TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 50

Hỏi: Thức thứ tám đây, quyết định là chân hay là giả?

Đáp: chân hay giả không thể quyết định chấp. Trong kinh Thủlăng-nghiêm nói: “Thức Đà-na vi tế, tập khí thành thác đổ, chân chẳng chân sợ mê, ta thường chẳng giải bày”. Giải thích: Tiếng Phạm gọi A-đà-na Trung Hoa phiên dịch nghĩa là thức nắm giử. Thức này thể thanh tịnh, bị vô minh huân tập, như nước sữa khó phân, chỉ có Phật mới năng rõ biết. Vì bất giác vọng nhiễm thì là tập khí, biến khởi sóng cả dòng thác bảy thức trước cổ xúy thành biển sinh tử. Nếu là bậc Đại giác chóng rõ thì là thức thanh tịnh vô lậu, chấp trì không dứt đoạn suốt tận ngằn mé tương lai làm Phật sự lớn, năng thành biển trí tuệ, chân chẳng phải chân sợ mê là, ý Phật: Nếu ta chỉ một hướng nói chân thì chúng sinh chẳng chịu tinh tấn, rơi lạc tăng thượng mạn, vì chẳng nhiễm mà nhiễm, chẳng phải không có khách trần dơ bẩn vậy. Lại, ngoại đạo chấp thức đây là ngã, nếu nói tức là Phật tánh chân ngã, thì ủng hộ tà chấp kia có lạm chân tu. Nếu ta một hướng nói là chẳng chân, thì chúng sinh ở nơi tự thân bác bỏ vô sinh thành đoạn kiến, nên không kỳ vọng thành Phật. Vì vậy, đối với hàng phàm phu Nhị thừa, chẳng định mở bày giảng nói, sợ sinh mê đảo, chẳng thấu đạt yếu chỉ vi mật của Đức Như Lai, vì thức căn bản đây vi tế khó biết vậy.

Hỏi: Thức thứ tám đây, ở trong chân đế và tục đế đều kiến lập ư?

Đáp: Gốc của nhiễm tịnh, chân tục đều tồn tại, người chẳng thấu đạt chân dị thục chánh Duy thức thì phần nhiều chấp tục có chân không, cưỡng sinh dị kiến, không biết mất ý của chư Phật, chấp xua bỏ tướng không lý lấy làm rốt ráo. Đây mới phá biến kế tình chấp, là giữ lổi ngăn giãi thích, bèn bác bỏ y tha và viên thành thật, đều làm tướng của hoa đốm hư không. Nếu không y tha và viên thành thật, thì bản thức và tất cả pháp đều là không thể, đã chẳng phải thật có thì thành tà kiến lớn nạng. Trong luận nói: “Ngoại đạo hủy báng nhân quả nhiễm tịnh, cũng chẳng nghĩa là toàn không, chỉ chấp chẳng phải thật vậy. Nếu tất cả đều chẳng phải thật có thì Bồ-tát không nên vì chẳng xả bỏ sinh tử tinh cần tu tập tư lương Bồ-đề. Ai người có trí, vì địch Địch huyễn, cầu con thạch nữ dùng làm đội quân nên phải tin có năng trì chủng tâm, nương đó dựng lập nhân quả nhiễm tịnh. Tâm đó tức là thức thứ tám đây”. Lại, trong Khế Kinh nói: “Có tâm dị thục, nghiệp cảm thiện ác, nếu không thức đây, tâm dị thục kia không nên có vậy”. Nghĩa là các thức nhãn v.v… có gián đoạn vậy, chẳng phải tất cả thời là nghiệp quả vậy, như ánh sáng điện chớp, chẳng phải tâm dị thục. Dị thục không nên đoạn rồi lại tục, kia là mạng căn thì không việc đây vậy. Nhãn v.v… sáu thức là nơi nghiệp cảm, giống như âm thanh v.v… chẳng phải luôn tương tục vậy, là dị thục sinh chẳng phải chân dị thục. Quyết định nên chấp thuận có tâm chân dị thục, đáp lại nghiệp khiên dẫn (kéo dắt) khắp cùng mà không dứt đoạn, biến làm thân khí làm hữu tình nương tựa. Thân khí lìa tâm, theo lý chẳng phải có vậy. Nên pháp tương ưng không thật thể, các chuyển thức chẳng phải luôn có vậy. Nếu không thức đây, thì ai biến thân khí, lại nương tựa pháp nào huân tập hữu tình. Giải thích: Ngoại đạo cũng chẳng phải cho rằng nhiễm tịnh v.v… đều không, vì hiện chỗ thấy vậy, chỉ chấp chẳng phải nhân thật nhiễm, chẳng thể cảm quả ác. Nhân thiện chẳng thể cảm quả thiện, vì chẳng phải thật vậy, như hoa đốm giữa hư không, nhân quả chẳng không, có thể tin thức đây gồm lập ba tánh. Nếu ở trong hai đế, phân biệt có không là ngã trong chân đế cũng chẳng phải không pháp, chỉ chẳng thể nói là nhân hay là quả, tuyệt đường ngôn ngữ vậy. Ở trong tục đế, y tha và viên thành thật đều có. Biến kế sở chấp là không, tâm chân dị thục đáp lại nghiệp kéo dắt khắp cùng mà không dứt đoạn là, tâm chân dị thục trong tất cả thời tương tục đáp lại nghiệp kéo dắt, chẳng phải các mãn nghiệp khác là, có gián đoạn la mãn nghiệp vậy. Các chuyển thức khác chẳng thể dẫn nghiệp, chỉ đến mãn nghiệp quả của thiện ác dẫn thức của quả khắp ba cõi có, sáu thức chẳng khắp vô sắc giới, định không tâm v.v… Năm thức và ý không vậy, không dứt đoạn là nói luôn tương tục vậy. Do đó, trong kinh nói: “Tin Đại thừa sâu chắc, chẳng phỉ báng nhân quả, chỉ trong chân đế, vì tất cả pháp không thể được vậy, tuyệt đường ngôn ngữ vậy, dứt lối tâm trí vậy. Hoặc nói tất cả pháp không, đây là nghĩa không đệ nhất, không chẳng thể được, chẳng phải đoạn không của ngoại đạo, Tiểu thừa chỉ nói không v.v… chẳng thể khởi tâm lông rùa sừng thỏ, chấp kiến chân rắn hương muối.

Hỏi: Thọ sinh và mạng chung đã y cứ bản thức, vậy lúc sinh lúc tử trú ở tâm nào?

