TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 58

Phàm bất định có bốn: Hối, miên, tầm, tứ, đối với thiện nhiễm v.v… đều chẳng quyết định, chẳng phải như xúc v.v… khắp cùng tâm, chẳng phải như dục v.v… quyết định khắp cùng địa cho nên, lập tên bất định: Một, ác tác (= hối) nghĩa là đối với sự đã làm hay chưa làm, thiện hay bất thiện, hoặc nhiễm hay chẳng nhiễm, mà buồn tức đổi biến làm thể, năng chướng Xa-ma-tha làm nghiệp. Lại trong luận Duy Thức gọi là hối, ở đều tức đối với quả mà giả lập tên nhân, trước ghét (ố = ác) nghiệp đã tạo tác, sau mới truy hối. Hai, Thùy miên, nghĩa là lược gồm ở tâm, chẳng tự tại chuyển làm thể, năng chướng Tỳ-bát-xá-na làm nghiệp. Ba, Tầm, nghĩa là hoặc có lúc tư đối với lúc tạo tác, hoặc có lúc do tuệ đối với pháp tìm cầu, tán hành cảnh bên ngoài, khiến tâm thô chuyển làm thể, chướng tâm tịnh bên trong làm nghiệp. Bốn, Tứ, nghĩa là chủng tử thức A-lại-da, chỗ sinh nương tựa tâm, chỗ tạo cùng tâm đều chuyển tương ưng, đối với pháp sở tầm lược hành cảnh bên ngoài, khiến tâm tế chẳng làm thể, chướng tâm tịnh bên trong làm nghiệp.

