TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 54

Hỏi: Ý nói phân biệt vạn hữu đều không thì danh nghĩa không tánh, tất cả chúng sinh ở trong thấy nghe đáng như chẳng thành điên đảo, vì trong danh không nghĩa, trong nghĩa không danh, đều là khách vậy ư?

Đáp: Muôn pháp vốn không, huân tập thành có, ở trong vốn không khởi các tình chấp điên đảo. Trong luận Thật Tánh nói: “Hỏi trong danh không nghĩa, trong nghĩa không danh, cả hai đều là khách, nếu người chấp danh khác nghĩa, nghĩa khác danh, người đó đã không điên đảo, thì ở trong nghĩa không nên lánh chấp, chẳng nên nghe nói tốt xấu mà sinh tâm vui buồn, danh nghĩa chẳng liên quan nhau vậy, phải biết nghĩa khách là ngươi điên đảo? Đáp: Do thời gian lâu dài từng tập điên đảo nên có lánh chấp đây, chẳng liên quan danh nghĩa tương ưng. Do danh nói tâm huân tập nên hẳn do pháp môn đây sinh tâm phân biệt, khởi hư vọng lánh chấp” như trong kinh Mật Nghiêm có kệ tụng nói:

“Khi ấy Kim cang tạng,

Lại nói cùng đại chúng,

Lại-da từ vô thủy,

Là hý luận huân tập,

Các nghiệp đã trói buộc,

Luân chuyển mãi vô cùng,

Cũng như nói biển lớn,

Nhân gió nổi sóng cả,

Luôn danh cũng luôn diệt,

Chẳng đoạn cũng chẳng thường,

Do chẳng ngộ tự tâm,

Tùy thức cảnh giới hiện.

Nếu rõ ở tự tâm,

Như lửa đốt củi hết,

Thông đạt nơi vô lậu,

Thì gọi là Thánh nhân,

Tạng thức biến các cảnh,

Lan tràn nơi thế gian,

Ý chấp ngã ngã sở,

Tư lương luôn lưu chuyển,

Các thức loại sai biệt,

Mỗi mỗi rõ tự cảnh,

Tích tập nghiệp làm tâm,

Tích tập khắp là ý,

Liễu biệt gọi là thức,

Năm thức thủ hiện cảnh,

Như mờ thấy vòng lông,

Tùy thấy mà mê hoăc,

Ở trong tâm tợ sắc,

Chẳng sắc chấp ở sắc,

Thí như châu ma-ni,

Ánh nhật nguyệt soi chiếu,

Tùy chỗ đó ứng hiện,

Mỗi mưa tự thể loại.

A-lại-da cũng vậy,

Như Lai Tạng thanh tịnh,

Hòa hợp ở tập khí,

Biến hiện khắp thế gian,

Cùng vô lậu tương ưng,

Mưa các pháp công đức,

Thí như sữa biến khác,

Thành lạc đến lạc tương,

Tạng thức cũng như vậy,

Biến tợ ở các sắc,

Như mờ thấy vòng lông,

Hữu tình cũng như vậy,

Vì tập khí ác mờ,

Trú tạng thức trong mắt,

Ở nơi chẳng phải sắc,

Chỗ thấy các sắc đây,

Giống như ở Dương diệm,

Xa lìa ở có không,

Đều chỗ Lại da hiện,

Nhân giả nương nhãn sắc,

Mà danh tợ sắc thức,

Như huyễn trú trong nhãn,

Lay động như lửa đốt,

Sắc đều là tạng thức,

Cùng sắc tập tương ưng,

Biến tợ thể chẳng có,

Ngu phu vọng phân biệt,

Các mê say buông lung,

Ngồi nằm và chạy cuồng,

Chóng khởi các sự nghiệp.

Đều là thức Lại-da,

Như mặt nhật đỏ rực,

Chiếu rọi khắp nơi đất,

Hơi bốc như dòng nước,

Thú khát trong đó chạy,

Lại-da cũng như vậy,

Thể tánh thật chẳng sắc,

Mà tợ ở sắc hiện,

Ác giác vọng sinh đắm,

Như nam châm hút sắt,

Nhanh chóng mà chuyển dời,

Tuy không ở tình thức,

Tợ tình thức mà động,

Như vậy thức Lại-da,

Làm chỗ sinh tử gồm,

Qua lại nơi các thú,

Chẳng ngã mà tợ ngã,

Như vật trôi giữa biển,

Vô tư tùy dòng nước,

Lại-da không phân biệt,

Thân sau mà chuyển động,

Thí như hai voi đấu,

Bị thương mà trọn lùi,

Lại-da cũng như vậy.

Đoạn nhiễm không lưu chuyển,

Thí như hoa sen sạch,

Lìa bùn mà tinh anh,

Người, trời đều thọ dụng,

Tất cả đều trân kính,

Thức Lại-da như vậy,

Ra khỏi bùn tập khí,

Chuyển y được thanh tịnh,

Chỗ Phật Bồ-tát trọng,

Thí như báu thù thắng,

Người quê mùa khinh tiện,

Nếu dùng trang sức mũ,

Thì vua đội trên đầu,

Như vậy thức Lại-da,

Là Phật tánh thanh tịnh,

Phàm vị luôn tạp nhiễm,

Phật quả thường quý giữ,

Như ngọc đẹp trong nước,

Áo cũ buộc che khuất,

Lại-da nơi sinh tử,

Tập khí buộc chẳng hiện,

Ở thức Lại-da đây,

Có hai thủ cùng sinh,

Như rắn có hai đầu,

Tùy lạc mà đồng đến,

Lại-da cũng như vậy,

Cùng đủ các sắc tướng,

Tất cả các thế gian,

Thủ đó lấy làm sắc,

Ác giác là mê hoặc,

Chấp làm ngã ngã sở,

Hoặc có hoặc chẳng có,

Tự tại làm thế gian,

Lại-da tuy biến hiện,

Thể tánh luôn lắng sâu,

Ở các người không trí,

Đều chẳng năng hiểu rõ,

Thì như ở huyễn sư,

Huyễn làm các thứ thú,

Hoặc đi hoặc là chạy,

Tợ hữu tình chẳng thật,

Lại-da cũng như vậy,

Huyễn làm ở thế gian,

Tất cả các hữu tình,

Thể tánh không chân thật,

Phàm ngu chẳng thể rõ,

Vọng sinh nói thủ trước,

Khởi vô số thắng tánh,

Có không khác phân biệt,

Và cùng ở Phạm thiên,

Trượng phu và các kiến.”

