TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 52

Phàm, thức năng biến thứ hai là, như trong luận Duy thức có kệ tụng nói:

“Thức năng biến thứ hai,

Thức ấy tên Mạt-na,

Nương kia chuyển duyên kia,

Nghĩ lường làm tánh tướng,

Bốn phiền não thường cùng,

Là ngã si ngã kiến,

Và ngã mạn ngã ái,

Và xúc thảy đều cùng,

Hữu phú vô ký gồm,

Tùy chỗ danh chỗ kẹt,

A-la-hán diệt định,

Đạo xuất thế không có.”

Cho đến, nên biết ý đây chỉ duyên kiến phần tạng thức, chẳng phải có thứ khác, kia từ vô thủy đến nay chỉ một loại tương tục tợ thường tợ một, luôn cho các pháp làm chỗ nương tựa vậy. Đây chỉ chấp kia là tự ngã bên trong. Ngã là nói về thế lực nên nói ngã chỗ nói, hoặc đây chấp kia là ngã của ngã, nên ở một nghĩa thấy mà nói hai nghĩa, nếu nói vậy là thuận giáo lý, nhiều nơi chỉ nó có ngã kiến nên ngã và ngã sở chấp chẳng cùng khởi vậy, chưa đạt quả vị chuyển y thì chỉ đạt tạng thức, đạt quả vị chuyển y rồi cũng duyên chân như và các pháp khác. Tánh trí bình đẳng chứng được mười thứ tánh bình đẳng vậy, vì các hữu tình duyên giải sai biệt, bày hiện các thứ ảnh tượng Phật vậy. Giải thích: thức thứ bảy đây chỉ duyên kiến phần, chẳng phải các tướng phần chủng tử tâm sở v.v… khác, chỉ duyên kiến phần, nghĩa là từ vô thủy đến nay vi tế một loại tợ thường tợ một, chẳng đoạn nên tợ thường chọn lựa cảnh giới, các pháp sắc v.v… kia đều gián đoạn vậy, chủng tử cũng vậy, hoặc bị tổn phục, hoặc có lúc vĩnh đoạn, do đây ngăn cản chấp các thức khác là ngã. Tợ một nên chọn lựa tâm sở, tâm sở có nhiều pháp vậy, cớ sao chẳng duyên các thức khác? Phàm nói ngã là có tướng các dụng, kiến phần thọ cảnh tướng tác dụng hiển bày, tợ ở ngã vậy, chẳng duyên các thức khác dụng của tự chứng v.v… tinh tế khó biết.

Hỏi: Sao chẳng chỉ duyên một thọ v.v… làm ngã, cũng thường một vậy?