Đáp: Phàm luận về việc sinh diệt, hẳn trú nơi tâm tán động. Trong kinh nói: “Có niệm tức lưới ma, chẳng động tức pháp ấn. Lưới ma lập đạo của sinh tử, pháp ấn thành môn của Niết-bàn”. Nên biết tán loạn và tịch tĩnh hai đường đều nương bản thức mà có. Trong luận nói: “Trong kinh nói các loại hữu tình thọ sinh mạng chung, hẳn trú tán tâm, chẳng phải định không tâm. Nếu không thức đây, thì lúc sinh tử, tâm không nên có vậy”. Nghĩa là lúc sinh lúc tử thân tâm mê muội, như ngủ say không mộng lúc rất muộn tuyệt, chuyển thức rành rẽ tâm chẳng hiển hiện. Lại trong vị đây, sáu thứ chuyển thức hành tướng sở duyên chẳng thể biết vậy, như vị không tâm, hẳn chẳng hiện hành sáu thứ chuyển thức hành tướng sở duyên có ắc có thể biết, như các thời khác vậy. Thức chân dị thục rất vi tế, hành tướng sở duyên đều chẳng thể rõ, là quả dẫn nghiệp một kỳ hạng tương tục, luôn không chuyển biến là tán có tâm gọi là tâm sinh tử, chẳng trái với chánh lý. Lại nói: Năm thức, vị đây quyết định không, ý thức chấp thủ cảnh, hoặc nhân năm thức, hoặc nhân giáo pháp khác, hoặc định làm nhân, sinh vị các nhân dã chẳng thể được nên thọ sinh vị ý thức cũng không, cho đến lại lúc sắp chết, do nghiệp thiện ác, trên dưới thân phần lạnh xúc dần khởi, nếu không thức đây. Sự kia chẳng thành, chuyển thức chẳng thể chấp thọ thân vậy. Nhãn v.v… năm thức mỗi mỗi riêng biệt nương tựa, hoặc chẳng hành, ý thức thứ sáu chẳng trú thân, cảnh chẳng định, khắp gá trong thân luôn tương tục vậy. Chẳng nên lạnh xúc do kia dần sinh, chỉ là tâm dị thục, do nghiệp lực trước luôn khắp tương tục chấp thọ thân phần, xả bỏ nơi chấp thọ, lạnh xúc liền sinh. Ba thứ thọ (thọ mạng) noãn (hơi ấm) và thức chẳng lìa nhau vậy. Nơi lạnh xúc khởi tức là chẳng phải tình tuy biến cũng duyên mà chẳng chấp thọ, nên biết quyết định có thức thứ tám đây. Lại, trong Khế Kinh nói: “Thức duyên danh sắc, danh sắc duyên thức, như vậy mỗi mỗi pháp chuyển đổi nương nhau, thí như bó lau đồng thời mà chuyển. Nếu không thức đây, tự thể thức kia không nên có vậy”. Nghĩa là trong kinh đó tự làm giải thích ấy. Danh nghĩa là chẳng phải sắc bốn uẩn, sắc nghĩa là Yết-la-lam v.v… Hai thứ đây cùng thức nương tựa nhau mà trú, như hai bó lau qua lại làm duyên, làm cùng thời chuyển mà chẳng xa lìa nhau. Các chuyển thức như nhãn v.v… gồm tại trong danh. Thức đây nếu không thì nói làm thức? Cũng không thể nói thức uẩn trong danh làm thân năm thức. Thức là Yết-la-lam thứ sáu lúc không năm thức vậy. Lại, các chuyển thức có gián đoạn chuyển, không lực luôn luôn chấp trì danh sắc, ý nói luôn cùng danh sắc làm duyên vậy. Thức kia là nói hiển bày thức thứ tám.

Hỏi: Tất cả hữu tình đều nương thực trú (ăn uống mà sống), vậy với thức thứ tám, thực ước có mấy thứ, hành tướng như thế nào?

Đáp: Trong luận Duy Thức nói: “Trong kinh nói thực có bốn thứ: Một là, đoàn thực, biến hoại làm tướng, vì ở dục giới hệ kẹt ba thứ hương, vị, xúc nơi lúc biến hoại, năng làm việc ăn. Do sắc xứ đây chẳng phải đoàn thực gồm. Vì lúc biến hoại, sắc không dụng vậy; Hai là, xúc thực, xúc cảnh làm tướng, vì hữu lậu xúc lúc mới thủ cảnh nhiếp thọ hỷ v.v… năng làm việc ăn, xúc đây tuy cùng các thức tương ưng, nhưng thuộc sáu thức, nghĩa thực thiên lệch ưu thắng, xúc thô hiển bày cảnh, gồm nhân thọ hỷ lạc và thuận ích xả giúp nuôi thắng vậy. Ba là, ý tư thực. Hy vọng làm tướng, nghĩa là hữu lậu tư cùng dục đều chuyển, mong cảnh khả ái, năng làm việc ăn. Tư đây tuy cùng các thức cùng mất nhưng thuộc ý thức thì thiên lệch ưu thắng về nghĩa thực, ý thức ở nơi cảnh hy vọng thắng vậy. Bốn là, thức thực, chấp trì làm tướng, nghĩa là thức hữu lậu do thế lực của đoạn thực xúc thực và ý tư thục tăng trưởng năng làm việc ăn. Thức đây tuy thông tự thể các thức, mà với thức thứ tám thì nghĩa thực thiên lệch ưu thắng, một loại tương tục chấp trì thắng vậy. Bốn thứ đây năng duy trì thân mạng hữu tình, khiến chẳng hoại đoạn nên gọi là thực. Đoàn thực chỉ ở dục giới có dụng, xúc và ý tư thực tuy khắp cùng ba cõi mà nương tựa thức chuyển, tùy thức có không. Nhãn v.v… chuyển thức có gián đoạn có chuyển chẳng phải khắp cùng luôn luôn năng duy trì thân mạng. Nghĩa là định không tâm chín muồi muộn tuyệt, trong trời Vô tưởng có gián đoạn vậy, giả như địa vị hữu tâm, tùy chỗ nương tựa, duyên tánh giới địa v.v… có chuyển dịch, đối với duy trì thân mạng, chẳng phải khắp cùng chẳng phải luôn luôn. Cho đến do đây mà định biết khác với các chuyển thức, có thức dị thục một loại luôn khắp cùng, chấp trì thân mạng khiến chẳng đoạn hoại. Đức Thế Tôn y cứ đây mà nói là tất cả hữu tình đều nương thực trú”. Giải thích: Xúc đây tuy cùng các thức tương ưng, nhưng thuộc sáu thức thì nghĩa thực thiên lệch ưu thắng là do vì cảnh của xúc tướng thô hiển bày vậy. Riêng năng gồm thọ hỷ là lạc thọ vậy, năng sinh xả của thân thuận ích vậy, là nghĩa thiên lệch ưu thắng. Thức thứ bảy thứ tám đều xúc cảnh vi tế nên toàn chẳng thể sinh hỷ lạc thọ vậy, tuy sinh xả thọ, chỉ làm tổn mà chẳng phải ích vậy. Do nghĩa này hiển bày xúc sinh ưu khổ, chẳng phải thuận ích xả, tức chẳng phải thể thực không giúp nuôi vậy. Trong kinh Tăng Nhất nói: “Đức Thế Tôn bảo A-na-luật rằng: “Tất cả các pháp do thực mà trú, tại mắt lấy ngủ làm thực (thức ăn), tại tai lấy âm thanh làm thực, tại mũi lấy mùi hương làm thực, tại lưỡi lấy chất vị làm thực, tại thây lấy trơn mịn làm thực, tại ý lấy pháp làm thực. Tại Niết-bàn lấy không buông lung làm thực”. Bấy giờ Đức Phật lại bảo các Tỳ-kheo: “Diệu pháp như vậy, phàm ăn uống có chín sự, tại nhân gian có bốn: Một là đoạn thực, hai là cánh lạc thực, ba là niệm thực, bốn là thức thực. Lại có năm thứ là thực của xuất thế gian: Một là, thiền thực, hai là, nguyện thực, ba là, niệm thực, bốn là, bát giải thoát thực, năm là, hỷ thực. Là tiêu biểu của xuất thế gian phải dùng chuyên niệm xả bốn thứ thức, cầu trọn vẹn thực của xuất thế”. Do đó, trong kinh Duy-ma nói: “Ca-diếp trú pháp bình đẳng, nên thứ tự khất thực. Vì chẳng thực nên hành khất thực, vì hoại tướng hòa hợp, nên lấy đoàn thực. Vì chẳng thọ nên thọ thực ấy. Đó điều là phá pháp năm ấm, thành thực Niết-bàn”.

Hỏi: Trú diệt định, ở trong tám thức là diệt thức nào?

