TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 55

Hỏi: Phàm, luận về sắc của pháp xứ đều có bao nhiêu thứ? Đáp: Có năm thứ: Một là, sắc cực lược; hai là, sắc cực xa; ba là, sắc thọ sở dẫn; bốn là, sắc biến kế; năm là, sắc định quả. Thứ nhất, sắc cực lược là, lấy cực vi làm thể, chỉ là chia chẻ năm căn năm trần bốn đại định quả sắc kia đến vị cực vi, tức cực vi đây bèn là thể sắc cực lược. Thứ hai, sắc cực xa là không gian sáu loại sắc thô như ánh sáng, ảnh tượng, tối, sáng v.v… khiến chia chẽ sáu loại sắc thô đó đến vị cực vi, lấy sắc tế đây làm thể sắc cực xa, lại như chỗ thấy trên dưới không giới, xanh vàng đỏ trắng ánh sáng ảnh tượng tối sáng, tức đều gọi là không một hiển sắc, và chỗ hiện trong lỗ hổng cửa sổ, tức đều gọi là sắc xa. Thứ ba, sắc thọ sở dẫn là, thọ nghĩa là lãnh nạp, sắc sở dẫn là, tức trên tư chủng hiện có công năng ngăn phát, gọi là sắc sở dẫn, ý nói là do ở nơi thầy dạy lãnh thọ làm năng dẫn phát khởi, công năng phòng phát trên tư chủng hiện gọi là sắc sở dẫn, tức công năng phòng phát đây chẳng thể biểu thị khác vậy, cũng gọi là vô biểu sắc, tức lấy vô biểu sắc là thể. Thứ tư , là sắc biến kế, tức là vọng tâm biến kế. Thứ năm, là sắc định quả, là hiện cảnh trong định, pháp xứ năm loại sắc đều phân làm ba môn: Một là, môn ảnh tượng; hai là, môn vô biểu; ba là, môn định quả. Thứ nhất, môn ảnh tượng là, ảnh nghĩa là lưu loại, tượng nghĩa là tương tợ, nên gọi là ảnh tượng, các hữu cực và vi tức là hai sắc cưc lược và cực xa, chỉ có quán tâm ảnh tượng đều không thật thể. Độc sinh tán ý là, tức chọn lựa trong định và minh liễu ý thức. Nay chỉ lấy tán vị độc đầu đen tối ý thức vậy. Tán ý thức đây tạo dựng được lúc duyên năm căn năm trần nước trăng gương ảnh, ngay tình biến khởi khắp chấp tướng phần ảnh tượng, đây là giả chẳng phải thật vậy, cùng với cực lược v.v… đồng lập một môn ảnh tượng. Hỏi: Vả lại như trăng trong nước, ảnh tượng trong gương, nhãn thức cũng duyên, cớ sao nói giả, chỉ ý thức duyên? Đáp: Trăng trong nước, ảnh trong gương, chỉ là pháp cảnh, chỉ lấy gương nước làm duyên, ý thức đó bèn vọng chấp có trăng có ảnh tượng, đều chẳng phải cảnh của nhãn thức, cũng là kế độ sắc thâu, lại biến là vọng tâm, cực lược v.v… là quán tâm, đồng là giả ảnh tượng vậy, do đó tổng lập. Thứ hai, môn vô biểu: Một, luật nghi có biểu sắc, tức lúc trước thầy thọ giới, do biểu sắc đây mới huân được chủng tử thiện tư, có công năng phòng phát, lập vô biểu sắc đó; hai, chẳng luật nghi có biểu sắc, tức ngay lúc xuống đao sát sinh tạo nghiệp, do đây có biểu sắc, mới huân được chủng tử bất thiện tư, có công năng phòng phát, lập vô biểu sắc đó, nếu trong xứ có biểu sắc là, tức ngay lúc lễ Phật hành đạo là xua đuổi đánh mắng, do đây có vô biểu sắc, mới huân được chủng tử thiện tư ác tư, cũng có công năng phòng phát, lập vô biểu sắc đó. Hỏi: Nếu trăng trong nước, ảnh tượng trong gương là ý thức thứ sáu làm tâm giải duyên, chỉ là giả đó, dài ngắn vuông tròn sắc thâu là, tức minh liễu ý thức duyên ở sắc trần vậy. Thế nào là độc đầu ý thức duyên biến kế sắc thâu ư? Đáp: Nếu là người trí, rõ giả hình kiến tướng đây tức ở sắc trần xứ thâu, nếu là kẻ mê chẳng rõ vọng chấp làm thật, biến khởi ảnh tượng, giả tướng phần đây, chỉ biến kế sắc thâu, nơi pháp xứ gồm. Hỏi: Chỗ gọi là ảnh tượng là hai sở duyên ấy ư? Đáp: Một, thân là ảnh tượng; hai, sơ là chất vậy, trước biện giải về ảnh tượng, thân ở duyên duyên là, nghĩa là các tướng phần cùng kiến phần năng duyên, thể chẳng lìa nhau, tức chỗ kiến phần dựa gá cảnh là chỗ trù lượng xứ vậy, tức chỗ gá gọi là duyên, chỗ lự gọi là sở duyên duyên; hai nghĩa đây gọi là sở duyên duyên vậy, tức ảnh tượng đây có bốn tên: Một là, ảnh tượng; hai là, tướng phần; ba là, chỗ nghĩ nghơi gá bên trong; bốn là, sở duyên duyên gần (thân). Tiếp đến nói về bản chất, nếu cùng năng duyên, thể lìa nhau tức sở duyên duyên xa (sơ) vì cách tướng phần vậy, tức trên bản chất kiến phần năng duyên lìa nhau, nên gọi là lìa. Hỏi: Đã lìa nhau, sao gọi là sở duyên duyên? Đáp: Vì chất năng khởi tướng phần sinh vậy, vì khởi nói về tướng phần khiến kiến phần có chỗ nghĩ ngơi vậy, tức bản chất khởi sở duyên vậy, cũng gọi là sở duyên duyên vậy, vì sở duyên duyên gần làm tăng thượng duyên nên cũng được gọi là sở duyên duyên, tức khởi sở duyên, cũng có ba tên: Một, gọi là bản chất; hai, gọi là chỗ nghĩ ngơi gá bên ngoài; ba, gọi là sở duyên duyên xa, tức là bản chất năng khởi tướng phần, tướng phần khởi kiến phần, kiến phần khởi tự chứng phần, tự chứng phần năng khởi chứng tự chứng phần, tức bản chất năng khởi căn cứ chỗ lự gá tướng phần, nên nói là bản chất, cũng gọi là sở duyên duyên. Vả lại như pháp thứ năng rõ tất cả pháp là, tức ý thức thứ sáu đều có năm loại, đều duyên khắp cảnh: Một là độc đầu trong định, ý thức duyên ở cảnh định, trong của cảnh địng có lý có sự, trong sự có các loại sắc cực lược, cực xa và nơi định tự tại sinh pháp xứ; hai là độc đầu tán vị, duyên các sắc thọ sở dẫn và chỗ biến kế khởi các pháp xứ, như duyên hoa đốm hư không, sừng thỏ ảnh tượng trong gương trăng trong nước, chỗ tạo họa vẽ sinh, đều là pháp xứ gồm; ba là, độc đầu trong mộng, duyên cảnh trong mộng, biến kế sở chấp sắc pháp xứ; bốn là, ý thức minh liễu, nương tựa năm căn môn và năm thức trước đồng duyên năm trần, rõ ràng thủ cảnh gọi là ý thức minh liễu; năm là, ý thức loạn, là tán ý thức, ở trong năm căn cuồng loạn mà khởi, nhưng chẳng cùng năm thức đồng duyên, như hoạn bệnh nhiệt, thấy xanh cho là vàng, chẳng phải là nhãn thức, đây là duyên vậy, duyên sắc biến kế sở chấp, lại nếu ý thức minh liễu ở năm căn môn, cùng năm đồng duyên năm trần cảnh vậy, nếu lấy năm thức làm đều có nương tựa (câu hữu y) trừ độc đầu khởi, độc đầu khởi là, gồm có bốn thứ: Một là, độc đầu trong định, duyên ở cảnh định, chẳng cùng năm thức đồng duyên; hai là, độc đầu trong mộng, duyên cảnh pháp trần, các tướng trong mộng cũng do biến kế khởi; ba là, độc đầu tán vị, cấu tạo họa vẽ cảnh tướng, duyên sắc do biến kế khởi; bốn là loạn ý thức, cũng gọi là độc đầu có thể biết. Hỏi: Sáu thức cùng bao nhiêu tâm sở tương ưng? Đáp: Trong luận có kệ tụng nói: “Đây tâm sở biến hành, Biệt cảnh thiện phiền não, Tùy phiền não bất định, Đều ba thọ tương ưng”. Sáu chuyển thức đây tất cả cùng sáu vị tâm ở tương ưng, nghĩa là biến hành v.v… luôn nương tâm khởi, cùng tâm tương ưng, hệ thuộc nơi tâm, nên gọi là tâm sở. Như vật thuộc ngã, lập danh ngã sở, tâm ở sở duyên, chỉ thủ tổng tướng, tâm sở ở kia cũng thủ biệt tướng, hỗ trợ thành việc tâm, được gọi là tâm sở, như họa sư tư là khuôn đắp hình, trong luận Du-già nói: “Thức năng liễu biệt tổng tướng của sự, tác ý rõ đây chỗ tướng chưa rõ, tức các tâm sở chỗ thủ biệt tướng, xúc năng rõ đây tướng đáng vừa ý v.v… thọ năng rõ đây tướng nhiếp thọ v.v… tưởng năng rõ đây tướng nói năng nhân, tư năng rõ đây tướng chánh nhân v.v… nên tác ý v.v… gọi là tâm sở pháp” đây tiêu biểu tâm sở cũng duyên tổng tướng, các nơi khác lại nói dục cũng năng rõ sự tướng khả lạc, thắng giải cũng rõ sự tướng quyết định, niệm cũng năng rõ sự tướng tập quán. Định tuệ cũng rõ tướng được mất v.v… do đây đối với cảnh khởi các tâm sở pháp thiện nhiễm v.v… đều ở sở duyên gồm thủ biệt tướng, sáu vị sai biệt là, nghĩa là: Biến hành có năm biệt cảnh cũng có năm, thiện có mười một, phiền não có sáu, tùy phiền não có hai mươi, bất định có bốn, sáu vị như vậy hợp có năm mươi mốt tất cả trong tâm quyết định có thể được, ngoài ra riêng biệt cảnh mà được sinh vậy, chỉ trong tâm thiện có thể được sinh vậy. Tánh là căn bản phiền não nhiếp vậy, chỉ là nhiễm tánh phiền não v.v… vậy, với thiện nhiễm v.v… đều bất định vậy, cho đến sáu chuyển thức đây dễ thoát bất định vậy, đều dung cùng ba thọ tương ưng. Đều lãnh thuận nghịch chẳng phải hai tướng vậy, lãnh tướng cảnh thuận vui thích thân tâm, gọi là lạc thọ, lãnh tướng cảnh nghịch bức bách thân tâm gọi là khổ thọ, lãnh tướng cảnh trung dung, ở nơi thân tâm chẳng phải bức bách, chẳng phải vui thích, gọi là bất khổ bất lạc thọ, giải thích: Ba câu tụng trên nêu bày tổng danh sáu vị tâm sở, một câu sau là chánh giải thích vị thọ, hành tướng tâm sở là, tâm thủ tổng tướng của cảnh, chỉ tổng thủ mà thôi, chẳng riêng phân biệt, như nói duyên