TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 78

Hỏi: Phàm nói một giác tất cả giác, cớ sao trong giáo phân nhiều thứ đó?

Đáp: Giác thể là một, tùy dụng phân nhiều. Dụng có cạn sâu, giác không trước sau. Như trong kinh Anh Lạc nói: “Diệu giác mới xưng tịch chiếu, Đẳng giác chiếu tịch”. Lại, giác có ba nghĩa: Một, giác sát, như ngủ mộng tỉnh, cũng như người cảnh giác giặc, giặc không thể làm. Vọng tức là giặc vậy; Hai, giác chiếu, tức chiếu lý sự vậy, cũng như hoa sen mở chiếu thấy tự tâm một chân pháp giới có hằng sa tánh đức, như thắng nghĩa đó giác các pháp vậy; Ba, Diệu giác, tức hai giác trên lìa giác và sở giác nên làm diệu vậy. Chẳng phải lại riêng biệt giác. Nên trong kinh nói: “Không có Phật Niết-bàn, xa lìa giác sở giác”. Lại, giác tánh không giác tức trí căn bản, giác tướng rõ ràng tức trí hậu đắc.

Hỏi: Đã nói chân như một tâm, xưa nay chẳng đổi khác, cớ sao mà có chúng sinh tương tục?

Đáp: Bình đẳng chân pháp giới, không Phật không chúng sinh tùy nơi duyên nhiễm tịnh bèn thành mười pháp giới. Vì chân như tùy duyên chẳng giữ tự tánh, chỉ vì chúng sinh chẳng tự biết tánh của không tánh vậy. Chỉ tùy nhiếp duyên thành phàm, tùy tịnh duyên thành Thánh. Như hang cốc hư rỗng âm vang mặc tình duyên chỗ phát. Lại như thái hư chợt mây nổi, tợ gương chợt bụi dính, cầu một niệm khởi ở mới đầu trọn không thể được, nên gọi là vô thủy vô minh. Trong kinh Thủ-lăngnghiêm nói: “Phật bảo: A-nan! Sao gọi là chúng sinh điên đảo? A-nan! Do tánh minh tâm tánh minh nên vậy. Nhân minh phát tánh, tánh vọng thấy sinh, từ rốt ráo không thành rốt ráo có. Có và chỗ có đây chẳng phải nhân và chỗ nhân, tưởng trú và chỗ trú trọn không căn bản. Bản đây không trú kiến lập thế giới và các chúng sinh. Mê gốc viên minh là sinh hư vọng. Vọng tánh không thể chẳng phải có, chỗ nương tựa sắp muốn lại chân, muốn chân rồi chẳng phải chân tánh chân như. Chẳng phải chân cầu lại rõ thành chẳng phải tướng, chẳng phải sinh chẳng phải trú chẳng phải tâm chẳng phải pháp dần chuyển phát sinh sinh lực, phát minh huân để thành nghiệp. Đồng nghiệp cùng cảm, nhân có cảm nghiệp cùng diệt cùng sinh, do vậy nên có chúng sinh điên đảo.” Xưa trước giải thích: Nhân minh phát tánh tánh vọng thấy sinh, nhân gá tánh minh biến ảnh mà khởi. Gá ảnh mà sinh, từ hư chấp có, nên nói từ rốt ráo không thành rốt ráo có tức là nghiệp tướng vậy, có và chỗ có đây chẳng phải nhân và sở nhân là chuyển tướng vậy. Nghiệp tướng là năng có, chuyển tướng sở có. Năng sở đã phân hai tướng đây có. Nên nói tướng có và chỗ có tức chuyển tướng đây năng hành hiện hình mà lập, nhân trước mà khởi, dẫn sau mà sinh, dần chuyển nhân nhau, gọi là chẳng phải nhân và chỗ nhân, tức hiện tướng đây năng dẫn cảnh giới sáu trần. Hiện tướng là năng trú, sáu trần là sở trú. Nên nói tướng trú và chỗ trú, vốn không trú đây lấy lập thế giới là hiện tướng từ chỗ vọng lập, vốn không chỗ nương tựa. Hiện tướng đây lấy thành gốc của thế giới. Nên nói vốn không trú đây lấy lập thế giới, từ gốc không trú lập tất cả pháp. Không trú, tức là vô minh, vô minh không nhân nên không trú. Ba tướng đây đều là vô thủy một niệm vọng tâm gọi chung là vô minh. Mê gốc viên minh là sinh hư vọng, vọng tánh không thể chẳng phải có chỗ nương tựa. Sắp muốn lại chân, muốn chân rồi chẳng phải chân tánh chân như. Chẳng phải chân cầu lại chuyển thành chẳng phải tướng, chẳng phải sinh chẳng phải trú chẳng phải tâm chẳng phải pháp là, mới đầu là nghiệp tướng tức là tâm của vọng giác thể tức hư vọng. Vọng đây mới đầu khởi lại không nhân đầu tiên, gọi là chẳng phải có chỗ nương tựa, sắp muốn lại chân, muốn chân rồi chẳng phải buông bỏ chuyển tướng, tức ảnh tượng trên chân tương tợ chân chẳng phải chân vọng giác chấp đây là chân, tức niệm mới đầu gọi là động, động hẳn có tĩnh. Tĩnh lại tợ chân hình động lập tĩnh, chẳng phải chân chẳng động, nên nói muốn chân rồi chẳng phải chân tánh chân như. Vốn chẳng nhân động mà lập ở tĩnh. Nên nói chẳng phải chân cầu lại rõ thành chẳng phải tướng buông bỏ hiện tướng. Từ hiện tướng đây biến khởi tất cả cảnh giới, chẳng phải tướng hiện tướng chẳng phải sinh hiện sinh chẳng phải trú hiện trú, chẳng phải tâm hiện tâm chẳng phải pháp hiện pháp, buông bỏ lần lượt là mới đầu từ hai tướng tối sáng cùng hình mà sinh ở sắc, tức là kết tối thành sắc hình hiển bày sắc vậy, nhân sắc tức có căn trần lưu ngại gọi đó là trú. Nhân có căn trần tức có thức năng phân biệt gọi đó là tâm, trông nhìn ảnh tượng trần đây làm thức cảnh giới gọi đó là pháp. Các thứ đây dần chuyển nhân nhau mà có, trở lại hiển bày tướng chân như không tối sáng, không tướng hình nên chẳng phải tướng, không khởi diệt nên chẳng phải sinh, không lưu ngại nên chẳng phải trú, không duyên lự nên chẳng phải tâm, lìa ảnh tượng trần nên chẳng phải pháp. Lại giải thích: Hoặc trước nêu ba tướng nhân nhau mà có để nêu bày thứ lớp, ba tướng sau hợp buông bỏ đều nói ba tướng hư vọng, thể tức vô minh lại không sở nhân, nên nói chẳng phải có chổ nương tức ba tướng đây ảnh chân mà khởi, tợ chân chẳng phải chân, chấp ảnh làm thật. Nên nói sắp muốn lại chân, ảnh đã chẳng thật, nên nói muốn chân rồi chẳng phải rõ thành chẳng phải tướng. Dưới đối vọng nói chân để lập danh hiệu. Đã nương vọng hiển bày chân đế lập danh hiệu, nên biết kiến lập địa vị từ đây mà có. Nếu chẳng nhân vọng nói chân cũng không danh tự địa vị có thể nói. Nên biết ba cõi pháp có đều chỗ nắn thành vốn không đầu mối, từ vô thủy vọng tập dần chuyển tương truyền, mãi đến nay đây thành đường vết đó. Như mới đầu một người nắn ra một sự, người sau tin nhận dần chuyển truyền nhau thì một người truyền dối muôn người truyền thật, từ mê tích chứa mê suốt số kiếp như bụi trần. Nếu biết một niệm mới đầu khởi ở chẳng chân, tức chóng ngộ quấy trước đường lớn bằng phẳng, không các sự khác. Như nói chỉ biết ngày nay phải, sao lo năm xưa quấy? Là biết hữu tình và vô tình rốt ráo nguồn đầu tiên đó đều chẳng vượt ngoài bản tế một tâm như trong luận Pháp Tánh nói: “Hỏi: Bản tế có thể được nghe chăng? Đáp: Lý diệu khó quán nên có thuyết của chẳng biết. Chỉ vi hiếm thấy nên phát hỏi của Tràng Anh”. Có vị trời tên là Tràng Anh, hỏi điều Văn-thù Sư-lợi nói: Bản tế nghĩa là gì ư? Văn-thù đáp: Nguồn của chúng sinh, gọi là Bản tế. Lại hỏi: Nguồn của chúng sinh là nghĩa gì? Đáp: Gốc của sinh tử là nguồn chúng sinh. Lại hỏi: Ở kia sao gọi là gốc sinh tử. Đáp: Gốc của hư không là nguồn sinh tử. Khi ấy Tràng Anh ôm Huyền Âm mà thôi hỏi, mới ngộ gốc của chẳng trú. Nếu vậy thì đầu tiên của nhân duyên có thể nghe mà chẳng thể rõ, có thể còn mà chẳng thể luận.

