TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 63

Thứ tư, cật nạn về tác dụng chẳng định. Ở trong đây phân ra ba cật nạn: Một, cật nạn là: Lại có nhân gì? Người mắt bệnh màng, chỗ thấy tóc ruồi v.v… tức không thực dụng của tóc ruồi, ngoài ra, người không mắc bệnh màng thì chỗ thấy tóc ruồi v.v… các vật là thật dụng chẳng phải không, Đại thừa các ông đã chấp thuận đều là Duy thức, tức phải một lúc có tác dụng thật, chẳng vậy, một lúc không tác dụng thật, nay đã chẳng đồng, chưa rõ thế nào là Duy thức đó? Hai, cật nạn là: Lại có nhân gì, mà hữu tình trong mộng chỗ được ăn uống dao gậy thuốc độc y phục v.v… tức không tác dụng thật và đến lúc tỉnh, nếu được bèn có tác dụng. Ba, cật nạn là: Lại có nhân gì mà trầm hương thành v.v… tức không tác dụng thật, ngoài ra, gạch đất thành v.v… bèn có tác dụng thật? Luận chủ đáp bốn cật nạn trước, nên dẫn luận Duy Thức Tam Thập Tụng nói:

“Xứ thời định như mộng,

Thân chẳng định như quỷ,

Đồng thấy sông tanh thảy,

Như mộng tổn có dụng”.

Nếu y cứ kệ tụng đây để đáp bốn cật nạn trước tức đủ, trở lại, thứ nhất đáp về cật nạn xứ định. Luận chư nói: “Ông lại chấp thuận, hữu tình ở trong mộng có lúc thấy có thôn vườn hoặc mua nam hoặc mua nữ v.v… các vật tại nơi mật xứ định. Hữu tình đó tâm mộng lúc có bèn duyên các xứ khác, các xứ khác bèn chẳng thấy thôn vườn v.v… các vật khác trước tức tâm mộng chẳng định. Ông lại bao gồm chấp thuận là Duy thức chăng? Các sư kinh bộ nói: Với tông chúng tôi, trong mộng tuy mộng cảnh xứ mệnh, tâm mộng chẳng định, nhưng chẳng lìa hữu tình, tâm mộng đều là Duy thức. Luận chủ nói: Ta lúc tỉnh, cảnh sắc cũng lại như vậy, đều chẳng lìa tâm hiện tại, đều là Duy thức, Lập lượng là: Cảnh xứ định, tâm chẳng định vậy, dụ như tâm ông nói cảnh của trong mộng đều là Duy thức. Thứ hai, đáp cật nạn thời định Duy thức là, luận chủ nói: Thân như hữu tình ở trong mộng chỗ thấy thôn vườn v.v… các vật. Tâm mộng đó lúc duyên có thể là Duy thức, nếu lúc chẳng duyên, nên chẳng phải Duy thức. Các sư hình lượng bộ đáp: Tôi trong cảnh mộng, nếu tâm mộng lúc duyên cũng là Duy thức, nếu tâm mộng có lúc chẳng duyên, nhưng chẳng lìa tâm mộng cũng là Duy thức. Luận chủ nói: Ta lúc tỉnh, cảnh sắc cũng lại như vậy, nay ta lúc lớn duyên phía nam núi, núi chẳng lìa tâm, là Duy thức. Có lúc tâm duyên núi, tuy chẳng sinh nhưng chẳng lìa tâm hiện tại, cũng chẳng là Duy thức. Trong kệ tụng nói: “Xứ thời định như mộng”. Chỉ một câu đây, đáp hai cật nạn trước. Thứ ba, đáp cật nạn thân chẳng định là, luận chủ nói: Kinh lượng bộ các ông lại chấp thuận có nhiều ngạ quỷ đồng ở một xứ, trong đó có ba năm nghiệp đồng đó tức đồng thấy sông tanh nồng định. Lại có hoặc ba hoặc năm tùy sức tự nghiệp, chỗ thấy chẳng định, tức đồng ở một xứ mà, hoặc thấy lữa dữ, hoặc có thấy phẩn dơ, hoặc có thấy người đánh gậy giam giết bứt bách. Như vậy, ngạ quỷ đồng ở một xứ, mà một nửa thấy cảnh định, một nửa chỗ thấy mỗi mỗi riêng biệt, Ông đều chấp thuận là Duy thức, của ngạ quỷ chăng? Đáp: Tuy thấy có đồng dị như vậy mà đều chẳng lìa chỗ biến của tự nghiệp thức ngạ quỷ, đều là Duy thức. Luận chủ nói: Tông ta, Duy thức cũng như vậy, tuy một loại đều là người mù quáng, chỗ thấy mỗi riêng khác, có một loại là người chẳng mù quáng, thì chỗ thấy tức đồng, nhưng chẳng lìa chỗ biến của thức hai loại hữu tình ấy, đều là Duy thức, trong kệ tụng nói:

“Thân chẳng định như quỷ,

Đồng thấy sông tanh thảy”.

