TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 57

Hỏi: Kinh Lăng-già nói rõ ba thứ thức, đó là chân thức, hiện thức và phân biệt sự khác. Ba thức trong đây so với trong tám thích khác làm sao phân biệt?

Đáp: Chân, nghĩa là bản giác, hiện là thức thứ tám, ngoài ra còn lại bảy thức đều gọi là phân biệt sự thức, tuy thức thứ bảy chẳng duyên trần bên ngoài. Duyên thức thứ tám gọi là phân biệt sự, chân nghĩa là bản giác, tức là tánh của tám thức, trong kinh có nói rõ chín thức, ở ngoài tám thức, lập tên thứ chín, tức là chân thức. Nếu căn cứ tánh thâu nhiếp thì cũng chẳng lìa tám thức, vì tánh khắp tất cả xứ vậy.

Hỏi: Chỉ nói A-lại-da tám thức, Tục đế đã hiển bày, cớ sao lại nói mười một thứ thức, lại rốt ráo chỉ quy về chỉ là nhất chân thật tánh. Cớ sao lại nói rộng lược v.v… về các thức?

Đáp: Nhân tướng hiển bày tánh, chẳng phải không nguyên do, nhiếp ngọn về gốc, tự có đầu mối. Trong luận Nhiếp Đại thừa nói: “Nếu chẳng quyết định rõ tất cả các pháp chỉ có thức tánh chân thật thì chẳng được hiển hiện. Nếu chẳng nói đầy đủ mười một thứ thức thì thuyết tục đế chẳng hết. Nếu chỉ nói năm thức trước thì chỉ được căn bản của tục đế, chẳng được nghĩa sai biệt của tục đế, nếu nói tục đế không cùng khắp thì chân đế chẳng rõ ràng. Chân chẳng rõ ràng thì xua trừ tục chẳng hết. Cho nên nói đủ mười một thứ thức thông gồm tục đế, vì rằng rõ tục không tánh, tức đạt chân không, chân không tuy không mà chẳng hoại tướng, tục có tuy có thể hư luôn thường. hằng, vậy biết tùy duyên chân đế chẳng phải có, luôn chẳng khác sự mà hiển hiện. Tịch diệt tục đế chẳng phải không, luôn chẳng khác chân mà thành lập. Từ trước đến đây nêu dẫn hai đế, ba đế, tám thức, chín thức, mười một thức v.v… chẳng vượt ngoài tông nhất tâm. Do đó trong kinh Lăng-già nói: “Tất cả các môn độ, Phật tâm là đệ nhất”. Lại nói: “Phật nói tâm là tông, không môn làm pháp môn”. Nói tông nghĩa là tâm thật xứ, nói về tánh của chân tâm đó, tùy nghĩa nó mà mở bày hai môn thể dụng, tức đồng hư luận Khởi Tín lập môn tâm chân như và môn tâm sinh diệt, chân như là thể, sinh diệt là dụng. nhưng các thức chẳng vượt ngoài hai tâm thể dụng. Một, tâm thể là thể tịch diệt, tức thể của chín thức. Hai, tâm dụng là tâm sinh diệt tức dụng của tám thức trước. Thể dụng ẩn hiển nói làm hai tâm, vì dụng tức thể nên sinh diệt tức chẳng sinh diệt,vì thể tức dụng nên chẳng sinh diệt tức sinh diệt, vì sinh diệt không tánh, dụng mà chẳng nhiều, vì tịch diệt tùy duyên, thể mà chẳng phải một, chẳng phải nhiều chẳng phải một, thể dụng thường ngầm, mà một ma nhiều, thể dụng luôn hiện, thức tánh là thể, thức tướng là dụng, thể dụng qua lại thành, đều quy về Tông kính. Trong Duy Thức Sớ Sao nói: “Thức tánh thức tướng không gì chẳng quy về tâm, tâm vương tâm sở đều gọi là duy thức, nghĩa là: tánh viên thành thật là thức tánh, tánh y tha khởi là thức tướng, đều chẳng lìa tâm vậy. Hoặc có thể các pháp vô vị gọi là thức tánh, đắc v.v… phân vị, sắc v.v… sở biến là thức tướng, đều chẳng lìa tâm vậy, tương ưng của thức gọi là tâm sở, tự tánh của thức gọi là tâm vương. Tâm vương tối thắng xưng đó là chủ, gồm tâm tùy thuộc gọi là quy tâm, gồm được v.v… phân vị gồm sắc v.v… sở biến quy về ở kiến phần v.v… gọi là sạch tướng, tánh tướng chẳng lìa nhau, gọi chung là duy thức vậy.

Hỏi: Cảnh chẳng lìa thức, thức chẳng lìa cảnh, cớ sao chỉ nói duy thức mà không nói duy cảnh?

Đáp: Tuy qua lại sinh, cảnh từ thức biến, nhưng xưa trước giải thích: Cảnh do tâm phân biệt mới sinh, do tâm sinh nên gọi là duy thức. Thức chẳng do cảnh phân biệt sinh, chẳng do cảnh nên chẳng gọi là duy cảnh.

Hỏi: Tâm là tăng thượng duyên nhà cảnh, cảnh mượn tâm sinh nên gọi là duy thức, cảnh là sở duyên duyên nhà tâm. Tâm gá cảnh sinh nên gọi là duy cảnh chứ?

Đáp: Lìa tâm chấp cảnh là hư vọng, vì ngăn cản vọng tâm nên gọi là duy thức, ngộ tâm vô ngã, vượt khỏi trầm luân, chẳng nói về hai duyên gọi là duy cảnh. Lại có cảnh không cảnh đều là tự tâm, tâm đó đều sinh: Một nếu duyên có cảnh sinh tâm, tức là tướng phần tự thức, tất cả cảnh thật chẳng lìa tâm năng duyên ở ngoài tự thức thật không cảnh đó; hai nếu duyên không cảnh sinh tâm là, như riêng sinh tánh ý, lúc duyên quá khứ vị lai, hoa đốm, hư không, sừng thỏ, tất cả pháp không, tâm cũng khởi vậy, như trong Bách Pháp Sao nói: “Xưa trước nói: Duyên không chẳng sinh nghĩ nghơi chẳng chánh”.

Hỏi: Tại sao chẳng chánh?

