Nếu người nói Như Lai ở quá khứ vị lai và hiện tại có nương tựa hay chẳng nương tựa. Người như vậy là phỉ báng Như Lai. Tại sao? Chân như không niệm cũng không chỗ niệm, chân như chẳng lui sụt, chân như không tướng”. Nay, Đại ý của Tông Kính, văn từ chỗ ghi chép, hoặc là Tổ hoặc là giáo, chỉ có một chữ một câu, hoặc lý hoặc sự hoặc trí hoặc hành, thảy đều hồi hướng chỉ về một tâm chân như. Tại sao? Thật tánh của tâm, gọi là chân như, tánh lấy chẳng cải đổi làm nghĩa, chân do không ngụy mà được tên. Như thì chẳng biến chẳng khác. Vì tâm tánh đây khắp cùng viên dung, ngang khắp mười phương, dọc suốt ba khoảng, đến tất cả thời xứ chưa từng gián đoạn. Phàm có mãi ném căn lành thảy đều hồi hướng, niệm niệm hợp với thể của chân như. Thể không gì chẳng lắng tịch, mỗi mỗi thuận với dụng của chân như. Dụng nào có khuyết. Do đó chỉ khế hợp một như là tự bao hàm các đức. Như trong kinh Hoa Nghiêm nói: Chân như dùng hồi hướng có một trăm câu, trong mỗi mỗi câu không gì chẳng đồng chỉ đều là thành tựu một môn diệu tâm. Như trong kinh nói: “Phật tử! Vị Đại Bồ-tát đây chánh niệm thấu rõ tâm đó bền trú, xa lìa mê hoặc chuyên ý tu hành, thân tâm chẳng động, thành nghiệp chẳng hoại, thú hướng đến Nhất thiết trí trọn chẳng thối chuyển, chí cầu Đại thừa, dõng mãnh không sợ, gieo trồng các gốc đức, an khắp thế gian, sinh căn thiện thắng, tu pháp bạch tịnh, đại bi tăng trưởng tâm báu thành tiện. Cho đến, thí như chân như khắp tất cả xứ không có ngằn mé, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khắp tất cả xứ không có ngằn mé. Thí như chân như chân thật là tánh, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy rõ tất cả pháp chân thật là tánh, thí như chân như luôn giữ bản tánh không có cải biến, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, giữ bản tánh đó thủy chung chẳng đổi. Thí như chân như lấy tất cả pháp không tánh làm tánh, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, rõ tất cả pháp không tánh làm tánh. Thí như chân như không tướng làm tướng, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, rõ tất cả pháp không tướng làm tướng. Thí như chân như nếu có được là trọn không thối chuyển, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, nếu có chỗ được ở các Phật pháp trọn chẳng thối chuyển. Thí như chân như là xứ sở hành của tất cả chư Phật, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy là xứ của tất cả Như Lai sở hành. Thí như chân như lìa tướng cảnh giới mà làm cảnh giới, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, lìa tướng cảnh giới mà làm pháp giới viên mãn của chư Phật ba đời. Thí như chân như năng có an lập, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy đều năng an lập tất cả chúng sinh. Thí như chân như tánh thường tùy thuận, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, tận kiếp vị lai tùy thuận chẳng đoạn. Thí như chân như không thể lường đo, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, đồng như hư không giới tận cùng tâm chúng sinh không thể lường đo. Thí như chân như sung mãn tất cả, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, trong một sát-na khắp cùng pháp giới. Thí như chân như thường trú vô tận, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy rốt ráo vô tận. Thí như chân như không có sánh đối, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, năng viên mãn khắp tất cả Phật pháp không có sánh đối. Thí như chân như thể tánh kiên cố, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, thể tánh kiên cố, chẳng phải chỗ của các hoặc não năng trở ngại. Thí như chân như, chẳng thể phá hoại, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, tất cả chúng sinh chẳng năng tổn hoại. Thí như chân như chiếu sáng làm thể, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, lấy chiếu sáng khắp mà làm tánh đó. Thí như chân như không chỗ chẳng có, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, ở tất cả xứ không chỗ chẳng có. Thí như chân như khắp tất cả thời, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy khắp tất cả thời. Thí như chân như tánh thường thanh tịnh, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy trú ở thế gian mà thể thanh tịnh. Thí như chân như ở pháp vô ngại, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, hành khắp tất cả mà không chỗ ngại. Thí như chân như là mắt các pháp, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, năng vì tất cả chúng sinh làm mắt. Thí như chân như tánh không nhọc mệt, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, tu tất cả các hạnh Bồ-tát luôn không nhọc mệt. Thí như chân như thể tánh lặng sâu, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy tánh ấy rất sâu. Thí như chân như không có một vật, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, rõ biết tánh đó không có một vật. Thí như chân như tánh chẳng phải xuất hiện, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, thể đó vi diệu khó thể được thấy. Thí như chân như lìa các dơ uế che mờ, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, mắt tuệ thanh tịnh lìa các si che mờ. Thí như chân như tánh không cùng đồng, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, thành tựu tất cả các hạnh Bồ-tát tối thượng không gì đồng. Thí như chân như thể tánh tịch tĩnh, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy khéo năng tùy thuận pháp tịch tĩnh. Thí như chân như không có căn bản, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khéo vào tất cả không căn bản. Thí như chân như thể tánh vô biên, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, tịnh (làm trong sạch) các chúng sinh số đó vô biên.

Thí như chân như thể tánh không đắm trước, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, rốt ráo xa lìa tất cả các đắm trước. Thí như chân như không có chướng ngại, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, trừ diệt tất cả thế gian chướng ngại. Thí như chân như chẳng phải chỗ thế gian hành, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, chẳng phải chỗ của các thế gian năng hành. Thí như chân như thể tánh không trú, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, tất cả sinh tử đều chẳng phải chỗ trú. Thí như chân như, tánh không chỗ làm, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, tất cả chỗ làm đều về lìa bỏ. Thí như chân như thể tánh an trú, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, an trú chân thật. Thí như chân như cùng tất cả pháp mà cộng tương ưng, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy cùng các Bồ-tát lắng nghe tu tập mà cộng tương ưng. Thí như chân như trong tất cả pháp, tánh thường bình đẳng, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, ở các thế gian tu hạnh bình đẳng. Thí như chân như chẳng lìa các pháp, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, cùng tận vị lai chẳng bỏ thế gian. Thí như chân như trong tất cả pháp rốt ráo vô tận, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, ở các chúng sinh hồi hướng vô tận. Thí như chân như cùng tất cả pháp không có trái nhau, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, chẳng trái ba đời tất cả Phật pháp. Thí như chân như gồm khắp các pháp căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, đều gồm tất cả căn lành chúng sinh. Thí như chân như cùng tất cả pháp đồng thể tánh đó, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, cùng chư Phật ba đời đồng một thể tánh. Thí như chân như cùng tất cả pháp chẳng lìa bỏ nhau, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, nhiếp trì tất cả pháp thế gian và xuất thế gian. Thí như chân như không gì có thể sáng lòa che, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, tất cả thế gian không gì có thể sáng lòa che. Thí như chân như chẳng thể lay động, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, tất cả ma nghiệp chẳng năng lay động. Thí như chân như tánh không dơ đục, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy tu hạnh Bồ-tát không có dơ đục. Thí như chân như không có biến đổi, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, nghĩ thương chúng sinh, tâm không biến đổi. Thí như chân như chẳng thể cùng tận, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, chẳng phải chỗ các pháp thế gian năng cùng tận. Thí như chân như tánh thường giác ngộ, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, năng giác ngộ khắp tất cả các pháp. Thí như chân như chẳng thể hoại mất, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, ở các chúng sinh khởi chí nguyện ưu thắng, trọn không hoại mất. Thí như chân như năng chiếu sáng lớn, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, dùng ánh sáng trí lớn chiếu các thế gian. Thí như chân như chẳng thể nói phô, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, chỗ tất cả nói phô chẳng thể bày nói. Thí như chân như gìn giữ thế gian căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, năng gìn giữ tất cả hạnh Bồ-tát. Thí như chân như tùy thế gian nói phô, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy tùy thuận tất cả trí tuệ nói phô. Thí như chân như khắp tất cả pháp, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy khắp ở mười phương tất cả cõi Phật hiện thần thông lớn thành đẳng Chánh giác. Thí như chân như không có phân biệt, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, ở các thế gian không chỗ phân biệt. Thí như chân như khắp tất cả thân, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khắp mười phương cõi trong vô lượng thân. Thí như chân như thể tánh không sinh, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, phương tiện hiện sinh mà không chỗ sinh. Thí như chân như không chỗ chẳng có, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, trong khắp cõi nước chư Phật mười phương ba đời, hiện khắp thần thông mà không đâu chẳng có. Thí như chân như khắp có ở đêm, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, ở tất cả đêm phóng ánh sáng lớn làm mọi Phật sự. Thí như chân như khắp tất cả ngày, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, đều khiến tất cả chúng sinh ở ngày thấy Phật thần biến diễn nói pháp luận thối chuyển, lìa dơ thanh tịnh không không lầm lỗi. Thí như chân như khắp ở nửa tháng cho đến một tháng, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, ở các thế gian thứ tự thời tiết được phương tiện lành, ở trong một niệm biết tất cả thời. Thí như chân như khắp ở một năm, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, trú vô lượng kiếp rõ ràng thành thục tất cả căn lành đều khiến viên mãn. Thí như chân như khắp kiếp thành hoại, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, trú tất cả kiếp thanh tịnh không nhiễm, giáo hóa chúng sinh đều khiến thanh tịnh. Thí như chân như cùng tận vị lai, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy tận cùng vị lai, tu các diệu hạnh Bồ-tát thanh tịnh, thành mãn đại nguyện không có thối chuyển. Thí như chân như trú khắp ba đời, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khiến các chúng sinh ở một sát-na thấy ba đời Phật chưa từng một niệm mà có lìa bỏ. Thí như chân như khắp tất cả xứ, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, vượt ra ba cõi hành khắp tất cả đều được tự tại. Thí như chân như trú pháp có không, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, rõ thấu tất cả pháp của có không rốt ráo thanh tịnh. Thí như chân như thể tánh thanh tịnh, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, năng dùng phương tiện tập trợ đạo pháp sạch sửa tất cả các hạnh Bồ-tát. Thí như chân như thể tánh sáng sạch, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khiến