TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 73

Hỏi: Phàm trong tám thức che lấp chân tập vọng, thức nào tạo nghiệp, thức nào làm nhân, thức nào làm nương thành tựu vọng chủng đó?

Đáp: Năm thức trước thủ trần, thức thứ sáu làm nhân, thức thứ bảy chấp ngã tạo nghiệp, thức thứ tám làm nương, do đó mà quả khổ sinh tử chẳng đoạn. Trong kinh Lăng-già có kệ tụng nói:

“Như dòng nước lớn hết,

Thì gợn sóng chẳng khởi,

Như vậy ý thức diệt,

Các thứ thức chẳng sinh”.

Giải thích: Năm thức trước thủ trần chuyển vào thức thứ sáu, thức thứ sáu ghi nhớ pháp làm nhân, thức thứ bảy phan duyên, thức thứ sáu tạo nghiệp thiện ác được sinh tử ở vị lai, che lấp thức thứ tám chẳng được hiển hiện. Nếu năm thức trước chẳng thủ trần tức không thức thứ sáu, không thức thứ sáu nên thức thứ bảy chẳng sinh, thức thứ bảy chẳng sinh thì không nghiệp thiện ác, không nghiệp thiện ác tức không sinh tử, không sinh tử nên Như Lai Tạng tâm trong lắng thường trú, tức là hai thức thứ sáu thứ bảy diệt kiến lập thức thứ tám. Lại thức thứ tám là chỗ năm thức trrước, thức thứ sáu và thứ bảy nương tựa, cùng các thức làm nhân là, tức thức tâm thứ sáu các thức nương đó, như nước hết thì không gợn sóng. Thức thứ sáu diệt thức thứ bảy cũng chẳng sinh, nên nói một niệm gió vô minh thổi động biển chân như, gió vô minh hết sóng thức chẳng sinh, thì biển giác tánh lắng nguồn nguồn lắng giác vốn diệu.

Hỏi: Tất cả thế gian nhân quả thù đáp sinh tử chẳng tuyệt, ở trong các thức thức nào làm chủ?

Đáp: Nhân duyên sinh diệt một niệm đầu tiên thức A-lại-da làm thể, vì ý thức làm dụng, như vậy nhân quả ba đời lưu chuyển chẳng tuyệt, công tại ý thức, do nghĩa đó nên ý gọi là thức tương tục, trong luận Đại thừa Khởi Tín nói: “Lại nữa, nhân duyên sinh động là, nghĩa là các chúng sinh y tâm ý thức chuyển, nghĩa đó thế nào? Vì ý thức Alại-da mà có vô minh bất giác khởi năng kiến năng hiện năng thủ cảnh giới phân biệt tương tục, gọi đó là ý, ý đây lại có năm thứ tên khác: Một, gọi là nghiệp thức, nghĩa là do lực vô minh tâm bất giác động; hai gọi là chuyển thức, nghĩa là y tâm động năng kiến cảnh tướng; ba gọi, là hiện thức nghĩa là hiện tất cả tướng cảnh giới, giống như gương sáng hiện các sắc tượng, hiện thức cũng vậy, như năm cảnh đó đối đến tức hiện, không có trước sau, chẳng do công lực; bốn gọi,l à trí thức, nghĩa là phân biệt nhiễm tịnh các pháp sai biệt; năm gọi, là tương tục thức, nghĩa là hằng tác ý tương ưng chẳng đoạn, nắm giữ các nghiệp thiện ác v.v… ở quá khứ khiến không mất hoại, thành thục quả báo khổ lạc v.v… hiện tại và tương lai khiến không có trái vượt, những sự đã từng trải qua, chợt nhiên nghĩ nhớ, sự chưa từng trải vọng sinh phân biệt”. Cho nên ba cõi tất cả đều lấy tâm làm tự tánh. Lìa tâm thì không cảnh giới sáu trần, tai sao? Tất cả các pháp lấy tâm làm chủ, từ vọng niệm khởi, phàm chỗ phân biệt đều phân biệt tự tâm, tâm chẳng thấy tâm, không tướng có thể được, cho nên phải biết tất cả tướng của cảnh giới thế gian, đều y vô minh vọng niệm nơi chúng sinh mà được kiến lập, như sắc tượng trong gương không thể có thể được, chỉ từ tâm hư vọng phân biệt chuyển, tâm sinh thì các thứ pháp sinh, tâm diệt thì các thứ pháp diệt nên giải thích là: Thông luận thức của năm thứ đều gọi là ý, căn cứ gốc mà nói, chỉ lấy nhãn thức, vì rất vi tế, làm gốc các thức vậy. Nghiệp thức như vậy, kiến tướng chưa phân, nhưng các Bồ-tát biết tâm vọng động, không cảnh giới trước, rõ tất cả pháp chỉ là thức lượng, bỏ chấp bên ngoài ở trước, thuận nghĩa nghiệp thức, nên gọi là nghiệp thức, tâm chẳng thấy tâm không tướng có thể được, là nói rõ nghĩa các pháp chẳng phải có, trong kinh Nhập Lăng-già có kệ tụng nói:

“Thân vốn sinh trú trì,

Nếu như sinh trong mộng,

Nên có hai thứ tâm,

Mà tâm không hai tướng,

Như dao chẳng tự cắt,

Như tay chẳng tự xúc,

Như tâm chẳng tự thấy,

Sự đó cũng như vậy”.

