TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 60

Hỏi: Ba tánh đây đáng là một hay là khác? Nếu nói là một thì không nên nói tánh Y tha và tánh Viên thành thật là có, tánh Biến kế là không. Nếu nói là khác, thì sao lại nói đều đồng một tánh, đó là không tánh?

Đáp: Pháp môn ba tánh đây là mật ý của chư Phật nói ra, xứ các thức khởi, căn do giáo pháp, nếu tức đó thủ đó, đều lạc vào thấy của phàm thường, nếu lìa đó xả đó, đều mất môn của Thánh trí. Do đó Pháp sư Tạng y cứ tông Hoa Nghiêm giải thích nghĩa đồng vị của ba tánh: Một, Viên thành thật chân như có hai nghĩa đó là bất biến và tùy duyên; hai, Y tha có hai nghĩa, đó là tợ có và không tánh; ba, biến kế sở chấp có hai nghĩa, đó là tình có và lý không. Do chân như bất biến, y tha không tánh, sở chấp lý không, do ba nghĩa này nên ba tánh một khoảng. Lại nói về chân như tùy duyên, y tha tợ có và sở chấp tình có, do ba nghĩa đây cũng không khác vậy, cho nên chân gồm vọng ngọn, ngọn suốt nguồn chân, tánh tướng dung thông không chướng không ngại.

Hỏi: Tánh Y tha tợ có v.v… há đồng với Biến kế sở chấp tình có ư?

Đáp: Do hai nghĩa nên không khác vậy: Một, tợ sở chấp kia chấp tợ là thật nên không khác pháp; hai, nếu lìa sở chấp tợ không khởi, thì tuy duyên trong chân cũng vậy, vì không chỗ chấp không tùy duyên vậy. Lại vì ba tánh, mỗi mỗi có hai nghĩa chẳng trái nhau nên không khác tánh. Vả lại như Viên thành thật tùy là tùy duyên thành ở nhiễm tịnh, mà luôn chẳng mất tự tánh thanh tịnh, chỉ do chẳng mất tự tánh thanh tịnh nên năng tùy duyên hành ở nhiễm tịnh, giống như gương sáng hiện ở nhiễm tịnh, mà luôn chẳng mất trong sáng của gương, chỉ do chẳng mất gương trong sáng, mới năng hiện tướng của nhiễm tịnh, vì hiện nhiễm tịnh mà biết gương trong sáng, vì gương trong sáng mà biết hiện nhiễm tịnh, cho nên hai nghĩa chỉ là một tánh, tuy hiện tịnh pháp, gương chẳng tăng sáng, tuy hiện nhiễm pháp chẳng dơ gương sạch, chẳng phải ngay đó chẳng dơ mà cũng do đây phản hiện sáng sạch của gương. Chân như cũng vậy, chẳng phải mãi chẳng động tánh tịnh thành ở nhiễm tịnh, cũng là do thành nhiễm tịnh mới hiện tánh tịnh, chẳng phải ngay đó chẳng hoại nhiễm tịnh sáng ở tánh tịnh mà cũng là do tánh tịnh nên mới thành nhiễm tịnh, cho nên hai nghĩa toàn thể thâu gồm nhau, một tánh không hai, đâu trái nhau vậy. Do Y tha không tánh được thành tợ có, do thành tợ có cho nên không tánh. Đây tức không tánh tức nhân duyên, nhân duyên tức không tánh là pháp môn chẳng hai vậy. Trong tánh sở chấp tuy là ngay tình xưng chấp hiện có, nhưng ở đạo lý rốt ráo là không, vì ở xứ Không vọng chấp có vậy. Như ở chiếc ghế, lại chấp có quỷ, nay đã vọng chấp sáng biết lý không, cho nên không hai, chỉ là một tánh.

Hỏi: Chân như là có ư?

Đáp: Không như vậy, tùy duyên bất biến nên không, vì chân như lìa vọng niệm.

Hỏi: Chân như là không ư?

Đáp: Không như vậy, bất biến tùy duyên nên chẳng không, là xứ sở hành của thánh trí

Hỏi: Chân như là cũng có cũng không ư?

Đáp: Không như vậy, không hai tánh lìa trái nhau.

Hỏi: Chân như là chẳng phải có chẳng phải không ư? Đáp: Đầy đủ pháp vậy, lìa hý luận Hỏi: Y tha là có ư?

Đáp: Chẳng vậy, duyên khởi không tánh. Căn cứ quán là trừ bỏ, khác với Viên thành thật.

Hỏi: Y tha là không ư?

Đáp: Chẳng vậy, không tánh duyên khởi, năng hiện không sinh, khác với biến kế, là trí cảnh y.

Hỏi: Y tha là cũng có cũng không ư?

Đáp: Chẳng phải. Không hai tánh nên, lìa trái nhau.

Hỏi: Y tha là chẳng phải có chẳng phải không ư?

Đáp: Chẳng phải. Có nhiều nghĩa môn, lìa hý luận.

Hỏi: Biến kế là có ư?

Đáp: Chẳng phải. Lý không, không thể tướng.

Hỏi: Biến kế là không ư?

Đáp: Chẳng phải. Tình có không tướng quán cảnh, năng che lấp chân.

Hỏi: Biến kế là cũng có cũng không ư?

Đáp: Chẳng phải. Không hai tánh.

Hỏi: Biến kế là chẳng phải có chẳng phải không ư?