sinh, chỉ tổng thủ, chẳng lại phân biệt. Tâm sở ở kia thủ gồm biệt tướng, nên thuyết (nói) cũng ngôn (nói). Như họa sư tư làm khuôn đắp hình, sư nghĩa là bác sĩ (người thông rành), tư nghĩa là đệ tử, như sư vẽ hình đã xong, học trò đắp thể, thể nơi khuôn đắp chẳng lìa khuôn mẫu, như thủ tổng tướng, lúc vẽ sắc thể khiến bày dáng đẹp, như cũng thủ biệt tướng. Tâm tâm sở pháp thủ cảnh cũng vậy, thức năng liễu biệt tổng tướng của sự, chẳng nói thủ biệt tướng, vì là chủ vậy, nếu thủ biệt tướng tức tâm sở vậy, tác ý một pháp, xúc năng liễu biệt lắm nhiều biệt tướng, do công lực ưu thắng của tác ý khiến tâm tâm sở thủ cảnh nên có tổng thủ nhiều pháp biệt tướng đây. Trong luận Du-già nói lấy tác ý làm đầu, luận đây lấy xúc làm đầu, hòa hợp ưu thắng vậy, mỗi mỗi ý căn cứ một nghĩa, xúc năng thủ ba thứ, nghĩa là đáng vừa ý chẳng đáng vừa ý, tướng đều trái nhau, nhiếp thọ trong thọ, tốn hại đều trái nhau v.v… tưởng năng rõ tướng nói năng nhân là năng thủ tướng cảnh phân chia nghĩa là đây là xanh chẳng phải xanh v.v… bèn khởi nói năng, nên tướng của tưởng là nói năng nhân vậy. Tư rõ chánh nhân tà đều trái nhau v.v… tức là tướng chánh tà v.v… trên cảnh, nhân của nghiệp vậy. Tất cả trong quyết định có thể được là, tức biến hành, chẳng kể là tâm nào, chỉ khởi hẳn là có vậy, ngoài ra riêng biệt cảnh mà được sinh là năm biệt cảnh vậy, chỉ trong tâm thiện có thể được sinh là mười một pháp thiện chỉ có tâm thiện có, thể là căn bản năng sinh các hoặc tức tham v.v… sáu thứ. Ở tâm thiện nhiễm đều chẳng quyết định là, tức bốn pháp bất định, nghĩa là đối với thiện nhiễm vô ký ba tánh, tâm đều chẳng quyết định, sáu chuyển thức đây dễ thoát chẳng quyết định vậy là, nhưng sáu chuyển thức đây chẳng phải như thức thứ bảy thức thứ tám, thể đều dễ thoát, luôn bất định vậy, dễ thoát nghĩa là gián đoạn chuyển biến, bất định là vui thích xả hành qua lại khởi vậy, đều thông với ba thọ. Hỏi: Thế nào là sáu thức hiện khởi phân vị? Đáp: Trong luận Duy thức có kệ tụng nói: “Nương tựa thức căn bản, Năm thức tùy duyên hiện, Hoặc cùng (câu) hoặc chẳng cùng, Như gợn sóng nương nước, Ý thức thường hiện khởi, Trừ sinh trời vô tưởng, Và hai định không tâm, Ngủ nghỉ và muộn tuyệt”. Thức căn bản tức là thức A-đà-na, nhiễm tịnh các thức sinh căn bản vậy, Nương tựa nghĩa là sáu chuyển thức trước lấy thức căn bản làm cộng nương tựa, năm thức nghĩa là năm chuyển thức trước, chủng loại tương tợ, nên gồm nói đó, tùy duyên hiện là nói hiển bày chẳng phải thường khởi, duyên nghĩa là các duyên tác ý căn cảnh v.v… nghĩa là năm thức trong thân nương tựa bản thức, ngoài tùy các duyên tác ý năm căn cảnh v.v… hòa hợp mới được hiện tiền. Do đây mà hoặc cùng (câu) hoặc chẳng cùng khởi, duyên ngoài hợp là có nhanh chậm vậy, như nước gợn sóng tùy duyên ít nhiều. Năm chuyển thức hành tướng thô động, chỗ mượn các duyên thời gian nhiều chẳng đủ nên thời gian khởi ít, thời gian chẳng khởi nhiều, ý thức thứ sáu tuy cũng thô động, mà chỗ mượn duyên không thời gian nào chẳng đủ, do trái với duyên vậy nên có thời gian chẳng khởi. Thức thứ bảy và thức thứ tám hành tướng vi tế, chỗ mượn các duyên trong tất cả thời gian đều có, nên không duyên ngại khiến gồm chẳng hành. Lại, thân thức thứ năm chẳng thể nghĩ nghơi, chỉ chuyển ngoài của khởi mượn nhiều duyên nên thời gian gián đoạn nhiều, thời gian hiện hành ít, ý thức thứ sáu tự năng tư lự chuyển trong ngoài cửa, chẳng mượn nhiều duyên, do đó chẳng nói đây tùy duyên hiện. Giải thích: Nương tựa nghĩa là sáu chuyển thức trước lấy thức căn bản làm cộng nương tựa là, sáu chuyển thức đây lấy thức căn bản làm cộng nương tựa tức hiện hành bản thức vậy, thức đều cộng nên thân gần nương tựa là tức thức chủng tử, mỗi mỗi chủng riêng vậy, năm chuyển thức trước chủng loại tương tợ là có năm thứ: Một là, cùng nương tựa sắc căn; hai là, đồng duyên sắc cảnh; ba là, cùng chỉ duyên hiện tại; bốn là, cùng hiện lượng được; năm là, cùng có gián đoạn, chủng loại tương tợ nên tổng hợp nói, như nước gợn sóng tùy duyên ít nhiều là, trong kinh Giải Thâm Mật nói: “Như nước dòng thác lớn, nếu có một gợn dóng sinh duyên, hiện