TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 88

Hỏi: Phàm chứng lý Duy thức mà lên Phật quả, từ mới đầu tư lương vị cho đến cứu cánh vị, có bao nhiêu trí mà được thành tựu?

Đáp: Chỉ một trí không phân biệt, ước về trước sau có ba thứ: Một, gia hạnh không phân biệt, nghĩa là trí tầm tư v.v… tức là đạo nhân; Hai trí không phân biệt, tức là đạo chánh thể; Ba trí sau không phân biệt, tức là trí xuất quán, nghĩa là đạo quả.

Hỏi: Ba trí đây, hành tướng như thế nào?

Đáp: Trong luận Nhiếp Đại Thừa nói: Trí không phân biệt, tự tánh nên biết lìa năm thứ tướng: Một, lìa chẳng phải tư duy; Hai, lìa chẳng phải giác quán địa; Ba, lìa định diệt tưởng thọ, vắng lặng; Bốn, lìa tự tánh sắc; Năm, ở nghĩa chân thật, lìa phân biệt khác. Trí đây nếu do lìa tư duy nên gọi là trí không phân biệt. Ngủ say phóng dật say cuồng đồng lìa tư duy, nên được trí đây ư? Nếu do quá giác quán địa, nên gọi là trí không phân biệt, từ hai định trở lên đã qua giác quán, nên được trí đây. Nếu y theo hai nghĩa trên, phàm phu nên được trí đây, là xứ năng lìa tâm và tâm pháp nên nói là trí không phân biệt, nghĩa là định tưởng thọ diệt v.v… nếu người tại trong vị đây được trí không phân biệt, đây thì chẳng thành trí. Tại sao? Ở vị định diệt v.v… không tâm và tâm pháp vậy, nếu nói như tự tánh sắc, tự tánh trí cũng như đây, như sắc độn không biết, trí đây nên đôn không biết, nếu ở nghĩa chân thật do đã phân biệt hiển hiện, là phân biệt nên thành trí không phân biệt. Tại sao? Vì phân biệt đây năng phân biệt nghĩa chân thật, nghĩa là nghĩa đây chân thật, nếu trí là năm tướng duyên nghĩa chân thật khởi, như nhãn thức chẳng lấy phân biệt làm tánh, đó gọi là trí không phân biệt. Trí không phân biệt ở trong các hạnh rất là thượng thủ. Lại có kệ tụng hiển bày là:

“Tự tánh các Bồ-tát

Chỗ năm thứ tướng lìa

Tánh trí không phân biệt

Ở chân không phân biệt”.

Bồ-tát lấy trí không phân biệt làm thể. Tín không phân biệt cùng Bồ-tát chẳng khác, tự tánh trí không phân biệt tức là tự tánh Bồ-tát, do ở chân không phân biệt vậy. Lìa năm tướng được tên không phân biệt. Lại ba trí gồm dùng thí dụ để hiển bày, kệ tụng nói: “Như năm cầu thọ trần, như năm chánh thọ trần, như chẳng năm thọ trần, ba trí thí như vậy”. Giải thích: Thí như người tại năm mắt v.v… trong năm thức cầu thấy năm trần, hoặc duyên thật hoặc duyên hư, ý thức và năm thức cách nhau khởi vậy. Gia hạnh trí không phân biệt cũng vậy. Hoặc chứng một phần là thật, hoặc chẳng chứng là hư. Thí như người chánh tại trong năm thức, được cảnh chân thật không phân biệt không nói phô. Thí như người tại trong ý thức, chỉ duyên chỗ thọ trần trước, gọi là duyên cảnh hư, có phân biệt có nói phô. Trí sau không phân biệt cũng vậy, duyên cảnh hư có phân biệt có nói phô. Lại có kệ tụng nói: “Như người mới mở mắt, gọi là trí gia hạnh, như người chánh nhắm mắt, là trí không phân biệt, tức kia lại mở mắt, trí hậu đắc cũng vậy, nên biết như hư không, là trí không phân biệt, ở trong hiện sắc tượng, trí hậu đắc cũng vậy”.

Hỏi: Thí không phân biệt đây từ đâu mà thành?

Đáp: Rõ tất cả danh nghĩa không chỗ có, nên năng thành trí không phân biệt. Trong luận Nhiếp Đại Thừa có kệ tụng nói:

“Quỹ súc người trời thảy

Mỗi tùy chỗ đó ứng

Tất cả ý có khác

Nên biết nghĩa chẳng thành

Quá khứ thảy và mộng

Và hai ảnh tượng khác

Không có làm phan duyên

Nhưng phan duyên kia thành”.

Giải thích: Nếu nghĩa thành ở cảnh, không trí không phân biệt. Tri đây nếu chẳng có, Phật quả không thể được, ở trong một vật, mỗi tùy ý đó thấy có sai biệt, cho nên phải biết nghĩa không chỗ có vậy, thì sở thủ v.v… kia đã chẳng thành tựu. Nếu vậy, nghĩa không chỗ có thì thức nên chẳng duyên cảnh mà sinh? Đáp: Cũng có thức chẳng duyên cảnh mà sinh, như mộng và quá khứ vị lai v.v… không thật phan duyên tức tự phan duyên, như cảnh tượng và cảnh định, nghĩa là tự tâm làm cảnh mà phan duyên. Nếu nghĩa có tự tánh làm cảnh, thì không trí không phân biệt, trí đây nếu có, có Phật quả có thể được.

Hỏi: Ở trong Tông Kính đầu tiên tin vào có bao nhiêu vị?