Đáp: Chỉ diệt sáu thức, vì thức thứ tám giữ gìn thân vậy. Trong luận nói: “Trong Khế Kinh nói: “Trú diệt định là thân miệng tâm hành không gì chẳng đều diệt, mà thọ chẳng diệt, cũng chẳng lìa noãn, căn không biến hoại, thức chẳng lìa thân. Nếu không thức đây, trú định diệt tận chẳng lìa thân thức chẳng nên có vậy”. Nghĩa là nhãn v.v… các thức hành tướng thô động, với cảnh sở duyên hẳn khởi lo nhọc, nhàm chán hoạn kia nên tạm cầu ngưng nghỉ, dần lần phục trừ đến vị đều hết, nương ở vị đó, lập trú diệt định, nên thức kia trong định đây đều diệt. Nếu chẳng chấp thuận có một loại vi tế, luôn khắp nắm giữ thọ v.v… thức tồn tại, thì y cứ đâu mà nói thức chẳng lìa thân? Nếu cho rằng thời gian sau đó thức kia lại khởi như sốt cách ngày, gọi là chẳng lìa thân. Vậy thì không nên nói tâm hành diệt, thức cùng tưởng v.v… đồng khởi diệt vậy. Thọ noãn v.v… các căn nên cũng như thức, bèn thành lỗi quá lớn. Nên phải chấp thuận thức như thọ noãn v.v… thật chẳng lìa thân. Lại, trong vị đây nếu toàn không thức, nên như ngói sỏi chẳng phải thuộc số hữu tình. Đâu được nói là trú diệt định. Lại, thức dị thục, vị đây nếu không, thì ai năng chấp trì các căn thọ noãn, không chấp trì nên đều phải hoại diệt, giống như thây chết, bèn không thọ v.v… Đã vậy, sau đó thức hẳn chẳng sống lại, nói chẳng lìa thân là thuộc thứ gì? Các thức dị thục xả bỏ thân này rồi, tuy gá thân khác nhưng không trùng sinh. Lại, nếu vị đây duy trì chủng thức, thức sau không chủng, làm sao được sinh, quá khứ và tương lai pháp chẳng tương ưng chẳng phải thật có, thể đã cựu thành vậy. Các sắc v.v… pháp lìa thức đều không, thọ huân trì chủng cũng đã ngăn ngại vậy, cho đến các vị vô tưởng v.v… cũng thuộc loại đây. Phải biết vậy. Lại, các vị diệt định v.v… xứng với không tâm là chưa hẳn toàn không. Trong luận Thành Nghiệp nói: “Tâm có hai thứ: Một là, tâm tập khởi, là nơi vô lượng chủng tử tập khởi vậy. Hai là, tâm chủng chủng, là hành tướng sở duyên sai biệt chuyển vậy”. Vị diệt định v.v… khuyết tâm thứ hai, gọi là không tâm, như ngựa một chân khuyết mất một chân cũng gọi là không chân.

Hỏi: Tiểu thừa nhập định diệt tận, cớ sao chẳng thể hiện oai nghi đó?

Đáp: Tiểu thừa là sự diệt, Đại thừa là lý diệt. Như trong Thanh Lương Sớ nói: “Tất cả pháp diệt tận Tam-muội trí thông, nghĩa là pháp của năm tụ đều đương thể tịch diệt vậy, đó tức là lýdiệt, chẳng đồng các tông khác diệt định chỉ rõ ràng sự diệt, chỉ diệt tâm thứ sáu thứ bảy và tâm sở, chẳng diệt tâm thứ tám v.v… chỉ là sự diệt vậy, chẳng thể tức định mà dụng, chứng lý diệt nên định hay tán đều vô ngại, do tức sự mà lý nên chẳng ngại diệt, tức lý mà sự nên chẳng ngại dụng. Vì vậy, trong kinh nói: “Tuy niệm niệm nhập mà chẳng phế bỏ đạo Bồ-tát v.v… cũng chẳng phải tâm định mà thân khởi dụng, cũng chẳng phải riêng rõ ràng, định tán đều tuyệt chỉ là sự lý vô ngại vậy”. Trong Thập Địa nói: “Tuy hành thật tế mà chẳng tác chứng, năng niệm niệm nhập, cũng niệm niệm khởi”. Và trong kinh Tịnh Danh lại nói: “Chẳng khởi diệt định, hiện các oai nghi”. Đó đều là nghĩa đây vậy. Lại các sư xưa trước nói: “Nếu Đại thừa diệt định, do đầy đủ năm uẩn, có thức thứ tám và phần tịnh Mạt-na thức thứ bảy bình đẳng tánh trí tồn tại mà năng dẫn khởi các thứ oai nghi. Tiểu thừa chỉ có hai uẩn sắc và hành, sáu thức trước đã diệt, vì chỗ hiện của Tiểu thừa là sự oai nghi, phải có ý thức mới năng dẫn khởi. Đã không ý thức là không công vận dụng. So với Đại thừa có khác vậy”.

Hỏi: Đại thừa Tiểu thừa đều từ ý thức mà năng khởi oai nghi, vì ý thức thứ sáu là chỗ diệt định nhàm chán, tức ý thức thứ sáu đã không, giả sử bình đẳng tánh trí ở thức thứ bảy, vả lại chẳng phải thức khởi oai nghi. Thức thứ tám tuy chấp thuận trì duyên, cũng chẳng phải năng khởi oai nghi, cớ sao nói năng dẫn khởi oai nghi ư?

Đáp: Xưa trước giải thích: Ngay lúc nhập diệt định, tuy không ý thức, nhưng trước khi chưa diệt nguyện trong tâm gia hạnh, sau khi ta nhập diệt, nếu có chúng sinh hợp nghe pháp ta nói, thấy oai nghi ta, ta sẽ giáo hóa. Do nguyện đó nên sau khi nhập định, kích phát bản thức hóa tướng chủng tử sinh khởi hiện hành. Do trí tánh Bồ-đề mà năng khởi hiện oai nghi. Nhưng tánh trí bình đẳng tuy cùng nguyện lạc sở bhiện oai nghi ở thức thứ sáu mà chẳng tương ưng, nếu muốn khởi nơi hóa của bình đẳng, phải là trí tánh bình đẳng vậy”. Trên đây còn là nói về hành tướng phân biệt, nếu căn cứ lý mà luận bàn thì oai nghi tức định, định tức oai nghi, vì sắc tâm đó đã lâu xa như vậy.

Hỏi: Trong Bách Pháp Số, tuy danh nghĩa sai biệt, mà tận cùng cội nguồn chỉ là một thức. Trong kinh cớ sao đối với mạng căn nói có ba pháp thọ (thọ mạng) noãn (hơi ấm) và thức?

Đáp: Tuy là một thức, nhưng nghĩa riêng biệt nên nói ba. Trong luận nói: “Nghĩa riêng biệt nói ba, như bốn chánh cần v.v…” nghĩa là thức A-lại-da tướng phần, sắc pháp, thân căn, chỗ được gọi là noãn. Chủng của thức đây gọi là thọ, vì năng duy trì thức vậy, thức hiện hành là thức, nên nói ba pháp, nghĩa riêng biệt mà nói đó chẳng phải nghĩa là riêng có thể tánh. Vậy thì lúc thân xả bỏ noãn (hơi ấm) có còn hai thứ chẳng hẳn xả bỏ, như sinh ở vô sắc giới, như lúc hai thứ đó (thọ, thức) xả bỏ thì noãn hẳn tùy theo xả bỏ. Nhưng nay, ba đây ước về nghĩa riêng biệt mà nói, chỉ là một thể, như bốn chánh cần, đã sinh hay chưa sinh hai pháp thiện ác, nghĩa riêng biệt nói là bốn thể mà chỉ là một thể. Như bốn chánh cần, đã sinh chưa sinh hai pháp thiện ác, nghĩa riêng biệt nói là bốn thể, mà chỉ là một số tinh tấn.

