TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 79

Hỏi: Phàm, ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm, rõ biết như vậy thì chân thiện tri thức, diệu lý một tâm viên chứng không nghi, cớ sao nghe thiện ác tri thức bên ngoài nghe nhận?

Đáp: Đều là nhân duyên tăng thượng, hòa hợp hư vọng phân biệt mà thành kia đây, tình sinh không có chân thật. Trong luận Duy Thức nói: “Hỏi: Cớ sao gặp thiện tri thức nghe nói thiện pháp, gặp ác tri thức nghe nói ác pháp. Nếu không tất cả bên ngoài cảnh bên ngoài là, kia làm sao nói? Nếu chẳng nói, làm sao được nghe? Nếu chẳng nghe là, đây cớ sao thành? Có kệ tụng đáp:

“Đắp đổi tăng thượng nhân

Kia đây tâm duyên hợp”.

Vì tất cả chúng sinh hư vọng phân biệt tư duy nghĩ nhớ, kia nói ta nghe, mà thật không có cảnh giới trước kia, là vì nếu chấp trong ngoài thì tâm cảnh đối trị, còn chưa vào nơi cửa tín huống gì xưng là nghe pháp. Trong kinh Trì Tâm Phạm Thiên Sở Vấn nói: “Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý, không chảy nghe, mới gọi là nghe kinh.” Đó có nhiễm ô ở các nhập là, thì không chỗ nghe, bèn tại nơi sắc. Trong kinh Kim Cang Tràng Đà-la-ni nói: “Các pháp có không, đó gọi là phát minh nhất tự Đà-la-ni, nếu năng tin hiểu như vậy, thì nghe là không nghe không đắc, tâm cảnh chẳng hai, mới nghe kinh Phật giảng nói”. Có thể gọi là chân nghe, gặp thiện tri thức nếu duyên tâm nghe pháp pháp đây cũng duyên, chẳng phải được pháp tánh, thì tùy cảnh giới chảy theo nhân duyên chuyển, đều vì chẳng rõ tự pháp, bèn khiến duyên trong ngoài phân. Như trong kinh nói: Phật nói, tùy xứ có kinh đó thì là có Phật, nếu ta trú nơi đời cũng không khác. Nên biết Phật của tự tâm không xứ nào chẳng khắp, sao luận trước sau còn mất ư? Nếu tùy cảnh khác thì sinh diệt vô thường, thấy Phật khác thì ẩn hiển không hằng, tụng kinh khác thì âm thanh gián đoạn. Nên Tổ sư nói: “Bên ngoài cầu Phật có tướng, cùng ông chẳng tương tợ”. Hòa thượng Chí Công nói: “Mỗi ngày tụng ngàn quyển, trên giấy thấy kinh mà chẳng biết”. Lại, các bậc Tiên đức nói: “Hơi thở ra chẳng nương duyên bên ngoài, hơi thở vào chẳng nương ấm giới mà trú, thường chuyển đọc kinh như vậy, chẳng phải chỉ trăm ngàn muôn quyển, sao như ngộ chân thiện tri thức đây, niệm niệm hiện tiền, tự chuyển đọc vô tận tạng kinh, mạnh mẽ luôn diễn.

Hỏi: Nếu tâm hư cảnh tịch, lý thật không sai, hiện đối căn trần sự tướng trái phản, làm sao rõ triệt cảnh trí nhất như?

Đáp: Một thời kỳ căn cảnh, tục có chân không rốt ráo tự tha đều không chỗ được. Lại nếu định chấp chân có tục không thì thành hai phỉ báng tăng giảm, chỉ hai đế đều hội tròn rõ một tâm. Như trong luận Phật Tánh nói: “Cật nạn: Nếu các pháp không thật tánh là, tức cùng các lượng trái nhau, thì năng sở tập chẳng thể được. Ta hiện nghe tiếng, tai đối nhau, do đó được nghe, nên biết chẳng không? Giải thích: Nghĩa đó chẳng phải vậy. Tại sao? Năng sở đó và tự tánh chứng lượng đều chẳng thể được, tự tánh chẳng thành. Nếu một tánh chẳng thành, là nhiều tánh làm sao thành? Lại, ông nói chứng lượng làm sao thành là, nay ta lập chứng lượng hiển bày rõ hai không. Các pháp không nên tự tánh chẳng thể được, như thấy huyễn sự huyễn vật là, chỗ chứng lượng thấy chẳng như thật có. Các pháp cũng vậy, chẳng như chỗ thấy mà có chỗ thấy, do chứng chẳng thật nên chẳng có, do chứng thật nên chẳng không. Do chứng không nên nghĩa không được thành, vì chứng lượng nên giả có chẳng mất. Lại nói: Tánh tướng y tha là, năng chấp sở chấp tăng ích, lại tổn giảm, do giải tánh đây vậy, chấp đây chẳng sinh, nếu thấy chân là có thì là tăng ích, gọi là thường kiến, nếu thấy tục quyết định không, thì là tổn giảm, gọi là đoạn kiến, chỉ có tợ trần thức, nên riêng không năng sở, không năng sở nên không tăng ích chấp. Do có tợ trần thức nên không tổn giảm chấp. Nếu biết trần bên ngoài là thức mà tợ hiển hiện thì chẳng phải không, rõ tướng bên ngoài vốn hư, như chỗ huyễn làm, thì chẳng phải có, chẳng phải không thì chẳng hoại tục đế, chẳng phải có thì chẳng ẩn chân đế. Vì vậy, chân tục dung tức mà thường khác, không có cùng hiện mà luôn đồng, mới vượt tình của hý luận, mới hợp chỉ của một tâm. Như trong kinh Ma-ha Bát-nhã nói: “Lúc nói phẩm Bát-nhã Ba-la-mật, Đức Phật tại giữa bốn chúng trời người rồng quỷ thần, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già v.v… ở trước đại chúng mà hiện thần túc biến hóa, tất cả đại chúng đều thấy Đức Phật A-sơ, chúng Tỳ-kheo tăng vây quanh mà giảng pháp. Cho đến, khi ấy Đức Phật thâu thần túc, tất cả đại chúng chẳng còn lại thấy Đức Phật A-sơ, hạng người Thanh văn, Bồ-tát Ma-ha-tát và cõi nước đó, chẳng cùng nhãn tác đối. Tại sao? Vì Phật thâu nhiếp thần túc vậy. Bấy giờ, Phật bảo A-nan: Như vậy, A-nan! Tất cả pháp chẳng cùng nhãn tác đối, pháp pháp chẳng thấy nhau, pháp pháp chẳng biết nhau. Như vậy, A-nan! Như Đức Phật A-sơ, đệ tử Bồ-tát cõi nước chẳng cùng nhãn tác đối. Như vậy, A-nan! Tất cả pháp chẳng cùng nhãn tác đối, pháp pháp chẳng biết nhau, pháp pháp chẳng thấy nhau. Tại sao? Tất cả pháp không biết không thấy, không tác không động, chẳng thể nắm bắt, chẳng thể nghĩ bàn. Như người huyễn, không thọ không giác không chân thật. Bồ-tát Ma-ha-tát hành như vậy là hành Bát-nhã Ba-la-mật”.