Hai câu tụng đó đáp một cật nạn đây. Trong luận Thành Duy thức Bảo Sinh, có kệ tụng nói: “Thân chẳng định như quỷ”. Là thật là sông trong sạch không cảnh khác bên ngoài, nhưng các ngạ quỷ đều đồng thấy tanh nồng tràn khắp mà chảy. Chẳng phải chỉ một thấy, nhưng ở xứ đây thật. Nhưng ở xứ đây thật không mảnh nhỏ chấp thuận huyết nồng có thể được. Sao dung được có tràn đầy bờ mà chảy? Tuy không cảnh thật, quyết định thuộc một, theo lý cố định chẳng thành, đây tức nên biết tâm quán sắc v.v… tuy không cảnh bên ngoài, chẳng tánh quyết định, ở thân chẳng phải có ngăn ngại tức cảnh không, tức kia thành lập có nhân của cảnh, có lỗi bất định, ở xứ không cảnh cũng có nhiều thân, cộng quán chẳng định, làm sao thật không sự tanh nồng tràn chảy, mà các ngạ quỷ chẳng riêng biệt quán đó. Do đồng nghiệp đó cảm ở vị đây, đều chẳng thấy tanh nồng tràn chảy, nghiệp xan lận thuần thục đồng thấy khổ đây. Do đồng nghiệp xưa mỗi mỗi huân nơi tự thể. Thời đây dị thục đều là hiện tiền, nhiều hữu tình kia đồng thấy sự đây, thật không cảnh bên ngoài làm tư ức vậy. Chuẩn cứ đạo lý đây thì nhân đức cũng như vậy, cộng đồng tạo tác, lúc chỗ có huân tập thuần thục, bên không tướng riêng biệt. Tướng phần sắc v.v… từ thức mà sinh. Cho nên quyết định biết chẳng do cảnh bên ngoài, thức mới được khởi. Há chẳng phải chấp thuận đây đồng thủ sinh, nhưng chẳng phải quyết định tình kia đồng nghiệp. Do hiện tại có nhà tốt kẻ xấu giàu nghèo v.v… khác nhau. Do vậy bèn thành thấy sắc đó v.v… nên có sai biệt, đồng dị loại kia thấy thành chẳng phải v.v… Nên biết loại đây và kia chẳng đồng. Kia cũng chẳng do lực cảnh bên ngoài nên sinh cảnh sắc v.v… Nhưng các ngạ quỷ tuy đồng một thú mà thấy cũng sai biệt. Do nghiệp khác tướng nên chỗ thấy cũng vậy. Kia hoặc có thấy vòng sắt nóng lớn, đốt nướng nổi chìm, hoặc có lúc thấy phẩn dãi chảy tràn, chẳng phải tương tợ vậy. Tuy đồng trong nhân thú mà người bạc phước đai vàng hiện thời mà thấy là vòng sắt cháy rực khó thể gần gũi, hoặc thấy là rắn nhả lửa độc. Cho nên quyết định biết, tuy tại nhân thú cũng chẳng phải đồng thấy. Nếu loại như vậy không tánh thấy riêng biệt. Do đó, đều có nghiệp của đồng loại, nhưng do nghiệp kia có nghiệp đồng phận, sinh thú đồng phận lại có nghiệp riêng biệt, nên mỗi mỗi riêng biệt mà thấy, một công năng đây tùy lúc đó vậy, khiến các người kia có thấy đồng dị, lại dùng nghĩa đây để đáp các lời khác, có thuyết nói hữu tình các thú riêng biệt như quỷ bàng sinh v.v… Nên chẳng phải một xứ, có thấy chẳng riêng biệt, do tác nghiệp riêng biệt tánh dị thục vậy, đây tuy thánh thú mà nghiệp có sai biệt. Nghiệp của đồng quán lại có chẳng khác, tức các hữu tình tự trong tương tục có chủng nghiệp riêng khác đó tùy vậy, kia mặc duyên đó mỗi mỗi được sinh khởi. Thứ tư, tổng đáp ba cật nạn trong tác dụng chẳng định là. Luận chủ nói: Kinh lượng bộ các ông v.v… lại chấp nhận hữu tình trong mộng chỗ được dao gậy ăn uống v.v… Không tác dụng thật là Duy thức chăng? Đáp: Đúng vậy. Lại nói: chỉ như hữu tình ở trong mộng, có lúc bỏ mất bất tịnh và bỏ mất phẩn dãi v.v… mọi sự, tức có tác dụng thật, các ông cũng chấp thuận là Duy thức chăng? Đáp: Đúng vậy. Luận chủ so sánh đáp: Các ông chấp thuận trong mộng có tác dụng thật và không tác dụng thật, đều là Duy thức, tức biết trong tông ta, người mắt bị mù quáng và chẳng mù quáng, và hiện tỉnh trong mộng gần thành giả thành thật, cả ba loại ấy đều là có tác dụng thật, cũng như ông trong mộng, tác dụng có thật hay không thật đều là Duy thức, luận chủ dùng lượng thành lập là: Tông ta lúc tỉnh, cảnh sắc là hữu pháp, quyết định là Duy thức, tông nhân là: Có tác dụng thật vậy.

Như ông cảnh sắc trong mộng chẳng vậy, thì ông cảnh sắc trong mộng là hữu pháp, nên chẳng phải Duy thức. Tông nhân là: Tác dụng có thật và không thật vậy, như ông cảnh sắc lúc ông tỉnh. Trong luận Duy thức có kệ tụng nói: “Như mộng tổn có dụng”. Lấy một câu đây đáp cật nạn về cảnh trên. Lại đều đem một thí dụ, tổng đáp bốn cật nạn. Trong luận Duy Thức Tam Thập Tụng nói: “Tất cả như địa ngục, đồng thấy ngục tốt thảy, năng làm sự bức bách, nên bốn nghĩa đều thành”. Vả lại như thế gian, xứ định, thời định, thân chẳng định, tác dụng chẳng định v.v… mọi sự, cũng như trong địa ngục, các hữu tình chịu tội mỗi mỗi thấy sự trị phạt cũng có thời định, xứ định, thân chẳng định, tác dụng chẳng định. Đó đều là Duy thức, chỉ là các hữu tình ác nghiệp tăng thượng, tuy đồng một ngục, nhưng thời chịu khổ, chỗ thấy chó đồng rắn sắt, lính ngục đầu trâu, các khí cụ trị phạt hoặc đồng hoặc khác, khổ khí như vậy bức hại tội nhân đều là tự tâm ác nghiệp của tội nhân hiện, đều không ngoài tâm thật có các vật chó đồng v.v… Nay sự pháp thế gian cũng là như vậy. Nếu tội nhân đồng một ngục là lực ác nghiệp tổng báo, nếu mỗi mỗi chịu tội riêng biệt tức là lực ác nghiệp biệt báo. Trong Chư Kinh Tập Yếu nói: “Phàm nơi tội hành vọng thấy cảnh, nhiễm chấp định ngã nhân, thủ trước nghịch thuận, bèn khiến tự tha đều thành nghiệp ác”. Do đó trong kinh có kệ tụng nói:

“Tham dục chẳng sinh diệt

Chẳng thể khiến tâm não

Nếu người có ngã tâm

Và người có được thấy

Là người làm tham dục

Sắp vào nơi địa ngục”.

Cho nên tuy ngoài tâm không cảnh riêng biệt, xứng mê tình kia cưỡng thấy khởi nhiễm như mộng thấy cảnh khởi các tham sân, xứng với mộng kia, cho là thật chẳng hư, với lý thật không cảnh, chỉ tình vọng thấy vậy. Trong luận Đại Trí Độ nói: “Như trong mộng, sự không thiện mà thiện. Sự không sân mà sân, sự không sợ mà sợ. Chúng sinh trong ba cõi cũng lại như vậy, do vô minh ngủ mê nên chẳng đáng sân mà sân v.v… nên biết ngoài tâm tuy không cảnh riêng biệt, xứng với mê tình kia vọng thấy khởi nhiễm. Ngoài tâm tuy không tướng địa ngục v.v… bởi lúc ác nghiệp thành vọng thấy chịu khổ. Như trong kinh Chánh Pháp Niệm nói: “Người Diêm-ma-la chẳng phải là chúng sinh. Tội nhân thấy đó, cho là trong tay chúng sinh đó cầm nắm kềm sắt cháy rực, người ở địa ngục kia ác nghiệp đã hết sau khi mạng chung, chẳng còn thấy ngục tốt Diêm-la. Tại sao? Vì kia chẳng phải là trong số chúng sinh, như dầu đốt hết thì không có đèn. Nghiệp hết cũng vậy, chẳng còn thấy ở ngục tốt Diêm-la. Như ở Diêm-phù-đề lúc mặt nhật đã xuất hiện thì không mờ tối, lúc ác nghiệp hết, thì ngục tốt Diêm-la cũng lại như vậy. Mắt ác miệng ác như tướng chúng sinh, sắc đáng khiếp sợ thảy đều diệt sạch, như phá vách tường có họa vẽ thì hình ảnh họa vẽ cũng diệt theo. Vách tường ác nghiệp họa vẽ cũng như vậy, chẳng còn thấy ở ngục tốt Diêm-la sắc đáng khiếp sợ. Dùng lời văn đây để chứng minh chúng sinh ác nghiệp đáng chịu khổ là, tự nhiên trong đó vọng thấy địa ngục. Hỏi: Thấy địa ngục là chỗ thấy ngục tốt và hổ lang v.v… có thể khiến vọng thấy nơi địa ngục kia, Diêm-la ở trong đó phán các tội nhân thì có tội đây, cớ sao nói không? Đáp: Thấy ngục chủ kia cũng là vọng thấy, ngay tội nhân nghiệp ác huân vào tâm, khiến tâm biến khác, vọng thấy trong không thật không địa ngục Diêm-la ở trong đó. Lại trong luận Duy thức có hỏi: Trong địa ngục, chư chim, chó, dê v.v… là chúng sinh hay chẳng phải chúng sinh? Đáp: Chẳng phải chúng sinh. Hỏi: Bởi nghĩa gì mà chẳng phải chúng sinh? Đáp: Vì chẳng tương ưng. Đây có nghĩa gì? Có năm thứ nghĩa, mà chủ địa ngục kia có chim, chó v.v… chẳng phải là chúng sinh. Những gì là năm? Một, như trong địa ngục, chúng sinh có tội v.v… chịu các thứ khổ chủ địa ngục v.v… nếu là chúng sinh thì nên cùng chịu các khổ như vậy, mà kia một hướng chẳng chịu các thứ khổ não như vậy. Vì nghĩa đó, nên kia chẳng phải là chúng sinh; Hai, chủ địa ngục v.v… nếu là chúng sinh thì nên đắp đổi giết hại lẫn nhau, không thể phân biệt đây là tội nhân đây là chủ v.v… mà thật chẳng cùng giết hại lẫn nhau, có thể phân biệt được đây là tội nhân đây là chủ v.v… vì nghĩa đó nên kia chẳng phải là chúng sinh; Ba, địa ngục chủ v.v… nếu là chúng sinh thì hình thể lực đồng nên đắp đổi giết hại lẫn nhau. Chẳng nên thiên làm người chịu tội sợ, mà thật thiên làm chỗ người tội sợ, vì nghĩa đó nên kia chẳng phải là chúng sinh; Bốn, địa ngục kia, đất thường là sắt nóng, chủ địa ngục v.v… nếu là chúng sinh thì chẳng thể nhẫn chịu khổ, cớ sao năng hại người chịu tội kia? Mà thật năng hại người chịu tội kia. Vì nghĩa đó nên kia chẳng phải là chúng sinh; Năm. Chủ địa ngục v.v… nếu là chúng sinh, chẳng phải người chịu tội thì chẳng nên sinh sống trong địa ngục ấy, mà thật sinh sống trong địa ngục ấy. Vì nghĩa đó nên kia chẳng phải là chúng sinh. Đây vì nghĩa gì mà chúng sinh chịu khổ trong địa ngục kia, tạo ngũ nghịch v.v… các nghiệp tội ác, sinh sống ở trong ấy. Chủ địa ngục v.v… chẳng tạo nghiệp ác, cớ sao sinh trong ấy? Vì năm thứ nghĩa như vậy, nên gọi là chẳng tương ưng. Lại hỏi: Nếu chủ v.v… kia chẳng phải là chúng sinh chẳng tạo tội nghiệp chẳng sinh sống ở kia. Cớ sao trong trời được có súc sinh? Đây vì nghĩa gì? Như trong kia có các thứ chim các súc sinh v.v… sinh tại xứ kia. Ở trong địa ngục cớ sao chẳng như vậy, súc sinh ngạ quỉ các thứ tạp sinh khiến kia làm chủ? Đáp: Có kệ tụng nói:

“Súc sinh sinh trong trời

Địa ngục chẳng như vậy

Vì tại nơi trên trời

Chẳng chịu khổ súc sinh”.

Kệ tụng đây nói rõ nghĩa gì? Súc sinh kia v.v… sinh ở trên trời. Ở trên trời kia trong khí thế gian có ít phần nghiệp, cho nên ở trong khí thế gian kia nhận quả báo vui. Chủ địa ngục kia và chim chó v.v… chẳng chịu các khổ. Vì nghĩa đó nên trong địa ngục kia không có chủ thật và chim chó v.v… trừ chúng sinh tội. Lại, trong luận Bảo Sinh nói: “Như nói ở trên, được thể sai biệt, khổ khí địa ngục chẳng đồng chịu đó, hoặc các lửa dữ, do nghiệp lực nên bèn không khổ thiêu đốt, đó thì tự chẳng phải bạn lành. Ai có thể tạm làm thuyết đó? Phàm là bạn kín mật, người tánh thiện, chẳng luận là thường nguy hiểm mà thường làm tư ích. Vì muốn hiển bày kia chẳng chịu khổ thiêu đốt nên đặt để lời nói đó. Nhưng ở thời đây hỗ trợ thành lập nghĩa, tức là hiển bày ra ý của bạn lành. Do đó, chẳng chịu khổ của kia vậy. Ý muốn thành lập chẳng phải Na-lặc-ca. Nay lại nói là do nghiệp lực đó nói có lửa lớn. Nói chẳng thiêu đốt, đó là chân thành lập nghĩa Duy thức vậy. Do không lửa thật, chỉ là nghiệp lực năng hoại tự tánh, đã cố định chẳng chịu khổ như vậy, bèn thành lửa đây, tự tánh vốn không, nhưng có tánh thật, là chỗ tông chấp thuận. Nếu là chấp thuận đó là tướng thức hiện, sự thể vốn không. Đây là do nghiệp lực nên không lửa, đó thành ứng lý. Do nghiệp trước đó làm hạn lượng, nên nếu sợ đây là quả chiêu cảm của nghiệp tăng thượng kia, đã hiện tại kia làm sao chẳng thấy, như người không trí muốn cầu lửa diệt mà lại đổ thêm dầu, nay tông Duy thức chuyển thêm sáng rỡ. Do các lý đó chứng minh đây chẳng phải thành loại Na-lặc-ca. Nên biết chỉ là chỗ tâm hiện, chánh lý không sai. Như trong kinh Quán Phật Tam-muội ở phẩm Quán Phật Tâm nói: “Bấy giờ tâm Phật như hoa sen hồng, giữa lá sen có tám vạn bốn ngàn các thứ ánh sáng sắc trắng, ánh sáng đó chiếu khắp năm đạo chúng sinh. Lúc ánh sáng đó xuất hiện, các chúng sinh chịu khổ thảy đều xuất hiện. Chỗ gọi là khổ, tức là địa ngục A-tỳ, mười tám địa ngục nhỏ, mười tám địa ngục lạnh, cho đến năm trăm ức địa ngục rừng dao v.v…”

Hỏi: Nếu chúng sinh tạo ác nghiệp, tâm cảm hiển sự địa ngục, với lý có thể vậy. Vả lại như lúc tâm Phật, cớ sao thuần hiện địa ngục?