Đáp: Như lúc duyên hoa đốm hư không, sừng thỏ tất cả pháp không, tâm cũng khởi vậy. Tại sao nói duyên không chẳng sinh lự ư? Nên biết có độc ảnh cảnh tướng phần trong tâm, tâm đó tức chẳng sinh. Tam tạng Pháp sư Huyền Tráng ở đời tiền Đường nói: “Cảnh chẳng phải chân lự khởi chứng biết chỉ có thức, tuy tướng biến kế sở chấp, tuy tức chẳng phải chân, mà chẳng không tướng phần trong tâm năng dẫn sinh tâm vậy”. Do bốn câu đây mà phân biệt: Một không ảnh có chất, tâm đó chẳng sinh; hai, có cảnh không chất, tâm đó được sinh; ba, ảnh chất đều có, tâm sinh có thể biết; bốn, ảnh chất đều không, tâm cũng được khởi. Tức trí căn bản chứng chân như vậy. Trong luận Duy thức nói: “Có cảnh dẫn sinh tâm, nếu chân lý làm cảnh, năng dẫn sinh trí tâm, nếu tục tế làm cảnh. Năng dẫn sinh thức tâm, thì chưa có không tâm cảnh, từng không không cảnh tâm.”

Hỏi: Trong tám thức, nói về nhân vị từ sơ địa trở đi, có bao nhiêu thức thành vô lậu?

Đáp: Các bậc cổ đức giải thích: Chỉ hai thức thứ sáu thứ bảy thành vô lậu thức thứ sáu. Trong môn sơ địa, hai mươi tâm sở, thành trí diệu quán sát, thức thứ bảy, hai mươi tâm sở, thành trí tánh bình đẳng. Hai trí đây phẩm tương ưng đều lìa chướng nhiễm nên gọi là vô lậu. Nếu năm thức trước và thức thứ tám v.v… quyết định là hữu lậu.

Hỏi: Cớ sao thức thứ sáu được thành vô lậu ư?

Đáp: Nghĩa là sơ địa, lúc vào tâm vô lậu đoạn hai chướng phân biệt, tập khí chủng hiện, nên gọi là vô lậu.

Hỏi: Thức thứ sáu năng đoạn hoặc, đoạn hoặc thì thành vô lậu, thức thứ bảy chẳng năng đoạn hoặc, cớ sao cũng thành vô lậu?

Đáp: Thức thứ bảy là căn sở y của thức thứ sáu, thức thứ sáu là thức năng y, thức năng y đã thành vô lậu, thức thứ bảy sở y cũng thành vô lậu, nghĩa là thức thứ sáu lúc vào quán sinh không pháp không, thì trong thức thứ bảy đều sinh pháp chấp ngã chấp. Hiện hành phục khiến chẳng khởi, nên thức thứ bảy thành vô lậu.

Hỏi: Cớ sao thức thứ tám là hữu lậu?

Đáp: Thức thứ tám là chủ tổng báo, trì chủng thọ huân nếu trong nhân bèn thành vô lậu tức tất cả chủng tử hữu lậu tạp nhiễm đều tan mất, tức bèn thành Phật, nào lại cần hai kiếp tu hành ư?

Hỏi: Năm thức trước đã chẳng phải là chủ tổng báo, cớ sao chẳng thành vô lậu?

Đáp: Năm căn trước là tướng phần thân (gần) của thức thứ tám. Thức thứ tám năng biến đã là hữu lậu thì năm căn sở biến cũng là hữu lậu. Năm căn là sở y còn hữu lậu, năm thức năng y cũng thành hữu lậu vậy. Như vậy y cứ các kinh luận phân biệt các thức, khai hợp chẳng đồng, đều nương thể dụng, nói về thể thì không sai mà sai. Vì thể của toàn dụng chẳng ngại dụng vậy. Nói về dụng thì sai mà không sai, vì dụng của toàn thể chẳng mất thể vậy, như nêu biển thành sóng chẳng mất biển, nêu sóng thành biển chẳng ngại sóng, chẳng phải có chẳng phải không mới cùng thức tánh, chẳng một chẳng khác có thể tận nguồn tâm, như các bậc cổ đức nói: “Nói về môn các thức, tuy một nhiều chẳng định, mà đều là thể dụng duyên khởi, gốc ngọn cùng thâu, gốc là chín thức, ngọn là năm thức, từ gốc đến ngọn, tịch mà thường dụng, từ ngọn đến gốc dụng mà thường tịch, tịch mà thường dụng nên tỉnh mà chẳng kết, dụng mà thường tịch nên động mà chẳng loạn. Tỉnh mà chẳng kết nên chân như là duyên khởi, động mà chẳng loạn nên duyên khởi là chân như, chân như là duyên khởi nên không Niết-bàn chẳng sinh tử, tức thức thứ tám thứ chín làm thức thứ sáu thứ bảy. Duyên khởi là chân như nên không sinh tử chẳng Niết-bàn, tức thức thứ sáu, thứ bảy làm thức thứ tám, thứ chín không sinh tử chẳng Niết-bàn nên pháp giới đều sinh tử, không Niết-bàn chẳng sinh tử, nên pháp giới đều là Niếtbàn. Pháp giới đều là Niết-bàn nên sinh tử chẳng phải tạp loạn, pháp giới đều sinh tử nên Niết-bàn chẳng phải tịch tĩnh, sinh tử chẳng phải tạp loạn nên chúng sinh tức là Phật. Niết-bàn chẳng phải tịch tĩnh nên Phật tức là chúng sinh. Vì rằng, pháp giới trái nghịch nên nói Niết-bàn là sinh tử, tức lý tình dụng, pháp giới thuận nên nói sinh tử là Niết-bàn, tức tình tùy lý dụng, như lúc rõ đây, nói tình chẳng phải ngoài lý, lý chẳng phải ngoài tình. Tình chẳng phải ngoài lý, do đó tức thật nói thức thứ sáu, thứ bảy làm thức thứ tám, thứ chín. Thật là thể vậy, lý chẳng phải ngoài tình, do đó tức giả nói thức thứ tám thứ chín làm thức thứ sáu, thứ bảy, giả là dụng vậy. Vì giả thật không ngại nên nhân pháp đều không, vì thể dụng không ngại nên không chẳng thể không, nhân pháp đều không nên nói tuyệt đãi, không chẳng thể không nên nói diệu dụng, nói như vậy cũng là lời nói bài bác tình, luận về chí thật đó là chẳng thể dùng danh tướng được, chỉ cực là chẳng thể dùng hai đế mà biện giải. Chẳng thể dùng danh tướng được, nên chẳng phải lời tượng có thể phân tích, chẳng thể dùng hai đế mà biện giải nên chẳng phải có, không thể nói cho nên nói: Chí lý không lời, Hiền Thánh im lặng, dứt đường ngôn ngữ, diệt chỗ tâm hành, chánh là có thể dùng thần hợp, chẳng thể lấy tâm cầu.

Hỏi: Biển giác lắng nguồn, nhất tâm trong lặng, cớ sao đầu tiên khởi các sóng thức?