Đáp: Nếu người viên tín mới đầu có năm phẩm vị. Thai giáo căn cứ kinh Pháp Hoa phẩm phân biệt công đức, y cứ Viên giáo lập năm phẩm vị: Phẩm vị thứ nhất mới đầu phát tâm một niệm tin hiểu. Phẩm vị thứ hai thêm đọc tụng, phẩm vị thứ ba thêm nói pháp. Phẩm vị thứ tư kiêm hành sáu độ, phẩm vị thứ năm chánh hành sáu độ, từ phẩm vị thứ nhất phải nương xứ tĩnh lặng kiến lập đạo tràng, ở trong sáu thời hây bốn Tam-muội, sám tội sáu căn, tu tập năm hối, năm hối là: Một, sám hội, phá tội nghiệp ác lớn. Hai, khuyến thỉnh, phá tội phỉ báng pháp. Ba, tùy hỷ, phá tội tật đố. Bốn, hồi hướng, phá tội các hữu. Năm, phát nguyện, thuận không nguyện không tướng, chỗ có công đức chẳng thể hạn lượng, thí như toán số tính lường cũng chẳng thể nói, nếu năng siêng hành năm hối phương tiện hỗ trợ mở quán môn, một tâm ba đế chợt nhiên mở sáng, như đến gương sạch rõ khắp các sắc, trong một tâm niệm Viên giải thành tựu, chẳng thêm công lực mặc tình phân minh, chánh tín kiên cố, không thể dời động, đây gọi là tâm tin sâu tùy hỷ, tức phẩm thứ nhất đệ tử vị vậy. Trong phẩm Phân Biệt Công Đức nói: “Nếu có nghe thọ mạng lâu dài của Phật mà hiểu nghĩa thú đó, người ấy có được công đức không thể hạn lượng, năng khởi tuệ Vô thượng của Như Lai, cho đến nếu nghe kinh đây mà chẳng hủy báng, khởi tâm tùy hỷ, phải biết đó đã là tướng tin hiểu sâu chắc”, tức văn phẩm thứ nhất. Dùng viên giải quán tâm, tu hành năm hối lại thêm đọc tụng, khéo nói diệu nghĩa, cùng tâm tương hội, như mở giúp lửa, lúc đó tâm quán càng sáng, gọi là phẩm vị thứ hai vậy. Trong kinh nói: “Huống gì là người đọc tụng thọ trì, người đó thì là đầu đội Đức Như Lai”. Lại dùng tăng phẩm tín tâm tu hành năm hối lại thêm nói pháp, chuyển giải hiểu bên trong đó, dẫn dắt lợi ích người trước, vì rộng cứu tế nên hóa công quy về mình, tâm lại một chuyển, gấp bội hơn trước, gọi là phẩm vị thứ ba vậy. Trong kinh nói: “Nếu có thọ trì đọc tụng, vì người khác nói, hoặc tự chép hoặc bảo người chép, cúng dường kinh quyển, chẳng cần phải xây dựng chùa tháp và tạo lập tăng phường cúng dường chúng tăng”. Lại dùng tâm tăng tấn tu hành năm hối kiêm tu sáu độ, bởi lực phước đức nên gấp bội trợ quán tâm, lại một lớp tiến sâu, gọi là phẩm vị thứ tư. Trong kinh nói: “Huống lại có người năng trì kinh đây, kiêm hành sáu độ, công đức đó rất ưu thắng vô lượng vô biên, thí như hư không Đông, Tây, Nam, Bắc bốn góc trên dưới vô lượng vô biên, công đức người đó cũng lại như vậy, vô lượng vô biên, chóng đến Nhất thiết chủng trí”. Lại dùng tâm đây tu hành năm hối, chánh tu sáu độ, tự hành dạy người, sự lý đầy đủ tâm quán vô ngại, chuyển thắng hơn trước, chẳng thể thí dụ, gọi là phẩm vị thứ năm vậy. Trong kinh nói: “Lại vì người khác, dùng các thứ nhân duyên, tùy nghĩa giải nói kinh Pháp Hoa đây, lại năng trì giới thanh tịnh, cùng người nhu hòa đồng ở, nhẫn nhục không sân chánh niệm bền chắc, thường quý ngồi thiền, được các định sâu, tinh tấn dõng mãnh, gồm các pháp lành, lợi căn trí tuệ, khéo hay hỏi đáp, cho đến phải biết người như vậy đã hướng đến đạo tràng, gồm A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, ngồi dưới đạo thọ”. Mới đầu từ phẩm vị thứ nhất sau cùng đến sơ trú, một đời có thể tu một có thể chứng, chẳng đợi phẩm vị lên địa thứ bảy mới tu tập, nào rỗi hoan hỷ mới đầu vào hai dòng, chỗ giáo trước dùng cao vị đó là thuyết của phương tiện, Viên giáo vị thấp là thuyết của chân thật. Trong kinh Pháp Hoa nói: “Các việc như vậy là tu phương tiện, chư Phật cũng vậy, nay đang vì ông nói sự rất thật”. Tức ý đây vậy. Lại căn cứ bốn giáo Tạng, Thông, Biệt, Viên luận bàn vị cao để nói hơn kém. Như Viên giáo viên tu đến hạnh thứ hai trong mười hạnh, bèn cùng ngang bằng quả vị Diệu giác ở Biệt giáo. Nếu lên hạnh thứ ba chỗ có trí đoạn, người khác chẳng biết tên đó, huống gì là biết pháp đó. Đại thừa Biệt giáo phân tích giải thích Trung đạo Phật tánh, lý của chẳng không còn cách biệt đây, huống gì là tạng thông chỉ không, quả của hôi đoạn. Nếu theo Viên giáo từ hạnh thứ ba cho đến mười hướng mười địa Đẳng giác Diệu giác, chỗ có trí đoạn đều chẳng phải cảnh giới. Biệt giáo chỉ biết