Nếu như chỗ thấy các sự trong mộng là thật có, tức có hai tướng năng kiến sở kiến, mà trong mộng đó thật không hai pháp, các tâm trong ba cõi cũng như mộng đây, lìa bên ngoài tâm không thể phân biệt, nên nói tất cả phân biệt tức phân biệt tự tâm, mà căn cứ tự tâm chẳng năng tự thấy, như dao và tay v.v… nên nói tâm chẳng thất tâm, đã không tha có thể thấy cũng chẳng tự năng tự thấy, sở thấy không nên năng thấy chẳng thành, hai tướng năng sở đều không chỗ được, nên nói không tướng có thể được. Lại một tâm tùy vô minh động làm năm thứ thức, nên nói ba cõi chỉ tâm chuyển vậy, tâm đây tùy huân tợ hiện tuy có các thứ, nhưng tận cùng nhân duyên đó chỉ tâm làm vậy, lìa hiện thức thì không cảnh sáu trần, trở lại nghiệp sáu trần chỉ là một tâm, nên nói lìa tâm thì không cảnh v.v…

Hỏi: Hiện có cảnh sáu trần cớ sao chỉ là tâm?

Đáp: Vì tất cả pháp đều là tâm đây tùy chỗ huân khởi lại không thể khác, nên nói là tuy tâm nghi ngờ rằng: Sao làm các pháp ư? Đáp: Do vọng niem huân nên sinh khởi các pháp, nên nói từ vọng niệm khởi cũng có thể nghi ngờ rằng: Pháp đã duy tâm sao ta không thấy, mà chỗ ta thấy chỉ là khác tâm? Giải thích: Khác tâm là vọng niệm phân biệt mà làm, nên nói vọng niệm sinh vậy. Đã cảnh duy tâm, không pháp khác bên ngoài, cho nên các thứ phân biệt đều là tự tâm, tức trần không tướng thức chẳng tự duyên, cho nên không trần thức chẳng sinh thì tâm chẳng thấy tâm vậy. Trong luận Nhiếp Đại thừa nói: “Không có pháp riêng biệt năng thủ pháp riêng biệt, năng sở đã cùng tận vậy, không tướng có thể được vậy”. Tâm sinh các thứ pháp sinh, tâm diệt các thứ pháp diệt là, như trong luận Du-già nói: “Hỏi: Các hành giả tu quán lúc thấy biến kế sở chấp không tướng, phải nói là vào tánh nào ư? Đáp: Vào tánh viên thành thật. Hỏi: Lúc vào tánh viên thành thật phải nói dứt trừ tánh nào? Đáp: dứt trừ tánh y tha khởi” do đây phải biết duy thức quán thành thì không có thức. Trong kinh Lăng-già có kệ tụng cũng nói:

“Tâm lượng của không tâm,

Ta nói là tâm lượng”

Là nghĩa đây vậy, nếu y cứ luận đây. Nếu vô minh động chân như thành duyên khởi sinh diệt, gió vô minh diệt sóng thức tức ngưng, chỉ là nhân như bình đẳng, bình đẳng vậy, cảnh giới đây là bên ngoài của tâm không thể có thể được, lại cũng tức là tâm vậy, lại là không thể, như bên ngoài gương không thể, bên trong gương lại không thể vậy, nghi ngờ rằng: Đã không thể đó, vì sao rõ ràng hiển hiện? Giải thích: Đều là trên chân tâm hư vọng hiển hiện, xứ nào có thể mà có thể được vậy? Nghi ngờ rằng: Vì sao biết hiển hiện trên tâm? Giải thích: Vì tâm sinh thì các thứ pháp sinh, vì lực vô minh tâm bất giác động năng hiện tất cả giới, thì tâm tùy huân động nên gọi là sinh vậy. Nếu không vô minh diệt cảnh giới tùy diệt, các thú phân biệt đều diệt không còn thừa, nên nói là tâm diệt các thứ pháp diệt, đây thì nguồn tâm trở lại trong sạch nên nói: Diệt vậy rồi, tâm tùy bất giác vọng hiện các cảnh, nghiệm các cảnh chỉ là tâm không thể vậy. Lại phàm tâm là hình ở chưa hiện điềm, động tỉnh không gì chẳng ứng ở tự tâm. Như Kinh Thi nói: “Lời nguyện thì thề nguyện nghĩ vậy. Nói ta vậy nghĩa là người, hoặc nghĩ rồi thì thề”. Nên biết tâm ứng ngàn dặm, giả sử có ở xa mà nghĩ là ta đều biết vậy, cho nên muôn sự duy tâm biết trước nên được xưng là tâm linh, nghĩa là đây vậy. Như ở Thái sơn có Ngô Bá Vũ cùng người em lạc mất nhau hơn hai mươi năm, cùng gặp nơi chợ nhưng chung đuổi nhau, Bá Vũ cảm thấy tâm thần xót thương, nhân hỏi bèn làm anh em.

Hỏi: Nhân duyên sinh diệt riêng lấy gì làm nhân lấy gì làm duyên mà được sinh khởi?