Giải thích: Tầm là tìm cạn, Tứ là đạt sâu, Tầm ở thô phát ngôn, Tứ thì tế phát ngữ. Trong luận Duy Thức nói: “Bốn bất định là đối với thiện nhiễm v.v… đều chẳng định vậy”. Giải thích: Thứ nhất giải hiển nghĩa bất định đây ở nơi giới tánh thức v.v… đều chẳng định. Thứ hai giải chọn tín v.v… tham v.v… ở trước v.v… đây thông cả ba tánh, tánh chẳng định vậy, như trên căn tùy phiền não, quá hoạn lắm sâu, mở ra ác thú chướng đạo Bồ-đề. Như trong luận Du-già nói: “Phiền não sai biệt là nhiều thứ sai biệt, phải biết đó gọi là: Kết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền, bạo lưu, ách, thủ, hệ, cái, chu ngột, cấu, thường hại, tiễn, sở hữu, căn, ác hạnh, lậu, quỷ, thiêu, não, hữu tránh, hỏa, xý nhiên, điều lâm, câu ngại, các loại phiền não sai biệt như vậy v.v… phải biết trong đây: Năng hòa hợp khổ, nên gọi là kết, khiến đối với thiện hạnh chẳng tùy chỗ muốn, nên gọi là ràng buộc, chỗ tất cả chủng tử thế gian tăng thượng theo đuổi, nên gọi là tùy miên. Nghiêng ngã nhiễm tâm, gọi là tùy phiền não; tính khởi hiện hành, nên gọi là triền; sâu khó lường tính, thuận dòng trôi chảy, nên gọi là bạo lưu; tà hành phương tiện, nên gọi là ách, năng thủ tự thân tương tục chẳng tuyệt, nên gọi là thủ; khó thể giải thoát, nên gọi là hệ; che nghĩa chân thật, nên gọi là cái; hoại ruộng mạ thiện, nên gọi là chu ngột, tự tánh nhiễm ô, nên gọi là cấu, thường có thể làm hại nên gọi là thường hại; chẳng tính tướng xa chỗ tùy, nên gọi là tiển, năng nhiếp y sự, nên gọi là sở hữu; chỗ bất tiện nương tựa nên gọi là căn, tà hành tự tánh, nên gọi là ác hạnh; lưu động tâm đó nên gọi là lậu; năng khiến thọ dụng không chỗ nhàm chán, nên gọi là quỷ; năng khiến chỗ ưa muốn thường có thiếu thốn, nên gọi là thiêu; năng dẫn suy tổn nên gọi là não; năng làm nhân của đấu tụng tranh cạnh nên gọi là hữu tránh; thiêu đốt chỗ tích tụ các củi thiện căn; nên gọi là hỏa; như bệnh đại nhiệt; nên gọi là xí nhiên; các thứ tự thân đại thọ tụ tập nên gọi là điều lâm; năng khiến chúng sinh vui đắm các thứ trần diệu dục; năng chướng chứng đắc pháp xuất thế gian nên gọi là câu ngại; các phiền não sai biệt như vậy v.v… cho đến phiền não quá hoạn là, phải biết phiền não có vô lượng quá hoạn, nghĩa là lúc phiền não khởi, trước tiên não loạn tâm đó, tiếp đối với chỗ duyên, phát khởi điên đảo, khiến các tùy miên đều được kiên cố, khiến đẳng lưu hành tương tục mà chuyển, năng dẫn tự hại, năng dẫn tha hại, năng dẫn đều cùng hại, sinh tội hiện pháp, sinh tội pháp sau, sinh tội cùng đều pháp, khiến thọ sinh kia thầnt ưu khổ, năng dẫn sinh các thứ khổ lớn v.v… năng khiến tương tục xa Niết-bàn lạc, năng khiến thối mất các pháp thắng thiện, năng khiến của cải suy tổn tán mất, năng khiến vào giữa chúng đông chẳng được không sợ, khiếp nhược không oai, năng khiến danh xưng xấu ác lan tỏa mười phương, thường bị người trí chê trách hủy bỏ, đến lúc sắp chết sinh sợ ân hận lớn, khiến thân hoại rồi, đọa ác thú, sinh trong Na-lạc-ca, khiến chẳng chứng đắc nghĩa lợi tự thắng, lỗi như vậy v.v… vô lượng vô biên. Như trên, chỗ làm phiền não sinh các quá hoạn đều từ một niệm đầu tiên vô minh tâm khởi, sao gọi là vô minh? Vì chẳng biết cảnh trước vốn không, vọng sinh đối đãi, chỉ là tự tâm phân biệt, vì gió phẫn hận thổi lửa tâm thức, tự thiêu tự hại, chẳng từng hay biết, chẳng rõ duy tâm, đệ nhất nghĩa đế, nên nói là vô minh si ám chỗ trói buộc không sinh không tử. Trong luận Đại Trí Độ nói: “Lại nữa, tất cả pháp tánh đều không không chỗ có, chỗ ông sân nhân duyên cũng đều hư dối không định, cớ sao ông vì sự hư dối nên khởi sân mạ gia hại, cho đến đoạt mạng, khởi nghiệp tội trong đây, sẽ đọa trong ba đường ác chịu vô lượng khổ, ông chớ vì sự hư dối không thật mà chịu đại tội, như trong núi có một ngôi chùa Phật, trong đó có một phòng riêng, trong phòng có quỷ lại khủng bố não hại đạo nhân, các đạo nhân đều bỏ phòng đó mà đi, có một vị khách tăng đến, vị Duy-na phân mời ở phòng đó mà nói với khách tăng rằng: “Trong phòng đây có quỷ thần thích não hại người, nếu có đủ khả năng ở trong đây thì ở” vì khách tăng đó tự lấy sức trì giới đa văn của chính mình nên nói: “Tiểu quỷ sao có đủ khả năng, ta có khả năng nhiếp phục nó”. Và liền vào phòng ở, tới chiều tối lại có một vị khách tăng đến xin ở lại, vị Duy-na cũng phân ở nghỉ phòng đó và nói có quỷ não hại người, khách tăng đó cũng nói: “Tiểu quỷ sao có khả năng, ta sẽ nhiếp phục nó”. Vị tăng đã vào trước đóng cưa đoan tọa đợi quỷ, vị đến sau lúc đêm tối nên gõ cửa xin vào, vị tăng đã vào trước cho đó là quỷ, nên chẳng mở cửa, vị tăng đến sau dốc sức mở cửa, vị tăng vào trước trong phòng dùng lực chóng đỡ đó, vị tăng đến sau ở ngoài được thắng đánh vỡ của mà vào được, vị tăng bên trong bèn đánh đó, vị tăng bên ngoài cũng dốc sức đánh trả, mãi đến sáng sớm, trông thấy nhau, mới là bạn đồng học xưa cũ, mỗi tự xấu hổ mà tạ lỗi nhau, mọi người nhóm tập lại, cười mà lấy làm quái lạ đó, chúng sinh cũng như vậy, năm chúng không ngã không nhân, từ không mà thủ tướng đến nổi đấu tránh, nếu chi giải tại địa, chỉ có xương thịt, không nhân không ngã, cho nên Bồ-tát nói với chúng sinh rằng: “Các ngươi chớ ở trong căn bản không mà đấu tránh tạo tội. Đấu tránh nên thân người còn chẳng thể được, huống gì là gặp Phật”. Lại nói: Tất cả phiền não tuy là nghiệp nhân duyên ở quá khứ, vô minh là căn bản, cho đến nếu biết vô minh nghiệp nhân duyên ở một đời trước, thì ức muôn đời có thể biết rõ, thí như hiện tại lửa nóng, quá khứ và vị lai lửa cũng như vậy, lại nữa Bồ-tát cầu tầm vô minh, thấu rõ tức là minh chỗ gọi là thật tướng các pháp gọi là thật tế. Quán các pháp như huyễn như hóa, chúng sinh bởi nhân duyên điên đảo nên khởi các phiền não, tạo nghiệp tội ác, luân chuyển trong năm đường chịu khổ sinh tử, thí như tằm nhả tơ từ trong trói buộc vào nước sôi than lửa, chúng sinh phàm phu cũng như vậy lúc mới sinh chưa có các thứ phiền não, sau tự sinh tham dục, sân nhuế v.v… các phiền não, nhân duyên phiền não đó nên che lấp trí tuệ chân thật, chuyển thân nhận chịu thiêu đốt nung nấu nơi địa ngục. Bồ-tát biết pháp đó gốc ngọn đều không, chỉ vì chúng sinh điên đảo sai nhầm nên chịu khổ như vậy. Bồ-tát đối với chúng sinh đó khởi tâm đại bi, muốn phá phiền não đó nên cầu ở thật pháp, hành Bát-nhã ba-lamật thông đạt thật tế, dùng các thứ nhân duyên giáo hóa chúng sinh khiến trú ở thật tế, cho nên trú ở thật tế, không lỗi vậy”. Giải thích: như rõ minh nghiệp đời nay la tâm, thì năng thông đạt tất cả các nghiệp thiện ác ở quá khứ và tương lai đều là tự tâm, như một ngọn lửa tánh nóng, thì tất cả lửa đều lá nóng, đã thật biết rồi trọn chẳng đưa tay xúc chạm, vì sợ thiêu đốt tay vậy. Nếu như thật biết một mảy trần một niệm ở hiện tại nay đều là tự tâm, trọn chẳng còn cố khởi tâm tham thủ cảnh trước, nghĩ sợ mất tông vậy. Do đó trong luận Bảo Tạng nói: “Tất cả như huyễn, huyễn đó chẳng thật, biết huyễn là huyễn, giữ chân ôm một” như vậy thì đèn trí thường chiếu, biển nghiệp tự khô, rốt ráo trú ở thật tế không lỗi, thật duy thức tánh, ở trong thật tế chẳng thấy có một pháp hoặc sinh hoặc diệt hoặc hợp hoặc tan. Do đó trong kinh Tịch Điều Âm Sở Vấn nói: “Thiên tử Tịch Điều Âm nói: “Văn Thù Sư Lợi! Vì có phiền não nên điều phục, vì không phiền não nên điều phục”. Văn thù Sư lợi: Thiên tử! Thí như có người ngủ mộng thấy rắn độc châm nọc người đó bị khổ bức bách, tức ngay trong mộng uống thuốc giải trừ, vì uống thuốc nên khí độc được trừ, ý ông nghĩ thế nào? Người đó thật bị nọc độc chăng?” Thiên tử nói: Không vậy Văn Thù Sư Lợi hỏi: “Độc kia thật có trừ được chăng?” Thiên tử nói: “Văn -thù-Sư- lợi! Nếu thật chẳng bị nọc độc, thì trừ cũng vậy”. Văn- thù-Sư- lợi nói: “Thiên tử! Tất cả hiền thánh điều phục cũng như vậy, Thiên tử nói rằng: Vì có phiền não nên điều phục, không nên điều phục. Thiên tử! Như ngã và vô ngã, có phiền não và không phiền não cũng như vậy, cho đến tất cả pháp vô ngã, vì không chủ vậy, tất cả pháp không chủ cùng như hư không vậy, tất cả pháp không lai (đến) vì không chỗ nương tựa vậy, tất cả pháp không khứ (đi) vì không lỗ hổng vậy, tất cả pháp không trú vì không chỗ an lập vậy. Tất cả pháp không an lập, thì sinh tức diệt vậy, tất cả pháp vô vi vì vô lậu vậy, tất cả pháp không thọ vì rốt ráo điều phục vậy” trong kinh Đại Trang Nghiêm Pháp Môn nói: “Văn- thù Sư -lợi thấy đại chúng đây đối với Kim Sắc Nữ mà không nhiễm tâm rồi, bèn hỏi Kim Sắc Nữ rằng: “Nay ngươi phiền não đặt tại xứ nào? Khiến các vương tử cho đến cư sĩ v.v… chẳng sinh nhiễm tâm” Kim Sắc Nữ nói đáp: “Tất cả phiền não và chúng sinh phiền não đều trú ở bờ trí tuệ giải thoát, pháp giới như như, trong pháp bình đẳng, các phiền não kia chẳng phải có sinh chẳng phải có diệt, cũng chẳng an đặt”. Như trong luận Trung Quán có kệ tụng nói:

“Nhiễm pháp nhiễm là một,

Một pháp làm sao hợp,

Nhiễm pháp nhiễm là khác,

Khác pháp làm sao hợp”.