Đáp: Chẳng phải. Do tánh sở chấp mà thành Trên đây hộ chấp đã xong, nay chấp thành lỗi là: Nếu chấp chân như một hướng là có, thì có hai lỗi: Một, chẳng tùy duyên; hai, chẳng đợi liễu nhân.

Hỏi: Trong giáo điển nói chân như là ngưng ở thường, đã chẳng tùy duyên, há có lỗi ư?

Đáp: Thánh nói chân như là ngưng ở tức đây là lúc tùy duyên thành nhiễm tịnh, luôn làm nhiễm tịnh mà chẳng mất tự thể, tức là chẳng khác, thường của vô thường, gọi là thường chẳng thể nghĩ bàn, chẳng phải gọi là chẳng làm các pháp như chỗ tình gọi đó là ngưng đọng vậy. Chẳng khác thường của vô thường vượt hẳn ngoài tình, nên gọi chân như là thường. Trong kinh nói: “Chẳng nhiễm mà nhiễm, rõ thường làm vô thường, nhiễm mà chẳng nhiễm rõ lúc làm vô thường mà chẳng mất thường vậy”. Lại vô thường của chẳng khác thường, nên nói chân như là vô thường. Trong kinh nói: “Như Lai Tạng thọ khổ lạc, cùng chân đều là hoặc sinh hoặc diệt”. Lại y tha là pháp sinh diệt, cũng được có vô thường của chẳng khác thường, nên nói chẳng sinh chẳng diệt là nghĩa vô thường. Đây tức chẳng khác ở thường mà thành vô thường vậy. Lại các duyên khởi tức là không tánh, chẳng phải diệt duyên khởi mới nói không tánh, tức là thường cùa chẳng khác vô thường vậy. Trong kinh nói: “Sắc tức là không”. Chẳng phải sắc diệt không, lại chúng sinh tức Niết-bàn, chẳng lại diệt vậy. Đây cùng chân như hai nghĩa đồng nhau, tức chân tục đều dung, hai mà không hai, nên trong luận nói: “Trí chướng rất mù tối” nghĩa là chân tục riêng chấp nên vậy. Lại chân như nếu chẳng tùy duyên thành ở nhiễm tịnh, thì các pháp nhiễm tịnh v.v… tức không chỗ nương tựa, không chỗ nương tựa mà có pháp, lại đọa lạc vào thường vậy. Lại chân như nếu có, tức chẳng tùy nhiễm tịnh, các pháp nhiễm tịnh đã không tự thể, chân lại chẳng tùy, chẳng được có pháp, cũng là đoạn vậy, cho đến chấp chẳng phải có chẳng phải không v.v… bốn câu đều đọa lạc vào đoạn thường vậy. Nếu y tha chấp có nghĩa là đã có thể, chẳng nhờ duyên vậy. Không duyên mà có pháp tức là thường vậy. Lại do chấp có tức chẳng nhờ duyên, chẳng nhờ duyên nên chẳng được có pháp, tức là đoạn vậy.

Hỏi: Tánh y tha là có, nghĩa bèn có lỗi, cớ sao trong luận Nhiếp Đại thừa cho rằng, tánh tánh y tha là có vậy?

Đáp: Đây tức có của chẳng khác không, vì theo duyên không thể vậy, trong mỗi mỗi duyên không tác giả vậy. Do duyên không làm mới được duyên khởi, cho nên có của chẳng phải có là y tha có tức là chẳng động chân tế mà kiến lập các pháp. Nếu cho rằng y tha như nói có, tức duyên khởi có tánh, duyên nếu có tánh tức chẳng nhờ nhau, chẳng nhờ nhau nên tức hoại y tha, hoại y tha là nguyên do chấp có. Người sợ đọa lạc không mà lập có, chẳng nghĩa là chẳng đạt chỗ duyên khởi. Pháp không tự tánh, tức hoại duyên khởi, bèn đọa lạc không không. Lại nếu y tha chẳng không là cũng có hai lỗi, đó tức y tha là không pháp, tức duyên không chỗ khởi, chẳng được có pháp tức là đoạn vậy.

Hỏi: Nếu duyên sinh là không, không tức đọa lạc đoạn cớ sao trong luận nói rộng về duyên sinh rốt ráo không ư?