Đáp: Các sư xưa trước giải thích: Nhân duyên sinh diệt, thể tướng có hai: Một tâm thể A-lại-da chẳng giữ tự tánh biến làm các pháp là nhân sinh diệt. Căn bản vô minh huân động tâm thể, là duyên sinh diệt. Lại nữa vô minh trú địa các nhiễm căn bản khởi các sinh diệt nên nói là nhân, cảnh giới sáu trần năng động bảy thức gợn sóng sinh diệt, là duyên sinh diệt, y cứ hai nghĩa đây để hiển bày nhân duyên, các tướng sinh diệt tự tập mà sinh, nên nói là chúng sinh, mà không thể riêng biệt chỉ nương tâm thể nên nói là y tâm, tức là tướng tự tâm A-lại-da vậy. Lại chân vọng hòa hợp các thức duyên khởi, nên dùng bốn câu để biện giải đó: Một, vì Như Lai Tạng chỉ chẳng sinh diệt, như nước tánh ẩm ước; hai, bảy thức chỉ sinh diệt, như gợn sóng nước; ba, thức A-lại-da cũng sinh cũng diệt, cũng chẳng sinh diệt, như biển gồm cả động tỉnh; bốn, vô minh đảo chấp chẳng phải sinh diệt chẳng phải chẳng sinh diệt, như sóng khởi mạnh, gió chẳng phải nước chẳng phải sóng.

Hỏi: Thức A-lại-da đã thông cả động tỉnh, chẳng nên chỉ tại môn sinh diệt ư?

Đáp: Làm khởi tỉnh để thành động, không riêng có thể động, cho nên tánh tỉnh tùy ở động cũng tại tròn môn sinh diệt. Chẳng phải ngay thức A-lại-da đủ động tỉnh tại trong sinh diệt đây. Cũng là Như Lai Tạng chỉ chẳng động cũng tại trong môn đây.Tại sao? Sinh diệt kia không thể riêng biệt vậy, như nước làm sóng. Lại trong luận Đại Thừa Khởi Tín nói vô minh làm nhân cảnh giới là duyên, sinh tức ba tế, tướng sáu thô, thì tùy duyên của mê muội mà chìm trong sáu thú. Thủy giác làm nhân, năm độ làm duyên của ngộ giải mà lên nhất thừa, lại nói mê thì có pháp vọng nhiễm nhiều hơn số cát sông Hằng, tức nhiễm duyên sinh mà tịnh duyên diệt, ngộ thì có các công đức tịnh nhiều hơn số cát sông Hằng, tức tịnh duyên khởi mà nhiễm duyên mất, nhưng chỉ chỗ một tâm làm, lại không hai nguồn, nghĩa nói theo ngộ theo mê, thật không năng theo sở theo. Nên trong luận nói: “Vì tất cả pháp đều từ tâm khởi vọng niệm mà sinh, phàm chỗ phân biệt đều phân biệt tự tâm, tâm chẳng thấy tâm không tướng có thể được”. Như các bậc cổ đức giải thích: Thí dụ của nước và sóng như hai môn sinh diệt và chân như. Lấy nước ẩm ướt dụ cho tâm chân như, lấy sóng động dụ cho tâm sinh diệt, sóng không khác động của ẩm ướt thì không khác sinh diệt của chân như, tức nước để biện rõ ở sóng chẳng biến tánh mà duyên khởi vậy, nước không khác ẩm ướt của động thì không có lìa chân như của sinh diệt. Tức sóng để rõ ràng nước dưới bỏ duyên mà tức chân vậy.

Hỏi: Mọi sự của nghĩ nhớ quyết định thuộc pháp nào mà sinh?

Đáp: Đại thừa nói: Pháp năng nghĩ nhớ có ba: Một tự chứng phần năng ghi nhớ kiến phần; hai, niệm trong biệt cảnh năng ghi nhớ sự đã từng trải; ba, chủng tử trong thức năng chẳng vọng sinh mà tự hiện hành. Trong Duy Thức Sớ nói : “Như cảnh chẳng từng trải qua tức chẳng năng nhớ, như sắc hiện hành từng bị kiến phần duyên là sau đó hẳn năng nhớ. Nếu chẳng từng làm tướng phần duyên, lúc sau hẳn chẳng năng ghi nhớ vậy, vì kiến phần năng duyên ở thời quá khứ và thời hiện tại chỉ duyên tướng phần, chẳng từng tự duyên tâm trước đã diệt đã quá khứ rồi, kiến phần thời nay có chỗ nào để năng tự nhớ giữ? Vì ở thời xưa trước chẳng từng trở lại duyên tự kiến phần vậy. Đã chấp thuận tâm tâm sở pháp thời nay năng tự ghi nhớ, rõ ràng do thời xưa trước có tự chứng phần duyên ở kiến phần, chứng cảnh duyên kia làm lượng quả nên nay năng nhớ.

Hỏi? Trong môn sinh diệt, trong quả vị hữu lậu, căn cứ chỗ giáo luận bàn thì có bao nhiêu thứ sinh tử?

Đáp: Lược có hai thứ: Một là, phần đoạn; hai là, biến dịch, trong luận Duy thức nói: “Một, phần đoạn sinh tử, nghĩa là các nghiệp thiện và bất thiện hữu lậu, do phiền não chướng duyên hỗ trợ thế lực, chỗ cảm ba cõi quả dị thục thô, thân mạng dài ngắn tùy lực nhân duyên có định hạn lượng, nên gọi là phần đoạn; hai, chẳng nghĩ bàn biến dịch sinh tử, nghĩa là các nghiệp có phân biệt vô lậu, do sở tri chướng duyên hỗ trợ thế lực, chỗ cảm quả dị thục vi tế thù thắng, do lực từ nguyện cải chuyển thân mạng không định hạn lượng, nên gọi là biến dịch. Định nguyện vô lậu chánh chỗ vốn cảm, diệu dụng khó lường, nên gọi là chẳng nghĩ bàn, hoặc gọi là ý sinh thân, tùy ý nguyện mà thành vậy, như trong Khế kinh nói: Như thủ làm duyên nghiệp nhân hữu lậu tương tục hậu hữu mà sinh ba hữu. Như vậy tập địa vô minh làm duyên nghiệp nhân vô lậu, có A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát đã được tự tại, ba thứ ý sinh thân cũng gọi là biến hóa thân. Định lực vô lậu chuyển khiến khác gốc như biến hóa vậy.

