TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 49

Hỏi: Phàm tất cả tình thức, nhân chấp thọ mà được tên, chỉ như chủng tử thức thứ tám, căn thân, khí giới v.v… là tổng có chấp thọ hay không chấp thọ?

Đáp: Chủng tử, khí thế gian tức thức thứ tám duyên mà chẳng chấp, chấp thọ mỗi mỗi có đủ hai nghĩa. Hai nghĩa của chấp: Một là nghĩa gồm, hai là nghĩa giữ gìn. Nói gồm tức là gồm làm tự thể, nói giữ gìn tức gìn giữ chẳng tán mất, hai nghĩa của thọ: Một là nghĩa lãnh, hai là nghĩa giác. Lãnh tức lãnh dùng làm cảnh, giác tức khiến sinh giác thọ an nguy chung đồng. Căn thân đầy đủ bốn nghĩa chấp thọ: Một, nhiếp làm tự thể, đồng là tánh vô ký. Hai, giữ gìn khiến chẳng tán mất, thức thứ tám năng giữ gìn thân này khiến chẳng rả hoại. Ba, lãnh mình làm cảnh, căn thân đây là tướng phần thân gần của thức thứ tám. Bốn, khiến sinh giác thọ an nguy chung đồng, nếu thức thứ tám nguy thì năm căn nguy, thức thứ tám an thì năm căn an. Nếu khí thế gian lượng chỉ duyên chẳng phải chấp thọ, tức thọ trong hai nghĩa. Lãnh mình làm cảnh. Lại nói: Chẳng phải chấp thọ là, mà không ba nghĩa nhiếp làm tự thể, trì khiến chẳng tán mất và khiến sinh giác nhận, chẳng tợ căn thân kẻ khác gọi là chẳng phải lấy nhận, tức không nhận trong bốn nghĩa, lãnh mình làm cảnh một nghĩa.

Hỏi: Cớ sao khí giới chẳng tợ căn thân thức thứ tám thân gần chấp thọ?

Đáp: Vì cùng thức thứ tám xa vậy, do đó chẳng nhiếp làm tự thể. Lại, lúc khí giới tổn, thức thứ tám cũng chẳng tùy an nguy chung đồng kia, do đó chẳng lấy nhận, như tóc lông móng răng, bong bóng nước đọng v.v… tuy gần đã đồng khí bên ngoài gồm, do đó thức thứ tám cũng chẳng chấp thọ. Do thức thứ tám đây hoặc trì hoặc duyên, phải đầy đủ bốn câu: Một là, trì giữ gìn mà chẳng duyên, tức là chủng vô lậu. Hai là duyên mà chẳng trì giữ gìn, tức khí giới hiện hành. Ba là cùng câu tức căn trần trong thân. Bốn là đều chẳng phải, tức bảy hiện hành trước.

Hỏi: Thức thứ tám sao chẳng duyên bảy hiện hành trước?

Đáp: Có nhiều lỗi nên chẳng duyên. Nếu biến ảnh duyên tức thức thứ tám phạm lỗi duyên giả. Nếu thân gần duyên tức phạm nghĩa Duy thức chẳng thành lỗi , thân gần chấp thủ tâm kẻ khác vậy. Trong Tây Minh nói: Nếu biến ảnh duyên tức hữu tình giới thêm lỗi quá. Vì duyên khởi bảy hiện hành trước vậy mà có hai lớp thứ bảy v.v… Lại giải vì tâm pháp cần yếu chủng mà sinh, nay dị thục thức thứ tám kém nhỏ, giả sử duyên được bảy thức trước cũng chẳng thể huân chủng, nên chẳng duyên vậy.

Hỏi: Thức thứ tám sao chẳng duyên dài v.v…?

Đáp: Vì giả nên chẳng duyên.

Hỏi: Vô vi là thật, thức thứ tám cớ sao chẳng duyên?

Đáp: Nếu thật vô vi, nhân vị chẳng chứng, nếu giả vô vi lại chẳng phải cảnh kia. Ba lượng phân biệt là tán vị tâm tâm sở. Nếu đầy đủ bốn nghĩa tức gọi là hiện lượng: Một là, duyên mặc tình, hai là chẳng vướng kẹt danh ngôn, ba là chỉ tánh cảnh, bốn là không kế độ phân biệt. Nay thức thứ tám bốn nghĩa đã đầy đủ rất thành hiện lượng, giả thật phân biệt là kiến phần thức thứ tám trong nhân quyết định chẳng duyên giả, chỉ nhân duyên biến vậy. Nhân duyên biến đầy đủ hai nghĩa: Một là, nghĩa mặc tình, hai là nghĩa hạt giống. Là cảnh từ chủng sinh thức, mặc tình duyên gọi là nhân duyên biến. Nay cảnh sở duyên của thức thứ tám quyết định là kiến phần biệt chủng sinh là nhân duyên biến.

Hỏi: Thức thứ tám cùng năm thức trước đều nhân duyên biến, cớ sao năm thức trước duyên cảnh có bản chất, thức thứ tám bèn không? Đáp: Năm thức trước chẳng phải thức căn bản, duyên cảnh tức phải nhờ bản chất. Nay thức thứ tám là thức căn bản nên chẳng nhờ bản chất, chợt nếu lìa tự ngoài ba cảnh lại có pháp cùng thức thứ tám làm chất là tức ngoài tâm có pháp. Nhưng nếu thức thứ tám trông duyên định quả sắc và phù trần người khác khác với khí giới, tức có bản chất chẳng ngăn ngại. Nên biết thức thứ tám duyên ba cảnh chỉ thật chẳng phải giả.

Hỏi: Chủng tử vô lậu trong thức có đủ ba nghĩa này chăng?

Đáp: Tất cả chủng tử hữu lậu tức đầy đủ ba nghĩa. Nếu là chủng tử vô lậu, chẳng tùy thức thứ tám thành vô ký, chỉ là tánh thiện, tức thức thứ tám chẳng lãnh làm cảnh vì trái nghịch nhau vậy, chẳng ngăn giữ mà chẳng duyên, trong ba nghĩa chỉ có đủ một nghĩa.

Hỏi: Nếu chẳng lãnh để làm cảnh, nên là ngoài tâm có pháp ư?