Xưa trước giải thích: Phiền não là năng nhiễm, chúng sinh là sở nhiễm, một tức năng sở chẳng thành, khác tức như đồng nước lửa, đều là nghĩa không hợp. Trong luận Chỉ Quán nói: “Nếu một niệm phiền não tâm khởi, đủ mười pháp giới trăm pháp chẳng ngăn ngại nhau, tuy phiền não chẳng có, tuy một chẳng không, nhiều chẳng tích, một chẳng tán, nhiều chẳng khác, một chẳng đồng, nhiều tức một, một tức nhiều, cũng như mới đầu đèn và bóng tối cộng trú, như vậy tối sáng chẳng ngại nhau cũng chẳng phá nhau, như vậy liễu đạt phiền não tánh không, thì bốn thứ bộc lưu, thì chỉ mặt nhật chánh pháp qua đó năng khô kiệt, bảy lớp gò mạn, chỉ nhân gió tuệ bình đẳng thổi đó đổ ngã năng hại sở hại đều tiêu tự, buộc tha buộc đồng mở, gặp duyên giống như nước trên hoa sen, gặp việc tợ gió trong hư không, trong tất cả thời thường ở nơi Tông kính, thấy muôn pháp không khác như thái hư không, hướng đến trong địa tánh không thì đẹp xấu bình đẳng”. Như trong luận Đại Trí Độ nói: “Thí như trừ cung điện và các chòi dột nát, như đốt chiên-đàn và gỗ tạp, hư không nơi đó không có sắc khác, và tát-bà-nhã v.v… các pháp cầu pháp đó đều như vậy”. Nên trong Tịnh Danh Số nói: “Chỉ trừ bệnh đó chẳng trừ pháp đó là, tức là thấu rõ lấy bỏ đó vậy, có vị sư giải rằng: như người mắt bị bệnh thấy hoa đốm giữa hư không, lúc mắt lành bệnh tức không hoa có thể trừ, chúng sinh cũng như vậy, vọng thấy các pháp chỉ trừ vọng hoặc, vọng hoặc nếu diệt thì không pháp có thể trừ. Đây là nghĩa vốn không pháp, sao gọi là pháp chẳng trừ vậy, nay nói tất cả chúng sinh đều đủ pháp mười pháp giới, vì vô minh chẳng rõ, xúc xứ bệnh sinh. Nếu có trí tuệ tự tại vô ngại, đều là Phật sự, thí như lửa và pháp thiêu đốt, nếu xúc chạm thiêu đốt tức đau khổ, cẩn thận chớ xúc phạm tức là trừ bệnh, không thể trừ lửa, nếu trừ lửa đây thì mất thân ấm chiếu tối thành năng của thực, mười hai nhân duyên, pháp của ba đạo cũng vậy, đây có pháp lấy bỏ chẳng đồng trừ vậy, lại lửa năng thiêu đốt, người được pháp thuật là ra vào không ngại chẳng cần pháp trừ lửa vậy, nên tám vạn bốn ngàn phiền não, phàm phu vì đó mà chịu não, chư Phật Bồ-tát lấy làm Phật sự vậy, cũng như pháp của trị mắt là trừ bệnh, chẳng được tổn hại tịnh châu vậy, trong kinh nói vì đoạn bệnh gốc mà dạy bảo dẫn dắt, đó là chánh nói rõ hóa vật vậy, bệnh gốc tức là một niệm vô minh thủ tướng, nên trong kinh Tạp Hoa Nghiêm nói: “Ba cõi không pháp riêng biệt, chỉ là một tâm tạo tác”. Nay gọi là chỉ là một niệm vô minh thủ tướng tâm tạo tác vậy, đây tức là bệnh gốc của ba cõi sinh tử. Nếu biết vô minh chẳng khởi thủ hữu tức khác, nên chẳng tạo mới đức là đoạn bệnh gốc vậy, vậy biết tâm của một niệm đã gọi là nguồn đạo, chấp thật thành quấy, rõ không chẳng lỗi, ngộ tại một sátna, lại không trước sau, như trong bài ca Đạo thể chẳng hai, Hòa thượng Chí Công nói: “Chúng sinh chẳng hiểu tu đạo, bèn muốn xua trừ phiền não, chẳng biết phiền não vốn không, gồm đạo lại muốn tìm đạo, tâm của một niệm tức vậy, nào phải xứ khác xét tầm, đại đạo sáng ngời trước mắt, người ngu mê đảo chẳng rõ, Phật tánh thiên chân tự nhiên, cũng không nhân duyên tu tạo, chẳng biết ba độc hư giả, vọng chấp trầm luân sinh lão, ngay xưa lúc mê nói muộn, ngày nay mới giác chẳng sớm”. Thứ ba, sắc pháp, sắc có mười lăm thứ: Một, địa, có hai; địa bên trong và địa bên ngoài, địa bên trong nghĩa là năm căn nhãn v.v… ở trong mỗi thân riêng biệt và chỗ kia cư trú nương tựa cứng rắn và chỗ chấp gồm có tánh chấp thọ, lại có tăng thượng tích tập, đó là tóc lông móng răng da thịt gân cốt v.v… là thể địa bên trong. Hình đoạn thọ dụng làm nghiệp, địa bên ngoài nghĩa là năm cảnh sắc v.v… bên ngoài mỗi thân riêng biệt, là chỗ nương tựa, gồm thuộc cứng chắc, chẳng phải tánh chấp thọ. Lại có tăng thượng tích tập, đó là sỏi đá gò núi v.v… là thể địa bên ngoài, hình đoạn thọ dụng làm nghiệp, lại nương tựa gìn giữ từ tướng làm nghiệp; hai, thủy cũng có hai thứ: Thủy bên trong và thủy bên ngoài. Thủy bên trong nghĩa là nhãn v.v… năm căn ở trong mỗi thân riêng biệt và chỗ của kia cư trú nương tựa, gồm thuộc ướt đượm, có tánh chấp thọ. Lại có tăng thượng tích tập, đó là nước mũi, nước mắt, nước dãi mồ hôi là thể thủy bên trong nhuần đượm tích tập thọ dụng làm nghiệp. Thủy bên ngoài là năm cảnh sắc v.v… ở ngoài mỗi thân riêng biệt và chỗ kia nương tựa, gồm thuộc ướt đượm, chẳng phải tánh chấp thọ. Lại có tăng thượng tích tập, đó là suối nguồn khe ngòi v.v… là thể thủy bên ngoài, y trị thọ dụng tư tưởng làm nghiệp; ba, hỏa cũng có hai: Hỏa bên trong và hỏa bên ngoài. Hỏa bên trong nghĩa là nhãn v.v… năm căn trong mỗi thân riêng biệt và chỗ kia cư trú nương tựa gồm thuộc ấm nóng, có tánh chấp thọ. Lại có tăng thượng tích tập, đó là năng khiến hữu tình ấm khắp tăng nhiệt, lại năng tiêu hóa ăn uống là thể hỏa bên trong, thành thục hòa hợp thọ dụng làm nghiệp. Hỏa bên ngoài, tức sắc v.v… năm cảnh ở ngoài mỗi thân riêng biệt và chỗ kia nương tựa, gồm thuộc ấm nóng, chẳng phải tánh chấp thọ. Lại có tăng thượng tích tập, đó là ngọn lữa cháy lan thôn thành, hoặc dùi cây đánh đá, các thứ tìm đó là thể hỏa bên ngoài, biến hoại thọ dụng đối trị tư dưỡng làm nghiệp; bốn, phong cũng có hai: Phong bên trong và phong bên ngoài. Phong bên trong nghĩa là nhãn v.v… năm căn trong mỗi căn riêng biệt và chỗ kia cư trú năng tựa, gồm thuộc nhẹ động có tánh chấp thọ. Lại