TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 70

Hỏi: Chánh niệm tất cả Phật tổ vốn nguyện nhất tâm, cớ sao trong giáo lại bàn nói ấm giới?

Đáp: Tùy vọng tâm mà phá vọng cảnh, nghĩa là hiển bày nhân không thể trừ dị chấp, mà nói môn khác thành pháp giải thoát, không có pháp cố định vậy, gọi đó là A-nậu Bồ-đề, bệnh lành thì thuốc tiêu, như thí dụ chiếc bè, pháp còn nên xả bỏ. Trong luận Duy Thức nói: “Hỏi: Vì có A-hàm chứng nghiệm biết vậy, nếu chỉ tâm thức hư vọng phân biệt thấy cảnh giới bên ngoài, chẳng từ sắc v.v… cảnh giới bên ngoài sinh nhãn thức v.v… là gì nghĩa gì mà Đức Như Lai nói nhãn thức v.v… mười hai thứ nhập rõ biết có sắc hương vị v.v… cảnh giới bên ngoài vậy? Đáp: Có kệ tụng nói:

“Nói các nhập sắc thảy,

Vì để hóa chúng sinh,

Nương người thọ pháp trước,

Nói bày có hóa sinh”.

Đức Như Lai y cứ tâm nghiệp kia tương tục chẳng đoạn chẳng tuyệt, cho nên nói có chúng sinh hóa sinh. Lại nói là: “Không ngã không chúng sinh không thọ giả, chỉ nhân duyên hòa hợp có các pháp sinh. Như Lai nói các nhập sắc v.v… là vì khiến người trước được thọ pháp vậy, vì người trước ấy chưa rõ nhân duyên các pháp thể không chẳng phải cho là thật có sắc hươngvị v.v… các cảnh giới bên ngoài”.

Hỏi: Nếu thật không có các nhập sắc v.v… thì vì nghĩa gì mà trong kinh Đức Như Lai nói như vậy?

Đáp: Có kệ tụng nói:

“Nương tâm trí gốc kia,

Thức vọng thủ cảnh ngoài,

Cho nên Như Lai nói,

Có các nhập trong ngoài”.

Đây là nương chủng tử của tâm ý thức v.v… từ vô thủy chuyển biến, hư vọng thấy sắc hương vị v.v… các cảnh giới bên ngoài, cho nên Đức Như Lai nương hai thứ pháp hư vọng đây nên nói như vậy: Một là chủng tử bản thức; hai là hư vọng cảnh giới bên ngoài v.v… nương hai pháp đây mà Đức Như Lai nói có nhãn sắc v.v… các nhập.

Hỏi: Y theo kệ tụng nói như vậy có công đức lợi ích gì?

Đáp: Có kệ tụng nói:

“Quán hư vọng không thật,

Như vậy nhập ngã không,

Quán biết các pháp khác,

Nhập các pháp không ngã”.

Vì khiến Thanh văn hiểu biết nhân sáu căn sáu trần sinh sáu thứ thức kia, không có một pháp là thật giác, cho đến không có một pháp là thật thấy, vì khiến các chúng sinh có thể hóa v.v… làm quấn sát nhập nhân không ngã không, quán ở các pháp khác, nghĩa là Bồ-tát quán thật không sắc v.v… các trần bên ngoài không một pháp nào có thể thấy. Cho đến thật không một xúc có thể biết, quán sát như thế được nhập nhân duyên các pháp thể không, vì muốn ngăn hư vọng phân biệt kia vậy, nói sắc v.v… tất cả các pháp rốt ráo không không chẳng phải không ngôn xứ thảy đều không không, không ngôn xứ tức chỗ gọi là hành xứ của chư Phật Như Lai. Như vậy chỉ có chân thức ngoài ra không các thức khác, chẳng thể quán sát phân biệt như vậy, nhập nơi thức không, y cứ thức như vậy nói nhập tất cả các pháp không ngã chẳng phải cho là một hướng phỉ báng chân thức ngã, nói bày không có Phật tánh thật ngã. Lại Đức Như Lai dùng phương tiện dần khiến chúng sinh được vào ngã không và pháp không vậy, nói có thức bên trong, mà thực không có thức bên trong có thể thủ. Nếu chẳng như vậy thì chẳng được nói ngã pháp không, vì nghĩa đó nên hư vọng phân biệt, tâm đây ở tâm kia biết tâm đây. Trong luận Biện Trung Biên có kệ tụng nói:

“Thức sinh biến tợ nghĩa,

Hữu tình ngã và liễu,

Cảnh đây thật chẳng có,

Cảnh không nên thức không”.

Biến tợ nghĩa, nghĩa là tợ sắc v.v… tánh các cảnh hiện, biến tợ hữu tình, nghĩa là tợ thân tự tha, tánh năm căn hiện, biến tợ ngã nghĩa là nhiễm ô mạt-na và ngã si v.v… luôn tương ưng vậy. Biến tợ liễu là ngoài ra sáu thức liễu biệt tướng thô vậy. Cảnh đây thật chẳng phải có, nghĩa là tợ nghĩa tợ tướng không hành tướng vậy, tợ ngã tợ liễu chẳng phải chân hiện nên đều chẳng phải thật có, cảnh không nên thức không,

