TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 51

Hỏi: Nhân tướng mà lập danh, nhân danh hiển bày tướng, danh đã nói rộng nhiều, còn tướng thức như thế nào?

Đáp: Thuyên biểu (nói bày) gọi là triệu, đặt để đó là danh, hành trạng khả quan, gọi đó là tướng. Thức phân biệt sự thứ sáu là danh, thủ cảnh nhiễm tâm là tướng. Hiện thức thứ bảy gọi là danh,vô minh huân vọng tâm là tướng. Trạng thứ tám là danh, tâm thanh tịnh là tướng, chân như thứ chín là danh, thể tánh không cải đổi là tướng. Đó đều là danh của không danh, tướng của không tướng. Tại sao? Vì danh tướng chẳng vượt ngoài tâm cảnh, do đó, tâm không tự tánh nhân cảnh mà sinh, cảnh không tự tánh nhân tâm mà có, thì nêu bày không cảnh của ngoài tâm, nêu bày cảnh không tâm ngoài cảnh. Nếu qua lại cũng đoạt cả hai điều mất, tâm cảnh đều sạch, nếu giúp nhau đều lập thì tâm cảnh rõ ràng, đây mới là không tánh mà không, không mà chẳng không, không tánh mà có, có mà chẳng có, có của chẳng có, có hiển bày nhất như, không của chẳng không, không thành muôn đức, có thể gọi là dẹp muôn hữu ở tánh không, tan một không nơi rốt ráo vậy. Lại trong luận Duy thức Xu Yếu nói: “Nói tướng tự tâm, có hai giải thích: Một là,tức tướng ảnh tượng; hai là,tức tướng sở chấp, tuy không thật thể ngay tình hiện vậy, các thuyết từ về tâm tướng đều chuẩn nên biết.” giải thích: Tướng ảnh tượng là, muôn pháp là ảnh tượng của tâm, tướng sở chấp là, các cảnh không thể, tùy chấp mà sinh, nhân tự tâm sinh, trở lại cùng tâm là tướng.

Hỏi: Thức A-lại-da, do đâu được danh, là tự thể sinh hay hòa hợp mà có?

Đáp: Nếu nói tự sinh là tự tánh si, nếu nói tha sinh là tha tánh si, nếu nói hòa hợp mà sinh là cộng tánh si, nếu nói lừa tự tha sinh là không nhân si, nay cứ tất- đàn thế đế phương tiện mà nói, như pháp tánh cùng vô minh hợp mà sinh tất cả pháp, tợ như lúc ngủ, tâm cùng mộng hợp thấy việc của tất cả cảnh giới. Thức căn bản đây từ môn sinh diệt mà kiến lập, nhân chân vọng hòa hợp mà dược danh. Trong luận Đại Thừa Khởi Tín nói: “Tâm môn sinh diệt, nghĩa là nương Như Lai Tạng mà có mà có tâm sinh diệt chuyển. Chẳng sinh diệt cùng sinh diệt hòa hợp, chẳng phải một chẳng phải khác, gọi là thức A-lại-da. Thức này có hai thứ nghĩa, nghĩa là năng gồm tất cả pháp và năng sinh tất cả pháp. Lại có hai thứ nghĩa: Một là nghĩa giác; hai là nghĩa bất giác. Nói nghĩa giác là tánh của tâm nghĩa thứ nhất lìa tất cả tướng vọng niệm, vì lìa tất cả tướng vọng niệm nên đồng hư không giới, không đâu chẳng cùng khắp, pháp giới một tướng tức là pháp thân bình đẳng của tất cả Như Lai, nương pháp thân đây mà nói tất cả Như Lai là Bản giác, vì đối đãi với thủy giác lập làm thủy giác. Nhưng lúc thủy giác tức là bản giác, không giác riêng biệt lập thành thủy giác, nghĩa là nương bản giác có bất giác, nương bất giác nói có thủy giác, lại vì giác tâm nguyên cũ gọi là cứu cảnh giác, bất giác nguồn tâm nên chẳng phải cứu cánh giác, cho đến, nghĩa bất giác; nghĩa là từ vô thủy lại nay chẳng như thật mà biết một chân pháp nên tâm bất giác khởi mà có vọng niệm, tự không thật tướng, chẳng lìa bản giác, giống như người mê y cứ phương hướng nên mê, mê không tự tướng, chẳng lìa nơi phương hướng, chúng sinh cũng vậy, y nơi giác mà có bất giác vọng niệm mê sinh, nhưng bất giác kia, tự không thật tướng, chẳng lìa bản giác, lại đối đãi với bất giác để nói thân giác. Bất giác đã không, chân giác cũng dứt trừ” các bậc cổ đức giải thích: Tâm chẳng sinh diệt cùng sinh diệt hoà hợp, chẳng phải một chẳng phải khác là, vì bảy thức nhiễm pháp là sinh diệt, vì Như Lai Tạng tịnh pháp là chẳng sinh diệt. Tâm chẳng sinh diệt khắp thể động vậy, tâm chẳng lìa tướng sinh diệt, tướng của sinh diệt, không gì chẳng là thần giải, sinh diệt chẳng lìa tướng tâm, chẳng lìa nhau như vậy gọi là hòa hợp làm thức A-lại-da. Vì hòa hợp nên chẳng phải một chẳng phải khác, nếu một tức không hòa hợp, nếu khác cũng không hòa hợp, chẳng phải một chẳng phải khác được hòa hợp vậy, lại Như Lai Tạng tâm thanh tịnh, động làm sinh diệt, chẳng lìa nhau nên gọi là hòa hợp, chẳng phải nghĩa là riêng có sinh diệt lại cùng chân hợp, mà gọi là tâm của sinh diệt, sinh diệt của tâm không tướng vậy, sinh diệt của tâm nhân vô minh thành, tâm của sinh diệt từ bản giác khởi, mà không hai thể, chẳng bỏ lìa nhau, nên gọi là hòa hợp, như nước biển lớn nhân gió mà sóng động, tướng nước, tướng gió chẳng bỏ lìa nhau. Sinh và vô sinh như là một, nghĩa là tướng thức sinh diệt đến lúc diệt tận, thể của tâm thần cũng tùy theo diệt, đọa lạc ở đoạn biên. Nếu là khác, nghĩa là nương gió vô minh lúc huân động, thể của tâm tịnh chẳng nên tùy theo diệt, tức đọa lạc ở thường biên. Lìa hai biên đây, chẳng phải một chẳng phải khác. Lại nữa, như nói ở trên, giác cùng bất giác hai pháp qua lại huân thành nhiễm tịnh đó. Đã không tự thể, toàn là một giác. Tại sao? Do vô minh nên thành bất giác, vì nghĩa bất giác huân bản giác nên sinh các nhiễm pháp, lại do bản giác huân bất giác nên sinh các tịnh pháp, y cứ hai nghĩa này, sinh khắp tất cả, nên nói thức có hai nghĩa, sinh tất cả pháp

Hỏi: Thức A-lại-da lấy gì làm nhân, lấy gì làm duyên, lấy gì làm thể?