Đáp: Thánh nói duyên sinh dùng làm không, đây tức là không của chẳng khác không, đây tức là chẳng động duyên sinh mà nói pháp thật tướng. Nếu cho rằng duyên sinh như nói không, tức không duyên sinh, không duyên sinh tức không lý không, không lý không là nguyên do chấp không, cho nên sợ ngươi đọa lạc vào có nên lập không, chẳng có nghĩa trái với không tánh duyên sinh, mất tánh không vậy, trở lại rơi lạc ác thủ không trong tình vậy. Nên luận sư Thanh Biện làm thành có đế phá ở có, và Bồ-tát Hộ pháp làm thành không nên phá ở không vậy, như tình chấp không tức là lỗi đoạn, nếu nói không pháp là y tha là không pháp chẳng phải duyên, pháp của chẳng phải duyên là thường vậy, cho đến chấp chẳng phải có chẳng phải không đều thành hai hoạn đoạn thường, nếu trong tánh biến kế tính sở chấp là có tức chỗ thánh trí soi chiếu, lý đáng chẳng không, tức là thường vậy. Nếu vọng chấp biến kế nơi lý là không, tức mất tình có, nên là đoạn vậy, cho đến chẳng phải có chẳng phải không đều đủ các lỗi trên. Trên đây đã bảo hộ lỗi ,nay tiếp hiển bày đức: Chân như là nghĩa có. Tại sao? Ví là nơi nương tựa mê và ngộ vậy, chẳng không nên chẳng hoại vậy, chân như nghĩa là không, vì tùy duyên đối nhiễm, chân như là nghĩa cũng có cũng không, vì đầy đủ đức, nghịch thuận tự tại, dung hợp là nghĩa chẳng phải có chẳng phải không. Tức hai mà chẳng hai, quyết định thủ chẳng được, y tha là nghĩa có, vì không tánh duyên thành, y tha là nghĩa không vì duyên thành không tánh, y tha là nghĩa cũng có cũng không, vì là duyên thành; là không tánh, y tha là nghĩa chẳng phải có chẳng phải không, vì tùy thủ một chẳng được, biến kế là nghĩa có, tức nói về tình. Biến kế là nghĩa không, tức nói về lý, biến kế là nghĩa cũng có cũng không, do là sở chấp, biến kế là nghĩa chẳng phải có chẳng phải không, do sở chấp; nên biết chấp thí là hai hoạn đoạn thường, chẳng chấp thành môn của tịnh đức, chỉ trừ vọng tình, chẳng phải xua bỏ pháp. Cho nên chẳng lìa có mà nói chân vì thấy bản tế của có, chẳng phải còn không mà quán pháp vì rõ chân nguyên của không vậy, thì chẳng vượt ngoài có không chẳng tại có không, sao liên can ôm hoài lấy bỏ, chỗ mê hoặc của đoạn thường ư? Vậy thì ba tánh là một tánh, tình có mà tức là chân không, một tánh là ba tánh, chân như mà năng thành duyên khởi. Trọn ngày có mà chẳng có, có suốt nguồn không, trọn ngày không mà chẳng không, không gần khoảng có, tự nhiên một tâm không cậy, muôn pháp đều nhàn, cảnh trí tương ưng, lý hạnh dung tức, mới vào Tông kính sáng sạch không tỳ vết, chiếu phá xưa nay, sáng nuốt muôn loại vậy.

Hỏi: Nếu chẳng lập ba tánh, có những lỗi gì?

Đáp: Nếu không ba tánh, phàm thánh chẳng thành, mất nhân duyên lớn, thành lỗi đoạn thường. Trong luận gồm Đại thừa nói: “Ở trong thế gian lìa hai pháp phân biệt và tha y, thì không còn các pháp khác. Thức A-lại-da là tánh y tha, ngoài ra tất cả các pháp đều là tánh phân biệt, hai pháp này nhiếp tất cả pháp, đều khắp ba cõi chỉ có thức vậy”. Trong kinh A-tỳ-đạt-ma nói về pháp ba tánh là phần nhiễm ô và phần thanh tịnh; hai phần ấy nói ở tánh y tha thì tánh phân biệt là phần nhiễm ô, Tánh chân thật là phần thanh tịnh. Thí như vàng đất ẩn tàng có ba thứ có thể thấy, đó tức: Một là địa giới; hai là đất; ba là vàng. Ở trong địa giới, đất chẳng phải có mà có thể thấy, vàng thật có mà chẳng thể thấy. Nếu dùng lửa đốt thì đất chẳng hiện, vàng thì hiển hiện. Lại nữa ở trong địa giới lúc tướng đất hiện là thể hư vọng hiện, lúc thể vàng hiện là thể thanh tịnh hiện, cho nên địa giới có hai phần như vậy, như vậy. Thức tánh đây chưa là trí không phân biệt, lúc chỗ lửa đốt, ở trong thức tánh, tánh hư vọng phân biệt hiển hiện, tánh thanh tịnh chẳng hiện. Thức tánh đây nếu là trí không phân biệt chỗ lửa thiêu đốt, ở trong thức tánh, thật có tánh thanh tịnh hiển hiện, tánh hư vọng phân biệt chẳng hiển hiện”. Nên biết vọng nương chân khởi mà năng che khuất chân, chân nhân vọng hiển mà năng lấn đoạt vọng, chân vọng không thể, đều vương thức tánh, như đất và vàng cả hai đều nương địa giới. Trong luận Nhiếp Đại thừa có hỏi: Thế nào là một thức hành tất cả chủng, chủng thức, tướng mạo tám thức mười một thức v.v…? Đáp: muốn hiển bày tánh y tha có đủ ba tánh: Một, thức từ chủng tử sinh là y tha, có tướng mạo chủng chủng thức là phân biệt, phân biệt thật không chỗ có là tánh chân thật, một thức nghĩa là bản thức, bản thức biến khác làm các thức vậy.

Hỏi: Hành tướng ba tánh có giả có thật, nghĩa lý có thể phân, cớ sao lại nói ba thứ không tánh? Và nói tất cả pháp đều không tự tánh?

Đáp: Trong luận có kệ tụng nói:

“Tức nương ba tánh đây,

Lập ba không tánh kia,

Nên ý Phật kín nói,

Tất cả pháp không tánh,

Một tức tướng không tánh,

Hai không tự nhiện tánh,

Sau do xa lìa trước,

Chỗ chấp tánh ngã pháp,

Thắng nghĩa các pháp đây,

Cũng tức là chân như,

Thường như tánh đó vậy,

Tức thật tánh duy thức”.