Hỏi: Thức chủng tức là mạng căn, sao nghĩa gọi là căn?

Đáp: Trong luận nói: Nhưng nương tựa thân gần sinh chủng tử thức đây, do nghiệp dẫn dắt công năng sai biệt, lúc trú quyết định giả lập mạng căn”. Giải thích: Nói đây là kén chọn thân gần sinh chủng tử các thức khác. Nói thức là kén chọn pháp tương ưng, chủng chỉ chấp thủ thức vậy. Nói thức là kén chọn hiện hành chẳng thủ hiện hành thức thứ tám làm mạng căn vậy. Chỗ kia kén chọn là chẳng phải đều mạng căn. Nay lấy danh ngôn trên chủng của thân gần sinh, do nghiệp đời trước dẫn dắt duy trì thân công năng sai biệt, khiến lúc sắc tâm v.v… trú quyết định, y cứ công năng đây, gọi là mạng căn, chẳng phải chấp thủ nghĩa thức sinh hồi hướng, vì chủng tử đây là nghiệp lực, có công năng sai biệt duy trì một báo thân khiến được quyết định, nếu chủng tử đây không công năng này thì thân bèn rả hoại. Thức A-lại-da hiện hành do chủng tử đây vậy. Năng duyên và giữ gìn nơi các pháp nhãn v.v… cũng gọi là năng giữ gìn, chủng đây chánh năng duy giữ gìn ở thức hiện hành. Nếu không như vậy thì thức hồi hướng nên chẳng được có, và không năng duy trì các pháp khác như căn v.v… Do công năng này nên thức giữ gìn ở thân, lực hồi hướng chủng bên trong nên sinh và duyên giữ gìn pháp chẳng gọi là mạng căn, vì chẳng phải căn bản vậy, do chủng sinh vậy, chủng đây chẳng do hiện hành mà có, chủng làm căn bản của các pháp, lại hồi hướng thức là sở giữ gìn vậy, từ sở giữ gìn nói năng giữ gìn chủng thức gọi là mạng căn, pháp của mạng căn duy trì thể chẳng phải mạng căn, khiến lúc sáu xứ trú quyết định vậy, nên chủng tử là mạng căn, các hiện hành sắc tâm v.v… khác chẳng phải mạng căn, chẳng luôn tương tục vậy, chẳng phải chỗ nghiệp dẫn dắt vậy. Nhưng nghiệp ngay lúc dẫn dắt chỉ dẫn dắt chủng tử đây, chủng tử mới năng tạo sinh hiện hành, chẳng phải có nghĩa hiện hành gọi là mạng căn vậy. Chỉ chủng là căn. Lại nữa, phàm là mạng căn tức nương tựa tâm giả lập, mạng là năng nương tựa, tâm là sở nương tựa. Pháp sư Đạo Sinh nói: “Lửa của đốt củi, xoay nó thành vòng tròn, vòng tròn hẳn quấy lửa mà thành chiếu hiện. Tình cũng như vậy, hẳn nhờ tâm mà thành dụng, mạng đó nương tựa tâm, như tình đó nương tựa tâm vậy”.

Hỏi: Các tâm pháp v.v… là có sai biệt hay không sai biệt?

Đáp: Pháp tánh không sai, nói về tướng có khác, tuy là có khác mà qua lại chẳng trái nhau. Trong luận Du-già nói: “Như các tâm pháp, tuy tánh tâm pháp không có sai biệt, nhưng tướng khác vậy, ở trong một thân một thời đều chuyển, phải biết lại qua lại cũng chẳng trái nhau, như một dòng thác có nhiều gợn sóng, lại như một mặt gương trong sáng có nhiều ảnh tượng đồng một lúc mà chuyển qua lại chẳng trái nhau, như vậy ở thức A-lại-da có nhiều chuyển thức một lúc đều chuyển, phải biết lại hỗ tương cũng chẳng trái nhau, lại như một nhãn thức ở một thời gian ở một sự cảnh, chỉ thủ một loại không khác sắc tướng, hoặc ở một thời chóng thư chẳng phải một, các thứ sắc tướng, và nhĩ tỷ thiệt thân thức cho đến phân biệt ý thức, ở một thời gian hoặc thủ một cảnh tướng, hoặc thủ chẳng phải một, các thứ cảnh tướng, phải biết đạo lý cũng chẳng trái nhau. Và thức Mạt-na cũng luôn cùng thức A-lại-da đều chuyển, thường cùng đều sinh nhậm vận ngã mạn v.v… bốn thứ phiền não, một thời tương ưng.

Hỏi: Trong kinh Tịnh Danh nói: “Từ gốc vô trú, lập tất cả pháp, gốc vô trú tức là thức A-lại-da, cớ sao nói thức đây là gốc của tất cả các pháp?

Đáp: Thức đây kiến lập hữu tình vô tình, phát sinh pháp nhiễm pháp tịnh nếu có biết có hay thì chúng sinh giới khởi, nếu không tưởng không nghĩ nghơi thì cõi nước duyên sinh, nhân pháp nhiễm mà sáu thú xoay quanh, tùy pháp tịnh mà bốn Thành lớp bậc, có thể gọi là gốc của phàm thánh, nguyên do của thân khí, rõ được cội nguồn thức đây thì không pháp nào chẳng ngộ, chứng tánh tâm đó không cảnh nào chẳng chân. Có thể gọi là môn tuyệt học, đất gá thần vậy. Trong luận Du-già nói: Thức A-lại-da là căn bản của hữu tình thế gian sinh khởi. Năng sinh các căn, nơi căn nương tựa và chuyển thức v.v… và cũng là căn bản của khí thế gian sinh khởi, do năng sinh khởi khí thế gian vậy. Cũng là căn bản của hữu tình qua lại khởi, tất cả hữu tình cùng trông lẫn nhau qua lại làm tăng thượng duyên vậy. Tại sao? Không có hữu tình cùng hữu tình khác lúc thấy nhau v.v… mà chẳng sinh khổ lạc v.v… lại cùng thọ dụng. Do đạo lý này nên phải biết hữu tình giới qua lại làm tăng thượng duyên. Lại tức thức A-lại-da đây năng trì chủng tử tất cả các pháp, ở đời hiện tại là thể khổ đế, cũng là tương lai khổ đế sinh nhân. Lại là hiện tại tập đế sinh nhân, như vậy năng sinh hữu tình thế gian, năng sinh khí thế gian, cho đến nơi thức A-lại-da nhiếp gồm giữ các thứ chủng tử thiện pháp thuận phần giải thoát và thuận phần quyết trạch v.v… và nhãn thức v.v… cả mười tám giới. Trong kinh nói thí dụ Ác-xoa tụ, do trong thức A-lại-da có nhiều giới vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thức A-lại-da cũng thành tựu chuyển thức ư?

Đáp: Nên làm bốn câu để phân biệt. Trong luận Du-già nói: “Hoặc có thành tựu thức A-lại-da chẳng phải chuyển thức, nghĩa là không tâm ngủ say, không tâm muộn tuyệt, vào định vô tưởng, vào định diệt tận, sinh cõi trời vô tưởng. Hoặc có thành tựu chuyển thức chẳng phải thức A-lại-da. Nghĩa là A-la-hán, hoặc các Độc giác, Bồ-tát bất thối và các Đức Như Lai trú vị có tâm. Hoặc có đều thành tựu, nghĩa là các hữu tình khác trú vị có tâm. Hoặc có đều chẳng thành tựu, nghĩa là A-la-hán, hoặc các Độc giác, Bồ-tát bất thối, và các Đức Như Lai vào định diệt tận, ở nơi vô dư y, cõi Bát Niết-bàn.