Đáp: Trong luận Hiển Dương nói: “Thức A-lại-da nghĩa là đời trước tạo các nghiệp tăng trưởng, phiền não làm duyên, từ vô thủy đến nay hý luận huân tập làm nhân, sinh ra tất cả chủng tử dị thục làm thể. Thức này năng chấp thọ sắc căn hiểu biệt, nói căn nương tựa và hý luận, huân tập trong tất cả thời gian, một loại sinh tử không thể rõ biết, lại năng chấp trì rành rẻ riêng biệt khí thế giới bên ngoài, cùng thọ chẳng khổ chẳng lạc tương ưng, một hướng vô phú vô ký, cùng chuyển thức v.v… làm nhân nơi nương tựa.” Trong kinh nói: “Vô minh che khuất, ái kết buộc ràng, phàm ngu cảm được thân có thức” đây nói hiển bày có thức A-lại-da dị thục.

Hỏi: Thức A-lại-da, đương thể là tự tướng, đáp lại nhân thiện ác nên là quả tướng, thọ nhân huân trì chủng nên là nhân tướng. Thức thứ tám đã là tướng nhân quả, vậy trong sáu nhân là thuộc nhân nào, ở trong năm quả là thuộc quả nào?

Đáp: Trong sáu nhân có bốn, nghĩa biên năng trì chủng tử lànhân trì chủng, nếu nhân chủng đồng thời mà có tức nhân câu hữu (cùng có). Nếu trong chủng tử tự loại trước sau cùng dẫn, tức là nhân đồng loại, nếu trong tâm sở v.v… đồng thời tức là nhân tương ưmg, không hai nhân còn lại là, nhân dị thục là tánh thiện ác, thức này là vô hý, nếu nhân hành cùng khắp là nhiễm nghĩa là kiến nghi vô minh v.v… Thức đây chẳng phải nhiễm, ở trong năm quả thì có đủ bốn quả, chỉ trừ ly hệ (lìa ràng buộc), trong chủng tử tự là quả đẳng lưu, trong tâm sở tác ý v.v… là quả sĩdụng, trong thức thứ bảy, là quả tăng thượng, trong nhân thiện ác tức là quả dị thục.

Hỏi: trong các tâm thức, thức nào là kiên lao (tù ngục bền chắc) chẳng bị các duyên lay động?

Đáp: Trong thế gian không một pháp nào chẳng từ duyên sinh. Pháp của duyên sinh thảy đều vô thường, chỉ có tâm căn bản chẳng từ khoảng trước sinh, chẳng theo khoảng giữa trú, chẳng ở khoảng sau diệt. Thật là nền tảng cội gốc của vạn hữu, trú xứ của chư Phật, vì vậy, thí dụ đó như gương, có thể để tinh xét đẹp xấu, sâu suốt huyền vi, ngưỡng đó làm tông, giống như biển sâu nạp các dòng nước, thái hư bao hàm muôn tượng. Trong kinh Mật Nghiêm nói: “Tâm có tám thứ, hoặc là chín thứ, cùng vô minh chung làm nhân thế gian. Thế gian đều là tâm tâm pháp hiện, tâm tâm pháp độ cho đến các căn sinh diệt lưu chuyển làm chỗ biến dị của vô minh v.v… tâm căn bản đó, kiên cố chẳng động. Nhân duyên thế gian có mười hai phần, hoặc căn hoặc cảnh, năng sinh sở sinh, từng sát-na hoại diệt, từ nơi Phạm thế đến phi phi tưởng đều nhân duyên khởi. Chỉ có Như Lai lìa các nhân duyên, Pháp động và chẳng động ở trong ngoài thế gian, đều như cái bình v.v… hoại diệt làm tánh” lại có kệ tụng nói: “Các ngươi là Phật tử, cớ sao chẳng thấy nghe, tạng thức thể thanh tịnh, nơi các thân nương tựa hoặc đủ ba mươi hai (32) tướng Phật và Luân vương, hoặc làm các thứ hình, thế gian thảy đều thấy, thí như trăng trời trong muôn sao vây chung quanh. Các thức A-lại-da, trú trong thân như vậy. Như chủ trời cõi dục, thị vệ dạo cung báu, các thần sông biển thảy, trong nước mà tự tại, tạng thức ở nơi đời, phải biết cũng như vậy. Như đất sinh mọi vật, tâm đó hiện lắm nhiều, thí như Nhật thiên tử, rực rỡ cưỡi cung báu, dạo quanh núi Tu-di, khắp cùng chiếu thiên hạ, các trời và người đời, thấy đó mà kính lễ. Tạng thức trong Phật địa, tướng đó cũng như vậy. Thập địa hành các hạnh, hiển phát pháp Đại thừa, khắp cùng chúng sinh vui, thường tán thán Như Lai, ở nơi thân Bồ-tát. Đó gọi là Bồ-tát, Phật cùng các Bồ-tát, đều tên A-lại-da, Phật và các Phật tử, đã thọ đang thọ ký, A-lại-da rộng lớn, mà thành Đẳng chánh giác. Các định mật nghiêm là, cùng diệu định tướng ưng, năng ở A-lại-da, sáng rở mà trông thấy, Phật và Bích-chi Phật, thanh văn các dị đạo, thấy lý không sợ người, chỗ quán đều thức đây, các thứ thức và cảnh, đều từ tâm biến nên, các vật như bình áo, tất cả tánh đều không, đều nương A-lại-da, chúng sinh mê hoặc kiến cho vì các tập khí, sở thủ năng thủ chuyển. Tánh đây chẳng như huyễn, dương diệm và vòng lông, chẳng sinh chẳng chẳng sinh, chẳng không cũng chẳng có, thứ như ngắn mà dài, lìa một tức đều không, người trí quán sự huyễn, đây đều chỉ huyễn thuật, chưa từng có một vật, cùng huyễn mà đồng khởi, huyển diệm mà vòng lông, hòa hợp mà được thấy, lìa một không hòa hợp, trước sau cũng chẳng có, sự hiển vòng lông thảy, ở nơi tướng các vật, đây đều tâm biến khác, không thể cũng không danh, mê hoặc người trong đời, tâm đó chẳng tự tại, giọng nói có năng huyễn, huyễn thành các thứ vật, huyễn sư ngói gạch thảy, tạo tác các vật loại, mỗi mỗi như đến đi, thấy đây đều chẳng thật, như sắt nhân nam châm, chỗ hướng mà chuyển dời, tạng thức cũng như vậy, tùy nơi phân biệt chuyển, tất cả các thế gian, không đâu chẳng cùng khắp, như Nhật-mani báu, không nghĩ và phân biệt, thức này khắp các xứ, thấy đó mà lưu chuyển, chẳng chết cũng chẳng sinh vốn chẳng pháp lưu chuyển, người định cần quán sát, sinh tử giống như mộng, lúc ấy tức chuyển nương, nói danh là giải thoát, đây tức là chư Phật, giáo lý của tối thượng, xét lường tất cả pháp, như cân như gương sáng, lại như đuốc sáng lớn, cũnh như thể vàng đá, xa lìa nơi đoạn diệt, nêu tướng của chánh đạo, người tu hành diệu định, đến nhân của giải thoát, trọn lìa các tạp nhiễm, chuyển nương mà hiển hiện.”

Hỏi: Bản thức cùng các thức hòa hợp, đồng khởi đồng diệt, đến địa vị chuyển y, các thức phiền não diệt, chỉ còn bản thức, làm sao phân biệt khác của diệt và chẳng diệt.?