có tăng thượng tích tập, đó là hoành hành lên xuống, hơi thổ vào ra v.v… là thể phong bên trong, là sự động tác thọ dụng làm nghiệp. Phong bên ngoài, tức là sắc v.v… năm cảnh ngoài mỗi thân riêng biệt và chỗ kia nương tựa, gồm thuộc khinh động, chẳng phải tánh chấp thọ. Lại có tăng thượng tích tập, đó là xô phá núi đồi, nhổ đè rừng cây v.v… kia đã tan hoại, không nương tựa nên tĩnh lắng. Nếu tìm cầu phong là động áo lay quạt, nó chẳng lay động vì không duyên nên ngừng dứt, các thứ như vậy là thể phong bên ngoài, nương tựa gìn giữ thọ dụng giúp nuôi đối trị làm nghiệp; năm, nhãn nghĩa là tất cả chủng tử, chỗ của thức A-lại-da chấp thọ sắc của bốn đại tạo nên làm cảnh giới, duyên chỗ nương tựa tịnh sắc căn của sắc cảnh và thức làm thể, gồm thuộc sắc uẩn, tánh không thấy có đối; sáu, nhĩ; bảy, tỷ; tám, thiệt; chín, thân, cũng vậy. Trong đây sai biệt, nghĩa là mỗi hành ở tự cảnh, duyên chỗ nương tựa của tự cảnh; mười, sắc, nghĩa là cảnh sở hành của nhãn, chỗ nhãn thức duyên, sắc do bốn đại tạo, gồm thuộc sắc uẩn, tánh có thấy có đối; mười một, thanh, nghĩa là cảnh sở hành của nhĩ, chỗ nhĩ thức duyên, do bốn đại tạo thành, có thể nghe âm thanh làm thể, gồm thuận sắc uẩn, tánh không thấy có đối; mười hai, hương, nghĩa là cảnh sở hành của tỷ, chỗ tỷ thức duyên, do bốn đại tạo thành, vật có thể người làm thể, gồm thuộc sắc uẩn, tánh không thấy có đối; mười ba, vị, nghĩa là cảnh sở hành của thiệt, chỗ thiệt thứ duyên do bốn đại tạo thành, vật có thể nếm thưởng làm thể, gồm thuộc sắc uẩn, tánh không thấy có đối; mười bốn, xúc, nghĩa là cảnh sở hành của thân, chỗ thân tức duyên, do bốn đại tạo thành, vật có thể xúc chạm vào thể, gồm thuộc sắc uẩn, tánh không thấy có đối; mười lăm, pháp, sắc sở gồm của xứ, nghĩa là trong tất cả thời, cảnh sở hành của ý, nhiếp thuộc sắc uẩn, tánh không thấy không đối. Lại trong luận Bách Pháp nói sắc có mười một thứ đó là năm căn và sáu cảnh. Năm căn theo luận A-tỳ-đạt-ma nói: “Lấy tạo sắc làm thể: Một là, năng tạo, tức bốn đại địa thủy hỏa phong; hai, là sở tạo, tức bốn vị sắc hương vị xúc. Về sáu cảnh là: Một, là sắc, gồm có ba mươi mốt thứ trong đó hiển sắc có mười ba: Một, xanh; hai vàng; ba đỏ; bốn trắng; năm ánh sáng; sáu ảnh; bảy sáng; tám tối; chín mây; mười khói; mười một bụi trần; mười hai sương mốc, mười ba không (hư không) một hiển sắc, về hình sắc có mười: Một dài; hai ngắn; ba vuông; bốn tròn; năm thô; sáu tế; bảy cao; tám thấp; chín chánh; mười bất chánh. Biểu sắc có tám: Một lấy, hai bỏ; ba cong; bốn duỗi; năm đi; sáu dừng; bảy ngồi; tám nằm. Pháp xứ sắc có năm: Một, sắc tự xa; hai sắc cực lược, ba, sắc định tự tại sở sinh; bốn, sắc thọ sở dẫn, năm, sắc biến kế sở chấp; sáu, năm căn lấy năng tạo làm thể, trong cảnh pháp xứ lấy cực huýnh lược làm thể. Biến kế sở chấp, thọ sở dẫn v.v… bốn loại sắc đó chẳng phải là tạo sắc, vì không thể tánh là giả, chẳng phải thật. Lại trừ xanh vàng đỏ trắng bốn sắc là thật, còn ngắn dài v.v… hai mươi bảy thứ đều là giả. Bốn thật sắc trên lập vậy, do tướng hình lập vậy. Hai, thanh có mười một thứ: Một, nhân chấp thọ đại chủng thanh, nhân là nghĩa của giả tịch, tức nương gá thức thứ tám kia mà chấp thọ. Âm thanh phát ra từ bốn đại, tức như tiếng huyết nồng rót chảy v.v… ấy vậy, tức bốn đại bèn trong hữu tình làm âm thanh, thảy đều chấp thọ; hai nhãn chẳng chấp thọ đại chủng thanh, là âm thanh bốn đại bên ngoài vậy; ba nhãn chấp thọ chẳng chấp thọ đại chủng thanh, như bốn đại chủng bên ngoài, thân gần tạo âm thanh kia, tức tay và bốn đại chủng bên trong thân gần tạo quả âm thanh, bốn đại chủng bên ngoài chỉ là trợ duyên cộng tạo một âm thanh; bốn thể sở cộng thành thanh, tức ở thế gian các thứ ngôn giáo sách vở âm dương v.v… gọi là cộng thành thanh. Nhân nghĩa lễ trí tín v.v…; năm thứ thành sở dẫn thanh, hoặc trí thành sở tác, chỗ dẫn ngôn giáo, tức chỉ Đức Như Lai; sáu, khả ý thanh là chỗ tình lạc dục; bảy, chẳng khả ý thanh, tức tình chẳng lạc dục; tám, câu tương vi thanh, tức chẳng phải lạc chẳng phải chẳng lạc, gọi là câu tương vi thanh; chín, biến kiến sở chấp thanh, tức là ngôn giáo do ngoại đạo lập nên; mười, thánh ngôn lượng sở gồm thanh; mười một, chẳng phải thánh ngôn lượng sở gồm thanh. Ba, là hương có sáu: Một, hảo (tốt) nói về tình tức tùy tự thức biến xứng với tâm mình mới gọi là hảo hương; hai, xấu; ba, bình đẳng chẳng phải đẹp chẳng phải xấu bốn đều cùng sinh trầm, đàn v.v… cùng chất đều khởi; năm, hòa hợp các hương v.v… thành một hương; sáu, biến khác, lúc chưa đốt không hương gọi là biến khác. Bốn là vị có mười hai: Một ,đắng; hai ,chua; ba, ngọt; bốn, cay; năm, mặn; sáu, nhạt; bảy, khả ý nghĩa là xứng tình; tám chẵng khả ý nghĩa la chẵng xứng tình; chín, cùng trái nhau mười là câu sinh , cùng chất đồng có ;mười một, hòa hợp các vị tụ tập; mười hai, biến khác, sau thành thục khác vị đối với trước. Năm, là xúc có hai mươi sáu thứ: Một địa; hai thủy; ba hỏa; bốn phong; năm trơn; sáu rít; bảy nhẹ; tám nặng; chín mềm; mười hoản; mười một gấp; mười hai lạnh; mười ba đói; mười bốn khác; mười lăm no; mười sáu lực; mười bảy kém; mười tám muộn; mười chín ngứa; hai mươi dính; hai mốt bệnh; hai mươi hai già; hai mươi ba chết; hai mươi bốn nhọc; hai mươi lăm dứt; hai mươi sáu dõng. Bốn thứ địa thủy hỏa phong ở trước là thật, còn lại hai mươi thứ sau nương ở bốn đại sai biệt kiến lập là giả vậy.