Giải thích: Nếu hành Bát-nhã là, rõ thẳng trí tánh một tâm, rõ sắc không hình, chẳng phải cảnh giới nhãn, cho đến thấu đạt pháp thể tịch, chẳng phải chỗ ý biết, chỉ là tùy tâm tạm hiện trở lại tùy tâm diệt, nên nói tất cả pháp không biết không thấy. Trong luận Đại Trí Độ nói: “Tướng chẳng năng biết không tướng, thí như dao tuy bén mà chẳng năng phá không, không tướng chẳng năng biết tướng là, có người nói: Trí tuệ bên trong không định tướng, pháp sở duyên bên ngoài có định tướng, tâm tùy duyên mà sinh, cho nên nói không tướng chẳng nên biết tướng, thí như không dao tuy có vật không dao có thể bổ”. Vậy biết, nếu tâm có cảnh không cũng chẳng biết thấy, nếu tâm không cảnh có cũng chẳng biết thấy. Nếu tâm cảnh đều có mỗi mỗi không tự tánh, mỗi mỗi đã chẳng biết, hợp đâu thành thấy. Nếu tâm cảnh đều không cũng chẳng biết thấy. Có còn chẳng biết, không sao thành thấy? Thì tâm cảnh đều không, muôn hữu đều lắng, như vậy thì còn không mười pháp ngầm hợp cùng thuận, sao có căn cảnh đối đãi mà làm trái nhau đó ư? Như tất cả cành sai biệt thuận nghịch, đều là lượng của một tâm, không có chướng ngại cũng không giải thoát. Thí như nước chẳng rửa nước, lửa chẳng diệt lửa. Tại sao? Vì một thể nên chẳng lấn diệt nhau. Nếu có pháp khác mới thành đối trị. Như ngày nay trước chỉ được yếu chỉ tự hợp chân như. Nên trong kinh nói: Pháp tùy ở như, không chỗ tùy vậy, nếu có chỗ tùy thì có riêng biệt của năng tùy. Đã không chỗ tùy cũng không năng tùy, nên là ngoài pháp không như. Ngoài như không pháp. Do đó trong kinh nói: Như lý tác ý, đối với tất cả pháp bình đẳng tương ưng, vậy thì đầy đủ tất cả Phật pháp. Trong Hoa Nghiêm Sớ nói: Lấy như làm Phật thì không cảnh nào chẳng phải như. Trong kinh Đại Phẩm đáp Thường Đề rằng: Các pháp như tức là Phật. Trong kinh Kim Cang nói: “Như Lai là, tức các pháp nghĩa như”. Đã lấy như làm Phật, tất cả pháp đều là như vậy, pháp nào chẳng phải Phật ư? Nếu tin một như, khai ngộ pháp như vậy, sinh quyết định giải, vào môn vô ngại. Như trong luận Hoa Nghiêm nói: “Kinh nói: Này thiện nam! Ta được tự tại, lực quyết định giải, tin nhãn thanh tịnh trí sáng chiếu diệu, quán khắp pháp giới lìa tất cả chướng, khéo léo quán sát, mắt sáng suốt khắp đủ hạnh thanh tịnh, đến khắp mười phương các cõi nước Phật, cung kính cúng dường tất cả chư Phật”. Đây rõ nêu bản quả pháp khiến phàm tin vui tu hành, từ mới phát tâm tu hành, tập quen Thập địa công phu xong, mới nương kịp thời đầu bản dạng quả pháp đây vậy, tranh luận lấy thời trong pháp giới chẳng đổi chuyển trí chẳng khác từ bi, chẳng khác nguyện hạnh, chỗ thành tựu của chẳng khác, vì ở pháp giới, tu hành trong đại trí không ngắn dài vậy, chẳng như tình giải có tu hành, chẳng làm thời phần ngắn dài tu học, nên phải khéo quán thể dụng pháp giới, chớ như tình đời làm một sát-na chấp làm ba A-tăng-kỳ chấp như trong pháp giới đều không ngắn dài xa gần, vì giải hạnh đây như pháp tu hành, ở các cảnh giới khéo chiếu sinh diệt, khiến sai chấp hết mà thành đại dụng của trí, ở tự tâm cảnh chớ phóng lãng gồm giữ, chỉ biết phóng đãng mặc tình thản nhiên, tập đó quán chiếu chấp hết trí hiện, sinh diệt tự không, nghiệp đó tự trắng, hợp cảnh giới Phật, đồng tâm Như Lai, Phật thấy tự hợp chẳng do cầm bắt, lan tỏa làm trị riêng khiến tâm cuồng hoặc. Chỉ tự rõ tâm cảnh, thấy dung chấp, nghiệp bèn rụng, thấy mất chấp rụng, tất cả muôn pháp vốn tự không ung nhọt, trí cảnh sáng rỡ gọi là nước Phật, không phiền cưỡng sinh kiến chấp trọn tự đắm chìm, tự làm tự khổ chẳng phải kẻ khác năng cùng.

Hỏi: Nếu căn cứ cảnh bên ngoài thấy nghe, thì sắc chẳng đến nhãn, nhãn chẳng đến sắc, có thể nói là Duy tâm không tướng có thể được chỉ như lúc ăn uống, căn cảnh vào nhau, nếu nói không tướng, chẳng thể lấy tâm hợp tâm ư?

Đáp: Sáu căn sáu cảnh tuy là lìa hợp chẳng đồng, đều Duy thức biến vị tánh vốn không, nếu chẳng phải thức thì ai biết mặn lạt? Các sư xưa trước nói: Chỉ hợp tướng phần, bản chất tự tại.

Hỏi: Như hợp xong, chất cũng mất là thế nào?

Đáp: Năng tùy đã mất, sở tùy cũng diệt, cũng như hai mươi người cộng một gốc cây, một người chặt phá cây, mười chín người sở tùy cũng diệt. Lại, trong Duy Thức Nghĩa Chương giải thích: Cộng quả đồng tại một xứ, chẳng chướng ngại nhau.

Hỏi: Vả lại như một cây hữu tình cộng biến, mà lúc một hữu tình chặt dùng, là dụng tự biến hay gần dụng tha? Nếu chỉ là tự, tức các người khác biến nên còn chẳng mất, sao cây chẳng thấy? Nếu cũng dụng tha, sao gọi là Duy thức?

Đáp: Có nói cây v.v… đã là cộng tướng chủng sinh, đều cùng tùy thuận, qua lại tăng ích. Một hữu tình kia tự sở biến là, sở duyên thân dụng tha sở biến cùng tự sở biến cùng tự sở biến làm tăng thượng duyên, cũng sở duyên dụng tất cả trông nhau, tự làm sở thuận, tha làm năng thuận, do sở thuận không năng thuận cũng diệt. Do đây, cây mất nhưng Duy thức cũng thành.

Hỏi: Lấy gì được biết qua lại tăng ích?

Đáp: Trong luận Đối Pháp nói: Hữu tình cộng nghiệp làm tăng thượng duyên.

Hỏi: Đã chỉ duy tâm không có muôn pháp, vậy mọi sự sai biệt trước mắt, từ đâu kiến lập?

Đáp: Muôn pháp chỉ danh, thật không thể tướng, nhân danh lập tướng, tướng trạng vốn không. Nhân tướng bày danh, danh tự vốn lặng lẽ, chỉ tướng kiến lập danh tướng đều dối, ngược lại tận cùng nguồn tưởng cũng chỉ danh tự. Đã không tưởng thể, phân biệt thành không, nên biết muôn pháp ra từ không danh, muôn danh sinh từ không tướng, danh chẳng đáng tướng, tướng chẳng đáng danh. Đây kia không nương, muôn pháp tại đâu? Danh của tương đãi đã lắng, tưởng của phân biệt chợt không, cảnh của như huyễn ngầm chân, tình của sở chấp hợp giác.

Trong kinh Mật Nghiêm có kệ tụng nói:

“Thế gian các thứ pháp

Tất cả chỉ có danh

Chỉ chỗ tưởng an lập

Lìa danh không nghĩa khác”.

Lại có kệ tụng nói:

“Năng biết các thức khởi

Không có chỗ biết pháp

Chỗ biết chỉ là danh

Thế pháp đều như vậy

Dùng danh phân biệt pháp

Pháp chẳng xứng ở danh

Các pháp tánh như vậy

Chẳng trú ở phân biệt

Vì pháp chỉ danh vậy

Tưởng tức không có thể

Tưởng không danh cũng không

Xứ nào có phân biệt

Nếu được không phân biệt

Thân tâm luôn tĩnh lắng

Như nước lửa đốt rồi

Rốt ráo chẳng sinh lại”.

Lại có kệ tụng khác nói:

“Như thấy gốc là người

Thấy người lấy làm gốc

Người gốc hai phân biệt

Chỉ có ở danh tự

Trong các đại hòa hợp

Phân biệt lấy làm sắc

Nếu lìa nói các đại

Sắc tánh tức không có”.