tiền chỉ một gợn sóng chuyển, cho đến nhiếu gợn sóng sinh duyên, hiện tiền có nhiền gợn sóng chuyển, các thức cũng vậy, như nước dòng thác, nương tựa A-đà-na vậy, cho đến các thức được chuyển v.v… đây lấy năm thức thí như gợn sóng, bản thức dụ như nước thác. Thân thức thứ năm chẳng thể tự lự, vì không tầm tư nên chẳng thể tự khởi, nhờ mượn cái khác dẫn vậy, ý thức thứ sáu tự năng tư lự chuyển trong ngoài cửa, chỉ trừ năm vị: Trời vô tưởng; định Vô tưởng; định dịêt tận, ngủ nghỉ, mê ngất xỉu v.v… còn thường năng hiện khởi vậy, lại xưa trước giải thích: Một là, như nhiều gợn sóng lấy một biển lớn làm nương tựa khởi nhiều gợn sóng; hai là, ảnh tượng trong gương lấy một gương lớn làm nương tựa khởi nhiều ảnh tượng, hai pháp biển va gương dụ như bản tâm thức, sóng và ảnh tượng dụ như chuyển thức, trong một niệm có bốn nghiệp: Một là, liễu biệt khí nghiệp; hai là, liễu biệt y nghiệp; ba là, liễu bịệt ngã nghiệp; bốn là, liễu biệt cảnh nghiệp. Các liễu biệt đây trong từng sát-na đều chuyển có thể được, cho nên một thức ở một sát-na có các nghiệp dụng sai khác như vậy v.v… như trong kinh Mật Nghiêm có kệ tụng nói: “Như điện chớp mây nổi, Đều giả dối chẳng thật, Như thợ làm ra bình… Do chỗ phân biệt thành. Nhân chủ nên lắng nghe, Các hữu tình thế gian, Tập khí thường che tâm, Sinh các thứ hý luận. Mạt-na và ý thức, Cùng các thức tương tục, Năm pháp và ba tánh, Vô ngã của hai thứ, Luôn cộng và tương ưng, Như gió đánh nước thác, Chuyển khởi sóng các thức, Sóng sinh dòng chẳng ngừng, Lại-da cũng như vậy, Vô thủy các tập khí, Giống như dòng thác kia, Bị gió cảnh lay động, Tuy không bao nhiêu thể, Hoặc tùy duyên chóng khởi, Hoặc lúc mà chậm sinh, Thủ cảnh cũng như vậy, Chóng chậm mà sai biệt, Tâm chuyển nơi vườn nhà, Nhật nguyệt và muôn sao, Cây cành lá hoa quả, Núi rừng và quân chúng, Ở các xứ như vậy, Đều năng chậm chóng sinh. Nhiều khiến năng chóng hiện, Hoặc chậm khởi sai biệt, Hoặc lúc ở trong mộng, Thấy cảnh xưa đã xong, Và niệm tưởng mới sinh, Cho đến nơi già chết, Toán số cùng các vật, Tầm tư nơi câu nghĩa, Quán ở văn thể khác, Thọ các ăn uống ngon, Ở cảnh giới như vậy, Dần dần năng rõ biết, Hoặc có lúc chóng sinh, Mà năng thủ đó là, Tâm tánh lúc thanh tịnh, Chẳng thể được nghĩ bàn, Là diệu tạng Như Lai, Như vàng ở nơi quặng, Ý sinh từ tạng thức, Sáu khác cũng như vậy, Thức sáu thứ hoặc nhiều, Sai biệt ở ba cõi. Lại-da và năng huân, Và tâm pháp khác thảy, Nhiễm tịnh các chủng tử, Tuy đồng trú không nhiễm, Chủng tánh Phật cũng vậy, Định chẳng định thường tịnh, Như nước biển thường trú, Sóng gợn mà chuyển dời, Lại-da cũng như vậy, Tùy các địa sai biệt, Tu có hạ trung thượng, Xả nhiễm mà sáng rõ”. Như trên rộng nói rõ về ý căn duyên cảnh, phân biệt rất mạnh so với các thức, do đó tất cả thiện ác ý là dẫn đầu, ý khởi nhanh chóng, ý ở trước lời nói, ý thiện tức pháp chánh, ý ác tức cảnh tà, như một hơi khí hít nó tức ấm, thổi nó tức lạnh, tợ một thứ nước, lạnh đó tức đông, ấm nóng tức dung hòa, huống gì một tâm, buông đó tức phàm, hoằng đó tức thánh, chuyển biến tuy khác, chân tánh không khuyết, như trong kinh Ương-quật-ma-la nói: “Ý pháp trước hành, ý thắng ý sinh, ý pháp tịnh tin, hoặc nói hoặc làm, khoái lạc tự tìm, như ảnh theo hình, ta vì hàng thanh văn thừa mà nói kệ tụng đây” ý là nghĩa Như Lai Tạng, nếu tự tâm thanh tịnh, ý là Như Lai Tạng, ưu thắng hơn tất cả pháp, tất cả pháp là chỗ làm của Như Lai Tạng, và tịnh tin ý pháp đoạn trừ tất cả phiền não vậy, thấy ngã giới vậy, nếu tự tịnh tin có Như Lai Tạng, sau đó hoặc nói hoặc làm, lúc được thành Phật, hoặc nói hoặc làm, độ tất cả thế gian, như người thấy ảnh, thấy Như Lai Tạng cũng lại như vậy, cho nên nói như ảnh tùy thuận, ý pháp trước hành ý thắng ý sinh, ý pháp là ác hoặc nói hoặc làm, các khổ tự tìm theo, như bánh xe theo vết, bài kệ đây nói về nghĩa phiền não, ý pháp ác, là bị vô lượng phiền não che khuất, tạo tác cái ác, nên gọi là ác, tự tánh tịnh tâm Như Lai Tạng vào nghĩa vô lượng phiền não, nhởn nhơ như vậy chẳng dứt, hoặc nói hoặc làm tất cả các khổ thường theo chẳng tuyệt, như bánh xe theo vết nghĩa là các ác