các Bồ-tát đều được tâm Tammuội sáng sạch. Thí như chân như thể tánh không dơ, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, xa lìa các dơ, đầy đủ tất cả các ý thanh tịnh. Thí như chân như không ngã ngã sở, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, dùng tâm không ngả ngã sở thanh tịnh sung mãn cõi nước chư Phật mười phương. Thí như chân như thể tánh bình đẳng, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, đạt được bình đẳng trí Nhất thiết trí, chiếu rõ các pháp, lìa các si che mờ. Thí như chân như vượt các số lượng, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, cùng vượt số lượng Nhất thiết trí, nương đại lực pháp tạng mà đồng dừng trú, phát tỏa mây pháp rộng lớn khắp mười phương tất cả thế giới. Thí như chân như bình đẳng an trú, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy phát sinh tất cả các hạnh Bồ-tát, bình đẳng trú ở đạo Nhất thiết trí. Thí như chân như trú khắp tất cả các chúng sinh giới, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, đủ khắp vô ngại Nhất thiết chủng trí, ở chúng sinh giới đều hiện ở trước. Thí như chân như không có phân biệt trú khắp tất cả trong trí âm thanh, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, đầy đủ tất cả các trí ngôn âm, năng thị hiện khắp các thứ ngôn âm mở bày chúng sinh. Thí như chân như trọn lìa thế gian, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, gồm khắp chúng sinh ra khỏi thế gian. Thí như chân như thể tánh rộng lớn, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, đều năng thọ trì Phật pháp rộng lớn ở quá khứ vị lai và trong hiện tại, luôn chẳng quên mất siêng tu tất cả các hạnh Bồ-tát. Thí như chân như không có ngừng nghỉ, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, vì muốn an đặt tất cả chúng sinh ở Địa đại trí, ở tất cả kiếp tu hạnh Bồ-tát không có ngừng nghỉ. Thí như chân như thể tánh rộng lớn khắp tất cả pháp, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, tịnh niệm vô ngại gồm khắp tất cả pháp môn rộng lớn. Thí như chân như gồm khắp các phẩm, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, chứng đắc trí của vô lượng phẩm loại, tu các diệu hạnh chân thật của Bồ-tát. Thí như chân như không chỗ chấp thủ, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, ở tất cả pháp đều không chỗ chấp thủ, trừ diệt tất cả thế gian thủ trước, khiến khắp thanh tịnh. Thí như chân như thể tánh chẳng động, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, an trú hạnh nguyện viên mãn của Phổ Hiền rốt ráo chẳng động. Thí như chân như là cảnh giới Phật, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khiến các chúng sinh đầy đủ tất cả cảnh giới trí tuệ, diệt cảnh phiền não đều khiến thanh tịnh. Thí như chân như không gì năng chế phục, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, chẳng bị tất cả chỗ của tà luận ngoại đạo sự nghiệp các ma chế phục. Thí như chân như chẳng phải có thể tu chẳng phải chẳng thể tu, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, lìa bỏ tất cả vọng tưởng thủ trước, ở tu và chẳng tu, không có phân biệt. Thí như chân như không có lùi bỏ, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, thường thấy chư Phật phát tâm Bồ-đề, Đại thể trang nghiêm trọn không lùi bỏ. Thí như chân như gồm khắp tất cả ngôn âm của thế gian, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, năng được tất cả ngôn âm sai biệt thần thông trí tuệ phát đủ tất cả các thứ ngôn từ. Thí như chân như ở tất cả pháp không chỗ mong cầu, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khiến các chúng sinh nương thừa Phổ Hiền mà xa lìa nơi tất cả pháp không chỗ tham cầu. Thí như chân như trú tất cả địa, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khiến tất cả chúng sinh xả bỏ thế gian địa trú trí tuệ địa, dùng hạnh Phổ Hiền mà tự trang nghiêm. Thí như