Hỏi: Nếu lấy Duy thức làm tông, thì thế gian và xuất thế gian chỉ là một thức, muôn pháp đều quyết định không ư?

Đáp: Vì Duy thức vậy, thì có thế tục đế, có thế tục thì có thức tợ trần, huyễn tướng chẳng không, vì không thật chẳng thể được nên xưng không vậy, chẳng thể khởi chân rắn, ruồi muỗi, quyết định đoạn kiến của không, như trong kinh Mật Nghiêm có kệ tụng nói:

“Bình thảy các cảnh giới

Đều lấy tâm làm thể

Chẳng bình tợ bình biện

Cho nên nói là không

Thế gian chỗ có sắc

Cung điện các trời thảy

Đều là A-lại-da

Biến khác mà được thấy

Chỗ thân chúng sinh có

Từ đầu đến tay chân

Chóng sinh và dần chậm

Đều là A-lại-da

Tập khí trược ở tâm

Phàm ngu chẳng năng rõ

Tánh đây chẳng phải có

Cũng lại chẳng phải không

Như người dùng các vật

Đập phá ở bình thảy

Vật thể nếu là không

Tức không năng sở phá

Thí như Tu di lượng

Ngã kiến chưa là ác

Kiêu mạn mà đắm không

Ác đây quá hơn kia”.

Lại trong kinh nói: “Thà có thể chấp có như núi Tu-di, chẳng thể chấp không như hạt cải”. Trong kinh Đại Bát Niết-bàn nói: “Giải thoát, gọi là chẳng không không, không không gọi là không chỗ có, không chỗ có tức là chỗ chấp giải thoát của ngoại đạo Ni-càn-tử v.v… mà Ni-càntử đó không thật giải thoát, nên gọi là không không, chân giải thoát, thì chẳng như vậy, nên chẳng không không. Chẳng không không là, tức chân giải thoát, chân giải thoát là, tức là Như Lai. Lại, giải thoát là, gọi là chẳng không, như bình nước rượu lạc tô mật v.v… tuy lúc không nước rượu tô lạc mật, còn có được gọi là bình nước v.v… bình v.v… như vậy chẳng thể nói không và cả chẳng không. Nếu nói không, thì chẳng được có sắc hương vị xúc. Nếu nói chẳng không mà lại không thật có nước rượu v.v… giải thoát cũng vậy, chẳng thể nói sắc và cả chẳng phải sắc, chẳng thể nói không và cả chẳng không. Nếu nói không thì chẳng được có thường lạc ngã tịnh, nếu nói chẳng không thì ai thọ thường lạc ngã tịnh? Vì nghĩa đó nên chẳng thể nói không và cả chẳng không. Không, nghĩa là không hai mươi lăm hữu và các phiền não, tất cả khổ, tất cả tướng, tất cả hành (pháp) hữu vi. Như bình không lạc v.v… thì gọi là không, chẳng không, nghĩa là chân thật, thiện sắc, thường lạc ngã tịnh, chẳng động chẳng biến, giống như bình sắc, hương, vị, xúc kia nên gọi là chẳng không. Cho nên giải thoát dụ như bình kia. Bình kia gặp duyên thì có phá hoại, giải thoát thì chẳng như vậy, chẳng thể phá hoại, chẳng thể phá hoại tức là chân giải thoát, chân giải thoát tức là Như Lai”.

Hỏi: Trong kinh nói: Năm ấm tức thế gian là, một ấm gọi là sắc, bốn ấm gọi là tâm, cớ sao nói các thứ thế gian trong ngoài đều từ tâm ra?

Đáp: Các thứ năm ấm đều từ tâm khởi, từ tâm hiện tướng, gọi đó là sắc. Trong kinh có kệ tụng nói:

“Tất cả trong thế gian

Chỉ có danh và sắc

Nếu muốn như thật quán

Chỉ nên quán danh sắc”.

Sắc tức gồm hết cõi nước vô tình, danh tức gần hết thế gian hữu thức. Năm ấm tức là thế gian. Nếu rõ năm ấm đều không, thì là xuất thế gian. Vậy biết thế gian và xuất thế gian đều từ tâm khởi. Tại sao? Nếu ý địa khởi tâm tham sân, trông xem năm ấm ở ba đường xấu ác, chúng sinh tội khổ phát hiện, ý địa tu giới thiện tâm trông nhìn năm ấm trời người, chúng sinh thọ lạc phát hiện, ý địa chứng nhân không, trông xem năm ấm vô lậu, chúng sinh chân Thánh phát hiện, ý địa tâm lập hoằng thệ, trông nhìn năm ấm từ bi, chúng sinh Đại sĩ phát hiện, ý địa tâm vận bình đẳng, trông nhìn năm ấm thường trú, chúng sinh tôn cực phát hiện. Nay sở dĩ bỏ bốn ấm trước, chỉ quán thức ấm, như chặt cây trừ rễ, cứu bệnh được huyệt, thì mầm khổ của sinh tử trọn tuyệt, trầm kha của phiền não chẳng sinh. Lại như gió của Tỳ-lam cuốn các nghi ngờ mà sạch hết, như lửa của kiếp thiêu quét chấp mà không sót thừa. Do đó, tất cả thế gian xứ của phàm Thánh đồng ở, không gì chẳng đều là tự tâm, ngộ nhập như vậy, gọi là chân trú A-lan-nhã chánh xứ tu hành, chẳng phải luận ẩn của Đại Tiểu, chẳng đọa lạc quán của ồn lắng. Do đó các bậc Cổ đức nói: “Ở chúng chẳng thấy ồn náo, riêng tự cũng không rỗng lắng”. Tại sao chẳng thấy ồn lắng? Vì chỉ rõ một tâm vậy. Như trong kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán nói: “Bấy giờ, Đức Phật bảo Bồ-tát Di-lặc rằng: “Này thiện nam các ông! Đang tu học là, chỉ có một đức, là người nên trú xứ A-lan-nhã cầu đạo Vô thượng. Thế nào là một? Nghĩa là quán tất cả cội nguồn phiền não tức là tự tâm. Rõ đạt pháp đây kham năng trú ở xứ A-lan-nhã. Tại sao như vậy? Thí như chó điên bị người đuổi đánh, chỉ đuổi theo sỏi đá mà chẳng đuổi theo người, trong đời sau trú A-lan-nhã, người mới phát tâm cũng là như vậy. Nếu thấy sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp, tâm đó nhiễm đắm, người đó chẳng biết căn bản phiền não, chẳng biết năm cảnh từ tự tâm sinh, tức đây gọi là chưa năng khéo trú xứ A-lan-nhã, vì nhân duyên đó vui trú tĩnh lặng cầu đạo Vô thượng. Tất cả các Đại Bồ-tát, nếu lúc năm cảnh dục hiện tiền, quán sát tự tâm, nên khởi ý nghĩ “Ta từ vô thủy mãi đến ngày nay. Luân hồi trong sáu thú không kỳ hạng ra khỏi, đều tự vọng tâm mà sinh mê đảo, ở nơi cảnh năm dục tham ái nhiễm đắm”. Bồ-tát như vậy, gọi là kham trú xứ A-lan-nhã”. Vậy biết chẳng ngộ tự tâm, luống nương hang cốc xa tránh ồn náo cầu tĩnh lắng, người xưa nói khắp trong đời chưa có phương đó. Nếu chóng rõ tự tâm, là chân A-lan-nhã, cho đến ánh sáng chiếu khắp muôn đức đều tròn. Nếu chẳng tự rõ thì luân hồi các thú. Như trong Đốn Chứng Tỳ-lô-giá-na Pháp Thân Tự Luận Du-già Nghi Quỷ giải thích: Quán pháp thân Như Lai là, trước quán phát khởi hạnh nguyện vi diệu của Bồ-tát Phổ Hiền, lại nên dùng Tam mật gia trì thân tâm thì năng vào biển đại trí tuệ của Bồ-tát Văn-thù Sư- lợi. Nhưng tu hành, đầu tiên ở xứ không nhàn, thâu niệm an tâm, nhắm mắt thẳng mình kiết-già mà ngồi, vận tâm duyên khắp vô biên biển nước, quán chắc ba đời hết thảy các Đức Như Lai, khắp ở trước mỗi mỗi Đức Phật Bồ-tát, ân cần cung kính lễ bái nhiễu quanh, lại dùng các thứ cúng cụ như mây biển phụng dâng hết thảy Thánh chúng như vậy, cúng dường khắp cùng rộng lớn xong, lại nên quán tự tâm, tâm vốn chẳng sinh, tự tánh thành tựu, ánh sáng chiếu khắp giống như hư không. Lại nên khởi sầu bi niệm xót thương chúng sinh, chẳng ngộ tự tâm luân hồi các thú, ta phải hóa khắp cứu giúp khiến đó khai ngộ, đều không có thừa. Lại nên quán sát tự tâm, tâm các chúng sinh và tâm chư Phật vốn không có khác, bình đẳng một tướng thành Đại Bồ-đề tâm, sáng suốt thanh tịnh rỗng rang khắp cùng, tròn sáng nghiêm khiết thành vầng trăng lớn, lượng đồng hư không không có ngằn mé”. Nên biết tâm không ngằn mé, giống như hư không, đâu còn trước sau. Như trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:

“Tâm trú ở thế gian

Thế gian trú ở tâm

Ở đây chẳng vọng khởi

Hai chẳng hai phân biệt”.

Cho nên nói một nói hai là thế gian nói phô, lập phải lập quấy, riêng ý địa phân biệt. Nếu chóng ngộ tự tâm, thẳng vào Tông Kính, còn chẳng thấy không phân biệt, đâu đặc biệt sinh phân biệt ư? Như trong kinh có kệ tụng nói:

“Rõ biết chẳng một hai

Chẳng nhiễm cũng chẳng tịnh

Cũng lại không tạp loạn

Đều từ tự tâm khởi”.

Chẳng chỉ thế pháp hành xử cho đến tác dụng của các Thánh khởi hết căn do đều chẳng vượt ngoài Tông Kính. Nên trong kinh có kệ tụng nói:

“Coi biển vô biên diệu trang nghiêm

Ở trong một trần thảy đều vào

Sức thần thông chư Phật như vậy

Tất cả đều do nghiệp tánh khởi”.

Như diệu chỉ đây là pháp môn hiện chứng, chỉ mới sinh tin đây còn có thể rỗng rang, huống gì lúc chứng nhập, tự đoạn các hoặc khác. Lời mất tượng tuyệt, thức diệt tình tiêu, nên Tổ sư nói: “Chỉ chứng mới biết khó thể lường”. Trong luận Đại Thừa Khởi Tín nói: “Chứng phát tâm là từ tịnh tâm địa cho đến Bồ-tát cứu cánh địa. Chứng cảnh giới nào? Đó là chân như, vì chuyển thức kia nói là cảnh giới, mà chứng đây là không có cảnh giới, chỉ trí chân như, gọi là pháp thân.

Hỏi: Trong ngoài Duy thức là lý bình đẳng, cớ sao thân độ chẳng đồng, thân bên trong có giác (hay), cảnh bên ngoài không tin (biết)?

Đáp: Thế giới thân độ, pháp nhĩ như vậy, chẳng thể chấp một chấp khác, tự tánh tình kiến. Nếu nói pháp nhĩ là, tức pháp như vậy hoặc nói pháp tánh là, nếu là pháp tánh tức lấy bản thức Như Lai tạng thân làm chỗ nương giữ, luôn chóng biến khởi các khí giới bên ngoài, chẳng vượt ngoài hai đây: Một, pháp ứng như vậy; Hai, tạng thức biến khởi. Lại, nghiệp lực chúng sinh cũng là muôn hạnh của Bồ-tát làm nhân v.v… chỗ hiện thế giới đều là tướng phần tạng thức, trung bình của tướng phần làm khí bên ngoài, mà chẳng chấp thọ một nửa làm thân bên trong, chấp làm tự tánh sinh giác thọ vậy. Như Lai Tạng thức duyên gì như vậy? Pháp như vậy, hạnh nghiệp dẫn vậy. Trên đây tuy phân chấp thọ, và chẳng chấp thọ, hai nghĩa đều không tự tánh. Toàn lấy Phật pháp giới như như một chân tâm làm thể, phải biết nương tức chánh, chánh tức nương, chẳng vượt ngoài chân tánh một tâm. Vả lại, tánh không gì chẳng bao gồm, hữu tình vô tình có giác không giác, đều tánh tự tâm làm thể, tùy duyên phát hiện, ứng xử mới biết, như thế gian đặt để sinh từ đường, có chánh đức và dân, luôn luôn có người thương yêu qua đời, nghỉ vì lập nhà thờ, bên trong đắp họa hình tượng, bốn mùa cúng dâng, người đó ngay trong ngày cúng tế thì nhân hơi rượu mà no bụng, cũng như đinh lan là người chí hiếu khắc cây gỗ làm hình tượng mẹ sớm tối cung kính cúng dường, hình sắc vui vẻ ấm áp. Vả lại, đất gỗ chẳng biến, chỉ tâm cảm vậy.

Hỏi: Lập thức mới thành nghĩa Duy thức, cớ sao cảnh thức đều bỏ trừ?

Đáp: Trong luận Hiển Thức nói: “Lập Duy thức là một, luôn trừ bỏ gương lưu lại tâm, rốt ráo làm luận trừ bỏ cảnh là muốn không tâm. Đó là ý chánh”. Cho nên cảnh thức đều sạch hết tức là thật tánh, thật tánh tức là thức A-ma-la. Do đó mà luận Duy thức cũng gọi là luận phá sắc tâm. Trong luận Phật Tánh nói: “Trong kinh Đức Phật lấy huyễn sư làm thí dụ. Phật bảo Ca-diếp: Thí như huyễn sư làm vật huyễn, chỗ làm cọp huyễn v.v… trở lại ăn huyễn sư. Ca-diếp! Như vậy, Tỳ-kheo quán hạnh, tùy quán một cảnh giới hiển hiện chỉ không, nên thật không chỗ có. Hư không chân thật, làm sao năng được lìa hai biên đây? Do nương ý thức sinh trí Duy thức. Trí Duy thức là tức trí thể không trần. Trí Duy thức nếu thành thì năng trở lại diệt tự bản ý thức. Tại sao? Vì trần không thể nên ý thức chẳng sinh, ý thức chẳng sinh nên Duy thức tự diệt, nên ý thức như huyễn sư, Trí Duy thức như cọp huyễn. Vì ý thức năng sinh Duy thức vậy. Duy thức quán thành trở lại năng diệt ý thức. Tại sao? Do trần v.v… không nên ý thức chẳng sinh. Thí như cọp huyễn trở lại ăn huyễn sư”. Như Pháp sư Đề-bà nói kệ tụng rằng:

“Ý thức ba có gốc

Thức trần là do đó

Nếu thấy trần không thể

Có chủng tự nhiên diệt”.

Trong kinh Nhập Lăng-già nói: “Chỉ chẳng thủ các cảnh gọi là thức diệt, kỳ thật chẳng diệt thức. Tại sao? Vì cảnh vốn không, từ thức biến vậy, vì thức không thể, chẳng phải diệt vậy”. Vì vậy, thức tâm không thể, tùy cảnh có không, thấy không sinh không, thấy sắc sinh sắc, sự lại tức khởi, sự đi trở lại không. Như Pháp sư Truyền Áo nói: “Chỗ vọng niệm duyên, nơi bỏ sắc có thì chẳng thấy không, chỉ thấy ở sắc, ở xứ sắc không thì thấy có không, duyên có thời không thời cũng vậy. Duyên có thời thì thấy có tâm sinh, thấy không tâm diệt, duyên không thời thì thấy không tâm sinh, thấy có tâm diệt, đây đều là cảnh của chỗ vọng niệm duyên”. Lại trên sự không sự, vốn toàn là tâm, niệm khởi trần sinh, niệm lắng trần diệt. Như trong luận Đại Thừa Khởi Tín nói: “Vì tất cả sắc pháp xưa nay là tâm. Thật không sắc bên ngoài”. Nhưng đã không sắc bên ngoài, cũng không không bên ngoài, không còn là không, sắc sao năng có? Trong luận nói: “Nếu không sắc thì không tướng của hư không”. Trong Sớ thích nói: “Vốn vì đãi sắc làm không, nay đã duy tâm không sắc, sao được lại có ở không vậy”. Nên biết muôn pháp đều đối đãi nhau mà có. Nếu vào Tông Kính tự nhiên các pháp tuyệt đối đãi trở về gốc chân tâm. Nên trong luận nói: “Chỗ gọi là tất cả cảnh giới, chỉ tâm vọng khởi. Nếu tâm lìa vọng động, thì tất cả cảnh giới diệt, chỉ một chân tâm, không chỗ chẳng cùng khắp.”