Tức nương trước đây, chỗ nói về ba tánh, lập cái sau kia nói về ba không tánh, nghĩa là tướng sinh thắng nghĩa không tánh, nên ý Phật kín nhiệm nói tất cả pháp không tánh, chẳng phải tánh toàn không, nói ý kín (mật ý) là lời nói hiển bày chẳng phải liễu nghĩa, tức là hai tánh sau đó tuy thể chẳng phải không mà có. Hành ngu phu thêm lớn vọng chấp thật có tự tánh ngã pháp, đây tức gọi là biến kế sở chấp, vì trừ chấp đó nên Đức Phật, Thế Tôn đối với có và không, gần nói là không tánh, cớ sao nương đây mà lập ba kia? Nghĩa là nương biến kế sở chấp thứ nhất đây mà lập tướng không tánh. Do thể tánh đây rốt ráo không có, như hoa đốm hư không vậy. Kế tiếp là y tha lập sinh không tánh, đây như huyễn sự gá các duyên sinh, như vọng chấp tánh tự nhiên nên giả nói không tánh, chẳng phải tánh toàn không. Nương thành thật sau mà lập thắng nghĩa không tánh, nghĩa là thắng nghĩa do xa lìa tánh biến kế sở chấp ngã pháp trước, mà giả nói không tánh, chẳng phải tánh toàn không, như thái hư không tuy khắp cùng các sắc, mà là các sắc không tánh hiện nên. Cho đến trong Khế kinh nói: Nói không tánh chẳng phải cùng cực liễu nghĩa. Những người có trí chẳng nên nương đó mà bài bác các pháp đều không tự tánh. Trong kinh Giải Thâm Mật có kệ tụng nói:

“Tướng sinh thắng nghĩa không tự tánh,

Như vậy ta đều đã hiển bày,

Nếu chẳng biết Phật ý kín đây,

Mất hoại chánh đạo chẳng thể qua”.

Tướng tức là biến kế, sinh tức là y tha, sinh nghĩa là viên thành. Không tự tánh là ở trên ba tánh đây đều không tự tánh vọng chấp ngã  pháp biến kế tự nhiên. Nếu người chẳng biết ý kín nhiệm của Phật ở trên ba tánh nói ba không tánh, phá ngã chấp của ngoại đạo và Tiểu thừa, bèn bác bỏ Bồ-đề Niết-bàn y tha viên thành thật đều là không, tức người đó có lỗi hủy hoại chánh đạo, chẳng thể sang đến vậy. Đây nói về ba tánh và ba không tánh, chẳng phải là thể của y tha và viên thành thật cũng không, chỉ không ngã pháp của biến kế sở chấp nên gọi là không tánh vậy. Do vì ba tánh không ngằn mé, tùy một toàn thâu, chân vọng chu6a1 nhau tánh tướng vô ngại. Một đời Đức Như Lai hoằng giáo có vô số nghĩa môn, ý kín nhiệm gồm tại trong môn ba không tánh, chân tục gốc ngọn một lúc gồm cả, vì hiển bày chánh lý duy thức, ngoài ra không còn dấu vết khác, vì tánh y tha là thể duy thức từ y tha khởi phân biệt tức là biến kế. Y tha kia ngộ chân thật, tức là viên thành, do phân biệt nên một phần thành sinh tử, do chân thật nên một phần thành Niết-bàn. Rõ tánh phân biệt là không tức sinh tử thành Niết-bàn, mê tánh chân thật là có, tức Niết-bàn thành sinh tử, đều là một pháp, tùy tình hiển bày nghĩa thành ba, ba chẳng phải ba mà một lý trên đầy, một chẳng phải một mà ba tánh đầy đủ, cuộn buông chẳng mất, vẫn hiển thường như, chẳng phải một chẳng phải ba, hết sạch tánh tướng ở thật địa, mà ba là một, sáng ngời hành bố ở nghĩa thiên. Tóm lại chỗ kết quy chẳng gì trước yếu chỉ đây vậy.

Hỏi: Tướng ba năng biến đã tinh tế vạch bày, còn tướng sở biến khai diễn thế nào?

Đáp: Ba năng biến, đó là dị thục, nghĩ lường và liễu biệt cảnh. Thức đây là tư thể năng biến, sở biến tức là kiến phần và tướng phần, là sở biến của tự thể phần, là dụng của tự thể phần, nên nói tự thể là hai sở y. Trong luận Duy Thức nói: “Cớ sao phải biết nương chỗ thức biến, giả nói nghĩa pháp, chẳng phải riêng thật có. Do tất cả đây chỉ có thức ư?” Có kệ tụng nói:

“Là các thức chuyển biến,

Phân biệt sở phân biệt,

Do đây kia đều không,

Nên tất cả duy thức”.