nghĩa là chỗ thủ nghĩa hữu tình ngã liễu biệt v.v… bốn cảnh không vậy, nương thủ các thức cũng chẳng phải thật có. Do đó nếu ước về hạng người đại căn chúng ngộ còn chẳng được một, huống gì nói nhiều, tại sao? Vì chấp nhiều vậy, mê rõ một vậy, ngộ ở trong mê nhiều căn có chẳng đồng, bèn mở ấm xứ giới. Nếu mê tâm chẳng mê sắc thì tính làm năm ấm, nếu mê sắc chẳng mê tâm thì tính làm mười hai xứ, nếu tâm sắc đều mê thì số làm mười tám giới, nếu thấy ngay chân tâm tánh của thần giải thì chẳng phải một chẳng phải nhiều, chẳng phải pháp chẳng phải số, ngoài ra giáo của năng phân tích đều là môn của thiện xảo, dùng đợi cơ nghi rộng bày phá lập, muốn hiển bày lý của chân không, trước rõ đầu mối của huyễn có, nghiên cứu rốt cùng chỉ quy biển của một tâm.

Hỏi: Ở pháp thế gian trong thân năm uẩn, thấy hiểu gì thành nghĩa ngoại đạo, làm sao thông đạt thành nghĩa Phật pháp?

Đáp: Ngoại đạo chẳng đạt các pháp nhân duyên hòa hợp thành các uẩn, phàm có chỗ làm đều là thức ấm, bèn ở trên uẩn chấp có thật ngã thọ dụng tự tại gọi là thần chủ. Ở trong tợ thường tợ một tương tục nói có thần tán, là nghĩa ngoại đạo, nếu rõ trong ngoài hòa hợp chỗ nhân duyên thành chỗ duy thức biến, tợ chỗ cảnh hiện, tức thức thứ tám nhậm trì chẳng đoạn, tợ có tương tục tức nghĩa Phật pháp, ngoại đạo chẳng biết đem làm thật có mê lý không tánh, chấp ngu thân kiến.

Hỏi: Trước phá tánh năm ấm sáu nhập mười tám giới bảy đại, nghĩa thức đều không, cớ sao kiến lập duy thức?

Đáp: Một là, vì dứt trừ cảnh nên lập thức, tại sao? Nếu chẳng nhân thức, lấy gì lập cảnh, nếu chẳng hiển bày thức lấy gì dứt trừ cảnh; hai là, vì có tâm vọng tưởng nên năng biết danh nghĩa, tại sao? Nếu không vọng thì chẳng thể hiển bày chân, nếu không chân thì chẳng thể phá hoặc, nên biết phá lập tại ngã nhiễm tịnh do tâm; ba là, trong luận Không Tánh nói: “Nay vì thành tựu tánh y tha đây nên nói thành lập đạo lý, tánh đây chẳng chỉ dùng nói bày làm thể, tại sao? Nói bày hẳn có chỗ nương tựa vậy. Nếu chẳng nương tựa, loạn thức phẩm loại danh ngôn được lập điều ấy không thể có, nếu chẳng vậy chỗ nương tựa phẩm loại đã không có, chỗ nói danh ngôn thì chẳng được lập. Nếu vậy thì không hai tánh, không hai tánh vậy thì không hoặc phẩm, không hoặc phẩm vậy thì có hai lỗi: Một, chẳng do công dụng tự nhiên giải thoát; hai, thì sinh tử Niết-bàn chẳng thể hiển hiện, do không hai lỗi đây, mất vậy, cho nên phải biết quyết định có tánh y tha, có tánh này nên thế đế lập, nếu chẳng lập thế đế, tại sao? Vì rõ tục đế không tánh

tức thành chân đế, nếu phỏng định không hai đế là ác thủ tà không, chẳng phải thiện thông chánh lý. Lại nếu không gốc của chân đế lấy gì đuổi vết của tục đế, gốc vết tuy khác, mà một chẳng nghĩ bàn. Như trong Pháp Hoa Huyền nghĩa rộng giải thích về gốc vết (bản tích) làm sáu. Gốc là lý gốc tức là thật tướng một đạo cứu cánh. Vết là trừ thật tướng các pháp, ngoài ra các thứ đều gọi là vết. Lại lý đó và sự đều gọi là gốc, nói lý nói sự đều gọi là vết giáo vậy. Lại giáo của lý sự đều gọi là gốc, bẩm giáo tu hành gọi là vết. Như người nương xứ, thì có vết đi, tìm vết được xứ vậy. Lại hành năng chứng thể, thể là gốc nương thể khởi dụng, dụng là vết, lại chỗ ngày nay hiển bày là gốc, từ trước đến nay đã nói là vết, ước về sáu nghĩ đây để rõ gốc vết vậy.

Một, lại nói về lý sự rõ gốc vết là, từ gốc không trú lập tất cả pháp, lý của không trú tức là gốc thời thật tướng chân đế này, tất cả pháp tức là gốc thời sum-la tục đế vậy. Do thật tướng chân gốc duỗi nơi vết tục, tìm ở vết tục tức hiển bày chân gốc, gốc vết tuy khác mà một chẳng nghĩa bàn. Nên trong kinh nói: “Quán tất cả pháp không như thật tướng, chỉ do nhân duyên mà có từ điên đảo mà sinh”.

Hai, lý giáo rõ gốc vết là, tức là gốc thời chỗ chiếu hai đế đều chẳng thể nói vậy, đều gọi là gốc. Ngày xưa Đức Phật dùng phương tiện nói đó, tức là giáo của hai đế, giáo gọi là vết, nếu không gốc của hai đế, thì không giáo của hai thứ, nếu không vết giáo, đâu hiển bày gốc đế, gốc cũng tuy khác mà một chẳng nghĩ bàn vậy. Trong kinh có kệ tụng nói:

“Pháp đó chẳng thể bày,

Tướng ngôn từ vắng lặng,

Do dùng sức phương tiện,

Vì năm Tỳ-kheo nói”.