Hỏi: Hư không có gốc chăng?

Đáp: Không.

Hỏi: Nếu không có gốc, cớ sao nói gốc của hư không là nguồn sinh tử?

Đáp: Đây còn là gốc của Bản tế vậy. Thì ở hư không không gốc làm tông của các gốc. Hóa bày không hóa, làm phủ của muôn hóa vậy. Lại, phàm cũng là tâm, Thánh cũng là tâm, sở dĩ tập xứ dưới chẳng năng tự dẫn thì đắm chìm trần lao vậy. Nếu đem tâm gá sự thì hẹp kém, nếu đem tâm theo tâm thì rộng lớn. Phàm, người đời phần nhiều bên ngoài trọng sự đó mà bên trong hiểu tâm đó, cho nên chỗ làm đều chẳng phải cứu cánh, do vì chổ kèm ty (thấp hèn) nên vậy, như con nhặng của trâu đấu bay cùng cực chỉ trăm bước, nếu gá đuôi chim loan thì một vỗ cánh xa đến muôn dặm, chẳng phải công của cánh đó gá nhanh chóng vậy, cũng như cỏ ở đầu vách tường, âm thanh của trong rừng đều năng đến cao xa là, ưu thắng của chỗ gá vậy. Như vào Tông Kính mỗi mỗi gá ở tự tâm thì sợi lông suốt cả biển lớn, mảy trần bao hàm cả mười phương, há chẳng phải sâu rộng ư?

Hỏi: Trong ngoài Duy thức, tâm cảnh đều không, cớ sao trong giáo lại lập tướng bên ngoài?

Đáp: Nhân rõ tướng không mới bàn nói Duy thức, nếu chấp có tướng thì nghĩa Duy thức chẳng thành, nếu chấp không tướng thì lý chân không chẳng hiển. Vì không tướng tức tướng mới đạt chân không, tướng tức không tướng mới rõ Duy thức. Do đó, trong luận Nhiếp Đại Thừa nói: “Đạo lý Duy thức phải có rõ ba tướng: Một, thông đạt duy lượng, trần bên ngoài thật không chỗ có vậy; Hai, thông đạt duy hai, tướng và kiến chỉ thức vậy; Ba, thông đạt các thứ sắc sinh”, chỉ có các thứ tướng mạo mà không thể vậy. Vì vậy, trong luận Nhiếp Đại Thừa nói: “Tất cả tướng có hai thứ đó là hiện trú và sở lập, chỗ tán tâm duyên sáu trần gọi là hiện trú. Chỗ định tâm duyên cốt khóa v.v… là sở lập”. Lại nữa, tợ trần hiển hiện gọi là tướng, nghĩa là cảnh sở duyên. Tở thức hiển hiện gọi là kiến, nghĩa là thức năng duyên. Hai pháp đây: một là nhân, hai là quả. Lại, một là sở y, hai là năng y. Là biết nhân bên trong khởi niệm tưởng tượng tư duy thì bên ngoài hiện tướng mạo đó. Niệm nếu chẳng khởi, tướng chẳng hiện tiền, vì nhân bên trong sinh bên ngoài vậy, gồm ngọn về gốc toàn cảnh là tâm. Tại sao? Nếu tâm chẳng khởi, cảnh vốn không vậy, tất cả cảnh giới chỉ tâm vọng động.

Hỏi: Căn cứ thế gian vọng kiến quyết định là thức nào?

Đáp: Chỗ chúng sinh thấy tức là loạn thức. Trong luận Trung biên phân biệt nói: “Nghĩa là tất cả thế gian chỉ duy loạn thức. Loạn thức đây cớ sao gọi là hư vọng? Do cảnh chẳng thật, do thể tán loạn. Lại nếu chấp trọn không loạn thức, thì trói buộc và giải thoát đều chẳng thành tựu, tức khởi tà kiến, đánh tan tịnh và bất tịnh phẩm. Nên biết nhân mê được ngộ, chẳng phải không nguyên do, từ phàm vào Thánh bởi có duyên do. Như ảnh tượng bày nói gương sáng, nhân vọng thức thành chân trí.

Hỏi: Chỗ thấy trong định, sắc quả định và định tâm tự nhiên, chẳng phải duyên sắc hiện tại bên ngoài, lại chẳng phải nhớ giữ cảnh quá khứ, có thể nghiệm là Duy tâm. Người chưa đắc định đều là tán ý chỗ thấy sắc bên ngoài làm sao chứng tự tâm đó?

