TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 90

Hỏi: Phàm, như trên nói thì Niết-bàn chẳng phải có. Trong kinh nói: “Giả sử có một pháp vượt quá Niết-bàn, ta cũng nói như huyễn như mộng”. Tức người hậu học luống nhọc kính mộ ư?

Đáp: Lời nói đó phá chấp trước, chẳng phải hoại pháp tánh. Như Hòa thượng Quán nói: Cật nạn tất cả pháp như huyễn là, vọng pháp duyên sinh có thể chấp thuận như huyễn. Niết-bàn chân thật lại chẳng từ duyên, làm sao đồng huyễn. Nên trong Điệp thích có hai ý: Một, nói rõ tuy chân mà cũng từ duyên, tuy chẳng phải duyên sinh mà là duyên hiển cũng không không tánh; Hai, nói rõ Niết-bàn chẳng phải huyễn vì phá tâm đắm trước Niết-bàn, nói như huyễn vậy. Vậy thì phá Niết-bàn trong tâm, cũng hiển bày Niết-bàn thể tức chân mà thành diệu hữu. Nên biết bốn thứ Niết-bàn trước sau đều có. Do đó, trong luận Duy Thức nói: “Một, tự tánh xưa nay thanh tịnh Niết-bàn, nghĩa là tất cả pháp tướng lý chân như, tuy có khách trần mà bản tánh tịnh, đủ vô số lượng công đức vi diệu, không sinh không diệt, lặng như hư không, tất cả hữu tình bình đẳng cũng có, cùng tất cả pháp chẳng một chẳng khác, lìa tất cả tướng, tất cả phân biệt, tuyệt lối tầm tư dứt đường ngôn ngữ. Chỉ chân Thánh tự chứng bên trong, tánh đó vốn tịch, nên gọi là Niết-bàn; Hai, hữu dư y Niết-bàn, nghĩa là tức chân như ra phiền não, tuy có khổ tinh tế nương tựa chưa diệt, mà chướng trọn diệt, nên gọi là Niết-bàn; Ba, vô dư y Niết-bàn, nghĩa là tức chân như ra khổ sinh tử. Phiền não đã tận, các nương khác cũng diệt, các khổ trọn diệt, nên gọi là Niết-bàn; Bốn, vô trú xứ Niết-bàn, nghĩa là tức chân như ra sở tri chướng, chỗ đại bi Bát-nhã thường phụ giúp. Do đó, chẳng trú sinh tử Niết-bàn, lợi lạc hữu tình tận cùng ngằn mé tương lai, dụng mà thường vắng lặng, gọi là Niết-bàn”.

Hỏi: Nói pháp thân là, tâm làm thân của nhà pháp. Thân là nghĩa tích tụ, tích tập hàm tàng tất cả muôn pháp, nên gọi là tâm, tức dụng gì lại lập hai pháp Bát-nhã và giải thoát?

Đáp: Pháp thân tức là người, người phải có linh trí, nên gọi là Bátnhã, nếu được Bát-nhã chiếu thì hiển hiện lui sụt. Nên trong kinh nói: “Ẩn gọi là Như Lai tạng, hiển gọi là pháp thân”. Lại, nếu được Bát-nhã thì tất cả xứ không đắm trước, chẳng bị cảnh buộc tức là giải thoát. Nếu hiển bày pháp thân được giải thoát, công toàn do Bát-nhã, chẳng phải chỉ hai pháp đây, tất cả muôn hạnh đều do Bát-nhã lập. Nên năm độ như kẻ mù. Bát-nhã như người dẫn dắt. Nếu bố thí mà không Bát-nhã, chỉ được vinh hạnh một đời, sau nhận chịu ương trái khác, nếu trì giới mà không Bát-nhã tạm sinh lên cõi Dục, trở lại đọa trong địa ngục Nêlê. Nếu nhẫn nhục mà không Bát-nhã, quả báo được hình đoan chánh mà chẳng chứng nhẫn tịch diệt. Nếu tinh tấn mà không Bát-nhã, nhọc dấy công sinh diệt mà chẳng hướng đến biển chân thường. Nếu thiền định mà không Bát-nhã, chỉ hành thiền cõi Sắc mà chẳng vào định Kim cang. Nếu muôn thiện mà không Bát-nhã, không đó thành nhân hữu lậu, chẳng khế hợp với quả vô vi. Nên biết Bát-nhã là bậc thầy dẫn lối trong đường hiểm nạn, là đuốc sáng trong nhà mê tối, là mái chèo trí trong biển sinh tử, là thuốc tốt trong bệnh phiền não, là gió lớn của thổi nát núi tà, là tướng mạnh phá quân ma, là mặt nhật chói sáng chiếu đường u tối, là sấm rền cảnh tỉnh thức mê, là chìa khóa vàng mở tung ngu mù, là cam lồ rưới thấm khát ái, là dao tuệ cắt đứt lưới si, là châu báu cung cấp cho người bần khổ. Bát-nhã nếu chẳng sáng, muôn hạnh hư bày. Tổ sư nói: Chẳng nhận biết huyền chỉ, luống nhọc niệm tỉnh, chẳng thể sát-na quên chiếu, thô mất vậy trái nhau, vì ba pháp đây chẳng dọc chẳng ngang chẳng một chẳng khác, năng thành bí tạng Niếtbàn. Như trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Phật dạy: Ta nay phải khiến tất cả chúng sinh và cả bốn bộ chúng con ta thảy đều an trú trong Bí mật tạng. Ta cũng lại phải an trú trong đó, vào nơi Niết-bàn. Thế nào gọi là tạng của Bí mật? Giống như ba điểm của chữ nhất, nếu đều thì chẳng thành kia, trung cũng chẳng thành kia, như ba mắt trên mặt Ma-hê-thủla, mới được thành ba điểm