Đáp: Chỉ giữ khiến chẳng tán mất chẳng lìa thức vậy, cũng là Duy thức.

Hỏi: Chủng tử vô lậu đã chẳng lìa có trong thức, cớ sao chẳng chuyên?

Đáp: Vì đủ ba nghĩa, do đó chẳng duyên: Một là năng đối trị, tức vô lậu nhưng đối trị pháp có nhiễm ô, cũng năng phá hoại pháp hữu lậu. Hai là thể tánh khác vậy, vì thức thứ tám chỉ vô ký, chủng tử vô lậu chỉ là tánh thiện. Ba là chẳng thuận nhau, vì chủng tử vô lậu chẳng thuận thức thứ tám hữu lậu, vô lậu tánh thiện chẳng thuận tánh vô ký, do đó chẳng duyên.

Hỏi: Chủng tử vô lậu là tướng phần chăng?

Đáp: Có hai: Một là, thức thứ tám chẳng duyên, chẳng phải là tướng phần nhiếp. Hai là, cũng là tướng phần. Nhân tuy chẳng duyên mà tướng phần trong quả đó lưu loại vậy.

Hỏi: Chủng tử cùng tự chứng phần đã chẳng lìa kiến phần thức thứ tám, cớ sao chẳng duyên tự chứng phần?

Đáp: Chủng tử tuy chẳng cùng tự chứng phần chẳng lìa nhau. Nếu lúc kiến phần duyên chỉ duyên chủng tử, chẳng duyên tự chứng phần. Nếu duyên tự chứng phần tức phạm lỗi nội duyên trong nhân, thí như vị mặn trong nước keo xanh trong sắc.

Hỏi: Thức thứ tám đây có bao nhiêu chấp thọ?

Đáp: Có hai thứ. Trong luận nhiếp Đại thừa nói: “Tất cả chủng tử tâm thức thành thục, triển chuyển hòa hợp tăng trưởng rộng lớn y cứ hai thứ chấp thọ: Một là các căn có sắc và chỗ nương tựa chấp thọ. Hai là tướng danh phân biệt ngôn thuyết hý luận tập khí chấp thọ.

Hỏi: Trước nói thức thứ tám đầy đủ bốn nghĩa nên thành hiện lượng. Chưa rõ hành tướng ba lượng như thế nào, và tám thức mỗi mỗi có bao nhiêu lượng?