tích tập xe sinh tử xoay chuyển, tất cả chúng sinh ở trong ba thú ác, như bánh xe theo vết, cho nên nói đối với phước mà chậm hoãn là tâm vui thích ở ác pháp vậy, giải thích: Một niệm thanh tịnh thấy tánh Như Lai Tạng, năng tự độ và độ tha, thọ lạc tịnh diệt, như ảnh thuận thân, nếu một niệm tâm ác vào lưới trần lao đọa trong các thú, thọ khổ sinh tử như bánh xe theo vết, lấy ảnh thuận để thí dụ là,tức thường chẳng lìa, lấy bánh xe theo vết để thí dụ, tức là nhanh chóng chuyển vậy, do đó thiện ác tùy tâm chưa từng gián đoạn, nếu người khéo lấy đức ngay đó mà giải thoát. Vì vậy trong kinh Đại Thừa Lý Thú nói: “Cho nên Bồ-tát quán sát năm cái bởi nhân gì mà khởi? Và làm sao để xa lìa? Bồ-tát trước phải nên quán: Sắc dục giống như trăng trong nước, nước động trăng động, tâm sinh pháp sinh, tâm tham dục cũng lại như vậy, niệm niệm chẳng trú, chóng khởi chóng diệt”. Trong kinh Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán nói: “Dùng tâm thanh tịnh làm căn thiện nghiệp, dùng tâm bất thiện làm căn ác nghiệp, tâm thanh tịnh nên thế giới thanh tịnh, tâm tạp uế nên thế giới tạp uế”. Trong pháp Phật ta lấy tâm làm chủ, tất cả các pháp không gì chẳng do tâm, do đó như Thọ- đề sinh ở trong lửa, lửa chẳng thể hại, Phật đó là nghiệp báo trẻ con, chẳng phải chỗ ta làm, nên biết tự tâm tạo tác, lự khác chẳng đổi dời, thì đường lên xuống chẳng xa, báo đen trắng tại đây. Thiện ác quả báo tuy khác, đều từ vọng tưởng chỗ gương tâm hiện, như trong kinh Nhập Lăng-già có kệ tụng nói: “Thí như ảnh trong gương, Tuy thấy mà chẳng có, Huân tập gương tâm thấy, Phàm phu nói có hai, Chẳng biết chỉ tâm thấy, Cho nên phân biệt hai, Như thật chỉ biết tâm, Thì phân biệt chẳng sinh”. Nên biết nếu thật biết tâm, như trong gương tự thấy ảnh mặt, trọn chẳng ở ngoài trần vọng sinh chấp thủ, đã mở tướng buộc, biển nghiệp toàn khô. Như trong kinh Hiền Kiếp Định nói: “Tiêu diệt tất cả có nghiệp, trông thấy cội nguồn tất cả chúng sinh, đó gọi là trí tuệ” Hỏi: Ý thức ở năm vị chẳng khởi thế nào là hành tướng năm vị năng khiến ý thức chẳng khởi? Đáp: Trong luận Duy thức nói: “Trời vô tưởng” nghĩa là do lực tu định đó nhàm chán tưởng thô mà sinh trong cõi trời ấy, trái nghịch tâm chẳng hằng hành và tâm sở, lấy tưởng diệt làm đầu, nên gọi là trời vô tưởng, và hai định không tâm, nghĩa là định vô tưởng, và hai định không tâm, nghĩa là định vô tưởng và định diệt tận đều không có sáu thức, nên gọi là không tâm. Định vô tưởng nghĩa là có hàng dị sinh phục biến tịnh tham chưa phục nhiễm trên, do tưởng xa lìa tác ý làm đầu, khiến tâm chẳng hằng hành và tâm sở diệt, tưởng diệt làm đầu, lập tên vô tưởng, khiến thân an hòa, nên cũng gọi là định. Định diệt tận nghĩa là có các bậc thánh vô học hoặc hữu học đã phục hoặc lìa tham không chỗ có, tham trên chẳng định, do ngưng dứt tưởng, tác ý làm đầu, khiến tâm chẳng hằng hành nhiễm ô và chẳng hằng hành nhiễm ô cùng tâm sở diệt, lập tên diệt tận khiến tâm an hòa, nên cũng gọi là định, không tâm ngã say và muộn tuyệt là, nghĩa là có hạng vô cùng ngủ say và muộn tuyệt, khiến sáu thức trước đều chẳng hiện hành, ở trong năm vị thì hàng vị sinh có bốn, trừ ở bậc thánh diệt định, chỉ có ba sau, ở trong Như Lai thì Bồ-tát tự tại chỉ được có một, không ngủ và muộn vậy. Giải thích: Trời Vô tưởng với lực nhàm chán tưởng thô, nghĩa là các ngoại đạo lấy tường làm nhân của sinh tử, tức thiên lệch nhàm chán đó, chỉ sáu thức trước tưởng, chẳng phải thức thứ bảy và thứ tám, nên gọi là tưởng thô, tưởng tế vẫn còn, nên diệt ở sáu thức, thức thứ bảy và thứ tám vi tế kia chẳng thể biết, nên chẳng diệt vậy, Định vô tưởng phục biến tịnh tham, nghĩa là ở thiền thứ ba, thì không, thiền thứ tư, trở lên tham vẫn còn chưa phục, hiển bày lìa dục vậy. Tưởng định xa lìa là, hiển bày tưởng làm tưởng Niết-bàn vậy, chẳng hằng hành v.v… diệt là, hiển bày chỗ diệt thức có ít nhiều vậy, tác ý phục nhiễm mà vào định là, quán tưởng như bệnh, như nhọt, như mũi tên, ở chỗ sinh khởi các thứ trong tưởng, nhàm chán trổ ngược mà trú, chỉ nghĩa là vô tưởng tịch tĩnh vi diệu, ở trong vô tưởng trì tâm mà trú, như vậy dần lìa các chỗ duyên, tâm bèn tịch diệt, định diệt tận nghĩa là có các thánh vôp học v.v… và hữu học là trừ sơ quả và nhị quả, chỉ thân chứng chẳng trở lại, người chứng quả thứ ba, ở trong hữu học trừ hàng dị sinh. Lìa tham không chỗ có, tham trên chẳng chướng ngại định là vì diệt định chỉ nương định phi tưởng và khởi, đây nương tựa mới đầu tu nhị thừa nên nói là lìa, Bồ-tát phục chẳng lìa tham, tức đây cũng gọi là định diệt thọ tưởng. Trong năm vị đây, hàng vị sinh có bốn v.v… là trừ thánh định diệt tận chỉ có ba sau, Phật và hàng Bồ-tát từ bát địa trở đi chỉ được có một diệt định, không hai ngủ say và ngất xỉu, vì ác pháp nên hiện tợ có ngủ và thật không có vậy, tức hàng nhị thừa vô học cũng có ngất xỉu vậy. Hỏi: Định diệt tận và định vô tưởng đều xứng không tâm, hai định ấy có gì khác biệt? Đáp: Có bốn nghĩa chẳng đồng; xưa trước giải thích: Một là, căn cứ về người đắc khác, định diệt tận là thánh nhân đắc được, định vô tưởng là phàm phu đắc được; hai là, kỳ nguyện khác: Nhập định diệt tận làm chánh dứt tưởng cầu công đức nhập. Định vô tưởng làm giải thoát nhập; ba là cảm quả và chẳng cảm quả khác, định vô tưởng là hữu lậu năng cảm quả báo trời Vô tưởng riêng khác, định diệt tận là vô lậu, chẳng cảm quả ba cõi; bốn là, diệt thức ít nhiều khác, định diệt tận diệt thức nhiều gồm diệt phần nhiễm Mạt-na thức thứ bảy, định Vô tưởng diệt thức ít, không diệt sáu thức trước. Hỏi: Thân như các vị diệt tận không tâm v.v… đã là không tâm, cớ sao chẳng ra khỏi ba cõi? Đáp: Không tâm nghĩa là chỉ phục tâm thô sáu thức trước, cũng gọi là không tâm, tâm thức thứ bảy thứ tám vẫn tồn tại, chẳng phải toàn không tâm, như trong luận Thành Nghiệp nói: “Tâm có hai thứ: Một là, tâm tập khởi, là nơi vô lượng chủng tử tập khởi; hai là, tâm chủng chủng, là chỗ duyên hành tướng sai biệt chuyển, các vị diệt định v.v… khuyết tâm thứ hai, gọi là không tâm, như ngựa một chân khuyết một chân vậy, cũng gọi là không chân.” Hỏi: Năm căn bốn đại chủng mà thành tất cả các pháp trong ngoài, pháp nào có đủ đại, pháp nào có đủ chủng? Đáp: Xưa trước giải thích bốn câu chọn lựa là: Một là, đại mà chẳng phải chủng, tức hư không khắp cùng nên là đại, chẳng phải sinh nên chẳng phải chủng; hai là, chủng mà chẳng phải đại, tức năm căn v.v… năng sinh nên gọi là chủng, chẳng khắp cùng nên chẳng phải đại; ba là, cũng chủng cũng đại, tức địa thủy v.v… thể thoáng rộng nên gọi là đại, cùng sắc được tạo nên làm nương tựa nên gọi là chủng; bốn là, chẳng phần đại chẳng phải chủng, tức Thanh văn hướng đến tịch lắng. Hỏi: Sáu căn phân thấy nghe hay biết đều đủ mấy lượng? Đáp: Chuẩn cứ như luận Du-già thì có ba lượng: Một là, chứng lượng; hai là, tỷ lượng; ba là, chí giáo lượng. Trong luận nói: “Ba lượng kiến lập sáu căn, nương nhãn căn trong chứng lượng, tâm tâm số pháp gọi là thấy (kiến) còn nhĩ v.v… năm căn tâm tâm số pháp gọi là biết (tri) nương tỷ lượng, tâm tâm số pháp gọi là hay (giác) nương chí giáo lượng, tâm tâm số pháp gọi là nghe (văn).” Lại nói: Hoặc thấy hoặc biết nói năng nương ở hiện lượng, hoặc hay (giác) nói năng là nương ở tỷ lượng, hoặc nghe nói năng là nương ở chí giáo lượng. Giải thích: Chứng lượng, tức trước cảnh hiện tại, chứng minh chứng liễu gọi là chứng lượng, nhãn tâm tâm sở gọi là thấy, nhĩ v.v… năm căn tâm tâm số pháp ở trong chứng lượng, lúc rõ tự tâm, gọi chung là biết, ý căn tâm tâm số pháp ở trong tỷ lượng rõ cảnh giới riêng biệt, gọi là hay như cách tường thấy sừng, so biết là trâu, so lường suy cầu chỉ là ý căn, nương ở chí giáo lượng, tâm tâm số pháp gọi là nghe, tức ngôn giáo của bậc chí thánh gọi là chí giáo lượng, cũng gọi là Thánh ngôn giáo lượng, ở Tây 62 vực chọn pháp phải đủ ba lượng đây. Hỏi: Trong bốn đại sáu căn lấy gì làm chủ? Đáp: Lấy tâm làm chủ, vì bốn đại v.v… không tự thể, không lực dụng qua lại, nhân tâm mà có, nên xưng là chủ. Trong kinh Di Giáo nói: “Năm căn đây là do tâm làm chủ” đây nói rõ mới đầu gá thai, tâm trước hết các căn, nên gọi đó là chủ, nhưng chỉ một thời kỳ làm chủ cũng chẳng định vậy. Trong Thai giáo nói rõ tâm đó chẳng thể khống chế các căn, tâm là cửa