Ba, nói về giáo hạnh là gốc vết là, mới đầu bẩm thọ giáo của Phật lấy làm gốc, thì hạnh của tu nhân đạt đến quả. Do giáo phân tích lý mà được khởi hạnh, do hạnh hiểu giáo mà được hiển lý, gốc vết tuy khác mà một chẳng nghĩ bàn vậy. Trong kinh có kệ tụng nói:

“Các pháp từ xưa lại,

Tướng thường tự vắng lặng,

Phật tử hành đạo rồi,

Đời sau được làm Phật”.

Bốn, nói về thể dụng rõ gốc vết là, do xưa kia đầu tiên tu hành khế lý, chứng ở pháp thân là gốc, mới đầu được pháp thân gốc, nên tức thể khởi dụng của ứng thân, do nơi ứng thân được hiển bày pháp thân, gốc vết tuy khác mà một chẳng thể nghĩ bàn vậy. Trong kinh nói: “Từ tu thành Phật đến nay rất lâu xa, nếu thời gian đó chỉ dùng phương tiện giáo hóa chúng sinh mà nói như vậy”.

Năm, nói về quyền thật rõ gốc vết là, thật là mới đầu đâu xa được pháp thân và ứng thân, đều gọi là gốc, khoảng giữa luôn luôn xướng sinh xướng diệt các thứ thi quyền pháp thân ứng thân, nên gọi là vết. Chẳng phải mới đầu được gốc của pháp ứng, thì không khoảng giữa vết của pháp ứng, do vết hiển bày gốc, gốc vết tuy khác mà một chẳng thể nghĩ bàn vậy”. Trong kinh nói: “Đó là tu phương tiện, chư Phật cũng như vậy”.

Sáu, nói về nay đã luận gốc vết là, từ trước đến nay các giáo đã nói lý sự cho đến quyền thật đều là vết vậy. Nay chỗ kinh nói lý sự lâu xa cho đến quyên thật đều gọi là gốc, chẳng phải chỗ nay rõ gốc của lâu xa, không dùng duỗi vết của đã nói, chẳng phải đã nói vết đâu hiển bày gốc nay, gốc vết tuy khác mà một chẳng thể nghĩ bàn vậy. Trong kinh có kệ tụng nói: “Các Phật pháp lâu sau, cần phải nói chân thật.”

Hỏi: Thế gian không có một pháp nào chẳng từ duyên sinh, vậy đầy đủ bao nhiêu nhân duyên năng sinh muôn pháp?

Đáp: Chẳng từng có pháp ngoài tâm năng cùng tâm làm duyên chỉ là tự tâm sinh, trở lại cùng tâm làm tướng nghĩa là hải nói: “Rõ duyên khởi là như lúc thấy trần, trần đây là tự tâm hiện, do tự tâm hiện tức cùng tự tâm làm duyên. Do duyên hiện tiền tâm pháp mới khởi, nên gọi là pháp duyên khởi vậy”. Trong kinh nói: “Các pháp từ duyên khởi không duyên tức chẳng khởi, cho đến thì biết trần, thể không không chỗ có”. Nay ngộ duyên chẳng phải duyên khởi không thì chẳng diệu, chỉ duyên khởi để lắng khởi luôn chẳng khởi. Thấy đạt thể tùy duyên chẳng khởi luôn khởi, thấy như vậy gọi là thật thấy biết, sao gọi là thật thấy biết? Nếu thấy duyên mà chẳng thấy thể tức là thường kiến. Nếu thấy thể mà chẳng thấy duyên tức là đoạn kiến, nay từ nhân duyên mà tự thấy tánh thì chẳng lạc ở thường, ở trong chân tánh mà duyên khởi thì chẳng đọa đoạn, gọi là thật thấy biết, đo đó biện giải rộng và hành tướng nhân duyên là, nhân sự mà hiển bày lý khiến lý chẳng cô lẽ, nhân lý mà thành sự, khiến sự dung tức như nói về kinh luận tùy thuận chỗ thế đế lập, có bốn nhân duyên trong ngoài giả lập, chẳng gì không hành tướng: Một nhân duyên là trong luận nói: “Một, nhân duyên nghĩa là pháp hữu vi thân biện tự quả, thể đây có hai: Một là, chủng tử; hai là, hiện hành giải thích: Nếu tất cả chủng phiền não bị trí gia hạnh chiếc phục rồi, trọn không sinh dụng hiện hành, tuy chủng tử là pháp nhân 7 duyên, vì chẳng năng sinh pháp hiện hành nên chẳng được gọi là nhân duyên. Lại như đem chủng tâm trong sắc hiện, cũng chẳng gọi là nhân duyên. Nếu chân tâm sinh tâm hiện, chủng sắc sinh sắc hiện v.v… đều là nhân duyên. Đây là đều thông mới cũ hai loại chủng tử vậy; hai ,đẳng vô gián duyên, nghĩa là tám hiện thức và tâm sở kia trước tụ ở sau, tự loại vô gián đẳng mà khai đạo khiến kia định sinh giải thích: Tám hiện thức và tâm là ra duyên thể chỉ thấy tự chứng. Đây là duyên thể gọi chung là hiện thức, chọn lựa sắc chẳng tương ưng chủng tử vô vi chẳng phải tánh duyên đây. Trong luận nói: Đẳng vô gián duyên chỉ trong tất cả tâm và tâm sở mà nói, vì trước sinh khai dẫn chỗ gồm nhận vậy. Khai nghĩa là tỵ (lánh) cùng kia nghĩa là xứ. Đạo nghĩa là chiêu dẫn, tức từ trước lại lánh ở xứ đó, chiêu dẫn pháp sau khiến sinh. Trước tụ ở sau là chọn đồng (câu) thời và sau làm nghĩa duyên trước, chẳng phải khai đạo vậy, tự loại là hiển bày chẳng phải thức kẻ khác làm duyên. Vô gián là hiển bày tuy trước vô gán làm duyên sau, chẳng phải cách khoảng giữa, cần yếu vô gián là đẳng, mà khai đạo là hiển bày nghĩa duyên, khiến kia định sinh, tức là hiển bày quả sau, tuy trải qua lâu xa như qua tám muôn kiếp, mà nhãn thức trước trong sau cũng là duyên đây, vì quả sau kia đang định sinh vậy, tức chọn lựa nhập vô dư y tâm sau cùng, không quả định sinh nên chẳng phải duyên đây, tuy có khai đạo mà không lực đạo dẫn vậy.