Đáp: Phàm nói ngã là nghĩa tự tại, nghĩa chủ muôn vật, cùng tốt cả pháp mà làm chỗ nương tựa. Tâm sở chẳng vậy, không thể làm ngã, chỉ tâm vương là chỗ nương tựa vậy. Thức thứ bảy đây luôn chấp làm ngã bên trong, chẳng phải sắc v.v… vậy, chẳng chấp làm ngã bên ngoài. Nếu chỉ duyên thức, tức chỉ khởi ngã không có ngã sở. Ngã là nói về thế lực vậy. Trong luận nói ngã chỗ nói chẳng phải là lìa ngã, riêng khởi chấp ngã sở, chỉ chấp thức thứ tám là ngã của ngã. Năm uẩn trước giả là ngã của thức thứ sáu duyên, ngã sau là chỗ chấp của thức thứ bảy, hoặc ngã trước niệm trước, ngã sau niệm sau, cả hai đều là chỗ chấp của thức thứ bảy, hoặc tức một niệm chấp đây tức phải, đây chỉ chỗ chấp của thức thứ bảy, hoặc trước là thể, sau là thức dụng ở trên một ngã kiến, cũng nghĩa nói đó là ngã và chỗ hai lời thật chỉ một ngã kiến, nhiều nơi chỉ nói có ngã kiến vậy là như trong luận Du-già nói: “Do Mạt-na đây, ngã kiến mạn v.v… luôn cùng tương ưng”, luận Hiển Dương nói: “Do ý căn đây, luôn cùng ngã kiến ngã mạn v.v… tương ưng” ngã và ngã sở chấp chẳng cùng khởi vậy là, hành tướng và cảnh hai đều riêng biệt vậy, chẳng thể đều sinh, không sự đây vậy, nếu đã là quả vi chuyển y thì thiện tâm v.v… có thể vậy, kia chẳng phải chấp nên cũng chẳng thể sánh ví. Nhân chấp pháp chấp cảnh là một vậy, nên chưa khởi đối trị đoạn ngã chấp đó gọi là chưa chuyển y chỉ duyên tạng thức. Từ Sơ địa trở đi đã đạt quả vị chuyển y rồi vào tâm vô lậu, cũng duyên chân như và tất cả pháp khác, hàng Nhị thừa vô học v.v… chỉ duyên thức dị thục. Chứng được mươi thứ tánh bình đẳng là, như trong kinh Phật Địa nói: “Một là, các tướng tăng thượng hỷ ái; hai là, tất cả lãnh thọ duyên khởi; ba là, xa lìa vị tướng chẳng phải tướng; bốn là, hoằng tế đại từ; năm là, không đợi đại bi; sáu là, tùy chỗ các hữu tình vui thích mà thị hiện; bảy là, tất cả hữu tình là chỗ ta thích nói; tám là, thế gian tịch tĩnh đều đồng một vị; chín là, các pháp thế gian khổ vui một vị; mười là, tu trồng vô lượng công đức cứu cánh” tức biết mười địa hữu tình duyên giải ý lạc sai biệt, năng khởi ảnh tượng của thân thọ dụng. Trong luận nói: “Chưa đạt quả vị chuyển y, luôn thẩm xét tư duy lại tướng chỗ chấp ngã, đã đạt quả vị chuyển y rồi cũng thẩm xét tư lương tướng vô ngã vậy” là thức Mạt-na thứ bảy lấy nghĩ lường làm tự tánh, trong luận gồm Đại thừa nói: “nghĩ lường là ý, tức tự chứng phần, trước thức thứ tám, liễu biệt là hành tướng” nay đã nói ý, nên biết tức là hành tướng thức thứ bảy, tức là kiến phần, thể tánh khó biết, vì hành tướng hiển bày, kỳ thật tư lương là hành tướng, thể đó tức là thức uẩn nhiếp vậy, từ sơ địa trở về trước, hàng nhị thừa hữu học luôn thẩm xét nghĩ lường ngã tướng, biết Mạt- na hữu lậu, đã đạt quả vị chuyển y rồi cũng thẩm xét nghĩ lường tướng vô ngã, cũng gọi là Mạt-na vậy. Trong luận hỏi: “Như Đức Thế Tôn nói: Xuất thế Mạt-na làm sao kiến lập? Đáp: Có hai nghĩa: Một gọi là chẳng hẳn vô nghĩa vô lậu kia, thức thứ bảy chẳng gọi là Mạt-na, mà gọi là giả vậy; hai là năng thẩm xét tư lương tướng vô ngã nên cũng gọi là Mạt-na, hiển bày thông cả vô lậu” tức biết danh đây chẳng phải chỉ hữu lậu. Trong luận nói: “Nghĩa là từ vô thủy đến lúc chưa đạt quả vị chuyển y, ý đây mặc tình luôn duyên tạng thức cùng bốn phiền não căn bản tương ưng. Ngã si, nghĩa là vô minh ngu ở tướng ngã mê lý vô ngã nên gọi là ngã si, ngã kiến, nghĩa là là ngã chấp, đối với pháp chẳng phải ngã vọng chấp làm ngã, nên gọi là ngã kiến, ngã mạn, nghĩa là cứ ngạo, cậy chỗ chấp ngã khiến tâm cao cử, nên gọi là ngã mạn. Ngã ái, nghĩa là ngã tham, đối với chỗ chấp ngã, sinh đắm trước sâu, nên gọi là ngã ái, cho đến bốn thứ này thường khởi quấy đục nội tâm, khiến chuyển thức ngoài luôn thành tạp nhiễm, hữu tình do đây mà sinh tử luân hồi chẳng thể ra khỏi, nên gọi là phiền não” giải thích: Ý thứ bảy đây, trừ ngoài bốn hoặc chẳng cùng các tâm sở khác tương ưng: Một là, hằng (luôn) vậy; hai là, nội chấp (chấp bên trong) vậy; ba là, một loại cảnh sinh vậy. Do đó mà chẳng tác ý mà hướng ngoại rong cầu, chỉ mặc tình mà một hướng chấp bên trong. Thức thứ bảy đây đối với trong năm thọ chỉ tương ưng với xả thọ. Trong luận nói: “Đây từ vô thủy đến nay nhâm vận một loại duyên chấp ngã bên trong, luôn không chuyển đổi, cùng biến khác thọ chẳng tương ưng vậy, lại hỏi: Mạt-na tâm sở tánh nào nhiếp thuộc? Trong luận đáp: Ý đây tương ưng với bốn phiền não v.v… là nhiễm pháp, nên chướng ngại thánh đạo, ẩn che chân tâm gọi là hữu phú, chẳng phải thiện chẳng thiện, nên gọi là vô ký, nếu đã đạt quả vị chuyển y, chỉ là tánh thiện” trong kinh Mật nghiêm có kệ tụng nói: “Mạt-na duyên tạng thức, như nam châm hút sắt, như rắn có hai đầu, mỗi riêng làm nghiệp nó, nhiễm ý cũng như vậy. Chấp thủ A-lạida năng làm sự nghiệp ngã, tăng trưởng ở ngã sở, lại cùng ý thức chung, làm nhân mà chuyển rụng, nơi thân sinh noãn xúc, vận động làm các nghiệp, ăn uống cùng vận mặc, tùy vật mà thọ dụng, nhảy nhót hoặc ca múa, các thứ tự dạo vui, trì các thân hữu tình, đều do công lực ý, như lửa xoay rủ tóc, thành của Càn-thác-bà, chẳng rõ chỉ tự tâm, rộng khởi các phân biệt, thân tướng khí thế gian, như thế động cây đu, không lực chẳng kiên cố, phân biệt cũng như vậy, phân biệt không chỗ nương, chỉ hành nơi tự cảnh, thí như ảnh trong gương, thức chủng động mà thấy, ngu phu mê hoặc đây, chẳng như các minh trí, nhân chủ nên phải biết, ba đây đều thực hiện, ở nơi xa lìa đó, là tức viên thành thật” Hỏi: Ý đây có mấy thứ sai biệt?