Hỏi: Người đời phần nhiều chấp hữu tình động tác có thức, vô tình chẳng động tác không thức. Vậy như cây hướng dương, cây hoắc hướng theo mặt nhật mà chuyển, lá chuối nghe sấm mà sinh, quýt được thây mà tươi tốt, sắt nhân đá mà di động. Lại như men phát rượu giấm, lửa đốt núi rừng. Tất cả đây đều là vô tình, cớ sao tác động?

Đáp: Hữu tình vô tình mỗi mỗi có hai nghĩa. Nếu hữu tình sinh tử: Một là, chỗ nghiệp lực chúng sinh làm; Hai là, pháp giới tánh tự nhiên sinh. Nếu vô tình chuyển động: Một là, khác pháp tánh tự vậy; Hai là, pháp làm. Như trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Phật bảo Bồ-tát Sư Tử Hống: Này thiện nam! Ông nói chúng sinh đều có Phật tánh đắc A-nậu- đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề như đá nam châm. Lành thay! Lành thay! Vì có Phật tánh lực nhân duyên nên đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tambồ-đề. Nếu nói chẳng cần phải tu chánh đạo là, nghĩa đây chẳng như vậy. Này thiện nam! Thí như có người đi đến nói đồng trống, khát thiếu gặp giếng, giếng đó rất sâu, tuy chẳng thấy nước mà đang biết hẳn có. Người đó dùng phương tiện tìm kiếm cái lọ sợi dây kéo múc lấy thì thấy. Phật tánh cũng vậy. Tất cả chúng sinh tuy đều có đó, nhưng cần phải tu tập Thánh đạo vô lậu, sau đó được thấy. Cho đến, thí như chúng sinh tạo tác các nghiệp hoặc thiện hoặc ác, chẳng phải trong chẳng phải ngoài. Nghiệp tánh như vậy chẳng phải có chẳng phải không, cũng lại chẳng phải vốn không mà nay có, chẳng phải không nhân mà ra, chẳng phải đây làm đây thọ, kia làm kia thọ, không làm không thọ, thời tiết hòa hợp mà được quả báo. Chúng sinh Phật tánh cũng lại như vậy, cũng lại chẳng phải vốn không mà nay có, chẳng phải trong chẳng phải ngoài, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải đây chẳng phải kia, chẳng phải xứ khác lại, chẳng phải không nhân duyên, cũng chẳng phải tất cả chúng sinh chẳng thấy, có các Bồ-tát, thời tiết nhân duyên hòa hợp được thấy. Thời tiết, tức chỗ gọi là Đại Bồ-tát ở quả vị Thập trú tu Tám Thánh đạo, đối với chúng sinh được cúng dường bình đẳng. Bấy giờ được thấy, chẳng gọi là làm. Này thiện nam! Ông nói đá nam châm, nghĩa đó chẳng phải vậy. Tại sao? Đá (thạch) chẳng hút sắt. Tại sao như vậy? Vì không tâm nghiệp vậy. Này thiện nam! Pháp khác có nên pháp khác sinh ra, pháp khác không nên pháp khác diệt hoại, không có làm là không có hoại. Này thiện nam! Giống như lửa dữ chẳng năng thiêu đốt củi, lửa phát ra củi hoại, gọi là thiêu đốt củi. Này thiện nam! Thí như cây quỳ cây hoắc tùy hướng mặt nhật mà chuyển, cây quỳ cây hoắc như vậy cũng không, tâm kính không thức không nghiệp, khác pháp tánh vậy mà tự xoay chuyển. Này thiện nam! Như cây ba tiêu (chuối) nhân sấm sét mà tăng trưởng, cây đó không tai không tâm ý thức, khác pháp có nên khác pháp tăng trưởng, khác pháp không nên khác pháp hoại diệt. Này thiện nam! Như cây A-thúc-ca, người nữ xúc chạm, hoa vì đó mà nở, cây đó không tâm cũng không giác xúc, khác pháp có nên khác pháp sinh ra, khác pháp không nên khác pháp diệt hoại. Này thiện nam! Như cây quýt được thây thì quả tốt nhiều, cây quýt như vậy không tâm không xúc, khác pháp có nên khác pháp tốt nhiều, khác pháp không nên khác pháp hoại diệt. Này thiện nam! Như cây A-thúcca, người nữ xúc chạm, hoa vì đó mà nở, cây đó không tâm cũng không giác xúc, khác pháp có nên khác pháp sinh ra, khác pháp không nên khác pháp diệt hoại. Này thiện nam! Như cây quýt được thây thì quả tốt nhiều, cây quýt như vậy không tâm không xúc, khác pháp có nên khác pháp tốt nhiều, khác pháp không nên khác pháp hoại diệt. Này thiện nam! Như cây An thạch lựu do bụi phấn cốt gạch nên quả thật tốt nhiều. Cây an thạch lựu cũng không tâm xúc, khác pháp có nên khác pháp sinh ra, khác pháp không nên khác pháp hoại diệt. Này thiện nam! Đá nam châm hút sắt cũng lại như vậy, khác pháp có nên khác pháp sinh ra, khác pháp không nên khác pháp hoại diệt, chúng sinh Phật tánh cũng lại như vậy, chẳng năng hút được A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồđề. Này thiện nam! Vô minh chẳng năng hút lấy các hạnh, hạnh cũng chẳng năng hút lấy thức vậy, cũng được gọi là vô minh duyên hành, hành duyên thức. Có Phật hay không Phật pháp giới vẫn thường trú, nên biết pháp pháp không tâm, trần trần vốn lắng, lắng mà thường dụng, dụng mà thường lắng, pháp không tâm mà tùy duyên thành hoại, người không tâm hành lưu chuyển, như cây chuối nghe sấm, rau quỳ rau hoắc hướng theo mặt nhật, vô minh chẳng thủ các hành, các hành chẳng hút thức tâm, thì pháp pháp chẳng đến nhau, pháp pháp chẳng biết nhau, pháp pháp chẳng đối đãi nhau, pháp pháp chẳng chờ nhau, đều tánh tự như vậy, pháp như vậy vậy. Vì vậy, trong kinh Kim Cang Tam-muội nói: “Tâm chẳng sinh cảnh, cảnh chẳng sinh tâm. Tại sao? Phàm chỗ thấy cảnh chỉ chỗ thấy tâm”, tức chẳng đến nhau vậy. Trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:

“Các pháp không tác dụng

Cũng không có thể tánh

Cho nên tất cả kia

Mỗi mỗi chẳng biết nhau”.

Tức chẳng biết nhau vậy. Trong kinh Duy-ma nói: “Tất cả pháp sinh diệt chẳng trú như huyễn như điện chớp, các pháp chẳng đối đãi nhau, cho đến một niệm chẳng trú”, tức chẳng đối đãi nhau vậy. Trong luận Bảo Tạng nói: “Lửa chẳng đợi mặt nhật mà nóng, gió chẳng đợi vầng nguyệt mà mát, đá chắc để nơi nước, trống trời dạo ánh sáng, tối sáng tự vậy, khô ướt đồng phương, vật còn chẳng nhờ nhau, đâu huống gì đạo ư?” Tức chẳng nhờ nhau vậy. Như lửa lấy nóng làm tánh, gió lấy mát làm tánh, đâu nhờ mượn duyên khác ư? Trống trời, tức là mặt nhật vậy, thường dạo ánh sáng chiếu khắp bốn thiên hạ. Mặt nhật xuất hiện tức sáng, mặt nhật lặn ẩn tức tối, đều là pháp nhĩ chẳng liên quan tạo tác. Đá chắc để nơi nước là, đá tuy để nơi nước mà nước chẳng vào đá, tuy đồng một xứ, đá tự khô mà nước tự ướt. Vậy biết pháp pháp nên tông, trần trần tuyệt đối đãi, thì chẳng phải nhân duyên cũng chẳng phải tự nhiên vậy.