Đáp: Bên trong định, bên ngoài định, tỉnh loạn tuy khác, sắc của chỗ thấy đều chỉ tự thức, vì cảnh bên ngoài không thể, theo duyên mà sinh. Tánh sinh vốn không, không tướng có thể được. Trong luận Duy Thức nói: “Như chỗ thấy trong định của người quán hạnh, cảnh giới sắc tướng là chỗ thức hiển hiện, quyết định không cảnh giới”. Các sắc tướng xanh v.v… đây là định cảnh chẳng phải chỗ thức nhớ giữ (ức trì). Thức nhớ giữ có nhiễm ô, khởi hiện tiền đây, chỗ thấy phân minh thanh tịnh, thì yếu chỉ của Duy thức ở đây càng hiện rõ. Như mặt y tựa gương thì chỉ có tự mặt, ngoài ra không ảnh riêng khác. Tại sao? Các pháp hòa hợp đạo lý chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể thấy pháp mà khiến được thấy tâm định cũng vậy. Tâm định có hai phần: Một phần tợ thức, một phần tợ trần, hai thứ đây thật chỉ là thức. Nếu thức nhớ giữ là sắc ở quá khứ, sắc trong định đây, nếu tại năm thức tán tâm, có thể nói là duyên trần bên ngoài ở hiện tại khởi. Nếu tán ý thức duyên trần ở quá khứ khởi, nếu tại trong quán hẳn chẳng được duyên sắc bên ngoài làm cảnh, sắc tại hiện tiền, lại chẳng phải duyên cảnh ở quá khứ. Phải biết chỗ tâm tịnh duyên sắc tức thấy tự tâm chẳng thấy cảnh riêng khác. Vì sắc trong định sánh sắc ngoài định, nên biết cũng không cảnh riêng biệt. Vậy biết một tâm tức muôn pháp, muôn pháp tức một tâm. Tại sao? Và một tâm chẳng động khắp thể là muôn pháp vậy. Như trong Khởi Tín Sao Thích Sớ nói: Khắp thể, nghĩa là chân như khắp thể thành sinh diệt, sinh diệt không tánh tức là chân như. Chưa từng có chân như ở chẳng sinh diệt, chưa từng có sinh diệt ở chẳng chân như. Lại nói: Chẳng đồng không là, linh nhiên giác tri, giác tri tức là nghĩa thần giải. Âm dương chẳng lường, gọi đó là thần, giải tức là trí, trí tức là tri. Tri tức một tâm vậy, nên lấy tri làm thể tâm. Do đó, Tổ sư nói: “Trên thể không tịch tự có bản trí năng trí”. Đại ý là: Ở trong tất cả pháp nhiễm tịnh có thể của chân thật, rõ ràng sai biệt, gọi đó là tâm.

Hỏi: Các cảnh giới bên ngoài, để xứng thức bên trong tợ sắc hiển hiện, chỉ là Duy thức, cớ sao chẳng tùy thức biến khác?

Đáp: Nếu chấp sắc bên ngoài thật trú, tức là ở trong không sắc thấy sắc, vọng sinh điên đảo, như nắn mắt tự sinh hai tướng, đâu là chân thật. Trong luận Nhiếp Đại Thừa nói: “Hỏi: Nếu không phân biệt sắc trần chỉ là bản thức, cớ sao hiển hiện tợ sắc v.v…? Cớ sao tương tục bền trú trước sau tương tợ? Nếu là chỗ thức biến khác làm, thì nên chợt khởi chợt diệt, cải chuyển chẳng định, cớ sao một sắc ở trong nhiều thời tương tục trú lâu? Nên biết nên có sắc riêng biệt. Đáp: Do vì điên đảo,

điên đảo là căn bản phiền não, do thức biến khác, khởi các phân biệt. Tánh y tha và tánh phân biệt tương ưng, tức là điên đảo là xứ phiền não nương dừng. Điên đảo phiền não lại là thức biến khác xứ chỗ nương dừng. Nên không nghĩa qua lại làm nương dừng thì thức không biến khác. Ở trong chẳng phải vật phân biệt làm vật, chẳng nên có điên đảo đây. Nếu không phiền não, đâu có Thánh đạo, nên nghĩa đây cũng chẳng thành, cho nên phải tin lìa thức không pháp riêng biệt.

Hỏi: Tâm bên trong phân biệt xưng là thức, sắc bên ngoài chẳng phân biệt, thế nào là thức?

Đáp: Năng kiến sở kiến đều là loạn thức, không chấp bên trong có sắc vốn tự hư. Trong luận Nhiếp Đại Thừa nói: “Loạn thức là, không chấp bên trong có gọi là loạn. Trong mười một thức, thế v.v… sáu thức tùy một thức, chỉ hai phần: Một phần biến dị thành tướng sắc v.v… một phần biến dị thành kiến v.v… chẳng vượt ngoài hai đây. Thức tánh năng phân biệt thì thành kiến, chẳng năng phân biệt thì thành tướng”. Như trong kinh Vô Sở Hữu Bồ-tát nói: “Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Vô Sở Hữu rằng: “Ông phải vì các Bồ-tát đây nói sự năm ấm tụ hòa hợp thân”. Bồ-tát Vô Sở Hữu thưa: “Bạch Đức Thế Tôn! Như chỗ con thấy, như Phật sắc không, con sắc cũng vậy. Như Phật sắc chúng sinh sắc tất cả cây rừng cỏ thuốc sắc cũng vậy. Như tất cả cây rừng cỏ thuốc sắc, thì tất cả giới kia hòa hợp tụ sắc cũng vậy, chỗ có không sắc và sắc con sắc Như Lai, sắc tất cả chúng sinh, sắc tất cả cây rừng cỏ thuốc v.v… Sắc tất cả giới hòa hợp tụ, không có hai tướng, chẳng phải pháp chẳng phải chẳng phải pháp. Các người thiếu trí ở trong không sắc, hoặc khởi tưởng là hy vọng muốn vào pháp đây, hành ở trong không sắc khởi tưởng hành. Lược nói cho đến trong thọ tưởng hành thức, làm như chỗ sắc làm như vậy. Như thức hư không, thức con cũng vậy. Như thức kia, thức Như Lai cũng vậy. Như thức tất cả chúng sinh thức kia, thức tất cả chúng sinh cũng vậy. Như thức tất cả chúng sinh, thức kia, thức tất cả cây rừng cỏ thuốc cũng vậy. Thức chân hư không, thức Như Lai và thức con thức tất cả chúng sinh, thức tất cả cây rừng cỏ thuốc cũng vậy. Tất cả hòa hợp, thức không hai tướng, chẳng thể biết chẳng thể phân biệt, chẳng sinh vô đẳng đẳng”.

Hỏi: Đã xưng chỉ có thức, sao được lập danh sắc?

Đáp: Tất cả danh đều là nghĩa khách, trong danh không pháp, trong pháp không danh, danh chẳng đáng pháp, pháp chẳng đáng danh. Trong kinh nói: “Là tự tánh không sinh không diệt không nhiễm không tịnh. Sắc đây không chỗ có là không tướng, nếu có sinh tức có nhiễm, nếu có diệt tức có tịnh. Do không bốn nghĩa đây, nên sắc không tất cả riêng biệt. Trong kinh nói: Do giả lập danh khách tùy nói các tướng. Trong luận Nhiếp Đại Thừa nói: “Tất cả pháp lấy thức làm tướng, chân như làm thể”. Lại nói: Tất cả tướng có hai thứ: Một, hiển hiện bên ngoài như; Hai, hiển hiện bên trong như. Bên ngoài như là tướng, bên trong như là tư duy. Nên biết một thể hiện hai, trong ngoài hai phần, thì tâm chẳng phải trong ngoài. Trong ngoài là tâm. Lại, năng sở cùng thành, tâm cảnh gồm thu. Hai mà chẳng hai, thường ngầm nguồn chân của một vị. Chẳng hai mà hai, luôn phân tướng hư của tâm cảnh.