Đáp: Đây lược có hai nghĩa: Một, nếu nói về lý mà quán thì tâm của Phật, tánh vốn bao hàm pháp giới, không một mảy trần nào mà chẳng khắp cùng, không một pháp nào mà chẳng thông. Hai, nếu nói về sự mà quán, thì Phật chỉ dùng cứu khổ làm ý, lấy tâm chúng sanh làm tâm, thì địa ngục giới toàn là tâm Phật, vận vô duyên từ chẳng gián đoạn đồng thể. Do đó trong phẩm Quán Phật Tâm nói: “Phật bảo: Thiên vương! Muốn biết chỗ ánh sáng từ tâm Phật soi chiếu, thường chiếu như đây, không gián đoạn không cứu các chúng sinh khổ, chỗ tâm Phật duyên thường duyên chúng sinh cực ai đây v.v… vì lực tâm Phật tự trang nghiêm vậy, nhiều hơn kiếp toán số, khiến tội nhân kia phát tâm Bồ-đề”. Cho đến, bấy giờ, lúc Đức Thế Tôn nói lời ấy, thì lực tâm Phật phóng ánh sáng mười thứ sắc trắng từ tâm Phật ra, ánh sáng đó chiếu khắp mười phương thế giới, trong mỗi mỗi ánh sáng có vô lượng hóa Phật ngồi trên hoa sen báu. Bấy giờ trong đại chúng thấy ánh sáng của Phật như nước pha lê, hoặc thấy như sữa. Thấy các hóa Phật từ ngực Phật ra vào nơi rốn Phật, dạo giữa tim Phật, cưỡi thuyền báu lớn, dạo khắp năm đạo nơi người nhận chịu khổ, mỗi mỗi tội nhân thấy các hóa Phật, như cha mẹ bạn lành chỗ thân thích của mình, dần dần vì giảng nói pháp xuất thế gian. Khi ấy giữa không trung có âm thanh lớn bảo các đại chúng. “Nay đây các ông nên quán tâm Phật. Tâm của chư Phật là đại từ, chỗ đại bi duyên là duyên chúng sinh khổ. Cho đến, dần hành đại hỷ, thấy các chúng sinh an ổn hưởng vui, tâm sinh hoan hỷ, như chính mình không khác. Đã hoan hỷ rồi, dần hành pháp xã, là các chúng sinh không tướng đến đi, từ tâm tưởng sinh. Tâm tưởng sinh là nhân duyên hòa hợp, giả gọi là tâm. Tâm tưởng như vậy giống như hoa cuồng từ điên đảo khởi. Khổ từ tưởng khởi, vui từ tưởng sinh. Tâm như lá chuối không thật bền chắc, nói rộng như ở kinh Thập Thí. Lúc quán như vậy, chẳng thấy thân tâm, thấy tất cả pháp đồng như tánh thật, đó gọi là thân Bồ-tát thọ pháp tâm, nương nhân pháp ấy rộng tu ba mươi bảy phần trợ Bồ-đề. Nếu thủ chứng là pháp Thanh văn, chẳng thủ chứng là pháp Bồtát. Lại, trong luận Bảo Sinh nói: “Thời xứ định như mộng là, có thuyết nói do tâm hoặc loạn, bèn mới sinh giải thời xứ định, nhưng ở trong mộng, không cảnh thật đó quyết định có thể được, nên ở đời cùng chấp thuận, cớ sao lấy đây so sánh với các sự định khác, mà làm lỗi ư? Cho đến, bấy giờ ở trong mộng kia, thật cũng không thời xứ đó, quyết định tướng trạng tại tâm. Do đâu mà biết? Như có kệ tụng nói:

“Nếu ngủ ở trong đêm

Thấy trời ló phương Bắc

Sai lệch mộng thời xứ

Làm sao có định tâm?’

Lại nói: Tâm mộng đây có gì kỳ lạ? Tạo dựng công nghiệp lớn chẳng nhờ gá hình bên ngoài, mà năng khéo giỏi tạo dựng tráng lệ đó, hoặc thấy tường thành cao lớn chín nhận, rui bay mười trượng, cành ngọc nấm bay, hoa hồng sáng rỡ. Người thợ hết mực tư duy cũng chưa thể khắc chạm. Nếu nói nơi khác đồng khó đây là, kia không lỗi đây, chẳng nhờ sắc bên ngoài, do công lực khởi vậy, chỉ do chủng thục (hạt giống chín muồi) nương thức bèn duyên, tức ở thời đây ý thức bèn hiện. Lại chưa từng thấy có kinh luận nói ở trong mộng kia sinh sắc riêng biệt đó. Trong Bách Pháp Sao nói: “Luận chủ nói: Như ở trong mộng cùng người nữ giao hợp rò rỉ bất tịnh, mộng bị rắn độc đốt khiến muộn tuyệt, đổ mồ hôi tâm mê mang, tuy không cảnh thật mà có tác dụng thật, đó là Duy thức chăng? Các Sư Kinh Lượng Bộ đáp: Đó là Duy thức. Luận chủ nói: Các ông đã chấp thuận trong mộng có tác dụng thật và tác dụng không thật, đều là Duy thức, tức ở tông ta, trong mộng hay hiện thức tỉnh, người mù quáng hay chẳng mù quáng, thành giả thành thật, ba loại ấy có tác dụng thật và tác dụng không thật, như các ông trong mộng, cũng là Duy thức. Luận chủ lập lượng là: Có mà quáng hay không mù quáng v.v… là hữu pháp. Có dụng hay không dụng lý đó cũng thành. Tông nhân là: Chấp thuận không cảnh thật vậy, như trong mộng nhiễm ô v.v… Do đó, trong luận Duy Thức nói: “Như mộng tổn có dụng”. Thứ ba, nói rõ cật nạn về Thánh giáo trái nhau là, các sư Tiểu thừa cật nạn, ý nói: Nếu luận chủ nói tất cả đều là Duy thức không cảnh thật ngoài tâm, cớ sao trong kinh A-hàm, Đức Thế Tôn nói ý xứ pháp xứ, tức chẳng hợp nói có mười sắc xứ. Nay, Đức Thế Tôn đã nói có mười hai xứ là, rõ ràng biết lìa ngay ngoài ý xứ pháp xứ riêng có mười sắc xứ, là có ngoài tâm. Sao nói tất cả đều là Duy thức? Luận chủ đáp: Trong đây có ba phần: Một là giả đáp, hai là chánh đáp, ba là dụ đáp. Một, giả đáp, là dẫn luận Duy thức Tam Thập Tụng nói: “Thức từ tự chúng sinh, tợ cảnh tướng mà chuyển, làm thành xứ trong ngoài. Phật nói kia là mười”. Nói thức từ tự chủng sinh là, tức năm thức từ tự chứng phần hiện hành, mỗi mỗi từ tự chủng năm thức mà sinh, đem tự chủng năm thức bèn làm năm căn. Nói tợ cảnh tướng mà chuyển là, tức tự chứng phần năm thức từ tự chủng sinh rồi mà năng biến tợ hai phần hiện chỗ biến tướng phần đó, gọi tên là năm thức, chỗ biến tướng phần tợ cảnh bên ngoài hiện, gọi 7 tên là năm cảnh, kỳ thật căn cảnh mười xứ đều chẳng lìa thức, cũng là Duy thức. Đây là giả đem chủng tử năm thức làm năm căn, đáp các sư kinh lượng bộ, vì các sư kinh lượng bộ chấp thuận có chủng tử.