Hỏi: Đã chỉ một chân tâm, cớ sao trong giáo lại nói các pháp như huyễn?

Đáp: Rõ cảnh là tâm, muôn pháp sao có. Vì nương tâm mà khởi, không có thể cố định, đều như huyễn hóa, rốt ráo tịch diệt. Trong kinh Đại Bảo Tích nói: “Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo huyễn sư rằng: “Tất cả chúng sinh và các dụng cụ đều là huyễn hóa. Nghĩa là do nơi chỗ huyễn của nghiệp vậy. Các chúng Tỳ-kheo cũng là như huyễn hóa, nghĩa là do nơi chỗ huyễn của pháp vậy. Thân ta cũng huyễn, chỗ huyễn của trí vậy. Ba ngàn đại thiên tất cả thế giới cũng đều là huyễn, chỗ huyễn của tất cả chúng sinh cộng vậy. Phàm chỗ có pháp, không gì chẳng phải là huyễn, chỗ huyễn của nhân duyên phẩm vậy”. Lại trong Giáo gồm nói rõ mười dụ: Như huyễn, như hóa, như mộng, như ảnh v.v… Đây là mật ý của chư Phật, phá chúng sinh chấp tướng thế gian là thật mà khởi thường kiến. Thế gian cộng biết các pháp huyễn mộng v.v… là không, thì chẳng tin nhân pháp tâm cảnh v.v… như huyễn mộng cũng không. Do đó đem chỗ hư của tin phá chỗ thật của tin, khiến thật của chỗ tin đồng dối của chỗ tin, sau đó mới chóng ngộ chân tông khắp tất cả xứ, trong tâm ngoài tâm, quyết định không có thật pháp kiến lập. Trong luận Đại Trang Nghiêm nói: “Ta xưa từng nghe có một huyễn sư, có tâm tin ưa đến núi Kỳ-xà vì chúng Tăng thiết hội cúng dường xong rồi, huyễn ảo cây Thi-đà-la làm một người nữ đoan chánh kỳ đặc, tại trước đại chúng ôm lấy nữ đó mà hôn hít đó, cùng làm việc dục. Khi ấy các Tỳ-kheo thấy sự đó rồi, thảy đều ghét giận mà bảo rằng: “Đây là người không biết xấu hổ làm điều xấu xa, nếu biết như vậy là chẳng nhận cúng dường đó”. Khi ấy huyễn sư đó đã hành dục rồi, nghe các Tỳ-kheo chê mắng hiềm trách, liền bèn dùng dao chê róc nữ đó, phân giải chi tiết, khoét mắt xẻo mũi, các thứ khổ độc mà giết nữ đó. Các Tỳ-kheo lại thấy sự ấy càng gấp bội phẫn giận, bảo là: “Chúng tôi nếu biết ngay ông là như vậy, thì thà uống thuốc độc chứ chẳng nhận thọ cúng dường đó”. Cho đến khi ấy huyễn sư liền nắm cây Thi-đà-la để chỉ bày cùng Tăng chúng, chắp tay thưa: “Việc vừa rồi tôi làm tức là cây này đây. Ở trong cây ấy có gì là dục là sát? Vì muốn an thân chúng tăng nên thiết bày thức ăn cúng dường đó. Vì muốn an tâm chúng Tăng nên làm việc huyễn đó. Kính mong chư vị Tỳ-kheo lắng nghe lời tôi nói! Há chẳng nghe trong kinh giáo, Đức Phật giảng nói tất cả các pháp giống như huyễn hóa. Nay tôi vì muốn thành lời nói đó nên làm việc huyễn vừa rồi. Như thân huyễn đây không thọ không mạng, huyễn sư của thức vận chuyển các cơ quan khiến đó trông nhìn cúi ngửa liếc ngó bước đi tới dừng, hoặc nói hoặc cười. Do sự này đây nên sâu sắc nhận biết thân đây thật là không ngã”. Trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:

“Thế gian các thứ pháp

Tất cả đều như huyễn

Nếu như vậy như vậy

Tâm đó không chỗ động

Các nghiệp từ tâm sinh

Nên nói tâm như huyễn

Nếu lìa phân biệt đây

Diệt hết các hữu thú

Thí như huyễn sư khéo

Hiện khắp các sắc tượng

Nhọc khiến chúng tham lạc

Rốt ráo không chỗ được

Thế gian cũng như vậy

Tất cả đều như huyễn

Không tánh cũng không sinh

Bày hiện có các thứ

Độ thoát các chúng sinh

Khiến biết pháp như huyễn

Chúng sinh chẳng khác huyễn

Rõ huyễn không chúng sinh

Chúng sinh và cõi nước

Ba đời chỗ có pháp

Thảy đều vậy không khác

Tất cả đều như huyễn

Huyễn làm hình nam nữ

Và voi ngựa trâu dê

Phòng nhà ao suối thảy

Vườn rừng và hoa quả

Huyễn vật không hay biết

Cũng không có trú xứ

Rốt ráo tướng vắng lặng

Chỉ tùy phân biệt hiện

Bồ-tát năng như vậy

Thấy khắp các thế gian

Có không tất cả pháp

Rõ thấu đều như huyễn

Chúng sinh và cõi nước

Chỗ các nghiệp tạo tác

Vào nói khoảng như huyễn

Ở kia không nương đắm

Được khéo léo như vậy

Vắng lặng không hý luận

Trú nơi địa vô ngại

Hiện đủ oai lực lớn”.

Lại trong phẩm Nhập Pháp Giới nói: “Bấy giờ, Đồng tử đồng nữ nói cùng Đồng tử Thiện Tài rằng: “Này thiện nam! Chúng tôi chứng đắc giải thoát của Bồ-tát, gọi là huyễn trú. Đắc giải thoát này nên thấy khắp tất cả thế giới đều là huyễn trú, chỗ nhân duyên sinh, nên tất cả chúng sinh đều huyễn trú, chỗ phiền não nghiệp khởi, nên tất cả thế gian đều huyễn trú, do vô minh hữu ái v.v… dần chuyển duyên sinh, nên tất cả pháp đều huyễn trú. Ta thấy các thứ chỗ huyễn duyên sinh, nên tất cả ba đời đều huyễn trú. Ta thấy điên đảo chỗ trí sinh, nên tất cả chúng sinh sinh diệt lão tử ưu bi khổ não đều huyễn trú, chỗ hư vọng phân biệt sinh, nên tất cả cõi nước đều huyễn trú. Tưởng điên đảo tâm điên đảo thấy điên đảo, chỗ vô minh biện, nên tất cả Thanh văn, Bíchchi-phật đều huyễn trú. Trí đoạn chỗ phân biệt thành, nên tất cả Bồ-tát đều huyễn trú. Năng tự điều phục giáo hóa chúng sinh, chỗ các hạnh nguyện thành, nên tất cả chúng hội Bồ-tát biến hóa điều phục các chỗ hành xử đều huyễn trú. Nguyện trú chỗ huyễn thành vậy. Này thiện nam! Huyễn cảnh tự tánh chẳng thể nghĩ bàn”. Trong kinh Đại Tập có kệ tụng nói:

“Pháp giới Như Lai không sai biệt

Vì hạng độn căn nói sai biệt

Tuyên nói các pháp là vô lượng N

hư Đại huyễn sư bày chúng sinh”.