Hỏi: Tâm và sở tâm đã chẳng phải tự loại, như tam chủng thức, luôn thời cùng chuyển tâm dụng mỗi riêng khác, làm sao cùng khởi trong sau, đều được qua lại làm nghĩa duyên ư?

Đáp: Trong luận nói: “Tâm và tâm sở tuy luôn cùng chuyển mà tương ưng nên hòa hợp tợ một, chẳng thể định nghĩa lìa riêng khác biệt vậy, được qua lại là đẳng vô gián duyên, hòa hợp tợ một, là đồng một chỗ duyên và đồng một chỗ nương tựa, đồng một thời chuyển, đồng một tánh gồm chẳng thể lìa riêng khiến kia khác biệt, chẳng đồng chỗ hành tướng tám thức duyên, vì lực dụng đồng đều, không tự loại gián cánh vậy; ba sở duyên duyên, nghĩa là nếu hữu pháp là mang tướng tâm mình, hoặc tương ưng chỗ lo nghĩ chỗ gá. Thể đây có hai: Một là, thân; Hai là, sơ. Nếu cùng thể năng duyên chẳng lìa nhau là vốn kiến phần v.v… chỗ lo nghĩ gá bên trong, nên biết kia là sở duyên duyên. Nếu cùng thể năng duyên tuy lìa nhau làm chất năng khởi chỗ lo nghĩ gá bên trong, nên biết kia là sở duyên duyên. Thân sở duyên duyên năng duyên đều có, lìa chỗ lự gá bên trong hẳn chẳng sinh vậy, sở sở duyên duyên năng duyên hoặc có, lìa chỗ lự gá bên ngoài cũng được sinh vậy, giải thích: Nếu hữu pháp là nghĩa là chẳng phải biến kế sở pháp, sở chấp không thể chẳng năng phát sinh thức của năng duyên, nên chẳng phải làm duyên duyên hẳn là y tha vậy. Nay đây hẳn là có thể mới duyên, là mang tướng mình là, nghĩa là tâm năng duyên v.v… mang sắc v.v… đây tướng của mình. Đới (mang) nghĩa là xốc mang, tướng là thể tướng, chẳng phải nghĩa tướng trạng, nghĩa là lúc chánh trí v.v… sinh, xốc mang thể tướng của chân như khởi, cùng chân chẳng một chẳng khác, chẳng phải tướng chẳng phải chẳng phải tướng. Nếu xốc mang chỗ mình duyên lấy làm cảnh tướng là sở duyên vậy. Nếu cùng nói nói thể, tức có thể tướng của tâm và tâm sở đồng thời, cũng tâm xốc mang mà có tướng là, nghĩa phần hoặc nghĩa thể tướng, chân như cũng gọi là tướng, tướng của không tướng. Do đó trong kinh nói: “Đều đồng một tướng, chỗ gọi là không tướng”. Thân sở duyên duyên là, nếu cùng thể kiến phần v.v… chẳng lìa nhau là chọn lựa chỗ thức khác biến và chỗ tự tám thức duyên riêng biệt, chỉ là chỗ lo nghĩ gá bên trong kiến phần. Đây có hai thức: Một là, hữu vi, tức chỗ thức biến gọi là chỗ lo nghĩ gá bên trong; hai là, vô vi thể chân như chẳng lìa thức gọi là chỗ lo nghĩgá, tức như tự chứng duyên kiến phần v.v… đều là như vậy. Đây nói thân duyên, sở sở duyên duyên cùng tâm năng duyên, pháp lìa nhau vậy, nghĩa là chỗ thức khác biến và riêng trong tự thân chỗ thức biến cậy làm chất đó vậy. Lại thân sở duyên, tức nghĩa là kiến phần là mang tướng mình, trong sở đây tức tướng phần ảnh tượng, là mang tướng của bản chất nên gọi là sở duyên. Lại thân sở duyên duyên chỉ là tâm năng duyên, đều có lìa tướng phần của chỗ lự gá bên trong, tất cả tâm v.v… hẳn chẳng hành vậy. Nay trong Đại thừa, nếu duyên không pháp chẳng sinh tâm vậy, sở sở duyên duyên là pháp của năng duyên, hoặc có hoặc không, vì là pháp bên ngoài tâm vậy, như chấp thật ngã pháp, tuy không bản chất, nhưng lìa pháp kia tâm cũng sinh vậy. Lại trong luận Quán sở duyên duyên có kệ tụng nói:

“Sắc trong như hiện ngoài,

Là thức sở duyên duyên,

Cho kia thể tại thức,

Và năng sinh thức vậy”.