Hỏi: Đấng Chí thánh ban từ, bậc Giác vương ứng vết, dùng tướng lưỡi rộng dài phát ra vi ngôn thành thật. Ở trong không danh tướng bày biển giáo khó nghĩ lường. Dùng giả danh tướng nói, diễn nghĩa tông vô tận. Vả lại như tâm thức vốn không danh tướng, tùy vị lập hiệu, nhân chấp mà được tên, đến trong vị thứ nào mà xả xưng hư giả?

Đáp: Trong luận Duy Thức nói: “Thức thứ sáu tuy các hữu tình thảy đều thành tựu, mà tùy nghĩa riêng lập các thứ danh, nghĩa là hoặc gọi là tâm, là do các thứ pháp huân tập chủng tử, nơi tích tập vậy. Hoặc gọi là A-đà-na, chấp trì chủng tử và các sắc căn mà chẳng hoại vậy. Hoặc gọi là sở tri y, năng cùng các pháp nhiễm tịnh sở tri làm nương tựa. Hoặc gọi là thức chủng tử, năng giữ gìn khắp chủng tử các pháp thế gian và xuất thế gian. Các tên gọi đây thông tất cả vị. Hoặc gọi là thức A-lại-da, tàng chứa tất cả phẩm pháp tạp nhiễm, khiến chẳng mất vậy, chấp tàng ngã kiến v.v… lấy làm tự ngã bên trong. Tên này chỉ ở hàng dị sinh hữu học, chẳng phải ở vị vô học, Bồ-tát bất thối, có pháp tạp nhiễm, nghĩa chấp tàng vậy. Hoặc gọi là dị thục, năng dẫn nghiệp thiện và bất thiện sinh tử là quả dị thục vậy. Tên này chỉ ở hàng dị sinh Nhị thừa, các Bồ-tát vị, chẳng phải ở Như Lai địa còn có dị thục là pháp vô ký vậy. Hoặc gọi là thức vô cấu, rất mực thanh tịnh, là nơi nương tựa của các pháp vô lậu. Tên này chỉ ở Như Lai địa mới có. Hàng Bồ-tát, Nhị thừa và địa vị dị sinh tuy trì chủng hý luận, có thể bị huân tập, chưa được thiện tịnh thức thứ tám vậy. Như trong Khế Kinh có kệ tụng nói:

“Như Lai thức vô cấu

Là tịnh vô lậu giới

Giải thoát tất cả chướng

Viên cảnh trí tương ưng”.

Tên thức A-lại-da, lỗi lắm nhiều, xả bỏ đầu tiên vậy, trong đây chỉ thiên nói thể thức dị thục, Bồ-tát lúc sắp đắc Bồ-đề thì xả bỏ. Hàng Thanh văn Độc giác lúc vào vô dư y Niết-bàn là xả bỏ. Thể thức vô cấu không có lúc xả bỏ, lợi lạc hữu tình vô tận thời gian vậy. Tâm đều thông vậy, tùy nghĩa nên nói”. Giải thích: Nghĩa tích tập là nghĩa tâm, nghĩa tập khởi là nghĩa tâm, vì năng tập sinh nhiều chủng tử, hoặc năng huân chủng ở trong thức đây. Đã năng tích tập, lại khởi các pháp, nên nói thức đây gọi là nghĩa tâm. A-đà-na Trung Hoa dịch nghĩa là nắm giữ,nắm giữ các chủng có sắc căn. Đây thông cả phàm Thánh. Sở tri y, tức ba tánh cùng đó làm nương tựa, gọi là sở tri y. Các bậc Cổ đức nói: “Thức Chuyển luân thánh vương gọi nghĩa là tạng, do vì chân tâm chẳng thủ tự tánh, tùy huân hòa hợp, tợ một tợ thường, nên các kẻ ngu lấy tợ làm chân, thủ làm ngã bên trong, do ngã kiến gồm thuộc nên gọi là tạng. Lại năng tàng tự thể ở trong các pháp, lại năng tàng các pháp ở trong tự thể. Hai thứ ngã kiến trọn chẳng khởi vị, tức mất tên A-lạida”. Lại nói: Tên thức thứ tám là từ hàng đệ bát địa trở lên không tên A-lại-da, chỉ có thức dị thục. Thức thứ bảy chỉ chấp thức dị thục làm pháp. Lại, thức thứ tám vốn không tên A-lại-da, do thức thứ bảy chấp kiến phần thức thứ tám làm ngã, khiến thức thứ tám được tên là A-lạida. Nếu lúc chẳng chấp chỉ gọi là thức dị thục. Thức thứ tám hoặc gọi là tâm là do các thứ pháp tích tập chủng tử, nên gọi là tâm, tuy thọ huân trì chủng, nghĩa của tích tập và tập khởi Phật gọi là tâm, là chỉ tự chứng phần vậy. Dụ như kho lẫm năng chứa các vật, năng giữ tất cả chủng tử, sau lại khiến chủng tử sinh khởi hiện hành cùng chủng tử làm hai nhân y trì và sinh khởi, tức biết thức thứ tám thọ huân trì chủng được gọi là tâm. Trong nhân duy trì chủng tử mới cũ, nên gọi là tâm. Quả vị duy trì chủng cũ tất cả chủng tử vô lậu, nên gọi là tâm, đây cũng gọi là tâm trì chủng. Hoặc gọi là chất-đa; Trung Hoa gọi là tâm hữu vi. Hoặc gọi là Mâu-hô-lật-đa; Trung Hoa gọi là tâm chân thật tức là chân như. Đây là tâm vô vi. Hoặc gọi là A-đà-na; Trung Hoa dịch nghĩa là thức nắm giữ, nghĩa là năng nắm giữ chủng tử căn thân sinh tương tục, tức là nghĩa giới thú sinh, đây thông tất cả vị, nắm giử có ba: Một là, nắm giữ căn thân khiến chẳng rả hoại, hai là, nắm giữ chủng tử khiến chẳng tán mất, ba là, chấp thủ kết sinh tương tục, tức là hữu tình ở trong có thân đến vị cuối cùng, thức thứ tám một niệm đầu tiên lúc thọ sinh, có nghĩa chấp thủ kết sinh tương tục. Kết nghĩa ràng buộc là, là thuộc, ở trong thai mẹ một niệm thọ sinh bèn hệ thuộc kia vậy, cũng như nam châm hút sắt, sắt như hai chấm tinh cha huyết mẹ, thức thứ tám như nam châm, trong khoảng sát-na bèn quậy mà trú, đồng thời các chúng căn trần v.v… từ trong tự thức cũng sinh hiện hành, gọi là chấp thủ kết sinh vậy. Năm vị ở bào thai là: Trong bảy ngày đầu gọi là tạp uế. Hình trạng như váng lạc, tinh cha huyết mẹ hòa nhau gọi là tạp, tự thể chẳng sạch gọi là uế. Trong bảy ngày thứ hai gọi là bào, giống như nhọt oản đậu, hình của bào trong ngoài như lạc chưa sinh thịt vậy. Trong bảy ngày thứ ba, gọi là ngưng kết, nghĩa là hơi ngưng kết hình, như đọng xong huyết, trong bảy ngày thứ tư, gọi là ngưng hậu, dần dần cứng mạnh, trong bảy ngày thứ năm gọi là hình vị, gió bên trong thổi động sinh các căn hình, một thân bốn chi sinh khác biệt vậy. Dùng ba mươi lăm ngày đây, cả năm căn đó đều đủ, trong bảy ngày thứ sáu, gọi là lông tóc răng móng vị, trong bảy ngày thứ bảy, gọi là đầy đủ căn vị, vì năm căn tròn đầy dần dần sinh thức, tức chưa đủ các duyên hư không, ánh sáng v.v… hoặc gọi là thức chủng tử.

