TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 87

Phàm, môn của vào đạo, chạm đường đều là chọn lựa cốt yếu, phân biệt không vượt ngoài bốn môn. Nay căn cứ bốn giáo của Thiên thai là Tạng, Thông, Biệt, Viên mỗi mỗi có bốn môn vào đạo. Bốn môn của ba giáo trước rộng ở thuyết kia, nay dẫn bốn môn của Viên giáo, kham đáng vào đạo: Một, môn có; Hai, môn không. Ba, môn cũng có cũng không. Bốn môn chẳng phải có chẳng phải không. Trong luận Chỉ Quán nói: Bốn môn của Viên giáo diệu lý chóng nói, khác với hai giáo Tạng Thông trước, viên dung vô ngại, khác với Biệt giáo rõ ràng riêng biệt, nếu môn đó có tức giả, cậy ở có lấy làm nói đầu mối, mà môn có đây cũng tức ba môn một môn vô lượng môn, vô lượng môn một môn, chẳng phải một chẳng phải bốn mà nói một bốn, đây là tướng Viên môn vậy. Nếu có là môn, tức có của sinh tử, là có của thật tướng, tất cả pháp thú hướng có, có tức pháp giới, vượt ngoài pháp giới không pháp có thể luận. Sinh tử tức Niết-bàn, Niết-bàn tức sinh tử, không hai không riêng biệt, nêu có làm môn đầu tiên thật đủ tất cả pháp viên thông vô ngại, đó gọi là môn có. Ba, môn kia cũng vậy, môn đây vi diệu chẳng thể nghĩ bàn, đâu đồng như Tạng Thông dụng độ mà chỉ không. Biệt giáo chẳng dung mà cách biệt. Lại bốn môn của Viên giáo đều diệu không thô. Nếu môn có pháp giới gồm tất cả pháp so sánh lại ba môn, môn không tức là pháp giới gồm tất cả pháp, so sánh lại ba môn, hai môn kia cũng vậy, pháp tướng bình đẳng không có hơn kém nếu vậy, không khác của bốn môn chỉ nhân thuận căn cơ đến duyên bốn thuyết như bốn ngón tay chỉ một vầng trăng. Trăng một ngón tay bốn. Lại như Tạng Thông Biệt Viên bốn giáo, như bốn điểm giữa không trung, tuy bốn điểm tợ riêng biệt mà chẳng vượt ngoài một không, tuy bốn ngón tay chẳng đồng mà chỉ một vầng trăng. Một, môn có là, quán kiến tư giả, tức là pháp giới đầy đủ Phật pháp. Lại các pháp tức là pháp tánh nhân duyên, cho đến Đệ nhất nghĩa cũng là nhân duyên. Trong Đại Kinh nói: “Nhân diệt vô minh tức được đốt sáng đèn Tam-bồ-đề”. Đó gọi là môn có; Hai, môn không là, quán huyễn hóa kiến tư và tất cả pháp, chẳng tại nhân chẳng thuộc duyên. Ta và Niết-bàn là hai đều không, chỉ có không bệnh, không bệnh cũng không, đây tức ba đế đều không vậy; Ba, môn cũng có cũng không, huyễn hóa kiến tư tuy không chân thật, phân biệt giả danh thì chẳng thể hết, như trong một vi trần có đại thiên quyển kinh, ở Đệ nhất nghĩa mà chẳng động, khéo năng phân biệt tướng các pháp, cũng như đại địa. Một năng sinh các thứ mầm, trong không danh tướng giả nói danh tướng, cho đến Phật cũng chỉ có danh tự. Đó là môn cũng không cũng có; Bốn, môn chẳng phải có chẳng phải không, quán huyễn hóa kiến tư tức là pháp tánh, pháp tánh chẳng thể nghĩ bàn, chẳng phải thế tục nên chẳng phải có, chẳng phải xuất thế tục nên chẳng phải không, một sắc một hương không gì chẳng phải là trung đạo, một trung tất cả trung, Tỳ-lô-giá-na khắp tất cả xứ, đâu có kiến tư mà không phải thật pháp. Đó gọi là môn chẳng phải có chẳng phải không, cớ sao? Một môn tức là ba môn, một môn còn là tất cả pháp, sao chỉ ba ư. Tại sao như vậy? Quán chỗ nhân duyên sinh pháp, là môn thứ nhất, tất cả đều là môn thứ nhất, môn thứ nhất tức không, một không tất cả không, tức là môn thứ hai. Môn thứ nhất đây tức giả, một giả tất cả giả tức là môn thứ ba. Môn thứ nhất đây tức trung, một trung tất cả trung, tức là môn thứ tư, môn thứ nhất tức là ba môn, ba môn tức là một môn, chỉ nêu một môn làm danh, tuy có bốn danh, mà lý không cách biệt, tức là bốn môn của Viên giáo. Chánh là chỗ dụng của nay vậy. Nếu vậy sao dùng các thứ phân biệt từ trước lại. Chỉ phàm tình ám độn chẳng nói chẳng biết, trước dẫn dụ khai mở đó, sau vào chánh đạo. Như trong kinh Pháp Hoa nói: “Tuy nói các thứ đạo, kỳ thật là một thừa”. Nếu được ý đây trọn ngày phân biệt không chỗ phân biệt. Niết-bàn gọi là lại có một hạnh là Như Lai hạnh, Pháp Hoa gọi là bỏ ngay phương tiện chỉ nói đạo Vô thượng. Đại phẩm gọi là Nhất thiết chủng trí biết tất cả pháp, Tịnh Danh gọi là rừng Chiêm-bặc chẳng ngửi các mùi hương khác, Hoa Nghiêm xưng là pháp giới, tức là ý bốn môn đây vậy, nên biết nếu rõ một, tu hành nhân quả tròn đầy, giống như đất, nơi muôn vật sinh ra vậy, giống như biển, chỗ các báu nhóm tụ vậy, giống như xe năng chuyên chở vậy, giống như thành khéo phò hộ vậy, cho nên trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Phật dạy: Ta vì Tu-đạt mà giảng nói: Trưởng giả! Tâm là thành chủ. Trưởng giả! Nếu chẳng hộ tâm, thì chẳng hộ thân miệng”. Lại, trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới nói: “Mắt báu thần chủ thành quyến thuộc vây quanh, ở trong hư không mà hiện thân đó, các thứ diệu vật dùng làm nghiêm sức, tay cầm vô lượng các hoa sắc báu, để tung rải nơi Đồng tử Thiện Tài, mà nói: Này thiện nam! Nên thủ hộ thành tâm, nghĩa là chẳng tham tất cả cảnh giới sinh tử, nên trong nghiêm thành tâm, nghĩa là chuyên ý thú cầu mười lực của Như Lai, nên tịnh trị thành tâm, nghĩa là rốt ráo đoạn trừ xan tật siểm cuống, nên trong mát thành tâm, nghĩa là tư duy thật tánh tất cả các pháp, nên tăng trưởng thành tâm, nghĩa là hoàn tất tất cả pháp của trợ đạo, nên nghiêm sức thành tâm, nghĩa là tạo lập cung điện các thiền giải thoát. Nên chiếu diệu thành tâm, nghĩa là vào khắp tất cả đạo tràng của chư Phật nghe thọ pháp Bát-nhã Ba-la-mật. Nên tăng ích thành tâm, nghĩa là gồm khắp tất cả đạo phương tiện của chư Phật, nên kiên cố thành tâm, nghĩa là luôn siêng tu tập hạnh nguyện Phổ Hiền, nên phòng hộ thành tâm, nghĩa là thường chuyên ngự chống bạn ác quân ma. Nên rỗng suốt thành tâm, nghĩa là mở dẫn tất cả ánh sáng trí Phật. Nên khéo bù đắp thành tâm, nghĩa là nghe thọ tất cả giáo pháp Phật nói. Nên phù trợ thành tâm, nghĩa là tin sâu biển công đức của tất cả chư Phật, nên rộng lớn thành tâm, nghĩa là đại từ khắp đến tất cả thế gian, nên khéo che chở thành tâm, nghĩa là nhóm tập các thiện pháp che chở trên đó, nên thoáng rộng thành tâm, nghĩa là đại bi xót thương tất cả chúng sinh, nên mở thông thành tâm, nghĩa là đều xả chỗ có tùy ứng cấp thí, nên mật hộ thành tâm, nghĩa là phòng ngăn các ác dục chẳng khiến được vào. Nên nghiêm túc thành tâm, nghĩa là đuổi các ác pháp chẳng khiến nó trú. Nên quyết định thành tâm, nghĩa là nhóm tập tất cả trí pháp của trợ đạo, luôn không lùi chuyển, nên an lập thành tâm, nghĩa là chánh niệm ba đời tất cả Như Lai chỗ có cảnh giới, nên sáng suốt thành tâm, nghĩa là rõ thấu chánh pháp luân của tất cả chư Phật trong Tu-đa-la chỗ có pháp môn các thứ duyên khởi. Nên bộ phận thành tâm, nghĩa là hiển bày khắp tất cả chúng sinh khiến đều thấy đạo Tát-bà-nhã. Nên trú trì thành tâm, nghĩa là phát các biển Đại nguyện của tất cả Như Lai. Nên giàu sang thành tâm, nghĩa là nhóm tập tất cả tụ phước đức lớn khắp cùng pháp giới. Nên khiến thành tâm sáng rõ, nghĩa là biết khắp chúng sinh các pháp căn dục v.v… nên khiến thành tâm tự tại, nghĩa là gồm khắp mười phương pháp giới. Nên khiến thành tâm thanh tịnh, nghĩa là chánh niệm tất cả chư Phật Như Lai. Nên biết tự tánh thành tâm, nghĩa là biết tất cả pháp đều không có tánh. Nên biết thành tâm như huyễn, nghĩa là dùng Nhất thiết trí rõ tánh các pháp. Phật tử! Vị Đại Bồ-tát nếu năng tịnh tu thành tâm như vậy thì năng tích tập tất cả thiện pháp. Giải thích: Phàm, Thánh là năng phòng ngừa giặc bên ngoài, hộ nước an dân, bền chắc cứng mạnh tức không các hoạn, huống gì thành tâm phải hộ mật giữ cửa ải, không khiến các duyên ma giặc sáu trần bên ngoài xâm vào, kết phiền não gian thần bên tù, rộng đủ sự trang nghiêm, bèn được bốn cửa không kẹt, một đường thường thông, lực địch cả đại thiên, oai tỏa khắp pháp giới, có thể dùng để vỗ về dẫn dắt kẻ yếu mất, gồm hóa không sót, nhiếp phục ngoại ma trọn bền chắc nền tảng chân thật vậy. Trong Hoa Nghiêm Sớ nói: “Thành có ba nghĩa: Một, phòng giặc bên ngoài; Hai, nuôi dưỡng mọi người; Ba, mở cửa dẫn gồm”. Nay nói thành pháp, thông giáo lý hạnh quả, hạnh khế lý giáo, thì không gì chẳng đều nghiêm vậy, mỗi mỗi có ba nghĩa, nghĩa là rõ tánh không của thành tâm thì các hoặc chẳng vào, thấy hằng sa tánh đức thì muôn hạnh bèn tăng, đạo không gì chẳng thông thì tự tha dẫn gồm bèn năng khế hợp quả, tuyệt trăm quấy để thành giải thoát, dưỡng các đức để toàn pháp thân, mở Bát-nhã mà không gì chẳng thông vậy, mới hiển bày thành giáo không quấy, nuôi dưỡng chỗ phân tích yếu chỉ, câu câu thông thần có nhiều nghĩa đó vậy. Trong Tịnh Danh có nói: “Phật pháp như thành năng vì hành nhân phòng quấy cản địch, nên gọi là thành, nếu hộ Phật pháp tức là hộ thành”. Lại, pháp ấm giới nhập tức không. Lý của tức không gọi là Niết-bàn, chúng sinh là vương mà chủng tánh đầy đủ hằng sa Phật pháp, như người vật trong thành vậy. Lập tất cả chúng sinh tức Đại Niết-bàn, tức tướng Bồ-đề. Chỉ diệu lý đây, ngoài ra là chỗ muốn hoại của Thiên ma ngoại đạo, bên trong là chỗ xâm lấn thông biệt kiến tư, Bồ-tát vì hộ chúng sinh vốn có thành của Niết-bàn, chẳng khiến vọng khởi các ái kiến vậy.