Hỏi: Tâm niệm niệm diệt sát-na tướng, thân bên trong sắc bên ngoài cũng sát-na diệt ư?

Đáp: Trong ngoài các sắc chỉ tâm chấp thọ, cũng tùy tâm niệm niệm sát-na diệt. Bên ngoài tâm lại không một pháp có thể làm thường trú có thể làm sinh diệt. Trong luận Tạp Tập nói: “Như tâm tâm pháp là sát-na tướng, phải biết sắc v.v… cũng sát-na tướng. Có tám nghĩa đó: Một, do tâm chấp thọ, nghĩa là sắc v.v… thân, do sát-na tâm niệm, niệm chấp thọ nên sát-na diệt v.v…; Hai, an nguy như tâm, nghĩa là sắc v.v… thân luôn cùng thức câu, thức nếu bỏ lìa tức bèn rã hoại; Ba, tùy tâm chuyển biến, nghĩa là thế gian hiện thấy tâm tại các vị khổ lạc tham sân v.v… thân tùy biến chuyển. Tùy sát-na tâm mà chuyển biến nên thân niệm niệm diệt; Bốn, là tâm sở y, nghĩa là thế gian cộng biết tâm nương dừng có căn thân, như lửa nương củi, như mầm nương hạt giống v.v… cho nên thân đây là sát-na tâm nương dừng nên cũng sát-na diệt; Năm, tâm tăng thượng sinh, nghĩa là tất cả sắc trong ngoài đều chỗ tâm tăng thượng mà sinh. Nhân năng sinh sát-na diệt nên quả sở sinh cũng sát-na diệt; Sáu tâm tự tại chuyển, nghĩa là nếu chứng đắc tâm thắng oai đức, ở nơi tất cả sắc, như chỗ đó muốn tự tại chuyển biến, do tùy sát-na năng biến thắng giải chuyển biến sinh nên sắc v.v… sát-na sinh. Đạo lý diệt thành tựu; Bảy, ở quả vị sau cùng biến hoại có thể được, nghĩa là các sắc v.v… mới đầu lìa tự tánh niệm niệm biến hoại ở vị sau cùng chợt nhiên biến hoại chẳng ứng đạo lý, nhưng đây có thể được. Nên biết sắc v.v… từ mới đầu trở lại niệm niệm biến hoại, tự loại tương tục, dần tăng làm nhân, năng dẫn tướng thô sau cùng biến hoại. Cho nên sắc v.v… niệm niệm sinh diệt; Tám, sinh rồi chẳng đợi duyên tự nhiên hoại diệt. Nghĩa là tất cả pháp từ duyên sinh rồi chẳng đợi duyên hoại tự nhiên hoại diệt. Nên biết tất cả pháp có thể diệt hoại mới đầu vừa sinh rồi tức bèn hoại diệt. Cho nên nghĩa các pháp sát-na thành. Trong luận Đại Trí Độ nói: “Nếu các pháp thật có chớ nên vì tâm thức, nên biết có tướng, nếu vì tâm thức nên biết có thì là chẳng phải có, như địa tướng bền chắc, thì thân căn thân thức biết nên có, nếu không thân căn thân thức thì biết không tướng bền chắc. Lại nhân hòa hợp sinh nên không, chỉ tâm nên không, là biết sắc bên trong sắc bên ngoài đều thức kiến lập, tùy tâm có không thật không tự thể.

Hỏi: Luận chỉ có tâm bên trong thật không cảnh bên ngoài. Như tu nghiệp thập thiện hưởng thọ lạc thiên đường, tạo tội ngũ nghịch chịu khổ địa ngục, lên trời Đao-lợi thì năm dục vui mắt, đọa ngục nê-lê thì muôn khổ nát thân, vui mắt có việc phụng linh bay liệng, chim loan làm hoan lạc, nát thân thì có hiểm họa rắn sắt chó đồng làm bức não. Rõ biết chẳng phải chỉ tâm bên trong cảnh bên ngoài vậy?

Đáp: Tướng của thiên đường địa ngục khổ lạc, đều là ảnh quả báo nghiệp nơi tự tâm. Đã do tâm tạo tác làm nhân trở lại do tự tâm nhận chịu làm quả. Nên trong kinh nói: Chưa có tự làm tha chịu. Nay tạm căn cứ địa ngục giới thọ khổ để chứng rõ duy tâm, trong mười pháp giới kể ra đều như vậy. Trong luận Duy Thức nói: “Hỏi: Thế nào là bốn đại biến chuyển? Bốn đại kia các thứ biến chuyển, động tay chân v.v… và miệng nói phô, khiến người thọ tội sinh kinh sợ. Như có hai con dê từ hai bên lại cùng giết hại, chúng sinh ở địa ngục kia thấy có các núi hoặc lại hoặc đi giết hại chúng sinh, vì nghĩa đó nên chẳng được nói là chỉ có tâm bên trong không có cảnh bên ngoài? Đáp: Có kệ tụng nói:

“Nếu nghiệp chúng sinh

Bốn đại như vậy biến

Tại sao chẳng nương nghiệp

Tâm chuyển biến như vậy”.

Vừa rồi ông nói nghiệp người tội kia, bốn đại bên ngoài v.v…

chuyển biến như vậy, cớ sao chẳng nói nương lực tội nghiệp chúng sinh kia nên tự tâm thức bên trong chuyển biến như vậy? Lại có kệ tụng nói:

“Nghiệp huân ở pháp khác

Quả cớ sao khác xứ

Thiện ác luân ở tâm

Cớ sao lìa tâm nói?”

Nên kệ tụng nói:

“Nghiệp huân ở pháp khác

Quả cớ sao khác xứ là”.

Đây là nghĩa gì? Chúng sinh chịu khổ trong địa ngục kia, chỗ có tội nghiệp nương bản tâm tạo, trở lại tại trong tâm chẳng lìa nói tâm. Vì nghĩa đó, nên ác nghiệp huân tâm, trở lại ứng trong tâm chịu quả báo khổ. Tại sao? Vì nghiệp thiện ác huân ở tâm thức, mà chẳng huân bốn đại v.v… bên ngoài kia, vì trong bốn đại không chỗ huân sự. Cớ sao hư vọng phân biệt nói phô bốn đại chuyển biến ở trong bốn đại chịu quả báo khổ? Cho nên, kệ tụng nói:

“Thiện ác huân ở tâm

Cớ sao lìa tâm nói”.