của chữ kia. Nếu ràng buộc cũng chẳng được thành. Ta cũng như vậy, pháp của giải thoát cũng chẳng phải Niếtbàn, thân của Như Lai cũng chẳng phải Niết-bàn. Ma-ha Bát-nhã cũng chẳng phải Niết-bàn, ba pháp mỗi khác cũng chẳng phải Niết-bàn. Ta nay an trú ba pháp như vậy, vì chúng sinh nên gọi là vào Niết-bàn”. Do đó nói: Pháp thân thường tròn chủng trí, giải thoát đủ tất cả, đều là Phật pháp không có hơn kém, nên chẳng dọc, ba đức cùng ngầm đồng một pháp giới, ra ngoài pháp giới xứ nào riêng có pháp, nên chẳng ngang, năng kiến lập các thứ nên chẳng một, đồng về Đệ nhất nghĩa nên chẳng khác. Tuy ba mà một, tuy một mà ba. Một thì hoại ở ba đế, khác thì mê ở một thật. Tại cảnh thì ba đế viên dung, tại tâm thì ba quán đều vận, tại nhân thì ba đạo tương tục, tại quả thì ba đức tròn khắp, gốc ngọn cùng thâu như vậy mới vào tạng của Đại Niết-bàn Bí Mật. Các bậc Cổ đức nói: Ba đức đây chẳng lìa một như, đức dụng phân khác, chiếu của tức tịch là Bát-nhã, tịch của tức chiếu là giải thoát. Thể của tịch chiếu là pháp thân, như một viên châu tròn sáng sạch. Sáng tức Bát-nhã, sạch tức giải thoát. Tròn thể pháp thân, căn cứ dụng chẳng đồng, thể chẳng lìa nhau, nên ba pháp đây chẳng tung chẳng hoành chẳng dọc chẳng ngang, như mắt của trời, như chữ nhất của đời, gọi là Bí Mật Tạng, là Đại Niết-bàn. Lại, Thai giáo loại thông ba quỹ pháp: Một, Chân tránh quỹ. Hai, Quán chiếu quỹ. Ba, giúp quỹ thành, tức là ba đức. Vì Chân tánh quỹ là thể một thừa, đây là pháp thân, tất cả chúng sinh đều một thừa vậy. Vì Quán chiếu quỹ là Bát-nhã, chỉ điểm chân tánh vắng lặng mà thường chiếu, bèn là quán chiếu Đệ nhất nghĩa không. Vì Tư quỹ giúp thành là giải thoát, chỉ điểm chân tánh pháp giới, hàm tàng các hành vô lượng các thiện, tức Như Lai tạng. Ba pháp chẳng một chẳng khác, như điểm trong châm như ý luận sáng bàn báu, sáng báu chẳng cùng châu một chẳng cùng châu khác, chẳng dọc chẳng ngang, ba pháp cũng như vậy. Nay lại rộng loại thông mười thứ ba pháp: Một, ba đạo. Hai, ba thức. Ba, ba Phật tánh. Bốn, ba Bát-nhã. Năm, ba Bồ-đề. Sáu, ba Đại thừa. Bảy, ba thân. Tám, ba Niết-bàn. Chín, ba báu. Mười, ba đức. Mười thứ ba pháp đây thông thâu tất cả các pháp nhân quả Thánh phàm. Nay dẫn trong Kim Quang Huyền Nghĩa Quán Tâm rộng giải thích mười thứ ba pháp là, trong kinh Tịnh Danh nói: “Giải thoát của chư Phật, phải cầu trong tâm hành của chúng sinh, nếu chẳng quán tự tâm, chẳng phải trí phần của mình, chẳng năng mở phát kho báu tự thân”. Nay muốn luận trân báu của phàm phu địa, tức nghe tu, nên rõ quán tâm giải thích vậy. Một, Quán tâm rõ ba đạo (đường) là: Một là, phiền não đạo, tức ba chi vô minh ở quá khứ và ái thủ ở hiện tại. Hai là, nghiệp đạo, tức hai chi hành ở quá khứ và hữu ở hiện tại. Ba là, khổ đạo, tức bảy chi thức danh sắc lục nhập xúc thọ ở hiện tại và sinh tử ưu bi khổ não ở vị lai. Nay quán tâm vương tức khổ đạo, quán tuệ tâm sở tức phiền não đạo, quán các tâm sở khác tức nghiệp đạo. Trong kinh Tịnh Danh nói: “Quán thân thật tướng, quán Phật cũng vậy” là, như đầu v.v… sáu phần mỗi mỗi là thân, đây tức nhiều thân. Nếu riêng có một thân, thì điều ấy không có, mỗi mỗi chẳng phải thân, hợp thời cũng không. Nếu dầu v.v… sáu phần cầu thân chẳng phải được. Hiện tại chẳng trú nên chẳng thể được, quá khứ nhân diệt cũng chẳng thể được, vị lai chưa đến cũng chẳng thể được, ngang dọc như vậy tìm cầu thân rốt cùng chẳng thể được thì là không, không cũng chẳng thể được, cũng có cũng không cũng chẳng thể được, chẳng phải có chẳng phải không cũng chẳng thể được, chỉ có danh tự, danh tự là thân, danh tự như vậy chẳng tại trong, chẳng phải trong bốn ấm vậy, chẳng tại ngoài, chẳng phải trong sắc ấm vậy, chẳng tại khoảng giữa, chẳng phải sắc tâm hợp vậy, cũng chẳng thường tự có, chẳng phải lìa sắc tâm vậy. Phải biết, danh không được công của vật. Vật không ứng thật của danh, giả thật đã không, danh vật sao có. Quán thân như đây là quán thật tướng. Quán thân là giả danh, giả danh đã như đây, quán sắc thọ tưởng hành thức cũng như vậy, tức là khổ đạo quán vậy. Quán phiền não