đến hạnh thứ mười, trong hạnh thứ hai chỉ đoạn vô minh làm cực quả của nhà mình, chẳng biết là nhân thấp kém của nhà khác. Thí như dựng gạch đá làm nền, dùng vàng báu nghiêm sức ở trên, đâu như từ nền đến đảnh đều chất lớp vàng Kim cang, chẳng chỉ vị cao có khác, cũng là báu chẳng phải báu riêng biệt. Cho đến ước về môn đoạn hoặc, luận về đoạn và chẳng đoạn là Biệt giáo chỉ nói đoạn mà chẳng luận chẳng đoạn. Viên giáo có đủ hai nghĩa. Nếu giáo rõ đoạn, chứng đạo chẳng đoạn, thí như Tiểu thừa luận chứng chân, chẳng luận đoạn và chẳng đoạn, nay cũng như vậy. Nếu quán chẳng nghĩ bàn là bên trong chẳng thấy có phiền não có thể đoạn, tánh phiền não chẳng chướng Bồ-đề, Bồ-đề chẳng chướng phiền não. Phiền não tức Bồ-đề tức phiền não. Nên trong kinh Tịnh Danh nói: “Đức Phật vì người tăng thượng mạn nói đoạn dâm nộ si gọi là giải thoát, không tăng thượng mạn là tánh dâm nộ si tức giải thoát. Sáu căn sáu trần mà không hạng ngại, chỉ trong mắt thấy sắc, cũng trong mắt vào ba môn giải thoát. Trong kinh Hoa Nghiêm nói rõ mười mắt cho đến sáu căn đều rõ sáng trong một trần, đủ tám tướng thành đạo chuyển pháp luân chúng sinh của mười phương ba đời chư Phật, đều chẳng đoạn mà rõ ràng. Lại năm phẩm vị đồng ngũ đình tâm quán của Tiểu thừa. Nay năm phẩm vị, dùng bốn hoằng thệ nguyện, bốn thứ Tam-muội, để nói rõ ngũ đình tâm. Bốn hoằng thệ nguyện rõ bốn thứ đình tâm. Bốn thứ Tam-muội rõ đình tâm thứ năm. Bốn hoằng thệ nguyện là: Một, chưa độ khiến độ. Hai chưa giải khiến giải thoát. Ba chưa an khiến an. Bốn chưa diệt khiến diệt. Bốn thứ Tam-muội là: Một thường đi, hai thường ngồi, ba, nửa đi nửa ngồi, bốn, chẳng phải đi chẳng phải ngồi. Vả lại bốn hoằng thệ nguyện rõ bốn thứ đình tâm là, sinh tử khổ đế tức là Niết-bàn không hai không riêng biệt, đây tức tin sự thuận lý. Tim là mẹ công đức của các đạo. Đây là thệ nguyện thứ nhất, chưa độ khổ đế khiến độ khổ đế, là phẩm vị tin lý đình tâm thứ nhất, phiền não tức bình đẳng không hai không riêng biệt, là vì chưa giải tập đế khiến giải tập đế là phẩm vị đọc tụng giải nói đình tâm thứ hai, tức là đại bi cứu khổ cùng hai thệ nguyện trước. Chưa an Đạo đế khiến an Đạo đế, tức là dùng từ không keo lận mà vì nói pháp, tức phẩm vị nói pháp đình tâm thứ ba. Chưa vào Diệt đế, khiến vào Diệt đế, tức là kiêm hành sáu độ. Sáu độ xử quyết bờ sinh tử đây, tức đình tâm thứ tư. Đại từ ban vui, dấy hai thệ nguyện đây. Bốn thứ Tam-muội rõ đình tâm thứ năm là, bốn Tam-muội đây đều tu niệm Phật phá tội chướng đạo, tự có người quán hơi thở giác quán chẳng ngừng, hoặc niệm Phật, hoặc xưng danh, tức phá giác quán điềm nhiên tâm định. Nên trong kinh nói: “Nếu có chúng sinh tâm nhiều tham dục, thường niệm Quán Âm tức bèn được lìa”, phá căn bản vô minh. Lại nói: Một niệm biết tất cả pháp là đạo tràng, đều là pháp môn niệm Phật vậy, tức thường hành Tam-muội chư Phật dừng lập. Hiện tiền thấy pháp giới Phật vậy. Thường ngồi Tammuội là buộc duyên pháp giới một niệm pháp giới mà niệm Phật vậy, nửa đi nửa ngồi Tam-muội là tư duy thật pháp của chư Phật. Trong kinh Pháp Hoa nói: “Sẽ thành tựu bốn pháp là chư Phật hộ niệm”. Đây nói hành nhân tâm mới đầu. Nếu người hành đạo là, thường ưa ngồi thiền quán tâm không tâm pháp chẳng trú pháp gọi là đại sám hối. Chẳng phải đi chẳng phải ngồi Tam-muội là, đi đứng ngồi nằm nói nín v.v… đều là Ma-ha-diễn, vì chẳng thể được vậy. Nếu trong ba tạng dùng sự quán duyên sự, nghĩa là quán hơi thở, quán từ bi quán bất tịnh, quán giới phân biệt quán niệm Phật năm đình tâm v.v… Nay vị của năm phẩm trong Viên giáo, dùng lý quán duyên lý. Sinh tử tức Niết-bàn, phiền não tức Bồ-đề. Sinh mạng là mạng hơi thở của chúng sinh, Niết-bàn là mạng hơi thở của pháp thân, tuy chẳng thể tính đến mà có thể tán động. Sáng lặng đối với hơi thở vậy. Phiền não là dơ xấu của dưới đáy. Bồ-đề là tịnh lý của tôn cực, đối trước hiển bày sau vậy. Dùng văn tự giải thoát đối bất tịnh đình tâm vậy. Nếu Đại bi thệ nguyện cứu vớt khổ nhân quả là, nếu có ngã sở còn chẳng tự ra khỏi, huống gì cứu vớt khổ kẻ khác, nghĩa là không ngã sở vậy. Do đó, phát tâm đại bi tự cứu vớt, cứu vớt kẻ khác. Nếu đại từ thệ nguyện ban vui nhân quả là. Nếu ở mười hai duyên khởi vô minh si ái, còn tự không vui, huống gì ban vui kẻ khác. Nay tự không si nên năng ban vui chi kẻ khác vậy. Nếu Tiểu thừa niệm sinh thân ứng Phật tướng tốt, nay niệm tướng tốt pháp thân, sự lý trọn khác. Cho đến, Phật ở Tạng giáo ngang vị tâm mười tín ở Viên giáo, vì đồng trừ bốn trú phiền não trong giới vậy. Mười tín tuy cùng Phật trong bạ tạng đồng trừ ngang bằng phiền não trong giới, mà mười tín lại viên phục căn bản vô minh ở ngoài giới. Tạng giáo còn chưa nhận biết trú địa vô minh, làm sao xưng phục? Phật trong ba tạng còn xưng là kém, huống gì Nhị thừa ư? Do đó nói đồng trừ bốn trú, xứ đây là ngang bằng, nếu phục vô minh, ba tạng tức kém, Phật còn là kém. Hàng Nhị thừa có thể biết, nay lược nói rõ vị của viên tín mới vào, năm mươi hai vị đó, trí đoạn hành tướng, rộng tại kia nói rõ, nên biết viên tín chóng tu cùng tiệm chứng quyền cơ, công hạnh mài luyện, ngày kiếp cùng gấp bội. Vào Tông Kính đây công đức vô biên. Vì vậy Tổ sư nói: Tức tâm đó là nhanh chóng, phát tâm hành là chậm trễ. Nên Thái giáo nói: Đại cơ gõ Phật thệ cỏ nhẫn nhục, viên ứng chóng nói thề ra đề hồ. Lại đốn giáo đầu tiên mới vào nội phàm, bèn gọi là nhũ, gọi là nhũ là ý chẳng tại nhạt, vì mới đầu vậy, gốc vậy. Như trâu mới sinh, huyết biến làm sữa, thuần tịnh tại thân, nếu trâu con bú, trâu liền ra sữa, Phật cũng như vậy, mới đầu ngồi đạo tràng, mới thành Chánh giác, sữa vô minh v.v… chuyển biến làm minh tám muôn pháp tạng, mười hai bộ loại kinh giáo, đầy đủ tại pháp thân. Hàng đại căn trâu con trước cảm được sữa, sữa làm đầu tiên của các vị. Thệ chóng tại đầu của các giáo, nên lấy Hoa Nghiêm làm nhũ vậy. Như trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Núi Tuyết có loại cỏ tên là Phì-nị, nếu trâu ăn đó, thuần được đề hồ, không có sắc màu xanh vàng đỏ trắng đen, vỏ xác cỏ nhân duyên thì có khác của sắc vị. Là các chúng sinh vì nghiệp nhân duyên minh và vô minh nên sinh hai tướng. Nếu vô minh chuyển thì biến làm minh. Tất cả các pháp thiện và bất thiện v.v… cũng là như vậy”. Không có hai tưởng thì giáo của Pháp Hoa một thừa làm đề hộ vậy. Trong luận Hoa Nghiêm nói: “Đại ý một thừa chánh tông của kinh Hoa Nghiêm đây, chỉ lúc thức diệt, mất tình trần chóng tuyệt chỉ cảnh chân trí một niệm thì năm vị đều sáng, là toàn đem Phật quả để làm nhân vậy, giả sử phàm phu sống ở đời trăm năm cho đến nhiều kiếp mà ở tự thấy, chẳng thấy trong khoảnh khắc, có thể chuyển đổi chẳng thấy sẽ thành Phật chăng? Thấy rồi thành Phật, chẳng thấy hiện thành Phật. Quả vị của mười trú, pháp đã như vậy, lại có chúng sinh nào chẳng thành Phật ư? Lại có chúng sinh nào mà thành Chánh giác? Kinh Hoa Nghiêm đây là gốc, môn pháp giới. Tất cả chư Phật vốn trú nơi vườn nhà lớn, tất cả Phật tử rốt ráo chỗ quy về hóa thân quyền thừa đều ở bên ngoài đó. Nếu có vào là một vào toàn chân, trong vị đây Bồ-tát mới phát tâm trú thấy đạo, trú thấy biết của Phật, vào thấy biết của Phật, cùng với Như Lai đồng tướng thân tâm trí tánh, nên chóng ấn hành tướng năm vị đều tại trong đó, như cầm gương sáng soi quá khứ chúng sắc. Kinh pháp môn pháp đây hợp, chỗ có tán thán nói như vậy, nên biết như vậy, nên tin hiểu như vậy, là pháp môn pháp giới tròn đầy, không thủy chung ở trong một niệm, năm thắng tối sáng lớp lớp vô tận bên trong của một mảy may. Cảnh Phật cảnh chúng sinh vô biên sắc tướng, một thành tất cả thành, một hoại tất cả hoại. Lại, kinh Hoa Nghiêm tức dùng pháp giới Phổ môn, pháp môn thấy khắp, cảnh Như Lai tạng thân Tam-muội, lưới Nhân-đà-la trang nghiêm biển pháp giới xoay vần lớp lớp diệu trí một thời đồng được, là một chứng tất cả chứng, một đoạn tất cả đoạn vậy, tức bên trong của tự thân có cõi nước trang nghiêm của mười phương chư Phật. Bên trong của Phật thân tức cảnh của bên trong tự thân, lớp lớp ẩn hiện mười phương thế giới, pháp hợp như đây, giống như các dòng chảy về nơi biển lớn, tuy chưa vào biển, đượm tánh không sai, nếu vào biển lớn, đều đồng vị mặn. Tất cả chúng sinh cũng là như vậy, mê đó và ngộ tuy là có khác. Xưa nay biển Phật nguyên vốn chẳng ra.