Trong Thanh Lương Sớ nói: “Như huyễn nhẫn là, như một khăn huyễn làm một voi”. Trong kinh Lăng-già nói: “Trí chẳng được có không, mà khởi tâm đại bi”. Do rõ thể không chẳng hoại huyễn tướng sai biệt, nên như voi sinh tức thành voi tử. Hai đối đây nên thành bốn câu, nghĩa là hai đây không hai nên chẳng phải khác, không chẳng hai nên chẳng phải một, chẳng phải một tức chẳng phải khác nên chẳng phải chẳng phải một, chẳng phải khác tức chẳng phải một nên chẳng phải chẳng phải khác, cũng tuyệt song chiếu nên chẳng phải cũng một cũng khác. Nếu đem hai nghĩa khăn trên đối hai nghĩa voi trên, để biện rõ chẳng phải một khác, lược có mười câu: Một, lấy nghĩa khăn trên thành voi đối nghĩa voi trên sai biệt, hợp làm một khoảng, gọi là chẳng khác, đây là lấy gốc tùy ngọn. Căn cứ ngọn nói rõ chẳng khác. Trong kinh nói: “Pháp thân lưu chuyển trong năm đường, gọi là chúng sinh”. Như Lai tạng thọ khổ lạc cùng nhân câu hoặc sinh hoặc diệt v.v…; Hai, lấy nghĩa khăn trên trú tự vị cùng nghĩa voi trên thể không hợp làm một khoảng, gọi là chẳng khác. Đây là lấy ngọn về gốc, căn cứ gốc nói rõ chẳng khác. Trong kinh nói: “Tất cả chúng sinh tức như”. Chẳng trở lại diệt v.v…; Ba, lấy gốc của chỗ gồm ngọn về cùng với ngọn của chỗ gồm gốc theo, hai đây cùng chứa, không ngại chẳng khác. Đây là gốc ngọn bình đẳng làm chẳng khác, vì văn hai kinh trên chẳng lìa nhau vậy; Bốn lấy chỗ ngọn của gồm về gốc cũng cùng với chỗ gốc của gồm tùy ngọn, hai đây đoạt nhau, nên gọi là chẳng khác. Đây là gốc ngọn đều hết sạch, rõ ràng chẳng khác. Vì chân vọng bình đẳng khác chẳng thể được. Lại, bốn môn sau nói rõ về chẳng phải một, nghĩa là: Năm, lấy nghĩa khăn trú tự vị cùng nghĩa vọi trên sai biệt. Hai đây gốc ngọn trái ngược nhau, nên gọi là chẳng phải một. Trong kinh Lăng-già nói: “Như Lai Tạng chẳng trú trong A-lại-da, cho nên bảy thức có sinh diệt”. Như Lai tạng là chẳng sinh diệt là nghĩa đây vậy; Sáu, nghĩa khăn trên thành voi, cùng nghĩa voi trên thể không. Hai đây gốc ngọn trái ngược nhau hại lẫn nhau nên chẳng phải một. Trong kinh Thắng Man nói: “Bảy thức chẳng lưu chuyển, chẳng thọ khổ lạc, chẳng phải nhân Niết-bàn, chỉ Như Lai tạng thọ khổ lạc v.v…”; Bảy, vì trước trái người nhau sau hại lẫn nhau, hai nghĩa riêng biệt nên gọi là chẳng phải một. Nghĩa là trái ngược nhau thì mỗi mỗi trái bỏ nhau, cách nhau xa vời. Hại lẫn nhau thì cùng nhau đối địch thân gần ăn hại lẫn nhau, cho nên xa gần chẳng phải một. Vì văn kinh trước chẳng xen tạp nhau vậy; Tám, vì cùng cực hại lẫn nhau đều hết sạch mà chẳng sạch cùng với cùng cực trái ngược nhau đều còn mà chẳng còn, nghĩa chẳng còn chẳng hết sạch là chẳng phải một. Đây là thành hoại chẳng phải một, vì bảy thức tức không mà là có. Chân như tức ẩn mà là hiển vậy; Chín, bốn chẳng phải một và bốn chẳng phải khác mà cũng chẳng phải một, vì nghĩa chẳng tạp. Lại, trái nghịch nhau là còn, hại lẫn nhau là hết sạch, nhưng trên còn có nghĩa của chẳng còn, trên hết sạch có nghĩa của chẳng hết sạch. Nếu chỉ hết sạch không chẳng hết sạch, thì sắc không đều mất không thể tương tức, vì chẳng toàn hết sạch, tuy tương tức mà sắc không rành rẽ. Nếu chỉ còn mà không chẳng còn, thì sắc không mỗi mỗi có định tánh chẳng được tương tức, do có chẳng còn. Tuy rành rẽ mà được tương tức, vì thể hư dối. Mười, nhưng cũng chẳng khác, vì lý thông khắp vậy, pháp không hai. Nếu lấy nên chẳng khác thủ các môn rất cùng hòa hợp, nếu lấy môn chẳng phải một thủ các môn rất cùng nghịch hại, rất trái nghịch mà rất thuận là pháp không chướng ngại. Lại giải thích: Riêng biệt nói rõ nghĩa lý, ở trong đây có hai: Trước thành có không, sau thành bốn câu. Nói có không là vì trong ba tánh mỗi mỗi có hai nghĩa, đều có không. Viên thành hai là: một, tánh có; hai, tướng không. Y tha hai là: một, duyên có; hai, tướng không. Biến kế hai là: Một, tình có; hai, lý không. Nay trước trong khăn tức hai nghĩa viên thành, thuật ngựa đều là hai nghĩa y tha. Mà thuật là nhân của năng thành, gá chân mà khởi nên dụng có thể không. Dụng có tức là duyên có, thể không tức là tánh không, ba ngựa là quả của sở thành, tướng có thật không. Tướng có tức là duyên có, thật không tức là tánh không, bốn rõ ràng y tha và viên thành chẳng lìa tức sự đồng chân. Sinh dụ ở sự, tử dụ ở chân, sự hết sạch lý hiển bày nên sinh không tử có vì vô ngại. Có ra sở nhân đó tức sự lý vô ngại. Năm, bên trong căn cứ tình có vì vọng kiến phần biết vậy, căn cứ lý thì không vì là vọng kế hẳn chẳng phải có. Sở dĩ huyễn dụ nói rộng có không là, vì chỗ hoặc tình đối có không đều lỗi. Lý không tính lường mê hoặc, có không đều chân. Vậy biết huyễn dụ các pháp chẳng phải thật chẳng phải dối, chẳng phải không chẳng phải có. Nếu không ở có chẳng thành ở không, nếu không ở không chẳng thành ở có. Có không giao triệt muôn hóa đều dung. Lại, trong năm, mỗi mỗi có bốn câu hiển bày thành bốn câu là ở trong đó có hai. Trước là một lớp bốn câu, sau là lớp lớp bốn câu. Nay, trước lại có hai. Một là chánh hiển bày; Hai là chọn lựa chẳng phải. Trở lại trước là: Thứ nhất: Tánh có tướng không, có bốn: Một, có, là chân tánh có; Hai, không, là không các ta; Ba, cũng có cũng không, nghĩa môn khác; Bốn, chẳng phải có chẳng phải không. Qua lại dung hòa chiếm đoạt vậy. Thứ hai: Dụng có thể không, có bốn: Một, có, là mê chân có dụng; Hai, không, nương chân không thể; Ba, cũng có cũng không, thể dụng chẳng hoại vậy; Bốn, chẳng phải có chẳng phải không, dụng của không thể nên chẳng phải có thể của tức dụng nên chẳng phải không. Thứ ba, tướng có thật không có bốn: Một, có, sự tướng hiện bày; Hai, không duyên (viên) thành không thật; Ba, đều còn, không tánh chẳng ngại duyên thành duyên thành chẳng ngại không tánh; Bốn, đều chẳng phải: Duyên thành tức không tánh nên chẳng phải có, không tánh tức duyên thành nên chẳng phải không. Thứ tự sinh tức là không tử tức là có có bốn: Một, chân tánh hiển bày; Hai, y tha tứ không tánh vậy; Ba, tánh tướng đều nói; Bốn, tánh tướng tức đoạt. Thứ năm, tình có lý không có bốn: Một, biến kế vọng tình năng chiêu sinh tử vậy; Hai, tức lý mà cầu chẳng thể được; Ba, cốt yếu do lý không pháp tức tình có, nếu không tình chẳng chẳng hiển bày lý không; Bốn, tình có tức lý không, lý không tức tình có vậy. Bốn câu trên đây đều là đủ đức, vì xứng chân. Chẳng đồng tình kế tính định chấp bốn câu thành phỉ báng, đều không của tức có mới làm không của đủ đức, có của tức không, mới làm có của đủ đức. Lại, không của cùng tận có, có của cùng tận không mới làm đủ đức. Lại, bốn câu đều chiếu thành giải thoát. Bốn câu đều hết sạch thành hạnh cảnh, đều là lời mất nghĩ hết mới là đủ đức. Vì vậy, người xưa nói: Vu Sơn trên đài gá mây mưa mà đi lại. Thư cô bên nước cậy suối chảy mà tới lui. Nên biết thân bọt bóng chẳng phải có, tâm của như huyễn vốn không, đâu có dục tình mà thành thật sự. Lại, Trang Chu thấu đạt thể hư như huyễn, thấy tự thân là con bướm, và trong mộng tự thấy thân mình dạo ven trời, vì thế phàm phu mù lòa không mắt tuệ, vọng thủ bụi trần ở trước, các tướng nam nữ v.v… như pháp như huyễn, chỉ dối tròng mắt đều không thật sự, đều là nghiệp thức tâm động, khởi thấy hiện tướng ý thức phân biệt cưỡng lập ngã nhân tự tha sai biệt, nếu năng nhận biết huyễn mới ngộ trước chẳng phải, trọn chẳng ở không mà dấy tạo tác. Lại, huyễn pháp đây nhiều người lầm giải, chấp tất cả pháp như huyễn như hóa, bèn làm thấy của có không. Như ngoại đạo Phương Quảng lập không vô làm tông, chẳng biết thật nghĩa vậy. Trong luận Hoa Nghiêm nói: “Rõ pháp như huyễn là pháp kiên cố”. Nói kiên cố là, tức là nghĩa thường trú, đâu có thể làm giải của không không. Nên nước như huyễn đây tức chân, huyễn chẳng thể được. Huyễn của không huyễn, gọi là huyễn pháp. Thấy của tuyệt thấy, mới gọi là thấy huyễn.