chân như không có đoạn tuyệt, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, ở tất cả pháp được không chỗ sợ, tùy từng loại âm xứ xứ diễn nói không có đoạn tuyệt, thí như chân như lìa bỏ các lậu, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khiến tất cả chúng sinh thành tựu pháp trí, rõ thấu nơi pháp viên mãn Bồ-đề công đức vô lậu. Thí như chân như không có chút ít pháp mà năng hoại loạn, khiến phần ít đó chẳng phải là giác ngộ, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khiến khắp khai ngộ tất cả các pháp, tâm đó vô lượng khắp cùng pháp giới. Thí như chân như quá khứ chẳng phải khởi đầu, vị lai chẳng phải chưa hiện tại chẳng phải khác, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, vì tất cả chúng sinh mới mới luôn khởi tâm nguyện Bồ-đề, khiến khắp thanh tịnh trọn lìa sinh tử. Thí như chân như ở trong ba đời không chỗ phân biệt, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, hiện tại niệm niệm thường giác ngộ, quá khứ vị lai thảy đều thanh tịnh. Thí như chân như thành tựu tất cả chư Phật Bồ-tát, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, phát khởi tất cả đại nguyện phương tiện, thanh tịnh chư Phật trí tuệ rộng lớn. Thí như chân như rốt ráo thanh tịnh, chẳng cùng tất cả các phiền não câu, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, năng diệt tất cả phiền não chúng sinh, viên mãn tất cả trí tuệ thanh tịnh”. Giải thích: Vậy biết trong trăm câu, trong mỗi mỗi nghĩa không một chữ nào chẳng căn cứ ở tâm mà nói, không một hạnh nào mà chẳng từ tánh khởi, có thể gọi là chân gồm ngọn hạnh, không mỗi hạnh mà chẳng phải chân. Hạnh suốt nguồn chân, không mỗi chân nào mà chẳng phải hạnh, như vậy thì lý sự đủ khắp, tâm cảnh dung thông, chẳng phải đắm trước có vì ngưng không, khỏi kẹt chân mà nhiễm tục, năng khiến chúng sinh chánh tín. Bước bước thành môn nhân của Bồ-đề, hiển thẳng chân tu, niệm niệm mãn biển quả của chư Phật, do đó ghi đủ cả trăm câu, toàn văn rộng lớn, cứu cánh chứng minh diệu chỉ của Tông Kính. Nay thì khuyên khắp các học sĩ ở mười phương, tất cả các hàng hậu hiền, chỉ mong đạo già người nghèo, tình mỏng đức dày, lấy pháp làm bạn, lấy trí làm trước dùng từ tu thân, lợi vật là việc chính, làm chủ pháp thí, chẳng lẫn tiếc gia phong. Không kể chẳng từ đâu, có nghi đều giải quyết, thì giẫm bước theo hành xứ của Phật, khỏi cô phụ bản tâm, diệu hạnh luôn mới. Chí đạo như hiện có. Do đó, trong Chứng Đạo Ca nói: “Cùng Thích tử miệng xưng bần, thật là thân bần đạo chẳng bần. Bần thì thân thường mặc áo vải. Đạo thì tâm giấu trân vô giá. Trân vô giá dùng vô tận, lợi vật đáng thời chẳng keo lận. Ba thân bốn trí viên trong thể. Tám giải sáu thông đất tâm nhiễm”. Đó thì lấy pháp giới làm thân hư không làm lượng. Tình mất lấy bỏ, thấy hết tự tha. Lấy tâm vật làm tâm, môn nào chẳng thuận, lấy ý kia làm ý, pháp nào năng trái. Vào trong Tông Kính pháp nhĩ như vậy. Nên trong Kinh Thư nói: “Lấy tai nghe của triệu người, lấy mắt thấy của bốn biển, lấy thân mình biết thân người, lấy tâm mình biết tâm người. Thánh nhân tâm vô thường lấy trăm họ làm tâm”. Lại nói: “Gồm mình theo người muôn sự tiêu hòa, gồm người theo mình mọi sự tranh khởi”. Thì trong ngoài chỉ về chứng minh vô tận.

Hỏi: Tin thọ và hủy báng pháp Tông Kính đây, tội phước sao trọng vậy?

Đáp: Đây là cha của các hiền, là mẹ của chư Phật, muôn thiện do đây mà sinh. Tin thọ hay hủy báng, đâu chẳng nhận quả báo trọng ư? Do đó, trong kinh Pháp Hoa nói: “Lại như Đại Phạm Thiên Vương là cha của tất cả chúng sinh, kinh đây cũng lại như vậy, là cha của tất cả Hiền Thánh các bậc hữu học vô học và người phát tâm Bồ-tát”. Trong Khởi Tín Sao nói: “Nếu phỉ báng pháp đây, vì tự hại sâu cũng hại người khác, đoạn tuyệt tất cả chủng của Tam bảo. Tất cả Như Lai đều nương pháp đây mà được Niết-bàn, tất cả Bồ-tát nhân đây tu hành mà được và Phật trí”.