Hỏi: Chân như tịch diệt, vốn không khác của thứ lớp, pháp giới hư huyền đâu có riêng biệt của thềm bậc, cớ sao trên thể một chân mà phân tên của năm vị mười địa?

Đáp: Nếu dùng chân tánh Duy thức thì tánh dung tất cả còn chẳng chỉ một, huống gì phân nhiều. Dùng môn của giải hành chứng nhập, thì không gì chẳng cạn sâu, như thái hư không vốn không sai khác, lúc tuổi nhỏ quán chỉ chẳng xa, sau to lớn thì thấy vô biên, chẳng phải hư không kia có ngắn dài, chỉ là mắt đó tự sáng tối. Lại như châu ma-ni báu lớn ở nơi quặng tuy sạch, mà không thợ giỏi khéo sửa thì sao có thể thành đồ dùng. Như núi Tô-mê-lô, tuy là nơi các báu nhóm tụ, nếu không nhật luân xoay chiếu thì lấy gì ra ánh sáng. Lại như đưa tay chỉ vẽ giữa hư không là số lượng của không số lượng, như tâm lượng pháp giới là cạn sâu của chẳng phải cạn sâu. Như trong luận Hoa Nghiêm nói: Bồ-tát sơ 26 địa, nhiều trăm pháp minh môn, vương hóa nhiều trăm Phật thế giới. Bồ-tát địa thứ hai nhiều ngàn pháp minh môn, vương hóa nhiều ngàn thế giới Phật là, chẳng đồng quyền giáo thật có phân hạng, như số pháp trước qua lại suốt vào. Lại như người đưa tay họa vẽ hư không làm trăm ngàn số vi trần, lại dùng tay xóa đó khiến hết, nhưng trong hư không kia không có tăng giảm. Vì tình lượng nên thấy hư không kia rõ có tăng giảm. Kinh đây cũng vậy, chỗ có Bồ-tát an lập các địa, pháp môn tăng giảm cũng lại như vậy. Vì thành các hữu tình nên khiến tấn tu, nếu là bao quát đều bình không có tâm tấn vậy, phàm phu không có tâm của răn tu, phát tâm tu đến chẳng tu, mới biết muôn pháp không tu vậy, mà thật dạy Bồ-tát một được tất cả được, là xứng trong pháp thể không trước sau vậy. Giống như lưới trời Đế-thích ánh sáng qua lại xen lẫn vào nhau không khoảng trước sau. Cũng như trăm ngàn gương báu đồng soi chiếu một diệu tượng, ảnh tượng trong mỗi mỗi gương vào nhau, sắc tượng đều bình. Như trong quả vị Phật, các Bồ-tát là từ tánh khởi pháp thân, trí căn bản là mở đầu chứng tâm bên trong của mười vị, chỗ có pháp môn cảnh giới thảy đều nương gốc vì thể dung thông thâu thảy đều suốt vậy, trở lại vì tánh ngang bằng tức thời ngang bằng vậy. Lại có các pháp khác chẳng ngang bằng là điều không thể vậy. Lại nói: Bồ-tát mười trú trở lại, chỗ hành đều là trợ đạo chẳng phải là chánh vị, nên ý muốn sáng hành, chỗ hành là, đó là trợ đạo, không trú không hành mặc chân tự thể, gọi đó là chánh quảvậy. Nếu dùng tâm mới phát trú, vì pháp tánh không tướng, trí căn bản chẳng lìa thể của không tác dụng, hành các môn hạnh, Bồ-tát cùng Phật nhân quả xưa nay thể ngang bằng, nếu chọn lựa Phật quả không tác không tu, Bồ-tát chánh gia hạnh trở lại đều gọi là trợ đạo, vì động tĩnh không ngại, chánh trợ vốn là pháp môn chẳng khác một, mặt mắt chẳng thể chẳng chọn lựa, thể dụng viên tịch, chánh trợ toàn đồng. Đây tức môn toàn biệt toàn đồng. Trở lại vì lớp huyền môn, tư duy đó chẳng thể giải hiểu, nghe chỗ pháp chưa nghe, nghe đó chẳng nghi, cảnh giới toàn biệt toàn đồng khó giải hiểu. Phật và phàm phu, mỗi tự riêng có, là nghĩa toàn biệt. Nên hai thấy luôn còn. Nếu toàn đồng nên bèn thành kẹt tịch. Đạo lý viên dung sự lý chẳng ngại. Nếu là pháp môn toàn phân hai tướng là pháp phàm phu. Toàn hợp một thể, là pháp Nhị thừa, chỉ vì lý sự tự tại. Đạo đó ở trong, lưu tâm diệt đó, đây cũng chẳng thể, vì tâm còn đó, đây cũng chẳng thể, hành môn trợ đạo đây cùng quả đức chánh trí, môn của vô tác, thể hợp không hai. Quỹ tắc trong sự chẳng thể chẳng phân, vì thể dụng đó chẳng thể một hướng toàn biệt, vì toàn đồng làm toàn biệt, vì toàn biệt làm toàn đồng, chẳng thể toàn biệt không toàn đồng, chẳng thể toàn đồng không toàn biệt. Như mê hai môn đồng biệt đây tức trí chẳng tự tại. Lại trong kinh nói: Trí vào ba đời thảy đều bình đẳng là rõ trí năng tùy tục nói vào ba đời, tức tục thể vốn chân nên nói bình đẳng, vì môn chung riêng đồng dị thành hoại nghĩa sáu tướng bao gồm tức chung mà toàn riêng, tức riêng mà toàn chung, tức đồng mà đều khác, tức khác mà luôn đồng, tức thành mà đều hoại, tức hoại mà đều thành. Đều chẳng phải tình buộc một khác, câu chẳng câu, có không chẳng phải có không, thường vô thường, sinh diệt v.v… các tướng vậy. Như vậy đều là lý trí thể dụng y chánh của Như Lai đều tự tại vậy. Vì tự thể không niệm lực đại trí chiếu đó có thể thấy. Vì vậy, nếu người thượng thượng căn chóng rõ tâm không, vào chân Duy thức tánh, hiện hành các tập khác, chủng tử đều mất, thì dụng nào lại lập địa vị. Chỉ vì hàng căn trung hạ, hoặc có duyên tin, hoặc có chánh tin, hoặc có giải ngộ, hoặc có chứng ngộ, căn cơ chẳng đều, kiến giải chẳng đồng, ở trong vọng công dụng phân cạn sâu đó. Tuy tức rõ biết tin vào Duy thức tâm cảnh đều không, vì tưởng niệm nhỏ nhiệm chẳng hết, chưa được toàn trừ, phần phần mài luyện, ở trong thăng tấn nên có địa vị sai biệt. Vì căn trần năm ấm vi tế khó mất, nếu được thức ấm hết, mới được địa vị, trọn không chỗ được cứu cánh viên thành, như lưu ly sạch bên trong ngậm bảo nguyệt. Như trong kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: “Phật bảo A-nan và đại chúng: Các ông phải biết thế giới hữu lậu mười hai loại chúng sinh, bản giác diệu minh giác viên tâm thể, cùng mười phương Phật không hai không khác, do ông vọng tưởng mê lý làm lỗi, si ái phát sinh, sinh phát mê khắp nên có không tánh, hóa mê chẳng dứt có thế giới sinh thì mười phương cõi nước vi trần đây chẳng phải vô lậu, đều là mê ngoan vọng tưởng an lập. Phải biết hư không sinh trong tâm ông, giống như mảnh mây điểm giữa trời trong, huống gì các thế giới tại hư không ư? Trong các ông, một người phát chân trở về nguồn thì mười phương hư không đây thảy đều tiêu sạch. Cớ sao trong hư không chỗ có cõi nước mà chẳng chấn động rách nát”. Tiếp trong văn Tiêu Năm Ấm nói: “Năm ấm đây vốn trùng diệt sinh khởi. Sinh nhân thức mà có, diệt từ sắc trừ, lý thì chóng ngộ, thừa ngộ đều tiêu, sự chẳng phải chóng trừ, nhân thứ lớp hết”. Văn Tiêu Sắc Ấm nói: “Phật dạy: A-nan! Phải biết ông ngồi nói đạo tràng tiêu rụng các niệm. Niệm đó nếu hết, thì các lìa niệm tất cả tinh minh, động tỉnh chẳng dời, nhớ quên như một. Đang trú xứ đây vào Tam-ma-đề, như người mắt sáng ở nơi rất tối tăm, tinh tánh diệu tịnh, tâm chưa phát sáng, đây thì gọi là bởi cõi Sắc ấm, nếu mắt sáng tỏa, mười phương mở suốt, không còn tối tăm, gọi là sắc ấm hết, thì người đó năng siêu vượt kiếp trược, quán nguyên do đó bền chắc vọng tưởng lấy làm gốc đó”. Văn Tận Thọ Ấm nói: “Phật dạy: A-nan! Người thiện nam kia tu trong Tam-ma-đề Xa-ma-tha sắc ấm hết làm, thấy tâm chư Phật như trong gương sáng hiển hiện ảnh tượng đó, nếu có chỗ được mà chưa năng dụng, giống như người bị bóng đè tay chân rõ ràng, thấy nghe chẳng lầm, tâm xúc khách tà mà chẳng năng động. Đây thì gọi là bờ cõi Thọ ấm. Nếu hết bị bóng đè, tâm đó lìa thân, trở lại nhìn mặt đó, đi đứng tự do không có ngăn ngại, gọi là Thọ ấm hết, thì người đó năng siêu vượt kiến trược. Quán nguyên do đó, rỗng sáng vọng tưởng lấy làm gốc đó”. Văn Tận Tưởng Ấm nói: “Phật dạy: A-nan! Người thiện nam kia tu Tam-ma-đề thọ ấm hết là, tuy chưa lậu tận, tâm lìa hình đó, như chim xổ lồng, đã năng thành tựu, từ trên thân phàm trải qua sáu mươi Thánh vị của Bồ-tát, được ý sinh thân tùy qua vô ngại. Thí như có người ngủ say trên giường mê nói, người đó tuy là không chỗ riêng biết, nhưng lời nói đã thành âm vận rõ ràng, khiến người chẳng ngủ đều hiểu lời đó. Đây thì gọi là bờ cõi tưởng ấm. Nếu động niệm hết, phù tưởng tiêu trừ, ở tâm giác minh như dứt bụi dơ, một lớp sinh tử đuôi đầu viên chiếu, gọi là Tưởng ấm hết, thì người đây năng siêu vượt phiền não trược, quán nguyên do đó, dung thông vọng tưởng lấy làm gốc đó”. Văn Tận Hành Ấm nói: “Phật dạy: A-nan! Người thiện nam kia tu Tam-ma-đề tưởng ấm hết là, người đó bình thường mộng tưởng tiêu diệt, ngủ thức luôn một, giác minh rỗng lặng giống như trời trong, không còn thô trọng ảnh sự tiến trần, quán các thế gian núi sông đất liền, như gương soi sáng, đến không chỗ điểm đi không dấu vết, luống thọ chiếu ứng, rõ không bày tập, chỉ một tinh chân, căn nguyên sinh diệt từ đây vạch bày, thấy khắp mười phương mười hai loại chúng sinh, rốt cùng hết các loại đó, tuy chưa thông rành đầu mỗi mỗi mạng đó, thấy nền tảng đồng sinh, như ngựa đồng hoang lấp lánh trong nhiễu, là căn trần nổi rốt ráo chốt huyệt. Đây thì gọi là bờ cõi hành ấm. Nếu trong nhiễu đây nguyên tánh lấp lánh, tánh lâu vốn lắng, một lắng nguyên tập, như gợn sóng dứt hóa làm nước lắng, gọi là Hành ấm hết, thì người này năng siêu vượt chúng sinh trược, quán nguyên do đó, u ẩn vọng tưởng lấy làm gốc đó”. Văn Tận Thức Ấm nói: “Phật dạy: A-nan! Người thiện nam kia tu Tam-mađề hành ấm hết là, tánh các thế gian, tối trong nhiễu động động phân sinh có chợt nhiên đổ nát, chìm lưới tế then chốt Bổ-đặc-già-la, thù đáp nghiệp mạch sâu cảm ứng cách tuyệt, ở trời Niết-bàn sắp rất rõ ngộ, như lúc gà gáy, trông nhìn phương Đông đã có tinh sắc. Sáu căn rỗng lặng, không còn rong ruổi, trong ngoài lặng sáng, vào không chỗ vào, thấu đạt mười phương, nguyên do thọ mạng mười hai chủng loại. Quán do chấp nguyên các loại chẳng vời, ở mười phương cõi đã được đồng đó, tinh sắc chẳng chìm, phát hiện sâu xa bí mật, đây thì gọi là bờ cõi Thức ấm, nếu ở các vời đã được trong đồng mà sạch sáu môn, hợp mở thành tựu, thấy nghe thông chung quanh, qua lại dụng thanh tịnh, mười phương thế giới cùng với thân tâm, như cắn lưu ly trong ngoài sáng suốt, gọi là thức ấm hết. Thì người này năng siêu vượt mạng trược, quán nguyên do đó võng tượng hư vô điên đảo vọng tưởng lấy làm gốc đó. Cho đến, thức ấm nếu hết, thì ông hiện tiền các căn qua lại dụng, từ trong qua lại dụng năng vào Bồ-tát Kim Cang Càn Tuệ, tròn sáng tinh tâm ở trong phát hóa, như lưu ly sạch trong chứa bảo nguyệt. Như vậy mới vượt mười tín mười trú, mười hạnh, mười hồi hướng, bốn gia hạnh tâm, chỗ Bồ-tát Kim Cang, mười địa, Đẳng giác tròn sáng, vào nơi biển Diệu trang nghiêm của Như Lai, tròn đầy Bồ-đề, về không chỗ được.