Đáp: Trong luận Nhiếp Đại thừa nói: “Nếu bản thức cùng chẳng phải bản thức, cùng khỏi cùng diệt, gống như nước sữa hòa hợp, cớ sao bản thức chẳng diệt mà chẳng phải bản thức diệt. Thí như nước với sữa của ngỗng trời uống”. Giải thích: Thí như nước sữa tuy hòa hợp, lúc ngỗng trời uống thì chỉ uống sữa mà chẳng uống nước, nên sữa tuy hết mà nước chẳng cạn, bản thức cùng chẳng phải bản thức cũng vậy, tuy là hòa hợp mà một diệt một còn.

Hỏi: Tâm thức căn bản đây đã xưng là thể của tất cả pháp, lại nói thường trú chẳng động, chỉ như muôn pháp tức tâm đây có, lìa tâm có này, nếu tức tâm đây, muôn pháp đổi biến, cớ sao xưng tâm đây là thường trú? Nếu lìa tâm đây, cớ sao được là thể của tất cả pháp?

Đáp: Khai hợp tùy duyên, chẳng phải tức chẳng phai lìa, vì duyên tụ hội nên hợp, vì duyên tan mất nên khai. Khai hợp tùy duyên, cuộn buông không thể, duyên chỉ khai hợp, duyên cũng vốn không, kia đây không biết, năng sở đều vắng lặng, trong kinh Mật Nghiêm có kệ tụng nói:

“Thí như vàng đá thảy,

Xưa nay không tướng nước,

Cùng lửa chung hòa hợp,

Như nước mà lưu động.

Tạng thức cũng như thế,

Thể chẳng lưu chuyển pháp,

Các thức cùng tương ưng,

Cùng pháp đồng lưu chuyển.

Như sắt nhân nam châm,

Xoay quanh mà chuyển dời,

Hai câu không có tư,

Trạng như có tư giác.

Lại-da cùng bảy thức,

Phải biết cũng như vậy,

Tập chỗ buộc của dây,

Không người mà như có.

Khắp cùng thân chúng sinh,

Rảo khắp các ấm thú,

Như sắt cùng nam châm,

Chuyển đổi chẳng cùng biết.”

Hỏi: Thức tạng thứ tám đáng có mấy thứ?

Đáp: Trong luận Thích Ma-ha-diễn nói:” Thức A-lại-da gồm có mười thứ. Tai sao? Ở trong Khế Kinh riêng biệt nói vậy: Một, gọi là thức A-lại-da đại nhiếp chủ, có nghĩa là tổng tướng đại thức. Nghĩa nói như trước; hai ,gọi là căn bản vô minh, riêng lập lấy là thức A-lại-da, nên mười thứ vọng tưởng, trong Khế Kinh nói là: Sát-xà-chỉ-đa-đề vương thức, chỉ ngay là vọng pháp, chẳng thể thấu đạt thể một pháp giới, tất cả nhiễm pháp, thức A-lại-da lấy làm căn bản xuất sinh và tăng trưởng không lúc đoạn tuyệt, Nếu không có đề vương thức, quyến thuộc hắc phẩm trọn không nơi nương tựa, chẳng thể sinh trưởng vậy. Thức A-lại-da đây làm sao quyết trạch gồm. Ở trong luận này nói là: “Nói về nghĩa bất giác nghĩa là không như thật biết một pháp chân như, bất giác tâm khởi mà có niệm đó, cho đến nói rộng vậy”; ba, gọi là bản giác thanh tịnh thức A-lại-da. Chỗ gọi là bản trí tự nhiên, riêng lập lấy làm thức A-lại-da, nên bản giác trong Khế Kinh nói là: “Tự thể Phật thanh tịnh thức A-lại-da đầy đủ vô lậu công đức viên mãn, thường hằng quyết định, không tướng thọ huân, không tướng biến khác, trí thể chẳng động, đầy đủ bạch phẩm, cho nên gọi là thức tịnh độc nhất” nên thức A-lại-da đây làm sao quyết trạch gồm? Ở trong Bản Luận nói là: “Lại nữa tướng giác thể là có bốn nghĩa lớn, cùng đồng hư không, giống như gương sạch, cho đến nói rộng vậy; bốn, gọi là bản giác thanh tịnh thức A-lạida, chỗ gọi là chẳng giữ tự tánh trí Đà-la-ni, riêng lập lấy làm thức Alại-da, nên vốn nhân duyên khởi, trong Khế Kinh nói: Bấy giờ đồng tử Quang Nghiêm bạch Đức Phật rằng: Tôn giả do nhân gì khó vào chưa từng có trong hội, mà nói là tùy nhân duyên khỏi trí Đà-la-ni, gọi là thức Lăng-già vương? Lấy đó là thí dụ chỉ bày duyên khỏi trí Đà-la-ni kia” khi ấy tôn giả bảo Quang Nghiêm rằng: “Đồng tử Lăng-già vương đây thường tại trong núi Ma-la biển lớn, dân chúng gồm mười vạn sáu ngàn quỷ thần lấy làm quyến thuộc. Quyến thuộc như vậy cỡi cung điện hoa dạo nơi các cõi, thảy đều nương nhờ Lăng-già vương kia mới được dạo khắp. Chúng quỷ thần đó nói rằng: “Chúng thần chúng ta không có oai đức, không có khí lực với mọi việc làm, không có khả năng đó, như được đại vương ở trong chúng ta cho nhận năng lực”. Lăng-già vương kia liền tùy thời đó ban cho lực thù thắng, chẳng bỏ lìa nhau, mà cộng chuyển. Nghĩa là Lăng-già vương tuy chẳng phải phân thân mà năng khắp cũng ở trong chúng thần, mỗi mỗi khiến được lượng của toàn thân, ở tất cả thời, ở tất cả xứ, cộng chuyển chẳng lìa, chẳng giữ tự tánh, trí cũng lại như vậy, năng thọ vô lượng vô biên nhiễm pháp chúng quỷ thần huân, chẳng bỏ lìa nhau mà cùng chuyển vậy. Vì nhân duyên đây, ta khó vào trong, mà nói là tùy, chuyển giác trí gọi là thức Lăng-già vương.” nên thức A-lại-da đây làm sao quyết trạch nhiếp. Ở trong Bản Luận nói rằng:” Tự tánh tâm thanh tịnh, nhân gió vô minh động, tâm và vô minh đều không hình tướng chẳng bỏ lìa nhau, cho đến nói rộng vậy”; năm, gọi là tướng nghiệp thức nghiệp thức A-lại-da. Chỗ gọi là tướng nghiệp căn bản, cùng với nghiệp thức, riêng lập lấy làm A-lại-da. Nên trí bản tánh, trong Khế Kinh nói là: “Thức A-lại-da, không năng làm xong, không sở làm xong, chẳng thể phân chiết, chẳng thể tách biệt, chỉ do nghĩa tinh động ẩn lưu, gọi là kiền- ma” nên thức A-lại-da đây làm sao quyết trạch nhiếp, ở trong luận này nói: “Lại nữa, nương bất giác nên sinh ba thứ tướng, cùng bất giác kia tương ưng chẳng lìa, những gì là ba? Một là tướng nghiệp vô minh, vì nương ở bất giác nên tâm động gọi đó là vô nghiệp, giác thì chẳng động, động thì có khổ, quả chẳng lìa nhân vậy”; sáu, gọi là tướng chuyển thức, chuyển thức A-lạida. Chỗ gọi là tướng của cảnh giới năng kiến, cùng với thức chuyển riêng lập lấy làm A-lại-da, nên lớn vô lượng. Trong Khế Kinh nói là: “Thức A-lại-da có kiến kiến chuyển, không kiến kiến khởi” nên thức A-lại-da đây làm sao quyết trạch nhiếp, ở trong bản luận này nói rằng: Hai là, tướng năng kiến, vì nương động nên năng kiến chẳng động thì không kiến vậy”; bảy, gọi là thức hiện tướng thức A-lại-da, chỗ gọi là tướng của cảnh giới cùng với hiện thức riêng lập lấy làm A-lại-da, nên thật tế trong Khế Kinh nói là: “Riêng khác, riêng khác, hiện tiền địa chuyển, tướng khác tướng, đầy đủ hạnh chuyển, cho nên gọi là thức Alại-da. Lại nữa, thức A-lại-da đây thật là pháp di thục vô ký, tướng bạch tịnh vậy hoặc gọi là thành tựu” nên thức A-lại-da làm sao quyết trạch nhiếp, ở trong luận này nói là: “Ba là, tướng cảnh giới, vì nương năng kiến nên cảnh giới vọng hiện, lìa kiến thì không cảnh giới vậy”; tám, gọi là lý tánh chân như thức A-lại-da, chỗ gọi là chánh khí sở chứng chân như thanh tịnh, riêng lập lấy làm A-lại-da. Nên các pháp đồng thể, trong Khế Kinh nói là: Có thức là thức, chẳng phải thức, thức gồm. Chỗ gọi là như như thức A-lại-da” nên thức A-lại-da đây làm sao quyết trạch nhiếp. Chỗ gọi là Bát-nhã thanh tịnh trí cảnh chân như nhiếp vậy; chín, gọi là thủy giác thanh tịnh thức A-lại-da, chỗ gọi là vốn có thủy giác Bát-nhã thanh bạch, riêng lập lấy làm A-lại-da. Nên quả viêm mãn trong Khế Kinh nói là: “Phật bảo Bồ-đề thọ vương rằng: Thủy giác tự nhiên thức A-lại-da thường phải chẳng lìa bản giác thanh tịnh, bản giác thanh tịnh thường phải chẳng lìa thức tịnh thủy giác, tùy là kia có tùy là có kia, hoặc chẳng phải đồng chủng, hoặc chẳng phải khác chủng vậy, thức A-lại-da đây làm sao quyết trạch nhiếp”. Ở trong Bản Luận nói rằng: “Nghĩa bản giác đối lại với thủy, tức đồng bản giác vậy”; mười, gọi là thủy giác nhiễm tịnh thức A-lại-da, chỗ gọi là tùy duyên thủy giác bát-nhã riêng lập lấy làm thức A-lại-da, nên quả viên mãn, trong Khế Kinh nói: “Lại nữa Thọ vương! Như thức tịnh thủy giác và tự bản giác, nói thủy giác nhiễm tịnh thức A-lại-da chẳng giữ tự tánh, duyên khởi bản giác cũng lại như thế, nên thức A-lại-da đây làm sao quyết trạch nhiếp”. Ở trong bản luận này nói: “Nghĩa thủy giác là nương bản giác mà có bất giác, nương bất giác mà có thủy giác, lại vì giác giác ngộ nguồn tâm nên gọi cứu cánh giác, chẳng giác ngộ nguồn tâm chẳng phải cứu cánh giác” cho đến đã nói môn tạng thức phân chữ riêng tướng. Tiếp đến nói về môn tổng thức gồm sinh viên mãn, Thức thức đây có hai thứ nghĩa năng gồm tất cả pháp và năng sinh tất cả pháp: Một là ,nghĩa giác; hai là, nghĩa bất giác, mà tổng hiển bày tướng đại thức thủ thắng viên mãn, nghĩa ấy thế nào? Chỗ gọi là đầy đủ hai thứ viên mãn: Một là ,công đức viên mãn; hai là, quá hoạn viên mãn. Công đức viên mãn là câu chữ nghĩa giác, năng gồm tất cả vô lượng vô biên các công đức nhiều hơn số cát sông Hằng chẳng lìa chẳng đoạn. Năng sinh tất cả vô lượng vô biên các thứ công đức nhiều hơn số cát sông Hằng chẳng lìa chẳng đoạn. Quá hoạn viên mãn là câu chữ nghĩa bất giác, năng nhiếp tất cả vô lượng vô biên các thứ quá hoạn nhiền hơn số cát sông Hằng hoặc lìa hoặc thoát, năng sinh tất cả vô lượng vô biên các thứ quá hoạn nhiều hơn số cát sông Hằng hoặc lìa hoặc đoạn.