Đáp: Lược có ba thứ, trong luận nói: “Một là, Bổ-đặc-già-la tương ưng ngã kiến; hai là, pháp tương ưng ngã kiến; ba là, tánh trí bình đẳng tương ưng. Thứ nhất là, thông tất cả các loài dị sinh tương tục, hàng nhị thừa hữu học. Từ hàng thất địa trở về trước, một loại Bồ-tát địa vị tâm hữu lậu, kia duyên với thức A-lại-da khởi Bổ-đặc-già-la ngã kiến. Thứ hai, thông tất cả loài dị sinh Thanh văn, Độc giác tương tục, tất cả Bồ-tát pháp không trí quả ở địa vị chẳng hiện tiền, kia duyên với thức dị thục khởi pháp ngã kiến. Thứ ba, thông với tất cả Như Lai tương tục, Bồ-tát kiến đạo và pháp không trí quả trong thuận đạo ở địa vị hiện tại trước kia duyên với thức dị thục vô cấu v.v… khởi trí tánh bình đẳng”.

Hỏi: Nhân pháp hai chấp đều khởi, cớ sao phân vị trước sau chẳng đồng?

Đáp: Nhân pháp hẳn nương pháp chấp khởi, lại pháp ngã thông cùng, nhân ngã hạng cục. Trong luận nói: Bổ-đặc-già-la ngã kiến khởi vị, pháp kia ngã kiến cũng chẳng hiện tiền, ngã chấp hẳn nương pháp chấp mà khởi, như nếu mê loạn….các phượng cho là người bằng vậy”. Giải thích: Nay nêu bày quả vị trước hẳn mang theo quả vị sau, vì trước là ngắn vậy, vị nhân ngã hẳn có pháp ngã, phân ngã hẳn nương pháp ngã khởi vậy. Nhân ngã là dụng của chủ tể tác giả v.v… vậy tác giả có thắng dụng tự tánh v.v… vậy tức pháp ngã thông khắp nhân ngã hạng cục.

Hỏi: Thức thứ bảy đây, cớ sao lìa nhãn v.v… các thức mà riêng có tự thể? Nêu ra từ kinh văn nào?

Đáp: Trong luận nói: “Chánh lý thánh giáo là định lượng vậy” nghĩa là Bổ-đặc-già-la nói khắp trong các kinh. Tâm ý thức nghĩa riêng biệt, tập khởi gọi là tâm, nghĩ lường gọi là ý, liễu bịêt gọi là thức. Thức thứ tám gọi là tâm, nhân tập chủng các pháp và khởi các pháp vậy. Thức thứ bảy gọi là ý, duyên tạng thức v.v… luôn thẩm xét nghĩ lường làm ngã v.v… vậy, ngoài ra sáu thức trước gọi là thức, đối với sáu cảnh riêng biệt thô động gián đoạn liễu biệt chuyển vậy, như trong kinh Nhập Lăng-già có kệ tụng nói:

“Tạng thức gọi là tâm,

Tánh nghĩ lường là ý,

Năng rõ tướng các cảnh,

Đó gọi tên là thức”.