Là các thức, tức chỗ nói ba thức nương biến trước và tâm sở kia đều năng biến, tợ kiến phần tướng phần, lập chuyển biến gọi là chỗ biến kiến phần, gọi đó là phân biệt, là năng thủ tướng vậy. Tướng phần sở biến gọi là sở phân biệt, là kiến sở thủ vậy. Do chánh lý đây, mà thật ngã pháp kia lìa chỗ thức biến đều quyết định chẳng phải có. Lìa năng thủ sở thủ thì không vật riêng biệt vậy. Chẳng phải có thật vậy, vì lìa hai tướng vậy, cho nên tất cả hữu vi vô vi, hoặc thật hoặc giả đều chẳng lìa thức, chỉ nói là ngăn ngừa lìa thức thật vật. Chẳng phải không chẳng lìa thức tâm sở pháp v.v… hoặc chuyển biến, nghĩa là các thức bên trong chuyển tợ ngã pháp cảnh tướng bên ngoài. Hiện năng chuyển biến đây, tức gọi là phân biệt, hư vọng phân biệt là tự tánh vậy, nghĩa là tức ba cõi tâm và tâm sở, cảnh sở chấp đây gọi là sở phân biệt, tức chỗ vọng chấp thật tánh ngã pháp. Do phân biệt biến đây tợ cảnh bên ngoài, giả tướng ngã pháp, sở phân biệt thật tánh ngã pháp kia quyết định đều không, trước nêu dẫn giáo lý đã rộng phá trừ vậy, cho nên tất cả đều chỉ có thức. Hư vọng phân biệt có cực thành vậy, chỉ đã chẳng ngăn ngừa chẳng lìa thức pháp, nên chân như v.v… cũng là có tánh. Do đây xa lìa hai bên tăng giảm, nên nghĩa duy thức thành khế hợp trung đạo giải thích: Là các thức chuyển biến là nghĩa cải chuyển, nghĩa là một thức thể cải chuyển làm hai tướng khởi khác với tự thể. Tức kiến phần có dụng của năng thủ, tướng phần có dụng của chất ngại, do tự thể thức chuyển khởi năng thủ và có chất ngại vậy. Sở biến kiến phần, gọi là phân biệt. Năng thủ tướng nghĩa là trong sở thủ trước dùng sở biến kiến phần gọi là phân biệt, là tánh y tha, năng thủ ở tướng phần sở biến y tha, khởi các thứ biến kế sở chấp phân biệt, đều là dụng sở biến từ thể thức đây, năng phân biệt nên gọi lá phân biệt. Thể thức có chỗ biến y tha, tánh tướng phần tợ tướng phần sở chấp gọi là sở phân biệt, là chỗ thủ tướng của năng phân biệt kiến phần trước, chẳng phải cho rằng tự thể thức năng duyên, gọi là phân biệt. Khởi phân biệt kiến là dụng của thức vậy, tướng phần kiến phần đều nương tự chứng phần mà khởi vậy, chỉ đã chẳng ngăn ngừa chẳng lìa thức pháp, nên chân như v.v… cũng là có pháp là chỉ nói chẳng ngăn ngừa chẳng lìa thức pháp, chân như và tâm sở là cũng chẳng lìa thức nên thể đều có. Nay vị đây chỉ ngăn ngừa chỗ thức phân biệt có, chẳng ngăn ngừa chẳng lìa thức, chân như v.v… có, như lý nên rõ biết, ý đây đã có thức năng biến phân biệt và cảnh sở biến, tướng phần y tha, chỗ phân biệt thật pháp ngoài tâm v.v… quyết định đều không, chỉ có pháp chân như tâm sở v.v… đều chẳng lìa thức cũng thật có. Xa lìa hai bên tăng giảm, là không pháp ngoài tâm nên trừ bên tăng thêm, có tâm hư vọng v.v… nên lìa bên tổn giảm. Lìa bên tổn giảm nên từ bác bỏ không như không, thuyết của luận sư Thanh Biện v.v… lìa bèn tăng thêm nên trừ ngoài tâm có pháp, chỗ chấp của Tiểu thừa v.v… nghĩa duy thức thánh khế hợp trung đạo, không thiên chấp vậy. Lại nữa chỗ khác luận sư nói rõ nghĩa gồm có bốn phần: Một tướng phần; hai kiến phần; ba tự chứng phần; bốn chứng tự chứng phần, tướng phần lại có bốn: Một là, thật tướng gọi là tướng, thể tức là chân như, là tướng chân thật vậy; hai là, cảnh tướng gọi là tướng, là năng cùng căn tâm mà làm cảnh vậy; ba là, tướng trạng gọi là tướng, đây chỉ pháp hữu vi có tướng trạng, thông cả ảnh và chất, chỉ là chỗ biến của thức; bốn là, nghĩa tướng gọi là tướng, tức là năng thuyên nghĩa sở thuyên dưới. Tướng phần là ở trong bốn thứ tướng trên, chỉ có lấy ba tướng sau mà làm tướng tướng phần. Lại tướng phần có hai: Một là, chỗ thức chủng biến tức là bản chất; hai là, thức v.v… duyên cảnh chỉ biến cảnh duyên được bản chất. Kiến phần là, trong luận Duy thức nói: “Ở chỗ tự duyên có dụng liễu biệt. Kiến phần đây có năm loại: Một là, chứng kiến gọi là kiến, tức kiến phần ba trí căn bản vậy; hai là, soi chiếu gọi là kiến, đây thông cả căn và tâm đều có nghĩa soi chiếu vậy; ba là, năng duyên gọi là kiến, tức thông ba phần bên trong đều năng duyên vậy; bốn là, niệm giải gọi là kiến, tức tâm tỷ lượng suy lường tất cả cảnh, ở trong năm thức kiến đây, trừ năm sắc căn và hai phần bên trong đều là gồm thuộc kiến phần. Tự chứng phần nghĩa là năng thân chứng tự kiến phần duyên tướng phần chẳng sai nhầm năng làm chứng vậy, chứng tự chứng phần nghĩa là năng thân chứng tự chứng phần, thứ ba duyên kiến phần chẳng sai nhầm vậy. Từ nơi sở chứng mà có được tên. Nghĩa bốn phần đây đều dùng gương để thí dụ, gương như tự chứng phần, gương sáng như kiến phần, ảnh tượng gương như tướng phần, nắm giữ hay buông ra sau kiến như chứng tự chứng phần, bốn phần đây có bốn luận sư lập nghĩa. Thức thứ nhất là Bồ-tát An Tuệ lập một phần tự chứng phần, trong luận Duy thức nói: “Tự chứng phần đây, từ duyên sinh ra, là y tha khởi, nên nói là có. Hai phần kiến tướng, chẳng từ duyên sinh, nhân tâm biến kế vọng chấp mà có, hai phần như vậy tình có lý không, chỉ tự chứng phần là tánh y tha khởi, có chủng tử sinh là thật có vậy, hai phần kiến tướng là không lại kiến khởi, hai chấp ngã pháp lại là không vậy, vì không tợ không, căn chứ theo Bồ-tát Hộ Pháp, vì có tợ không, hai phần kiến tướng là có thể biến khởi, hai chấp ngã pháp là không thể vậy, Bồ-tát An Tuệ nêu dẫn trong kinh Lăng-già nói: Ba cõi hữu lậu tâm tâm sở đều là hư vọng phân biệt là tự tánh vậy”. Nên biết hai phần kiến tướng của tám thức đều là biến kế vọng chấp có, nên chỉ có một phần tự chứng, là tánh y tha khởi, là thật có vậy. Trong kinh Mật Nghiêm có kệ tụng nói:

“Chỗ ngu phu phân biệt,

Cảnh ngoài thật đều không,

Tập khí quấy đục tâm,

Nên tợ kia mà chuyển”.

Nên biết chỉ là ngu phu nương trên thật tự chứng phần, khởi biến kế vọng tình, biến tợ không thể, hai phần hiện vậy, lý thật hai phần không có thật thể, chỉ là ngu phu chẳng rõ mà vọng chấp là thật. Do đó trong luận nói: “Phàm phu chấp có, thánh giả hiểu không.”

Hỏi: Nếu nói hai phần kiến tướng là giả, vả như đại địa núi sông là tướng phần gồm thâu, hiện thấy là thật, cớ sao nói giả ư?

Đáp: Tuy thấy núi sông v.v… là thật, nguyên là vọng chấp có núi sông đại địa v.v… bên ngoài, theo lý thật mà luận đều chẳng lìa tự chứng phần vậy. Do đó trong kinh Lăng-già có kệ tụng nói

“Do tự tâm chấp trước,

Tâm tợ cảnh ngoài chuyển,

Chỗ thấy kia chẳng có,

Cho nên nói duy tâm”.

Nên biết lìa ngoài tự chứng phần không thật, hai phần kiến tướng. Hai là, luận sư Nan-đà lập hai phần thành duy thức, trước nêu tông, tức là tất cả tâm sinh đều có hai phần kiến tướng. Hai phần kiến tướng là hai duyên năng sở. Nếu không tướng phần kéo dắt tâm, thì tâm pháp không do đâu được sinh. Nếu không kiến phần năng duyên thì ai biết có tướng phần sở duyên ư? Tức có cảnh có tâm đồng thành duy thức vậy. Kiến phần là năng duyên, tướng phần là sở duyên, năng sở được thành phải đủ hai phần, kiến phần tướng phần là tánh y tha khởi, có lúc duyên độc ảnh cảnh, tức đồng với chủng sinh, có lúc duyên đới chất cảnh, tức biệt chủng sinh, từ chủng sinh nên chẳng phải biến kế vậy. Nếu chẳng chấp thuận là, chư Phật chẳng nên hiện thân độ v.v… các thứ ảnh tượng Bồ-tát An Tuệ lại cật nạn: “Nếu ông lập tướng phần, há chẳng phải ngoài tâm có cảnh ư? Sao gọi là Duy thức?” Luận sư Nan-đà đáp: “Kiến phần là năng duyên, tướng phần là sở duyên, gồm sở theo năng trở lại là duy thức. Lại nếu ông nói không tướng phần thì chỗ lập một phần duy thức chẳng thành”. Tại sao? Bồ-tát An Tuệ chấp tướng phần là vọng tình có, tức chỗ thức thứ tám duyên chủng tử tướng phần trong thức, là tướng phần gồm, tức chủng tử là năng sinh tự chứng hiện hành, thân gần pháp nhân duyên, nếu chủng tử tướng phần là vọng tình là, sao ngăn ngại chỗ sinh hiện hành tự chứng phần cũng là vọng tình, chẳng trái nghịch nghĩa chủng tử thức. Nếu chẳng chấp thuận tự chứng phần là vọng tình là tức chủng tử năng sinh cũng là thật có, tức nhân quả đều thật, chứng tướng phần cũng là thật có, đã có tướng phần tức có kiến phần. Năng sở đã thành tức hai phần thành lập duy thức vậy. Lại năm căn tức là tướng phần thức thứ tám. Nếu tướng phần là biến kế, đâu có biến kế căn năng phát sinh năm thức vậy, Bồ-tát An Tuệ nói: “Chẳng gá năm căn phát sinh năm thứ, năm thức đều tự từ chủng tử sinh vậy.”

Hỏi: Nếu chẳng gá căn phát sinh, chỉ từ chủng tử sinh là ông chấp thuận chủng tử năm thức là tướng phần thức thứ tám ư?