Hỏi: Nếu chẳng lập thức thứ tám đây thì có những lỗi quá gì?

Đáp: Có lỗi quá lớn. Tất cả pháp nhiễm tịnh chẳng thành, đều không nhân vậy, Trong luận Duy thức nói: “Nếu không thức đây trì chủng phiền não, giới địa qua lại, không sao nhiễm tâm các phiền não khởi đều không nên nhân, các pháp khác chẳng thể giữ giống kia vậy, nếu các phiền não không nhân mà sinh thì không có học ba thừa và quả vô học, các thứ đã đoạn đều nên khởi vậy. Lại không thức đây trì chủng đạo thanh tịnh ở thế gian và xuất thế gian thì tâm dị loại sau khởi pháp tịnh kia đều nên không nhân. Lại đạo xuất thế mới đầu chẳng nên sinh, vì không pháp trì chủng pháp kia nên mới đầu chẳng sinh sau cũng chẳng sinh, vậy thì nên không đạo quả ba thừa, nếu không thức đây giữ giống phiền não. Quả chuyển y đoạn cũng chẳng được thành, nghĩa là lúc đạo khởi hiện hành phiền não và chủng tử kia đều chẳng có vậy, hai tâm nhiễm tịnh chẳng cùng khởi vậy, đạo tương ưng tâm chẳng trì chủng kia, tự tánh trái nhau như Niết-bàn vậy, các pháp khác trì chủng lý chẳng thành vậy. Đã không sở đoạn, năng đoạn cũng không, nương tựa đâu do đâu mà lập quả đoạn. Nếu do đạo lực sau hoặc chẳng sinh mà lập quả đoạn thì đạo khởi mới đầu nên thành vô học, các phiền não sau đều đã không nhân trọn chẳng sinh vậy, chấp thuận có thức đây, tất cả điều thành, chỉ đây mới năng trì chủng nhiễm tịnh vậy, chứng thức đây có lý thú vô biên, sợ nhàm chán văn nhiều nên chỉ lược thuật cương yếu, thì có thức đây, giáo lý rõ ràng, những người có trí nên tin nhận sâu. Lại yếu chỉ chân duy thức đây ngàn thánh đồng tuân, xứ này và Tây vực không có ai phá, nhưng trong Bách Pháp Sao nói: “Lượng chân duy thức, lượng này tức Tam tạng (Pháp sư Huyền Tráng) ở thời tiền Đường khi đang ở thành Khúc Nữ tại xứ Trung Ấn Độ vua Giới Nhật thiết lập đại hội Vô- già suốt mười tám ngày, rộng mời các Sa-môn, Bà-la-môn khắp năm sứ Ấn Độ thông rành pháp nghĩa cùng các hàng Tiểu thừa ngoại đạo mà cùng đối địch. lập một tỷ lượng viết ở bảng vàng, trải qua mười tám ngày không có một người nào dám bát bỏ” Nên trong Nhân minh sớ nói: “lại như đại sư đi khắp Tây vực học xong lúc sắp trở về, vua Giới Nhật là vua cả năm xứ Ấn Độ vì thiết lập đại hội vô- già mười tám ngày thỉnh cầu đại sư lập nghĩa, tuyển chọn các bậc hiền lương khắp xứ Thiên Trúc đều nhóm tập nơi đại hội, các hàng ngoại đạo Tiểu thừa tranh nhau cật nạn, Đại sư lập lượng không ai dám đối dương. Đại sư lập tỷ lượng của Duy thức là: “Chân nên cực thành sắc là pháp có, quyết định chẳng lìa tông nhãn thức, nhân là: Tự chấp thuận mới đầu ba gồm, ngủ (miên) là chỗ chẳng gồm vậy. Đồng dụ như bản thức, hợp là mới đầu ba gồm, đều chẳng lìa nhãn thức, đồng dụ như nhãn thức, dị dụ như nhãn căn.”