Đáp: Tuy nói sóng thức nơi khởi không từ vô thủy vô sinh, năng cùng thức tánh, chỉ gọi là bất giác chợt vậy niệm sinh, thí như lắng sóng, chợt nhiên gió nổi, chẳng ra chẳng vào, sóng cả nổi ầm đầy trời, chẳng phải trong chẳng phải ngoài, tâm cuồng điên đảo khắp cảnh, như trong luận Đại Thừa Khởi Tín nói: “Vì không biết một chân pháp nên tâm chẳng tương ưng, chợt nhiên niệm động gọi là vô minh” đây là hiện căn bản vô minh tối cực vi tế, chưa có năng sở vương số sai biệt, nên nói là chẳng tương ưng, chẳng phải đồng tâm vương tâm sở tương ưng vậy, chỉ vô minh đây là nguồn của pháp nhiễm. Tối cực vi tế, lại không nhiễm pháp năng làm bản đây, nên nói chợt nhiên niệm khởi vậy. Trước vô minh, không riêng có pháp làm bản của mới đều nhóm tập, nên nói là vô thủy, thì là nghĩa chợt nhiên chẳng phải nói về thời tiết để nói chợt nhiên mà khởi, không mới đầu nên vậy. Lại trong luận Thích Ma-hadiễn nói: “Chẳng như thật biết một pháp chân như nên bất giác tâm khởi”, tức là hiển bày nhân duyên khởi của căn bản bất giác. Căn bản bất giác bởi nhân duyên gì được khởi mà có? Nhân chẳng như được khởi mà có, trong những pháp gì mà chẳng như ư? Đó là trong ba pháp mà chẳng như vậy. Nói chẳng như phải có nghĩa gì? Đó là nghĩa trái nghịch vậy. những gì là ba pháp? Đó tức: Một, một pháp thật biết; hai, một pháp chân như; ba, một pháp nhất tâm, đó gọi là ba; pháp thật biết, nghĩa là tất cả giác, tức trí năng đạt, pháp chân như, nghĩa là lý bình đẳng tức cảnh sở đạt. Pháp nhất tâm nghĩa là một pháp giới tức thể sở y, ở ba pháp này đều trái nghịch vậy. Nguyên khởi của vô minh, cho nên nói năng, nghĩa là chẳng như thật biết một pháp chân như, nên bất giác tâm khởi, ba thứ pháp kia đều thủ giữ trong một, trọn chẳng lìa nên thông gọi là một. Lại trong luận nói: “Vì lực vô huân, tâm bất giác động đầu tiên thành nghiệp thức đó, nhân nghiệp thức đó lại sinh chuyển thức v.v…”. Trong luận giải thích: Bất giác đầu tiên gọi là nghiệp tướng thứ nhất, năng kiến sở kiến không có sai biệt, tâm vương niệm pháp chẳng phân chẻ, chỉ có nghĩa của tinh động ẩn lưu, nên gọi là nghiệp, động lưu như vậy chỉ do bất giác. Thứ hai, chuyển tướng, do niệm nghiệp Tướng làm chỗ nương tựa, chuyển làm năng duyên lưu thành rõ tướng. Thứ ba, hiện tướng, vì liễu biệt chuyển làm chỗ nương tựa. Cảnh giới hý luận đầy đủ hiện tiền, tướng phần sở duyên viên mãn an trải, nương kiến phần đây hiện tướng phần kia. Lại tướng động là, động làm nghiệp thức, lý cực vi tế, nghĩa là tâm bản giác, nhân gió vô minh, khắp thể động nhẹ, tướng của động nhẹ chưa năng duyên bên ngoài. Dụ như biển sóng nhỏ, từ tỉnh lắng động nhẹ, mà chưa từ đây chuyển dời bản xứ, chuyển tướng là, gá lực vô minh trợ giúp nghiệp tướng, chuyển thành năng duyên, có dụng năng kiến hướng mặt ngoài khởi, tức gọi là chuyển tướng, tuy có chuyển tướng mà chưa năng hiện năm trần cảnh tướng sở duyên, dụ như sóng biển gá nơi sức gió, gồm giúp động nhẹ, từ đó đánh sóng chuyển dời mà khởi. Hiện tướng là, từ chuyển tướng mà thành hiện tướng, mới có các thứ sắc trần núi sông đại địa khí thế gian v.v… Trong kinh Nhân Vương Bát-nhã nói: “Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo vua Ba-tư-nặc rằng: Ông trước hỏi rằng: Lại dùng tướng gì mà trú quán sát? Bồ-tát Ma-hatát nên quán như vậy, dùng thân huyễn hóa mà quán huyễn hóa, chánh trú bình đẳng không có bỉ ngã. Quán sát như vậy, giáo hóa lợi ích chúng sinh, nhưng các hữu tình từ đời kiếp lâu xa, sát-na đầu tiên, thức khác với gỗ đá, sinh được nhiễm tịnh thức bản, mỗi tự năng làm vô lượng vô số nhiễm tịnh thức bản, từ sát-na đầu tiên chẳng thể nói hết số kiếp cho đến kim cang trọn một sát-na, có số thức nhiều chẳng thể nói chẳng thể nói, sinh các hữu tình, hai pháp sắc tâm, sắc gọi là sắc uẩn. Tâm gọi là bốn uẩn, đều tánh tích tụ, ẩn che chân thật”. Xưa trước giải thích: Sátna đầu tiên, thức khác với gỗ đá là, có thuyết nói: Thức đầu tiên tùy ở đâu mà đến? Ở trong vị tục sinh, thì sát-na đầu tiên là thức thứ tám vậy. Thức có duyên lự khác với gỗ đá, có thuyết nói là thức đầu tiên, như trong kinh Lăng-già nói: “Các thức có ba thứ tướng, đó là chuyển tướng, nghiệp tướng và chân tướng. Nói chân tướng là, bản giác chân tâm chẳng gá nhờ vọng duyên, gọi là tự chân tướng. Nghiệp tướng là, căn bản vô minh khởi tỉnh khiến động, động làm nghiệp thức, rất mực vi tế vậy, chuyển tướng là, năng kiến tướng nương nghiệp tướng trước chuyển thành năng duyên, tuy có năng duyên mà chưa năng hiển bày cảnh sở duyên vậy. Hiện tướng là, tức tướng cảnh giới, nương chuyển tướng trước năng hiện cảnh vậy”. Lại nói: “Chóng phân biệt biết cảnh giới tự tâm hiện thân và thân an lập thọ dụng, như vậy lần lượt năm cảnh khí sắc v.v… ngoài căn thân, vì tất cả thời nhậm vận mà hiện vậy, đây là ba tế tức là bản thức. Nghiệp thức đấu tiên tức là mới đầu, nương môn sinh diệt làm thứ tự vậy, lại từ thời kiếp lâu xa, không có mới đầu, vì quá khứ và vị lai không thể, huân tập chỉ tâm vọng niệm làm mới đầu trái ngược chân mà khởi vậy. Lại từ tĩnh khởi động, gọi đó là nghiệp, từ trong hướng ra ngoài, gọi là chuyển, tánh của chân như chẳng thể thêm bớt, gọi là chân tướng, cũng gọi là chân thức, chân thức đây tức là ba tánh nghiệp chuyển và hiện v.v… tức tánh thần giải chẳng đồng hư không gọi chung là thức, cũng gọi là trí tướng, chẳng gá nhờ cái khác mà thành vậy, cũng gọi là trí tướng, là tánh giác chiếu vậy. Do đó nói bản giác chân tâm chẳng gá nhờ vọng duyên làm thể của chân tâm, tức là bản giác chẳng phải tướng động chuyển, là tánh giác vậy. Lại phải giải thích: Sát-na đầu tiên, thức khác với gỗ đá, nghĩa là một niệm thức có giác thọ vậy, khác với gỗ đá tức hiển bày trong niệm trước có tâm sau cùng, thấy hai thứ dơ uế đỏ trắng tức đồng chủng loại gỗ đá khí vật bên ngoài, lúc thức đây sinh, quấy kia làm thân, nên khác với gỗ đá.