Hỏi: Mắt thấy sắc là mắt thấy hay là thức thấy?

Đáp: Chẳng phải nhãn, thức, cảnh v.v… mỗi mỗi có tánh quyết định thấy, chỉ vì ba hòa hợp nên tạm gọi là thấy, năm căn còn lại nghe, ngửi, nếm, xúc v.v… cũng như vậy. Trong luận Tạp Tập nói: “Chẳng phải nhãn thấy sắc cũng chẳng phải thức v.v… vì tất cả pháp không tác dụng, do có hòa hợp giả lập làm thấy. Cho nên gọi là mắt có thể thấy sắc. Lại thức ở nơi căn, chợt vào chợt ra, như nai ở lưới tợ chim ở lồng, mổ một bỏ một, tận cùng trở lại đầu, không tạm ngừng nghỉ, thức ở lồng căn cũng lại như vậy, hoặc tại nơi nhĩ hoặc tại nơi nhãn, đi lại không định, chẳng thể chấp thường, tuy là không định mà tương tục chẳng đoạn, vì diệu dụng không gián cách vậy, nếu phàm phu vì sắc trần trói buộc, chẳng được tự tại, nếu thấy một pháp thì bị một pháp trở ngại, chẳng thể viên thông pháp giới” do đó trong kinh Kim Cang nói: “Nếu tâm Bồ-tát trú nơi pháp mà hành bố thí, như người vào trong tối thì không thấy gì” trong kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: “Do trần phát biết, nhân căn có tướng, tướng thấy không tánh, giống như lau xen” do trần phát biết là tức kiến phần. Nhân căn có tướng là tức tướng phần, tướng thấy không tánh là, tâm cảnh qua lại sinh mỗi mỗi không tự thể, tâm chẳng tự lập, do trần phát biết, cảnh chẳng tự sinh, nhân căn có tướng, hai hư giả tựa nhau, như cây lau đan xen thấy biết lập biết, tức gốc vô minh, thấy biết không thấy, đó tức Niết-bàn, nếu suốt rõ nghe, không thể nghe tức thông pháp giới. Nghe tức là Niết-bàn, tất cả các pháp xưa nay là Niết-bàn vì tâm phân biệt vọng thấy làm ngăn cách, chẳng biết tự thức, chợt làm vô minh. Lại trong kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: “Duyên thấy nhân sáng, tối thành không thấy, chẳng sáng tự phát, nếu chẳng gá thấy của tối sáng, tức lúc thấy sắc thì thấy các căn khác, nếu lìa niệm thấy khắp pháp giới, núi thiết vi tất cả tướng đều chẳng thể ngăn che, nếu sáu căn ngầm phục thì chẳng được tướng sáu căn, như mười người cùng mắc bệnh lòa mắt thì cùng thấy hoa đốm giữa hư không, một người mắt sáng thì chẳng thấy, chín người kia lại thấy, mỗi mỗi tự trừ vọng thấy, thì chẳng được tất cả tướng, vật vật đều chân, lại mười mỗi mỗi hoa đốm hư không, một người năng thấy, mười người mắt sáng, các hoa đốm khác đều mất chỉ một vọng trừ đều chẳng thấy các tướng, một tướng thì tất cả tướng, làm tất cả tướng đều tâm ta khởi, vậy biết một mờ lòa ở mắt, ngàn hoa đốm tranh đua bay, một tâm vọng động, các trần đều khởi, nếu năng lìa niệm thì ngay đó ngồi đạo tràng, chuyển đại pháp luân, đều thành Phật đạo.

Hỏi: Như lúc nghe tiếng nói pháp gồm đủ bao nhiêu thức?

Đáp: Có đủ ba thức, thức thứ tám trước gá nơi thanh danh văn cú vô lậu của Phật làm bản chất rồi, nhĩ thức duyên âm thanh, ý thức đồng thời duyên danh cú văn v.v… mới được gọi là nghe. Các bậc cổ đức có hỏi: Thân như lúc duyên thanh danh cú văn của Phật là tự nhĩ thức duyên được danh cú văn gọi là nghe, hay trước cần tự thức thứ tám gá bản chất thanh của Phật, biến khởi tướng phần xong, nhĩ thức ý thức gá tướng phần thức thứ tám làm chất, biến tướng phần duyên mới được nghe ư? Đáp: Nếu vậy, sao lỗi nạn, cả hai đều có lỗi. Nếu thức thứ tám chẳng trước biến âm thanh của Phật, nhĩ thức ý thức bèn duyên danh cú văn, tức trước trong nhân sáu thức yếu kém chẳng thể duyên thẳng phải trước nhờ thức thứ tám biến, nếu thức thứ tám chẳng trước biến, tức ngoài tâm thủ pháp, duy thức chẳng thành, nếu gá tự tướng phần thức thứ tám làm chất duyên là, thức thứ sáu chỗ biến tướng phần tức không danh cú văn. Đã không danh cú văn, tức ý chẳng thể sinh giải hiểu. Vì thức thứ tám chỉ biến được bản chất Phật thẳng ngay âm thanh. Trên bản chất thẳng ngay âm thanh lại không danh cú văn, vì thức thứ tám chẳng duyên vậy, ở đây đáp rằng: Lý thật thức thứ sáu duyên tự tướng phần thức thứ tám làm cảnh, nghĩa là bản chất âm thanh Phật và tự thức thứ tám biến ảnh tượng âm thanh, hợp làm một âm thanh, bản chất âm thanh thế tôn đã có danh cú văn v.v… thức thứ sáu ở tự nhĩ căn duyên tướng phần âm thanh thức thứ tám, danh cú văn cả ba chẳng không, là trên bản chất âm thanh Phật có danh cú văn, ví như người thế gian cùng nhìn một giấy viết chữ, nếu người chẳng biết chữ chỉ thấy giấy đó sắc màu đen trắng, tức chẳng thể biết nghĩa lý sai biệt đó, nếu người biết chữ thấy giấy mực đen trắng và năng biết nghĩa lý sai biệt ở đó, nay nhĩ thức và thức thứ tám như người chẳng biết chữ thức thứ sáu như người biết chữ thức thứ sáu đã duyên âm thanh thật, cũng năng duyên được danh cú văn, lại âm thanh là chỗ nương tựa, danh cú văn nương tựa.