Hỏi: Sao chẳng hợp lời của tự chấp thuận?

Đáp: Chẳng phải là chánh nhân, chỉ là nhân mới đầu gá mượn lời chọn lựa lỗi, cũng chẳng phải Tiểu thừa chẳng chấp thuận Đại thừa. Tự chấp thuận nhân ở trên có pháp chuyển, ba chi đều là cộng, mới đầu nói rõ tông nhân, sau phân bày hỏi đáp văn từ đoạn đầu có hai: Một là biện tông; hai là, giải thích nhân, vả lại tông đầu tiên nói “chân nên cực thành sắc” trong năm chữ, một chữ “sắc” chánh là có pháp, bốn chữ còn lại chỉ là phòng lỗi, vả lại mới đầu “chân nên” hai chữ phòng lỗi là chọn lựa lỗi trái nhau thế gian và lỗi vi giáo (trái giáo lý) v.v… Người ngoài hỏi: “Người thế gian thiển cận, sinh mà biết đó, sắc lìa thức có, ngày nay Đại thừa lập sắc chẳng lìa nhãn thức, vì chẳng cộng thế gian cộng chỗ biết, lượng đây sao chẳng phạm lỗi trái nhau thế gian?” Đáp: Phàm lập tỷ lượng có tự tha cộng, tùy chỗ thích đáng nên mỗi có nêu chọn lựa nếu tự tỷ lượng là tự chấp thuận lời chọn lựa, nếu tha tỷ lượng là người chấp lời chọn lựa, nếu cộng tỷ lượng là thắng nghĩa lời chọ lựa nay cộng tỷ lượng đây có chỗ chọn lựa riêng biệt. Lời của “chân nên” là tiêu biểu nương thắng nghĩa, tức nương trong bốn thứ thắng nghĩa đế, thể dụng hiển hiện đế lập.

Hỏi: Chẳng trái thế gian, chẳng phải học tức có thể vậy, lại như, Đức Thế Tôn nói trong kinh A-hàm Tiểu thừa cũng chấp thuận sắc lìa thức có, các học giả Tiểu thừa cũng chấp thuận ngoài tâm có cảnh thật đó, há chẳng trái với giáo điển A-hàm v.v… học giả Tiểu thừa ư?

Đáp: Chỉ nương nghĩa thù thắng của Đại thừa mà lập, chẳng trái với giáo điển Tiểu thừa lỗi của học giả thế gian.

Hỏi: Lời của “chân nên” kén chọn thế gian và lỗi trái giáo v.v… còn hai chữ “cực thành” chọn lỗi nào ư?

Đáp: Ngay lời “cực thành” chọn lựa hai loại chẳng cực thành sắc, trong hai mươi bộ loại Tiểu thừa, trừ Nhất thuyết bộ, Thuyết giả bộ, Thuyết xuất thế bộ, Kê dận bộ v.v… bốn bộ còn lại mười sáu bộ loại đều chấp thuận Bồ-tát thân tối hậu sắc nhiễm ô và Phật sắc hữu lậu. Đại thừa chẳng chấp thuận là một ban chẳng cực thành sắc, Đại thừa nói sắc Phật phương khác và Phật sắc vô lậu, mười chín bộ loại còn lại chẳng chấp thuận có và hai sư trước chẳng cực thành sắc, nếu chẳng nói cực thành, chỉ nói chân nên sắc là có pháp, quyết định chẳng lìa nhãn thức là tông, vả lại lúc nói sắc chẳng chấp thuận đều bao gồm trong đó pháp, ở trước Tiểu thừa chấp thuận, là Đại thừa chẳng chấp thuận, nay nếu lập làm duy thức, bèn phạm một phần tự chỗ riêng biệt chẳng cực thành, cũng phạm một phần lỗi của trái tông, lại Đại thừa chấp thuận Tiểu thừa chẳng chấp thuận, nay lập làm pháp có tức phạm tha một phần riêng biệt chẳng cực thành, cho đến nêu cử mới đầu ba gồm nhân chẵng thuộc nhãn, bên phạm tự tha mỗi mỗi phần chỗ nương tựa chẳng thành. Trước nêu bày không thành cực thành sắc làm chỗ nương tựa, nay đầy đủ chọn lựa bốn ban đây vậy ở ngay lời cực thành.

Hỏi: Hai chữ “cực thành” chọn lựa chẳng cực thành sắc hai tông đó, vậy, chưa rõ ba tạng lập sắc nào làm duy thức?

Đáp: Trừ ngoài chẳng cực thành sắc của hai tông thủ lập địch cộng chấp thuận tất cả sắc khác, tổng làm duy thức, nên trong Nhân Minh Sớ nói: “Lập hai chỗ ngoài ra cộng chấp thuận các sắc làm duy thức vậy” tông sau nêu bày lời quyết định chẳng lìa nhãn thức, là cực thành năng riêng biệt.

Hỏi: Sao chẳng phạm lỗi năng riêng biệt chẳng cực thành? Vả lại, Tiểu thừa ai chấp thuận sắc chẳng lìa nơi nhãn thức?

Đáp: Nay đây là tông nương tựa, chỉ trong tông khác có nghĩa chẳng lìa bèn được vì tiểu thừa chấp thuận nhãn thức duyên sắc, thân gồm thủ lấy thể đó có nghĩa chẳng lìa, gồm chấp thuận đương thể nhãn thức cũng chẳng lìa nhãn thức, nên không có lỗi năng riêng biệt chẳng cực thành.

Hỏi: Đã chấp thuận nhãn thức lấy chỗ duyên sắc có nghĩa chẳng lìa nhau , sau hợp thành tông thể, nên có lỗi nâng đở nhau?

Đáp: Không có lỗi nâng đở nhau, nay Đại thừa chỉ thủ cảnh chẳng lìa ngoài tâm không thật cảnh, nếu trước nêu bày sau nêu bày hòa hợp làm tông, người lập xong tức chấp thuận, người địch lại chẳng chấp thuận, người lập người địch cùng tranh cãi, gọi là tông thể, trong đây chỉ tranh cãi lời trình bày, chưa suy xét ý chấp thuận. Biện giải về tông đã xong, tiếp theo đây là nói về nhân, có hai: Một là, nói rõ chánh nhân; hai là ,biện rõ nương gá lời chọn lỗi, vả lại, thứ nhất chánh nhân nói mới đầu ba gồm, nghĩa là trong mười tám giới, ba sáu giới đều thủ một giới của mới đầu vậy, tức nhãn căn giới nhãn thức giới và cảnh sắc giới, là ba giới đầu tiên trong mười tám giới vậy.