Hỏi: Giả sử chấp thuận có chủng tử, há chẳng chấp lìa thức mà có?

Đáp: Kia chấp thuận chủng tử duy trì tại trong sáu thức trước, cũng chẳng lìa thức mà có. Luận chủ nói: Chỗ biến tướng phần đó, tợ năm cảnh bên ngoài cũng chẳng lìa thức. Có năng biến chủng tử năm thức tức là năm căn cũng chẳng lìa thức mà có, tuy phân trong ngoài mười xứ, nhưng đều là Duy thức. Nói Phật nói kia là mười là, vì ý kín mầu của Phật là vì phá ngoại đạo chấp thân là một hợp tướng ngã, bèn ở nơi pháp vô ngôn mà cưỡng dùng lời phân biệt nói có căn trần mười xứ, có thắng lợi lớn vậy. Trong luận Duy Thức có kệ tụng nói: “Nương giáo đây năng vào Tính thủ đến vô ngã”.

Giải thích: Vì nếu là người có trí, nương giáo văn Phật nói căn trần mười xứ đây, bèn tác quán là: “Ta từ trong vô lượng kiếp lại vì ác tuệ tìm cầu, ngu si mê ám vọng chấp thân tự tha là một hợp tướng ngã, nhân đây, sinh tử trầm luân. Nay nương giáo quán thân tự tha chỉ có căn trần mười xứ để thành thể đó. Ở trong mỗi xứ đều không có dụng của chủ tể tự tại thường một v.v… nào từng có ngã”. Nhân đây bèn có thể ngộ nhập lý vô ngã thành quán ngã không. Đây tức là Đại thừa giả đem chủng tử năm thức làm năm căn để giả đáp Tiểu thừa vậy. Các sư Tiểu thừa lại cật nạn: Nếu vậy, thí như tướng phần sắc năm trần là chỗ biến của năm thức, có thể như tông của ông là Duy thức bản chất năm cảnh sắc đó, không biết là Duy thức của thức nào? Nghĩa là năm thức và thức thứ sáu đều chẳng thân duyên bản chất năm cảnh, tức bản chất năm cảnh đây há chẳng là lìa ngoài tâm mà có, sao thành Duy thức? Nhân đây hỏi vậy, bèn là luận chủ tiếp phần hai chánh đáp là, trong luận Duy Thức nói: “Nương chỗ thức biến chẳng phải riêng thật có”. Giải thích: Đây nương tự tông chánh giải của Đại thừa, tức nói về đã kiến lập chủng tử thức thứ tám. Luận sư nói: Bản chất sắc năm trần đây là thân tướng phần của thức thứ tám. Tướng phần chẳng lìa thức thứ tám cũng là Duy thức; Ba là dụ đáp, tức luận chủ nêu thí dụ để đáp các sư Tiểu thừa, sở dĩ Đức Thế Tôn kiến lập mười hai xứ, là trong luận Duy thức nói: “Như ngăn đoạn kiến nói tục hữu tình, chỉ là mật ý của Phật phá một hợp tướng ngã ở chúng sinh, giả nói có tên mười hai xứ. Khiến chúng sinh quán pháp mười hai xứ đều không có ngã, bèn vào ngã không, tiếp nương Duy thức, năng quán trên tất cả các pháp đều không tác dụng thật chấp trì thắng tánh v.v… Đã trừ pháp chấp bèn thành pháp không. Các sư Tiểu thừa cật nạn là: Đã nói tất cả các pháp đều không tác dụng của thật chấp trì tự tại thắng tánh v.v… thành quán pháp không, tức là thể của Duy thức đây. Há cũng chẳng không, nhân đây bèn thành. Thứ tư, cật nạn Duy thức thành không. Luận chủ đáp: Thể Duy thức tức chẳng không, chẳng phải chỗ chấp vậy. Ta trước nói không, chỉ là không vọng tâm chấp có tác dụng thật chấp trì thắng tánh trên tất cả pháp, pháp của biến kế hư vọng đây tức là không, chẳng phải không lìa chấp thể của Duy thức, tức như trí căn bản lúc chánh chứng biết, lìa ngôn tuyệt tướng, bất khả tư nghì hư vọng tất cả ngã pháp đó đều chẳng hiện tiền, Ở trong vị đây chỉ có bản trí, cùng lý ngầm hợp chẳng phân năng sở. Thể thức đây cũng không bèn không tục đế. Tục đế không nên chân đế cũng không, chân tục nương nhau mà kiến lập vậy. Trong luận Duy Thức nói: “Bác bỏ không hai đế là ác thủ không. Chư Phật nói vì người chẳng thể trị”. Thứ năm, cật nạn về sắc tướng chẳng phải tâm. Trong luận Duy thức nói: “Nếu các sắc xứ cũng thức làm thể, duyên nào chẳng tợ sắc tướng? Hiển hiện một loại, bền chắc trú tương tục mà chuyển”. Các sư Tiểu thừa cật nạn ý nói: Nếu nói tất cả sắc bên ngoài đều là tâm làm thể, do tự chứng phần tâm biến tợ năng thủ, gọi tên là kiến phần. Biến tợ có thể thủ, gọi tên là tướng phần. Cớ sao chỗ biến sắc tướng tức hiển hiện. Tâm năng biến đó tức chẳng hiển hiện? Lại nếu sắc bốn ngoài lấy tâm làm thể, cớ sao sắc sở biến tức một loại tương tục mà chuyển. Vả lại như sắc bên ngoài là núi sông đất liền v.v… tức ngàn năm muôn năm một loại lại không biến đổi. Lại tương tục chẳng đoạn được nhiều thời gian. Nếu tâm năng biến của hữu tình tức có biến đổi chẳng định, lại chẳng được nhiều thời gian, nay sắc bên ngoài đã chẳng tợ tâm bên trong là, rõ ràng biết lìa tâm có thật sắc bên ngoài. Sao nói tất cả đều là Duy thức? Đáp: Trong luận Duy Thức nói: “Danh ngôn huân tập thế lực khởi vậy đây chỉ do tất cả hữu tình từ thời vô thủy lại, trước sau đắp đổi qua lại dùng danh ngôn hư vọng huân tập, làm giải bên ngoài tâm bền chắc trú tương tục v.v… do thế lực đây có tướng hiện đây chẳng phải là thật có sắc bền chắc v.v… ở ngoài tâm. Người ngoài lại hỏi: Đã nói là Duy thức, sao hữu tình cần biến tợ sắc bên ngoài mà hiện. Đáp: Trong luận Duy Thức nói: Nghĩa là nếu đây là không, nên không điên đảo, bèn không tạp nhiễm, cũng không tịnh pháp, cho nên các thức biến tợ sắc hiện”. Luận chủ nói: Tất cả hữu tình nếu chẳng biến tợ sắc bên ngoài hiện, bèn là không pháp nhiễm tịnh.