Hỏi: Thức đây cùng tâm, nghĩa có gì riêng khác?

Đáp: Chủng tử và tâm, nghĩa riêng biệt, tức lấy hiện hành của thức thứ tám cũng gọi là chủng tử vậy. Chỉ là chủng năng sinh hiện hành, gọi là thức chủng tử, thức đây hiện hành năng khởi bảy thức trước, tức có nghĩa biên công năng năng sinh pháp chủng. Thức thứ tám gọi là thức chủng tử. Trước kia nói là tâm tức chỉ là nghĩa tích tập và tập khởi gọi là tâm. Lại, thức thứ tám tùy nghĩa riêng biệt, lập các thứ tên, hoặc gọi là thức căn bản, nhân lưu chuyển, nhân hòan diệt, thể giới thú sinh, chủ dẫn quả tổng báo, A-lại-da, Trung Hoa dịch nghĩa là ngã ái chấp tàng. Thức dị thục, đây là quả vị thiện nghiệp ác nghiệp, lấy quả thiện nghiệp ác nghiệp làm nhân, tức chiêu cảm được dẫn quả đây vậy, nghiệp đời trước làm nhân, nhân là thiện ác, đời nay cảm thức thứ tám là dị thục vô ký, tức quả khác với nhân, nên gọi là dị thục. Lại có đủ bốn nghĩa: Một là thật, hai là thường, ba là biến (khắp cùng), bốn là không tạp. Đó là thức chân dị thục.

Hỏi: Thức chân dị thục thứ tám, cớ sao gọi là dẫn quả?

Đáp: Vì nghiệp thiện ác là năng dẫn, thức thứ tám là sở dẫn, là quả của nhà năng dẫn nên gọi là dẫn quả, nên là chủ tổng báo. Sáu thức trước gọi là lậu quả, có một phần thiện ác riêng biệt quả báo đến tròn đầy, nên chỗ chiêu cảm của mãn nghiệp đây gọi là dị thục sinh, chẳng phải chân dị thục vậy, chẳng đủ bốn nghĩa, chỉ thức thứ tám là dẫn quả, thức chân dị thục đủ bốn nghĩa vậy. Đây thông cả hàng Dị sinh đến Thập địa, đều có tên thức dị thục, đến Kim cang tâm ở khoảng sátna cuối cùng vĩnh viễn xả bỏ vậy. Trong đạo giải thoát tức thành thức vô cấu, gọi là A-ma-la, tức thức thứ tám trong quả, thuần một vô lậu, chẳng gồm chủng tử tất cả nhiễm pháp, chẳng cùng chủng tạp nhiễm hiện làm nơi nương tựa, chỉ cùng cảnh trí tương ưng, gọi là thức vô cấu. Lại, biệt danh của tâm, có sáu thứ: Một, tập khởi gọi là tâm chỉ thuộc thức thứ tám, tập các chủng tử khởi hiện hành vậy. Hai, tích tập gọi là tâm, thuộc bảy chuyển thức trước, năng huân tích tập chủng các pháp, hoặc mới đầu tập khởi thuộc bảy chuyển thức trước, hiện hành cùng tập huân khởi chủng vậy, sau tích tập gọi tâm thuộc ở thức thứ tám, hàm tàng tích tập chủng các pháp vậy. Hai giải thích trên tuy mỗi mỗi đều có nghĩa năng tập sở tập. Nay chỉ lấy năng tập gọi là tâm, như lý nên tư duy. Ba, duyên lự gọi là tâm, chỉ năng duyên lự cảnh của tự phần. Bốn, hoặc gọi là thức, là nghĩa của liễu biệt vậy. Năm, hoặc gọi là ý, đều không gián đoạn vậy. Sáu, hoặc gọi là tâm. Lại nên giải thích rộng. Thứ nhất, tập khởi gọi là tâm, tức thức thứ tám, nhóm tập các chủng tử và khởi hiện hành vậy. Nói nhóm tập các chủng tử tức sắc tâm trời người ba cõi hữu lậu, vô lậu, chủng tử tất cả các pháp, đều là nương tựa thức thứ tám năng tích tập, giống như kho lẫm trong thế gian. Nói khởi hiện hành là ba cõi năm thú hữu lậu vô lậu tất cả sắc tâm v.v… hiện hành đều từ thức thứ tám sinh khởi, tức thức thứ tám là năng tập khởi tất cả chủng tử sắc tâm v.v… là sở tập khởi. Nay chỉ lấy năng tập khởi mà gọi là tâm. Nay chánh lấy tự chứng phần tâm vương thứ tám, gọi là tâm tập khởi. Tướng phần là sắc, kiến phần là dụng, chứng tự chứng phần rơi lạc biên sau vậy. Là tự chứng phần năng tập chủng tử các pháp khiến chẳng tán mất. Lại năng khởi các chủng hiện hành công năng, từ vô thủy đến nay chẳng từng gián đoạn vậy, riêng có nghĩa tập khởi, nên biết tự chứng phần thức thứ tám cùng chủng tử trong thức làm hai nhân, bèn là hai nghĩa tập khởi trong đây: Một là, y trì nhân, tức là nghĩa tập, hai là ,cùng lực khiến sinh khởi nhân, tức là nghĩa khởi. Thứ hai: Tích tập gọi là tâm, cũng trong thức thứ tám duy trì các chủng tử ba cõi năm thú. Thức thứ tám được gọi là hàm tạng. Tích tập tức tự chứng phần thức thứ tám, năng giữ gìn chủng cũ nên gọi là tích, lại năng tập huân mới nên gọi là tập. Tức biết tích tập là tập khởi để giải thích tâm. Thức thứ tám riêng gọi là tâm là nghĩa chánh vậy. Trong luận Duy Thức nói: “Năng giữ gìn khắp chủng các pháp thế gian và xuất thế gian, là nghĩa tạng thức, tức tự chứng phần là năng tích tập. Tất cả chủng tử là sở giữ gìn rì là sở tích tập. Bảy thức trước gọi là chuyển thức. Chuyển là cải chuyển, là nghĩa bất định, tức ba tánh ba lượng ba cảnh đổi thoát chẳng định, mới gọi là chuyển thức. Nay thức thứ tám chỉ là một loại vô ký, lại chỉ là tánh cảnh, chỉ là hiện lượng nên chẳng gọi là chuyển thức. Lại, tập khởi gọi là tâm, cũng thuộc chuyển thức thứ bảy. Tập là nhóm tập bảy hiện hành trước, nói khởi tức là bảy hiện hành trước, mỗi tự có lực năng huân sinh chủng mới, gọi là khởi. Vả lại, như lúc nhãn thức duyên sắc, hoặc giả đồng thời ý thức cộng tập huân chủng, bốn thức khác cũng vậy.

Hỏi: Như ý thức rành rẽ cùng năm thức trước đồng chỗ duyên gọi là cộng tập, vả lại như lúc độc đầu ý thức duyên mười tám giới chẳng cùng các thức khác đồng duyên, cũng huân khởi chủng, sao có nghĩa của cộng tập?