Hỏi: Giả sử chẳng nói mới đầu ba gồm, chỉ nói nhãn chỗ chẳng gồm, thì lại có lỗi gì?

Đáp: Có hai lỗi: Một là, lỗi quá bất định; hai là, lỗi trái với tự giáo. Vả lại, lỗi bất định là nếu lập lượng nói: “Chân nên cực thành sắc, quyết định chẳng lìa nhãn thức” nhân nói nhãn chỗ chẳng gồm, dụ khác như nhãn thức, tức nhãn chỗ chẳng gồm nhân rộng, hướng đến dụ khác sau chuyển trên năm ba đều là nhãn chỗ chẳng nhiếp vậy, người ngoài kia nêu ra lỗi bất định là: Vì như nhãn thức nhãn chỗ chẳng gồm, nhãn thức chẳng lìa nhãn thức, chứng cực thành sắc chẳng lìa nhãn thức ư? Vì như sau năm ba cũng là nhãn chỗ chẳng gồm, sau ba quyết định lìa nhãn thức tức chứng ngươi cực thành sắc quyết định lìa nhãn thức ư?

Hỏi: Nay Đại thừa nói sau năm ba cũng chẳng lìa nhãn thức, được chăng?

Đáp: Giả sử Đại thừa chấp thuận sau năm ba cũng chẳng lìa nhãn thức, khỏi phạm lỗi bất định, bèn trái với tự tông, tông Đại thừa nói sau năm ba chẳng phải mới đầu ba gồm vậy.

Hỏi: Chỉ nói mới đầu ba gồm, chẳng nói nhãn chỗ chẳng gồm, thì lại có lỗi gì?

Đáp: Cũng phạm hai lỗi: Một là lỗi bất định; hai là lỗi pháp tự tướng quyết định trái nhau, vả lại, bất định là, nếu lập lượng nói: chân nên cực thành sắc quyết định chẳng lìa nhãn thức, nhân nói: Mới đầu ba gồm, dụ như nhãn thức, tức mới đầu ba gồm nhân rộng .Hướng đến dụ khác trên nhãn căn chuyển nêu ra bất định là vì như nhãn thức mới đầu ba gồm, nhãn thức chẳng lìa nhãn thức, chứng cực thành sắc chẳng lìa nhãn thức ư? Vì như nhãn căn cũng mới đầu ba gồm, nhãn căn chẳng phải quyết định chẳng lìa nhãn thức, chứng ngươi cực thành sắc chẳng phải quyết định chẳng lìa nhãn thức ư?

Hỏi: Sao chẳng nói quyết định lìa, mà nói chẳng phải quyết định chẳng lìa?

Đáp: Đại thừa nói về nhãn căn trong nơi nhãn thức, chẳng phải quyết định tức hay lìa, vả lại, chẳng phải lìa là căn nhãn thức giả, vì đồng thời vậy, tức là chẳng phải lìa vậy. Lại, sắc tâm mỗi mỗi riêng biệt, gọi là chẳng phải tức vậy, nay chỉ nói chẳng phải quyết định chẳng lìa, phạm lỗi pháp tự tướng quyết định trái nhau là, nói pháp tự tướng tức là tông sau nêu bày tựtướng của pháp. Nói quyết định trái nhau là tức nhân trái với tông vậy, người ngoài nêu bày lượng trái nhau là: Chân nên cực thành sắc là pháp có, chẳng phải chẳng lìa nhân thức là tông, nhân nói: mới đầu ba gồm vậy, dụ như nhãn căn, tức người ngoài đem dị dụ trước làm đồng dụ, đem đồng dụ làm dị dụ.

Hỏi: Được thành pháp tựtướng trái nhau ư?

Đáp: Chẳng phải chân năng phá, phàm lượng của pháp tự tướng trái nhau, phải là người lập đồng không dị có, kẻ địch đồng có dị không mới thành pháp tự tướng trái nhau, nay hai nhà lập và địch đều đồng dụ có dị dụ có, nên chẳng phải lỗi chân pháp tự tướng trái nhau.

Hỏi: Đã chẳng phải pháp tự tướng trái nhau, làm quyết định trái nhau, chẳng quyết định lỗi được chăng?

Đáp: Cũng chẳng phải, phàm quyết định trái nhau chẳng quyết định lỗi ,người lập kẻ địch cùng tranh cãi một có pháp, nhân dụ mỗi mỗi khác, đều có ba tướng, khắp cùng là tông pháp tánh, đồng phẩm quyết định có tánh, khác phẩm khắp cùng không tánh, chỉ qua lại chẳng sinh chánh trí đó. Hai nhà do dự chẳng thể quyết định thành một tông, gọi là quyết định trái nhau chẳng quyết định lỗi, nay chân nên cực thành sắc tuy là cùng tranh cãi một có pháp, nhân tạm là cộng, lại mỗi mỗi khuyết tướng thứ ba, nên chẳng phải quyết định trái nhau, quyết định lỗi. Hỏi: Đã không lỗi đây, cớ sao trong Nhân Minh Sớ nói: “Phạm pháp tự tướng trái nhau, quyết định lỗi ư?”

Đáp: Chỉ là sớ chủ phóng bút, là trước trong cộng chẳng quyết định trong lỗi phân xuất, là tợ pháp tự tướng trái nhau quyết định lỗi quá, chẳng phải chân thật có vậy, có sở nhân đây nên ngay mới đầu ba gồm nhãn chỗ chẳng gồm, lại qua lại chọn lựa các lỗi của bất định và trái nhau v.v… tiếp theo nói về nương gá lời chon lưạ lỗi vậy.

Hỏi: Nhân, lời của mới đầu tự chấp thuận, dụng gì?

Đáp: Duyên trong lượng ba tạng, phạm lỗi có pháp sai biệt trái nhau, pháp lượng của nhân minh, nếu có lỗi chấp thuận đắm trước lời ngăn cản, nay lượng ba tạng đã có lỗi quá đây nên đặt tự chấp thuận lời ngăn cản.

Hỏi: Sao được có lỗi đây?

Đáp: Lượng ba tạng trong có pháp, lời tuy chẳng kẹt, mà ý chấp thuận quan hàm duyên tông Đại thừa có hai loại sắc. Có sắc bản chất lìa nhãn thức, có sắc tướng phần chẳng lìa nhãn thức. Nếu sắc lìa nhãn thức, tức Tiểu thừa chấp thuận, nếu sắc chẳng lìa nhãn thức, tức Tiểu thừa chẳng chấp thuận, nay lượng ba tạng nói là: Chân nên cực thành sắc, là có pháp, nếu trong lời trình bày tự tướng, là người lập kẻ địch cùng chấp thuận sắc, và nêu cử mới đầu ba gồm, nhãn chỗ chẳng gồm nhãn cũng chỉ thành lập cùng chấp thuận sắc chẳng lìa nơi nhãn thức. Nếu trong chỗ chấp thuận trong ý ba tạng chỉ lập sắc tướng thần, chẳng lìa nhãn thức, đem mới đầu ba gồm, nhãn chỗ chẳng gồm nhân, thành lập sắc tướng phần sai biệt của ý trên có pháp, quyết định chẳng lìa nhãn thức vậy, trong Nhân Minh Sớ nói: “Gọi chân nên cực thành sắc là, có pháp tự tướng, quyết định chẳng lìa sắc là, pháp tự tướng, quyết định lìa nhãn thức, sắc chẳng phải quyết định, lìa nhãn thức sắc là có pháp sai biệt, ý người lập chấp thuận là chẳng lìa nhãn thức sắc.”