Đáp: Các bậc Cổ đức giải thích: Hiện lượng. Hiện nghĩa là hiển hiện, tức phân minh chứng cảnh, chẳng kẹt danh ngôn, không tâm trù đạt, là nghĩa của khai định, nghĩa là tâm ở trên cảnh độ lượng tự tướng của pháp khai định, chẳng sai nhầm nên gọi là lượng. Tỷ lượng. Tỷ nghĩa là tỷ loại, lượng tức là lường đạt, do tỷ loại lường đạt mà biết có vậy, gọi là tỷ lượng. Phi lượng, nghĩa là lúc tâm duyên cảnh, ở nơi cảnh lầm loạn, hư vọng phân biệt chẳng thể biết chánh, cảnh chẳng xứng tâm, gọi là phi lượng. Trong luận Hiển Dương nói: “Hiện lượng là có ba thứ tướng: Một là ,tướng chẳng phải chẳng hiện thấy. Hai là, tướng chẳng phải tư duy cấu tạo thành. Ba là, tướng chẳng phải nhầm loạn trông thấy. Thứ nhất,tướng chẳng phải chẳng hiện thấy lại có bốn thứ nên biết, nghĩa là do các căn chẳng hoại lúc tác ý hiện tiền. Đồng loại sinh, khác loại sinh, không chướng ngại, chẳng rất xa. Nói đồng loại sinh nghĩa là dục trần các căn ở nơi cảnh dục trần, các căn trên đất ở cảnh trên đất đã sinh v.v… hoặc sinh hoặc khởi, gọi là đồng loại sinh. Khác loại sinh, nghĩa là các căn trên đất ở cảnh dưới đất, nếu đã sinh v.v… gọi là khác loại sinh, không chướng ngại; lại có bốn thứ: Một là, chẳng bị trở ngại bởi chướng che. Hai là, chẳng bị trở ngại bởi chướng ẩn. Ba là, chẳng bị trở ngại bởi chướng rợp. Bốn là, chẳng bị trở ngại bởi chướng hoặc. Bị trở ngại bởi chướng che nghĩa là vô minh đen tối, tối chẳng phãi sắc lắng sạch che cách. Trở ngại bởi chướng ẩn nghĩa bị hoặc sức của cỏ thuốc, hoặc sức của chú thuật hoặc sức của thần thông ẩn che. Trở ngại bởi chướng hiển, nghĩa là số ít bị nhiều vật che rợp mất, nên chẳng thể thấy, hoặc ăn uống v.v… là chỗ rợp đoạt của các thuốc độc, hoặc đầu lông tóc là chỗ rợp đoạt của các vật thô khác. Các loại như vậy vô lượng vô biên, vả như ánh sáng nhỏ bị ánh sáng lớn lóa ép chẳng thể được thấy, chỗ gọi là ánh sáng mặt nhật lóa khuất trăng sao v.v… Lại như năng trị rợp đoạt sở trị khiến chẳng thể được. Nghĩa là quán bất tịnh ánh đoạt tướng tịnh, quán vô thường khổ vô ngã ánh đoạt tướng thường, lạc, ngã, sức quán vô tướng ánh đoạt các tướng. Trở ngại bởi chướng hoặc, nghĩa là do huyễn hóa làm nên, hoặc tướng mạo sai biệt, hoặc lại tương tợ, hoặc làm bên trong, mắt lóa mê mộng, muộn loạn say sưa, buông lung điên cuồng v.v… những loại như vậy gọi là hoặc chướng. Nếu chẳng bị bốn chướng này ngăn ngại thì gọi là không chướng ngại. Chẳng rất xa, nghĩa là chẳng phải ba thứ rất xa: Một là, xứ rất xa, hai là, thời rất xa, ba là, xô bẻ rất xa. Như vậy, gọi chung là chẳng phải chẳng hiện thấy. Do chẳng phải chẳng hiện thấy nên gọi là hiện lượng. Thứ hai, tướng chẳng phải suy tư cấu tạo thành, nghĩa là kiến lập cảnh giới, thủ cảnh sở y, mới thủ bèn thành, chẳng phải chỗ thành của tư duy cấu tạo, nên gọi là hiện lượng. Thứ ba, tướng chẳng phải chỗ thấy của sai loạn, phải có bảy thứ: Một là, tưởng sai loạn, hai là, số thác loạn, ba là, hình sai loạn, bốn là, hiển sai loạn, năm là, nghiệp thác loạn, sáu là, tâm sai loạn, bảy là, thấy sai loạn. Tưởng sai loạn nghĩa đối với chẳng phải tướng kia mà khởi tưởng tướng kia, như đối với tướng dương diệm nai khát khởi tưởng đến nước. Số sai loạn nghĩa là đối với số ít khởi nhiều tăng thượng mạn. Như người bị lóa mắt ở nơi một mặt nguyệt thấy nhiều bóng nguyệt. Hình sai loạn nghĩa là đối với các hình khác khởi hình khác tăng thượng mạn, như đem lửa xoay thấy hình vòng tròn kia. Hiển sai loạn, nghĩa là đối với các hiển sắc khác khởi các hiển sắc khác tăng thượng mạn, như bị bệnh Ca-mạt-la tổn hoại nhãn căn, đối với chẳng phải sắc vàng đều thấy là tướng màu vàng. Nghiệp sai loạn, nghĩa là đối với không nghiệp khởi có nghiệp tăng thượng mạn, như nắm quyền rong chạy, thấy cây tuông nhào. Tâm sai loạn nghĩa là đối với nghĩa năm thứ thác loạn mà tâm sinh hỷ lạc. Thấy sai loạn, nghĩa là đối với nghĩa năm thứ thác loạn, nhẫn chịu bày nói. An lập báu trọng, vọng tưởng chấp chặt. Nếu chẳng phải chỗ thấy sai loạn như vậy, gọi là hiện lượng. Lại nói hiện lượng là như pháp năm sắc trần là tướng phần sở biến của thức thứ tám, năm chuyển thức trước và ý thức rành rẽ lúc duyên đó, đầu tiên gặp cảnh chưa khởi phân biệt, chẳng kẹt danh ngôn, trí năng duyên thản chứng thể cảnh được tự tánh pháp, gọi là hiện lượng được tự tướng vậy, nếu năm thức trước và thức thứ tám ở trong tất cả thời đều là hiện lượng được tự tướng pháp, chẳng chọn nhân quả, địa vị hữu lậu và vô lậu, tất cả đều vậy. Nếu lúc thức thứ sáu duyên cảnh năm trần kia đối với thể pháp kia sinh tâm phân biệt mà khởi ngôn thuyết, chỗ ngôn thuyết kịp chẳng thể thân chứng. Vì là mượn trí sở duyên gọi là được tướng chung, chẳng chọn quả vị trong nhân, chỉ nơi thể cảnh khởi tâm phân biệt, và lúc khởi ngôn từ phân tích giải thích đều gọi là được ở tướng chung và trí hậu đắc của Phật lúc duyên cảnh sự, khởi phân biệt vậy, khởi ngôn thuyết vậy, cũng là mượn trí, chẳng phải là được thể pháp tướng chung kia, chỉ là được nghĩa của tướng chung kia vậy. Nhân đây lại y cứ luận Nhân Minh mà giải nghĩa hiện lượng. Căn cứ Nhân Minh sớ lược có hai giải thích: Một là, lượng của hiện, nghĩa là năm thức trước nương sở nương căn ở đời hiện tại duyên cảnh hiện có, căn cũng cùng thức đồng chiếu cảnh trước có dụng phát thức, nghĩa căn hiển thắng được tên hiển hiện. Tuy chiếu nơi cảnh, vì thể là sắc, không dụng duyên lự thì chẳng thể lường đạt, chỉ có nghĩa hiện chẳng được tên lượng. Chỉ tâm tâm sở lường đạt ở cảnh, dụng duyên lự tăng thể đủ nghĩa hiện, cũng có năng của lượng cảnh. Nay căn của từ năng phát, hiển thức sở phát, gọi là lượng của hiện, là thuộc y sĩ thích vậy. Hai là hiện tức lượng. Nghĩa là một phần ý thức rành rẽ, trừ các ý thức tán loạn và độc đầu khởi, đều thủ ý thức định và tác dụng hiển hiện của kiến phần năng duyên của thức thứ tám thân duyên hiện cảnh mà ý căn giới thể chỗ nương cứ kia chẳng phải hiển hiện vậy, nên chẳng thủ đó, chỉ y cứ kiến phần năng duyên. Hiện tức là lượng, là thuộc trì nghiệp thích vậy. Lại, các sư xưa trước hỏi: Nếu chuẩn theo nói trước, mượn trí sở thuyên chỉ được nghĩa của tướng chung, chẳng được thể pháp tướng chung. Như lúc miệng nói sắc, miệng nên bị ngại, vì thể sắc kia lấy chất ngại làm tự tướng. Đã chẳng bị sắc ngại, nên biết chẳng được thể kia mà chỉ được nghĩa kia vậy. Vả lại, như thức thứ tám cùng nhãn thức và ý thức rành rẽ, lúc trí hiện lượng khởi duyên lửa, đã nói hiện lượng được tự tướng pháp, sao chẳng thiêu đốt tâm? Nếu chẳng bị thiêu đốt, nên chẳng được tự tướng ở lửa, sao gọi là cảnh hiện lượng ư? Nếu chấp nhận bị thiêu đốt tức lúc thế gian hiện thấy lửa mắt chẳng bị tổn hoại, bèn có lỗi qua thế gian hiện lượng trái nhau? Đáp: Tuy chẳng bị thiêu đốt cũng được tự tướng, gọi là hiện lượng. Tại sao? Vì tâm vi tế, sắc thô thiển vậy. Tâm vi tế không hình trạng, sắc thô thiển có hình tướng, nên lúc duyên lửa kia tuy được tự tướng nhưng chẳng bị thiêu đốt, cũng gọi là hiện lượng. Lại, sắc thô thiển kia thật thật cũng chẳng thể hoại sắc vi tế huống gì là tâm pháp. Như lúc hỏa tai khởi, hỏa tai dục giới chỉ thiêu đốt dục giới, nhưng chẳng thể thiêu đốt định địa ở sắc giới, bởi sắc vi tế thù diệu vậy. Sắc giới kia tự khởi hỏa tai thiêu đốt ở tự địa.