Hỏi: Sắc pháp có mấy nghĩa?

Đáp: Có bốn nghĩa: Trong luận Bách Pháp nói: “Một, sắc chỗ thức nương chỉ thuộc năm căn; hai, sắc chỗ thức duyên chỉ thuộc sáu cảnh; ba, tổng tướng mà nói chất ngại gọi là sắc; bốn, biệt tướng mà nói, lược có hai thức: Một, có đối nếu chuẩn cứ theo hữu tông tức là cực vi tạo thành, theo Đại thừa tức dụng năng tạo sắc thành; hai không đối, chẳng phải cực vi thành, tức sắc thuộc pháp xứ gồm”. Như trên, địa thủy hỏa phong, tất cả sắc pháp, nhân duyên tợ có mà thể dụng đều hư. Tại sao? Vì tự thể tha thể đều là tánh không, năng duyên sở duyên đều không có lực, vì tự nhân tha lập tha nhân tự sinh, tha là tự tha, tự là tha tự, qua lại thành, qua lại đoạt, định tánh đều không. Lại năng duyên sở thành, sở từ năng lập, năng không có lực thì vào nơi sở, sở không có lực thì vào ở năng. Qua lại gồm, qua lại giúp đều giả đặt bài, duyên hội tợ có duyên tan trở lại không, vì duy thức sở trì cuối cùng kết quy về tánh không. Như trong luận Đại Trí Độ nói: “Lại nữa, địa nếu thường là tướng kiên (cương chắc) chẳng nên bỏ tướng đó, như ngưng tô mật ong nhựa cây dung thì bỏ tướng cứng đó rơi lạc trong tướng thấp ướt, vàng bạc đồng sắt v.v… cũng vậy. Như thủy là tướng ướt mà đông lạnh thì chẳng thành tướng cứng, các thứ như vậy đều là xả bỏ tướng. Lại nữa các vị luận sư, với có thì năng kiến không, với không thì năng kiến có, các bậc Hiền thánh và người tọa thiền, năng khiến địa làm thủy, thủy làm địa, các pháp như vậy v.v… đều có theo chuyển tướng, vì không định thể vậy, tùy duyên biến hiện, chẳng thể chấp có chấp không mà trái với pháp tánh. Thứ tư, Bất tương ưng hành pháp, có hai mươi bốn bất tương ưng hành, tương ưng là nghĩa hòa thuận, như tâm vương tâm sở, đắc v.v… chẳng phải năng duyên, chẳng cùng tâm vương tâm sở tương ưng, nên gọi là bất tương ưng. Lại, đắc v.v… chẳng phải nghĩa chất ngại, chẳng cùng sắc tương ưng, lại có sinh diệt, chẳng cùng vô vi tương ưng, chẳng chọn lựa bốn vị pháp, nên gọi là chẳng tương ưng: Một, đắc nghĩa là các hành thuộc chủng tử gồm tự tại sinh khởi tương tục, tánh sai biệt. Lại trong luận Tạp Tập nói: “Nghĩa là đối với pháp thiện, bất thiện, vô ký, hoặc tăng hoặc giảm giả lập, được đắc thành tựu”. Pháp thiện, bất thiện và vô ký là hiển bày nơi nương tựa, hoặc tăng hoặc giảm là hiển bày tự thể. Tại sao? Do có tăng nên nói là thành tựu thượng phẩm tín v.v… do có có giảm nên nói thành tựu hạ phẩm tín v.v…; hai, vô tưởng định, nghĩa là sắc lìa tịnh, dục chưa lìa dục địa trên, do ở trời Vô tưởng khởi tưởng xa lìa. Trong luận Tạp Tập nói: “Ở tâm chẳng hằng hành và tâm sở diệt, giả lập định vô tưởng”. Chẳng hằng hành Gồm thuộc ở chuyển thức. Diệt, nghĩa là định tâm sở dẫn chẳng hằng hiện hành, các tâm tâm sở tạm thời gián đoạn diệt; ba, diệt tận định, nghĩa là đã lìa dục vô sở hữu xứ, hoặc vào phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Hoặc nói: dục vượt qua hữu đảnh làm tưởng chỉ tức, tác ý làm đầu, nên ở các tâm chẳng hằng hành tâm sở và một phần tâm hằng hành tâm sở diệt, giả lập định diệt tân. Trong đây sở dĩ nói chưa lìa dục trên, là hiển bày lìa dục hữu đảnh, các A-la-hán v.v… cũng đắc định này vậy, một phần hằng hành tức là nhiễm gồm thuộc ở ý; bốn, Vô tưởng thiên, nghĩa là ở khoảng này đắc vô tưởng định, do đây về sau sinh trong trời Vô tưởng hữu tình, ở tâm chẳng hằng hành tâm sở diệt, giả lập vô tưởng dị thục; năm, mạng căn, nghĩa là ở trước chúng đồng phận, nghiệp cảm nên lúc trú quyết định, giả lập thọ mạng, chúng đồng phận, nghĩa là các uẩn tương tục trong một đời. Lúc trú quyết định, phân chỗ thời đó khiến chúng đồng phận thường được an trú, hoặc trải qua trăm năm ngàn năm v.v… do nghiệp sở dẫn, công năng sai biệt, lại nương nghiệp sở dẫn chủng thức thứ tám, khiến sắc tâm chẳng đoạn, gọi là mạng căn; sáu, chúng đồng phận, nghĩa là hữu tình như vậy, như vậy, ở các chủng loại tự thể tương tợ, giả lập chúng đồng phận; bảy, dị sinh tánh, nghĩa là tự tướng hành phát khởi tánh, lại do chủng hai chướng mỗi mỗi thú hướng sai biệt; tám, sinh, nghĩa là ở chúng đồng phận các hành tánh không vốn khiến có, giả lập làm sinh; chín, dị, nghĩa là ở chúng đồng phận, các hành tướng tương tục biến khác, giả lập làm dị, cũng gọi là lão; mười, trú, nghĩa là ở chúng đồng phận, tánh tương tục chẳng biến hoại, giả lập làm trú; mười một, vô thường, nghĩa là ở chúng đồng phận các hành tánh tự tướng sinh sau hoại diệt, giả lập tướng vô thường; mười hai, danh thân, nghĩa là ở các pháp tự tánh tăng ngôn (thêm lời), giả lập danh thân; mười ba, cú thân, nghĩa là ở các pháp sai biệt tăng ngôn, giả lập trú thân; mười bốn, văn thân, nghĩa là ở hai thứ trước kia chỗ văn cú nương tựa các chữ, giả lập văn thân; mười lăm, lưu chuyển, nghĩa là ở nhân qiả tương tục chẳng đoạn, giả lập lưu chuyển; mười sáu, định dị, nghĩa là ở nhân quả các thứ sai biệt, giả lập định dị; mười bảy, tương ưng, nghĩa là ở các hành nhân quả tương xứng tánh; mười tám, thế tốc, nghĩa là các hành tánh lưu chuyển nhanh chóng; mười chín, thứ đệ, nghĩa là các tánh mỗi mỗi thứ lớp chuyển, hai mươi, thời, nghĩa là các hành, tánh triển chuyển luôn sinh diệt mới; hai mươi mốt, phương, nghĩa là các sắc tánh hành biến phân tể, hai mươi hai, số, nghĩa là các hành v.v… tánh mỗi riêng biệt tương tục thể tướng lưu chuyển; hai mươi ba, hòa hợp, nghĩa là các hành tánh cùng họp; hai mươi bốn, chẳng hòa hợp, nghĩa là các hành tánh duyên trái nghịch, chẳng tương ưng hành đây chẳng cùng bốn vị tâm vương, tâm sở, sắc, vô vi v.v… tương ưng, nhưng đều là phân vị của tâm, cũng chẳng lìa tâm biến và vượt khởi thật tánh duy thức, nói về một kỳ hạng hành tướng phân biệt nên vậy. Như trong Quảng Bách Luận nói: “Tự tâm phân biệt, chỗ thấy cảnh giới tức là tự tâm, chỉ tùy các duyên, chủng các hành thục, tự tâm biến làm các thứ phân vị, chỗ tự tâm biến, tướng không thật thể”. Vì sao tinh cần an lập pháp khác? Chỉ nên tin thọ các pháp duy tâm.