Hỏi: Lúc người ngoài nêu ra lỗi lượng ba tạng có pháp trái nhau, lời của tự chấp thuận làm sao ngăn cản được?

Đáp: Đợi lúc người ngoài đưa ra lượng trái, đem hai chữ tự chấp thuận (tự hứa) ra, lượng người ngoài chẳng quyết định lỗi, lượng ngoài đã kẹt lỗi, lại có lý nào năng nêu bày được lỗi của có pháp sai biệt trái nhau trong lượng ba tạng ư?

Hỏi: Tiểu thừa nêu bày trái lượng, hành tướng như thế nào?

Đáp: Tiểu thừa nói: Chợt trông người lập nói bày tự tướng, ba chi không có lỗi, đến lúc suy chỗ lập nguyên la quen hàm chứa, nếu nói sai biệt của ý trên có pháp, đem nhân dụ thành lập sắc tướng phần ý chấp thuận trên có pháp, chẳng lìa nhãn thức, tức nhãn thức chẳng được làm đồng dụ, vả lại như nhãn thức không gì chẳng lìa sắc, vì tất cả sắc đều lìa nhãn thức vậy” đã lìa nhãn thức, chẳng được làm đồng dụ, bèn thành dị dụ, tức nhân mới đầu ba v.v… đức hướng dụ khác trên nhãn thức chuyển, nên trong luận nói: “Đồng phẩm không xứ, chẳng thành tông của người lập, dị phẩm có xứ, trở lại thành nghĩa tông trái nhau của kẻ địch, tức Tiểu thừa chẳng cải đổi nhân của người lập, nêu bày lượng trái nhau rằng: Chân nên cực thành sắc là có pháp, chẳng phải chẳng lìa nhãn thức là tông. Nhân là, mới đầu ba gồm, nhãn chỗ chẳng gồm vậy, đồng dụ như nhãn thức. Hợp là: Các thứ mới đầu ba gồm, nhãn chỗ chẳng gồm là, đều chẳng phải chẳng lìa nhãn thức. Đồng dụ như nhãn thức, nói chẳng phải là không vậy, Tiểu thừa nói: Không chẳng lìa sắc nhãn thức, tức ngăn cản thức ba tạng chấp thuận sắc tướng phần là không vậy, do đó, ba tạng dự đắm trước ngôn cú của tự chấp thuận, thủ sắc Phật phương khác tức cùng lượng ngoại đạo, làm lỗi quá bất định, nêu lỗi là: Vì như nhãn thức là mới đầu ba gồm, nhãn chỗ chẳng gồm nhãn thức chẳng phải chẳng lìa sắc nhãn thức, chứng ngươi cực thành sắc chẳng phải chẳng lìa sắc nhãn thức ư? Vì như ta tự chấp thuận sắc Phật phương khác cũng là mới đầu ba gồm, nhãn chỗ chẳng gồm, sắc Phật phương khác là chẳng lìa sắc nhãn thức, tức chứng ngươi cực thành sắc là chẳng lìa nhãn thức ư? Người ngoài lượng trái nhau đã phạm lỗi tha bất định trong cộng, rõ biết chẳng phải chân năng phá vậy. Lượng ba tạng tức thành chân năng lập vậy.

Hỏi: Trong nhân nếu chẳng nói tự chấp thuận không đem sắc Phật phương khác, cùng lượng trái nhau của người ngoài, làm lỗi quá bất định, có gì chẳng thể được?

Đáp: Nếu không đem sắc Phật phương khác chẳng nói tự chấp thuận, tức Tiểu thừa khác chẳng chấp thuận, phạm một phần khác tùy một lỗi .Tha chẳng chấp thuận một phần sắc Phật phương khác đây, tại mới đầu ba gồm nhãn chỗ chẳng gồm trong nhân vậy, nên trong Nhân Minh Sớ nói: “Nếu chẳng nó tự chấp thuận, tức chẳng được lấy sắc Phật phương khác mà làm bất định, lời nói đây bèn có tùy một lỗi vậy.”

Hỏi: Sao chẳng đợi người ngoài nêu bày lượng trái sau rồi nêu lên lời tự chấp thuận, cần gì dự nêu trước vậy ư?

Đáp: Đến lúc sợ nạn, do đó phòng trước, tiếp mới nêu bày về hỏi đáp.

Hỏi: Hai chữ “chân nên” đã chọn lựa lỗi trái giáo, cớ sao trước nêu bày tông nương tựa trên. Nếu chẳng nêu lên lời cực thành, lại có lỗi của trái tông ư?

Đáp: Hai chữ “chân nên” chỉ chọn lựa lỗi trái giáo trên tông thể, chẳng chọn lựa trái tông trên tông y. Nếu hai chữ cực thành tức chọn lựa lỗi trái tông v.v… trên tông y vậy.

Hỏi: Sau nêu bày nhãn thức cùng đồng dụ nhãn thức khác biệt gì?

Đáp: Nói sao nêu bày nhãn thức tuy đồng, mà ý chấp thuận mỗi riêng biệt, sao nêu bày nhãn thức, ý chấp thuận là tự chứng phần. Đồng dụ nhãn thức ý chấp thuận là kiến phần, tức kiến chẳng lìa tự chứng phần vậy, như tướng phần trong đồng tông chẳng lìa tự chứng phần vậy.

Hỏi: Nếu vậy, sao chẳng lập lượng là: Tướng phần là có pháp, quyết định chẳng lìa tự chứng phần là tông, nhân là: Mới đầu ba gồm nhãn chỗ chẳng gồm vậy, đồng dụ như kiến phần ư?

Đáp: Tiểu thừa chẳng chấp thuận có bốn phần, sợ phạm lỗi quá tùy một v.v…vậy nên chỉ nói nhãn thức.

Hỏi: Lượng đây nói nêu bày lập được sắc nào ư?

Đáp: Nếu chỉ trong lời nêu bày tức hai sắc tướng chất đều thành chẳng được. Nếu đem ý căn cứ lời tức lập được sắc tướng phần vậy, lại giải thích: Nếu Tiểu thừa chưa trưng nêu câu hỏi trước, tức đem lời căn cứ ý lập, nếu Đại thừa đáp sau tức đem ý căn cứ lời lập vậy.

Hỏi: Đã phân hai thứ sắc tướng phần và bản chất, bèn là chẳng cực thành, trước nêu bày sao nói cục thành sắc ư? Tướng phần chẳng phải cộng chấp thuận vậy?