Giải thích: Tuy thông tám thức đều gọi là tâm ý thức, mà tùy thắng hiển, thức thứ tám gọi là tâm, vì tất cả các pháp hiện hành huân tập chủng hiện hành làm nương tựa, chủng tử thức làm nhân, năng sinh tất cả pháp vậy, là khởi các pháp, thức thứ bảy gọi là ý, là hữu lậu trong nhân chỉ duyên ngã cảnh. Vô lậu duyên thức thứ tám và chân như, trên quả chấp thuận duyên tất cả pháp. Sáu thức truớc gọi là thức, đối với sáu cảnh riêng biệt thể là thô động, pháp có gián đoạn liễu biệt chuyển vậy. Dễ rõ gọi là thô, chuyển dịch gọi là động, chẳng liên tục gọi là gián, mỗi mỗi có ưu thắng đây, nên mỗi có được tên riêng, lại trong luận nói: Nghĩa là trong Khế Kinh nói: Chẳng cùng vô minh vi tế, luôn hành che lấp chân thật, nếu không thức đây, thì kia đáng chẳng phải có, nghĩa là các hiện sinh nơi tất cả phần luôn khỏi mê lý, chẳng cùng với vô minh, che lấp nghĩa chân thật là chướng mắt thắng tuệ, như có kệ tụng nói:

“Nghĩa thật tâm đang sinh,

Thường luôn làm chướng ngại,

Cùng hành tất cả phần,

Là chẳng cùng vô minh”.

Cho nên trong Khế Kinh nói: “Loài dị sinh luôn ở đêm dài vô minh che phủ, mê say trói buộc tâm, chưa từng tỉnh giác, nếu vị dị sinh có lúc tạm chẳng khởi vô minh đây, bèn trái với nghĩa kinh”. Nghĩa là ở vị dị sinh mê lý vô minh có, hành và chẳng hành chẳng đáng lý vậy, đây nương sáu thức đều chẳng được thành, nên đây gián đoạn kia luôn duyên vậy, chấp thuận có Mạt-na, bèn không lỗi đây. Giải thích: Như trong kinh Duyên Khởi nói có bốn thứ vô minh: Một là, hiện; hai là, chủng; ba là, tương ưng; bốn là, chẳng tương ưng. Hoặc có hai thứ: Cộng và chẳng cộng v.v… nay nói về chẳng cộng, nghĩa là vi tế đây thường hành, hành tướng khó biết, che lý vô ngã lấp trí vô lậu, gọi là che lấp chân thật, chân thật có hai: Một là, cảnh nghĩa là cảnh kiến phần vậy; hai là, nghĩa lý là chân như tức lý vậy.

Hỏi: Mạt-na nhiễm ở thường cùng bốn hoặc tương ưng, cớ sao nói chẳng cộng vô minh?

Đáp: Trong luận nói: “Nên nói trong bốn, vô minh là chủ, tuy ba đều cùng khởi, cũng gọi là bất cộng, từ vô thủy luôn trong hôn mê, chẳng từng tỉnh xét, si tăng thượng vậy, cho đến gọi rằng thức thứ bảy tương ưng với vô minh, từ vô thủy luôn hành chướng trí nghĩa chân, thắng dụng như vậy các thức khác đều không, chỉ thức đây có nên gọi là chẳng cộng, lại chẳng cộng vô minh, gồm có hai thứ: Một là, luôn hành chẳng cộng, các thứ khác không có; hai là độc hành chẳng cộng, thức đây chẳng phải có. Giải thích: Chủ, nghĩa là tự tại, nghĩa làm nhân nương tựa, cho kia làm nương tựa, nên gọi là chẳng cộng. Tại sao vô minh gọi là chẳng cộng? Nghĩa là từ vô thủy đến nay hiển bày đêm dài thường khởi, luôn hôn mê bên trong, lúc rõ tất cả, chẳng rõ lý không, chẳng từng tỉnh xét, hiển bày luôn chấp ngã không lúc theo trở lại, ý đây gồm hiển suy chủ nghĩa tự tại: Một luôn hành chẳng cộng, thức đây cùng là chỗ luận của nay đây, các thức khác không có vậy; hai độc hành chẳng cộng, là cùng phẫn v.v… tương ưng khởi gọi là độc hành. Hoặc chẳng cùng các thức khác đều khởi vô minh, riêng mê mờ đế lý. Thức đây chẳng phải có, lại chẳng cộng vô minh là, vô minh là chủ, nên gọi là chẳng cộng, vì chủ là nghĩa chẳng cộng, chẳng cộng tức là nghĩa của độc nhất, nghĩa là vô minh là nghĩa đen tối (ám) thức thứ bảy cùng vô minh luôn hành chẳng đoạn, là nghĩa đen tối lâu dài, do đen tối lâu dài nên còn gọi là đêm dài, chỉ vô minh đây là thể đêm dài, các pháp khác đều không của nghĩa đêm dài, chỉ xúc đây có nên gọi là chẳng cộng, trừ đây ra, các pháp khác có một loại nghĩa lâu dài tương tục mà không nghĩa đen tối. Hoặc có một loại tuy có nghĩa đen tối mà không nghĩa lâu dài tương tục. Nên làm bốn câu để phân biệt: Một là, có lâu dài mà chẳng phải là đêm, như thức thứ bảy cùng tham v.v… ba thứ và và trí diệu quán sát trí tánh bìng đẳng tương ưng tâm phẩm v.v…; hai là, có đêm mà chẳng phải lâu dài, như sáu thức trước tương ưng với vô minh; ba là, lâu dài và cũng là đêm, như thức thứ bảy củng vô minh vậy; bốn là, chẳng phải lâu dài chẳng phải đêm, là sáu thức trước trừ vô minh, ngoài ra, thủ tham v.v… và thiện v.v… trong nhân, hai trí quán sát và thành sự trong quả tương ưng với tâm phẩm v.v… nay thức thứ bảy đây cùng với vô minh, chuẩn cứ đây chẳng chỉ chẳng cùng các thức các cộng, mà gồm cùng chẳng cùng tự tụ tham v.v… ba thứ cộng, nghĩa là tuy đồng tụ tham v.v… đều khởi mà tham v.v… không nghĩa đêm dài đen tối, tham v.v… lấy nhiễm trước v.v… làm nghĩa, Đây lấy lâu đen tối làm nghĩa, cùng với kia chẳng đồng, nên gọi là chẳng cộng. Đây vì thức thứ bảy luôn luôn mê mờ đen tối gọi là chẳng cộng. Trong sáu thức không nghĩa hằng thời (luôn luôn) chỉ có nghĩa của độc khởi gọi là 0 chẳng cộng.