Vả lại, như tất cả phàm phu do trước mê sắc v.v… các cảnh, điên đảo vọng chấp. Do tạp nhiễm đây bèn sinh thể tạp nhiễm tức là hai chướng. Người ngoài các ông nếu chẳng chấp thuận thức biến tợ sắc bên ngoài hiện, tức là hữu tình chẳng khởi điên đảo, điên đảo vọng chấp nếu đã chẳng khởi tức tạp nhiễm phiền não chẳng sinh. Tạp nhiễm nếu đã chẳng sinh, thì tịnh pháp nhân đâu mà có? Do đó, trong luận Nhiếp Đại Thừa có kệ tụng nói:

“Loạn tướng và loạn thể

Nên cho là sắc thức C

ùng chẳng phải sắc thức

Nếu không khác cũng không”.

Nói loạn tướng là, tức sắc tướng sở biến. Nói loạn thức là, tức tâm thể năng biến. Nên cho là sắc thức là, tức loạn tướng sở biến trước, cùng chẳng phải sắc thức là, tức tâm biến trước là thể. Nếu không khác cũng không là, nếu không sở biến tợ sắc cảnh bên ngoài làm loạn tướng, là cũng không thức thể của năng biến. Nên biết phải biến tợ cảnh bên ngoài hiện. Do đó, các sắc đều chẳng lìa tâm. Đều là Duy thức. Thứ sáu, cật nạn về hiện lượng vi (trái) tông. Trong luận Duy Thức nói: “Sắc cảnh bên ngoài, phân minh hiện chứng, chỗ hiện lượng được. Xét bác làm không”. Các sư Tiểu thừa cật nạn ý nói: Thân như năm trần sắc cảnh bên ngoài, phân rõ năm thức hiện chứng, là chỗ được của hiện lượng, Đại thừa Tiểu thừa đều cộng cực thành, cớ sao bác bỏ cho là không, nói tất cả là Duy thức? Trong luận Duy Thức Tam Thập Tụng cũng có cật nạn như đây là các pháp do lượng phán định có hay không. Trong tất cả lượng thì hiện lượng là ưu thắng, nếu không cảnh bên ngoài, sao có giác đây? Nay ta hiện chứng cảnh như vậy ư? Ý nói: Nếu luận chủ nói không cảnh thật bên ngoài, cớ sao nói năm thức hiện lượng thủ cảnh năm trần bên ngoài? Nếu là tỷ lượng phi lượng, chỗ biến kế khởi, chỗ biến kế chấp, cưỡng tư duy kế độ, chỗ gây tạo họa vẽ sinh ra tướng phần, chẳng lìa nơi tâm, có thể thành Duy thức. Nay năm thức đã hiện lượng được cảnh năm trần thật bên ngoài, cớ sao cũng nói đều là Duy thức? Đáp: Trong luận Duy Thức nói: Lúc hiện lượng chứng chẳng chấp là ngoài, ý sau phân biệt vọng sinh tưởng bên ngoài”. Luận chủ nói: Nếu như hiện lượng năm thức ngay lúc duyên cảnh năm trần, được tự tánh pháp, chẳng kẹt danh ngôn, không tâm so lường đạt, chẳng sinh phân biệt. Chẳng chấp là bên ngoài, chỉ là ý thức niệm sau phân biệt vọng sinh phân biệt, bèn chấp làm bên ngoài, nói có cảnh thật.

Hỏi: Nếu Tiểu thừa chấp thuận trong tâm là hiện lượng, thì chẳng chấp là bên ngoài chăng?

Đáp: Chấp thuận.

Hỏi: Vậy so với Đại thừa có gì riêng biệt?