Hỏi: Diệu chỉ của thất tâm, chân nguyên của tám thức, trong môn hữu vi đã nói rõ vương sở, vậy, trong pháp vô vi, làm sao chỉ bày?

Đáp: Ở đây nêu bày pháp vô vi thứ năm, hữu vi vô vi đều một tâm biến khởi vậy. Lại chẳng vượt ngoài tánh nhất tâm vậy.

Hỏi: Hữu vi vô vi, mỗi mỗi có mấy thức, mỗi mỗi hành tướng làm sao phân biệt?

Đáp: Hữu vi lược có ba thứ, vô vi lược có sáu thứ: Thứ nhất, pháp của hữu vi cực thành chẳng vượt quá ba thứ. Trong luận Duy thức nói: Một, pháp chỗ hiện biết, như sắc tâm v.v…; hai, pháp hiện thọ dụng, như bình áo v.v… hai pháp như vậy ở đời cùng biết có, chẳng đợi nhân thành; ba, pháp có thọ dụng như nhãn nhĩ v.v… do dụng các kia, chứng biết là có”.

Giải thích: Như sắc tâm v.v… là, tức năm thức thân, tha tâm, trí, cảnh, nghĩa là sắc v.v… năm trần và tâm tâm sở. Đây là nói về tổng tụ, chẳng riêng phân biệt. Đây, thức, cảnh, hiện lượng, chỗ biết nào chẳng phải là cảnh chỗ biết? Như bình áo v.v… là, đây tuy hiện thấy thọ dụng, mà chẳng phải chỗ hiện lượng duyên, là giả pháp vậy. Chỉ là hiện đời nay mà thọ dụng vật.

Hỏi: Trong đây, duyên bình v.v… tâm là lượng nào gồm?

Đáp: Phi lượng thâu gồm, chẳng thân gần duyên được pháp tự thể, chẳng phải so lường, nên phi lượng thâu gồm, như nhãn nhĩ v.v… là, năm sắc căn đây chẳng phải hiện lượng được, cũng chẳng phải chỗ người hiện đời nay có biết, nhãn nhĩ v.v… đây, mỗi do các kia có phát thức dụng, so biết là có, nói chứng biết, là chứng thành đạo lý, vì hiện thấy quả, so có nhân vậy. Quả nghĩa là chỗ sinh tâm, tâm tâm sở pháp, so lượng biết có các tịnh sắc căn. Đây chẳng phải hiện lượng trí tha tâm biết. Nhưng nay, theo Đại thừa, cảnh của thức thứ tám cũng hiện lượng được. Lúc trí Phật duyên cũng hiện lượng được. Trừ Phật ngoài ra cộng chấp thuận là luận, chẳng phải thế tục cộng thảy đều, cho nên chỉ nói đây biết là có. Tiếp theo, căn cứ ở các kinh luận, nói có sáu pháp vô vi, như trong luận Bách pháp nói: Một, hư không vô vi là lìa tất cả sắc tâm các pháp chướng ngại, là chỗ hiển bày chân lý, gọi là hư không vô vi. Hư không có ba thứ: Một, thức biến hư không, tức trên thức thứ sáu làm giải tâm, biến khởi tướng phần hư không; hai, pháp tánh hư không, tức thể chân như có lìa các chướng ngại, nên gọi là hư không; ba, sự hư không, tức chỗ thấy ngoan không ấy vậy. Hai, trạch diệt vô vi, do trí vô lậu khởi chọn lựa diệt các chướng nhiễm, chỗ hiển bày lý chân như vậy. Ba, phi trạch diệt vô vi, có pháp chẳng do lực chọn lựa, khởi trí vô lậu giản trạch mà bản tánh tịnh, tức tự tánh thanh tịnh Niết-bàn ấy vậy, tức là bản tánh chân như lìa các chướng nhiễm, chẳng do khởi trí đoạn hoặc, vì bản thể tịnh vậy. Bốn, bất động vô vi, ở đệ tứ thiền lìa tám hoạn ba tai, chứng đắc bất động vô vi. Năm tưởng thọ diệt vô vi, từ đệ tứ thiền trở lên đến vô sở hữu xứ trở lại, xả thọ chẳng hành và thô tưởng cũng không, hiển bày được chân như, gọi là tưởng thọ diệt vô vi. Sáu, chân như vô vi có hai: Một: căn cứ đối mà được tên gọi, nghĩa là lý chân như, đối lại sự mà được tên gọi; hai, chọn pháp, tức chân như kén chọn biến kế, lìa ở sinh diệt. Hiện bày thể là, theo Đại thừa chỉ căn cứ về tâm biến tướng phần, giả nói là có hư không, chẳng phải là lìa ngoài tâm có không vậy. Nếu nói bản chất vô vi, tức chẳng lìa nói thức biến mà có vậy.