Đáp: Nếu trong lời trình bày có pháp tự tướng, người lập kẻ địch cộng chấp thuận sắc nên nêu lên cực thành. Nếu sắc tướng phần là ý Đại thừa chấp thuận, đâu liên quan lời trình bày tự tướng, sao có chẳng cực thành ư? Trong các sở sao đều nói chẳng được phân mở mà quấy vậy. Nếu vậy Tiểu thừa chấp Phật là sắc hữu lậu, Đại thừa Phật là sắc vô lậu v.v… tại nơi trình bày trước, nếu chẳng phân mở, đáng gọi là cực 72 thành sắc ư? Kia đã chẳng vậy, đây cớ sao vậy.

Hỏi: Nay đàm luận về tông hiển bày tánh, cớ sao vẫn rộng văn của ba chi tỷ lượng ư?

Đáp: Chư Phật giảng pháp còn nương tục đế, huống gì ba chi tỷ lượng lý suốt ngũ minh. Vì phá lập làm tông nói sinh trí xong làm thể, xô bẻ dị chấp của phàm tiểu, quyết định cương tông của Phật pháp, do vì giáo không trí thì đến chẳng viên, gỗ không dây mực thì chẳng thẳng. Tỷ đó có thể sinh tin chân thành, nhiếp phục nghi tâm của tà đạo. Lượng đó có thể định chân thuyên, dứt vọng thuyết của cuồng ngu, nên được vòng xoay của chánh pháp mãi chuyển yếu chỉ của duy thức. Rộng hưng hành thì sự có công hiển bày lý, lời có lực định bang. như Đại sư Từ Ân – Khuy Cơ nói: “Luận Nhân minh, nguyên chỉ Phật nói, văn rộng nghĩa rải rác đủ trong các kinh” nên trong luận Địa Trì nói: “Bồ-tát cầu pháp, phải cầu ở đâu? Phải nơi tất cả ngũ minh mà cầu. Cầu nhân minh là phá tà luận, an lập chánh đạo ở kiếp sơ, túc mục sáng lập nên chân tợ, mãi đến thế thân lại trình bày quỷ thức, tuy tuyệt cương rồi liệt bày mà sâu sắc chưa phân. Nên khiến khách chủ đối dương còn nghi quy tắc của lập phá. Có Bồ-tát Trần-na được đời nêu danh, là một Phật trong ngàn Phật ở hiền kiếp vậy, ẩn vết chốn rừng chầm, gá ở núi non gìn giữ quán xem lợi hại của thuật tác, xét rườm rà hay ước lược của văn nghĩa, bấy giờ hang cốc chấn động gầm rống, mây mốc đổi sắc, thần núi nâng chân Bồ-tát lên cao vài trăm trượng mà xướng rằng: “Phật nói Nhân minh, huyền dịu khó cùng, sau khi đức Như Lai diệt độ, đại nghĩa lắng tuyệt, nay mai có bậc phước trí xa vời, thấu đạt sâu thánh chỉ, đạo lý nhân minh, nguyện hoằng truyền lại! Bồ-tát mới tỏa phóng thần quang chiếu soi cơ cảm, khi ấy, vua nước An-đạt-la ở xứ nam Ấn Độ thấy tỏa phóng ánh sáng, nghi ngờ mà nhập định kim cang dụ cầu thỉnh chủng quả vô học. Bồ-tát bảo: Nhập định quan sát sắp giải thích kinh sâu mầu, tâm mong đại giác, chẳng phải nguyện tiểu quả;Vua thưa: “Quả vô học là các Thánh kính ngưỡng, xin tôn kháng chứng!” Bồ-tát vỗ về đó. Muốn toại tâm vua cầu thỉnh, Bồ-tát Diệu Cát Tường nhân khảy móng tay mà cảnh răn rằng: “Sao bỏ tâm lớn mới dấy chí nhỏ? Vì lợi ích rộng lớn sẽ chuyển tuyên Du-già do Di-lặc giảng nói, khuông sữa chánh lại giềng mối suy đồi, có thể chế Nhân minh trở lại thành quy củ” Bồ-tát Trần-na kính vâng chỉ dạy, phụng đem khắp cùng, khi ấy, đàm luận tư duy nghiên cứu tinh túy, mới làm luận Nhân minh chánh lý môn, chánh lý là thể nghĩa của các pháp vốn chân, môn là sở do của quyền hành chiếu giải” lại trong luận Du-già nói: “Sao gọi là xứ nhân minh? Vì ở trong quán sát nghĩa, các nơi có sự, chỗ kiến lập pháp gọi là quán sát nghĩa, năng tùy thuận pháp, gọi là các chỗ có sự, các chỗ có sự tức là nhân minh, vì nhân chiếu sáng (minh) quán sát nghĩa vậy, vả lại, như ngoại đạo chấp âm thanh là thường, nếu chẳng đem lượng tỷ phá đó, thì do đâu mà phá chấp? như ngoại đạo lập lượng rằng: Âm thanh là có pháp, quyết định thường là tông, nhân là: Vì tánh sở tác vậy. Đồng dụ như hư không, do gì hư không chẳng phải tánh sở tác thì nhân trên chẳng chuyển, dẫn dụ chẳng ngang bằng. Lập âm thanh là thường chẳng thành, nếu trong Phật pháp thì âm thanh là vô thường, lập lượng rằng: Âm thanh là có pháp quyết định là vô thường là tông, nhân là vì tánh sở tác vậy. Đồng dụ bình bồn, dụ khác như hư không, v.v… vậy biết nếu không tỷ lượng thì sao có thể hiển chánh dẹp tà? Do đó, lý địa thật tế chẳng nhận một mãy trần, trong môn Phật sự chẳng bỏ một pháp, nếu muốn học phương tiện của chư Phật, phải đầy đủ hạnh khắp cùng của Bồ-tát, mỗi mỗi suốt rành mới thành đại hóa, như trên nêu dẫn rộng về văn nói tạng thức, chỗ Phật tổ chỉ dạy, đều kinh luận cùng lập, bản thức thứ tám là nhất tâm chân như rộng lớn vô biên, thể tánh vi tế, hiển bày nguồn tâm mà không ngoài, bao gồm tánh tướng mà đều thông chiếm danh giữ chủng, làm chủ tổng báo, dựng thể của hữu tình, lập nhân của Niết-bàn, ở sơ vị mà gọi chung là A-lại-da, ở quả cùng cực thì chỉ xưng là vô cấu, đầy đủ trí địa của căn bản và hậu đắc, thành lợi môn của tự và tha, tùy có chấp không chấp mà lập nhiều sinh, căn cứ nhiễm duyên mà làm các thể mang chứa tất cả mà như thái hư bao gồm, hiện muôn pháp mà tợ địa địa phát sinh, thì pháp nào chẳng thâu, không môn nào chẳng vào, chỉ vì mê giải của một chân làm quán thứ hai, mới đầu nhân tâm giác minh năng liễu, phát khởi tướng của trần lao trong ngoài, ở một tròn lắng chiết ra căn trần, nhóm tụ trong bốn đại làm thân, phân ngoài bốn đại làm cảnh. Trong lấy thức tình làm dó, ngoài nhân tướng tướng làm trần, không niệm mà cảnh suốt nhất như, có tưởng mà chân thành muôn khác, nếu năng tâm dung hòa pháp giới, cảnh rộng chân không màng, huyễn toàn tiêu, một đạo sáng hiện, có thể gọi là xé lưới kín của đường mê, kéo lớp chốt của cửa giác, mê mộng tỉnh mà đại giác thường sáng, cuồng tánh hết, mà đầu gốc tự hiện.