Hỏi: Đời kiếp lâu xa vô thủy, sao gọi là thức mới đầu ư?

Đáp: Quá khứ và vị lai không thể, sát-na huân tập chỉ thuộc hiện tại, hiện tại chính lúc khởi vọng niệm, vọng niệm trái ngược chân, gọi đó là thức mới đầu, chẳng phải là quá khứ có thức mở đầu khởi mà gọi là thức mới đầu vậy. Nên biết ngang gồm tất cả xứ, dọc thông vô lượng thời, đều là tức một tâm hiện tại nay, lại không lý riêng biệt. Do đó, trong kinh Pháp Hoa nói: “Ta quán lâu xa như hiện ngày nay”. thì ba đời tình tiêu, khế hợp với chánh quỹ không thời, một chân đạo hiện, chứng viên tông của Duy thức.

Hỏi: Trong kinh nói sát-na đầu tiên thức khác với gỗ đá sinh được nhiễm tịnh. Mỗi tự năng làm vô lượng vô số nhiễm tịnh bản thức, từ sátna đầu tiên kiếp số chẳng thể nói, cho đến kim cang trọn một sát-na, có số thức chẳng thể nói, chẳng thể nói, sinh các hữu tình hai pháp sắc tâm, thì có nhiễm có tịnh có sinh có diệt, thức đây nói về trong môn sinh diệt, có mấy thứ sinh diệt?

Đáp: Chân môn thuận tánh, diệu hợp không sinh, tướng đời tùy duyên, tợ phân khởi hết. Trong kinh Lăng-già nói: Đại Bồ-tát Đại Tuệ bạch Đức Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Các thức có mấy thứ sinh trú diệt?” Đức Phật dạy: “Đại Tuệ! Thức có hai thứ sinh trú diệt chẳng phải chỗ nghĩ lường biết được. Đó là lưu chú sinh trú diệt và tướng sinh trú diệt”. Xưa trước giải thích: Nói lưu chú chỉ là nhắm đặt ở thức thứ tám, ba tướng nhỏ ẩn, chủng hiện chẳng đoạn, gọi là lưu chú. Do vô minh duyên mới đầu khởi nghiệp thức, nên gọi là sinh, tương tục nhiều kiếp, gọi là trú, đến định Kim cang đẳng giác, một niệm đoạn gốc vô minh gọi là lưu chú diệt, tướng sinh trú diệt là, tức bảy thức còn lại, tâm cảnh thô hiển, nên gọi là tướng, tuy thức thứ bảy duyên thức thứ tám, trông ngóng ở sáu thức trước là tế, nhưng có đủ bốn hoặc nên cũng gọi là thô, nương hiện thức kia tự chủng các cảnh duyên hợp sinh thức thứ bảy, gọi là tướng sinh, nhiều kiếp thêm tập gọi là tương trú, từ ngọn về gốc, dần phục đến đoạn, đến mãn địa thứ bảy, gọi là tướng diệt. Nương sinh diệt trước làm mê ngộ nương tựa, nương sinh diệt sau lập nhiễm tịnh nương tựa, sau ngắn trước dài, sự phân hai khác biệt, tức là lưu trú sinh trú diệt. Tướng sinh trú diệt, là vì nước biển gặp gió biển làm tướng của sóng gợn. Nước tâm gặp cảnh, hẳn thành sinh của lưu trú, sóng trước kéo sóng sau đánh vỗ mênh mông mà chẳng diệt. Niệm mới tiếp niện cũ nhảy vọt biển tâm vì thường dấy. Từ đó chìm loạn nguồn lắng, mờ đắm biển giác, vậy biết nhân chân khởi vọng, lay động của bất giác vô minh, như từ nước thành sóng, toàn là đánh vỗ của gió bên ngoài, trong ngoài hòa hợp nhân duyên phát mầm, bèn thành tâm của năng kiến, tiện hiện cảnh của sở quán. Nhân chiếu mà chợt sinh trí xét, nhân trí mà phân biệt đẹp xấu, từ đây tình lấy bỏ phân mến ghét, tâm biến ở cảnh năm trần, chấp trước bền chắc, hướng sáu tình căn tương tục chẳng đoạn, nhân đây sóng sông ái nhận chìn tân đáy không buồn trong lửa dục lớn đốt cháy chẳng sợ, cam tâm chịu cực khổ của thành đen tối, chẳng hay chẳng biết, đắm mạng tham phù vinh của nhà mộng, khó tỉnh khó ngộ. Nếu năng rõ một niệm đầu tiên, khởi diệt từ đâu, chóng mà vô sinh, trở lại vốn chân giác thì trần trần tịch diệt. Lồng chuồng sáu thú khó giam, niệm niệm hư huyễn, lưới mành chín kết thôi buộc, giống như biển lớn gió dứt, chẳng khởi gợn nhỏ, xét vốn không của động tướng, thấy không thể của duyên khởi, thì cùng nguồn tánh ướt, lắng vậy lạnh trong, muôn tượng sum la rõ ràng minh bạch. Do đó trong kinh Hiền Kiếp Định Ý nói: “Rõ tất cả không, đó gọi là nhất tâm.”

Hỏi: Tông Kính suy tìm huyền cớ sao nói thức?