Hỏi: Đã nói tâm vi tế sắc thô thiển, lúc tâm duyên lửa tâm chẳng bị thiêu đốt. Như A-la-hán hóa lửa thiêu thân, tâm trí cũng theo diệt, như vậy sao thông?

Đáp: Hóa lửa thiêu đốt thân, chỉ thiêu đốt trần của phù căn, chẳng phải thiêu đốt năm thứ sắc căn thanh tịnh và tâm trí kia. Năm thức sắc căn thanh tịnh đó và tâm trí kia vì không nơi nương tựa, duyên phù trần khuyết chẳng sinh, được Phi trạch diệt, tuy là lửa định cũng chẳng thể thiêu đốt, vì thô tế khác nhau vậy. Lửa định đối với lửa thế gian tuy là tế diệu, nhưng đối với tâm vẫn còn thô thiển, vì là sắc pháp có hình chất vậy. Tỷ lượng, đây lại có năm thứ: Một là, tướng, hai là, thể, ba là, nghiệp, bốn là, pháp, năm là, nhân quả. Tưởng tỷ lượng nghĩa là tùy chỗ có tướng mạo tướng thuộc đó, hoặc do hiện tại và trước chỗ suy đạt cảnh giới, như do thấy phướng nên so biết có xe, do thấy khói nên so biết có lửa v.v… Thể so lượng là do hiện thấy tự thể tánh kia, so loại vật kia chẳng hiện thấy thể, hoặc hiện thấy một phần tự thể kia so loại các phần khác, như đem hiện tại so loại với quá khứ hay tương lai v.v… Nghiệp so lượng, nghĩa là lấy tác dụng so nơi nghiệp nương tựa, như thấy vật ở xa không có lay động, chim nhóm tụ ở trên, các sự như vậy tỷ biết là vật, nếu sự có lay động v.v… tỷ biết là người v.v… pháp so lượng, nghĩa là đối với tất cả pháp cùng thuộc hiển trước, lấy một so với các khác, như thuộc vô thường so biết có vậy, do thuộc khổ nên so không vô ngã, do thuộc sinh nên so có pháp già, do thuộc lão nên tỷ có pháp chết v.v… nhân quả so lượng nghĩa là nhân quả cùng so, như thấy vật đi so có chỗ đến, thấy có chỗ đến so trước có đi. Nếu thấy có người đúng pháp thờ vua so biết sẽ được lộc vị lớn lao, thấy lộc vị lớn lao so biết trước đã đúng pháp thờ vua v.v… ba lượng tám thức phân biệt là năm thức trước chỉ là hiện lượng, vì năm thức trước hiển hiện chứng cảnh, tâm chẳng làm hạnh giải, được tự tánh pháp nhậm vận chuyển vậy. Ý thức thứ sáu thông khắp ba lượng; lại có hai thứ: Một là, ý thức rành rẽ cùng năm đồng duyên thông ba lượng, niệm đầu tiên được tự tánh năm trần là hiện lượng. Từ niệm thứ hai đến lúc tâm làm giải hiểu, nếu lượng cảnh chẳng sai nhầm tức là so lượng. Nếu tâm sở chẳng xứng cảnh biết tức là phi lượng. Hai là, ý thức độc đầu, lại có ba thứ: Thứ nhất, tán vị độc đầu cũng thông cả ba lượng, nhiều là so lượng và phi lượng, nếu duyên với hiện lượng, đây được năm thức dẫn khởi riêng tán ý thức, nói là ở niệm thứ nhất duyên cảnh năm trần là sở duyên của năm thức từ trước lại, được tự tánh đó, gọi là hiện lượng. Thứ hai, độc đầu trong định, chỉ là hiện lượng. Thứ ba, độc đầu trong mộng, chỉ là phi lượng. Nếu kiến phần chỉ là phi lượng. Hai phần trong là hiện lượng. Thức Mạt-na thứ bảy, căn cứ trong vị hữu lậu chỉ là phi lượng, vọng chấp kiến phần thức thứ tám làm ngã làm pháp. Nên xưa nay kiến phần thức thứ tám là bạch tịnh vô ký nhưng chẳng phải là ngã, nay bị thức thứ bảy vọng chấp làm ngã, chẳng xứng cảnh Niết-bàn nên gọi là phi lượng. Nếu hai phần trong thức thứ bảy chỉ là hiện lượng, thì thức A-lại-da thứ tám đồng năm hiện lượng như trước đã giải.

Hỏi: Chân hiện lượng và tợ hiện lượng làm sao phân biệt?