Hỏi: Đã luận tâm mới đầu vào đạo, sao dụng rộng ghi lục hạnh vị mười địa?

Đáp: Nếu luận đạo đó hẳn có quả đó, nếu không hạnh, vị tức là thiên ma ngoại đạo, chỗ kinh luận nói vi tế khó biết. Thai giáo có văn của lục tức. Nhân vương đủ vị của năm nhẫn, sợ đọa thượng mạn chấp giải thoát hiểu chẳng tu, đều là chỗ thuyên của các Thánh xưa trước, chẳng dám không ghi chép, chẳng phải là thao lạm tự lập khác mối, chỉ mong các bậc hậu hiền nguyện tuân theo chế trước.

Hỏi: Công đức Phật địa đều đủ bỗng nhiên pháp thành tựu viên mãn?

Đáp: Thành tựu năm pháp đủ gồm tất cả công đức Phật Địa. Nên trong luận Phật Địa nói: “Một, pháp giới thanh tịnh là tất cả tự thể chân thật của Như Lai từ thời vô thủy đến nay tự tánh thanh tịnh, đầy đủ các thứ công đức tánh tướng quá mười phương giới cức số vi trần, không sinh không diệt giống như hư không, khắp tất cả hữu tình bình đẳng cùng có, cùng tất cả pháp chẳng một chẳng khác, chẳng phải có chẳng phải không, lìa tất cả tướng, tất cả phân biệt, tất cả danh ngôn đều chẳng năng được, chỉ là chỗ chứng của Thánh trí thanh tịnh. Hai không vô ngại chỗ hiểu biết chân như. Với tự tánh đó, các Thánh phần chứng, chư Phật viên chứng; Hai, Đại viên kính trí là năng hiện sinh tất cả cảnh giới, ảnh tượng các trí, tất cả thân và cõi nước chỗ ảnh tượng nương, nắm giữ tất cả công đức Phật Địa, cùng suốt ngằn mé vị lai không có đoạn tận; Ba, Bình đẳng tánh trí, nghĩa là quán tự tha tất cả bình đẳng, kiến lập Phật Địa, không trú Niết-bàn; Bốn, Diệu quán sát trí, nghĩa là ở tất cả cảnh giới sai biệt thường quán vô ngại, ở chúng hội lớn năng hiện tất cả tác dụng tự tại, đoạn tất cả nghi, mưa pháp vũ lớn; Năm, Thành sở tác trí nghĩa là năng khắp cùng tất cả thế giới, tùy chỗ ứng hóa, thành thục hữu tình”. Giải thích: Pháp giới thanh tịnh là, thì không thức cấu tịnh, một tâm chân như, tức chánh tông đây Thánh phàm cộng có. Một pháp giới đây là thể của bốn trí. Bốn trí thì dụng của một thể, vì chư Phật hiện chứng chúng sinh chẳng biết. Vì chẳng biết nên chấp làm tên của tám thức. Vì hiện chứng nên năng thành tướng của bốn trí, nếu mê muội đó thì tám thức khởi hiệu của chấp tàng, bảy thức được tên của nhiễm ô, sáu thức khởi tình biến kế, năm thức biến cảnh của căn trần. Nếu rõ đó, thì Lại-da thành thể của Viên kính, trì môn của công đức, Mạt-na là nguyên của bình đẳng, một tánh của tự tha, thức thứ sáu khởi diệu của quán sát, chuyên xe của chánh pháp, năm thức trước dấy công của sở tác, duỗi vết của ứng hóa, đó thì một tâm chẳng phải động, thức trí tự phân, chẳng chuyển thể đó, chỉ chuyển sinh đó. Chẳng phân lý đó mà phân sự đó.

Hỏi: Ở trong năm pháp, một pháp giới thanh tịnh là, tức là tự tánh thanh tịnh, thể của tròn sáng, từ xưa đến nay tánh tự đầy đủ, chẳng phải chỗ sinh của sinh nhân, chỉ chỗ liễu của liễu nhân. Đây thì chẳng luận tâm cảnh. Bốn trí đó v.v… hành tướng chẳng đồng, ở lúc diệu dụng mỗi mỗi duyên cảnh nào?

Đáp: Trong luận Duy Thức nói: “Viên cảnh trí tương ưng tâm phẩm, có nghĩa chỉ duyên chân như làm cảnh, là trí không phân biệt, chẳng phải trí hậu đắc, chỗ hành tướng duyên chẳng thể biết vậy”. Trong luận Trang Nghiêm nói: “Đại viên kính trí ở tất cả cảnh chẳng ngu mê vậy. Lại, đây quyết định duyên chủng vô lậu và các ảnh tượng của thân cõi nước v.v… hành duyên vi tế nói chẳng thể biết. Như thức A-lại-da cũng duyên tục, duyên chân như vậy, là trí không phân biệt. Duyên các cảnh khác nên trí hậu đắc gồm thuộc. Thể nó là một, tùy dụng phân hai. Rõ tục do chứng chân nên nói là hậu đắc. Bình đẳng tánh trí, tương ưng tâm phẩm, có nghĩa chỉ duyên tịnh thức thứ tám, như nhiễm thức thứ bảy duyên tạng thức vậy, có nghĩa chỉ duyên chân như làm cảnh. Trong luận Trang Nghiêm nói: Duyên các hữu tình tự tha bình đẳng, tùy tha thắng giải hiện vô biên ảnh tượng Phật vậy. Do đó, phẩm đây thông duyên chân tục, chỗ hai trí nhiếp, ở lý không trái nghịch. Diệu quan sát trí tương ưng tâm phẩm, duyên tất cả pháp tự tướng cộng tướng đều không chướng ngại, chỗ hai trí gồm thuộc. Thành sở tác trí tương ưng tâm phẩm, có nghĩa chỉ duyên năm thứ hiện cảnh. Trong luận Trang Nghiêm nói: Như Lai năm căn mỗi mỗi đều ở năm cảnh chuyển vậy”. Có nghĩa phẩm đây cũng năng duyên khắp các pháp ba đời, chẳng trái chánh lý. Trong kinh Phật Địa nói: Thành sở tác trí khởi làm ba nghiệp các sự biến hóa, quyết trạch tâm hành sai biệt của hữu tình, nghĩa lãnh thọ ở quá khứ vị lai và hiện tại. Nếu không duyên khắp thì không năng như đây vậy, lại trí hậu đắc gồm thuộc. Bốn tâm phẩm đây tuy đều khắp cùng năng duyên tất cả pháp, mà dụng có khác. Nghĩa là, Kính trí phẩm, hiện tướng thọ dụng thân Tịnh độ: Gìn giữ chủng vô lậu. Bình đẳng trí phẩm, hiện tướng tha thọ dụng thân Tịnh độ. Thành sở tác trí phẩm năng hiện tướng biến hóa thân và độ. Quán sát trí phẩm quán sát công năng là lỗi lầm của tự tha, mưa pháp vũ lớn, phá các pháp lưới nghi, lợi lạc hữu tình, các môn sai biệt như thế có nhiều thứ.