Đáp: Chỉ vì thức tánh sâu mầu, khó cùng gốc ngọn, chỉ Phật mới năng rõ, hàng vị dưới chẳng biết, vì không vết không hình làm gốc của vạn hữu, chỉ sâu chỉ diệu làm nguồn của các thánh, như trong kinh Bồ-tát Xử Thai, phẩm Ngũ Đạo Tầm Thức nói: “Bấy giờ, Đức Thế Tôn sắp muốn hiện bày chỗ thức hướng đến, nào là: Thức đạo, thức tục, thức hữu vi, thức vô vi, thức hữu lậu, thức hoa, thức quả, thức báo, thức không báo, thức trời, thức rồng, thức quỷ, thần, A-tu-la, Ca-lâula, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, người và phi nhân. Trên đến thức hai mươi tám trời, dưới đến thức địa ngục không cứu, khi ấy Đức Thế Tôn tức ở trong thai, hiện móc câu xiềng xích hài cốt khắp đầy ba ngàn đại thiên thế giới, Phật bảo A-kỳ-đà: “Ông có thể phân biệt thức hài cốt đây chăng?” A-kỳ-đà đáp: “Chẳng phân biệt được”. Tại sao? Chưa đắc thông triệt, hạnh lực chưa đủ, Đức Phật lại hỏi Bồ-tát Di-lặc: “Ông ở trong trời đây chưa đắc thần thông ư?” Bồ-tát Di-lặc bạch Phật: “Có vị thành tựu, có vị chẳng thành tựu”. Phật bảo Di-lặc: “Ông quán móc câu xiềng xích hài cốt, khiến tất cả chúng biết nói thức hướng đến, phân biệt rõ ràng, khiến không còn nghi ngờ vướng kẹt”. Khi ấy Bồ-tát Dilặc từ chỗ ngồi đứng dậy, tay nắm chày thần kim cang bảy báu nắm cả móc câu xiềng xích hài cốt, nghe tiếng hài cốt kia, liền bạch Phật rằng: “Người này mạng chung sân giận kết nhiều, thức đoạ trong loài rồng”. nắm hài cốt, người này thân trước mười vết hành đủ được sinh trên trời lại quấy tụng hài cốt, người này thân trước phá giới phạm luật sinh trong địa ngục, như vậy nắm hài cốt hữu lậu, vô lậu, hữu vi vô vi, từ trên hai mươi tám trời dưới đến địa ngục vô cứu, biết chỗ thức hướng đến, quả báo thiện ác, hành báo đen trắng, có một toàn thân xá-lợi, không có khuyết giảm, khi ấy Bồ-tát Di-lặc dùng chày quơ đụng đó, suy tầm thức ấy, trọn không biết xứ nào, ba lần quơ đụng như vậy, bèn bạch rằng: “Thần thức người này con trọn không thể biết, gần như chẳng phải Đức Như Lai nhập Niết-bàn ư?” Đức Phật bảo Bồ-tát Di-lặc: “Ông tiếp nối quả vị Phật ở đời tương lai, sẽ được làm Phật, thành đạo Vô thượng, cớ sao quấy đụng xá-lợi mà không biết thức xứ ư? Bồ-tát Di-lặc bạch Phật: “Phật chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể hạng lượng, chẳng phải cảnh giới mà chúng con có thể lường so. Nay có điều nghi ngờ, cúi mong Đức Thế Tôn sẽ vì giải nói đó, thần thức năm đạo, đều có thể rõ biết, nơi thiện ác kia hướng đến chẳng dám có nghi ngờ, đối với chỗ Như Lai nay xá-lợi đây không có khuyết giảm. Nguyện xin nói thức này, khiến chúng con được biết”. Phật bảo Bồ-tát Di-lặc: “Chư Phật ở quá khứ vị lai xá-lợi ban trải khắp cùng, chẳng phải cảnh giới mà các ông có thể phân biệt, tại sao? Xá-lợi đây tức là xá-lợi ta, sao có thể cứu tầm thần thức Như Lai. Nay ta sẽ vì ông mà phân biệt. Như Lai thức thượng trung hạ, đến Tát vân, nhưng mỗi mỗi chẳng đồng, Bồ-tát sơ địa chưa lập lực căn đức. Tuy được thần thông Bồ-tát nhị trụ, dùng thiên nhãn quán biết thức nơi hướng đến địa vị, thối đọa hay chẳng thối đọa, cũng lại quán thấy Dục giới Sắc giới. Hoặc lại quán thấy sinh ở phương đông, vô số cõi Phật như cát sông Hằng, cúng dường chư Phật, vâng phụng giới luật vô ngại, cũng lại biết kia thọ ký kiếp số một kiếp hai kiếp cho đến trăm ngàn ức kiếp. Hoặc có Bồ-tát ở ba trú địa, quán thấy xá-lợi, biết nơi thức hướng đến hữu dư Niết-bàn, vô dư Niết-bàn, nhưng lại chẳng thấy chỗ hành thức của hàng bốn trú hướng đến. Bồ-tát bốn trú thấy một, thấy hai ba trú thức pháp, nhưng lại chẳng thấy xá-lợi của hàng năm trú nơi thức pháp hướng đến, cho đến, chỉ Phật biết chỗ của thần thức Phật nghĩ niệm”. Lại có kệ tụng nói:

“Thức thần không hình pháp,

Năm đại lấy làm nhà,

Phân biệt hạnh thiện ác,

Đi lại riêng chân ngụy,

Thức bày xứ thiện đạo,

Trọn đến đạo an ổn.

Thức là vua thứ sáu,

Lớn khác rất không biết”.

Hỏi: Hai tâm thức có gì hơn kém?

Đáp: Tâm là Như Lai Tạng, tâm là tánh chân như, thức là sở sinh của tâm, không có một pháp nào chẳng từ tánh chân tâm mà khởi. Nên trong kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: “Các pháp được sinh ra chỉ do tâm hiện nên, tâm là gốc tức hơn, thức là nương tựa tức kém. như trong Viên Giác Sớ nói: “Sinh pháp vốn không, tất cả chỉ thức, thức như huyễn mộng, chỉ là nhất tâm.”

Hỏi: Giả sử thức không thể đó làm sao được tâm đó ư?

Đáp: Vì thức vốn là chỗ tâm thành, nên thức không thể tức là nhất tâm, nào khác cảnh từ thức sinh, gồm cảnh về thức, nếu thông mà luận đó thì vốn là nhất tâm. Tâm biến làm thức, thức biến các cảnh, do đó, gồmcảnh về thức gồm thức về tâm vậy.

Hỏi: Trước đã nói rộng về thức tướng còn thế nào là trí?

Đáp: Phân biệt là thức, không phân biệt là trí, như trong kinh Đại Bảo Tích nói: “Phật bảo: Nói là thức nghĩa là năng liễu biệt chỗ nhãn biết sắc, chỗ nhĩ biết thanh, chỗ tỷ biết hương, chỗ thiệt biết vị, chỗ thân biết xúc, chỗ ý biết pháp, đó gọi là thức, nói là trí, túc là ở trong tịch tỉnh, chẳng hành ở ngoài, chỉ nương nơi trí, chẳng ở một pháp mà được sinh phân biệt, các thứ phân biệt, đó gọi là trí. Lại Xá-lợi-phất! Từ cảnh giới sinh, đó gọi là thức từ tác ý sinh, đó gọi là thức, từ phân biệt sinh, gọi đó là thức. Không thủ không chấp không có chỗ duyên, không chỗ liễu biệt, không có phân biệt, đó gọi là trí. Lại Xá-lợi-phất! Nói là thức, tức trú pháp hữu vi, tại sao? Trong pháp vô vi thức chẳng thể hành. Nếu năng thấu đạt pháp của vô vi, đó gọi là trí”. Lại trong kinh Nguyệt Đăng Tam muội có kệ tụng nói:

“Chẳng tịch diệt là tưởng,

Tịch diệt đó là trí,

Nếu biết sự tánh tưởng,

Bèn lìa ở các tưởng,

Nếu có tưởng đáng trừ,

Thì lại là có tưởng,

Hành tưởng kia hý luận,

Là người chẳng lìa tưởng,

Nếu người làm là tâm,

Tưởng đó ai khởi nên,

Tưởng đó ai năng chứng.