Đáp: Chấp thuận là tướng phần thức thứ tám, cật nạn đã vậy, tức chủng tử là biến kế, năng sinh năm thức cũng là biến kế vậy, Bồ-tát An tuệ ngăn rằng: Chủng tử chỉ là khí phần trên thức thứ tám, có công năng sinh hiện, giả danh là chủng tử, chỉ là dị danh của tạp khí, chẳng phải là thật, cật nạn các Thánh giáo từ chủng tử sinh gọi là thật, y tha lập gọi là giả, đâu có chủng tử giả sinh hiện hành thật. Nếu chủng tử giả thì làm sao thân gồm báo tự quả ư? Nếu chủng tử là pháp giả tức nghĩa nhân duyên biến của thức thứ tám trong nhân chẳng thành. Nếu chẳng phải nhân duyên biến tức là trái nghịch tất cả, Bồ-tát An Tuệ tuyệt ngăn. Đã có hai duyên năng sở, tức đều là thật tánh y tha khởi tức biết kiến phần là thật, dẫn chứng như trong kinh Mật Nghiêm nói:

“Tất cả chỉ có giác,

Nghĩa sở giác đều không,

Năng giác sở giác phân,

Mỗi tự nhiên mà chuyển”.

Giải thích: Tất cả chỉ có giác, tức là duy thức vậy, nghĩa sở giác đều không, tức ngoài tâm vọng chấp thật cảnh là không, năng giác sở giác phân, tức năng giác là thật kiến phần của y tha, sở giác là thật, tướng phần của y tha, mỗi tự nhiên mà chuyển, tức kiến phần từ chủng tử tâm sinh, tướng phần từ chủng tử tâm khởi, nên biết phải lập hai phần, duy thức mới thành. Hợp trái nghịch nhau là, Bồ-tát An Tuệ cật nạn rằng: Nếu vậy từ trước đến nay, văn của hai kinh Mật Nghiêm và Lăng-già làm sao thông hiểu? Chánh hội hợp là, kinh văn từ trước đến nay chẳng là chứng một phần, chỉ ngăn ngoài tâm thật có ngã pháp v.v… cũng chẳng ngăn tướng phần chẳng lìa tâm. Thứ ba, Bồ-tát Trầnna lập ba phần, chẳng phải như luận sư trước. Bồ-tát An Tuệ lập một phần, tức chỉ có thể mà không có dụng. Luận sư Nan-đà lập hai phần kiến tướng, tức chỉ có dụng mà không có thể, đều qua lại chẳng đầy đủ. Lập lý, nghĩa là trong luận Lập nghĩa lượng quả nói: “Năng lượng sở lượng, lượng quả riêng biệt vậy. Tướng phần kiến phần hẳn có thể sở y. Tướng phần là sở lượng, kiến phần là năng lượng, tức cốt yếu tự chứng phần, làm chứng là lượng quả vậy. Thí dụ như lúc thước lượng vải, vải là sở lượng, thước và người là năng lượng, trí ghi nhớ số gọi là lượng quả. Nay kiến phần duyên tướng phần chẳng sai nhầm, đều do tự chứng phần là làm quả vậy. Nay lúc kiến phần nhãn thức duyên xanh, quyết định chẳng duyên vàng vậy, như kiến phần duyên chẳng từng thấy cảnh, chợt nhiên lúc duyên cảnh vàng, tức quyết định chẳng duyên xanh. Nếu không có tự chứng phần, tức kiến phần chẳng thể tự ghi nhớ, nên biết phải lập ba phần, nếu không tự chứng phần tức tướng phần cũng không. Nếu nói có hai phần tức phải quyết định có tự chứng phần. Tự chứng phần dụ như đầu trâu, hai sừng dụ như hai phần kiến tướng. Trong luận Tập Lượng nói: “Tợ cảnh tướng sở lượng, năng thủ tướng tự chứng”. Giải thích: Tợ cảnh tướng sở lượng, tức là tướng phần tợ cảnh bên ngoài hiện, năng thủ tướng tự chứng tức là kiến phần năng thủ tướng phần, tự chứng phần tức là thể vậy. Thứ tư, Bồ-tát Hộ Pháp lập bốn phần, lập tông là: Tâm tâm sở nếu tinh tế phân biệt, nên có bốn phần, lập lý là: Nếu không phần thứ tư, lấy pháp nào cùng phần thứ thứ tư lấy pháp nào cũng phần thứ ba làm lượng quả?

Trần-na ông lập ba phần là kiến phần có dụng năng lượng liễu cảnh, tức đem tự chứng phần làm quả lượng, tự chứng phần của ông cũng có năng lượng chiếu cảnh vậy, tức lấy pháp nào cùng năng lượng tự chứng phần làm lượng quả? Tức phải dùng chứng tự chứng phần thứ tư làm lượng quả của phần thứ ba, dẫn chứng như trong kinh Mật Nghiêm có kệ tụng nói.

“Tâm chúng sinh hai tánh,

Trong ngoài tất cả phần,

Sở thủ năng thủ buộc,

Thấy các thứ sai biệt”.