Hỏi: Báu lớn Thánh nhân gọi là vị, nếu không vị thứ tức là Thiên ma ngoại đạo, đã có tin vào phải nhờ mài luyện ở trong môn sơ tâm phương tiện, chứng giải Duy thức, căn cứ chỗ phân của giáo có mấy vị thứ?

Đáp: Có môn năm vị, căn cứ trong luận Duy thức nói: “Đầy đủ hai chủng tánh của Đại thừa, lược ở năm vị, dần dần ngộ vào: Một, bản tánh trú chủng tánh, nghĩa là từ vô thủy lại, nương gá bản thức chỗ pháp nhĩ được pháp nhân vô lậu; Hai, tập chỗ thành chủng tánh, nghĩa là nghe pháp giới đẳng lưu pháp, chỗ đã nghe thành v.v… chỗ huân tập thành, cần đủ Đại thừa hai chủng tánh đây mới năng dần dần ngộ vào Duy thức. Cho đến, cớ sao dần dần ngộ vào Duy thức? Nghĩa là các Bồ-tát đối với tánh tướng của thức trong tư lương vị, năng tin hiểu sâu chắc, tại gia hạnh vị năng dần khuất phục trừ bỏ sở thủ năng thủ dẫn phát chân kiến, tại thông đạt vị, như thật thông đạt. Trong tu tập vị, như chỗ thấy lý, luôn luôn tu tập khuất phục đoạn các chướng khác. Đến cứu cánh vị, ra khỏi chướng tròn sáng, năng cùng tận vị lai giáo hóa các loại hữu tình, lại khiến ngộ vào tánh tưởng Duy thức. Sao gọi là ngộ vào năm vị Duy thức? Một, tư lương vị, có kệ tụng nói:

“Cho đến chưa khởi thức

Cầu trú Duy thức tánh

Ở hai thủ tùy miên

Còn chưa năng phục diệt”.

Trong luận nói: Từ phát tâm Bồ-đề sâu chắc, cho đến chưa khởi thuận quyết trạch phần, cầu trú Duy thức chân thắng nghĩa tánh, tể đây đều là tư lương vị gồm thuộc, vì thú hướng vô lượng Chánh Đẳng Bồ-đề, tu tập các thứ thắng tư lương vậy. Vì hữu tình nên siêng cầu giải thoát. Do đây cũng gọi là thuận giải thoát phần. Vị đây, Bồ-tát nương nhân bạn lành tác ý tư lương bốn thắng lực, đối với nghĩa Duy thức tuy tin hiểu sâu, mà chưa năng rõ năng sở thủ không, phần nhiều trí ngoài cửa tu Bồ-tát hạnh, nên ở hai thủ chỗ dẫn tùy miên, còn chưa có công lực năng phục diệt, niệm kia chưa chẳng khởi, hai thủ hiện hành. Hai thủ đây nói hiển bày hai thủ, thủ chấp thủ năng thủ sở thủ tánh. Hai thủ tập khí gọi là tùy miên kia, tùy theo hữu tình miên phục tàng thức, hoặc tùy tăng quá nên gọi là tùy miên, tức là chỗ biết chủng phiền não chướng, phiền não chướng nghĩa là chấp biến kế chỗ chấp thật ngã, Tát-ca-da-kiến mà làm thượng thủ, một trăm hai mươi tám căn bản phiền não và đẳng lưu các tùy phiền não kia, đây đều nhiễu não thân tâm hữu tình, năng chướng Niết-bàn, gọi là phiền não chướng. Sở tri chướng, nghĩa là chấp biến kế chỗ chấp thật pháp, Tát-ca-da-kiến mà làm thượng thủ, kiến nghi vô minh ái nhuế mạn v.v… che lấp cảnh chỗ biết, không tánh điên đảo, năng chướng Bồ-đề, gọi là sở tri chướng. Cho đến Bồ-tát trú trong tư lương vị đây. Hai thô hiện hành tuy có phục đó, mà ở tế và hai tùy miên, bởi lực chỉ quán nhỏ kém chưa năng phục diệt. Vị đây chưa chứng Duy thức chân như, nương lực thắng giải tu các thắng hạnh, nên biết cũng là giải hạnh địa gồm thuộc, cho đến chỗ tu thắng hạnh, nghĩa là phước và trí v.v… Giải thích: Bản tánh trú chủng tánh là, chưa nghe chánh pháp, chỉ chủng vô lậu từ vô thủy tự thành, chẳng từng huân tập khiến nó tăng trưởng gọi là bản chủng tánh. Tánh là thể vậy, tánh là loại vậy, nghĩa là bản tánh thành trú Bồ-tát đây, chủng tử tánh loại sai biệt, chẳng do nay có gọi là bản tánh trú chủng tánh. Bồ-tát Địa nói: Vô thủy pháp nhĩ sáu xứ thù thắng, gọi là bản tánh trú chủng tánh. Tập khổ thành chủng tánh là nghe pháp đây đã qua khiến chủng cũ vô lậu tăng trưởng luôn tập chủng tánh. Bồ-tát Địa nói: Nghe mười hai phần giáo pháp giới đẳng lưu bình đẳng mà lưu. Lại, pháp giới tánh thiện thuận ác nghịch đủ các công đức, đây cũng như vậy, nên gọi là đẳng lưu. Nương nhân bạn lành, tác ý tư lương bốn thắng lực, là bốn lực trên, trong luận Nhiếp Đại Thừa nói: “Đại thừa trong năng ngộ vào, nghe nhiều huân tập tương tục, đây là nhân lực. Đã được phụng sự vô lượng chư Phật xuất hiện nơi đời tức lực bạn lành. Đã được một hướng quyết định thắng giải, chẳng phải chỗ các bạn ác năng lay động, gọi là lực tác ý, đã khéo tích tập các căn lành v.v… gọi là lực tư lương. Tùy miên, nghĩa là theo đuổi hữu tình thường tại sinh tử, miên phục tạng thức, chẳng hiện xứ khác, nên gọi là tùy miên. Hoặc tùy tăng quá nên gọi là tùy miên, theo đuổi hữu tình, tăng nhiều lỗi lầm vậy, gọi là tùy miên. Tại sao? Miên là nghĩa tăng thêm, như người ngủ say, miên tức là đượm nhiều, nên lỗi lầm tăng là nghĩa tùy miên, tức chủng hai chướng vậy; Hai, gia hạnh vị, có kệ tụng nói:

“Hiện tiền lập ít vật

Gọi là Duy thức tánh

Vì có chỗ được vậy

Chẳng thật trú Duy thức”.

Trong luận nói: Bồ-tát trước ở mới đầu vô số kiếp, khéo đầy đủ phước đức trí tuệ tư lương, thuận giải thoát phần đã viên mãn rồi, là vào kiến đạo, trú Duy thức tánh, lại tu gia hạnh phục trừ hai thủ, đó là pháp noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất. Bốn đây gọi chung là thuận quyết trạch phần, thuận thú chân thật quyết trạch phần vậy, cho đến Bồ-tát trong bốn gia hạnh đây, còn ở hiện tiền an lập ít vật, đó là Duy thức chân thắng nghĩa tánh. Vì hai tướng không và có kia chưa trừ tướng mang (đới), quán tâm có chỗ được vậy, chẳng phải thật an trú chân Duy thức lý. Tướng kia diệt rồi mới thật an trú, nương nghĩa như vậy, nên có kệ tụng nói:

“Bồ-tát ở định vị

Quán ảnh chỉ là tâm

Nghĩa tưởng đã diệt trừ

Xét quán chỉ tự tưởng

Trú tự tâm như vậy

Biết chỗ thủ chẳng có

Vì năng thủ cũng không

Xúc sau không chỗ được.

Cho đến gia hạnh vị đây chưa dứt trừ tưởng ràng buộc, nơi ràng buộc thô trọng phược cũng chưa năng đoạn, chỉ năng khuất phục trừ bỏ hai thủ phân biệt, trái nghịch kiến đạo vậy, ở câu sinh đó và hai tùy miên, tâm hữu lậu quán có chỗ được vậy, chưa toàn khuất phục trừ bỏ, toàn chưa năng diệt, cho đến vị đây cũng là giải hạnh địa gồm thuộc, chưa chứng Duy thức chân thắng nghĩa vậy. Giải thích: Bốn gọi chung là thuận quyết trạch phần là, thì gọi là chân thật quyết trạch phần. Quyết trạch là trí, tức trạch pháp, quyết chọn nghi phẩm do dự kia. Chọn lựa kiến phẩm chẳng chọn kia. Phần, là nghĩa chi nhân, tức trạch pháp giác chi. Hiện tiền lập ít vật là. Tâm trên biến như, gọi là ít phần, đây chẳng phải không tướng nên gọi là mang (đới) tướng. Nếu lúc chứng chân, tướng đây bèn diệt, tướng tức là chỗ không chấp tướng; Ba, thông đạt vị, có kệ tụng nói:

“Nếu lúc ở chỗ duyên

Trí đều không chỗ được

Khi ấy trú Duy thức

Lìa tướng hai thủ vậy”.