đạo là, phiền não và nghiệp đều là thân nhân nay tạm lấy phiền não làm thân nhân mà quán vậy. Trong kinh Tịnh Danh nói: “Chẳng hoại thân nhân mà tùy một tướng” là, nên làm bốn câu để phân biệt. Thân ai nhân quả đều hoại, thân ai nhân quả đều chẳng hoại, ai hoại quả chẳng hoại nhân, ai hoại nhân chẳng hoại quả. Thế nào là thân quả? Là chỗ cha mẹ sinh đầu v.v… sáu phần vậy. Thế nào là thân nhân? Tham sân si thân miệng ý nghiệp v.v… vậy. Nay tạm bỏ ba nghiệp, quán bốn quả tham nhuế si v.v… vì trí quán vô thường khổ không phá tham nhuế si. Chủng tử đoạn, gọi là hoại thân nhân, chẳng thọ hậu hữu gọi là hoại nhân quả. Các hàng phàm tục ăn ngon mặc đẹp nuôi lớn năm ấm, buông tâm thả tánh phóng túng tham sân, tự não não tha, một thân chết hoại lại thọ một thân, nhân quả tương tục không có ngằn mé, đó gọi là nhân quả đều chẳng hoại. Như phạm luật vua giao phó Chiên-đà-la, như oán đối tự hại thể đó, thân đã rã hoại, bốn ấm cũng hết, đó là hoại quả. Tham nhuế si thân nhân chuyển lại mạnh mẽ càng chìm đắm sinh tử không kỳ hạn được thoát, đó là hoại quả chẳng hoại nhân, vì trí quán vô thường đoạn năm phần dưới nhân trói buộc, năm phần dưới quả thân còn chưa hết, đó gọi là hoại thân nhân chẳng hoại thân quả. Bốn câu như vậy, còn hoại chẳng đồng, đều chẳng tùy một tướng. Mà tùy một tướng là, chỗ gọi là tu Đại thừa quán, quán một niệm tâm tham sân si. Tâm là tự khởi hay đối trần khởi, hay căn trần cộng khởi, hay lìa căn trần khởi? Đều không nghĩa đây. Chẳng phải tự chẳng phải tha chẳng phải cộng chẳng phải không nhân, cũng chẳng phải niệm trước diệt nên khởi. Chẳng phải sinh, chẳng phải chẳng phải sinh, cũng chẳng phải diệt chẳng phải chẳng phải diệt, ngang dọc như vậy, tìm cầu tâm chẳng khá được. Tâm còn không gốc, chỗ nào luận hoại. Đó gọi là chẳng hoại thân nhân mà tùy một tướng. Quán nghiệp đạo là, như trong kinh Tịnh Danh nói: “Cất bước đặt chân không gì chẳng phải là đạo tràng, đầy đủ tất cả Phật pháp vậy”. Quán lúc cất bước, đó nghiệp cất. Nếu nghiệp cất chẳng liên quan là, nghiệp là cất chẳng liên quan ở nghiệp, mỗi mỗi đã chẳng cất, hợp cũng không cất, hợp đã không cất, lìa nào được cất, cất bước đã không đặt chân cũng không. Quán đi đã không, đứng ngồi nằm nói phô nắm làm cũng là như vậy, đó là quán nghiệp đạo thật tướng; Hai, Quán tâm rõ ba thức là, đế quán một niệm tức không tức giả tức trung, tức là quán tâm thức ở ba thức. Tại sao? Ý thức gá duyên phát ý, vốn không thức đó, duyên chỗ nào phát. Lại, trong duyên là có thức hay không thức? Nếu có thức duyên tức là thức, sao gọi là duyên, nếu không thức sao năng phát thức, nếu ý duyên hợp phát, cả hai đều không vậy. Hợp chẳng năng phát lìa cũng chẳng thể. Phải biết thức đây chẳng tại một xứ, tùy các duyên sinh. Pháp tùy duyên sinh, ta nói tức là không, ở trong không đây giả làm phân biệt là ác thức hay là thiện thức, là chẳng phải ác chẳng phải thiện thức, các thứ suy lường, cưỡng cho là chẳng phải. Thức nếu định không chẳng thể làm giả. Thức nếu định giả chẳng thể làm không. Phải biết, không chẳng phải không, giả chẳng phải giả, chẳng phải không chẳng phải giả, song mất hai biên, chánh hiển Trung đạo, một niệm trong thức ba quán đầy đủ, thức ở ba thức cũng chẳng được ba quán. Nên trong kinh Tịnh Danh nói: “Chẳng quán sắc, chẳng quán sắc như, chẳng quán sắc tánh, cho đến chẳng quán thức chẳng quán thức như chẳng quán thức tánh, tuy chẳng được thức chẳng được thức như, chẳng được thức tánh, song chiếu thức thưc như thức tánh, rõ ràng không lạm. Vì chiếu thức tánh nên là thức Am-ma-la, chiếu thức như nên là thức A-lại-da, cũng chiếu cũng diệt nên là thức A-đà-na. Đó gọi là quán ba thức trong tâm; Ba, Quán tâm rõ ba Phật tánh là: Một là chánh nhân Phật tánh, Phật gọi là giác, tánh gọi là bất giác, tức là chẳng phải thường chẳng phải vô thường, như kho vàng trong đất, chỗ thiên ma ngoại đạo chẳng thể hoại. Hai là liễu nhân Phật tánh, giác trí chẳng phải thường chẳng phải vô thường, trí và lý tương ưng, như người khéo biết kho vàng, trí đây chẳng thể phá hoại. Ba là nhân duyên Phật tánh, tất