Ai năng diệt tưởng đó,

Pháp mà của tướng khởi,

Chư Phật chẳng thể đắc,

Tức ở xứ này có,

Vô ngã lìa thủ trước,

Nếu tâm đó chẳng sinh,

Do đâu được khởi tưởng,

Nếu tâm được giải thoát,

Kia không nguyên do khởi,

Nếu chướng ở giải thoát,

Thì tâm chẳng nghỉ bàn,

Vì tâm chẳng nghỉ bàn,

Thành tựu chẳng nghỉ bàn,

Ta vốn nghĩ như vậy,

An trú tâm địa rồi,

Xả bỏ tất cả tâm,

Nguyện thành chẳng nghĩ bàn,

Quả báo pháp Bạch tịnh,

Trông thấy ở vô vi,

Một niệm năng rõ biết,

Tất cả chúng sinh niệm,

Chúng sinh tức là tâm,

Tâm tức là Như Lai,

Chư Phật chẳng nghĩ bàn,

Hiển rõ ở tâm đây”.

Hỏi: Diệu nghĩa tâm vương, nguồn chân tám thức, hiển bày chánh lý để tròn sáng, căn cứ Thánh giáo làm định lượng, lý sự đều nêu đã đoạn kết mảy may nghi ngờ, còn môn tâm sở làm sao khai diễn?

Đáp: Đây trình bày thứ hai là tâm sở hữu pháp, tâm sở đây có sáu vị, gồm năm mươi mốt pháp; biến hành có năm, biệt cảnh có năm, thiện có mười một, căn bản phiền não có sáu, tùy phiền não có hai mươi, bất định có bốn, biến hành là biến khắp bốn tất cả, Bốn tất cả là: Một, tất cả tánh, tức là ba tánh: Tánh thiện; tánh bất thiện và tánh ngộ ký v.v…; hai, tất cả địa, tức dục giới ngũ thú một địa, sắc giới bốn thiền bốn địa, vô sắc giới bốn không bốn địa, gồm cả chín địa; ba, tất cả thời, thời tức đồng thời gian một sát-na; năm tâm sở tác ý v.v… đây đều đồng thời khởi, nên gọi là tất cả thời; bốn, tất cả câu (đều cùng) tức khắp cùng các tâm v.v… và tám thức đều cùng, ý nói là năm tâm sở biến hành tác ý v.v… đây cùng tám thức tâm vương đều cùng thời khởi, hẳn có đồng thời tương ưng năm số. Lại như lúc tám thức cùng khởi đều có năm tâm sở biến hành, nên gọi là tất cả câu, tức bốn tất cả là sở hành sở biến, xúc v.v… năm số là năng hành năng biến, biến là nghĩa viên (tròn khắp) hành nghĩa là giẫm trải, nghĩa duyên cảnh, chỉ thủ kiến phần năng duyên bốn tất cả, chẳng thủ hai phần bên trong, hai phần bên trong chỉ qua lại duyên, tức chẳng thể duyên tất cả bên ngoài, lại như năm tâm sở biệt cảnh dục v.v… có hành chẳng phải biến, hành là năng duyên, biến là sở duyên, tức bốn cảnh v.v… sở duyên, tức bốn cảnh sở duyên chẳng thể khiến năng duyên dục v.v… sở biến duyên, nên gọi là có hành chẳng phải biến. Nên dùng bốn câu để phân biệt: Một, hành chẳng phải biến, tức biệt cảnh; hai, biến chẳng phải hành, tức chân như; ba, câu câu (đều cùng) tức biến hành; bốn, đều chẳng phải, tức sắc v.v… trong luận Hiển Dương nói: “Tâm sở hữu pháp: Nghĩa là nếu pháp từ chủng tử A-lại-da sinh ra, nương nơi tâm khởi, cùng tâm đều chuyển tương ưng”. Kia lại thế nào? Nghĩa là biến hành có năm: Một, tác ý nghĩa là năng cảnh răn tâm làm tánh, ở cảnh sở duyên dẫn tâm làm nghiệp.

Hỏi: Tác ý là đại chủng vị năng cảnh răn tâm, hay tại hiện hành năng cảnh răn tâm?