Đáp: Xưa trước giải thích hiện lượng có hai: Một là chân, hai là tợ. Chân hiện lượng thể tức thân năm thức. Cả năm cùng ý các tự chứng phần các định tâm gần thức thứ tám. Các tâm tâm sở đây có sáu nghĩa gọi là hiện: Một là, hiện có, chọn như lông rùa v.v… Hai là, hiện tại, chọn quá khứ và tương lai. Ba là, hiển hiện, chọn chủng tử không Tịnh độ. Bốn là, hiện lìa chiếu hiện gọi là hiện, nghĩa là hành tướng tâm năng duyên xa lìa các phân biệt. Nghĩa là tâm lìa tùy nghi tên lời chủng loại phân biệt các môn v.v… Trong luận Nhân Minh nói: “Trong đây hiện lượng nghĩa là không phân biệt”. Giải thích: Tức hiện hành tướng năng duyên chẳng trù chẳng đạt mặc tinh theo nhân. Chiếu hợp cảnh trước nên vậy. Năm là, hiện nghĩa là rõ hiện, nghĩa là các tâm định lắng yên, tùy duyên cảnh nào đều chứng rõ vậy, tức chứng rõ các cảnh, gọi là hiện lượng. Sáu là, hiện nghĩa là thân hiện, tức thân ngầm tự thể, như tất cả tán tâm, như thân gần nơi cảnh rõ tự thể khác đều gọi là hiện lượng. Thứ năm, Minh (rõ) hiện; thứ sáu, thân hiện. Hai thứ nghĩa này chọn các tà trí v.v… như người mắt bệnh thấy hoa đốm giữa hư không, vòng lông xoay tròn v.v… tuy lìa phân biệt mặc tình mà duyên, nhưng chẳng thể rõ chứng các cảnh thân ngầm tự thể, nên chẳng phải hiện lượng vậy. Tợ hiện lượng, căn cứ theo lý mà nói có năm thứ trí đều gọi là tợ hiện lượng: Một là, tán tâm duyên quá khứ, hai là, độc ý duyên hiện tại, ba là, tán ý duyên tương lai, bốn là, duyên ba đời nghi trí, năm là, duyên hiện tại các hoặc loạn giải. Hành tướng các tâm năng duyên đây có trù đạt, đều chẳng lấy tự tướng làm cảnh. Lại tùy sở thọ trước phân biệt mà chuyển, gọi là tợ hiện lượng. Nhưng có hai thứ: Một là tâm không phân biệt, nghĩa là loại người ngu si, và mặc tình thấy hoa đốm giữa hư không v.v… Tuy không phân biệt nhưng chẳng phân rõ ngầm chứng cảnh vậy, gọi là hiện lượng. Hai là, tâm có phân biệt, hiện kẹt danh ngôn chẳng được tự tướng của pháp vọng cho là rành rẽ được tự thể cảnh, gọi là tợ hiện lượng. Lại nói: Nam nữ trời đất v.v… thấy một hợp tướng, gọi là tợ hiện lượng, đây vì các duyên hợp vậy, như quấy các bụi nhỏ để thành màu sắc, hợp năm ấm để thành người, gọi là một hợp tướng. Thấy như vậy là có trí phân biệt đối với nghĩa chuyển khác nên gọi là tợ hiện lượng. Chân hiện lượng là như một hợp tướng, tướng chẳng thể được. Như trong kinh Kim Cang nói: “Như Lai nói một hợp tướng tức chẳng phải một hợp tướng. Vì theo duyên hợp tức không tánh vậy”. Tánh của không tánh là lý sở chứng. Biết như vậy là chánh trí sinh, là nơi tự tướng chuyển gọi là chân hiện lượng. Lại, phủi vết năng chứng sở chứng là chân hiện lượng. Nghĩa là nếu có trí của ngoài như cùng như hợp là còn có chỗ được, chẳng phải chứng chân thật. Năng sở cả hai đều mất mới là chân hiện. Trong luận Duy Thức nói: “Nếu lúc nơi sở thuyên, trí đều không chỗ được. Khi ấy trú Duy thức, lìa hai thủ tướng vậy”. Trong kinh nói: “Cũng không trí ngoài như năng chứng ở như mới là chân hiện lượng”. Do đó, chư Phật hành xử thảy đều hiện lượng. Như trong kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà-la-ni nói: “Như Lai thảy đều biết hơi thở vào ra nơi các chúng sinh kia, các thứ ăn uống, các thứ tư cụ, các thứ tướng mạo các thứ căn khí, các thứ hạnh giải, các thứ tâm tánh, chết đây sinh kia, từng sát-na lưu chuyển, sinh diệt tương tục. Như Lai thảy đều rõ biết tất cả hiện lượng sở đắc như vậy, chẳng phải tỷ lượng mà biết. Thế nào là hiện lượng? Nghĩa là chẳng động niệm như thật mà biết, chẳng phải lưu chuyển tâm vào quá khứ. Lúc biết như vậy trí tuệ đầy đủ, tùy tâm chúng sinh, nói các thứ pháp”.

Hỏi: Bản thức biến tợ căn thân khí thế gian v.v… là tự biến hay là cộng biến?