Đáp: Do thức thứ bảy làm sở y, thức thứ sáu mới chuyển huân chủng, cũng gọi là cộng tập. Thứ ba, duyên lự gọi là tâm, nghĩa là năng duyên lự cảnh tự phần, tức tám thức mỗi mỗi đều năng duyên lự cảnh của tự phần. Duyên, nghĩa là duyên trì. Lự tức là tư lự. Nếu dùng duyên lự để giải thích tâm là thông danh, năm thức trước chỉ duyên năm trần là cảnh tự phần, trừ các căn hỗ dụng và quả vị Phật. Thức thứ sáu duyên mười tám giới và pháp ba đời cùng tất cả pháp hữu lậu vô lậu thế gian xuất thế gian làm cảnh tự phần. Thức thứ bảy duyên kiến phần thức thứ tám làm cảnh tự phần. Thức thứ tám duyên ba cảnh làm cảnh tự phần, là chóng thường duyên ba cảnh, vì thức thứ tám là thường thức, cảnh thường có vậy, chẳng đồng như sáu thức trước có gián đoạn, cảnh sở duyên lại chẳng phải thường có. Đó là nghĩa chánh thức thứ tám. Nếu dục giới hệ (ràng buộc) tức duyên căn thân khí giới ở dục giới làm cảnh tự phần. Nếu chủng tử tức thông duyên ba cõi làm cảnh tự phần. Hai cõi trên (sắc giới và vô sắc giới) cũng vậy. Chỉ trừ chủng vô lậu chẳng thể duyên, vì chủng hữu lậu và chủng vô lậu chẳng thuận nhau vậy. Do đó, chỉ năng giữ mà chẳng năng duyên, vì nghĩa giữ thông, nghĩa duyên hẹp. Thí như người mắt đỏ nắm lửa, cũng như trên đầu đội vật, chỉ giữ mà chẳng duyên, chỉ giữ khiến chẳng tán mất, chẳng lìa thức. Thứ tư, gọi là thức liễu biệt, tức kiến phần tám thức đều năng rành rẽ riêng biệt cảnh tự sở duyên. Tức nhãn thức năng rõ ràng riêng sắc, cho đến thức thứ tám năng rành rẽ riêng căn thân khí giới chủng tử, tức rành rẽ riêng biệt để giải thích thức. Tám thức gọi chung là thức, nếu rành rẽ ràng buộc cảnh thô để giải thích thức, tức sáu chuyển thức gọi là thức. Thứ năm hoặc gọi là ý, đều không gián đoạn vậy, tức tám thức ở niệm trước cùng tám thức ở niệm sau làm y chỉ vậy. Nay lấy tám thức niệm trước gọi là ý. Nếu tâm ở niệm trước chẳng diệt là niệm sau không nhân sinh, nương nơi trước diệt sau mới được sinh, ở đều không gián đoạn, tự loại tâm không gián cách, gọi là Đẳng vô gián, ở Đại thừa có hai thứ: Một là tư lương ý, tức bảy thức. Hai là vô gián ý, tức thông cả tám thức. Ý nghĩa là y chỉ. Tức như thức thứ bảy cho thức thứ sáu y chỉ (nương dừng) nên gọi là ý. Nếu là Đẳng vô gián để giải thích ý thì tám thức gọi chung là ý. Nếu là tư lương để giải thích ý thì thức thứ bảy riêng gọi là ý. Thứ sáu gọi là tâm, hoặc thức thứ tám gọi là tâm, thức thứ bảy gọi là ý, thức thứ sáu gọi là thức. Nghĩa thứ sáu đây là ước về ưu thắng hiển bày tên, nghĩa là lấy tích tập và tập khởi để giải thích tâm, riêng thức thứ tám gọi là tâm, dùng tư lương để giải thích ý, riêng thức thứ bảy gọi là ý. Dùng liễu biệt cảnh thô để giải thích thức, riêng sáu thức trước gọi là thức. Tức nơi tám thức mỗi mỗi đều đủ hai tên thông biệt (chung và riêng). Vì thức thứ tám đủ hai nghĩa, gọi là tâm: Một là, nghĩa tích tập tập khởi. Hai là, nghĩa duyên lự. Thức thứ bảy cũng có hai: Một là, nghĩa nghĩ lường. Hai là, nghĩa Đẳng vô gián. Sáu thức trước gọi là thức cũng có hai: Một là, nghĩa liễu biệt, hai là, nghĩa liễu biệt cảnh thô. Đầy đủ bốn nghĩa, gọi là thô: Một là, dễ có thể rõ biết, cho đến trẻ con cũng biết. Hai là, cùng chấp thuận có, tức ba thừa cùng chấp thuận. Ba là, hành tướng thô, là rành rẽ riêng biệt hành tướng hiển bày. Bốn là, sở duyên thô, tức năm trần là cảnh thô. Lại trong chín thức, gồm phân bốn đoạn, mỗi thức riêng lập mười tên. Thứ nhất, thức thứ sáu có mười tên: Một là, đối cảnh được tên, gọi là thức thứ sáu. Hai là, năng trù lượng phải quấy, gọi là ý thức. Ba là, năng ứng thiệp cảnh trần, gọi là thức phan duyên. Bốn là, năng duyên khắp năm trần, gọi là thức đi xem xét xưa. Năm là, niệm niệm chảy tan, gọi là thức sóng. Sáu là, năng biện rõ cảnh trước, gọi là thức phân biệt sự. Bảy là, ở chỗ hoại cái khác, gọi là thức nhân ngã. Tám là, nghiệp ái dẫn sinh, gọi là thức bốn trú. Chín là, khiến chánh giải chẳng sinh, gọi là thức phiền não chướng. Mười là, cảm nghiệp đến rốt cùng tâm cảnh riêng biệt, gọi là thức phần đoạn sinh tử; Thứ hai, thức thứ bảy có mười tên: Một là, đứng sau thứ sáu được gọi là thức thứ bảy. Hai là, căn trần chẳng tu, gọi là chuyển thức. Ba là, bất giác tập khí chợt nhiên niệm khởi, gọi là thức vọng tưởng. Bốn là, sinh diệt không gián đoạn, gọi là thức tương tục. Năm là, chướng lý chẳng sáng tỏ, gọi là thức vô minh. Sáu là, phản mê theo chánh, năng đoạn bốn trú phiền não, gọi là thức giải. Bảy là, cùng xen lối huyền thuận lý sinh thiện, gọi là thức hạnh. Tám là, rõ sinh tử ba cõi toàn là do ngã, ngoài tâm không pháp, gọi là thức vô úy. Chín là, chiếu rõ rành rẽ như gương hiện bóng gọi là thức hiện. Mười là, pháp đã vọng khởi, cậy trí làm lòng khiến chân tánh chẳng hiển hiện, gọi là thức trí chướng. Thứ ba, mười tên của thức thứ tám: Một là, đứng sau thức thứ bảy gọi là thức thứ tám. Hai là, chân ngụy xen tạp, gọi là thức hòa hợp. Ba là, uẩn chứa các pháp gọi là thức tạng. Bốn là, trú trì phát khởi, gọi là thức huân biến. Năm là, phàm thành Thánh, gọi là thức xuất sinh. Sáu là, tạng thể chẳng đoạn, gọi là thức Kim cang trí. Bảy là, thể chẳng phải tỉnh loạn, gọi là thức tịch diệt. Tám là, trong thật chẳng phải giả, gọi là thức thể. Chín là, tạng thể chẳng phải mê, gọi là thức bản giác. Mười là, công đức viên mãn, gọi là thức Nhất thiết chủng trí. Thứ tư, mười tên của thức thứ chín: Một là, tự thể chẳng phải ngụy, gọi là thức chân. Hai là, thể chẳng phải có không, gọi là thức vô tướng. Ba là, phép tắc sư dụng chẳng cải đổi, gọi là thức pháp tánh. Bốn là, chân giác thường còn thể chẳng phải ẩn hiển, gọi là thức chân Phật tánh. Năm là, tánh tuyệt hư giả, gọi là thức thật tế. Sáu là, đại dụng vô phương, gọi là thức pháp thân. Bảy là, tùy dòng chẳng nhiễm, gọi là thức tự tánh thanh tịnh. Tám là, thức A-ma-la, Trung Hoa dịch nghĩa là thức vô cấu. Chín là, thể chẳng phải một hay khác, gọi là thức chân như. Mười là, thắng diệu tuyệt đối đãi, gọi là thức chẳng thể đặt danh mục. Trong kinh Giải Tiết nói: “Phật bảo Bồ-tát Quảng Tuệ: Thức đây hoặc gọi là A-đà-na. Tại sao? Do bản thức đây năng nắm giữ thân. Hoặc gọi là thức A-lê-da. Tại sao? Do bản thức đây năng nắm giữ thân. Hoặc gọi là thức A-lê-da. Tại sao? Vì bản thức đây ở nơi thân thường tàng ẩn đồng thành hoại vậy. Hoặc gọi là chất-đa. Tại sao? Vì thức đây là nơi các trần sắc thanh, hương, vị, xúc sinh trưởng vậy. Quảng Tuệ! Bản thức đây là thức tụ được sinh, nghĩa là nhãn thức cho đến ý thức nương nhãn căn có thức, duyên cảnh trần bên ngoài, nhãn thức được sinh, cùng nhãn thức đồng một lúc chung cảnh, có ý thức phân biệt khởi, nếu một nhãn thức sinh, lúc đó một ý thức phân biệt sinh cùng nhãn thức chung cảnh: Nhãn thức đây nếu cộng hai thức, hoặc ba bốn năm chung khởi, lúc ấy có một ý thức phân biệt cùng năm thức chung duyên cảnh sinh, như dòng nước lớn, nếu có một nhân năng dấy sóng đến thì một sóng dấy khởi, nếu có hai hoặc nhiều nhân năng dấy sóng đến thì nhiều gợn sóng dấy khởi, dòng nước đó thường chảy, chẳng phế bỏ chẳng dứt đoạn. Lại nữa, trong mặt gương tròn trong sạch, nếu có một nhân năng khởi ảnh đến thì một ảnh khởi hiện, nếu hai hoặc nhiều nhân năng khởi ảnh đến thì nhiều ảnh khởi hiện. Mặt gương tròn ấy chẳng chuyển thành ảnh cũng không tổn diệt. Bản thức đây giống như dòng nước và mặt gương v.v…” Lại nữa, trong luận Thành Nghiệp nói: “Tâm có hai thứ: Một là, tâm tập khởi, là nơi vô lượng chủng tử tập khởi. Hai gọi là, tâm chủng chứng, là sở duyên hành tướng sai biệt chuyển”. Trong Tịnh Danh sớ của Thiên Thai Trí Giả nói: “Một pháp khác tên là các kinh khác tên nói chân tánh thật tướng, hoặc nói một chân đế, hoặc nói tâm tự tánh thanh tịnh, hoặc nói Như Lai tạng, hoặc nói như như. Hoặc nói thật tế, hoặc nói thật tướng Bát-nhã, hoặc nói Nhất thừa, hoặc nói tức là Thủ-lăng-nghiêm, hoặc nói pháp tánh, hoặc nói là pháp thân, hoặc nói là Trung đạo, hoặc nói là tất cánh không, hoặc nói là chánh nhân Phật tánh, tánh tịnh Niếtbàn, các thứ khác tên như vậy v.v… đều là xưng khác của thật tướng”. Nên trong luận Đại Trí Độ có kệ tụng nói: “Bát-nhã là một pháp