Đáp: Trong Duy Thức Kinh nói: “Nếu là Đại thừa, tức năm thức, và đồng thời ý thức đều hiện lượng, chẳng chấp là bên ngoài. Nếu tông Tiểu thừa tức chỉ là năm thức chẳng chấp là bên ngoài”. Luận chủ nói: Tiểu thừa các ông đã chấp thuận năm thức duyên cảnh là hiện lượng, chẳng chấp là bên ngoài là, rõ ràng biết hiện lượng trong tâm đều không cảnh bên ngoài, đó là Duy thức. Người ngoài lại hỏi: Chỗ năm thức đó duyên cảnh năm trần hiện lượng là thật hay là giả? Đáp: Là thật. Cật nạn là: Nếu vậy tức là lìa ngoài tâm có cảnh năm trần thật, cớ sao nói là Duy thức? Đáp: Lúc năm thức duyên cảnh năm trần tuy tức là thật, mà chỉ là sở biến của năm thức. Tướng phần tự thức chẳng lìa năm thức, đều thành Duy thức. Nên trong luận Duy Thức nói: “Nên cảnh hiện lượng là tự tướng phần, chỗ thức biến nên cũng nói là có, chỗ ý thức chấp sắc thật v.v… bên ngoài, vọng kế có nên nói kia là không”. Ý nói: Năm thức mỗi mỗi có bốn phần, cảnh năm trần đó là thân tướng phần của năm thức. Do tự chứng phần năm thức tợ cảnh tướng phần sắc v.v… hiện. Tướng phần đó lại chẳng lìa kiến phần, đều là Duy thức, nếu sau lúc ý thức phân biệt khởi, vọng chấp ngoài tâm có cảnh thật đó. Đây tức là không, chẳng xứng thể cảnh mà biết vậy.

Hỏi: Nếu như trong năm thức, lúc phiền não sân v.v… khởi chẳng xứng với bản chất, sao nói chỉ là hiện lượng?

Đáp: Tuy chẳng xứng với bản chất, nhưng xứng với tướng phần cũng là hiện lượng. Do tâm không chấp vậy, ý thức thứ sáu đó tương ưng với sân, nếu cùng chấp cùng thời tướng phần, bản chất đều chẳng xứng, nếu chẳng cùng chấp cùng thời khởi, tức đồng năm thức.

Hỏi: Cớ sao năm thức không chấp?

Đáp: Do chẳng thông tỷ lượng phi lượng nên không chấp. Nên biết năm thức hiện lượng duyên cảnh chẳng chấp là bên ngoài, đều là Duy thức. Lại, các sư Tiểu thừa đều nêu bày một cật nạn nếu Duy thức không cảnh bên ngoài là, do đâu mà được các thứ tâm sinh? Nếu đã không cảnh dẫn kéo sinh tâm, tức vọng tâm do đâu mà khởi? Chưa có cảnh không tâm từng không tâm không cảnh. Đáp: Trong luận có kệ tụng nói:

“Do thức tất cả chủng

Như vậy như vậy biến

Vì lực chuyển đổi vậy

Kia kia phân biệt sinh”.

Tất cả chủng thức, tức là thức thứ tám, thức ấy năng gìn giữ tất cả pháp chủng của hữu vi, tức là tất cả chủng tử, mỗi mỗi năng tự sinh quả, công năng sai biệt, gọi là thức tất cả chủng. Công năng có hai: Một, hiện hành, gọi là công năng, tức tợ hạt giống (chủng) lúa thóc v.v… năng nẩy sinh mầm, là công năng. Hai, chủng tử trong thức thứ tám gọi là công năng, có công năng năng sinh hiện hành vậy. Nay nói thức tất cả chủng là chỉ lấy công năng chủng tử trong bản thức, năng sinh tất cả pháp hữu vi sắc tâm v.v… tức sắc là sở duyên, tâm bèn là năng duyên, tức sắc là cảnh chẳng lìa tâm, là Duy thức, tức tâm cảnh đây chỉ từ trong bản thức mà sinh khởi, nào cần cảnh bên ngoài mà mới sinh. Như vậy như vậy biến là, tám thức như vậy từ chủng sinh, tức là tự chứng phần tám thức chuyển biến khởi kiến phần tướng phần, tướng phần chẳng lìa kiến phần, là Duy thức. Do lực chuyển đổi vậy là, tức các duyên khác là lực chuyển đổi. Vì bốn duyên tâm pháp sinh hai duyên sắc pháp khởi, kia kia phân biệt sinh là, tức do vọng chấp trên kiến phần tướng phần kia mà bên ngoài có phân biệt ngã pháp thật v.v… mà sinh. Nên biết chỉ do chủng trong bản thức mà sinh các thức, chẳng nhờ gá cảnh vọng bên ngoài mà cũng chẳng được sinh. Nêu biết tất cả đều là Duy thức. Lại trong luận Duy thức nói: “Hỏi: Như vừa rồi ông nói chỉ có thức bên trong, không cảnh giới bên ngoài. Nếu vậy, thức bên trong là có thể thủ hay chẳng thể thủ. Nếu có thể thủ là đồng sắc hương v.v… các cảnh giới bên ngoài. Nếu chẳng thể thủ thì là không pháp, cớ sao nói chỉ có thức bên trong, không cảnh giới bên ngoài? Đáp: Đức Như Lai dùng phương tiện dần khiến chúng sinh được vào ngã không và pháp không nên nói có thức bên trong, mà thật không có thức bên trong có thể thủ. Nếu chẳng như vậy thì chẳng được nói ngã không pháp không, vì nghĩa đó vậy. Hư vọng phân biệt tâm đây biết tâm kia, tâm kia biết tâm đây. Hỏi: Lại có gì khó? Cớ sao được biết chư Phật Như Lai nương nghĩa đây mà nói có sắc v.v… tất cả các nhập mà chẳng phải thật có sắc v.v… các nhập. Lại vì thức v.v… năng thủ cảnh giới. Vì nghĩa đó nên chẳng được nói không sắc v.v… nhập? Đáp: Có kệ tụng nói:

“Một kia chẳng thể thấy

Nhiều cũng chẳng thể thấy

Hòa hợp chẳng thể thấy

Cho nên không pháp trần”.