Như trong kinh Vô Tận Ý Bồ-tát nói: “Chỗ Bồ-tát làm tinh tấn thường cùng thân miệng ý tương ưng. Tuy thân miệng tinh tấn đều do ở tâm, tâm làm tăng thượng. Cớ sao Bồ-tát tâm tinh tấn? Chỗ gọi là tâm thủy tâm chung. Thế nào là tâm thủy? Là mới phát tâm vậy. Thế nào là tâm chung? Tâm Bồ-đề tịch diệt vậy. Vậy biết khởi hết đều tâm, đầu cuối đều vậy, chẳng phải chỉ tịnh nghiệp, muôn sự đều vậy, chẳng vượt ngoài một tâm viên mãn giác đạo. Lại như dầu hết đèn tắt. Nghiệp sạch khổ mất, nếu quyết định có cảnh bên ngoài khả quan, chẳng phải chỗ bên trong cảm, chỉ hợp với thời gian dài chịu khổ, không kỳ hạnh giải thoát. Đã có thời gian thôi nghỉ, phải biết là không thật, có thể nghiệm tâm sinh là pháp sinh tâm diệt là pháp diệt vậy. Do đó, tất cả chúng sinh từ vô thủy đến nay, tạo nhân hư vọng thọ quả hư vọng, đều từ tình kết, chỉ theo tưởng sinh. Do đó trong kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: “Bấy giờ, Tôn giả A-nan và cả đại chúng, cho đến mà bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Diệu minh chân tịnh đây, diệu tâm xưa nay tròn khắp, như vậy cho đến đại địa cây cỏ xuẩn động hàm linh vốn nguyên chân như, tức là Như Lai thành của chân thể Phật chân thật. Cớ sao lại có các đường địa ngục ngạ quỉ súc sinh A-tu-la người trời v.v…? Bạch Đức Thế Tôn! Các đường ấy là xưa nay tự có, hay bởi chúng sinh vọng tập sinh khởi? Bạch Đức Thế Tôn! Như Tỳ-kheo Ni Bảo Liên Hương trì giới Bồ-tát, riêng hành sự dâm dục, vọng nói hành dâm chẳng phải trộm chẳng phải giết, không có nghiệp báo. Nói lời đó rồi, trước tiên nơi nữ căn phát sinh lửa dữ, sau khắp các tiết lửa dữ thiêu đốt, đọa vào địa ngục vô gián. Vua Tỳ-lưu-ly, Tỳ-kheo Thiện Tinh. Vua Tỳ-lưu-ly giết diệt dòng tộc Cù-đàm, Tỳ-kheo Thiện Tinh vọng nói tất cả pháp không, thân đang sống mà bị vùi lấp vào địa ngục A-tỳ, các địa ngục đây là có định xứ, hay tự nhiên bởi các người kia phát nghiệp mỗi mỗi riêng thọ? Cúi mong Thế Tôn dũ lòng từ bi chỉ bày cho hàng ngu tối, khiến tất cả các chúng sinh trì giới nghe nghĩa quyết định, hoan hỷ kính vâng cẩn thận trong sạch không phạm”. Phật dạy: “A-nan! Lành thay câu hỏi này! Khiến các chúng sinh chẳng vào tà kiến, ông nay lắng nghe, ta sẽ vì ông nói. A-nan! Tất cả chúng sinh thật vốn thanh tịnh, nhân vọng kiến kia có vọng tập sinh. Nhân đây phân mở phần bên trong phần bên ngoài. A-nan! Phần bên trong tức là bên trong chúng sinh phần, nhân các ái nhiễm phát khởi vọng tình, tình chất chứa chẳng thôi, năng sinh nước ái, cho nên tâm chúng sinh nhớ thức ăn ngon trong miệng chảy nước dãi, tâm nhớ người trước, hoặc thân hoặc hận, trong mắt ngấn đầy lệ, tâm tham cầu của báu, phát nước dãi ái khắp thân sáng nhuận, tâm đắm trước hành dâm, hai căn nam nữ tự nhiên chảy nước. A-nan! Các ái tuy riêng biệt lưu kết là đồng, nhuần ướt chẳng lên tự nhiên theo xuống, đó gọi là phần bên trong. A-nan! Phần bên ngoài, tức là ngoài chúng sinh phần, nhân các khát ngưỡng phát minh tưởng dối, tưởng tích chứa chẳng thôi, năng sinh khí ưu thắng. Cho nên tâm chúng sinh nghiêm trì giới cấm, khắp thân nhẹ sạch, tâm trì chú ấn, liếc trông hùng nghị, tâm muốn sinh lên trời, mộng tưởng bay nổi. Tâm ở cõi Phật cảnh Thánh ngầm hiện, phụng sự Thiện tri thức, tự khinh thân mạng. A-nan! Các tưởng tuy riêng biệt mà nhẹ nổi là đồng, bay động chẳng chìm tự nhiên siêu vượt, đây gọi là phần bên ngoài”. Nên biết nhân tình dính đắm năng thành nước ái, tẩm thấm chẳng thôi tự nhiên thành rơi xuống, vì đất tình u ẩn nên làm phần bên trong. Vì dấy niệm duyên trần, thủ ảnh tượng gọi là tướng, vận động tán loạn nên gọi là phần bên ngoài, tất cả cảnh giới chẳng phải tưởng chẳng sinh. Nên trong kinh nói: Tất cả các cõi nước chỉ tưởng duy trì. Đó gọi là Bồ-tát mới phát tâm. Lại, trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:

“Các Phật tử dõng mãnh

Tùy thuận vào diệu pháp

Khéo quán tất cả tưởng

Lưới buộc ở thế gian

Các tưởng như dương diệm

Khiến chúng sinh đảo giải

Bồ-tát khéo biết tưởng

Bỏ lìa tất cả đảo

Chúng sinh mỗi riêng khác

Hình loại chẳng một thứ

Rõ thấu đều là tưởng

Tất cả không chân thật

Mười phương các chúng sinh

Đều bởi tưởng che lấp

Nếu bỏ điên đảo kiến

Thì diệt tưởng thế gian

Thế gian như dương diệm

Vì tưởng có sai biệt

Biết đời trú ở tưởng

Xa lìa ba điên đảo

Thí như lúc nóng đốt

Đời thấy cho là nước

Nước thật không chỗ có

Người trí chẳng nên cầu

Chúng sinh cũng như vậy

Thế thú đều không có

Như lửa trú ở tướng

Không ngại cảnh giới tâm

Nếu lìa nơi các tưởng

Cũng lìa các hý luận

Kẻ ngu si đắm tưởng

Đều khiến được giải thoát

Xa lìa tâm kiêu mạn

Trừ diệt tưởng thế gian

Trú khắp xứ vô tận

Là Bồ-tát phương tiện”.