cả chẳng phải thường chẳng phải vô thường, công đức thiện căn hỗ giúp hay biết mở bày chánh tánh, như cày bừa trừ cỏ đào bới ra kho vàng, quán tâm tức trung là chánh nhân Phật tánh, tức không là liễu nhân Phật tánh, tức giả là duyên nhân Phật tánh. Lại nữa, Phật là giác trí, tánh là lý cực. Năng dùng giác trí chiếu lý cực đó, trí cảnh tương xưng, hợp mà nói đó gọi là Phật tánh, nay quán tâm năm ấm xứng thật tướng năm ấm, 2 gọi là chánh nhân Phật tánh, quán giả danh thật tướng, gọi là liễu nhân Phật tánh, quán các tâm sở xứng thật tướng tâm sở, gọi là duyên nhân Phật tánh. Nên trong kinh nói: “Phật tánh là, chẳng tức sáu pháp, chẳng lìa sáu pháp” là nghĩa đây vậy; Bốn, Quán tâm rõ ba Bát-nhã là, một là thật tướng Bát-nhã, chẳng phải vắng lặng chẳng phải chiếu tức Nhất thiết chủng trí. Hai là, quán chiếu Bát-nhã, chẳng phải chiếu mà chiếu tức Nhất thiết trí. Ba là, phương tiện Bát-nhã tức chẳng phải vắng lặng mà vắng lặng, tức đạo chủng trí, quán một niệm tâm tức không tức giả tức trung, tức là ba Bát-nhã. Tại sao? Một niệm tâm tất cả tâm, tất cả tâm một niệm tâm, chẳng phải một chẳng phải tất cả. Một niệm tâm tất cả tâm là, từ tâm sinh tâm, tạp tạp nhiều nhiều, gió lớn ngự dòng nhanh chẳng được làm dụ, ngày đêm thường sinh vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng sinh, sáu đường xoay chuyển mười hai móc xích, từ tối vào tối, tối không ngằn mé, đều là lỗi của tâm vậy, nên nói một niệm tâm tất cả tâm. Đây là nơi hết chỗ mê của phàm phu. Tất cả tâm một tâm là, nếu năng biết lỗi sinh nhàm chán đều tự giữ gìn ra, như ở đời chỉ đóm lửa nhỏ thiêu đốt đống củi lớn, đặt một viên châu nhỏ lắng trong biển lớn. Năng quán tâm không, từ chỗ tâm sinh tất cả tâm. Không đâu chẳng tức không, nên nói tất cả tâm một tâm. Một tâm như đây mới là nơi hết chỗ mê của hàng Nhị thừa, chẳng phải đạo cứu cánh đều mất cả hai biên vậy. Phiền não chẳng phải một chẳng phải tất cả. Trong Đại Kinh nói: “Nương trí chớ nương thức”, thức chỉ cầu lạc, thức phàm phu cầu vọng lạc, thức hàng Nhị thừa cầu Niết-bàn lạc, cho nên cả hai đều mất, chẳng thể nương tựa. Trí thì cầu lý, quán như vậy là, tức là một tâm ba trí. Tức không là quán chiếu Bát-nhã, Nhất thiết trí. Tức giả là phương tiện Bátnhã, đạo chủng trí. Tức trung là thật tướng Bát-nhã, Nhất thiết chủng trí, là ba trí trong một tâm được, tức không tức giả tức trung, không trước không sau chẳng chung chẳng riêng, vi diệu sâu mầu rất đáng nương tựa, đó là quán tâm ba Bát-nhã; Năm, Quán tâm rõ ba Bồ-đề: Một là, thân tánh Bồ-đề lấy lý làm đạo, hai là, thật trí Bồ-đề lấy trí tuệ làm đạo, ba là, phương tiện Bồ-đề lấy thiện xảo hòa hợp làm đạo. Nay quán tâm của một niệm tức không tức giả tức trung là ba tâm Bồ-đề. Tại sao? Một tâm tất cả tâm, giao xen rối loạn như tơ như cát như tằm như ngài, làm khổ làm não, nếu biết tức không chân đế tâm Bồ-đề, độ chúng sinh của tâm sở dối loạn, thông ngưng bít của bốn trú. Nếu tức giả phát tâm Bồđề là, không tuy khỏi vọng loạn, trong kinh nói: Không loại ý chúng sinh mà mắt trí rất mù tối, lại là ba hầm hố vô vi, là chim oán Đại thừa, chưa đủ Phật pháp, chẳng nên diệt thọ mà thủ chứng? Nếu biết tức giả tục đế tâm Bồ-đề, độ chúng sinh của tâm sở trầm không, thông ngưng bít của trần sa, phân biệt có thể được chăng? Lúc phân biệt nên phân biệt thuốc bệnh, phân biệt hòa hợp, chẳng trú vô vi, nên nói tức giả phát tâm Bồ-đề, không là phù tâm đối trị, giả là trầm tâm đối trị, do bệnh nên có thuốc, thuốc còn là lành bệnh. Bệnh hết thuốc ngưng, cả hai nên xả bỏ, chẳng phải không chẳng phải giả đều mất hai biên, tức phát Trung đạo Đệ nhất nghĩa đế tâm Bồ-đề, độ chúng sinh của tâm sở hai biên, thông ngưng bớt của vô minh, vì chẳng trú pháp trú ở Trung đạo, nên nói tức trung, lúc nói như ba lần lượt quán thì chẳng vậy, trong một tâm đủ ba tâm Bồ-đề vậy; Sáu, Quán tâm rõ ba Đại thừa: Một là, Lý thừa, lý tánh hư thông nhậm vận mang đội các pháp vậy. Hai là, Tùy thừa, trí tùy ở cảnh như nắp tùy hộp. Ba là, Đắc thừa, nếu đắc quả nên tự giải thoát, nên đắc cơ nên khiến tha giải thoát, quán