Đáp: Trong đây có bốn câu: Một là, cộng biến trong cộng. Hai là, chẳng cộng biến trong cộng. Ba là, chẳng cộng biến trong chẳng cộng. Bốn là, cộng biến trong chẳng cộng. Trong luận Duy Thức nói: “Nói cộng biến, nghĩa là thức dị thục do lực của cộng tướng chủng thành thục, nên thức tợ tướng khí thế gian như sắc v.v… tức ngoài đại chủng và sắc do đại chủng tạo nên, tuy các hữu tình biến nên mỗi mỗi riêng biệt mà tướng tương tợ, xứ sở không khác, như ánh đèn sáng mỗi mỗi khắp cùng tợ một. Giải thích Ý nghĩa đây nói do tự chủng tử làm nhân duyên. Bản thức biến làm tướng khí thế gian, chỉ ngoài chẳng phải tình. Đây tức năng tạo và sắc sở tạo tại xứ ngoài nên nói là Đại chủng ngoài, chẳng phải pháp ngoài tâm. Vả lại, các chủng tử gồm có hai thứ: Một là cộng tướng, hai là chẳng cộng tướng. Thế nào là cộng tướng (tướng chung)? Là chỗ nhiều người cùng cảm vậy, tuy biết chỗ biến của mỗi người mỗi riêng biệt, gọi là Duy thức, nhưng có nghĩa tương tợ cộng thọ dụng, nói tên là cộng tướng, kỳ thật chẳng phải tự biến tha năng dụng đó. Nếu năng dụng, đây tức gọi là duyên pháp ngoài tâm. Nhưng ngã vật đây làm tăng thượng duyên, khiến nhiều người có thể cùng thọ dụng nên gọi là cộng, như núi sông v.v… chẳng cộng tướng, nếu theo lý Duy thức, chỉ là tự tâm biến, gọi là chẳng cộng tướng, tất cả đều là tha biến tha vật, tự chẳng thể dùng, cũng gọi là chẳng cộng tướng. Nhưng nay tạm căn cứ tự thân năng dùng, tha chẳng được dùng, gọi là chẳng cộng, như nô tỳ v.v… Lại, giải thích: Trong cộng có hai: Một là, cộng trong cộng, như núi sông v.v… chẳng phải chỉ một thú dùng mà thú khác chẳng thể dùng. Lại, trong Duy Thức Nghĩa Kính nói: “Cộng trong cộng là nhiều thức đồng biến, gọi đó là cộng, thức đã đồng dụng lại gọi là cộng”. Lại, trong Duy Thức Sao nói: “Gọi là nhiều thủ hữu tình thức biến nên sắc đồng tại một nơi qua lại xen lẫn, tướng đó tương tợ đồng cộng thọ dụng, gọi là cộng trong cộng. Chữ cộng trước là nói về sở duyên duyên, chữ cộng sau là nói về tăng thượng duyên, tức núi sông v.v… không chủ vậy. Nếu là có chủ tức là nhiếp thuộc của chẳng cộng trong cộng; Hai là, chẳng cộng trong cộng, như ruộng vườn của mình và các vật, chỗ thấy lửa dữ v.v… của quỷ, người thấy là nước, người khác thú khác chẳng thể dùng vậy. Trong chẳng cộng tướng cũng có hai thứ: Một là, chẳng cộng trong chẳng cộng, như các căn nhãn v.v… chỉ tự thức nương dụng, chẳng phải thức khác dụng. Hai là, cộng trong chẳng cộng, như căn phù trần của tự, tha cũng thọ dụng vậy. Đây nói cộng tướng chủng tức là cộng trong cộng, như các đèn sáng mỗi mỗi khắp cùng mà tợ một, đây là giải thích cộng quả đồng tại một nơi chẳng chướng ngại nhau nghĩa là khí tướng bên ngoài như các đèn sáng cùng tại một phòng mỗi mỗi khắp phòng, mỗi mỗi tự riêng biệt, mà tướng tương tợ, xứ sở không khác. Đây làm sao biết mỗi mỗi khắp cùng vậy? Lúc một ngọn đèn bỏ đi, ánh sáng đó vẫn thường khắp, như chung làm một vậy thì nên đem một ngọn đèn đi rồi, các ánh sáng khác chẳng cùng khắp, lại xen lẫn vào. Chẳng cách ngại nhau, nên thấy tợ một. Đặt nhiều ngọn rồi, ảnh người cũng nhiễu vậy. Lại nói: Thứ nhất, chẳng cộng biến trong chẳng cộng, như nhãn v.v… năm căn, chỉ tự thức thứ tám, trong đó tâm cuối cùng ở niệm đầu tiên, lúc gá di thể của cha mẹ biến gọi là chẳng cộng, chỉ tự thức thứ tám biến vậy. Lại, chỉ tự thọ dụng, lại gọi là chẳng cộng, như nhãn thức chỉ nương nhãn căn mà phát nhãn thức, cho đến thân thức nương thân căn v.v…; Thứ hai, Cộng biến trong chẳng cộng, tức năm phù trần bên trong mới đầu chỉ tự thức thứ tám biến gọi là chẳng cộng biến. Sau khi sinh rồi, người khác cũng có nghĩa thọ dụng, lại gọi là cộng.

Hỏi: Nếu chấp thuận thọ dụng phù trần người khác, sao gọi là Duy thức? Phải chẳng thủ pháp ngoài tâm?

Đáp: Lúc thọ dụng phù trần người khác, tự thức trước biến một lớp tướng phần tại trên thân người khác, nếu lúc thọ dụng lại thọ dụng tự chứng phần, ngoài tâm không pháp có thể thành môn Duy thức.

Hỏi: Nếu nói thọ dụng tự tướng phần, cớ sao giết người, khác lại bị tội đọa địa ngục? Vì đó là giết tự tướng phần vậy?

Đáp: Tự tướng phần cùng tha tướng phần đồng tại nơi thân tha, giết tự tướng phần cũng có thể khiến tướng phần năm căn người khác đoạn diệt, nên bị tội vậy; Thứ ba, cộng biến trong cộng, như núi sông đại địa v.v… do lực cộng nghiệp của mọi người biến, lại cùng được thọ dụng.

Hỏi: Nhiều người cùng biến gọi là cộng, như có một cây gỗ, hai mươi người cùng biến tức có hai mươi lớp tướng phần, chợt bị một người chặt phá cây đó, tự tướng phần chẳng thể gọi là Duy thức, tướng phần mười chín người khác cũng không, nên chẳng phải Duy thức, vì tự chẳng chặt phá vậy ư?

Đáp: Chỗ một người chặt phá, tướng phần là sở tùy, tướng phần mười chín người khác là năng tùy. Tướng phần năng tùy hẳn nương sở tùy mà có, nên sở tùy đã không thì năng tùy cũng diệt. Do nghĩa biên này, cũng gọi là Duy thức. Nên trong luận Du-già nói: “Tương tợ nghiệp sinh, tùy thuận nghiệp chuyển”, tức lúc cộng nghiệp chúng sinh biến được gọi là nghiệp tương tợ. Tướng phần nhiều người đó bị một người thọ dụng, tức gọi là tùy thuận nghiệp chuyển, lại cộng biến cộng thọ dụng vậy; Thứ tư, chẳng cộng biến trong cộng, như ruộng vườn vợ con, thức thứ tám của nhiều người cộng biến được gọi là cộng. Nếu lúc thọ dụng chỉ tự sáu thức trước thọ dụng, chẳng thông cùng người khác tức gọi là chẳng cộng. Lại như chỉ một thứ nước mà bốn tâm tùy nghiệp mỗi tự thấy khác.

Hỏi: Các thức mỗi mỗi biến tự căn, lại biến căn khác chăng?

Đáp: Chỉ biến tợ nơi căn khác nương tựa, căn khác ở nơi mình đều không dụng vậy. Trong luận có kệ tụng nói:

“Thức sinh biến tợ nghĩa

Hữu tình ngã cập liễu

Cảnh đây thật chẳng có

Cảnh không nên thức không”.

Giải thích: Tám thức sinh biến tợ nghĩa tức là năm trần, nghĩa đó gọi là cảnh, vìp y tha tợ thật có vậy. Biến tợ hữu tình, tức là số pháp năm căn chúng sinh. Tình tức là căn, gọi là Tát-đỏa. Biến tợ ngã là Mạt-na năng biến, cập liễu là sáu thức duyên liễu, tức thức thứ tám duyên hai sắc căn trần, thức thứ bảy duyên ngã, sáu thức trước duyên sáu trần, nghĩa pháp sở liễu. Trong luận nói: “Có nghĩa chỉ năng biến tợ nơi nương tựa, căn kẻ khác ở nơi mình chẳng phải chỗ dụng. Tợ thân tự và tha năm căn hiện, là nói nghĩa thức tự và tha mỗi mỗi tự biến, đây chỉ biến nơi căn kẻ khác nương tựa, căn kẻ khác ở nơi mình đều không dụng vậy. Nếu không dụng cũng biến, sao chẳng biến bảy thức? Vì không dụng duyên lự mà được duyên vậy. Nếu vậy, nói căn của tự và tha hiện, văn làm sao thông? Điều nói thức A-lại-da của tự và tha, mỗi tự biến làm căn, chẳng phải tự biến căn tha. Một thì thông dụng chẳng biến căn tha, hai là do thuyết chẳng định bản thức tự thân biến căn tha vậy, chẳng thể làm thể.