Lại nói: Thí như có người sắp mạng chung, thấy tùy chỗ nghiệp họ thọ báo tưởng hành ác nghiệp, thấy ở địa ngục ngạ quỉ súc sinh, chỗ có tất cả các cảnh giới khổ, hoặc thấy ngục tốt tay cầm binh trượng, hoặc sân hoặc mắng trì nắm dẫn đi, cũng nghe âm thanh gào khóc bi thán, hoặc thấy sông tro, hoặc thấy vạc sôi, hoặc thấy núi dao, hoặc thấy cây kiếm, các thức bức bách chịu các khổ não, người tạo nghiệp thiện, tức thấy tất cả cung điện các trời, vô lượng chúng trời, các thể nữ trời, các thứ y phục, đầy đủ trang nghiêm, cung điện vườn rừng đều là xinh đẹp. Thân tuy chưa chết, mà do nghiệp lực thấy sự như vậy. Trong luận Đại Trí Độ nói: “Như thành Càn-thát-bà chẳng phải thành, tâm người tưởng làm thành, phàm phu cũng như vậy, chẳng phải thân tưởng làm thân, chẳng phải tâm tưởng làm tâm. Nên biết địa ngục thiên đường vốn không định xứ, thân còn chưa đến đã hiện tự tâm, cảnh chẳng hiện tiền chỉ tâm vọng thấy. Có thể nghiệm cảnh của khổ lạc, vốn không từ đâu ra, sự của thiện ác chỉ tự vời lại, không là không, chẳng phải vọng sinh vọng tử. Như Đại sư Đạt-ma nói: “Do mình thấy nên chẳng đắc đạo”. Mình tức là ngã vậy. Nếu không ngã là gặp vật chẳng phải quấy, phải là ngã tự phải, mà vật chẳng phải phải vậy. Quấy là ngã tự quấy mà vật chẳng phải quấy vậy. Nếu vào Tông Kính, ngã pháp đều không, tâm cảnh tự mất, phải quấy đều tịch, thần tánh độc lập, đối đãi không từ đâu. Đó đều ngộ bản mà thành, chẳng phải nhân học mà được. Như các bậc Tiên đức nói: “Cảnh tự hư chẳng phải sợ, trọn sáng sớm soi chiếu trông nhìn vốn không đối, giả sử nắm giữ thân phù huyễn, mặc tình đều không lưỡi thân ý”. Lại người xưa có kệ tụng nói: “an thần sạch phải quấy, hiện thân nước An lạc”. Do đó trong luận nói: “Cảnh trí rỗng rang, gọi là cõi Phật”. Lại như có người học hỏi Hòa thượng Bách Trượng: “Đối tất cả cảnh, làm sao được tâm như gỗ đá?” Đáp: “Tất cả pháp vốn chẳng tự nói phải quấy dơ sạch, cũng không tâm trói buộc người, chỉ người tự hư vọng chấp trước làm, bao nhiêu thứ giải khởi, bao nhiêu thứ thấy sinh bao nhiêu thứ sợ mến, chỉ rõ các pháp chẳng tự sinh, đều từ tự mình điên đảo thủ tướng mà có. Biết tâm và cảnh vốn chẳng đảo ngược nhau, ngay đó giải thoát, mỗi mỗi các pháp mỗi mỗi các tâm, ngay đó tịch diệt, ngay đó đạo tràng. Lại tánh của vốn có, chẳng thể gọi đặt, xưa nay chẳng phải phàm chẳng phải Thánh, chẳng phải ngu chẳng phải trí, chẳng phải dơ chẳng phải sạch, cũng chẳng phải không, có thiện ác và các nhiễm pháp tương ưng gọi là chúng sinh giới, cùng các tịnh pháp tương ưng gọi là trời người Nhị thừa. Nếu tâm dơ sạch hết, chẳng trú trói buộc giải thoát, không tất cả tâm lượng hữu vi, vô vi, trói, thoát v.v… ở nơi sinh tử, tâm đó tự tại, rốt ráo chẳng cùng các trần lao huyễn hóa uẩn giới sinh tử các nhập hòa hợp, chóng nhiên chẳng trú, tất cả chẳng móc buộc, khứ lai vô ngại, qua lại sinh tử như cửa mở tương tợ.

Hỏi: Địa ngục đã là chẳng phải tình, cớ sao động tác?

Đáp: Là chỗ nghiệp lực chẳng thể nghĩ bàn của hữu tình cảm nên, khiến chúng sinh thọ tội tự thấy có sự như vậy. Như thành kiếp phong tuy là vô tình cũng năng thành kiếp, tợ đá nam châm đâu có thức tưởng cũng khiến sắt chuyển dời, giả sử chúng sinh luân hồi sáu thú thiện ác thăng trầm, thật không chủ tể, nhân pháp đều không. Do đó, các bậc Tiên Đức nói: “Qua lại không ngằn mé, động tỉnh một nguồn, bao hàm các diệu mà có thừa, vượt nói nghĩ mà chóng ra”. Đó chỉ là pháp giới ư? Nên biết nên vào một khoảng bên trong của pháp giới, có gì sai biệt. Năng sở ngầm hợp, cánh trí đồng như, đâu có thể lại có một pháp làm động làm tĩnh, tùy chuyển của nghiệp thức ư? Nếu chưa vào pháp giới, chẳng ngộ tông đây, chỉ có một pháp đáng tình, đều là nghiệp thức của tự, lìa bên ngoài của thức, quyết định không pháp.

Hỏi: Phàm chỗ hành xử đều là tự tâm, cớ sao sát sinh mà bị tội sát?

Đáp: Đều là y ở tự tâm phân biệt, cưỡng chấp nhân của thiện ác, vọng thọ quả của khổ lạc. Nếu rốt ráo thể của ba luân, năng sát sở sát vốn không. Do đó Văn-thù múa kiếm nơi Cù-đàm, Ương-quật cầm dao nơi Thích-ca, trọn chẳng thấy sinh thấy sát, chấp tự chấp tha vọng thọ luân hồi đáp lại tội báo. Trong luận Duy Thức nói: “Hỏi: Nếu ba cõi kia chỉ là tâm bên trong, không có thân miệng cảnh bên ngoài. Cớ sao các thợ săn mổ giết hại heo dê v.v… bị tội sát sinh ư? Có kệ tụng nói:

“Tử nương ở tâm khác

Cũng có nương tự tâm

Nương các thứ nhân duyên

Phá mất thức tự tâm”.

Giải thích: Như người nương quỷ Tỳ-xá-xà v.v… cho nên mất tâm, hoặc nương tự tâm cho nên mất tâm, hoặc có nhớ nghĩ các sự ái và chẳng ái cho nên mất tâm. Hoặc có mộng thấy quỷ đắm mất tâm. Hoặc có Thánh nhân thần thông chuyển biến người trước mất tâm. Như có vị Tỳ-kheo ban đêm giẫm đạp vỏ bí, cho là mình giết ểnh ương, lúc chết vào đường ác. Nên nói chết nương nơi tâm khác, tâm khác cũng có nương tự tâm là, vì nương tiên nhân sân tâm, sân Tỳ-ma-chất-đa-la A-tu-la vương nên giết các chúng sinh khác. Đây nương tâm khác, tâm chúng sinh khác hư vọng phân biệt, mạng căn rụng diệt, vì thân mạng kia tương tục đoạn tuyệt. Nên biết như vậy. Có kệ tụng nói:

“Kinh nói Đàn-noa-ca

Nước Ca-lăng-ma-đăng

Tiên nhân sân nên không

Cho nên tâm nghiệp nặng”.

Hỏi: Nương tiên nhân sân tâm, nương tiên nhân quỷ giết hại chúng sinh ba nước như vậy, chẳng phải nương tiên nhân sân tâm mà chết ư?

Đáp: Đức Phật hỏi Ni-càn-tử: Chúng sinh ở ba nước Ma-đăng-già v.v… ông đã từng nghe cớ sao mà chết, là thân nghiệp sát? Hay ý nghiệp sát ư? Ni-càn-tử đáp: Cù-đàm! Xưa trước tôi từng nghe tiên nhân sân tâm vì ý nghiệp giết hại chúng sinh ấy vậy. Đức Phật bảo: Vậy là thành nghĩa của ta. Ba cõi Duy tâm, không nghiệp thân miệng. Tại sao? Như người đời nói giặc đốt núi rừng tụ lạc thành ấp, mà chẳng nói lửa đốt. Nghĩa đây cũng vậy, chỉ nương tâm mà nghiệp thiện ác đó được thành.