Danh cú văn nương tựa trên âm thanh thật mà có, đã có âm thanh thật, danh cú văn đó tự liên đới trên âm thanh thật mà có vậy. Ý thức là năng phân biệt, tự nhiên duyên được, lại nghe tức là tỷ lượng, lúc lắng nghe danh cú văn v.v… hướng đến trên tâm sở so lường sinh giải hiểu, chỉ thức thứ sáu có đủ tỷ lượng, nếu duyên sinh nghĩa bèn tại trong ý.

Hỏi: Phàm, nghe pháp đã gá bi nguyện của thư Phật làm bản chất, làm tăng thượng duyên, chúng sinh chỉ trên tự tâm thức tâm, chỗ biết được ảnh tượng tướng phần văn nghĩa. Đây tức thật không pháp ngoài tâm, làm người chấp thấy chưa tin ở sự trong pháp thế gian, làm sao dẫn chứng sau ấn thành tin môn nhất thừa?

Đáp: Pháp thế gian tức là pháp Phật, pháp Phật tức là pháp thế gian, cớ sao lại nêu sự lập so sánh? nhưng vì người chưa quyết định tin thì sao không phương tiện. Nếu luận tỷ biết chạm mắt đều phải, tạm nêu một vài đại khái thuộc tông đây, như ở Tây Vức, các Bà-la-môn mong cầu thông minh thì thường cúng dường trời thần v.v… sau ở trong mộng thấy có người trời trao cho pháp chú luận v.v… nhưng trong mộng thật không người trời vì nói pháp thông minh luận chú v.v… gá người trời làm tăng thượng duyên, tự trên thức tâm biến làm luận chú giải, nay chúng sinh thấy nghe cũng vậy, nhưng ở trong tình huồng tỉ lượng,ví dụ về mộng mộng dụ là rất gần, vì tự trong mộng không có cảnh ngoài mà đều là tâm mộng biến khởi, có thể làm hiện chứng, lại ở trong Trung Hoa, Chu Sướng đang cày ruộng, người mẹ muốn được con trở về, nên người mẹ bèn cắn ngón tay, Chu Sướng đang giữa ruộng đau thốn dưới tim, tự nghĩ “Đây là mẹ gọi ta” về đến nhà quả thật như lời đó. Người mẹ tuy có tâm gọi con mà chẳng phát tiếng, Như Lai chỉ có tâm nói pháp mà chẳng nói pháp tự nơi trên tâm chúng sinh biến khởi vậy, nếu chánh giải là, tức bi nguyện của chư Phật làm ứng, căn cơ chín muồi ngay nghe làm cảm, cảm ứng đạo giao chẳng phải một chẳng phải khác, chỉ tâm mới hiển hiện, chẳng rơi lạc đoạn thường, chẳng thể mỗi thủ một bên, trái với trung đạo.

Hỏi: Căn trần đối nhau hiệp chúng rõ ràng, làm sao viên thông được vào lý không?

Đáp: Nhãn đối sắc, trần không mà có thấy, nghiệp quả dị thục chẳng thể nghĩ bàn, chỉ chỗ trí biết, chẳng phải chỗ tình tính lường. Thật tánh các pháp thân chứng mới rõ, có thấy có nghe là tâm lượng thế tục, nếu nói về chân đế thì căn cảnh đều không, vả lại, như trong môn thế tục, thấy không tự tánh, như nhãn là căn thắng nghĩa, như lửa đã năng phát thức, lại năng chiếu cảnh. Thức như người năng liểu biệt, cảnh như vật, nên biết không căn chẳng năng phát thức, không thức chẳng năng rõ cảnh, không cảnh chẳng năng khởi thấy, ba pháp hòa hợp mới thành tánh thấy, thì tánh thấy không theo hòa hợp chẳng phải có, như trong kinh Tư Ích có kệ tụng nói:

“Đều thấy mười phương cõi,

Tất cả loại chúng sinh,

Mà ở trong nhãn sắc,

Trọn chẳng sinh hai tướng,

Như Phật giảng nói pháp,

Tất cả năng nghe thọ,

Mà ở trong tai tiếng,

Cũng chẳng sinh hai tướng,

Năng ở trong nhất tâm,

Biết các tâm chúng sinh,

Tự tâm và tâm kia,

Hai đây chẳng phân biệt”.