Vì tự sắc của chỗ thức biến bên trong là sở duyên duyên là tánh y tha, có thể pháp vậy, chẳng duyên chỗ chấp không pháp bên ngoài tâm. Trong luận nói: “Thấy gá kia sinh, mang tướng kia khởi”. Thấy gá kia sinh tức là nghĩa duyên, nhưng lúc tâm khởi mang tướng kia khởi gọi là sở duyên. Mang (đới) là nghĩa của xốc ,mang, bức bách bám Bồ-tát Hộ Pháp nói sở duyên đây như kiến phần, không tướng phần cố định, vì bản trí thân chứng như thể chẳng thủ tướng vậy, cùng với như thể ngầm hợp vậy, tức tướng của không tướng trạng, tức có tướng của thể tướng, tức nghĩa của xốc mang, cũng sở duyên duyên. Cật nạn: Nếu có tướng phần tức có tướng phân biệt. Sao gọi là tướng không phân biệt? Lại nói là không năng thủ ư? Đáp: Tuy có kiến phần mà không phân biệt, lại không năng thủ chánh trí duyên như, thân xốc bám thể tướng duyên vậy, lại không tướng của tướng trạng nói, không tướng phần nói không năng thủ, tức không phân biệt vọng chấp năng thủ vậy, chẳng không phần bên trong là kiến phần năng duyên. Lại cật nạn: Nếu nói không tướng phần là trong luận Sở duyên duyên nói: “Nương kia sinh mang tướng kia nên gọi là tướng sở duyên. Nếu không tướng phần chân như tức không sở duyên. Bồ-tát Hộ Pháp nói: “Cũng có nghĩa sở duyên duyên, tuy thấy tướng phần mà có thể mang như tướng khởi chẳng lìa vậy, tức kiến phần bản trí, thân xốc mang thể tướng của chân như khởi vậy, gọi là sở duyên duyên, như tự chứng phần thân mang kiến phần gọi là sở duyên duyên. Đây cũng nên vậy, thật không nghĩa của biến mang, chỉ có tên xốc mang sở duyên duyên, nên cùng kia được riêng biệt vậy, nếu biến tướng phần duyên, là bèn chẳng phải thân chứng, tức như trí hậu đắc nên có phân biệt, đã khác hậu đắc, tức rõ biết có kiến phần không tướng phần vậy. Lại tất cả kiến phần đều có nghĩa xốc mang của tướng là, do tướng chẳng lìa kiến vậy, tức là nghĩa của xốc mang, chẳng lìa có hai: Một là, tướng phần hữu vi trong tự thức của năng biến, huyết nồng tương liên giống như cha con, nên gọi là chẳng lìa; hai là, chân như v.v… cảnh chẳng phải thức biến, nhưng là thức v.v… thật thể nên gọi là chẳng lìa.

Hỏi: Trong luận sở duyên duyên có kệ tụng nói:

“Sắc trong như hiện ngoài,

Là thức sở duyên duyên,

Cho kia tướng tại thức,

Và năng sinh thức vậy”.

Do đó cảnh bên ngoài tuy không mà có sắc bên trong, tợ cảnh bên ngoài hiện là sở duyên duyên. Đã tướng bên ngoài tại thức tức là cùng khởi, vì tướng tại vậy, cớ sao lại năng sinh thức năng làm thức duyên?

Đáp: Như nhãn thức v.v… mang tướng kia khởi, tuy tức đồng thời chẳng ngại trước sau, vì nhân tướng dần chuyển đổi thành lý của sở duyên duyên. Trong luận nói: “Hỏi: Cảnh tướng bên trong đây đã chẳng lìa thức, cớ sao cùng khởi năng làm thức duyên?” Có kệ tụng đáp rằng:

“Quyết định tương tùy vậy,

Cùng thời cũng làm duyên,

Hoặc trước làm duyên sau,

Dẫn công năng kia vậy.”

Cảnh tướng tùy thức quyết định tương tùy vậy, tuy cùng thời khởi cũng làm thức duyên, mà các pháp bên ngoài theo lý chẳng phải có vậy, quyết định nên chấp thuận tại thức chẳng phải các nơi khác. Công năng căn đây cùng cảnh thức trước từ thời vô thủy triển chuyển làm nhân, các thức như vậy chỉ cảnh tướng bên trong là sở duyên duyên, lý thiện thành lập.

Hỏi: Chỗ nói xốc mang là thân sở duyên duyên là xốc thể hay xốc dụng?

Đáp: Nên làm bốn câu để phân biệt: Một, thể xốc thể, tức tự chứng phần duyên chứng tự chứng phần, chứng tự chứng phần tức duyên tự chứng phần ấy vậy; hai, dụng xốc dụng, tức kiến phần tám thức tâm tâm sở duyên tướng phần tự thân, ấy vậy; ba, dụng xốc thể tức kiến phần trí căn bản duyên chân như ấy vậy; bốn, thể xốc dụng, tức tự chứng phần duyên kiến phần vậy.