Nên kệ tụng nói:

“Các pháp tâm là gốc

Các pháp tâm là thắng

Lìa tâm không các pháp

Chỉ tâm tên thân miệng”.

Trong luận Thành Thật nói: “Nếu lìa tâm có nghiệp chẳng phải chúng sinh cũng nên có tội phước, như gió xô đổ núi não hại chúng sinh, gió nên có tội. Nếu thổi hương hoa lại rơi nơi chùa tháp cũng nên có phước, đó thì chẳng thể, nên biết lìa tâm không tội phước vậy”. Lấy văn luận đây để chứng minh, tội phước y cứ tâm, không nghiệp thân miệng. Nghiệp thân miệng là, chỉ có danh tự, thật là ý nghiệp, tên thân miệng nói. Trong Hoa Nghiêm Hội Ý nói: “Phàm có thấy tự thấy tha, đều là mê tâm tự hiện. Tại sao? Như thấy kẻ khác nắm dao giết mình. Phải biết tha tự đều từ tự sinh. Vì lìa tự thấy tâm không tự tha vậy. Chẳng phải chỉ tự tha là tâm vọng hiện, tức chỗ cầm dao gậy, cũng là tự tâm. Tại sao? Ngoài tâm, không dao gậy thật kia vậy. Thấy chỗ cầm nắm là chỉ sáu trần. Do chẳng biết tự tâm hiện thấy sát hại, tức khiếp sợ chẳng an. Nếu rõ chỉ là tự tâm, giả sử sát hại, ai lo ai sợ, chỉ do vọng tâm sinh nên các thứ có, vọng tâm diệt nên các thứ không. Đã biết chỉ tâm vọng hiện, tâm chẳng thấy tâm, tức vật ngã đều mất, lo mừng đều tịch. Lại như việc sát trong mộng cũng lại như thế, như nói thế gian luôn như mộng, chẳng thể được có không. Trong kinh Mật Nghiêm nói: “Cảnh giới trong ngoài chỗ của tâm hành, đều chỉ là thức hoặc loạn mà hiện. Trong đây, không ngã cũng không ngã sở, năng hại sở hại và các vật hại, tất cả đều là cảnh giới ý thức, nương thức A-lại-da phân biệt như vậy”. Lại các sư xưa trước hỏi: Nếu chỗ thấy đều là tự tướng phần, cớ sao giết tự tướng phần mà bị oán báo? Đáp: Tuy quán người khác phù trần căn là tự tướng phần, nhưng ở người khác là thân tướng phần, có chấp thọ vậy. Như lầm giết người khác, tức đoạn mạng căn, tức có tội ở tự tức sơ tướng phần.

Hỏi: Trong kinh nói tất cả các pháp như mộng, để chứng Duy thức, cớ sao sự hư trong mộng, sự thật trong tỉnh, quả báo chẳng đồng, pháp dụ chẳng ngang, làm sao dẫn chứng?

Đáp: Chỗ nêu bày thí dụ so sánh đều vì người chẳng tin, giả mượn đây phát minh. Do đó trí chẳng khó dụ, chỉ cầu thấy đạo chứng hợp tự tâm, đâu cần kiểm phân tích của phương tiện, chấp lý của viên thường. Mộng đây dụ một pháp chứng nghiệm rất thân. Trong luận Duy Thức đáp cật nạn của ngoại đạo là: Ông nói trong mộng chỗ thấy ăn uống đói no dao gậy thuốc độc, mọi sự như vậy thảy đều không dụng, lúc tỉnh thức chỗ thấy mọi sự như vậy thảy đều có dụng. Nghĩa đây chẳng như vậy, có kệ tụng nói:

“Như trong mộng không nữ

Động thân tiết bất tịnh”.

Như mộng giao hợp lậu tiết bất tịnh, chúng sinh như vậy từ đời vô thủy lại hư vọng thọ dụng sắc hương vị v.v… các cảnh giới bên ngoài đều cũng như vậy, thật không mà thành. Lại hỏi: Nếu trong mộng không cảnh, tỉnh thức cũng như vậy, cớ sao trong mộng trong tỉnh hành pháp thiện ác, ái và chẳng ái, quả báo chẳng đồng? Đáp: Chỉ có tâm bên trong không có cảnh giới bên ngoài, vì mộng tỉnh tâm sai biệt chẳng đồng, cho nên chẳng nương tựa cảnh bên ngoài thành tựu nghiệp thiện và bất thiện. Vì là tại vị mộng tâm do ngủ say hoại thế lực suy kém, tâm yếu chẳng năng thành nghiệp thiện ác, tâm thức tỉnh chẳng như vậy, nên chỗ hành tạo sẽ thọ dị thục, hơn kém chẳng đồng chẳng phải do cảnh bên ngoài. Giả sử chỗ thọ quả báo khổ lạc thật trong tỉnh thức cũng không tác giả thọ giả, đều như huyễn mộng. Lại, trong luận nói: “Thùy miên (ngủ say) mê muội qua loa làm tánh” là, trong sớ nói: “ mê muội chọn lựa tại định, qua loa riêng biệt lúc tỉnh thức”. Trong Nghĩa Thiên Sao nói: “Mê muội chọn lựa tại định là vì thùy miên đây, tuy là chuyên chú một loại cảnh vi tế, cùng định chẳng đồng, định, ý thức thủ cảnh minh liễu vậy đây là mờ tối. Qua loa riêng biệt lúc tỉnh thức là, lúc tỉnh thức kia tâm rất sáng lẹ, đủ năng duyên ở cảnh của sáu trần, thì lúc tỉnh thức, tâm tâm sở duyên cảnh thoáng rộng vậy. Vị thùy miên đây, tâm tâm sở chẳng sáng lẹ, nên chỉ duyên một cảnh pháp trần, thủ cảnh ít vậy, gọi là qua loa”. Trong kinh Đại Bảo Tích có kệ tụng nói:

“Các pháp tự tánh chẳng thể được

Như mộng hành dục thảy đều dối

Chỉ tùy tưởng khởi chẳng thật có

Pháp của Thế Tôn cũng như vậy”.