Đáp: Tại chủng vị năng cảnh răn tâm, vì tác ý tự tánh sáng lợi, tuy đại chủng vị, tuy có cảnh đến mà năng cảnh răn chủng tâm tâm sở khiến sinh khởi hiện. Nếu thí dụ như nhiều người đồng ngủ trong một phòng, lúc bên ngoài có kẻ giặc đến, trong đó có một người vì tánh ít ngủ bèn năng cảnh tỉnh các người khác. Người nay tuy tự thân chưa dậy mà năng cảnh tỉnh các người khác khiến dậy, cũng như tướng phần trong tâm, tuy cùng kiến phần đồng khởi. Pháp ấy có công năng dẫn kéo tâm, nay tác ý cũng vậy, chủng tử tác ý đó đã cảnh răn chủng các tâm tâm sở kia sinh hiện hành rồi. Tác ý hiện hành lại năng dẫn tâm hiện hành khiến hướng đến cảnh trước, tức tác ý đây có hai công năng: Một, lúc tâm chưa khởi năng cảnh răn khiến khởi; hai, nếu khởi rồi, năng dẫn khiến hướng đến cảnh, trước là thể tánh, sau là nghiệp dụng. Hai, xúc, nghĩa là căn cảnh thức ba sự hòa hợp, phân biệt làm thể, thọ y làm nghiệp, lại tức ba hòa làm nhân, xúc là quả đó, khiến tâm tâm sở xúc cảnh làm tánh, thọ, tưởng, tư v.v… chỗ nương tựa làm nghiệp. Nếu lúc xúc chẳng sinh, ngoài ra thọ một tâm sở cũng chẳng thể sinh. Hòa hợp tất cả tâm và tâm sở, khiến đồng xúc cảnh trước, là tự tánh xúc vậy, tức xúc đây tợ ba hòa hợp kia, cùng thọ v.v… làm sở y, là nghiệp dụng của xúc vậy; ba, thọ tức lãnh nạp làm thể, ái duyên làm nghiệp; bốn, tưởng nghĩa là danh cú văn thân huân tập làm duyên, thủ tướng làm thể, phát lời ban nghị làm nghiệp. Lại tưởng năng an lập tự cảnh giới phân tể. Nếu lúc tâm khởi không tưởng đây là nên chẳng thể thủ tướng cảnh phân tể, ở cảnh thủ tượng làm tánh, thì khái niệm các thứ danh ngôn làm nghiệp, các thứ danh ngôn đều do ở tưởng, là công năng của tưởng; năm, tư nghĩa là niệm tâm, tạo tác tất cả báo của tổng biệt làm tư thể, ở thiện phẩm v.v… sai sử tâm làm nghiệp, xúc v.v… năm pháp, tâm khởi hẳn có, nên là biến hành, ngoài ra, chẳng phải là biến hành. Biệt cảnh có năm, dục v.v… chẳng khắp cùng tâm, vì bốn cảnh riêng biệt, gọi là biệt cảnh vậy: Một, dục nghĩa là đối với cảnh lạc, hy vọng làm thể, chuyên cần nương tựa làm nghiệp. Lại ở nơi tất cả sự dục quán sát là, có hy vọng vậy, nếu chẳng dục quán tùy thế nhân cảnh, nhậm vận duyên là, tức toàn không dục, do lý thú này mà dục chẳng phần là biến hành; hai, thắng giải nghĩa là đối với cảnh quyết định như chỗ đáng đó, ấn giải làm thể, chẳng thể dẫn chuyển làm nghiệp. Lại nghĩa là lực chứng đối với giáo lý tà chánh v.v… với cảnh sở thủ, xét quyết ấn trì, do đây khác duyên, chẳng thể dẫn duyên, chẳng thể dẫn chuyển, với cảnh do dự, thắng giải toàn không, chẳng phải tâm xét quyết cũng không thắng giải, nên chẳng phải biến hành gồm ba, niệm nghĩa là đối với cảnh thói quen, khiến tâm ghi nhớ rõ ràng chẳng quên làm thể. Đẳng trì sở y làm nghiệp. Lại đối với trong thể loại cảnh chưa từng thọ, khiến chẳng khởi niệm, giả sử chỗ đã từng thọ, chẳng thể ghi nhớ rõ, niệm cũng chẳng sinh vậy. Niệm hẳn chẳng phải thuộc biến hành gồm, niệm cùng định làm sở y, làm nghiệp dụng, năng sinh chánh định, nên nói định y làm nghiệp; bốn định chẳng gọi là cùng giữ, nghĩa là đối với cảnh sở quán, chuyên chú một duyên làm thể, khiến tâm chẳng tán trí y làm nghiệp. Lại do định khiến tâm chuyên chú chẳng tán, nương đó bèn có trí quyết định sinh. Nếu chẳng buộc tâm chuyên chú cảnh vị, bèn không định khởi, nên chẳng phải biến hành; năm tuệ nghĩa là đối với cảnh sở quán, chọn lựa làm thể, đoạn nghi ngờ làm nghiệp, lại đối với cảnh chẳng phải quán thì trong tâm ngu tối. Không chọn lựa vậy, chẳng phải biến thành gồm, năm biệt cảnh này tùy vị có không, sở duyên năng duyên chẳng phần định đều cùng vậy. Thiện có mười một: Một, tín nghĩa là đối với có thể có đức và có khả năng, tâm thanh tịnh làm thể, đoạn chướng bất tín, năng đắc Bồ-đề, tư lương viên mãn làm nghiệp. Lại trong luận Duy thức nói: “Tín lấy tâm tịnh làm tánh, tánh đây lắng trong năng tịnh tâm v.v… vì tâm ưu thắng nên lập tên tâm tịnh. Như nước, thanh châu năng làm trong nước đục”.

Giải thích: “Chỉ tín năng là tịnh, các thiện khác đều là sở tịnh, vì tâm vương là chủ, nên chỉ nói là tâm tịnh, chẳng nói tâm sở, nước thí dụ như tâm v.v… thanh châu thí dụ tín thể, đem châu đặt vào nước đục bèn trong, vì có tín vậy, tâm đó bèn tịnh; hai, tâm nghĩa là tương tự tăng thượng và pháp tăng thượng, xấu hổ với điều lỗi ác làm thể. Đoạn chướng không tâm làm nghiệp; ba, quý nghĩa là nương thế tăng thượng xấu hổ với điều lỗi ác làm thể. Đoạn chướng không quý làm nghiệp; bốn, vô tham, nghĩa là đối với hữu, có đủ nhàm lìa không chấp, chẳng che giấu, chẳng ái không đắm trước làm thể, năng đoạn chướng tham làm nghiệp; năm, vô sân nghĩa là đối với các hữu tình, tâm không tổn hại, xót thương làm thể, năng đoạn chướng sân làm nghiệp; sáu, vô si nghĩa là chánh rõ chân thật làm thể, năng đoạn chướng si làm nghiệp; bảy, tinh tấn nghĩa là tâm đổng mảnh không lùi đọa, chẳng tự khinh tiện làm thể, đoạn chướng giải đải làm nghiệp; tám, khinh an nghĩa là xa lìa thô trọng, thân tâm điều sướng làm thể, đoạn chướng vô trọng làm nghiệp; chín, bất phóng dật nghĩa là gồm nhiếp vô tham, sân, si, tinh tấn làm thể, nương xả đây mà được tâm bình đẳng, được tâm chánh trực tâm không phát động, đoạn chướng phát động làm nghiệp; mười một bất hại nghĩa là do chẳng não hại các hữu tình vậy, xót thương trắc ẩn làm thể, năng đoạn chướng hại làm nghiệp, căn bản phiền não có sáu: Một, tham nghĩa là đối với năm thủ uẩn, mến thích che giấu gìn giữ đắm trước làm thể, tổn hại tự tha, năng hướng đến ác đạo làm nghiệp; hai, sân nghĩa là đối với hữu tình, muốn dấy tổn hại làm thể, năng chướng vô sân làm nghiệp; ba, mạn nghĩa là vì kẻ khác yếu kém thua mình, tính chấp mình là ưu thắng, khiến tâm cao ngạo làm thể, năng chướng vô mạn làm nghiệp; bốn, vô minh nghĩa là chẳng chánh rõ chân thật làm thể, năng chướng chánh rõ làm nghiệp; năm, tà kiến nghĩa là năm kiến làm thể: Một, tát-ca tà kiến, nghĩa là đối với năm thủ uẩn, tính chấp ngã sở, tuệ nhiễm ô làm thể, năng chướng vô ngã, vô điên đảo giải làm nghiệp; hai, biên chấp tà kiến, nghĩa là đối với năm thủ uẩn, tính chấp đoạn thường, tuệ nhiễm ô làm thể, năng chướng vô thường vô điên đảo giải làm nghiệp; ba, tà kiến nghĩa là phỉ báng nhân quả, tuệ nhiễm ô làm thể, chỉ phân biệt khởi năng chứng chánh kiến làm nghiệp; bốn, kiến thủ nghĩa là đối với ba kiến trước và kiến sở y uẩn tính chấp tối thắng thượng, và cùng tuệ nhiễm ô đệ nhất làm thể, chỉ phân biệt khởi, năng chướng khổ và bất tịnh, vô điên đảo giải làm nghiệp; năm, giới cấm thủ nghĩa là đối với các kiến trước và kiến sở y uẩn, chấp làm thanh tịnh giải thoát xa lìa, tuệ nhiểm ô làm thể, chỉ phân biệt khởi, năng chướng vô điên đảo giải như trước làm nghiệp. Giải thích: Tátca tà kiến, Trung Hoa dịch nghĩa là thân kiến vậy, kiến thủ, trong luận lại nói: Tất cả đấu tranh sở y làm nghiệp”. Đây đối với các kiến và sở y uẩn, chấp làm pháp tối thắng năng đắc Niết-bàn thanh tịnh, là kiến thủ. Do đó, mỗi mỗi chấp nhau làm ưu thắng các kiến v.v… vậy, tất cả ngoại đạo đấu tranh nhân đây mà khởi. Giới cấm thủ, lại nói: “Không lợi cần khổ sở y làm nghiệp”, nghĩa là nương các kiến chỗ thọ giới, nói giới đây là thắng, và năng đắc Niết-bàn. Do giới đây nên tất cả ngoại đạo thọ trìcác điều không lợi cần khổ như bứt tóc v.v…; sáu, nghi nghĩa là đối với các đế, cứ do dự, chẳng quyết định làm thể, chỉ phân biệt khởi năng chướng vô si làm nghiệp.