Hỏi: Nghĩa sở duyên duyên ở nơi tám thức làm sao lựa chọn thân sơ?

Đáp: Trong luận Bách Pháp nói: “Bồ-tát Hộ Pháp giải: Tâm thứ tám đây và tâm sở, gọi là phẩm đây hoặc nhân hoặc quả sơ sở duyên có không chẳng định. Nếu thức thứ tám trong nhân, gá cảnh phù trần khí thế gian người khác, tự biến tướng phần duyên, tức có thể qua lại thọ dụng, có nghĩa sơ sở duyên. Nếu là nghĩa tự tha duyên, năm căn và chủng tử chẳng qua lại biến duyên, tức không nghĩa sơ sở duyên duyên vậy. Lại có sắc giới tức có phù trần khí thế gian có thể qua lại, phù trần tức có sơ sở duyên duyên. Nếu không sắc giới tức không sắc có thể nương gá vậy, tức không nghĩa sơ sở duyên duyên vậy, nếu tự thức thứ tám duyên tự ba cảnh, chỉ có hân sở duyên duyên vậy, đây là liệu chọn trong nhân, nếu đến trong quả vị Phật, thức thứ tám nếu duyên tự cảnh và duyên chân như, và lúc duyên tất cả pháp không thể ở quá khứ và vị lai, tức không sơ sở duyên duyên vậy, nếu duyên thân và độ Phật khác, tức biến ảnh mà duyên, cũng có nghĩa sơ, tức là tâm vương thức thứ tám tự trong quả vị sơ sở duyên duyên có không chẳng định. Nếu tâm sở năm thức và thức thứ tám ở trong quả vị đều có sơ sở duyên duyên vậy, nếu là gá tâm vương thức thứ tám, ba cảnh làm chất mà vậy. Nếu thức thứ bảy là như trong luận nói: “Tâm phẩm thức thứ bảy chưa ở quả vị chuyển y, là câu sinh, hẳn phù chất bên ngoài, cũng là quyết định có sơ sở duyên duyên, ở quả vị chuyển y, thì đây chẳng phải quyết định có, duyên chân như, vì không chất bên ngoài vậy”. Nay nói thức thứ bảy trong quả vị hữu lậu, thể là câu sinh, mặc tình không lực, hẳn phù thức thứ tám để làm chất bên ngoài vậy, tự mới biến ảnh duyên vậy, tức quyết định có sơ sở duyên duyên, nếu nói về thời vô lậu, tức sơ sở duyên duyên có không chẳng định, nếu trí căn bản thức thứ bảy tương ưng tâm phẩm, duyên chân như tức không sơ duyên. Nếu trí hậu đắc duyên như tức có sơ duyên, nếu là thức thứ bảy vô lậu duyên ở quá khứ vị lai và các pháp không thể, đều không sơ sở duyên duyên.

Hỏi: Tại sao thức thứ bảy hữu lậu khởi chấp sự, phải nương gá bản chất mà khởi ư? Phàm là chấp tức chỗ dựng vẽ sinh, tức chẳng hợp giả ở chất bên ngoài mà khởi chứ?