Trong phẩm Phá Căn Cảnh có luận Quảng Bách Môn nói: “Nhãn v.v… các thứ căn trần, nếu chấp thật có, lý hẳn chẳng như vậy. Tại sao? Vì trái nghịch tỷ lượng vậy” nghĩa là nhãn chẳng phải thấy, như nhĩ v.v… các căn, nhĩ cũng chẳng phải nghe, như tỷ v.v… các căn tỷ chẳng phải ngửi, như thiệt v.v… các căn thiệt chẳng thể nếm, như thân v.v… các căn thân chẳng thể biết, các căn như trên tất cả đều do tánh tạo sắc, hoặc là đại chủng, hoặc là nghiệp quả, lại nhãn v.v… các căn đều có chất ngại vậy, có thể phân chiết đều khiến trở về không, hoặc không cùng quá, cho nên chẳng nên chấp là thật có, chỉ là tự tâm tùy lực nhân duyên hư giả biến hiện, như huyễn sự v.v… tục có mà chân không, lại trong phẩm Phá Tình nói: “Nhãn là đến sắc thấy ư? Hay chẳng đến sắc thấy ư? Nếu nhãn đến sắc mới thấy là ở xa sắc nên chẳng thấy, tại sao? Pháp đi nói vậy, mà nay, gồm bình xa vầng nguyệt mà một lúc đồng thấy, cho nên biết nhãn chẳng đi thì không hòa hợp, lại nữa, nhãn lực chẳng đến sắc mà thấy, tại sao thấy gần mà chẳng thấy xa? Xa gần ứng một lúc thấy, nên biết tánh thấy không theo, các căn cũng vậy” như trong Hoàn Nguyên Tập ở môn Quán tự tha nói: “Hai thân làm tự tha, thân kia là tha, thân đây là tự, một thân lại làm tự tha, sắc thân làm tha tâm tức làm tự, tâm lại làm tự tha, tâm tức là tha, trí tức là tự, trí lại có tự tha, trí có chỗ được là tha, trí không chỗ được là tự, trí không chỗ được lại có tự tha. Trí tịnh là tha, tịnh đó cũng tịnh là tự, quán thân thật tướng, quán Phật cũng vậy, đảnh lể Như không không chỗ nương, tâm định rồi độ các thiền định, không trú thì không bản giác, đây gọi là Phật, giả danh gọi là Phật, cũng không Phật có thể thành, không thành có thể thành, không ra có thể ra, là gọi Phật ra đời, không chỗ thấy rõ ràng thấy, rõ ràng thấy không chỗ thấy, chỉ có danh tự, danh tự tánh không không chỗ có, gương ảnh như hư không, hư không như gương ảnh, sắc tâm như hư không, hư không hư sắc tâm, sắc tâm như gương ảnh, gương ảnh thân không hai, cũng lại chẳng phải một, nếu năng giải như vậy, chư Phật từ trong ra, chư Phật chỉ có danh, như không ứng tiếng vang, không tâm đạo rốt ráo, pháp pháp tự nhiên bình, nói bình cũng không bình, không bình làm bình nói, trong đây đoạn nói năng nói tâm hành cũng diệt, nhãn không giữ sắc không, sắc không giữ nhãn không, hai không tự giữ nhau, thì không giặc nhãn thức, tại không giữ tiếng không, tiếng không giữ tai không, hai không tự giữ nhau, thì không giặc nhĩ thức, tỷ không giữ hương không, hương không giữ tỷ không, hai không tự giữ nhau, thì không giặc tỷ thức. Thiệt không giữ vị không, vị không giữ thiệt không, hai không tự giữ nhau, thì không giặc thiệt thức. Thân không giữ xúc không, xúc không giữ thân không, hai không tự giữ nhau, thì không giặc thân thức. Tâm không giữ pháp không, pháp không giữ tâm không, trở lại là một không năng giữ hai không, cũng năng giữ một không, cho nên gọi là không không, giả danh gọi là kiến đế, nếu biết sáu căn thanh tịnh tức không giặc sáu trần, nếu không giặc sáu trần, tâm vương tự thanh tịnh, phương tiện giữ hóa phàm, đề danh cậy Phật tánh”. Giải thích: Do vì nếu nhãn không mà sắc chẳng không, sắc không mà nhãn chẳng không, thì chẳng thể giữ nhau, vì căn cảnh khác nhau vậy, hẳn là xâm hại, nếu đồng một tánh, tức không nghi ngờ, như ở thế gian người làm gìn giữ, nếu là người trung lương, tức có thể người trung lương làm gìn giữ, nếu là người ác hạnh, thì chẳng thể gìn giữ, vì tình tánh khác nhau vậy, sáu thứ căn trần hòa hợp đồng đã vậy, tất cả muôn pháp thuận yếu chỉ cũng vậy, nên trong kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: “Phật bảo A-nan! Căn trần đồng nguồn, buộc mở không hai, thức tánh hư vọng, như hoa đốm giữa hư không. A-nan! Do trần phát biết, nhân căn có tướng, tướng thấy không tánh, đồng như lau xen, cho nên nay ông với sự thấy biết lập biết, tức gốc vô minh, thấy biết không thấy, đó tức Niết-bàn, vô lậu chân tịnh, cớ sao trong đó lại dung chứa vật khác”.

Hỏi: Sắc trần chất ngại, có thể chia chẽ trở về không, âm thanh tánh hư thông, nên là thật có ư?