Hỏi: Luôn hành chẳng cộng vô minh tương ưng có mấy thứ nghĩa?

Đáp: Có bốn nghĩa, các bậc cổ đức nói: Một là, nghĩa chủ là sáu thức trước vô minh là khách, có gián đoạn vậy. Thức thứ bảy vô minh là chủ không gián đoạn vậy; hai là, luôn hành trong vị hữu lậu thường khởi hiện hành chẳng gián đoạn, nên gọi là hằng (luôn) hành; ba là, chẳng cộng, chẳng đồng độc đầu thức thứ sáu, gọi là chẳng cộng. Thức thứ sáu chẳng cộng, chỉ chẳng cùng chín phiền não khác đồng khởi gọi là chẳng cộng. Nếu thức thứ bảy gọi là chẳng cộng là chướng thắng pháp vô lậu vậy. Lại luôn hành chẳng vậy, bốn trước lúc sáu thức thông tâm ba tánh, thức đây vô minh đều khởi hiện hành, nghĩa là sáu thức trước lúc tâm tánh thiện, đối với bố thí v.v… chẳng thể quên mất tướng, đều là thức thứ bảy luôn hành chẳng cộng vô minh chấp ngã bên trong. Khiến sáu thức v.v… lúc hành bố thí chẳng thể đạt ba luân thể không. Lại vì có chẳng cộng vô minh thường năng làm chướng, mà khiến đang sinh trí vô lậu kia chẳng sinh. Vô minh đây cùng thức thứ bảy đều có vậy, đến nay chẳng xả bỏ nên gọi là cùng (câu) hành. Lại trong kinh nói: “Nhãn sắc làm duyên sinh ở nhãn thức, cho đến ý pháp làm duyên ở ý thức, nếu không thức đây, ý kia chẳng phải có nhãn căn sắc cảnh là hai duyên năng phát dẫn được nhãn thức, cho đến ý thức (?) pháp cảnh là hai duyên năng phát được ý thức. Nếu không thức thứ bảy, tức nên thức thứ sáu chỉ có một pháp cảnh làm duyên nên không chỗ nương tựa căn duyên vậy. Đã có đều có căn là, biết rõ tức là thức thứ bảy cùng thức thứ sáu là đều có căn. Theo Tiểu thừa nói: Tông ta lấy trái tim (nhục đoàn) cùng thức thứ sáu làm nương tựa, nào cần riêng chấp có thức thứ bảy ư? Luận chủ phá xích nói: “cũng chẳng thể nói thức thứ sáu nương tựa nói sắc vậy, thức thứ sáu hẳn nương tựa ý mà có. Nói ý tức chẳng phải là sắc vậy, lại nói thức thứ sáu có ba phân biệt là tùy niệm kế độ tự tánh phân biệt vậy, nếu chấp thuận thức thứ sáu nương tựa sắc mà trú tức đồng như năm thức trước, không hai thứ phân biệt tùy niệm và kế độ” cứu nói “tông ta nói về năm thức là căn trước thức sau vậy, tức năm căn niệm trước phát năm thức niệm sau” luận chủ bác bỏ nói: “chỉ có căn là, như mầm nương tựa hạt nẫy mầm và hạt đồng thời. Ảnh gá thân sinh, thân ảnh đồng có thức nương căn phát, lý hẳn đồng thời không căn niệm trước phát thức hai niệm sau vậy. Đã nếu năm thức có đều có căn, đem chứng minh thức thứ sáu cũng có đều có căn tức thức thứ bảy ấy vậy”. Tiểu thừa nói: chỉ là thức thứ sáu v.v… không gián đoạn, gọi là ý nghĩ lường ý, sao cần riêng nói thức thứ bảy ý nghĩ lường Luận chủ bác bỏ nói: “Tạm như thức thứ sáu lúc hiện ở trước niệm v.v… không gián đoạn, ý đã diệt không thể làm sao có dụng nghĩ lường gọi là ý ư? Vả lại như thức thứ sáu nếu lúc ở hiện tại tuy có nghĩ lường luôn gọi là thức, chẳng gọi là ý, cần đối đãi quá khứ mới gọi là ý vậy, phải tin có thức thứ bảy đầy đủ hằng thẩm nghĩ lường mới được gọi là ý. Ý nghĩa là y chỉ (nương dừng). Nếu ý đẳng vô gián nương thức thứ bảy đây giả được tên ý, đều có nương dừng; dụng của tư lương vậy. Lại thức thứ bảy cùng bốn hoặc chung đồng, gọi là ô nhiễm, hằng thẩm tư lương gọi đó là ý, thường có luôn hành chẳng cộng vô minh, nên gọi là nhiễm ô, chánh là tánh hữu phú, tức che nghĩa chân duyên lấp trí tịnh diệu, hằng thẩm xét nghĩ lường. Đây chọn thức thứ tám và sáu thức trước hằng nghĩa là chẳng gián đoạn, thẩm là quyết định chấp ngã pháp.