Hỏi: Nếu nói thức biến tướng phần gọi là vô vi, tức là tướng của tướng trạng, tùy thức mà làm sao thành vô vi ư?

Đáp: Đây nói là thức biến, giả nói là vô vi, kỳ thật chẳng phải là vô vi. Vô vi là pháp thường trú vậy, nay đây nương thể vô vi là, chỉ thủ tùy thức tướng phần độc ảnh làm thể, vì trước sau tương tợ không có biến, mà chỉ một loại tướng không v.v… vậy, giả nói là vô vi, sáu vô vi đây, hàng Bồ-tát địa tiền thức biến tức là hữu lậu. Nếu là hàng địa thượng (từ sở địa trở lên). Trí hậu đắc biến tức là vô lậu. Nếu y cứ theo pháp tánh, nêu bày thể là, năm thứ vô vi đều là chân như. Ngoài thể chân như không còn nên ra sáu thứ vô vi, mỗi mỗi đều nương thật đức vô vi vậy.

Hỏi: Cớ sao Thánh giáo nói chân như thậy ư?

Đáp: Nay nói có, chẳng là tên chân như thật có, chỉ nói có tức là xua trừ ác thủ không, nên nói là có thể, là diệu hữu chân không, nên nói chẳng phải không chẳng phải có.

Hỏi: Cớ sao Thánh giáo nói chân không là không ư?

Đáp: Vì là phá chấp ngoài tâm chân như là thật có, nên nói là không, tức không tình chấp đó, tức chẳng không là chân như đó không vậy. Lại, trong luận Duy thức nói: “Nhưng các Khế Kinh nói có hư không v.v… các pháp vô vi, lược có hai thứ: Một, nương thức biến, giả thi thiết có, nghĩa là từng nghe nói tên hư không v.v… tùy phân biệt có tướng hư không v.v… bởi lực từng tập vậy, lúc tâm v.v… sinh, tợ tướng hư không vô vi v.v… hiện tướng chỗ hiện đây trước sau tương tợ, không có biến đổi, giả nói là thường; hai, nương pháp tánh giả thi thiết có, nghĩa là không vô ngã, chỗ hiển bày chân như, có không đều chẳng phải, tuyệt đường tâm lời, cùng tất cả pháp chẳng phải một hay khác v.v… là chân lý pháp, nên gọi là pháp tánh, lìa các chướng ngại nên gọi là hư không. Do lực trạch diệt, diệt các tạp nhiễm, rốt ráo chứng hội nên gọi là trạch diệt, chẳng do lực chọn lựa, bởi bản tánh thanh tịnh, hoặc chỗ duyên khuyết hiển bày, nên gọi là phi trạch diệt. Khổ thọ lạc diệt, nên gọi là bất động, tưởng thọ chẳng hành, gọi là tưởng thọ diệt. Năm pháp đây đều nương chân như giả lập, thân như cũng là tên giả thi thiết. Giải thích: Một, nương thức biến, giả khái niệm có là, đây vốn không bản chất, chỉ tâm biến nên, như cực vi v.v… biến, tợ tướng không v.v… hiện đây đều là biến cảnh mà duyên nên vậy. Chân như cũng là giả định nghĩa là, chân như căn cứ phân tích mà phân tích thể là một, năm vô vi đây nương trên chân như, giả gọi là không v.v… mà chân như thể chẳng phải như chẳng phải chẳng như, nên tên chân như cũng là giả lập. Như trùng ăn dầu v.v… chẳng xứng với thể kia, chỉ nói hiển bày vậy, thí như có trùng tên gọi là ăn dầu, thật chẳng phải ăn dầu, giả gọi là ăn dầu, chẳng xứng với thể vậy. Chân như cũng vậy, lại trong luận Thích Ma-ha-diễn nói: “Vô vi có bốn: Một, chân như vô vi; hai, bản giác vô vi; ba, thủy giác vô vi; bốn, hư không vô vi. Pháp hữu vi có năm thứ: Một, căn bản vô minh hữu vi; hai, sinh tướng hữu vi; ba, trú tướng hữu vi; bốn, dị tướng hữu vi; năm, diệt tướng hữu vi. Đó gọi là năm, vả lại, bốn vi lấy gì làm thể? Có những dụng gì? Kệ tụng nói:

“Nương mỗi có hai thứ,

Đó là thông và biệt,

Như thể dụng cũng vậy,

Tùy thích ứng quán sát”.

Luận nói: “Chân như vô vi có hai sở y: Một, thông sở y, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, bản pháp nhất tâm dùng làm thể vậy; hai, biệt sở y, trong môn sinh diệt, lý pháp tịnh tỉnh lấy làm thể vậy. Bản giác vô vi có hai sở y: Một thông sở y, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, bản pháp nhất tâm dùng làm thể vậy; hai, biệt sở y, trong môn sinh diệt, bản trí tự nhiên dùng làm thể vậy, thủy giác vô vi có hai sở y: Một, thông sở y, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, bản pháp nhất tâm dùng làm thể vậy; hai, biệt sở y, trong môn sinh diệt, trí khởi tùy tha dùng làm thể vậy. Hư không vô vi có hai sở y: Một, thông sở y, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, bản pháp nhất tâm dùng làm thể vậy; hai, biệt sở y, trong môn sinh diệt sự không chỗ có dùng làm thể vậy. Lại nữa, chân như vô vi có hai thứ dụng: Một, thông dụng, tất cả các pháp khiến sinh ra vậy; hai, biệt dụng, tánh của bình đẳng khiến chẳng mất vậy. Bản giác vô vi có hai thứ dụng: Một, thông dụng, chẳng phải giữ tự tánh vậy; hai, biệt dụng, chẳng chuyển biến vậy. Thủy giác vô vi có hai thứ dụng: Một, thông dụng, tùy vọng chuyển vậy; hai, biệt dụng, đối trị tự quá (lỗi lầm) vậy. Hư không vô vi có hai thứ dụng: Một, thông dụng, muốn có khiến có vậy; hai, biệt dụng, không tánh của không khiến chẳng mất vậy. Đó gọi là hai dụng”. Trong đây nói: Thông nghĩa là tha, biệt nghĩa là tự, năm thứ hữu vi lấy gì làm thể? Có những dụng gì? Kệ tụng nói:

“Nương mỗi có hai thứ,

Đó là thông và biệt,

Như thể dụng cũng vậy,

Tùy thích nên quán sát”.