Tâm hai tánh, tức là hai phần bên trong làm một tánh, hai phần kiến tướng làm tánh thứ hai, tức tâm cảnh trong ngoài hai tánh. Năng thủ trói buộc, tức là năng duyên thô động là năng duyên kiến phần. Sở thủ trói buộc, tức là tướng trói buộc sở duyên trói buộc vậy. Thấy các thứ sai biệt hai luận sư trước đều chẳng phải toàn chẳng chánh. Luận sư thứ ba Bồ-tát Trần-na lập ba phần tợ có thể dụng. Nếu thành lượng nơi lý trung đạo còn chưa đầy đủ, tức lại phải lập phần thứ tư, tướng phần là sở lượng, kiến phần là năng lượng, tức đem tự chứng phần làm lượng quả. Nếu đem kiến phần làm sở lượng, tự chứng phần làm năng lượng, tức lại đem pháp nào làm lượng quả, nên biết đem chứng tự chứng phần làm lượng quả mới đầy đủ vậy. Kiến phần duyên xa rỗng bên ngoài thông cả phi lượng và tỷ lượng tức chẳng thủ kiến phần làn tự chứng lượng quả. Hai phần bên trong chỉ là hiện lượng, nên qua lại làm quả không lỗi lầm. Phàm là lượng quả phải là hiện lượng mới là lượng quả. Tỷ lượng phi lượng, quyết định chẳng phải là lượng quả. Thí dụ như người làm bảo chứng phải là đôn hậu ngay thẳng mới làm chứng, nếu người qua loa chẳng thể kham làm bảo chứng. Lại năm thức trước cùng kiến phần thức thứ tám tuy là hiện lượng vì duyên bên ngoại tức chẳng phải lượng quả. Phàm lượng quả phải duyên bên trong mới làm lượng quả, lại thức thứ bảy tuy duyên bên trong, mà nó là phi lượng nên cũng chẳng thể làm lượng quả, phàm lượng quả là pháp đủ hai nghĩa: Một hiện lượng; hai duyên bên trong, lại kiến phần hậu đắc trong quả tuy là hiện lượng, lúc duyên bên trong biến ảnh duyên nên chẳng phải lượng quả, tức phải đủ hai nghĩa. Lại kiến phần trí căn bản trong quả tuy thân chứng chân như, mà chẳng biến ảnh, là dụng của tâm nên chẳng phải lượng quả, tức phải đầy đủ tâm thể, phải đủ bốn nghĩa: Một hiện lượng; hai duyên bên trong; ba chẳng biến ảnh; bốn là tâm thể, mới là lượng quả. Lại trong luận nói: “Bốn phần như vậy hoặc gồm làm ba, phần thứ tư gồm vào tự chứng phần vậy, hoặc gồm làm hai, là ba phần sau đều là tánh năng duyên đều gồm ở kiến phần. Đây nói kiến làm nghĩa năng duyên hoặc gồm làm một thể không riêng biệt vậy. Như trong kinh Nhập Lăng-già nói: “Do tự tâm chấp trước tâm tợ cảnh ngoài chuyển, chỗ thấy kia chẳng có, cho nên nói duy tâm”. Như vậy, các nơi nói chỉ nhất tâm, nói nhất tâm đây cũng gồm tâm sở vậy”. Giải thích: Như vậy các nơi nói chỉ nhất tâm là, cảnh bên ngoài không vậy, chỉ có nhất tâm, chấp trước bên trong vậy. Tợ cảnh bên ngoài chuyển, quyết định không cảnh bên ngoài, chấp thuận có tự tâm, chẳng lìa tâm vậy gọi chung là một thức. Tâm sở và tâm tương ưng, chỗ biến của sắc pháp và tâm là thật tánh của chân như, lại đều chẳng lìa thức vậy, đều gọi là duy thức. Lại trong Thanh Lương Ký nêu dẫn luận giải thích chứng tự chứng phần thứ tư là, nếu không phần này thì ai làm chứng phần thứ ba? Tâm phần đã đồng nên đều chứng vậy. Giải thích rằng: Kiến phần là tâm phần phải có tự chứng phần, tự chứng là tâm phần nên có chứng thứ tư. Trong luận có nói: “Tự chứng phần nên không có quả, các năng lượng là đều có quả vậy”. Giải thích rằng: Kiến phần là nương lượng phải có quả tự chứng. Tự chứng lượng kiến phần phải có quả thứ tư, sợ kia ngăn cản rằng tức dụng kiến phần làm quả thứ ba. Nên tiếp theo trong luận nói: “Chẳng nên kiến phần là quả thứ ba, kiến phần hoặc có lúc gồm thuộc phi lượng, nên do kiến phần đây chẳng chứng phần thứ ba. Chứng tự chứng phần hẳn là hiện lượng”. Lại ý nói rõ kiến phần thông cả ba lượng, ba lượng tức là hiện lượng, phi lượng và tỷ lượng, tức rõ ràng lúc kiến phải duyên tướng hoặc là phi lượng chẳng thể pháp phi lượng làm quả hiện lượng. Hoặc kiến duyên tướng ở tỷ lượng, và duyên tự chứng phần lại là hiện lượng, nên tự chứng phần là tâm thể được cùng tỷ lượng và phi lượng mà làm quả. Kiến phần chẳng phải tâm thể, chẳng được cùng tự chứng phần làm lượng quả đó vậy. Chẳng được kiến phần chứng ở phần thứ ba. Chứng tự thể, hẳn là hiện lượng vậy. Phần thức thứ ba phần đã là hiện lượng, nên được cùng chứng. Vô vô cùng thất ý nói: Nếu dùng kiến phần làm năng lượng, chỉ dùng ba phần cũng được đủ vậy. Nếu dùng kiến phần làm sở lượng, hẳn phải phần thứ tư làm lượng quả. Nếu thông làm thí dụ như, lụa là sở lượng, thước như năng lượng, trí là lượng quả, tức tự chứng phần. Nếu trí là sở sử (chỗ bị sai khiến), trí là năng sai khiến. Vật nào dùng trí? Tức là ở người, như chứng tự chứng phần. Người năng dùng trí, trí năng sai sử người, nên năng thay nhau chứng, cũng như gương sáng, ảnh tượng gương là tướng phần, gương sáng là kiến phần, mặt gương như tự chứng phần, lưng gương như chứng tự chứng phần. Mặt nương ở lưng, lưng lại nương mặt nên được qua lại chứng, cũng có thể dùng đồng làm chứng tự chứng, gương nương ở đồng, đồng nương ở gương vậy.