Hỏi: Thức thứ tám cũng không gián đoạn, thức thứ sáu quyết định có nghĩ lường sao chẳng gọi là ý?

Đáp: Có bốn câu: Một là, hằng mà chẳng xét, thức thứ tám hằng không gián đoạn, chẳng xét nghĩ lường ngã pháp vậy; hai là xét mà chẳng phải hằng tức thức thứ sáu tuy xét nghĩ lường mà chẳng phải hằng, nên chẳng gọi là ý. Năm thức trước đều chẳng phải, chẳng phải hằng chẳng phải xét, thức thứ bảy đều gồm mà hằng xét nên riêng gọi là ý vậy.

Hỏi: Thức thứ bảy nghĩ lường pháp nào?

Đáp: Chấp kiến phần thức thứ tám nghĩ lường có ngã pháp vậy, hàng nhị thừa vô học không ngã gồm, vì nghĩ lường pháp ngã chấp, nên gọi là ý, Phật quả ngã chấp pháp chấp đều không hằng xét lường lý vô ngã. Phật ngã thức thứ bảy cũng gọi là ý.

Hỏi: Vì thức thứ bảy tự thể có nghị lường, vì thức thứ bảy tương ưng với tư trong biến hành, nên gọi là tư lương ý ư?

Đáp: chấp tâm sở nghĩ lường, tức tám thức đều có, tư đâu riêng thức thứ bảy.

Hỏi: Nếu chỉ chấp thủ tự thể có nghĩ lường, tức đâu dùng tư trong tâm sở ư?

Đáp: Có đủ hai nghĩa: Một là có tương ưng nghĩ lường; hai là cũng tự thể nghĩ lường. Nay chấp tự thể có nghĩ lường gọi là ý.

Hỏi: Tâm sở cùng tâm nương, một thứ là thường xét nghĩ lường chấp thức thứ tám làm ngã, cớ sao chẳng nói tâm sở là ý?

Đáp: Nói ý là nghĩa y chỉ (nương dừng) tâm sở tuy hằng xét nghĩ mà chẳng phải là chủ, là pháp yếu kém, chẳng phải chỗ nương dừng nên chẳng gọi là ý; hai là tự thể thức có nghĩ lường, cùng bảy thức khác 2 làm chỗ nương dừng, chỉ thủ tâm vương tức gọi là ý vậy.

Hỏi: Nếu nói tự thể có nghĩ lường gọi là ý, tức thức thứ bảy có bốn phần, phần nào gọi là ý nghĩ lường?

Đáp: Có hai giải thích: kiến phần thứ nhất gọi là nghĩ lường, hai phần bên trong chẳng gọi là nghĩ lường, chỉ gọi là ý, kiến phần chẳng gọi là ý, có nghĩ lường vì là dụng vậy. Nghĩ lường ngã và vô ngã hai phần bên trong chẳng thể nghĩ lường ngã và vô ngã chỉ gọi là ý, vì là thể vậy, kiến phần thứ hai là tướng nghĩ lường, tướng là tướng trạng thể tướng. Hai phần bên trong là tánh nghĩ lường, tức trong ngoài đều gọi là ý. Ba phần đều nghĩ lường, chỉ trừ tướng phần, tướng phần là cảnh sở lượng vậy.

Hỏi: Làm sao được biết ba phần trong ngoài đều là nghĩ lường?