Đáp: Thanh trần sinh diệt, động tỉnh đều không, âm thanh chẳng đến nơi nhĩ căn, căn chẳng đến nơi âm thanh, đã không một vật trung gian qua lại, thì tâm cảnh đều hư, âm thanh chẳng thể được, như trong kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: “Lại nữa, A-nan! Cớ sao mười hai xứ vốn là Như Lai Tạng, tánh diệu chân như? A-nan! Ông thử nhìn xem rừng cây kỳ-đà đây và các ao suối, ý ông nghĩ thế nào? Cả thảy đây là sắc sinh nhãn thấy, nhãn sinh sắc tướng ư? A-nan! Nếu là nhãn căn sinh sắc tướng, thì thấy không chẳng phải sắc, tánh sắc nên tiêu, tiêu thì hiển phát tất cả đều không, sắc tướng đã không, ai rõ được không chất? Không cũng như vậy, nếu là sắc trần sinh nhãn thấy thì quán không chẳng phải sắc, thấy tức tiêu mất, mất thì đều không, ai rõ không sắc? Cho nên phải biết: Thấy và sắc không đều không xứ sở, tức sắc và thấy hai xứ hư vọng, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên” lại trong văn Tìm thanh xứ nói: “A-nan! Ông lại nghe trong vườn Kỳ-đà đây, ăn xong đánh trống, chúng nhóm gióng chuông, âm thanh chuông trống, trước sau tương tục, ý ông nghĩ thế nào? Cả thảy đây là âm thanh đến bên tai, hay tai đến nơi âm thanh? A-nan! Nếu âm thanh đây đến bên tai, thì như ta đến khất thực nơi thành Thất-la-phiệt, tức tại rừng Kỳ-đà không có ta. Âm thanh hẳn đến nơi tai A-nan, thì Mục kiền liên, Ca-diếp đáng chẳng cùng nghe, huống gì trong đây có một ngàn hai trăm năm mươi vị Sa-môn đều nghe tiếng chuông đồng đến nơi ăn? Nếu là tai ông đến bên cạnh âm thanh kia, thì như ta về trú trong rừng Kỳ-đà, tại thành Thất-la-phiệt thì không có ta, ông nghe tiếng trống, tai đó đã đếm nơi đánh trống, tiếng chuông cùng vang ra, đáng chẳng đều nghe, huống gì tong đây có đủ thứ âm thanh của voi ngựa trâu dê. Nếu không qua lại, cũng lại không nghe cho nên phải biết nghe và âm thanh đều không xứ sở, tức nghe và âm thanh hai xứ hư vọng, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên”. Lại trong văn Tìm hương xứ nói: “Lại nữa A-nan! Ông lại ngưởi mùi chiên đàn trong lò đây, hương đây nếu là đốt một thù (bằng nửa lạng) thì khắp thành Thất-la-phiệt trong khoảng bốn mươi dặm đồng thời nghe mùi, ý ông nghĩ thế nào? Mùi hương đây sinh nơi gỗ chiên-đàn hay sinh ở mũi ông, hay sinh giữa khoảng không? A-nan! Nếu mùi hương đây sinh nơi mũi ông, xứng chỗ mũi sinh thì phải từ mũi ra, mũi chẳng phải chiên-đàn, cớ sao trong mũi có mùi chiên-đàn? Xứng ông nghe mùi hương, phải ở lỗ mũi vào, trong mũi phát ra mùi hương, nói nghe chẳng phải nghĩa, nếu sinh ở khoảng không, thì không tánh thường hằng, mùi hương nên thường tại sao nhờ trong lò đốt cháy gỗ khô đây, nếu sinh ở gỗ, thì chất hương đây nhân đốt cháy thành khói, nếu mũi được nghe, hợp nhờ ở hơi khói, khói đó tỏa giữa hư không chưa kịp lan xa, trong vòng bốn mươi đặm cớ sao đã nghe? Cho nên phải biết, hương mũi và nghe đều không xứ sở tức ngửi cùng hương hai xứ hư vọng, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên” lại trong văn Tìm vị xứ nói: “A-nan! Ông thường hai thời trì bát trong chúng, trong đó như gặp tô lạc, đề hồ, gọi là thượng vị, ý ông nghĩ thế nào? Vị đó sinh từ không trung hay sinh từ trong lưỡi hay sinh từ trong thức ăn? A-nan! Nếu vị đó sinh từ lưỡi ông, thì trong miệng ông chỉ có một cái lưỡi, lưỡi đó khi ấy đã thành vị tô, như gặp đường phèn, đáng chẳng chọn đổi, nếu chẳng biến đổi, thì chẳng gọi là biết vị, nếu biến đổi thì lưỡi chẳng phải có nhiều thể làm sao nhiều vị mà biết của một lưỡi? Nếu sinh tư thức ăn, thức ăn chẳng phải có thức làm sao tự biết, lại thức ăn tự biết, tức đồng người khác ăn, nào dự nơi ông, gọi là biết của vị. Nếu sinh từ không trung, ông ăn hư không, sẽ là vị gì? Hẳn hư không đó nếu làm vị mặn thì đã mặn nơi lưỡi ông, cũng mặn cả mặt ông, thì người cõi này đồng như cá biển, đã thường thọ vị mặn, trọn chẳng biết nhạt, nếu chẳng biết nhạt cũng chẳng biết mặn, hẳn không chỗ biết, sao gọi là vị? Cho nên phải biết vị lưỡi và thưởng nếm đều không xứ sở, tức thưởng nếm và vị cả hai đều hư vọng, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên” lại trong văn Tìm xúc xứ nói: “A-nan! Ông thường mỗi sáng mai đưa tay xoa đầu, ý ông nghĩ thế nào? Chỗ biết của xoa ấy, ai là năng xúc? Năng là ở tay hay ở đầu, nếu năng ở tay thì đầu không biết, làm sao thành xúc? Nếu mỗi một đều có thì A-nan! Ông nên có hai thân, nếu đầu và tay là nơi một xúc sinh thì tay và đầu phải là một thể. Nếu một thể, thì xúc không thành, nếu là hai thể thì xúc tại đâu, tại năng tức không phải sở, tại sở tức không phải năng, chẳng nên hư vọng cùng ông thành xúc, cho nên phải biết giác xúc và thân đều không xứ sở, tức thân và xúc cả hai đều hư vọng, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên” nay tìm mười hai căn trần, xứ sở đã không thì sáu căn môn trước không xứ mà vào, mười tám giới sau không giới mà phân. Có thể nghiệm trong chúng sinh giới tức nay hiện hành tâm cảnh đều không, trong thế tục để, pháp giả khái niệm thảy đều không có, phàm biên ghi trong Tông kính đều là pháp môn hiện chứng, một vào toàn chân, lại không trước sau, như hoặc không tin, chỉ tỉnh lắng tư duy xem, nếu thấy một niệm không sinh, tự nhiên cùng kinh ngầm hợp, như trong kinh Bồ-tát niệm Phật tam-muội có kệ tụng nói:

“Thân đây thường không biết,

Như cây cỏ ngói sỏi,

Bồ-đề không hình sắc,

Tịch diệt luôn chẳng sinh.