Luận nói: “Căn bản vô minh có hai thứ y: Một thông sở y, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, bản pháp nhất tâm, dùng làm thể vậy; hai, biệt sở y, trong môn sinh diệt, lực lớn trú địa, dùng làm thể vậy. Sinh tướng hữu vi có hai thứ y: Một, thông sở y, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, bản pháp nhất tâm, dùng làm thể vậy; hai, biệt sở y, trong môn sinh diệt, tế phần nhiễm pháp dùng làm thể vậy. Trú tướng hữu vi có hai thứ y: Một thông sở y, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, bản pháp nhất tâm, dùng làm thể vậy; hai, biệt sở y, trong môn sinh diệt, thô phần nhiễm pháp dùng làm thể vậy. Dị tướng hữu vi, diệt tướng hữu vi, hai thứ thông y biệt y, như nói trong thú tướng, hữu vi ở trước, không có khác biệt. Lại nữa, căn bản vô minh có hai thứ dụng: Một thông dụng, năng đặt tên tất cả các pháp nhiễm vậy; hai, biệt dụng, tùy nơi chỗ đến, làm sự ngại vậy, sinh tướng hữu vi có hai thứ dụng: Một thông dụng, ở thượng trung hạ cùng lực đó vậy; hai, biệt dụng, tùy nơi chổ đến làm sự ngại vậy. như nói ở sinh tướng hữu vi, thì trú tướng hữu vi vô vị tướng hữu vi cũng vậy. Diệt tướng hữu vi có hai thứ dụng: Một thông dụng, ở trên và tự cùng lực đó vậy; hai, biệt dụng, năng làm ngại sự. Đó gọi là hai dụng, vì nghĩa gì mà nói hữu vi vô vi tất cả các pháp thông lấy nhất tâm mà làm thể đó? Ở trong kinh Đạo Trí nói: “Bấy giờ, Văn thù-Sư-lợi bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Thức A-lại-da đầy đủ tất cả pháp, nhiều hơn số cát sông Hằng, nhiều hơn số cát sông Hằng, các pháp như vậy lấy ai làm gốc? Sinh ở xứ nào? Phật dạy: Hữu vi vô vi tất cả pháp như vậy, sinh xứ thù thắng chẳng thể nghĩ bàn. Tại sao? Ở chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi là xứ, là pháp hữu vi là pháp vô vi mà năng sinh vậy” Văn thù- Sư- lợi lại bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào gọi là chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi là xứ?” Phật dạy: Chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi là xứ, tức đó gọi là bản pháp nhất tâm. Chẳng phải hữu vi nên năng làm hữu vi, chẳng phải vô vi nên năng làm vô vi, cho nên ta nói sinh xứ thù thắng chẳng thể nghĩ bàn. Lại nữa, này thiện nam! Thí như thứ tử có hai chỗ nương tựa: Một là, đại vương; hai là cha mẹ, hữu vi vô vi tất cả pháp cũng lại như vậy, mỗi mỗi có hai y (nương tựa), đó là thông đạt y và chi phần y. Lại nữa, này thiện nam! Thí như tất cả cỏ cây có hai chỗ nương tựa: Một là đại địa; hai là chủng tử, hữu vi vô vi tất cả pháp cũng lại như vậy, mỗi mỗi có hai y, đó là thông đạt y và chi phần y”. Cho đến nơi rộng chẳng sinh chẳng diệt hòa hợp là, tức là mở bày sai biệt của năng huân và sở huân, Cớ sao chỉ bày? Đó là hiển bày các pháp nhiễm tịnh có lực không lực, qua lại có có hơn kém vậy. Nay phải làm hai môn để phân minh bày nói: Một là môn hạ chuyển; hai là môn thượng chuyển. Trong môn sinh diệt chẳng nêu hai môn đây. Hai môn như vậy sai biệt thế nào? Kệ tụng nói:

“Các nhiễm pháp có lực,

Các tịnh pháp không lực,

Trái gốc hạ hạ chuyển,

Gọi là môn hạ chuyển,

Các tịnh pháp có lực,

Các nhiễm pháp không lực,

Hướng nguồn thượng thượng chuyển,

Gọi là môn thượng chuyển”.

Luận nói: “Do các pháp nhiễm tịnh qua lại có hơn kém, hai thứ môn chuyển được thành mà thôi”. Nay trước nói về môn hạ chuyển: Căn bản vô minh dùng những pháp gì mà làm sở huân? Ở trong thời nào mà làm việc huân ? Kệ tụng nói:

“Sở huân có năm thứ,

Là tâm một pháp giới,

Và bốn thức vô vi,

Chẳng phải đầu giữa sau”.

Thủ trước giữa sau vậy, như trong Khế Kinh nói rõ, luận nói: “Căn bản vô minh dùng năm thứ pháp mà làm sở huân. Đó là một pháp giới và bốn vô vi”. Huân một pháp giới tướng đó thế nào? Kệ tụng nói:

“Một thứ tâm pháp giới,

Có hai thứ tự tại,

Là hữu vi vô vi,

Là căn bản vô minh,

Nương ở tự tại trước,

Mà năng làm việc huân”.

Luận nói: “Tâm một pháp giới có hai thứ tự tại: Một là hữu vi tự tại, năng làm pháp hữu vi mà làm nương tựa vậy; hai vô vi tự tại, năng làm pháp vô vi mà làm nương tựa vậy. Căn bản vô minh nương tựa tại trước năng làm việc huân ,chẳng phải tự tại sao”. Trong kinh Trung Thật nói: “Căn bản vô minh nương tự tại trước năng làm việc huân, chẳng phải tự tại sao”. Trong kinh Trung Thật nói: “Căn bản vô minh, huân tự sở y, lượng của phân tế, chẳng phải tha sở y vậy”. Huân pháp chân như, tướng đó thế nào? Kệ tụng nói:

“Pháp chân như vô vi,

Có hai thứ tác dụng,

Đó là thông và biệt,

Như trước quyết trạch nói,

Là căn bản vô minh,

Nương ở tác dụng trước,

Mà năng làm huân sự,

Vô vi khác cũng vậy”.

Luận nói: “Chân như vô vi, có hai thứ dụng, đó là thông và biệt, như ở trước nói, căn bản vô minh, nương ở tác dụng trước, năng làm việc huân, chẳng phải tác dụng sau. như nói chân như, ba vô vi khác cũng lại như vậy, đều nương tác dụng trước, chẳng phải tác dụng sau. Lúc làm huân lượng chẳng phải ở đầu cũng chẳng phải giữa và sau, vì thủ trước giữa sau vậy”. Trong kinh Bản Trí nói: “Đại lực vô minh lúc làm việc huân, mới đầu giữa và sau một thời đều thủ”. Trong đây nói năng huân sở huân, vì nghĩa gì mà gọi là huân? Nghĩa là năng dẫn pháp sau mà hợp tự thể, chẳng bỏ lìa nhau, cùng hành cùng chuyển, nên gọi là năng huân. Lại, năng và pháp kia chẳng làm chướng ngại, hoặc tùy hoặc thuận, chẳng trái nghịch vậy, gọi là sở huân, nghĩa là năm thứ pháp hữu vi năng huân bốn thứ pháp vô vi vô tâm một pháp giới. Năm pháp sở huân tùy lại mà cùng năm năng huân, cộng hội hòa hợp đồng sự đều chuyển, cho nên nói là chẳng sinh chẳng diệt cùng sinh diệt hòa hợp. Như đại vô minh, bản pháp nhất tâm làm thông y vậy, nương tự tại trước làm sự huân tập. Bốn tướng hữu vi nên biết như vậy, như đại vô minh nương bốn vô vi thông đạt làm dụng, năng làm việc huân. Bốn tướng hữu vi nên biết như vậy.