Hỏi: Trong luận nói: Sở tri chướng chẳng chướng giải thoát, không năng phát nghiệp dụng nhuận sinh, sao dụng giúp cảm khổ sinh tử?

Đáp: Thành hai lợi (tự tha) nên lại phải giúp sinh. Trong luận nói: “Tự chướng Bồ-đề lợi lạc tha vậy” nghĩa là Thanh văn Độc giác chẳng định tánh và Bồ-tát được đai nguyện tự tại đã trọn đoạn phục phiền não chướng vậy, không dung lại thọ ngay thân phần đoạn sợ phế bỏ thời gian lâu dài tu hạnh Bồ-tát, bèn dùng nguyện lực thắng định vô lậu như pháp kéo dài thọ mạng giúp nhân hiện thân, khiến thời gian dài kia cùng quả chẳng tuyệt, luôn luôn như vậy định nguyện trợ giúp, cho đến chứng đắc vô thượng Bồ-đề, kia lại sao phải sở tri chướng hỗ trợ? Đã chưa viên chứng đại bi không tướng, chẳng chấp Bồ-đề hữu tình thật có, không do phát khởi bi nguyện mạnh lợi. Lại sở tri chướng chướng đại Bồ-đề là trọn đoạn trừ, lưu thân lại trú lâu. Lại sở tri chướng là hữu lậu y, chướng này nếu không, định kia chẳng phải có nên ở thân trú có lực hỗ trợ lớn. Nếu thân lưu lại là do định nguyện hữu lậu hỗ trợ giúp là thân phần đoạn nhiếp. Nhị thừa dị sinh cảnh sở tri, nên định nguyện vô lậu hỗ trợ giúp là thân biến dịch nhiếp chẳng phải cảnh kia vậy. Do đây nên biết, biến dịch sinh tử tánh là hữu lậu, quả dị thục nhiếp ở nghiệp vô lậu là quả tăng thượng, giải thích: Bồ-tát đắc đại nguyện tự tại đã trọn đoạn phục phiền não chướng, nghĩa là hàng Bồ-tát từ bát địa trở đi tuy gá phiền não sinh tử mà thọ sinh nhưng chẳng đồng như phàm phu và hàng nhị thừa nói hiện và chủng nhuận, do khởi phiền não nghiệp thế lợi ích hữu tình, mới năng cảm quả sinh tử, phiền não nếu phục nghiệp thế bèn hết, nên phải pháp chấp hỗ trợ nguyện thọ sinh. Nên đã trọn đoạn phục không dung lại thọ ngay quả phần đoạn. Đã có ích của hai lợi (tự tha) quán biết báo phần đoạn kết thúc, sợ phế bỏ thời gian lâu dài tu Bồ-tát hạnh bèn nhập thắng định vô lậu, lực của thắng nguyện, như pháp của A-la-hán kéo dài thọ mạng, giúp nhân của thân hiện tại, tức vốn ở quá khứ cảm thân nghiệp hiện nay, khiến nghiệp kéo dài thời gian cùng quả chẳng tuyệt, đã chưa viên chứng đại bi không tướng, chẳng chấp Bồ-đề hữu tình có thật, không do phát khởi bi nguyện mạnh lợi là, đã chưa thành thật viên chứng đại bi không tướng, một vị giải thoát của bình đẳng. Nếu chẳng chấp Bồ-đề có thể cầu hữu tình có thể độ là thật có là, không có nhân do có thể năng khởi đại bi mạnh lợi và nguyện mạnh lợi. Do đó sở tri chướng có thể cầu có thể độ, chấp làm trước mới có thể năng phát khởi nghiệp vô lậu vậy. Nói nghiệp là nhân, vì là ưu thắng vậy. Vô minh là duyên vì sơ xa vậy, chẳng phải như phiền não giúp nguyện hữu lậu, chỉ nghĩa duyên đồng, phần ít tương tợ. Lại sở tri chướng chướng đại Bồ-đề chánh chướng trí vậy, là trọn đoạn trừ sở tri chướng đây lưu thân lại trú lâu, nói đó là duyên, là chỗ đoạn duyên vậy, lại sở tri chướng đây năng làm y của tất cả hữu lậu, do có chướng đây, cùng các hành pháp chẳng thành vô lậu vậy. Chướng của sở y đây nếu không thì năng y vô lậu kia quyết định chẳng phải có, nay đã lưu thân lại trú lâu, do có sở tri chướng làm duyên, nên nói chướng đây là nơi thân trú có lực hỗ trợ lớn, nói là duyên vậy. Biến dịch sinh tử đây là Bồ-tát thành tựu bi nguyện, viên mãn Bồ-đề, nếu phần đoạn sinh tử tức là vọng tâm phàm phu tạo nên, niệm niệm đắm trước vào vòng khổ lớn không có dứt nghĩ. Như trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Phật bảo Cadiếp: Chúng sinh ở thế gian do điên đảo che lấp tâm, tham