Thân chẳng xúc Bồ-đề,

Bồ-đề chẳng xúc thân,

Tâm chẳng xúc Bồ-đề,

Bồ-đề chẳng xúc tâm,

Mà năng có tương xúc,

Thật là chẳng nghĩ bàn”.

Giải thích: Nên biết sắc chẳng đến nhãn, nhĩ chẳng đến âm thanh mà có thấy nghe, là chẳng thể nghĩ bàn, vì trong tự tánh lìa mà có hiển hiện, nên biết sáu căn không đối, đều là pháp môn không tranh cãi, các cảnh rỗng, thảy đều ngầm hợp đạo chẳng hai, tức nay cảnh giới chúng sinh, chân chẳng thể nghĩ bàn vậy, đau cần xa cầu tác dụng của các thánh mà tự khinh bỉ mình là kém liệt ư? Tông kính đây là soi chiếu si ám của chúng sinh, đồng như ánh sáng của chư Phật khiến pháp giới hàm sinh đồng một thời viên chứng, như trong kinh Pháp Tập nói: “Tubồ-đề bạch Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Nhãn sắc hai pháp không tranh cạnh, vì chẳng hòa hợp, vì hai pháp đây chẳng cùng đến vậy. Phàm chẳng hợp chẳng đến là pháp đều không trái nghịch tranh cãi. Bạch Đức Thế Tôn! Pháp không có hai, cho nên chẳng tranh cãi”. Trong phẩm Phá căn cảnh ở luận Quảng Bách Môn nói: “Lại nữa, nếu nhĩ căn và cảnh hợp biết là không nên xa gần một lúc đều nghe. Âm thanh từ chất mà đến, đã có xa gần không nên một niện đồng đến nhĩ căn, nhĩ không ánh sáng chẳng nên hướng đến cảnh. Lại âm thanh lìa chất đến vào tai nghe, cũng chẳng đáng lý, âm thanh chuông trống v.v… hiện chẳng lìa chất, xa có thể nghe vậy, nếu tai và âm thanh không nghe mà thủ như hương v.v… chẳng hiện rõ phương góc, nếu tai và âm thanh chẳng hợp mà thủ, nên không xa gần tất cả đều nghe, chẳng hợp thể, không cùng không biệt vậy, hoặc nên tất cả đều chẳng năng nghe, cho nên nhĩ căn và âm thanh hợp và chẳng hợp, thật thủ ở tự cảnh, cả hai đều chẳng thành”. Lại nói: “Tâm nếu hướng đến trần thể thì chẳng khắp cùng, tâm cùng đến cảnh, ta nên không tâm, nhưng tâm vi tế trong thân luôn có các vị ngủ say mê muội v.v… hoặc thường hành hoặc có nghĩ v.v… mộng có thể được, nhọc mệt tăng thêm, dẫn giác tâm, giữ gìn thân, xúc thân giác vậy, lại nếu trong thân luôn không tâm, là như thây chết v.v… hại nên không tội, cúng dường nên không phước, thì cũng như ngoại đạo không kiến đáng đồng có chấp, tâm thể chẳng khắp cùng, chẳng hành, chỉ dụng có hành, cũng đồng lỗi đây. Tâm dụng tâm thể chẳng lìa nhau vậy, lại nếu tâm thể hướng đến trần trước, có xúc trong thân, nên không giác thọ, nên động tư lự, chẳng tổn trong tâm, như vậy, các tông chấp thật căn cảnh đều chẳng đáng lý, nên tin chẳng phải chân, lại tất cả thế gian hữu tình vô tình các pháp nghĩa tướng, như nương dương diệm là có tưởng nước sinh cuồng hoặc tự tâm cũng vì kẻ khác nói. Do đây, vọng tưởng kiến lập căn trần và các sự sai biệt khác trong thế gian, như hiển bày tưởng đây nương nhiều pháp thành, là giả chẳng phải chân, nên nói tưởng uẩn cho đến như các việc huyễn , thể thật tuy không mà năng phát sinh các thứ vọng thức, nhãn v.v… cũng vậy, thể tướng đều rỗng như người hiểu cuồng sinh vọng thức khác, tưởng tùy đây phát, cảnh đâu là chân, căn cảnh đều rỗng dối giống như việc huyễn ”. Trong kinh Đại Tập có kệ tụng nói:

“Chí tâm niệm pháp tư duy pháp,

Cho nên chẳng thấy sắc mà thanh,

Nếu được vào nơi pháp giới sâu,

Khi ấy thì không sắc thanh thảy”.

Trong luận Bát-nhã đăng có kệ tụng nói:

“Nhãn chẳng thấy sắc trần,

Ý chẳng biết các pháp,

Đây là thật tối thượng,

Người đời chẳng đạt”.

Do vì, căn cảnh duy tâm, danh tướng đều tịch, nên biết thế đế chân đế, đồng hướng đến Phật thừa, hữu tình vô tình đồng quy về trí địa, vì chân không trung tuyệt danh tuyệt tướng, đường tâm trí dứt, là chẳng thể nghĩ bàn, vì tục có trung như huyễn như hoa, không trung hiển hiện là chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể dùng tình thức biết, chẳng thể dùng có không mà lường, do đó trong luận Quảng Bách Môn nói rõ về pháp thế gian có năm thứ khó lường tính, kệ tụng nói:

“Thế gian các chỗ có,

Thảy đều khó tính lường, C

ăn cảnh lý đồng vậy,

Người trí đâu kinh lạ”.

Luận nói: như một tư nghiệp năng cảm vô biên quả tướng sai biệt trong ngoài ở tương lai, chỗ mà thầy thợ rất mực khéo giỏi chẳng thể làm, đó gọi là khó lường tính thứ nhất trong thế gian. Lại như hạt giống bên ngoài nẩy nở mầm cành vô lượng nhánh lá hoa quả gốc rễ, hình sắc xen tạp đẹp đẽ rõ ràng lệ uyển nhiên, đó gọi là khó lường đạt thứ hai trong thế gian, lại như cây hoa gọi lá vô ưu, dâm nữ xúc chạm đó, các hoa đua nhau nở, cành nhánh rủ phẩy như có tâm lo buồn, đó gọi là khó lường đạt thứ ba trong thế gian. Lại như cây hoa tên là nhạc âm, nghe tiếng âm nhạc tức toàn thân lay động, cành nhánh mũm mĩm như người nhảy múa, đó gọi là khó lường tính thứ tư trong thế gian, lại như cây hoa tên là háo điểu ngâm, nghe tiếng chim hót tức bèn lay động, cành nhánh mũm mĩm, như người vui mừng vỗ tay, đó gọi là khó lường tính thứ năm trong thế gian. Khó lường tính như vậy, việc ở đời nhiều vô biên, căn cảnh có không so sánh đó rất dễ, thế tục nên có, thắng nghĩa nên không, các người có trí chẳng nên kinh lạ” như trong luận Trung Quán có kệ tụng nói:

“Do pháp biết có nhân,

Do nhân biết có pháp,

Lìa pháp sao có nhân,

Lìa nhân sao có pháp”.

Pháp là nhân nhĩ khổ lạc v.v… Nhân là bản trú, ông cho rằng vì có pháp nên biết có nhân (người) vì có nhân nên biết có pháp, nay lìa nhãn nhĩ v.v… pháp nào có nhân? Lìa nhân nào có pháp nhãn nhĩ v.v… lại nữa, tất cả nhãn v.v… các căn thật không có bản trú, nhãn nhĩ v.v… các căn khác tướng mà phân biệt, nhãn nhĩ v.v… các căn, khổ lạc v.v… các pháp thật không có bản trú, nhân nhãn duyên sắc sinh nhãn thức, vì hòa hợp nhân duyên biết có nhãn v.v… các căn chẳng vì bản trú vậy, vì vậy nên trong kệ tụng nói:

“Tất cả nhãn nhĩ v.v… các căn,

Thật không có bản trú,

Nhãn nhĩ thảy các căn

Mỗi tự năng phân biệt”.

Hỏi: Nếu nhãn v.v… các căn không có bản trú là nhãn v.v… mỗi mỗi căn làm sao năng biết trần? Nếu tất cả nhãn nhĩ v.v… các căn khổ lạc v.v… các pháp không có bản trú là, nay mỗi một căn làm sao năng biết trần? Nhãn nhĩ v.v… các căn không tư duy thì không nên có biết, mà thật biết trần, phải biết là lìa nhãn nhĩ v.v… các căn lại có cái năng biết trần ư? Đáp: Nếu vậy là trong mỗi một căn có cái biết, làm một cái biết ở trong các căn. Cả hai đều có lỗi quá, tại sao? Nếu các căn mỗi mỗi đều có cái biết tức thành nhiều người, nếu một cái biết tại trong các căn là, hoặc lúc nhãn chánh duyên sắc, biết rồi thuộc nhãn, lúc khởi thanh trần, nhĩ nên chẳng nghe, như trong kinh Vô Ngôn Thuyết có kệ tụng nói:

“Trong ngoài địa giới không hai nghĩa,

Trí tuệ Như Lai năng rõ biết,

Kia không hai tướng và chẳng hai,

Một tướng không tướng biết như vậy”.

Trong kinh Kim Quang Nữ nói: “Văn-thù-Sư-lợi bảo đồng nữ kia nên quán pháp giới, đồng nữ đáp: Văn-thù-Sư-lợi! Thí như lúc kiếp thiêu, ba cõi cũng như vậy”. Trong kinh Bát-nhã ba-la-mật nói: “Tất cả pháp kia không biết, không thấy, sư nói pháp kia cũng chẳng thể được, chẳng thể dùng tâm phân biệt, chẳng thể dùng ý năng biết”. Trong kinh Phật Mẫu nói: “A di! Nhãn chẳng thấy sắc, cho đến ý chẳng biết pháp, Bồ-đề lìa như vậy nên nhãn sắc lìa, cho đến Bồ-đề lìa nên ý pháp lìa v.v…”. Trong kinh Nhập Lăng-già có kệ tụng nói:

“Như dòng nước khô kiệt,

Thì gợn sóng chẳng nổi,

Như vậy ý thức diệt,

Các thứ thức chẳng sinh”.

Lại có kệ tụng khác nói:

“Trong đây không tâm thức,

Như hư không dương diệm,

Như vậy biết các pháp,

Mà chẳng biết một pháp”.

Rốt ráo Nhất thừa, trong luận Bảo Tánh có kệ tụng nói:

“Như tất cả thế gian,

Nương hư không sinh diệt,

Nương nơi vô lậu giới,

Có các căn sinh diệt,

Lửa chẳng đốt hư không,

Nếu đốt mà không chỗ,

Như vậy già bệnh chết,

Chẳng thể đốt Phật tánh,

Địa nương ở thủy trú,

Thủy lại nương ở phong,

Phong nương ở hư không,

Không chẳng nương nơi địa…

Như vậy ấm giới căn

Trú trong phiền não nghiệp,

Các thứ phiền não nghiệp…

Trú bất thiện tư duy,

Bất thiện tư duy hành,

Trú trong tâm thanh tịnh,

Tự tánh tâm thanh tịnh,

Chẳng trú các pháp kia.