tâm của một niệm tức không tức giả tức trung ba Đại thừa. Tại sao? Tuy quán một niệm tâm mà thật có bốn vận, tâm đây xoay chuyển chẳng thôi, chỗ gọi là chưa niệm, muốn niệm chánh niệm niệm rồi, từ chưa niệm vận động đến muốn niệm, từ muốn niệm vận động đến chánh niệm, từ chánh niệm vận động đến niệm rồi, lại trở lại khởi vận động vận động vô cùng, chẳng biết dừng nghỉ, như nhắm mắt tại thuyền chẳng biết nhanh đó, quán một niệm vận động tâm tức không tức giả tức trung, mỗi mỗi vận động tâm cũng lại như vậy, từ tâm đến tâm, không đâu chẳng tức không tức giả tức trung, vậy thì từ ba đế vận đến ba đế, không lúc nào chẳng ba đế, nếu tùy bốn vận động vận vào sinh tử, nếu tùy bốn vận động vận vào Niết-bàn, quán của tức không, thừa nói tùy thừa vận động đến chân đế, quán của tức giả, thừa nơi đắc thừa vận đến tục đế, quán của đức trung, thừa nơi lý thừa vận động đến trung đế. Ba thừa tức một thừa, thừa đó vi diệu Đệ nhất quán trí, chỗ Phổ Hiền Đại nhân thừa vậy; Bảy, Quán tâm rõ ba thân, chỗ gọi là lý pháp tụ gọi là pháp thân, trí pháp tụ gọi là báo thân, công đức pháp tụ gọi là ứng thân. Đế quán một niệm tâm tức không tức giả tức trung, tức là ba thân. Tại sao? Trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:

“Tâm như người thợ vẽ

Tạo các thứ năm ấm”.

Nếu tâm duyên phá giới sự tức thân địa ngục, duyên không hổ thẹn kiêu mạn tức thân súc sinh, duyên siểm nịnh quanh co tham lận tức thân ngạ quỉ, duyên tật đố dối trá cạnh tranh, tức thân Tu-la, duyên năm giới phòng ngăn năm ác tức thân người, duyên mười thiện phòng ngăn mười ác, duyên thiền định phòng ngăn tán loạn tức thân trời, duyên vô thường khổ không vô tướng nguyện tức thân Thanh văn, duyên pháp mười hai nhân duyên tức thân Duyên giác, duyên từ bi lục độ tức thân Bồ-tát, chuyên chân như thật tướng tức thân Phật, lên khó xuống dễ, phần nhiều duyên các thân ác. Nên biết các thân đều do tâm tạo. Thí như đại địa năng sinh các thứ mầm, nếu quán năm thọ ấm thấu suốt không không chỗ có, từ chỗ tâm sinh tất cả các thân, đều không không chỗ có, như lật úp đại địa cỏ cây nghiêng đổ hết, nên nói tức không. Nếu tức không là, trọn chìm đắm đoạn diệt, còn chẳng năng ở một không tâm năng khởi một thân, làm sao năng được dạo chơi năm đường để hiện thân đó, chẳng năng đáng dùng thân Phật được độ thoát mà vì hiện thân Phật, đáng dùng bốn chúng ba thừa trời rồng tám bộ các thứ thân được độ thoát, thảy đều thị hiện đồng sự nghiệp đó, là lỗi đây vậy, nên nói tức giả. Tức giả đồng thân sáu đường, quán thân như vậy đọa ở hai biên, chẳng phải khéo quán thân, khéo quán thân là, như trong Đại Kinh nói: “Chẳng được thân, chẳng được thân tướng, cho đến rốt ráo thanh tịnh”, là nghĩa đây vậy, nên nói tức trung. Nói tức trung là, tức là pháp thân, tức không là tức là báo thân, tức giả là tức là ứng thân; Tám, Quán tâm rõ ba Niết-bàn: một là tánh tịnh, hai là viên tịnh, ba là phương tiện tịnh, chẳng sinh chẳng diệt gọi là Niết-bàn, các pháp thật tướng chẳng thể nhiễm chẳng thể tịnh, chẳng nhiễm tức chẳng sinh, chẳng tịnh tức chẳng diệt, chẳng sinh chẳng diệt gọi là tánh tịnh Niết-bàn, ta nhân khế lý, mê hoặc rốt ráo chẳng sinh, trí tuệ rốt ráo chẳng diệt, chẳng sinh chẳng diệt gọi là viên tịnh Niết-bàn. Lặng lẽ mà thường chiếu, cơ cảm tức sinh, sinh đây chẳng phải sinh, duyên rơi rụng tức diệt. Diệt đây chẳng phải diệt, chẳng sinh chẳng diệt, gọi là phương tiện tịnh Niết-bàn. Đế quán tâm tánh xưa nay tịch diệt chẳng nhiễm chẳng tịnh, nhiễm nên gọi là sinh, tịnh nên gọi là diệt, sinh diệt chẳng năng hủy nên thường, chẳng năng nhiễm nên tịnh, chẳng năng ngại nên ngã, chẳng năng thọ nên lạc, đó là tánh tịnh Niết-bàn, nếu vọng niệm tâm khởi, đều dùng chánh quán quán đó, khiến chánh quán đây cùng pháp tánh tương ưng. Vọng niệm chẳng năng hủy chẳng năng nhiễm, chẳng năng ngại chẳng năng thọ là, gọi là viên tịnh Niết-bàn. Vì vô duyên từ không sinh thị sinh, vì đồng thể bi, không diệt hiện diệt, tất cả cảnh giới sinh diệt, ngoại đạo thiên ma chẳng năng hủy chẳng năng nhiễm chẳng năng ngại chẳng năng thọ là, phương tiện tịnh Niết-bàn; Chín, Quán tâm rõ ba báu, là Phật Pháp Tăng là ba, đáng tôn đáng trọng là báu (bảo), chí lý có thể tôn gọi là pháp bảo, trí của giác lý, có thể tôn gọi là Phật bảo, Tỳ-lô-giá-na khắp tất cả xứ, tức sự mà lý, hòa đây có thể tôn gọi là Tăng bảo. Đế quán tâm của một niệm tức không tức giả tức trung là ba báu. Lý của ba đế bất giác nên là pháp bảo, trí của ba đế năng giác nên là Phật bảo. Ba đế ba trí tương ưng hòa hợp nên là Tăng bảo, không đế trí chẳng phát, không trí đế chẳng hiển. Trí chẳng hòa, chẳng năng đại dụng lợi ích chúng sinh. Hai thứ đều đáng tôn đáng trọng cho nên đều xưng là bảo; Mười, Quán tâm rõ ba đức. Những gì là ba? Thế nào là đức? Đó là pháp thân, Bát-nhã và giải thoát là ba. Thường lạc ngã tịnh là đức. Một là pháp thân, pháp gọi là đáng khuôn phép (khả quỹ), chư Phật khuôn phép đó mà được thành Phật, nên trong kinh nói:

“Thầy của chư Phật đó là pháp”. Thân là tụ, một pháp đủ tất cả pháp, có không khuyết giảm nên gọi là thân. Trong kinh nói: “Thân ta là chân thiện tri thức của tất cả chúng sinh”. Bát-nhã là rõ biết các pháp tụ tán, chẳng phải tụ chẳng phải tán, tức là rõ biết pháp của ba đế, giải thoát là, ở nơi các pháp không nhiễm không trú, ba pháp đây đều đủ bốn đức của thường lạc ngã tịnh. Chắc thật quán tâm của một niệm, tức không tức giả tức trung. Tức không là một không tất cả không, không có giả không có trung mà chẳng không, không không có tích tụ mà gọi là tạng, tạng đủ tất cả nên gọi đó là đức. Tức giả nên một giả tất cả giả, không có không không có trung mà chẳng giả, giả gồm các pháp cũng gọi là tạng, tạng đủ tất cả nên gọi là đức. Tức trung nên một trung tất cả trung, không có không không có giả mà chẳng trung, trung gồm tất cả cũng gọi là tạng, tạng đủ tất cả nên xưng đó là đức, chẳng thể nghĩ bàn chẳng dọc chẳng ngang chẳng chung chẳng riêng. Chư Phật tức trung làm thể nên gọi là pháp thân, dùng tức không làm mạng nên gọi là Bát-nhã, dùng tức giả làm lực nên gọi là giải thoát, mỗi mỗi đều thường lạc ngã tịnh không có khuyết giảm, nên xưng là ba đức, mỗi mỗi đều là pháp giới nhiều chỗ hàm tàng nên xưng là bí tạng. Nên trong kinh Tịnh Danh nói: “Giải thoát của chư Phật phải tìm cầu ở trong tâm hành của chúng sinh”. Phải biết tâm ta cũng vậy, tâm chúng sinh cũng vậy. Ta và kia đã vậy chư Phật cũng vậy, tâm Phật và chúng sinh là ba không sai biệt. Mười thứ ba số (pháp) trên cũng một chẳng phải một, chẳng phải một chẳng phải chẳng phải một. Ba pháp chẳng nghĩ bàn vậy. Thủy chung chỉ là một thứ ba pháp. Tại phàm là ba đạo, nếu vào Thánh phàm ba đức. Ngoài ra căn cứ lý trí hành giải v.v… thành các thứ ba pháp, lấy làm quyến thuộc, rốt ráo chẳng động chúng sinh nhân địa ba đạo, thành mãn chư Phật quả địa ba đức, gốc ngọn cùng còn nhân quả đồng thời. Vì diệu lý bản hữu nên gọi là ba tánh, diệu lý chẳng hư nên gọi là ba đế. Mê diệu lý đây nên gọi là ba chướng. Đã có ba đời luân chuyển phan duyên chẳng dứt, nên gọi là mười hai nhân duyên đầy đủ ba khổ. Nếu muốn trở lại cội nguồn, thấu rõ ba chướng ngày nay, tức là ba tánh xưa nay, nên gọi là ba quán. Diệu lý hiển hiện nên gọi là ba đức. Lại quỹ tắc hành nhân gọi là ba pháp, chỗ chiếu là ba đế, chỗ phát là ba quán, quán thành là ba trí, dạy kẻ khác gọi là ba ngữ, trở về tông gọi là ba thú, được ý loại đây tất cả đều thành pháp môn. Nay lại dùng ba quỹ (khuôn phép) loại thông ba đạo (đường) trong nhân: Một là, khổ đạo; hai là, phiền não đạo; ba là, nghiệp đạo. Khổ đạo tức chân tánh. Trong kinh nói: “Tướng thế gian thường trú”, há chẳng tức sinh tử kia mà là pháp thân ư? Phiền não đạo tức quán chiếu quỹ (khuôn phép) quán chiếu vốn chiếu hoặc, không hoặc thì không chiếu, tất cả pháp không là vậy. Quỹ giúp thành tức nghiệp đạo, ác là giúp của thiện, không ác cũng không thiện, trong Kinh Thư nói: “Người thiện là của người bất thiện, người bất thiện là trò của người thiện”. Trong kinh nói: “Chúng ta niệm Phật nên đều đang nhẫn là sự. Ác chẳng lại thêm hại, chẳng được dùng niệm. Do đó nói thiện tri thức là Đề-bà-đạt-đa vậy”. Lại nói: Khổ tức pháp thân, chẳng phải hiển hiện nên gọi là pháp thân. Tham nhuế si tức Bát-nhã, chẳng phải năng rõ nên gọi là Bát-nhã, không chỗ có thể chiếu, tánh tự rõ suốt nghiệp hành trói buộc nên gọi là giải thoát, chẳng phải đoạn trói buộc mà thoát, cũng không thể chúng ta buộc, cũng không năng buộc nên gọi là giải thoát. Lại, các bậc tiên đức nói: Nên nói Phật địa hết chướng lụy nên xưng là giải thoát. Thật tánh thể sắc tức thân Như Lai. Chủng trí tròn sáng là Đại Bát-nhã, ba sự tức ngã, xứ nào tung hoành. Ngã tức ba sự, nếu làm thành riêng, an trú như vậy là Đại Niết-bàn bởi vì tất cả chư Phật tức một sắc tâm. Tâm là năng biến, sắc là sở biến, sở biến tức tướng thấy, năng biến tức tự chứng. Thể đã không riêng, gì lại dọc ngang. Ngay do chẳng rõ tâm duyên sinh hai vọng tưởng, tướng trói buộc thô trọng bèn thành ngăn ngại, mê chấp sắc tướng là chỗ thân ta, chỗ thân ta sinh thật do si ám, si ám che lấp nên thấy chết thấy sống, sống chết cùng trôi nổi, tâm cũng lưu chuyển, khổ của lưu chuyển vốn tại thân tâm, nếu năng rõ tâm và cảnh thì vọng tưởng chẳng sinh, tướng buộc đã trừ, thô trọng cũng dứt, trọn tuyệt ngăn ngại bèn thành tựu giải thoát. Thông đạt sắc tướng đều tạng tánh hiện, không còn ngã sở tức thân Như Lai. Chiếu A-đà-na xứ vi tế sâu mầu. Si ám chẳng che là Ma-ha Bát-nhã, ngộ bản tánh đây xưa nay chẳng sinh, thể dụng không cùng rốt sau cũng chẳng diệt. Lại, ba đức là, có đạo tánh trước được, đạo phần giữa được, đạo cứu cánh sau được. Nếu tánh được là, như kinh Duy-ma nói: “Chúng sinh như Di-lặc như. Một như không hai như, tánh đây được pháp thân, tất cả chúng sinh tức tướng Bồ-đề, chẳng thể lại được. Tánh đây được Bát-nhã. Tất cả chúng sinh tức tướng Niết-bàn, chẳng thể lại được, tánh đây được giải thoát”. Đây là căn cứ đạo viên tánh trước được, đạo viên phần giữa được, tức từ quả vị mười trú đến Đẳng giác, năm mươi mốt quả vị viên tu trí đoạn v.v… đạo viên cứu cánh sau được, tức nghĩa quả trên, đã rõ tánh được, phải đủ trải qua hai đức sau, dùng năm nhẫn sáu tức để chọn lựa sai lạm đó, thẳng đến quả vị Diệu giác cứu cánh viên mãn. Như vào trong lục đây, mắt trí sáng sạch, viên tu viên giải song chiếu song ngăn, hai chim đều bay chẳng rơi thiên kiến, một nghĩa chẳng động phân biệt rõ vậy. Như gương treo cao nơi nhà không tâm rỗng chiếu, muôn tượng soi đó chẳng kén xấu đẹp, vì tuyệt tỉnh tâm của thường và vô thường, chiếu viên lý của thường và vô thường, ngăn chiếu không kẹt, phá lập đồng thời, tức chẳng phải thường chẳng phải vô thường mà thường mà vô thường. Thường và vô thường chỉ luận thật tánh, tánh của mỗi mỗi tánh gồm vô biên. Trong kinh Tịnh Danh nói: “Rốt ráo chẳng sinh chẳng diệt là nghĩa vô thường”. Đại sư Tuệ Viễn nói: “Cùng lý thật tướng gọi là hết ý, thể lặng lẽ vô vi gọi là chẳng sinh diệt, chẳng sinh diệt đây là tánh chân thật của vô thường kia vậy, gọi là nghĩa vô thường”. Pháp sư Tăng Triệu nói: “Rốt ráo là từ của quyết định

Pháp quán của Tiểu thừa lấy sinh diệt làm nghĩa vô thường. Bậc Đại thừa lấy sinh diệt làm nghĩa vô thường. Vô thường danh đồng mà sâu mầu khác tuyệt. Đạo đó rỗng rang, vi tế nên phải chỗ của thường tình năng lường, khéo được yếu chỉ đây, chỉ có tịnh danh ư? Khiểu trừ thường nên gọi là vô thường, chẳng phải nghĩa là có vô thường, vô thường và thường đều không vậy. Nói rốt ráo chẳng sinh chẳng diệt là nghĩa vô thường. Lại, chẳng phải thường là tánh suốt vậy, chẳng phải vô thường là tướng suốt tánh vậy. Như trong kinh Am-ma-la-già nữ nói: “Sinh diệt cùng chẳng sinh diệt”. Giao lạc mà giải thích, trong kinh đáp Văn-thù Sư-lợi nói: “Nếu biết các pháp rốt ráo sinh diệt biến dịch không định tướng như huyễn, mà năng tùy chỗ thích nghi đó, có chỗ nói là. Đó là nghĩa thường. Vì các pháp sinh chẳng tự được sinh, diệt chẳng tự được diệt vậy. Thế nào là vô thường? Nghĩa là nếu biết các pháp rốt ráo chẳng sinh chẳng diệt, tùy tướng như vậy mà năng tùy chỗ thích nghi đó mà có chể nói, là nghĩa vô thường, vì các pháp tự tại biến đổi không định. Rõ chẳng tự được tùy, biết nói như vậy là nghĩa thường vậy”.