trước tướng sống nhàm chán hoạn già chết. Ca-diếp! Bồ-tát không như vậy, quán lúc vừa mới sinh đã thấy các thứ quá hoạn. Ca-diếp! Như có người nữ vào nhà người khác, người nữ đó dung mạo đoan chánh đẹp xinh, dùng anh lạc đẹp trang nghiêm nơi thân, người chủ nhà trông thấy bèn hỏi: “Người tên gì? Hệ thuộc ở ai?” Người nữ đáp: “Thân tôi là Công Đức Đại Thiên”. Người chủ hỏi: “Nơi ngươi đi đến vì làm những gì?” Người nữ đáp: “Nơi tôi đi đến năng cho các thứ vàng bạc, lưu ly, pha lê, trân châu, san hô, hổ phách, xa cừ, mã não, voi, ngựa, xe cộ, tôi tớ v.v…”. Người chủ nghe vậy tâm sinh vui mừng nhảy nhót vô lượng nói là: “Nay ta thật phước đức vậy khiến ngươi đến nơi vườn nhà ta”. Liền bèn đốt hương rải hoa cúng dường cung kính lễ bái. Lại ở nơi ngoài cửa trông thấy có một người nữ, hình mạo xấu xa áo quần rách nát, lắm chỗ dơ bẩn, da dẽ nức nở, sắc đó già trắng. Thấy rồi bèn hỏi: “Ngươi tên gì, hệ thuộc nhà ai?” Người nữ đáp: “Tôi tên Hắc Ám”. Người chủ đáp: “Tại sao gọi là Hắc Ám?” Người nữ đáp: “Phàm nơi chỗ tôi đến thì năng khiến nhà đó chỗ có các thứ của cải quý báu thảy đều suy hao”. Người chủ nghe vậy bèn nắm dao bén mà bảo rằng: “Nếu ngươi chẳng đi khỏi đây thì ta sẽ đoạn dứt mạng ngươi”. Người nữ nói: “Ông rất ngu si không có trí tuệ?. Người chủ hỏi: “Sao gọi là ngu si không trí tuệ”. Người nữ đáp: “Người ở trong nhà ông là chị của ta, ta thường với thị đi ở cùng chung, nếu ông xua đuổi ta thì cũng phải xua đuổi người kia”. Người chủ trở vào hỏi Công Đức Thiên: “Ở bên ngoài có một người nữ nói là em ngươi, vậy là thật ư?” Công Đức Thiên nói: “Thật là em ta, ta và em đó đi đứng cùng chung, chưa từng tạm lìa nhau, tùy chỗ đi đến, ta thường làm tốt, kia thường làm xấu, ta thường làm lợi ích, kia thường làm suy hao. Nếu mến ta là cũng phải mến kia, nếu cung kính ta thì cũng phải cung kính kia”. Người chủ bèn nói: “Nếu có sự tốt xấu như vậy, ta đều chẳng dùng, các ngươi nên tùy ý mà đi”. Khi ấy hai người nữ cùng dẫn nhau trở về chỗ nghỉ. Bấy giờ người chủ thấy hai người nữ đó đi rồi, tâm sinh vui mừng nhảy nhót vô lượng. Giải thích: Công Đức Thiên là, tức dụ cho sinh, Hắc Ám nữ là tức dụ cho tử, chỉ là hai pháp sinh tử ở thế gian, là gốc của các ác, là nguồn của các khổ, các bậc hiền Thánh đều chê trách, các hàng ngu si bị che lấp. Người chủ trông thấy rồi là, tâm trông nhìn nơi cảnh gọi là thấy. Tức bèn hỏi là, để giải thật của quán sinh cầu sinh, gọi là hỏi. Người nữ đáp là, nghĩa cảnh đối nơi tâm gọi là đáp, Công đức đại thiên là dụ cho sinh là xuất tướng, công đức báo chủ, đủ ánh sáng sáu thức chiếu rõ cảnh giới sáu trần, gọi là công đức thiên vậy. Hệ thuộc ở ai là, nên nói thuộc hoặc nghiệp. Ta nay phước đức là, trước tu nhân hiện nay thọ quả báo trời, gọi là đến vườn nhà ta. Lại ở bên ngoài cưa là, nghĩa chết vất bỏ thân nhà gọi là ngoài cưa. Hệ thuộc nhà ai là, duyên ứng tức chết không sở thuộc vậy. Ta tên Hắc Ám là, chết là mất tướng, tuy có năm căn mà không chỗ hay biết gọi là Hắc Ám vậy. Ta thường với em đi ở chung cùng là, tức sinh tức tử là đi ở chung, người chủ liền nói: Nếu có sự tốt xấu như vậy, ta đều chẳng dùng là, phàm đối với sinh chẳng mừng, thấy chết thì chẳng lo vậy, khi ấy người chủ thấy hai người đó đi rồi, tâm sinh vui mừng nhảy nhót vô lượng là, lúc chứng sơ địa lìa tử phần đoạn vào hoan hỷ địa, nên nói là vui mừng vô lượng vậy.

Hỏi: Chỉ có thức bên trong mà không duyên bên ngoài cớ sao lại nói sáu xứ luân hồi sinh tử tướng tục?