Hỏi: Sắc từ thức biến, vậy vô sắc giới không sắc, cớ sao nói biến?

Đáp: Chỗ thấy của chúng sinh ở hạ giới là sắc của nghiệp quả. Vô sắc giới hiện cảnh tức là sắc của định quả, đều chẳng lìa tâm. Đại sư Từ Ân Khuy Cơ nói: “Do biến trong định khác thân kẻ khác”. Trong luận Du-già nói: “Trời cõi Sắc và Vô sắc biến thân muôn ức cùng đứng trên đầu mảy lông, là tâm bình đẳng. Vô sắc đã không lực thông, tức chỉ là định lực”. Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Tỷ căn của Bồ-tát nghe mùi hương nói cung điện vô sắc giới”. Trong kinh A-hàm nói: “Lúc Xá-lợiphất nhập Niết-bàn, trời sắc và vô sắc từ trong cung đổ lệ như mưa xuân nhỏ, lúc Ba-xà-ba-đề nhập Niết-bàn, trời sắc và vô sắc đứng bên cạnh Đức Phật và cảnh định trong sách thật, là lúc biến nên cảnh là tương tục là gián đoạn, nếu trong thân có nhiều tương tục ít gián đoạn, do có sinh một niệm tức bèn mạng chung. Hoặc như phù du v.v… sinh rồi thì chết vậy. Nếu khí ngoài biến lúc nhiều phần lớn, tùy thế lực nghiệp nhậm vận biến vậy.

Hỏi: Bản thức định duyên pháp nào?

Đáp: Thức duyên thật pháp, chẳng duyên giả pháp. Đại sư Từ

Ân Khuy Cơ có hỏi: Bản thức há chẳng duyên bốn sắc vô cùng qua loa v.v…? Đáp: Vì giả nên chẳng duyên, như pháp chẳng tương ưng. Trong luận Đối Pháp nói: “vô cùng qua loa, vô cùng xa xôi, chỉ là ý thức thứ sáu có thể chiết làm cực vi vậy. Thức thứ tám chẳng duyên thọ chỗ dẫn trong sắc. Nếu định đạo cộng sắc tức chẳng duyên đây, chỉ lấy hiện hành tư duy làm thể vậy. Sắc do biến kế khởi chỉ là bóng gương trăng nước, đây cũng chẳng duyên, chỉ thức thứ sáu biến kế khởi vậy. Lại định trong chỗ sinh sắc như quán mười tất cả xứ cũng chẳng duyên sắc giả tưởng, nên văn luận đây nói chỉ duyên sắc thật chẳng duyên sắc giả, chỗ duyên của thức thứ tám hẳn có dụng vậy. Không thật dụng kia, thức thứ tám không duyên. Nhưng thể các pháp: Một là, pháp có, hai là, pháp không. Thức thứ tám cớ sao chẳng duyên pháp không? Đây mặc tình duyên chẳng phải phân biệt vậy, không có tính lường trù đạt vậy. Trí hậu đắc có tính lường v.v… ở sáu thức đều có phân biệt vậy. Do đây nên biết thể thức thứ tám chẳng duyên ngã vậy, thức thứ tám biến, biến hẳn có dụng vậy, chẳng duyên không dụng, không dụng nên chẳng duyên ngã v.v… vì không thể dụng vậy. Ở trong pháp có lược có hai thứ: Một là, hữu vi, hai là, vô vi. Cớ sao thức đây chẳng duyên vô vi? Nếu thật vô vi nhân chưa chứng vậy, nếu giả vô vi, không thể dụng vậy, đều chẳng được duyên.

Hỏi: Thức hữu lậu biến có mấy thứ biến?

Đáp: Lược có hai thứ: Một là, nhân duyên biến, hai là, phân biệt biến. Trong luận Duy Thức nói: “Thức hữu lậu biến lược có hai thứ: Một là, tùy thế lực của nhân duyên nên biến, hai là, tùy thế lực phân biệt nên biến”. Giải thích: Nhân duyên sinh, nghĩa là do nghiệp trước và danh ngôn thật chủng tức cần có lực, chỉ tâm mặc tình, chẳng phải do tác ý, tâm đó mới sinh, tức năm thức trước và thức thứ tám tùy nhân dị thục tăng thượng đó làm duyên loại , danh ngôn chủng làm nhân, nên biến nơi cảnh. Phân biệt biến, nghĩa là tác ý sinh tâm, là tâm tính lường, tức thức thứ sáu và thứ bảy tùy sự phân biệt tác ý sinh vậy. Do thức thứ sáu và thứ bảy đây lúc duyên ảnh tượng tướng phần, không có thật thể, chưa hẳn có dụng, mới đầu tùy nhân duyên biến hẳn có thể dụng thật, tức cảnh do năm thức trước và thức thứ tám biến nên. Sau tùy phân biệt biến, chỉ năng làm cảnh chẳng phải hẳn có dụng, tức thức thứ bảy v.v… Lại giải thích: Mới đầu chỉ thức thứ tám, dị thục sinh vậy, nơi sở huân, năng trì chủng vậy nên biến hẳn có dụng. Sau, bảy thức còn lại biến nên sắc xúc v.v… đều không thật dụng, tợ bản chất dụng, như ánh sáng trong gương, tánh cảnh trong ba cảnh chẳng tùy tâm, nhân duyên biến nhiếp. Độc ảnh cảnh đới chất cảnh đều phân biệt biến. Lại, trong luận nói: “Thức dị thục biến chỉ tùy nhân duyên, sắc sở biến v.v… hẳn có thật dụng. Nếu biến tâm v.v… bèn không thật dụng. Tướng phần tâm v.v… chẳng năng duyên nên vậy. Sắc hiển biến v.v… từ thật chủng sinh nên pháp sở biến hẳn có thể dụng. Nếu tướng phần tâm tâm sở như hóa tâm v.v… nên chẳng duyên đó, duyên bèn không dụng”. Trong kinh Giải Thâm Mật nói: “Các tâm biến hóa, không tự nương tâm, có tâm nương khác”. Trong luận Phật Địa nói: “Không tâm tự duyên lự thật thể, có tâm tùy kiến phần biến ra tướng phần tợ lự như ánh sáng trong gương, đây tức là phân biệt biến. Bốn câu phân biệt: Một là, nhân duyên biến chẳng phải phân biệt biến tức tâm tâm sở năm thức trước và tâm vương thức thứ tám làm sở duyên tướng phần, từ tự chủng sinh vậy. Hai là, chỉ phân biệt biến chẳng phải nhân duyên biến tức thức hý luận thứ bảy và năm tâm sở thức thứ tám, đó là sở biến tướng phần chỉ từ tâm phân biệt sinh vậy. Ba là, đều ùng, tức thức hữu lậu thứ sáu và thức vô lậu thứ tám, vì năng thông duyên các pháp giả thật vậy. Bốn là, đều chẳng phải, tức chẳng tương ưng hành, là vì không thật thể, chẳng cùng năng duyên đồng chủng sinh vậy”.