Hỏi: Thành sở tác trí cùng thức thứ sáu tương ưng khởi ở hóa dụng, cùng tánh quán sát trí có gì sai biệt?

Đáp: Trong luận Duy Thức nói: “Quán sát trí quán tự tướng cộng tướng các pháp. Sở tác trí đây chỉ khởi hóa nên có sai biệt, hai trí phẩm đây nên chẳng đều sinh. Một loại hai thức chẳng cùng khởi vậy. Đồng thể dụng phân, câu cũng chẳng phải lỗi mất, hoặc cùng tịnh thức thứ bảy tương ưng, nương nhãn căn v.v… duyên sắc cảnh v.v… là tác dụng sai biệt của ban sắc trí. Nghĩa là tịnh thức bảy khởi tướng tha thọ dụng thân độ là bình đẳng phẩm gồm thuộc, khởi biến hóa là thành sự gồm thuộc.

Hỏi: Nói pháp hữu vi đều uẩn xứ gồm. Như Lai thuần pháp vô lậu, lại đủ uẩn xứ giới chăng?

Đáp: Trong luận Duy Thức nói: Kinh xử xứ nói chuyển uẩn vô thường, hoạch được uẩn thường, giới xứ cũng vậy. Sao nói Như Lai chẳng phải uẩn xứ giới? Nên nói chẳng phải, là mật ý nói. Lại trong thân Phật, mười tám giới v.v… thảy đều đầy đủ mà thuần vô lậu. Quả chuyển y đây lại chẳng nghĩ bàn, vượt qua đường tầm tư nói bàn vậy, vi diệu sâu mầu tự chứng bên trong vậy.

Hỏi: Trí đây là thấy biết của Phật, không thầy tự vậy, sao mượn nhân duyên xưng dương mở bày?

Đáp: Trí đây tuy chẳng ước ở duyên sinh mà theo duyên hiển bày, nếu chấp không nhân đều thành ngoại đạo. Như các sư xưa trước nói: Phật pháp tuy có trí không thầy, trí tự nhiên mà là chân lý thường trú, cần nhờ duyên để hiển bày thì cũng là nhân duyên vậy. Trong kinh Pháp Hoa nói: “Phật chủng theo duyên khởi”. Trong kinh Lăng-già nói: “Đại Tuệ thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Phật nói thường chẳng nghĩ bàn. Các ngoại đạo kia cũng có thường chẳng nghĩ bàn. Vậy có gì khác? Phật dạy: Các ngoại đạo kia không có thường chẳng nghĩ bàn, vì không nhân vậy. Ta nói thường chẳng nghĩ bàn có nhân. Nhân ở bên trong chứng, đâu được đồng ư?” Vậy thì chân thường cũng nhân duyên khởi. Nên biết không có một pháp nào chẳng từ tâm mà sinh. Đạo của ba thừa đều là chứng bên trong. Nếu ngoài tâm lập nghĩa, mặc tình nói u huyền đều thành ngoại đạo. Lại nếu vào Duy thức trí, tuy chẳng chấp cảnh trước, chẳng đồng ngu tối không thấy không biết, tuy chiếu cảnh hư, mắt trí còn đó. Trong luận Kim Cang Bát-nhã có kệ tụng nói:

“Tuy chẳng thấy các pháp

Chẳng phải không mắt liễu cảnh”.

Do đó, trong Vĩnh Gia Tập nói: “Phàm, cảnh chẳng phải trí mà chẳng rõ, trí chẳng phải cảnh mà chẳng sinh. Trí sinh thì rõ cảnh mà sinh, cảnh rõ thì trí sinh mà rõ. Trí sinh mà rõ, rõ không chỗ rõ, rõ cảnh mà sinh, sinh không năng sinh. Tuy trí mà chẳng phải có, rõ không chỗ rõ, tuy cảnh mà chẳng phải không, không tức chẳng không. Có tức chẳng phải có, có không song chiếu, diệu ngộ thâm trầm, như lửa được củi càng thêm cháy mạnh. Củi dụ cho nhiều cảnh của phát trí, lửa dụ cho diệu trí của rõ cảnh”. Bài Từ đó nói: “Đạt tánh không mà chẳng buộc, tuy duyên giả mà không đắm, cảnh của có không song chiếu, tâm của Trung quán trải rơi”. Lại có kệ tụng nói: “Nếu trí rõ ở cảnh, tức là trí cảnh không, như mắt hết không hoa, là hết mắt không hoa. Nếu trí rõ ở trí, tức là trí không trí. Như mắt hết mắt không, là hết mắt không mắt. Trí tuy rõ cảnh không, và cả rõ trí không, chẳng không rõ cảnh trí. Cảnh không, trí còn có. Rõ cảnh trí không trí, không cảnh trí chẳng có, như mắt hết không hoa, và cả hết mắt không, chẳng không hết không mắt. Hoa không mắt còn có. Hết hoa mắt không mắt, không hoa mắt chẳng hết.