Đáp: Trong luận Duy thức có kệ tụng nói:

“Do các nghiệp tập khí,

Hai thủ tập khí câu,

Dị thục trước đã hết,

Lại sinh dị thục khác”.

Các nghiệp nghĩa là phước nghiệp tội nghiệp và bất động nghiệp, tức hữu lậu thiện và bất thiện tư nghiệp, quyến thuộc của tư nghiệp cũng lập tên nghiệp, đồng chiêu dẫn mãn dị thục quả vậy, đây tuy mới khởi, không thời gian tức diệt, không nghĩa năng chiêu dị thục quả tương lai, mà huân bản thức khởi tự công năng, tức công năng đây nói là tập khí, là nghiệp khí phần chỗ huân tập thành, chọn lựa từng hiện nghiệp nên gọi là tập khí, tập khí như vậy triển chuyển tương tục, đến lúc thành thục chiêu dị thục quả, đây là hiển bày quả ưu thắng tăng thượng duyên ở tương lai. Tướng kiến danh sắc tâm và tâm sở gốc ngọn thủ kia đều hai thủ gồm, sở huân kia phát thân năng sinh công năng trên bản thức kia gọi là hai thủ tập khí. Đây là hiển bày dị thục quả ở đời sau tâm và tương ưng các nhân duyên chủng kia, nghĩa là câu nghiệp chủng hai thủ chủng câu là nghĩa thân duyên sơ duyên qua lại hỗ trợ, nghiệp chiêu sinh hiển hiện, nên trong kệ tụng trước nói dị thục trước là, nghĩa là trước trước sinh nghiệp dị thục quả. Các dị thục khác là nghĩa là sau sau sinh nghiệp dị thục quả, tuy chủng hai thủ mà thọ quả không cùng mà nghiệp tập khí thọ quả có tận. Do dị thục quả tánh không riêng biệt khó chiêu. Đẳng lưu tăng thượng tánh đồng dễ cảm, do cảm sinh nghiệp v.v… chủng thục khác, dị thục quả trước lúc thọ dụng hết, sau riêng năng sinh các dị thục quả khác, do đó mà sinh tử lưu chuyển không cùng, sao phải nhờ duyên bên ngoài mới được tương tục? Ý kệ tụng đây nói là, do nghiệp hai thủ sinh tử luân hồi, đều chẳng lìa thức tâm tâm sở pháp làm tánh kia vậy. Giải thích: Đây tuy mới khởi không thời gian tức diệt, không nghĩa năng chiêu dị thục quả tương lai là, tuy hiện tại dụng không có thể của quá khứ năng chiêu chân dị thục quả ở tương lai, mà nghiệp hiện hành lúc đang tạo, huân nơi bản thức khởi công năng của tự nghiệp. Công năng tức là tập khí, tập khí dần chuyển đổi tương tục đến lúc thành thục chiêu dị thục quả. Tướng kiến danh sắc tâm và tâm sở gốc ngọn thủ kia đều hai thủ gồm lấy là: Một, tướng kiến, nghĩa là tức chấp thủ thật năng chấp thủ thật sở thủ kia gọi là hai chấp thủ; hai, chấp thủ sinh sắc, sắc là sắc uẩn, danh là bốn uẩn, tức là chấp thủ năm uẩn làm nghĩa. Trước nói trong tướng cũng thông thủ vô vi, vì là bản chất vậy, nay đây chỉ hiển bày thủ chỗ thân duyên, chẳng năng duyên được pháp bên ngoài tâm vậy. Lại biến ảnh tướng phần của vô vi cũng gọi là sở gồm, chẳng lìa tâm v.v… vậy; ba, chấp thủ tâm và sở tâm, tất cả pháp năm uẩn chẳng lìa hai thủ đây vậy; bốn, gốc ngọn, nghĩa là chấp thủ năng quả, thức thứ tám là căn bản của các dị thục, lại là tổng báo phẩm nên gọi là gốc, các thức dị thục v.v… khác là biệt báo phẩm nên gọi là ngọn, tức chấp thủ một dị thục vậy. Năm chấp thủ kia là tức bốn chấp thủ trên vậy, các chấp thủ đây đều là chỗ hai chấp thủ gồm, tức la chấp thủ của hiện hành vậy, tuy hai chấp thủ chủng thọ quả không cùng mà nghiệp tập khí thọ quả có tận là do dị thục quả tánh không riêng biệt khó chiêu, Đẳng lưu tăng thượng tánh đồng dể cảm là, chủng tử hai thủ thọ quả không cùng là, trong luận Nhiếp Đại thừa nói: “Tập khí có tận”. Tại sao? Do dị thục quả: Một, tánh riêng biệt khác với tánh nghiệp, chẳng nhiều tướng thuận; hai, khó chiêu, nghiệp tuy chiêu được, nghĩa là hẳn đời khác quả mới thành thục vậy, nghiệp tập khí có tận, như trầm xạ cỏ uế cỏ úa hết vậy. Đẳng lưu quả và tăng thượng quả đó. Một, tánh đồng, thể tánh tướng thuận; hai ,dễ cảm, đồng thời sinh vậy, niệm đây huân rồi tức năng sinh quả vậy, chủng hai chấp thủ cảm quả. Thế nào là đẳng lưu? Thế nào là tăng thượng? Tăng thượng rỗng thoáng chỉ đẳng lưu hẳn tăng thượng, đẳng lưu nghĩa là chủng tử cùng hiện hành và tự chủng là câu sinh đồng loại nhân nên vậy. Tăng thượng xứ thể không riêng biệt, tức đẳng lưu tánh vậy. Lại là đẳng lưu quả nên tánh đồng, là tăng thượng quả nên dể cảm. Lại chủng trong hiện hành là tăng thượng, trong tự loại chủng là đẳng lưu, nghiệp chủng trong hiện và chủng kia đều khác tánh vậy, chỉ là dị thục, dị thục trước lúc thọ dụng hết, lại chẳng năng sinh các dị thục quả khác ý là do cảm sinh các nghiệp v.v… chủng tử khác thành thục vậy, ở trong thân đời nay dị thục quả trước lúc thọ dụng hết tức là thân đây ở vị lâm chung, chỗ thành thục nghiệp kia lại riêng năng sinh các quả khác kia khởi, tức lúc nghiệp trước hết, lúc quả chủng sau thành thục, dị thục quả đó lại được sinh, do đó sinh tử chẳng đoạn tuyệt vậy, do vậy nghiệp quả không đoạn sinh tử tương tục lưu chuyển không cùng, sao phải nhờ mượn duyên của bên ngoài tâm mới được sinh tử tương tục? Tương tục thức đây không có lúc đoạn. Nếu chưa xúc chạm thành quán chắc rõ tự tâm, đều đối cảnh sinh nghi ngờ, chấp có pháp trước, tất cả sinh tử đều là nghi tình, chỉ rõ duy tâm tự nhiên không lỗi, nếu nghi rắn sinh bệnh, đâu có cảnh thật ở lòng như treo cát dứt đói, chỉ là tự tâm tưởng khởi, như truyện Lạc Quảng trong Tấn Thư nói: Quảng có người khách thân cách biệt lâu chẳng đến, Quảng hỏi nguyên do, khách đó đáp: “Trước kia đang ở tòa được ban rượu, thấy trong chén có rắn, ý rất ghét đó, uống xong bèn bệnh”. Khi ấy ở sảnh thự tại Hà Nam trên vách tường có chiếc sừng, bóng sừng như hình. Ý Quảng cho rằng rắn trong chén tức ảnh bóng chiếc sừng vậy, bèn lại đặt chén rượu phía trước đó, người khách chợt nhiên ý giải, bệnh trầm kha liền dứt, Lại trong luận ở chương Tứ thực Cổ sư nghĩa môn thủ sao viết: thức ăn tư tưởng là như gặp năm đói kém, trẻ con theo mẹ đòi ăn khóc hoài chẳng nín, người mẹ bèn treo đãy cát mà dối bảo: Đây là cơm, con trông kỹ đảy đó bảy ngày rồi đem mà ăn, sau bảy ngày người mẹ đem xuống mở xem, trẻ con trông thấy đó là cát tuyệt vọng, nhân đó mà chết, mới biết nghiệp sinh lão bệnh tử đều là tự tâm, địa thủy hỏa phong trọn không thể riêng biệt, do vì chúng sinh đắm trước sinh tử, hàng nhị thừa nhàm sợ sinh tử, đều là chẳng rõ ngoài tâm không pháp, chỉ là chỗ cảnh lưu giữ. Lấy bỏ tuy khác, nhưng đều chẳng phải giải thoát, tại sao? Chúng sinh bị sinh tử trói buộc. Như trong kinh Lăng-già nói: “Lại nữa, Đại Tuệ! Các chúng Thanh văn sợ khổ sinh tử vọmg tưởng mà cầu Niết-bàn, chẳng biết sinh tử Niết-bàn tướng của sai biệt, tất cả đều là vọng phân, riêng có không chỗ vậy, vọng chấp các căn cảnh diệt ở vị lai lấy làm Niết-bàn. Không biết chứng cảnh giới tự biết chuyển sở y tạng thức làm đại Niết-bàn, người ngu si kia không biết quá khứ vị lai hiện tại chư Phật giảng nói đều là cảnh giới tự tâm, mà thủ cảnh bên ngoài tâm, mà thủ cảnh bên ngoài tâm, thường ở sinh tử luân chuyển chẳng tuyệt.”