Hỏi: Mười phiền não này thức nào tương ưng?

Đáp: Tạng thức thứ tám hoàn toàn không, thức Mạt-na thứ bảy có bốn, ý thức thứ sáu đầy đủ mười, năm thức trước chỉ có ba. Xưa trước giải thích: Năm thức trước có ba, vì không phân biệt, nên không mạn v.v… mạn v.v… hẳn do có tùy niệm kế độ phân biệt sinh vậy. Lại do có mạn nên ở môn xứng lượng khởi hơn kém vậy. Nghi do dự, môn giản trạch (chọn lựa) khởi kiến, môn tìm cầu khởi vậy, năm thức trước không hành tướng như đây vậy. Thức thứ bảy có đủ ngã si v.v… bốn phiền não, còn đủ thẩm quyết, nên nghi không thể khởi, do ái trước ngã sân thẳng được sinh, không trong một tâm vương có hai tuệ vậy, các kiến khác chẳng sinh. Tùy phiền não có hai mươi. Trong luận Thích nói: “Chỉ là phân vị phiền não sai biệt tánh chẳng lưu, nên gọi là tùy phiền não”. Hai mươi chủng loại đây phân riêng có ba, nghĩa là: Phẫn v.v… mười phiền não mỗi mỗi riêng khởi, gọi là tiểu tùy phiền não, vô quý v.v… hai phiền não khắp cùng bất thiện gọi là trung tùy phiền não, trạo cử v.v… tám phiền não khắp nhiễm tâm, gọi là đại tùy phiền não: Một, phẫn nghĩa là ở hiện tại trái nghịch duyên, khiến tâm phẫn phát làm thể, năng chướng vô sân làm nghiệp; hai, hận nghĩa là đối với quá khứ trái nghịch duyên, kết oán chẳng bỏ làm thể, năng chướng vô sân làm nghiệp; ba, phú nghĩa là đối với lỗi phạm hoặc người khác can răn, hoặc chẳng can răn, che giấu kín việc ác đã làm làm thể, năng chướng phát lồ hối lỗi làm nghiệp; bốn, não nghĩa là đối với lỗi phạm, hoặc người khác can răn, bèn phát lời thô xấu, tâm hung bạo làm thể, năng chướng thiện hữu làm nghiệp; năm, tật, nghĩa là đối với kẻ khác, thấy họ có công đức danh dự, tâm đối kỵ không vui làm thể, năng chướng nhân từ làm nghiệp; sáu, xan nghĩa là tích tụ ngờ chấp trước làm thể, chướng vô tham làm nghiệp; bảy, cuống nghĩa là hoặc loạn đối với người khác, hiện bày sự chẳng thật, tâm dối trá làm thể, năng chướng ái kính làm nghiệp; tám, siểm, là khinh thường kẻ kia nên dối hiện cung kính thuận theo , tâm quanh co làm thể, năng chướng ái kính làm nghiệp; chín, kiêu, nghĩa là ỷ cậy thế gian dấy mạnh v.v… tâm ý cao ngạo không chỗ kỵ sợ làm thể, năng chướng nhầm lìa làm nghiệp; mười, hại, nghĩa là bức não hữu tình, không thương, không xót, không ái, gần gủi, không trắc ẩn làm thể, năng chướng bất hại làm nghiệp; mười một, vô tàm, nghĩa là chẳng xấu hổ lỗi ác làm thể, năng chướng tàm làm nghiệp; mười hai, vô quý, nghĩa là đối với thế tăng thượng, chẳng xấu hổ lỗi ác làm thể, năng chướng quý làm nghiệp; mười ba, hôn trầm, nghĩa là khiến tâm mộng trọng làm thể, năng chướng tùy-bát-xá-na làm nghiệp; mười bốn; trạo cử, nghĩa là nương bất chánh tầm cầu, tâm chẳng tịch tĩnh làm thể, năng chướng xa-ma-tha làm nghiệp; mười lăm, bất tín, nghĩa là đối với bật có thể có đức có khả năng, tâm chẳng tịnh tin làm thể, chướng tín làm nghiệp; mười sáu, giải đải, nghĩa là tâm chẳng cố gắng làm thể, năng chướng phát khởi chánh cần làm nghiệp; mười bảy, phóng dật, nghĩa là gồm tham sân si giải đải làm thể, chướng bất phóng dật làm nghiệp; mười tám, thất niệm, nghĩa là ô nhiễm chẳng ghi nhớ làm thể, chướng chẳng vọng niệm làm nghiệp; mười chín, tán loạn, nghĩa là đối với chỗ tu thiện, tâm chẳng hỷ lạc làm nương tựa, nên rong mất theo duyên bên ngoài làm thể, năng chướng đẳng trì làm nghiệp; hai mươi, bất chánh tri, nghĩa là đối với ba nghiệp chẳng chánh rõ ràng, trí tuệ nhiễn ô làm thể, năng chướng chánh tri làm nghiệp.