Đáp: Trong luận Duy thức nói: “nghĩ lường làm tánh tướng” hai phần bên trong là thể gọi là tánh nghĩ lường, kiến phần bên ngoài là tướng nghĩ lường là dụng, một thứ là nghĩ lường, ba phần gọi là ý, túc chẳng thủ tướng phần gọi là nghĩ lường, vỉ không dụng năng duyên vậy.

Hỏi: Kiến phần duyên chấp ngã pháp, tức nghĩ lường ngã nên được gọi là nghĩ lường, tự chúng phần chẳng duyên nơi tướng phần ngã, cớ sao tự chứng phần cũng gọi là nghĩ lường?

Đáp: Tự chứng phần chứng kiến phần kia nghĩ lường ngã chấp vậy cũng gọi là nghĩ lường.

Hỏi: Kiến phần nghĩ lường ngã, là chẳng phải lượng nhiếp, tự chứng phần chứng kiến phần kia nghĩ lường ngã, tự chứng phần cũng là chẳng phải lượng ư?

Đáp: Kiến phần nghĩ lường ngã, kiến phần vọng chấp nên gọi là chẳng phải lượng. Tự chứng thể là chứng kiến phần bên trong vọng chấp vậy, tự chứng thể hiện lượng, tức thể dụng đều là nghĩ lường, tức hai phần bên trong cũng gọi là ý, cũng gọi là thức, kiến phần cũng gọi là ý cũng gọi là thức, là dụng của ý vậy, nghĩ lường là dụng, ý là thể, tư lương tức ý, thuộc trì nghiệp thích vậy.

Hỏi: Thức thứ bảy chỉ duyên kiếp phần thức thứ tám làm ngã, cớ sao chẳng thủ tướng phần và hai phần bên trong v.v…?

Đáp: Tướng phần gián đoạn, lại là duyên bên ngoài, hai phần bên trong làm dụng chìm ẩn khó biết nên chẳng chấp vậy, chủng tử không tác dụng vậy, chẳng chấp làm ngã, vì tác dụng của kiến phần hiển hiện vậy.

Hỏi: Thức thứ bảy ba lượng giả thật làm sao phân biệt?

Đáp: Xưa trước giải thích ba lượng phân biệt là, kiến phần thức thứ bảy là chẳng phãi, vì cảnh chẳng xứng tâm vậy, kiến phần thức thứ tám vốn chẳng phải ngã, nay thức thứ bảy vọng chấp làm ngã, tức chẳng xứng bản chất, lại thân gần duyên kiến phần thức thứ tám, chẳng phải đắm trước, biến tướng phần duyên tướng phần, vốn chẳng phải là ngã, thức thứ bảy lại chấp làm ngã, lại chẳng xứng tướng phần, tức hai lớp chẳng xứng cảnh, nên biết là chẳng phải phi lượng, giả thật phân biệt là, thức thứ bảy duyên bản chất khác, kiến phần thức thứ tám chẳng hiển rõ, chỉ duyên được trung gian, giả ngã tương phần vậy, cảnh giả chẳng phải thật.

Hỏi: Trung gian tướng phần, quyết định là giả hay cũng thông với thật?

Đáp: Thức thứ bảy, trung gian tướng phần là giả, không thật chủng sinh, chỉ từ hai đầu khởi. Tướng phần đây bèn thông hai tánh, nếu một nữa từ trên bản chất khởi là tánh không che đậy, tức thuộc bản chất, nếu một nửa từ tự trên kiến phần thức thứ bảy năng duyên khởi, là đồng kiến phần là tánh có che đậy, chỉ hai đầu tâm pháp sáng rỡ khởi thành một tướng phần. Nay nói cảnh giả là chỉ nói về tùy vọng tâm tướng phần ngã để nói.

Hỏi: Nếu nói thức thứ bảy ngay tình tướng phần chỉ là giả, từ hai đầu khởi, thông với hai tánh, nên có thể trong tướng phân ngã, sở duyên của thức thứ bảy, một nửa có che đậy, một nửa không che đậy, một nửa là ngã một nửa là chẳng phải ngã ư?

Đáp: Trên kiến phần thức thứ tám nơi khởi tướng phần tánh vô phú cùng năng duyên tướng phần do vọng tâm thức thứ bảy biến kế, kín hợp một nơi, nếu là thức thứ bảy chỉ tự chấp vọng khởi biến kế tánh hữu phú tướng phần giả làm tự ngã bên trong, tuy kín hợp một nơi cũng chẳng phạm lỗi thông hai tánh trong chỗ chấp ngã, như vị mặn trong nước, chỉ chấp là nước chẳng chấp ở muối, nước và muối nguyên chẳng lìa nhau.

Hỏi: Thức thứ bảy tự có tướng phần, cớ sao chẳng tự duyên tướng phần mà duyên kiến phần thức thứ tám làm ngã ư?