Giải thích: Ý đây chánh hiển bày tánh tướng giao triệt, hai nghĩa cùng thành, tướng sinh diệt hết, vô thường tức thường vậy. Chẳng sinh chẳng diệt là nghĩa vô thường, tùy duyên biến đổi, thường tức vô thường, thì sinh diệt là nghĩa thường vậy. Lại, tánh tức tướng nên chẳng sinh chẳng diệt là nghĩa vô thường, tướng tức tánh nên sinh diệt là nghĩa thường. Qua lại đoạt thì cả hai đều chẳng phải. Qua lại thành tựu thì cả hai đều lập. Khoảng giữa sinh thọ vào Niết-bàn, tức ý đây vậy. Thường vô thường đã vậy. Ngã, lạc, tịnh v.v… Cho đến tất cả các pháp đều vậy. Đã xứ xứ mà vào đại Niết-bàn, chẳng phải riêng dưới song lâm. Nếu chẳng rõ yếu chỉ đây, đều lạc biên tà, tức trần trần mà đều thành sinh tử, đâu chỉ trong Diêm-phù-đề. Nếu vào Tông kính tức tất cả pháp thú hướng vô thường, vô thường gồm pháp không sót, nghĩa lý vô tận mới chân vô thường, gồm thâu các nghĩa để làm toàn thể đồng nhau.

Hỏi: Niết-bàn ba đức, chân như một tâm, trong nhân quả trên thâu hết vô biên nghĩa lý. Đâu chỉ mười thứ ba pháp. Cho đến vô tận pháp môn, dứt hóa ngưng thần rốt ráo ý chỉ quy về pháp nào?

Đáp: Chung riêng ý chỉ quy về, trở lại tức ý chỉ quy về bí tạng ba đức, như chỉ quán ý chỉ quy về là, trong kinh Đại Niết-bàn nói: “An đặt các con trong tạng bí mật, ta cũng chẳng vào, tự trú trong đó”. Đó gọi là tướng chung ý chỉ quy về. Tướng riêng là thân có ba thứ: Một, sắc thân. Hai, pháp môn thân. Ba, thật tướng thân. Nếu dứt hóa luận quy về là, sắc thân quy về giải thoát, pháp môn thân quy về Bát-nhã, thật tướng thân quy về pháp thân. Lại nữa, ba pháp chẳng phải ba, chẳng phải một chẳng thể nghĩ bàn. Tại sao như vậy? Nếu cho rằng pháp thân chân pháp thân là chẳng phải pháp thân vậy. Phải biết pháp thân cũng thân chẳng phải thân, chẳng phải thân chẳng phải thân trú. Trong kinh Thủlăng-nghiêm nói: “Các thứ thị hiện làm các sắc tượng nên gọi là thân, chỗ làm xong rồi, về nơi giải thoát. Trí tuệ chiếu rõ các sắc chẳng phải sắc, nên gọi là chẳng phải thân, chỗ làm xong rồi về nơi Bát-nhã. Thân của thật tướng chẳng phải thân của sắc tượng. Chẳng phải thân của pháp môn. Cho nên chẳng phải thân chẳng phải chẳng phải thân. Chỗ làm xong rồi về nơi pháp thân. Thấu đạt ba thân đây không tướng một khác, đó gọi là về. Nói ba thân đây không tướng một khác, đó gọi là chỉ, đủ vào bí tạng nên gọi là ý chỉ quy về. Phải biết Bát-nhã cũng biết, chẳng phải biết, chẳng phải biết, chẳng phải chẳng biết. Đạo chủng trí Bát-nhã biết khắp ở tục nên gọi là biết. Chỗ làm xong rồi quy về nơi giải thoát. Nhất thiết trí Bát-nhã biết khắp ở chân nên gọi là chẳng phải biết, chỗ làm xong về nơi Bát-nhã. Nếu nhất thiết chủng trí Bát-nhã biết khắp ở trung, nên gọi là chẳng phải biết chẳng phải chẳng biết, chỗ làm xong rồi về nơi pháp thân, thấu đạt ba Bát-nhã không tướng một khác, đó gọi là quy về, nói ba Bát-nhã không tướng một khác, gọi là ý chỉ, đều vào bí tạng gọi là ý chỉ quy về, phải biết giải thoát, cũng thoát chẳng phải thoát, chẳng phải thoát chẳng phải chẳng phải thoát, phương tiện tịnh giải thoát điều phục chúng sinh, chẳng là chỗ nhiễm gọi là thoát, chỗ làm xong rồi về nơi giải thoát. Viên tịnh giải thoát chẳng thấy tướng chúng sinh và giải thoát, nên gọi là chẳng giải thoát, chỗ làm xong rồi quy về nơi Bát-nhã. Tánh tịnh giải thoát thì chẳng phải thoát chẳng phải chẳng phải thoát, chỗ làm xong rồi về nơi pháp thân. Hoặc đạt hoặc nói ba thoát như đây chẳng phải tướng một khác, đều vào bí tạng, nên gọi là ý chỉ quy về, nên biết các thứ tướng các thứ nói các thứ thần lực mỗi mỗi đều vào trong bí tạng. Những gì là ý chỉ quy về. Ý chỉ quy về xứ nào, gì là ý chỉ quy về? Tuyệt đường ngôn ngữ dứt lối tâm hành, trọn lắng như không, đó gọi là ý chỉ quy về. Nên biết năng hóa sở hóa vô tận pháp môn, chưa có một pháp nào chẳng ý chỉ quy về tông kính. Vì vậy, Thiền sư Phổ Trí nói: “Phật đạo đều nhân pháp nào thành, ngộ tâm không có thể mêng mông chẳng rõ, chớ sợ lạc không chìm đoạn kiến, muôn pháp đều từ xứ đây sinh”.