Đáp: Chấp có hai: Một, có cương nghỉ phân biệt so lường mà khởi chấp, tức chỗ gá chất bên ngoài có không chẳng định, như thức thứ sáu độc sinh tán ý ấy vậy; hai, có mặc tình khởi chấp, tức thức thứ bảy vì tâm tâm sở thức thứ bảy là câu sinh, mặc tình không lực khởi, cần gá chất bên ngoài, tự mới khởi chấp vậy, nên biết thức thứ bảy trong quả vị hữu lậu, sơ sở duyên duyên có không chẳng định, nếu thức thứ sáu là thức đây phân tâm phẩm hạnh cùng mạnh lợi, ở nơi tất cả quả vị năng tự tại chuyển, chỗ cậy chất bên ngoài hoặc có hoặc không. Sơ sở duyên duyên có không chẳng định, ở trong quả vị nhân quả đều tự tại chuyển, hoặc phân biệt khởi, hoặc câu sinh nên lúc duyên tất cả pháp có cậy chất khởi, có chẳng cậy chất khởi, duyên cảnh rất rộng lớn vậy, sơ sở duyên duyên có không chẳng định. Nếu năm chuyển thức trước là chưa đạt quả vị chuyển y, quán yếu kém vậy, hẳn cậy chất bên ngoài, tức quyết định có sơ sở duyên duyên, nếu là quả vị chuyển y, đây chẳng phải quyết định có, duyên quá khứ vị lai v.v… không chất bên ngoài vậy, năm chuyển thức trước ở trong quả vị nhân quả, nói về các căn sử dụng qua lại cũng phải cậy chất mà khởi, quyết định có sơ sở duyên duyên, nếu đến quả vị có không chẳng định. Lại các thức qua lại duyên là, thức thứ tám cùng bảy thức trước làm sở duyên duyên, tức tướng phần tám thức cùng năm thức làm sở duyên duyên, thức thứ sáu duyên bốn phần thức thứ tám làm sở duyên duyên, thức thứ bảy tức chỉ gá kiến phần thức thứ tám làm sở duyên duyên, tức bốn phần thức thứ tám là bản chất, tức kiến phần bảy thức trước biến tướng phần duyên, tức thức thứ tám cùng bảy thức trước làm sơ sở duyên duyên. Bảy thức trước ở thức thứ tám không là, tức bảy thức trước chẳng cùng thức thứ tám làm sở duyên duyên, vì thức thứ tám chẳng duyên bảy thức trước vậy, chẳng gá bảy thức trước mà sinh vậy, chỉ duyên tự ba cảnh làm sở duyên duyên. Lại trong Quảng Thích nói: “Xưa trước các luận sư Đại thừa lập nghĩa sở duyên duyên là, kia nói: Nếu hữu pháp, tức có pháp bản chất thể, gọi là duyên, nói là mang tướng mình, tức tướng phần gọi là tướng sở duyên, tướng chất hợp nói tên là sở duyên duyên, chỗ nói mang tướng mình là chữ đới (mang) thuộc tâm, chữ kỷ ( mình) thuộc bản chất, tướng tức tướng phần, nghĩa là lúc tâm năng duyên duyên cảnh sở duyên mang bản chất nhà mình có tướng phần đó, nên gọi là mang tướng mình, bị các luận sư Tiểu thừa trong chánh lượng bộ như Bát-nhã Cúc-đa chẳng lập tướng phần, tạo luận Báng Đại thừa gồm bảy trăm kệ tụng, phá nghĩa sở duyên duyên của các luận sư Đại thừa xưa trước là: “Nếu các ông nói tướng mình là tướng phần, đem làm sở duyên là, vả như tông Đại thừa các ông, lúc trí không phân biệt duyên chân như, chẳng mang khởi tướng phần chân như, chân như đó trong trí kiến phần năng duyên, nên không nghĩa sở duyên duyên. Hẳn nếu nói bản trí duyên như cũng có tướng phần là, tức trái với tất cả kinh luận ở tự tông ông, làm sao thông hiểu?” Các luận Sư Đại thừa xưa bị một cật nạn đây, khi ấy bèn chẳng thể cứu giúp. Trải qua mười hai năm, không người cứu được nghĩa sở duyên duyên của Đại thừa, Tam tạng Pháp sư Huyền Tráng ở thời tiền Đường cứu rằng: Tông Đại thừa ta giải mang có hai nghĩa: Một, biến mang biến; hai, xốc mang biến, nếu biến mang tức biến mang tướng mình của tợ chất khởi là tướng của tướng trạng, khiến trí căn bản lúc duyên như tức không, nếu xốc mang như là, tức có trí căn bản thân xốc mang thể tướng chân như mà duyên, lại chẳng biến tướng phần vậy, cũng thành sở duyên duyên. Tam tạng Pháp sư Huyền Tráng nói: “Nếu là hữu pháp tức chân như là pháp có thể gọi là duyên, tức chân như đây là chỗ bản trí lo nghĩ, lại gọi là sở duyên, hai thế hợp nói gọi là sở duyên duyên. Sở duyên tức là duyên trì nghiệp thích, cũng như kiến phần thức thứ tám lúc mỗi duyên tướng phần tự thân, đều là xốc mang, cho đến hai phần cùng duyên bên trong cũng vậy, nên biết bản trí duyên như tuy chẳng biến tướng phần, nhưng thân xốc mang thể tướng chân như mà duyên, cũng thành sở duyên duyên, các luận sư Đại thừa xưa trước lầm lẫn giải nghĩa sở duyên duyên là: Phàm nghĩa sở duyên duyên là, vì pháp có thể là duyên, tức pháp có thể đây là tâm năng duyên chỗ lự xứ vậy, bèn gọi là sở duyên, nay các luận sư Đại thừa xưa trước đã chỉ đem tướng phần thật là sở duyên, là lầm lẫn quá lắm vậy. Chánh giải nghĩa sở duyên duyên là, nghĩa là: Nếu hữu pháp là mang tướng mình, nghĩa là hữu pháp tức có thật pháp, chọn lựa ở giả pháp và tướng phần biến kế, pháp không thể, pháp không thể chỉ là sở duyên chẳng thành duyên. Phàm là duyên phải là pháp có thể thật,có lực dụng năng dẫn sinh thức, tức thật viên thành và y tha là pháp có thể. Nói là mang tướng mình, mang có hai nghĩa: Một, biến mang, tức tám thức riêng biệt có bản chất sơ sở duyên duyên, đó là gá cảnh có thể đây là bản chất, biến tướng của tợ chất khởi, gọi là biến mang; hai ,xốc mang, tức tất cả tướng phần thật thân sở duyên duyên vậy, vì tướng phần đây mười lìa tâm năng duyên vậy. Tâm năng duyên đó thân xốc tướng phần đây mà duyên gọi là xốc mang, nói tướng mình là cũng có hai nghĩa, như ở biến mang sơ sở duyên duyên thứ nhất trên nói là, tức biến tướng mình của tợ chất rồi là thể vậy, tức tướng phần tợ bản chất rồi thể, đây tức là tướng của tướng trạng, thứ hai ở xốc mang thân sở duyên duyên trên nói, tức tâm năng duyên trên thân xốc mang tướng mình của tướng phần sở duyên. Đây là tướng của cảnh tướng, tức chẳng đồng ở sở duyên duyên mang bản chất tướng mình của nhà khởi. Chợt nhiên có người hỏi: Nói là mang tướng mình, chưa rõ tâm năng duyên mang tướng mình của nhà ai mà duyên vậy? Nên đáp: Nếu sơ sở duyên duyên tức biến mang tướng mình của nhà bản chất mà duyên, nếu thân sở duyên duyên, tức xốc mang tướng mình của nhà tướng phần mà duyên, lại sơ sở duyên duyên là mang tướng của tướng trạng, tức mang tướng trạng của tợ chất, nếu thân sở duyên duyên tức mang tướng của cảnh tướng, vì thân xốc cảnh tướng mà duyên vậy, có người nói: Mang tướng mình của tâm năng duyên là người ấy chẳng hội nghĩa sở duyên.