Đáp: Các bậc cổ đức nói: Nay nói duyên kiến phần tức là duyên xa. Nếu nói gần thì nghĩa duy thức ở đâu? Lại hỏi: Giả sử chấp thuận duyên xa thức thứ tám, thì tự thức thứ bảy ở trên pháp nào khởi chấp? Đáp: Ở tướng phần tự thức khởi chấp. Lại hỏi: kiến phần tướng phần khác nhau gì? Đáp: Nếu luận về cảnh bên ngoài, thì tướng phần toàn khác, nếu căn cứ tâm mà luận thì tướng phần kiến phần không khác nhau. Tướng phần tức là kiến phần. Nên trong kinh nói: “Tâm như tướng hiển hiện, kiến như tâm chỗ nương”.

Hỏi: Nếu không có Mạt-na thì có những lỗi gì?

Đáp: Nếu không thức thứ bảy, thì không phàm đáng chán, không thánh đáng chuộng, phàm thánh chẳng thành, nhiễm tịnh đều mất. Trong luận nói: “Cho nên quyết định riêng có ý đây”, lại trong Khế Kinh nói: “Hữu tình vô tưởng, tâm tâm sở diệt trong một kỳ sinh. Nếu không có thức đây, thì kia lẽ không nhiễm” nghĩa là thời gian dài kia không có sáu chuyển thức, nếu không ý đây thì ngã chấp bèn không, cho đến, nên phải riêng có Mạt-na nhiễm ô, ở trời Vô tưởng luôn khởi nghĩa chấp, do thánh hiền đây đồng trách nhàm kia. Lại trong Khế Kinh nói: “Lúc tâm dị sinh thiện nhiễm vô ký luôn mang theo ngã chấp, nếu không thức đây, thì kia không nên có” nghĩa là các loại dị sinh lúc tâm ba tánh tuy ngoài khởi các nghiệp mà trong luận chấp ngã, là chấp ngã bên trong vậy, khiến chỗ khởi bố thí v.v… trong sáu thức chẳng thể mất tướng. Nên trong luận Du-già nói: “Nhiễm ô Mạt-na là thức tương dừng, lúc kia chưa diệt, tướng liễu biệt buộc chẳng được giải thoát, Mạt-na diệt rồi, tướng buộc giải thoát” nói tướng buộc (tướng triền) là điều ở cảnh tướng, chẳng thể rõ đạt mọi sự như huyễn v.v… do kiến phần tướng phần đây có buộc, chẳng được tự tại, nên gọi là tướng buộc, y cứ nghĩa như vậy, có Già-đà nói: “Ý nhiễm ô như vậy, là nơi nương của thức, ý đây lúc chưa diệt, thức buộc trọn chẳng thoát”.

Giải thích: Ở cõi trời Vô tưởng luôn khởi ngã chấp, do đó mà hiền thánh đồng chê trách nhàm chán kia là, có thức thứ bảy ở kia khởi ngã chấp là dị sinh vậy, sau khi xuất định lại chìm đắm sinh tử, khởi các phiền não, thánh hiền chê trách kia, nếu không thức thứ bảy thì chẳng nên chê trách kia không lỗi quá mất quả. Do chấp ngã nên, khiến trong sáu thức khởi bố thí v.v… chẳng thể mất tướng là, ngã đây duyên ngoài, hành tương thô động, chẳng phải thức thứ bảy khởi. Do thức thứ bảy nên thức thứ sáu khởi đây, toàn do thức thứ bảy sinh, thêm rỏ làm luận, ngã chấp trong thức thứ sáu, thể có gián đoạn, thông với ba tánh. Tâm gian tạp sinh vậy, thức thứ bảy chẳng duyên cảnh bên ngoài sinh vậy. Trên đây lược ghi về thức Mạt-na thứ bảy, các giáo đồng phan tích, các hiền cộng giãi thích, mở đầu vào đạo ý đây phải rõ, là khởi nhân của thánh phàm, nên thấu cùng thể tánh, mới lập gốc của giải. Hoặc có thể rốt ráo cội nguồn, mê đó thì làm ngu chấp nhân pháp, ngộ đó thì thành trí tánh bình đẳng, đối với trong các thức riêng được tên ý, ở trong hữu lậu làm chủ vô minh, chẳng gián chẳng đoạn, vô tưởng định sữa mà chẳng

tiêu, thường xét thường hằng, trời Tứ không lánh mà lại khởi, tuy có che mà vô ký, chẳng chấp ngoài mà duyên trong, thường khởi hiện hành, năng che chân mà chướng đạo, chỉ xứng chẳng cộng, chỉ thành nhiễm mà nhuận sinh. Do đó, muốn thấu trần lao phải biết đường cốt yếu, đem thí diệu được, trước phải đợi rõ nguồn bệnh, nếu tế ý suy tầm ngầm tâm thể xét thì trần nào mà chẳng ra, bệnh nào mà chẳng tiêu. Môn đoạn hoặc đây là cốt yếu vậy.