Ấm giới nhập như địa,

Phiền não nghiệp như thủy,

Chẳng chánh niệm như phong,

Thanh tịnh giới như không,

Nương tánh khởi tà niệm,

Niệm khởi phiền não nghiệp,

Năng khởi ấm giới nhập,

Nương dừng ở năm ấm,

Giới nhập các pháp hàng…

Có các căn sinh diệt,

Như thế giới thành hoại,

Tịnh tâm như hư không,

Không nhân lại không duyên,

Và không nghĩa hòa hợp,

Cũng không sinh trú diệt,

Như hư không tịnh tâm,

Thường sáng không chuyển biến,

Vì hư vọng phân biệt,

Khách trần phiền não nhiễm”.

Lại năm hiện thức chẳng động, chỉ ý thức phân biệt, như trong kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: “Phật bảo: A-nan! Thức tánh không nguồn, nhân nơi sáu thứ căn trần vọng ra nay ông nhìn khắp thánh chúng hội đây, dùng mắt lần lượt nhìn khắp, chỉ như trong gương không có chia riêng. Thức ông ở trong lần lượt nên chỉ. Đây là văn- thù, đây là Phúlâu-na, đây là Mục-kiền-liên, đây là Tu-bồ-đề, đây là Xá-lợi-phất v.v… như năm hiện lượng tròn khắp mà nhìn, như soi ảnh tượng, trong gương mà không phân biệt” nếu là ý căn thứ sáu tức lần lượt phân biệt chẳng như năm thức hiện lượng chóng thấy, lại trong kinh nói: “Thức động thấy lắng” là thấy lắng tức năm thức hiện lượng phân biệt làm động, lại trong kinh nói: vốn không chỗ theo là thức tâm đây xưa nay trong lắng, chẳng từ tu mà được, xưa nay lắng tịch, năm thức hiện lượng cũng lại như thế.

Hỏi: Ý thức duyên cảnh nhiều ít, ba cảnh ba lượng làm sao phân biệt?

Đáp: Các bậc cổ đức nói: Ý thức thứ sáu tức là tỷ lượng, ý thức năng duyên pháp ba đời, pháp ba tánh, pháp ba giới, pháp một trăm v.v… pháp nhĩ như vậy đều là ý thức thứ sáu duyên vậy, có hai thứ: Một là minh liễu; hai là độc đầu, vả lại minh liễu là chỉ ở trong năm căn môn thủ năm trần cảnh, là niệm đầu tiên cùng năm lúc đồng duyên tuân theo trong tâm, chỉ là hiện lượng duyên năm cảnh trần thật đó, nếu là niệm sau đã qua, chẳng ngăn thông với tỷ lượng phi lượng, làm giải hạnh duyên giả sắc dài v.v… đó tức là tỷ lượng. Hoặc ở trên năm trần lúc khởi chấp, bèn là phi lượng, tức minh liễu ý thức trước sau chấp thuận thông ba lượng. Trong ba cảnh, nếu lúc duyên năm trần thật pháp, là tánh cảnh, nếu niệm sau, lúc tâm giải hạnh duyên giả sắc dài v.v… tức là chân độc ảnh tợ đới chất; thứ hai độc đầu ý thức, có ba: Một là độc đầu trong mộng cũng duyên pháp mười tám giới, chỉ là độc cảnh chẳng phải chân, cảnh trong mộng đây chỉ là pháp xứ thâu, cũng không bản chất; hai là độc đầu giác ngộ, duyên tất cả pháp hữu lậu vô lậu hữu vi vô vi, có thể không thể, hoa đốm hư không, sừng thỏ, tất cả pháp ba đời thảy đều duyên được.

Hỏi: Ý thức giác ngộ đây một niệm lúc duyên mười tám giới có bao nhiêu tướng phần, bao nhiêu bản chất, bao nhiêu kiến phần?

Đáp: Bản chất và tướng phần mỗi mỗi có mười tám thứ, kiến phần chỉ có một

Hỏi: những gì là có mười tám tướng phần?

Đáp: Mười tám tướng phần từ mười tám bản chất khởi, tức có mười tám tướng phần. Gương tức là một, ở trên gương hiện có ảnh tượng mười tám người, kiến phần cũng vậy, một kiến phần năng duyên được mười tám tướng phần, nếu chất ảnh có mười tám, vì là cảnh sở duyên thì không lỗi. Nếu một niệm có mười tám kiến phần, bèn có lỗi nhiều tâm; ba là ,độc đầu không định, cũng duyên mười tám giới, một trăm pháp cảnh quá khứ và vị lai và chân như v.v… hoặc giả hoặc thật đều năng duyên cả. Ba lượng phân biệt là, nếu là minh liễu ý thức niệm trước niệm sau thông cả ba lượng, độc đầu trong mộng chỉ duyên phi lượng vì chẳng xứng cảnh, giác ngộ thông cả ba lượng, nếu lúc duyên pháp có thể, duyên năm cảnh giới v.v… thông hiện lượng vậy, nếu duyên năm căn giới bảy tâm giới v.v… là tỷ lượng, nếu duyên hoa đốm hư không cảnh quá khứ và vị lai, thông với tỷ lượng và phi lượng, nếu trong định chỉ là hiện lượng, tuy duyên giả pháp, vì chẳng vọng chấp, không kế độ nên chỉ hiện lượng, lại độc đầu ý thức, tức độc danh tán ý duyên môn ảnh tượng. Ảnh tượng là các hữu cực vi, là hai sắc cực xa cực lược đều là sắc giả ảnh vậy, chỉ ở quán tâm bẽ gãy sắc thô, đến ngằn mé sắc, giả lập cực vi chỉ quán tâm ảnh tượng đều không thật thể.