Hỏi: Sinh tử tương tục, do hai chi thủ và hữu ngã chấp, gọi là hai chủng tập khí hành dị thục quả, nghiệp sinh tử đó trước lại sau đó quyết định thuộc thức nào?

Đáp: Chỉ thức thứ tám là căn bản của các dị thục, nếu không thức đây sinh tử chẳng thành, do bảy chuyển thức trước có gián đoạn chẳng phải là chủ. Thức đây cũng gọi là chấp trì thức, năng trì chủng tử căn thân, nghĩa là một niệm đầu tiên có chấp thú kết sinh tương tục tức là nghĩa giới thú sinh, chấp kết thú sinh đây chẳng thông quả vị, hàng Bồtát từ bát địa trở lên chẳng thông chấp thú kết sinh, nay chỉ lấy nghĩa chấp trì chủng tử căn thân, nên gọi là nghĩa chấp trì, đây thông tất cả vị, đây là sinh vị đầu tiên quấy bào thai thành thể, cho đến trước lúc chết các thức đều là mê muội biến đổi rơi rụng, chỉ dị thục thức sau cùng chấp thọ thân phần, xả báo thọ xứ, lạnh xúc bèn sinh, ba thứ thọ noãn thức chẳng lìa nhau vậy, lúc lạnh xúc khởi tức là chẳng phải tình, tuy biến cũng duyên mà chẳng chấp thọ vậy, do đây làm phàm làm Thánh thường làm chỗ nương tựa, bỏ sinh thú sinh luôn làm chủ đó.