Trong luận nói: Nếu lúc Bồ-tát ở chỗ cảnh khác, trí không phân biệt đều không chỗ được, chẳng thủ các thứ tướng hý luận vậy. Khi ấy mới gọi là thật trú Duy thức chân thắng nghĩa tánh, tức chứng trí chân như cùng chân như bình đẳng bình đẳng, đều lìa tướng năng thủ sở thủ vậy. Tướng năng thủ sở thủ đều là phân biệt, có chỗ được, tâm hý luận hiện vậy. Cho đến trí đây tuy có kiến phần mà không phân biệt nói chẳng phải năng thủ, chẳng phải thủ toàn không, tuy không tướng phần mà có thể nói Đới đây như tướng khởi, chẳng lìa như vậy. Như lúc tự chứng phần duyên kiến phần chẳng biến mà duyên, đây cũng nên vậy. Biến mà duyên, bèn chẳng phải thân chứng, như trí hậu đắc, nên có phân biệt. Nên phải chấp thuận đây có kiến không tướng, gia hạnh không gián đoạn lúc trí đây sinh, thể hội chân như, gọi là thông đạt vị. Mới đầu chiếu lý, nên cũng gọi là kiến đạo, cho đến trước chân kiến đạo chứng Duy thức tánh, sau tướng kiến đạo chứng Duy thức tướng, trong hai đây, trước ưu thắng nên kệ tụng thiên nói. Trước chân kiến đạo trí căn bản gồm thuộc, sau tướng kiến đạo, trí hậu đắc gồm thuộc. Các trí hậu đắc có hai phần ư? Cho đến trí đây hiện thân cõi nước v.v… vì các hữu tình nói chánh pháp vậy, nếu chẳng biến hiện tợ sắc thanh v.v… sao có các sự hiện thân nói pháp v.v… chuyển sắc uẩn nương sắc chẳng hiện là, chuyển bốn uẩn nương nên không thọ v.v… Lại, nếu trí đây chẳng biến tợ cảnh, lìa pháp tự thể, nêu chẳng phải chỗ duyên. Lúc duyên sắc v.v… nên duyên thanh v.v… Lại duyên không pháp v.v… nên không sở duyên duyên. Thể kia chẳng phải thật, không thắng dụng vậy, do đây, hai phần hậu đắc đều có. Giải thích: Nếu trí đây chẳng biến tợ cảnh, lìa pháp tự thể nên chẳng phải sở duyên là, đã không tướng phần, tâm của tự tha, tha thân cõi nước v.v… Lìa pháp của thể tự mình, chẳng dính ảnh tượng, nên chẳng phải sở duyên duyên, thân ngay chẳng biến kia làm tướng vậy, chẳng đồng chân như. Chân như tức là tự thể trí vậy.

Hỏi: Nếu vậy, chân như nên chẳng phải sở duyên duyên, vì không tợ cảnh tướng?

Đáp: Chẳng phải vậy, tướng của dính như khởi vậy. Lìa pháp tự thể, đã không ảnh tượng, chẳng thể nói dính tướng kia khởi, làm sao nói có sở duyên duyên? Kia đều lìa tự thể vậy. Đã chẳng dính tướng khởi gọi là sở duyên. Lúc duyên sắc v.v… nên duyên thanh v.v… duyên sắc v.v… trí chẳng dính tướng sắc v.v… vậy. Lại duyên không pháp v.v… nên không sở duyên duyên là, chẳng biến, là không tướng, là chỗ kiến duyên vậy, vì không tướng phần, chiếu ngay ở không, không chẳng phải có thể, nghĩa sở duyên duyên làm sao được thành. Do đây nên biết, Phật cũng chẳng năng thân duyên ở không, văn đây lý chứng vậy. Bốn, tu tập vị, có kệ tụng nói:

“Không được chẳng nghĩ bàn

Là trí xuất thế gian

Xả hai thô trọng vậy

Bèn chứng được chuyển y”.

Trong luận nói: “Niết-bàn từ trước kiến đạo khỏi rồi, vì đoạn trừ chướng, chứng đắc chuyển y, lại luôn tu tập trí không phân biệt. Trí đây xa lìa sở thủ năng thủ, nên nói không được và chẳng nghĩ bàn, hoặc lìa hý luận nói là không được. Diệu dụng khó lường gọi là chẳng nghĩ bàn là xuất thế gian, trí không phân biệt. Đoạn thế gian nên gọi là xuất thế gian. Hai thủ tùy miên là gốc thế gian, chỉ đây năng đoạn riêng được tên xuất. Hoặc xuất thế gọi là nương hai nghĩa lập, nghĩa là thể vô lậu và chứng chân như. Trí đây đủ hai thứ nghĩa đó vậy, riêng được gọi là xuất thế, ngoài ra các trí khác chẳng như vậy, tức trí không phân biệt trong mười địa. Luôn tu đây nên xả bỏ hai thô trọng, chủng tử hai chướng lập danh tánh thô trọng, không kham nhậm, trái ngược tế nhẹ vậy, khiến kia trọn diệt nên gọi là xả bỏ, đây năng xả bỏ hai thô trọng kia vậy, bèn năng chứng đắc chuyển y rộng lớn, y nghĩa là sở y, tức y tha khởi. Cùng pháp nhiễm tịnh làm sở y vậy. Nhiễm, nghĩa là hư vọng Biến kế sở chấp. Tịnh nghĩa là chân thật, tánh viên thành thật. Chuyển nghĩa là hai phần chuyển xả chuyển được, do luôn tu tập trí không phân biệt đoạn hai chướng thô trọng trong bản thức, năng chuyển xả bỏ Biến kế sở chấp trên y tha khởi và năng chuyển được tánh viên thành thật trong y tha khởi. Do chuyển phiền não được Đại Niết-bàn, chuyển sở tri chướng chứng Vô thượng giác, thành lập Duy thức, ý vì hữu tình chứng được hai quả chuyển y như vậy. Hoặc y tức là sở y của Duy thức chân như sinh tử Niết-bàn. Phàm ngu điên đảo mê chân như đây, nên từ vô thủy đến nay chịu khổ sinh tử. Thánh giả lìa điên đảo ngộ chân như đây bèn đắc Niết-bàn cứu cánh an lạc. Do luôn tu tập trí không phân biệt, đoạn hai chướng thô trọng trong bản thức, nên năng chuyển diệt y như sinh tử và năng chuyển chứng y như Niết-bàn, đây tức chân như lìa tánh tạp nhiễm. Như tuy tánh tịnh mà tướng tạp nhiễm, nên lúc lìa tạp nhiễm giả nói mới tịnh, tức mới tịnh đây nói là chuyển y, trong vị tu tập đoạn chướng chứng được, tuy ở vị đây cũng được Bồ-đề, mà chẳng phải chỗ ý bài kệ tụng trong đây hiển bày. Ý kệ tụng chỉ hiển bày chuyển Duy thức tánh, hàng Nhị thừa mãn vị gọi là giải thoát thân. Tại Đại Mâu-ni gọi là pháp thân vậy. Thế nào chứng đắc hai thứ chuyển y? Nghĩa là trong mười địa, tu mười thắng hạnh, đoạn mười thứ chướng chứng mười chân như. Hai thứ chuyển y do đây mà chứng đắc; Năm, cứu cánh vị, có kệ tụng nói:

“Đây tức vô lậu giới

Chẳng nghĩ bàn Thiện thường

An lạc giải thoát thân

Tên pháp Đại Mâu-ni”.

Trong luận nói: Chỗ tu tập vị trước đắc chuyển y trước tức là tướng cứu cánh vị. Đây gọi là quả hai chuyển y trước, tức là cứu cánh vô lậu giới gồm thuộc, các lậu trọn hết, chẳng phải lậu tùy tăng, tánh tịnh tròn sáng, nên gọi là vô lậu. Giới, nghĩa là tạng, trong đây ngậm chứa vô biên đại công đức hiếm có. Hoặc là nghĩa nhân, năng sinh mọi sự lợi lạc ở năm thừa thế gian và xuất thế gian. Trong Trang Nghiêm Kinh Luận nói: Bốn gia hạnh vị với kệ tụng là:

“Bấy giờ Bồ-tát đây

Lần lượt được tịnh tâm

Chỉ thấy ý ngôn vậy

Chẳng thấy tất cả nghĩa”.

Giải thích: Bồ-tát đây mới đầu được định tâm, lìa nơi ý ngôn, chẳng thấy tự tướng tổng tướng tất cả các nghĩa, chỉ thấy ý ngôn. Thấy đây tức là Bồ-tát noãn vị, vị đây gọi là sáng. Như trong kinh Phật Hỏi Hà nói: Sáng, sáng đây gọi là thấy pháp nhẫn. Và kệ tụng nói:

“Là lớn pháp sáng vậy

Kiên cố tinh tấn vậy

Pháp sáng tăng trưởng rồi

Thông đạt duy tâm trí”.

Giải thích: Bồ-tát trong đây là tăng trưởng pháp sáng vậy, khởi kiên cố tinh tấn, trú là pháp sáng, thông đạt Duy tâm. Thông đạt đây là Bồ-tát Đảnh Vị. Kệ tụng nói:

“Các nghĩa đều là sáng

Do vì thấy Duy thức

Được đoạn chỗ chấp đoạn

Thì là trú ở nhẫn”.

Giải thích: Trong đây, Bồ-tát nếu thấy các nghĩa đều là tâm sáng, chẳng phải ngoài tâm sáng riêng có thấy khác, khi ấy được chỗ chấp loạn diệt. Thấy đây tức là Bồ-tát nhẫn vị. Kệ tụng nói:

“Chỗ chấp loạn tuy đoạn

Phải còn trừ năng chấp

Đoạn đây lại chóng chứng

Vô gián Tam-ma-địa”.

Giải thích: Trong đây Bồ-tát vì đoạn năng chấp loạn nên lại chóng chứng vô gián Tam-ma-địa.

Hỏi: Có nghĩa gì mà Tam-ma-địa đây gọi là vô gián?

Đáp: Do lúc năng chấp loạn diệt, khi ấy vào vô gián, nên nhận tên đó. Vào vô gián đây tức là Bồ-tát Thế gian đệ nhất pháp vị, cho đến năm vị. Thứ nhất, tư lương vị, mới học Duy thức là lúc mới đầu của phát tâm phần phát tâm thứ nhất, nương chỉ Đại Bồ-đề mà phát tâm vậy. Bồ-tát sinh có bốn nghĩa: Một, Chủng tử thắng, vì tâm bình đẳng làm chủng tử vậy; Hai, Sinh mẫu thắng, vì Bát-nhã Ba-la-mật làm sinh mẫu (mẹ sinh ra) vậy; Ba, Thai tạng thắng, vì hai tại phước trí trú trì làm thai tạng vậy; Bốn, Nhũ mẫu (vú nuôi) thắng, vì đại bi trưởng dưỡng làm Nhũ mẫu vậy. Thứ hai, Thông đạt vị, có kệ tụng nói:

“Đã biết tánh nghĩa loại

Khéo trú chỉ tâm sáng

Vì hiện thấy pháp giới

Giải thoát ở hai tướng”.

Trong luận nói: Vị đây do giải tất cả nghĩa, chỉ là ý ngôn làm tánh, thì rõ tất cả các nghĩa đều là tâm sáng, khi ấy Bồ-tát, gọi là khéo trú Duy thức, từ sau hiện thấy pháp giới kia, rõ thấu chỗ có hai tướng, tức giải thoát năng chấp sở chấp. Thứ ba, Kiến đạo vị, có kệ tụng nói:

“Ngoài tâm không có vật

Vật không tâm cũng không

Do vì giải hai không

Khéo trú chân phẩm”.

Trong luận nói: Vị đây như hiện thấy pháp giới kia vậy, giải ngoài tâm không có vật sở thủ. Vật sở thủ không nên cũng không tâm năng thủ, do lìa hai tướng năng thủ sở thủ, nên biết khéo trú tự tánh pháp giới.