Vì tất cả pháp niệm niệm chẳng trú, niệm niệm sinh diệt, niệm niệm chẳng thể được, niệm niệm không tự tánh. Chỗ mộng tỉnh thọ ưu hỷ khổ lạc, tuy ngắn dài chẳng đồng, quả báo có khác, nhưng đều từ thức biến, đều nhân tưởng thành. Đạo lý suy tìm đến cùng không gì chẳng bình đẳng, đều là sáng tối, chỗ thức hành cảnh giới, trong tỉnh thức là minh liễu ý thức, trong mộng là ý thức trong mộng. Mộng tỉnh tuy khác nhưng đều chẳng ra ngoài ý. Nên trong kinh nói: “Tỉnh thức thì tưởng tâm, ngủ say là các mộng. Nếu không mộng thì các cảnh giới chẳng hiện, không tưởng thì muôn pháp chẳng thành. Vì tùy ý sinh hình, theo tưởng lập pháp vậy”. Nếu có vào pháp môn như mộng đây, thì thân chứng duy tâm, chóng thành Phật trí, năng mãn đạo Bồ-đề, rộng dấy môn pháp lợi như bài tụng trong kinh Hoa Nghiêm: Bồ tát rõ pháp thế gian tất cả đều như mộng, chẳng xứ chẳng không xứ, thể tánh luôn tịch diệt, các pháp không phân biệt, như mộng chẳng khác tâm. Ba đời các thế gian, tất cả đều như vậy, mộng thể không sinh diệt, cũng không có phương sở. Ba cõi đều như vậy. Thấy là tâm giải thoát, mộng chẳng tại thế gian, chẳng tại chẳng thế gian. Hai đây chẳng phân biệt. Được vào ở nhẫn địa. Thí như thấy trong mộng, các thứ các khác tướng, thế gian cũng như vậy, cùng mộng không sai biệt. Kẻ trú ở mộng định, rõ đời đều như mộng, chẳng đồng chẳng phải khác, chẳng một chẳng các thứ, chúng sinh các nghiệp sát, tạp nhiễm và thanh tịnh, như vậy đều rõ biết, cùng mộng đều bình đẳng, Bồ-tát hành chỗ hành, cùng với các nguyện lớn, rõ ràng đều như mộng, cùng đời cũng không khác, rõ đời đều không tịch, chẳng hoại ở thế pháp, thí như chỗ mộng thấy, ngắn dài các sắc thảy. Đó là như mộng nhẫn, nhân đây rõ thế pháp, chóng thành trí vô ngại, rộng độ các quần sinh. Tu hành hạnh như vậy, sinh ra giải rộng lớn, khéo biết các pháp tánh, nói pháp tâm không đắm”. Trong luận Thành Duy Thức Bảo Sinh nói: “Như mộng có tổn dụng, tuy không cảnh bên ngoài, lý cũng được thành, như ở trong mộng nam nữ giao nhau, mỗi do tự căn lại qua lại xúc chạm, tuy không cảnh bên ngoài xúc, mà có tác dụng thành hiện tiết bất tịnh, chỉ là thức tưởng tự cùng hợp hội làm động tác đó, đây đã như vậy ở khác cũng vậy. Ác độc dao binh sương bão thương hại, tuy không cảnh bên ngoài, chỉ nương thức đó, có độc dao v.v… lý nào chẳng thành. Cho đến nếu mộng thấy ăn thức ăn độc v.v… ứng thành thân bệnh, đây cũng do Duy thức đó có dụng, giống như ở cảnh mà có định thuộc, trở lại đáp sau dùng dứt nghi trước. Hoặc lại có lúc, thấy độc v.v… đó tuy không cảnh thật mà có tác dụng. Do thấy chẳng bị chỗ nọc độc của rắn, nhưng có nghi độc, năng khiến muộn tuyệt, đổ mồ hôi, tâm mê như gặp phải nọc độc rắn, cũng như trong mộng do chú thiên v.v… lực tăng thượng nên bèn khiến ăn no, khí lực đủ mạnh, lại có nghe ư? Vì cầu con nối dõi, phụng sự người ẩn trong rừng, mộng thấy có người cùng làm giao tập, bèn được con đó, làm sao được biết ở trong mộng kia bị độc v.v… làm thương tổn là chẳng phải có, sau khi thức, chẳng trông thấy vậy. Nay chỗ luận đây lại đồng loại kia, ở lúc hiện thức tỉnh đem làm sự thật, thấy thuốc độc v.v… chấp là chẳng phải nhầm, lúc chân trí giác, bèn chẳng thấy vậy, đồng trong mộng kia, thể chẳng phải là thật, nhưng ở trong mộng chấp thuận thật sắc v.v… kia cũng được đây chẳng phải chỗ việc ái, độc v.v… quả dụng bèn thành thật có. Nếu nói không là chỉ có độc tướng v.v… dụng không. Đây nói hình trạng độc bèn thành trái lại, chấp thuận tướng độc v.v… hẳn thành vô ích, ở trên thức đó, thuốc thể không vậy, cho nên định biết, thật không cảnh bên ngoài, chỉ ở giác tâm sinh tác dụng đó, giống như ở mộng, tỉnh cũng đồng vậy, đây là chân thành xứng khế đạo lý. Giải thích: Như trong mộng thật không nọc độc rắn, thức tâm vừa mới biến, sợ cảnh khua vậy, như đồng nọc độc rắn. Nếu trong tỉnh thức thật bị nọc độc rắn nghi tâm chẳng sinh cũng chẳng bị hại. Gần đây nghe trong thế gian có người đi đường bị rắn độc đốt nọc vào cẳng chân, người đó tự thấy là bị cây thung xốc nhằm, đi hơn ba mươi dặm, độc cũng chẳng phát, chợt gặp người cấm chế rắn, chỉ mà bảo: Ông bị rắn độc đốt rồi, vừa mới nghe lời nói đó, tâm nghi chóng khởi, độc phát bèn chết. Nếu chấp ngoài tâm thật có cảnh của rắn độc, lúc tâm chưa sinh, độc sao chẳng phát? Nếu biết ngoài tâm không cảnh, rắn độc chẳng năng hại người, lúc tâm độc khởi, tự năng thành hại. Vì vậy, cảnh không tâm có, cảnh bèn hiện tiền. Cảnh có tâm không cảnh trọn chẳng hiện. Ví như tất cả pháp đều cũng như vậy, có thể nghiệm Duy tâm, thành tựu Tông Kính. Như trong giáo, Phật mật ý nói như huyễn v.v… đều có mười dục, ở trong mộng dụ chỗ ngộ chẳng đồng, tùy trí cạn sâu tạm ước năm thứ: Phàm phu thế gian giải là, chỉ biết phù sinh ngắn ngủi như mộng chẳng lâu dài; Hai, Thanh văn chứng xứ, chỉ rõ tâm mộng sinh diệt vô thường khổ không vô ngã; Ba, Tiểu Bồ-tát ngộ mộng chẳng thật triệt để chỉ không; Bốn, Đại Bồ-tát đạt mộng Duy tâm, chẳng phải không chẳng phải có. Chỗ thấy trong mộng nên chẳng phải không, sau khi thức tỉnh vắng bặt nên chẳng phải có; Năm, Tổ Phật viên chứng pháp giới, như ngay lúc mộng, chỉ một niệm tâm ngủ hiện bày thiện ác trăm ngàn cảnh giới. Huống gì mù quáng lúc một niệm tâm khởi, đủ mười thứ pháp giới, nhân quả lớp lớp vô tận, rành rành chẳng phải phân, như trong kinh Pháp Hoa nói mộng vào đồng luân vương, thành Phật độ sinh trải qua vô lượng kiếp. Trong kinh Hoa Nghiêm nói Đồng tử Thiện Tài lên lầu gác, ở một niệm tâm của mộng định bằng khoảng thời gian sát-na mà đều thấy việc Phật ba đời chẳng thể nghĩ bàn. Như xưa trước có bài thơ nói:

“Khoảnh khắc trên gối trong mộng xuân

Dạo khắp Giang nam vài ngàn dặm”.