Hỏi: Sinh tử nơi nương khoảng có bao nhiêu sự?

Đáp: Sinh tử lưu chuyển chỗ rương sự có ba. Trong kinh nói: “Có ba thứ lưu chuyển: Một, xứ lưu chuyển ở ba đời, xứ do ngã phân biệt; hai, sự lưu chuyển do sáu xứ bên ngoài do ngã thủ chấp; ba, như vậy mà chuyển các nghiệp dị thục tương tục lưu chuyển.”

Hỏi: Do hai thủ tập khí mà thành sinh tử, hẳn nhân công năng hiện hành mới thành tập khí. Vả lại hiện hành pháp nào huân thành sinh tử?

Đáp: Mới đầu nhân vô minh chẳng rõ phát nghiệp, tiếp theo nhân tình ái tham trước nhuận sinh, nên nói từ si có ai thì ngã bệnh sinh, vì si ái nên niệm niệm tương tục, phải biết niệm tức là sinh tử. Trong kinh nói: “Khởi một niệm thiện, thọ nhân trời người, khởi một niệm ác thọ thân ba đường.” Nên biết niệm niệm trong đêm ngày tạo thân của sinh tử vị lai, nào có cùng tận! Trong lời tự kinh An Bang Thủ Ý nói: “Trong khoảng khảy móng tay, tâm có chín trăm sáu mươi lần chuyển, trong một đêm một ngày, mười ba ức ý ý có một thân, tâm chẳng tự biết, như chủng đại kia vậy”. Trong kinh Bồ-tát Xứ Thai nói: “Trong một khoảng khảy móng tay có ba mươi hai ức trăm ngàn ức, niệm niệm thành hình, hình hình đều có thức, do oai thần của Phật vào trong vi thức đó đều khiến được độ. Thức đây giáo hóa chẳng phải không thức vậy.” Hỏi: Pháp của sinh tử là có nghĩa hay là không?

Đáp: Chẳng phải có, chẳng phải không, tại sao? Nếu nói là có thì địa thủy hỏa phong trong ngoài một thân, mỗi mỗi đều là tánh không, chưa từng tụ tán. Do đó sinh của không sinh có thể nói là sinh, diệt của không diệt có thể nói là diệt. Như trong kinh Am-đề-già Nữ Sư Tử Hống Liễu Nghĩa nói: “Nếu năng rõ biết địa thủy hỏa phong bốn duyên rốt ráo chưa từng tự được có chỗ hòa hợp, mà năng tùy chỗ thích nghi đó có chỗ nói, đó là nghĩa sinh, cho đến nếu năng rõ biết địa thủy hỏa phong rốt ráo chẳng tự được có chỗ tán hoại, mà năng tùy chỗ thích nghi đó có chỗ nói, đó là nghĩa tử”. Nếu nói là không vì là nhiễm tịnh chân như chẳng giữ tự tánh, bất giác theo duyên như huyễn sinh diệt, nên nói sắc thân lưu chuyển trong năm thú gọi là chúng sinh. Như nói ở trên hai thứ sinh tử của phàm Thánh, phải biết đạo trong sinh tử mới lìa đoạn thường, do đó không sinh của sinh, chân tánh trong lắng, sinh của không sinh, nghiệp quả rõ ràng, chân tánh trạm nhiên chẳng thể chấp thường, nghiệp quả rõ ràng chẳng thể chấp đoạn. Lại nữa, chư Phật xuất hiện nơi đời, còn như hoa đốm giữa hư không loạn sinh loạn diệt, huống gì chúng sinh điên đảo sinh tử, chỉ như mộng vọng tợ say cuồng, đâu là thật ư? Đại sư Dung nói: ‘Tất cả phàm Thánh, ba đường trở lên, chủng trí trở xuống, đều vọng tưởng cho là có, đều là trong mộng. Như người trong mộng thấy ở địa ngục các thứ phương tiện, cầu thoát sóng sinh cay đắng, chỉ phấn chấn khiến tỉnh, tức tất cả sự đều không”. Như nay đều là chỗ làm trong mộng trở lại thọ báo mộng, lại như người say cuồng, luôn tùy vật chuyển, do đó tất cả chúng sinh uống rượu vô minh, nằm năm trú địa, trải kiếp lâu dài hôn mê. Ai người có tỉnh lúc chợt được thấy tánh, như đồng say tỉnh. Như trong kinh có kệ tụng nói:

“Thí như người say mê,

Rượu tiêu sau đó tỉnh,

Được thể Phật vô thượng,

Là chân pháp thân ta”.

Lại nếu vào trong Tông kính chóng rõ thật tánh trở lại quán sát thế gian sinh tử, gọi là tướng hư dối, giống như trẻ con đùa giỡn, lại tợ kỹ nhân, nhưng tuy đổi thay ngàn sai, một tánh rõ ràng chẳng động, Như Hòa thượng Thảo Đường có kệ tụng nói:

“Đâu-suất vốn là một thân hình,

Chợt làm quan tướng chợt làm tôi,

Danh mục phục sức tuy biến đổi,

Thủy chung tớ chủ trọn không sai.”