Thứ tư: Tu hành vị, có kệ tụng nói:

“Lực trí không phân biệt

Luôn bình đẳng khắp hành

Vì hoại lỗi tụ thể N

hư thuốc năng trừ độc”.

Trong luận nói: Vị đây, Bồ-tát vào Đệ nhất nghĩa trí chuyển y rồi, vì trí không phân biệt luôn bình đẳng làm và khắp cùng xứ hành. Tại sao? Vì hoại tánh y chỉ y tha, huân tập rậm rạp lỗi lầm tụ tướng. Trí lực đây thí như thuốc A-già-đà, năng trừ tất cả các độc. Thứ năm, cứu cánh vị, có kệ tụng nói:

“Duyên Phật khéo thành pháp

Tâm căn an pháp giới

Giải niệm chỉ phân biệt

Chóng cùng biển công đức”.

Trong luận nói: Duyên Phật khéo thành pháp là, các Bồ-tát ở nơi Phật khép thành lập trong tất cả diệu pháp làm tổng tụ duyên vậy.

Hỏi: Thế nào là Tổng tụ duyên?

Đáp: Tâm căn an pháp giới, cho nên tâm đây gọi là căn, sau đây khởi quán, như quán sự trước xứ xứ niệm chuyển, giải biết các niệm chỉ là phân biệt chẳng phải thật có vậy. Biết như vậy rồi, chóng tận cùng biển công đức, tức biển công đức Phật quả năng chóng đến cùng bờ kia.

Nên trong luận Nhiếp Đại Thừa có kệ tụng nói:

“Phước đức trí tuệ hai tư lương

Bồ-tát khéo đủ không ngằn mé

Ở pháp tư lương khéo quyết rồi

Nên rõ nghĩa thú chỉ ngôn loại

Nếu biết các nghĩa chỉ là ngôn

Tức trú tợ lý duy tâm kia

Bèn năng hiện chứng thân pháp giới

Cho nên hai tướng đều dứt trừ

Thể biết lìa tâm không riêng vật

Do đây tức hội tâm chẳng có

Bậc trí rõ thấu hai đều không

Đồng trú hai không châm pháp giới

Bậc tuệ lực trí không phân biệt

Khắp cùng bình đẳng thường thuận hành

Diệt tụ lỗi lầm nương vướng vít

Như thuốc tốt lành tiêu các độc.

Phật nói diệu pháp khéo thành lập

An tuệ đều căn trong pháp giới

Rõ biết niệm thú chỉ phân biệt”.

Dõng mãnh nhanh về bờ biển đức.