Hỏi: Nếu nói thân xốc mang cảnh tướng và biến mang tướng trạng của tợ chất mà khởi thành hai duyên thân sơ, tức sắc pháp bên ngoài cũng thành hai duyên thân sơ, vả lại như lúc đem gương soi chiếu người, ở trên mặt gương cũng năng thân xốc ở ảnh tượng người, vì ảnh người chẳng lìa mặt gương vậy, nên thành thân sở duyên duyên, lại mặt gương trong bản chất người bên ngoài nên thành sơ sở duyên duyên chăng?

Đáp: Đem chỗ gá mà chọn lựa đó, ý nói: Phàm là sở duyên duyên là phải đối chỗ pháp năng duyên lự mà lo nghĩ mới gọi là sở duyên duyên nay mặt gương đã chẳng phải pháp năng duyên lo nghĩ tức ảnh người trong gương và bản chất người bên ngoài cũng chẳng được gọi là pháp sở lo nghĩ. Đã khuyết nghĩa đều lo nghỉ, chẳng thành sở duyên duyên.

Hỏi: Người ngoài lại cật nạn: Nếu vậy thì như lúc thức thứ sáu duyên hoa đốm hư không là pháp không thể, có nghĩa sở lo nghĩ nên thành sở duyên duyên vì thức là năng duyên lự vậy?

Đáp: Đem chỗ gá mà chọn lựa đó, ý nói: Ý thức đó lúc duyên pháp không thể, tuy có nghĩa đều lo nghĩ, lại khuyết nghĩa sở gá, vì hoa đốm hư không, không thể chẳng cùng tâm năng duyên làm sở gá, chẳng ngại chỉ thành sở duyên, tức chẳng thành duyên, do đó nên phải dùng bốn câu để phân biệt: Một là, có chỗ lo nghĩ chẳng phải chỗ gá, tức biến kế vọng chấp ngã pháp v.v… vì không thể vậy, chỉ là lo nghĩ chẳng là chỗ gá; hai là, có chỗ lo nghĩ chẳng phải chỗ gá, tức chỗ gương nước soi chiếu người v.v… đây chỉ có chỗ gá mà không chỗ lo nghĩ vì gương nước chẳng phải năng lo nghĩ vậy; ba là, câu cú tức tất cả thật tướng phần sở duyên duyên vậy; bốn là, câu phi tức trừ chỗ gương nước chiếu ngoài ra là chẳng duyên ấy vậy. Lại thân duyên là nghĩa bức bám nghĩa gần tức như tướng phần thân bức bám gần nơi kiến phần, lại không các phần khác gián cách vậy. Nói sơ là nghĩa xa, bị tướng phần cách vậy, tức pháp bản chất vậy, lại thân sở duyên duyên đều có bốn loại: Một là, có thân sở duyên duyên từ chất và tâm mà biến khởi, tức năm thức duyên chỗ năm trần cảnh duyên tướng phần; hai là có thân sở duyên duyên, chỉ từ tâm biến chẳng cậy chất khởi, tức thức thứ tám duyên tướng phần ba cảnh; ba là, có thân sở duyên duyên chẳng do tâm biến cũng chẳng do chất khởi, tức chỗ trí căn bản chứng chân như; bốn là, có thân sở duyên duyên mà chẳng phải tướng phần, tức hai phần bên trong qua lại duyên vậy. Đại sư Từ Ân – Khuy Cơ nói: Nếu cùng năng duyên thể chẳng lìa nhau, là chỗ lo nghĩ gá bên trong kiến phần v.v… nên biết kia là thân sở duyên duyên. Nếu cùng năng duyên là kiến phần. Thể chẳng lìa nhau tức cùng tự chứng phần thể chẳng lìa nhau, ý nói: Tướng phần là kiến phần thân sở duyên duyên, kiến phần là tự chứng phần thân sở duyên duyên đều chẳng lìa thể tự chứng phần. Đây chánh chọn lựa sơ sở duyên duyên, pháp bản chất trong kiến phần năng duyên có tám thức lìa nhau vậy, đây cũng chọn lựa chỗ người khác biến tướng phần, và tám thức tự thân chỗ mỗi mỗi biến tướng phần, lại hỗ tương trong đều chẳng phải thân, nay chỉ lấy chỗ tự thức biến tướng phần gọi là thân, trong kiến phần năng biến thể chẳng lìa nhau, khoảng giữa lại không vật cách ngại, mới là nghĩa thân, nói là chỗ lo nghĩ gá bên trong kiến phần v.v… là nói kiến phần v.v… tức đồng lấy tự chứng phần và phần thứ tư đều là bản trí duyên như v.v… đây đều thành thân sở duyên duyên, vả lại như tướng phần là nhà kiến phần thân sở duyên duyên, kiến phần tức là tự chứng phần thân sở duyên duyên. Tự chứng phần là chứng tự chứng phần thân sở duyên duyên. Lại chân như là trí căn bản thân sở duyên duyên, lại đều lấy tâm tâm sở duyên thân tướng phần, cũng là thân sở duyên duyên trên đây đều là xốc mang mà duyên.