thọ chung tất cả, như lúc thân bệnh, tâm cũng bệnh theo, sao được là chủ ư? Hoặc có lúc qua lại lượng bàn về chủ, như địa đủ bốn kém nhỏ thì độn lụt là do thủy khống chế, thủy có ba kém nhỏ, bị hỏa khống chế, hỏa chỉ hai kim nhỏ, bị phong khống chế, phong có một kim nhỏ, bị tâm khống chế, tâm không có kém nhỏ nên được làm chủ, lại vì bốn đại khuấy nhiểu làm não nên nghĩa chủ chẳng thành, nên không cánh chủ, lại nếu bốn đại mỗi mỗi giữ tánh nó là, địa giữ tánh cứng chẳng nên động, thủy giữ tánh ẩm ướt chẳng nên sóng, hỏa giữ tánh nóng nhiệt chẳng nên đốt cháy, phong giữ tánh động chẳng nên giữ, vì mất bản tánh thì, chẳng thật, chẳng thật nên không. Trong kinh Thỉnh Quán Âm nói: “Địa không có tánh cứng, thủy tánh chẳng dừng, hỏa theo duyên sinh, phong tánh không trở ngại, mỗi mỗi đều vào trong khoảng như thật” lại tâm cũng chẳng định, thiện ác đoạt nhau, nghiệp mạnh chín muồi kéo. Trong luận Duy Thức nói: “Tâm ý thức là dị danh của một pháp, đối số gọi là tâm, năng sinh gọi là ý, phân biệt gọi là thức, lại khởi trước là tâm, khởi tiếp là ý, rõ sau là thức, hoặc tâm thời nay tuy hành thiện mà nghiệp ác đời trước chín muồi đã cùng thời hợp. Tức thọ ác báo, nên bị nghiệp chín muồi kéo dắt. Hoặc tâm trong một đời tuy hành ác, mà đến lúc sắp chết, tâm thiện lớn mạnh, tức tùy thiện trên mà sinh lên nên là bị nghiệp mạnh kéo dắt. Lấy đó để biết trong thế gian không một pháp quyết định có tự thể, chỉ tùy duyên chuyển, niệm niệm chẳng tâm được vậy, nên chẳng thể định chấp một môn mà sinh lấy bỏ, tức mỗi mỗi pháp không thể dụng chẳng tự tại, niệm niệm chẳng thể được, thì đều vào trong khoảng như thật, ở trong khoảng thật tế, danh nghĩa đều dứt, như bốn nhãn vào Phật nhãn, mười trí vào thật trí, đều mất danh tự, như vật để vào đường mật, tợ sông chảy vào biển, mỗi mỗi khác vị, không gì chẳng là ngọt mặn, như muôn pháp quy về trong tông kính đồng tuân một đạo. Hỏi: Tùy cảnh mỗi mỗi lập tên của sáu thức, đây nương tựa năm sắc căn chưa tự tại mà nói, ở vị tự tại mà nói, ở vị tự tại làm sao phân biệt? Đáp: Nếu trong vị tự tại thì các căn hỗ dụng, như trong kinh Pháp Hoa nói rõ tị căn có thể thấy sắc. Trong luận Quán Tâm vv… nói: “Nếu được tự tại, các căn qua lại, một căn phát tức duyên tất cả cảnh, chỉ có thể tùy căn không cùng lạm mất”. Cho đến trong kinh Phật Địa nói: “Trí thành sở tác, quyết chọn tâm hạnh sai biệt của hữu tình khởi ba nghiệp hóa làm bốn ký v.v… nếu chẳng duyên khắp thì không có thể vậy” giải thích: Ba nghiệp hóa hợp có mười thứ. Trong kinh Phật Địa nói: Thân hóa ba: Một là, hiện thần thông hóa; hai là, hiện thọ sinh hóa; ba là, hiện nghiệp quả hóa. Ngữ (miệng) hóa cũng có ba: Một là,lời mừng ổn ngữ hóa; hai là lời nói, phương tiện hóa; ba là lời nói, biện vật ngữ hóa, ý hóa có bốn: Một là ý, quyết trạch hóa; hai là, ý tạo tác hóa; ba là, ý phát khởi hóa; bốn là, ý lãnh thọ hóa. Bốn ghi nhơ trong lãnh thọ hóa là: Một nghĩa là, một hướng ghi nhớ; hai là, phân biệt ghi nhớ; ba là, hỏi ngược lại ghi nhớ; bốn là, im lặng đễ ghi nhớ. Trên đây tướng của sáu thức tổng thành môn của ba nghiệp, trong quả vị chưa chuyển y tùy lưu theo cảnh, phát chủng của tạp nhiễm, kết căn của sinh tử, chỉ khởi che buộc, chỉ giăng khổ tập, trái với tánh giác thanh tịnh, hợp với vọng trần xứ giới, lập thành quách của ba hữu, làm gợn sóng của bốn dòng, đến quả vị chuyển y, ngầm chân trở ngược dòng, tùy trí tuệ hành thành thiện vô lậu, thuộc đạo đế gồm, chánh lý tương ưng, hiện tâm diệu quán sát, quyết dẹp lưới nghi của bốn loài, làm trí thành sở tác, khởi nguồn hóa của ba luân, nếu vậy cứu xét đó ở tâm, trần lao làm diệu dụng của Bồ-đề, mất đó ở yếu chỉ, thường lạc làm khổ luân của sinh tử, nên biết nhiễm tịnh chẳng phải kẻ khác, được mất tại nơi ta, tợ như tay ngữa úp, như người say tỉnh. Tại sao? ngữa cũng là tay, úp cũng là tay, cốt yếu là lúc ngữa chẳng phải là úp, lúc úp chẳng phải lúc ngữa, nhưng đều chẳng lìa tay, say cũng là người tỉnh cũng là người, cốt yếu lúc say chẳng phải lúc tỉnh lúc tỉnh chẳng phãi lúc say cũng chẵng lìa say có tỉnh, lìa tỉnh có say, như mê cũng là tâm, ngộ cũng