Giải thích: Lại có kinh Hiện Quán Già-tha như, luận Trang Nghiêm nói: Trong đây khó giải, ở đây hiển bày hai tư lương phước đức và trí tuệ Bồ-tát khéo đầy đủ không ngằn mé là, tư lương có hai thứ: Một, phước đức tư lương; Hai, trí tuệ tư lương, nghĩa là thí v.v…; Ba, Ba-la-mật là phước đức tư lương, thứ sáu Bát-nhã Ba-la-mật-đa là trí tuệ tư lương, tinh tấn Ba-la-mật-đa, hai tư lương gồm thuộc. Tại sao? Nếu là trí tuệ mà hành tinh tấn là trí tuệ tư lương. Nếu là phước đức mà hành tinh tấn là phước đức tư lương. Như vậy, tĩnh lự Ba-la-mật-đa cũng thông hai thứ, nếu duyên vô lượng mà tu tĩnh lự là phước đức tư lương, ngoài ra là trí tuệ tư lương. Tư lương như vậy, là có của ai? Nghĩa là các Bồ-tát lớn xa khó độ gọi là không ngằn mé, không ngằn như vậy nói chẳng phải không có ngằn, chỉ vì nhiều nên được xưng là không ngằn. Đây cũng như vậy, ở pháp tư lương khéo quyết định rồi là, cần do sau định tư duy các pháp, mới khéo quyết định, chẳng phải chỗ khác năng. Nên rõ nghĩa thú chỉ ngôn loại là, nghĩa là rõ biết các nghĩa chỉ ý ngôn làm nhân, nếu biết các nghĩa chỉ là ngôn tức trú tợ lý Duy tâm kia, nghĩa là nếu rõ biết tợ nghĩa hiển hiện chỉ là ý ngôn tức trú tợ nghĩa chánh lý Duy tâm. Bèn năng hiện chứng chân pháp giới, cho nên hai tướng đều trừ bỏ là, nghĩa là từ đây về sau hiện chứng chân như, trọn lìa hai tướng năng thủ sở thủ, như vào hiện chứng tiếp đáng hiển bày. Thể biết lìa tâm không riêng biệt, do đây tức hội tâm chẳng phải có là, thể biết lìa tâm không phải sở duyên, kia không có vậy, tức hội tâm năng duyên cũng chẳng phải có. Bậc trí thấu rõ hai đều không là, nghĩa là các Bồ-tát thấu rõ hai đây thảy đều là không, đồng trú không chân pháp giới là, nghĩa là bình đẳng trú lìa nghĩa lìa tâm pháp giới chân thật. Bậc tuệ lực trí không phân biệt là, nghĩa là các Bồ-tát chỗ có thế lực của trí không phân biệt, khắp cùng bình đẳng thường thuận hành là, ở trong bình đẳng tùy thuận mà hành. Quán tất cả các pháp trong kinh v.v… giống như hư không tánh bình đẳng vậy. Các pháp trong ngoài đều quán như vậy, nên gọi là khắp cùng thường hằng, diệt tụ lỗi lầm nương vướng vít như thuốc tốt tiêu các độc là, diệt nghĩa là diệt trừ, nương là sở y tức nhân pháp tạp nhiễm trong sở y rất khó vậy, như hang có vướng vít khó vào, tụ lỗi lầm làm, pháp tạp nhiễm huân tập tự tánh. Phật nói diệu pháp khéo thành lập, an tuệ đều trong căn pháp giới, nghĩa là do Phật dạy khéo an tuệ đó, vắt bỏ trong chân như và năng duyên trong tâm căn bản kia. Tâm căn bản, nghĩa là duyên chỗ Như Lai có chánh giáo, tổng làm một tướng, nên biết tức là tâm không phân biệt. Rõ biết niệm thú chỉ phân biệt là, nghĩa là an trú tâm căn bản kia rồi, vì nói chánh giáo, do trí hậu đắc niệm các nghĩa thú. Biết niệm thú đây chỉ là phân biệt. Dõng mãnh nhanh về bờ biển đức là, nghĩa là các Bồ-tát do trí không phân biệt mà trí hậu đắc phương tiện khéo léo nên chóng hướng đến bờ biển công đức Phật quả. Năm bài kệ tụng như vậy, nghĩa tổng lược là, kệ tụng thứ nhất hiển bày tư lương đạo, nửa phần trước kệ tụng thứ hai hiển bày gia hạnh đạo, nửa phần sau là kệ tụng thứ ba hiển bày kiến đạo, kệ tụng thứ tư hiển bày tu đạo, kệ tụng thứ năm hiển bày cứu cánh đạo. Trong kinh Kim Cang Tam-muội nói: “Bồ-tát Đại Lực nói: Thế nào là hai nhập chẳng sinh ở tâm? Tâm vốn chẳng sinh cớ sao có nhập? Phật dạy: Hai nhập là: Một, lý nhập; Hai, hành nhập. Lý nhập là tin sâu chúng sinh chẳng khác chân tánh, chẳng một chẳng cộng, chỉ vì chỗ che chướng của khách trần, chẳng đi chẳng lại, ngưng trú giác quán, quán chắc Phật tánh chẳng có chẳng không, không ta không người, phàm Thánh chẳng hai, tâm địa Kim cang bền trú chẳng dời, vắng lặng vô vi không có phân biệt. Đó gọi là lý nhập. Hành nhập là, tâm chẳng nghiêng tựa, ảnh không chuyển đổi, nơi xứ chỗ có, lắng niệm không cầu, gió lay chẳng động giống như đại địa, lìa bỏ tâm ngã cứu độ chúng sinh, không sinh không tướng chẳng lấy chẳng bỏ. Tâm Bồ-tát không ra vào, tâm không ra vào, vào chẳng vào vậy, nên gọi là vào, Bồ-tát vào pháp như vậy, pháp tướng chẳng không, pháp của chẳng không, pháp chẳng hư bỏ. Tại sao? Pháp của chẳng không đầy đủ công đức, chẳng phải tâm chẳng phải ảnh, pháp như thế thanh tịnh”. Lại nói: “Phật dạy: Từ tâm xiển-đề cho đến Như Lai, thật tướng Như Lai trú ở năm vị: Một, tín vị, tin trong thân đây, chủng tử chân như bị vọng che mờ, bỏ lìa vọng tâm, tịnh tâm trong sạch, biết các cảnh giới, ý ngôn phân biệt; Hai, tư vị, tư là quán các cảnh giới chỉ là ý ngôn, ý ngôn phân biệt, tùy ý hiển hiện, chỗ thấy cảnh giới chẳng phải bản thức ta, biết bản thức đây chẳng phải pháp chẳng phải nghĩa, chẳng phải sở thủ chẳng phải năng thủ; Ba, tu vị, tu là thường khởi, năng khởi sở khởi đồng thời vậy, trước dùng trí dẫn, bài dẹp các chướng nạn, ra khỏi che lấp trói buộc; Bốn, hành vị hành là lìa các hành địa tâm không lấy bỏ, cực tịnh căn lợi chẳng động, như quyết định thật tánh, Đại Bát Niết-bàn chỉ tánh không đại; Năm, xả vị, xả là chẳng trú tánh không chánh trí chuyển đổi, đại bi tướng như, tướng chẳng trú như, Tam-miệu Tam-bồ-đề, tâm rỗng chẳng chứng, tâm không ngằn mé, chẳng thấy xứ sở, cho đến Như Lai. Này thiện nam! Năm vị một giác, từ bản lợi vào, nếu hóa độ chúng sinh từ bản xứ đó”. Như trên, các kinh luận nói bốn gia hạnh vị, Duy thức năm vị v.v… của chư Phật Bồ-tát, đều từ một tâm, phân cạn sâu đó, từ gồc khởi ngọn, tợ hiện tâm mới đầu, nhân ngọn hiển bày gốc lại quy về nguyên địa. Do đó, trong kinh nói: “Năm vị một giác từ bản lợi vào, nếu hóa độ chúng sinh từ bản xứ đó”. Các vị như trên chỉ là một tâm, nhân trí có cạn sâu, chứng phân trước sau, ở trong hành bố tợ có thềm bậc, như Khác Sớ nói: “Kinh Thủlăng-nghiêm ở trên một niệm lập sáu mươi vị, như ảnh tượng trong châu ngọc, vật loại tuy nhiều, châu ngọc toàn là một, trong một bao hàm các tượng, các tượng trở lại vào trong một châu, như trong sáu mươi vị, mỗi mỗi vị bao hàm sáu mươi vị, vả lại như vị vị toàn là tâm chứng, một tâm năng sinh nhiều tâm, nhiều tâm trở lại vào một tâm, tâm tâm hỗ tương bao hàm nào có chướng ngại”.