Phật nói các thứ tên

Tùy các loại chúng sinh

Vì họ lập khác chữ”.

Trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Như trời Đế-thích có ngàn thứ tên, giải thoát cũng vậy, lắm nhiều các danh tự”. Lại nói: “Phật tánh có năm thứ tên”, nên đều là ứng cơ lợi vật vì lập tên khác vậy, mà pháp thể là một, chưa từng có khác, như trời Đế-thích có ngàn tên, tên tuy chẳng đồng mà trọn là đặt để làm Thiên chủ, đâu có nghe khác tên mà nói là chẳng phải lý thật tướng như người cúng dường Đế-thích hủy bỏ Kiều-thi-ca, cúng dường Kiều-thi-ca hủy bỏ Đế-thích, cúng dường như vậy chưa hẳn được phước, người hoặc pháp ở đời mạt cũng vậy, hoặc tin A-lại-da là tâm tự tánh thanh tịnh mà hủy bỏ tất cánh không, hoặc tin tất cánh không không chỗ có mà hủy bỏ thức A-lại-da. Tâm tự tánh thanh tịnh, hoặc nói Bát-nhã nói rõ về thật tướng, Pháp Hoa nói rõ về Nhất thừa, đều chẳng phải Phật tánh, cầu phước của đây há chẳng lo họa? Nếu biết tên khác thể một, thì thiện tùy hỷ khắp cả pháp giới, chỗ nào tranh cãi ư? Lại trong các kinh đợi duyên xứng cơ nên lại có nhiều tên, tùy xứ an lập, dùng nghĩa biên rộng lớn, đặt để đó là biển, vì hiển lý tròn sáng, xưng đó là châu, vì chủ (tông) của muôn pháp, nên gọi là vương, vì năng sinh tất cả, nên gọi là là mẹ, chỉ là nghĩa chân của không nghĩa, nhiều cũng chẳng nhiều, chân tâm của không tâm, một cũng chẳng một. Nên trong Hoa Nghiêm Tư Ký nói: “Lấy nghĩa quyết đoán; dùng trí nói đó, lấy năng sinh trưởng, dùng đất nói đó, lấy nghĩa cao bày đó, dùng núi nói đó; lấy nghĩa sâu rộng, dùng biển gọi đó; lấy nghĩả tròn sạch, dùng châu nói đó”. Trên đây nói về có danh còn là vô số, lại còn thứ không danh, đâu có thể lường đoán, như trong kinh Đại Pháp Cự Đà-la-ni nói: “Phật bảo các Bồ-tát: Các ông chớ cho rằng: trời nhất định là trời, người nhất định là người, ngạ quỉ nhất định là ngạ quỉ. Cho đến, như một sự có các thứ danh, như một người có các thứ tên. Như một trời cho đến ngạ quỉ súc sinh có các thứ tên, cũng lại như vậy, cũng có nhiều ngạ quỉ toàn không danh tự, trong khoảng khảy móng tay chuyển biến thân thể làm các thứ hình, như vậy chúng sinh ở một thời gian hiện vô lượng sắc thân, làm sao có thể được gọi tên đó vậy? Nếu ngạ quỉ v.v… có danh tự nơi sinh, danh tự thọ thực và danh tự thọ mạng. Nếu chúng sinh địa ngục thì không có danh tự nơi sinh, thì hình đó cũng không nhất định, vì trong đó nhân duyên ác nghiệp chưa hết vậy, ở trong một niệm, biến thân lắm thứ”. Giải thích: Như trong địa ngục trong một ngày một đêm có muôn lần sống muôn lần chết, lại trong địa ngục Vô gián mỗi mỗi thân không gián đoạn, mỗi mỗi đều khắp tám vạn bốn ngàn do-tuần, lượng của địa ngục chẳng chướng ngại nhau. Như nói pháp thân mầu thanh tịnh, trong lắng ứng tất cả, người thời nay cho rằng pháp thân chư Phật năng phân năng khắp cùng, chẳng tin chúng sinh cũng một thân mà vô lượng thân, vì nghiệp quả của chúng sinh chẳng thể nghĩ bàn vậy. Vì vậy trong kinh nói: “Phật giới chẳng thể nghĩ bàn, chúng sinh giới cũng chẳng thể nghĩ bàn”.