là tâm, cốt yếu lúc mê chẳng phải lúc ngộ, lúc ngộ chẳng phải lúc mê, nhưng mê ngộ chẳng phải riêng biệt, tức thời tiết có khác, chỉ tại Bát-nhã chuyển biến đến thời, một thể chẳng phải dời ngàn sai tự khác biệt, mê đó thì uổng gặp chím đắm niệm niệm thành phàm, ngộ đó vốn tự tròn sáng, tâm tâm chứng thánh. Hỏi: Tất cả các pháp đều nhờ mượn duyên sinh, ở trong tám thức mỗi mỗi đủ bao nhiêu duyên thành lập? Đáp: Nhãn có chín duyên: Một là, không duyên, nghĩa là hư không thông rỗng không vật chướng ngại ở cảnh trước, gọi là không chướng ngại, dẫn phát sinh khởi năng duyên thức vậy, lại lìa khoảng giữa biết vậy; hai là, minh duyên, minh nghĩa là ánh sáng, lìa tướng tối tăm vậy, phân minh hiển bày, mở cửa dẫn dắt năng duyên thức vậy; ba là, căn duyên, nghĩa là tự nhãn căn làm chỗ nương tựa vậy; bốn là, cảnh duyên, cùng thức năng duyên làm sở duyên vậy, dắt sinh dẫn phát thức năng duyên vậy; năm là, tác ý duyên, phát tác tâm ý năng sinh khởi vậy, ở nơi vị tâm chủng cảnh răn khiến sinh hiện, nơi vị hiện hành dẫn tâm đến cảnh; sáu là, căn bản duyên, nghĩa là thức thứ tám cùng nhãn v.v… các thức mà làm gốc rễ làm nguyên bản vậy, cùng bảy thức trước làm chỗ nương tựa vậy; bảy là, nhiễm tịnh duyên, nghĩa là thức thứ bảy cùng sáu thức trước đều làm chỗ nhiễm tịnh nương tựa; tám là, phân biệt duyên, nghĩa là thức thứ sáu phân minh liễu biệt đối với cảnh trước vậy; chín là, chủng tử duyên, nghĩa là chủng tử nhãn thức năng sinh hiện vậy, cũng gọi là thân biện tự quả duyên. Thân (gần) thật kiến lập, biện (rành rẽ) tự thức hiện hành, gọi là tự quả, nếu nhĩ thức duyên, đi thẳng ngay âm thanh, chỉ đủ tám duyên, trừ minh duyên (duyên ánh sáng) vì giả sử ở trong tối cũng năng nghe vậy. Nếu là tỷ thiệt thân ba thức lúc duyên hương vị xúc, chỉ đủ bảy duyên, trừ hai duyên hư không và ánh sáng, ba thức này là hợp với khoảng giữa biết nên chẳng cần không duyên. Nếu ý thức thứ sáu duyên tất cả cảnh tất cả thời, chỉ đủ năm duyên: Một là, căn bản; hai là, căn duyên; ba là, tác ý; bốn là, chủng tử; năm là, cảnh duyên. Trừ bốn duyên hư không ánh sáng phân biệt và nhiễm tịnh. Lại ý thức thứ sáu với trong bốn thứ, hoặc định mộng độc tán, thì ba đây tức đủ năm duyên, còn nếu ý thức minh liễu thì tùy năm thức trước, hoặc thức thứ bảy, thứ tám, thứ chín v.v… có đủ duyên ít nhiều vậy. Nếu là thức thứ bảy ở trong vị hữu lậu, lúc duyên kiến phần thức thứ tám làm ngã, chỉ đủ ba duyên: Một là, căn bản duyên tức thức thứ tám; hai là, tác ý; ba là, chủng tử, nếu thức thứ tám lúc duyên chủng tử căn thân khí thế gian thì chỉ đủ bốn duyên: Một là, cảnh duyên tức ba cảnh trước; hai là, căn duyên tức thức thứ bảy; ba là, chủng tử; bốn là, tác ý. Nếu thêm đẳng vô gián duyên ở trên tám thức trước, lại mỗi mỗi thêm một duyên, thì nhãn tức đủ mười duyên v.v… Hỏi: Tám thức ở trong ba cõi gồm có đủ chăng? Đáp: Chẳng có đủ, các bậc cổ đức giải thích: Tám thức ở nơi ba cõi chín địa, nó có không như sau: Chỉ một địa ở Dục giới có đủ tám thức ở sắc giới, Sơ thiền một địa chỉ có sáu thức trừ hai thức tỷ và thiệt, từ Nhị thiền trở lên cho đến vô sắc giới trở lại chỉ có ba thức sau không có năm căn trước, ở dục giới: Người, trời, quỷ và súc sinh bốn thú đều có tám thức. Đến trong địa ngục thú, địa ngục vô gián có năm thức trước, chỉ có ba thức sau, hoặc gồm có thức thứ sáu vì đã ở vị cực trọng muộn vậy. Hỏi: Thế nào là các biến kế có không? Đáp: Các bậc cổ đức nói: Năm thức trước và thức thứ tám không chấp, vì nhân duyên biến vậy chỉ có hiện lượng. Phàm là chấp hẳn phải gượng tư kế độ v.v… có chấp vậy, chỉ thức thứ sáu và thức thứ bảy có biến kế phân biệt vậy, tức hai thức thứ sáu và thứ bảy có chấp, lại có bốn câu: Một, biến thì chẳng phải kế, tức độc đầu ý thức thứ sáu duyên khắp tất cả mà chẳng kế chấp; hai, kế chẳng phải biến, tức thức thứ bảy chỉ duyên A-lại-da kế độ; ba, cũng biến cũng kế, tức thức thứ sáu trong nhân có khắp cùng kế độ; bốn, chẳng phải biến chẳng phải kế, tức năm, thức trước chỉ duyên năm trần không kế độ vậy, năm thức trước mặc tình chứng cảnh, chẳng kẹt danh ngôn, chỉ là hiện lượng, thức thứ tám cũng vậy.