Hỏi: Các pháp chẳng chân, mỗi mỗi không tự tánh, sát-na biến khác nên gọi là huyễn, thân Phật thường trú đâu xưng huyễn ư?

Đáp: Chư Phật lược có hai thân: Một, thân chân thật; Hai, thân phương tiện. Vì chúng sinh có chẳng thấy thân chân thật của Như Lai, nên hiện bày thân phương tiện khiến vào chân thật. Nếu lúc ngộ nhập tức thân phương tiện là thể thường trú, rõ huyễn chẳng thể được vậy, như Ương-quật-ma-la là Đức Phật Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Thượng Đại Tinh Tấn ở cõi nước nhất thiết bảo trang nghiêm, dùng sức bản nguyện vào môn lưới huyễn, hiện vết đồng phàm bày hạnh giết hại, sau gặp Phật ngộ đạo nghiệp ác chóng tiêu, khiến tất cả chúng sinh biết được đạo thì nghiệp mất, chẳng sinh tà chấp, đều khiến ngưỡng mộ Phật pháp khó lường chẳng thể nghĩ bàn có oai lực lớn. Do đó, trong kinh Ương-quật-ma-la có kệ tụng nói:

“Chỗ Như Lai biến hóa

Chúng sinh đều chẳng biết

Chỗ Như Lai làm huyễn

Vua của trong các huyễn

Thân lớn thân phương tiện

Đó thì là Như Lai”.

Hỏi: Tất cả pháp như huyễn cớ sao có cấu tịnh năng sở đối trị?

Đáp: Chỉ vì như huyễn nên cấu tịnh chẳng tịnh, do tâm xoay chuyển, pháp phàm Thánh sinh vậy. Trong kinh Tư Ích nói: “Pháp cấu nói tịnh là thấy thật tánh cấu vậy. Pháp tịnh nói cấu là tham trước tướng tịnh vậy”. Lại, trong Đại Trang Nghiêm Kinh Luận nói: “Hỏi: Nếu các pháp đồng như huyễn, vì nghĩa gì mà một là năng làm và một là sở làm?

Đáp bằng kệ tụng:

“Thí như cưỡng vua huyễn

Khiến vua huyễn khác lùi

Pháp thanh tịnh như vậy

Năng khiến pháp huyễn hết”.

Giải thích: Pháp tịnh năng trị kia cũng như vua huyễn, do năng đối trị pháp nhiễm được tăng thượng vậy. Pháp huyễn sở trị kia cũng như huyễn vua, do ở cảnh giới được tăng thượng vậy. Như vậy, pháp thanh tịnh năng khiến các pháp nhiễm hết là như lực cưỡng vua huyễn kia năng khiến các vua huyễn khác thối lùi, vì pháp nhiễm tịnh mỗi mỗi có lực tăng thượng tùy cảnh tự tại chuyển, nên xưng là vua. Vì vậy, trong kinh Viên Giác nói: “Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Phổ Nhãn rằng: “Này thiện nam! Hàng Bồ-tát tân học và chúng sinh ở đời sau muốn cầu giác tánh viên tịnh của Như Lai, phải nên chánh niệm xa lìa các pháp huyễn, trước nương hạnh Xa-ma-tha của Đức Như Lai, kiên trì giới cấm, an ổn đồ chúng, yên tọa nơi tịnh thất luôn khởi ý niệm: Nay thân ta đây bốn đại hòa hợp, chỗ gọi là tóc lông răng móng da thịt gân cốt tủy não cấu sắc đều quy thuộc địa, nước mắt đàm dãi máu mủ tinh khí đại tiểu tiện lợi đều quy thuộc thủy. Hơi khí ấm quy thuộc hỏa, động chuyển quy thuộc phong, bốn đại mỗi lìa nhau, nay đây vọng thân đang tại xứ nào? Tức biết thân đây rốt ráo không thể, hòa hợp làm tướng thật đồng huyễn hóa, bốn duyên giả hợp vọng có sáu căn, sáu căn bốn đại trong ngoài hợp thành, vọng có duyên khí ở trong tích tụ, tợ có duyên tướng giả gọi là tâm. Này thiện nam! Tâm hư vọng đây nếu không sáu trần thì chẳng năng có, bốn đại phân giải không trần có thể được, duyên trần ở trong mỗi mỗi quy về tán diệt, rốt ráo không có duyên tâm có thể thấy. Này thiện nam! Các chúng sinh kia thân huyễn diệt nên tâm huyễn cũng diệt, tâm huyễn diệt nên trần huyễn cũng diệt, trần huyễn diệt nên diệt huyễn cũng diệt. Diệt huyễn diệt nên chẳng phải huyễn chẳng diệt, thí như lau gương dơ hết sáng hiện. Này thiện nam! Phải biết thân tâm đều là cấu huyễn, tướng cấu trọn diệt mười phương thanh tịnh. Này thiện nam! Thí như ngọc báu ma-ni thanh tịnh ánh ngời nơi năm sắc tùy phương mỗi hiện, các người ngu si thấy ngọc báu ma-ni có năm sắc. Này thiện nam! Viên giác tánh tịnh hiện nơi thân tâm tùy loại mỗi ứng, người ngu si kia nói Viên giác tịnh thật có như vậy, tự tướng thân tâm cũng lại như vậy. Do đây, chẳng năng xa lìa huyễn hóa”. Giải thích: Trong châu báu không có sắc màu của năm phương, nhân chỗ ánh sáng ánh ngời. Trong tánh không có thân của năm thú tùy nghiệp mà hiện, người mê mờ châu ngọc, chấp trong châu ngọc thật có sắc. Người mê mờ tánh, nhận thân hư ở bên trong tánh. Pháp dụ rõ ràng, chân ngụy có thể nghiệm vậy.