Hỏi: Thức đây đối với bốn pháp thiện, bất thiện, hữu phú, vô ký, vô phú vô ký là pháp nào nhiếp thuộc.

Đáp: Trong luận nói: “Thức đây chỉ là vô phú vô ký, tánh dị thục vậy. Dị thục nếu là tánh thiện nhiễm là lưu chuyển trở lại diệt nên chẳng được thành. Lại thức đây là thiện nhiễm nương tựa vậy. Nếu thiện nhiễm là qua lại trái nhau vậy, nên chẳng cùng hai câu (đều cùng) làm chỗ nương tựa. Lại thức đây là chỗ huân tánh, nếu thiện nhiễm là như rất thơm thối nên chẳng thọ huân, vì không huân tập vậy, nhân quả nhiễm tịnh đều chẳng thành lập. Đây chỉ là vô phú vô ký. Phú nghĩa là nhiễm pháp, chướng ngăn Thánh đạo vậy. Lại năng ngăn che tâm khiến chẳng tịnh vậy. Thức đây chẳng phải nhiễm nên vô phú, ký nghĩa là thiện ác. Có ái chẳng phải ái quả và tự thể thù thắng có thể ký biệt vậy. Đây chẳng phải thiện ác, nên gọi là vô ký, xúc v.v… cũng là như vậy. Nghĩa là như thức A-lại-da chỉ là tánh vô phú vô ký nhiếp, xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư cũng vậy, các pháp tương ưng hẳn đồng tánh vậy”. Giải thích: Dị thục nếu là tánh thiện nhiễm là lưu chuyển hoàn diệt, nên chẳng được thành. Thiện thú đã là thiện nên chẳng sinh bất thiện, luôn sinh thiện vậy, tức không lưu chuyển, nghĩa của ác thú là do nghiệp nên sinh tử lưu, do khổ nên sinh tử chuyển, ác thú hẳn cũng vậy, đã luôn sinh ác nên không hoàn diệt. Do đạo nên hoàn (trở lại), do diệt nên diệt. Lại thức đây là thiện nhiếp nương tựa là thức này đã là chủ của quả báo, đã luôn là thiện nên chẳng bị ác nương tựa. Là ác cũng nên chẳng bị thiện nương tựa, qua lại trái nhau vậy. Nếu thiện nhiễm là như rất thơm thối nên chẳng bị huân, thức đây chỉ là tánh vô ký, có thể thọ huân tập. Đã không huân tập tức không có hạt giống, hạt giống nếu không tức là không nhân. Nhân đã không nên quả đó cũng không. Đây chỉ là vô phú vô ký, vô ký có ba: Một là, tương ưng vô ký, nghĩa là các tâm tâm sở pháp vô ký. Hai là, chẳng tương ưng vô ký, nghĩa là vô ký sắc chẳng tương ưng pháp. Ba là, chân thật vô ký, nghĩa là hư phi trạch diệt. Lại, biện rộng bốn thứ vô ký: Một là, năng biến vô ký, tức là tâm tâm sở pháp vô ký vậy. Hai là, sở biến vô ký, tức các sắc pháp và chủng tử v.v… vậy. Ba là, phân vị vô ký, tức trong hai mươi bốn chẳng tương ưng hành có mượn pháp vô ký phân vị lập đó vậy. Bốn là, thắng nghĩa vô ký, tức hư không phi trạch diệt vô vi vậy. Lại căn cứ trong năng biến vô ký thứ nhất lại có bốn thứ vô ký: Một là, dị thục, hai là, oai nghi, ba là, công xảo, bốn là, biến hóa. Dị thục vô ký, dị là riêng khác, tức tánh nhân quả khác biệt nhau, nhân thông cả thiện ác, aủ chỉ vô ký. Thục là thành thục. Đây chỉ thuộc quả. Nhân quả hợp nói gọi là dị thục. Vô ký là chẳng thể ghi nhớ riêng biệt ngay quả gọi là vô ký. Hoặc ở trong thiện ác không chỗ ghi nhớ riêng biệt, gọi là vô ký. Nghiệp cảm đây là chân dị thục vô ký tức thức thứ tám. Nghiệp tức thiện tư ác tư, cảm, nghĩa là tập là chiêu (vời). Vì hiện hành tư đây năng tạo tác cảm tập năm quả chủng tử thức tổng báo v.v… ở tương lai, lại năng chiêu cảm quả năm uẩn hiện hành dị thục ở tương lai, nên gọi là nghiệp cảm. Nói chân là thật vậy, kén chọn mạng căn tuy là dị thục mà tạm là giả. Lại, chân là thường vậy, thể thường tương tục không cógd, khắp cùng giới địa đều có gọi là chân dị thục vô ký. Lại, nếu pháp thể là dị thục từ thức dị thục khởi mà không gián đoạn, khắp giới địa đều có, gọi là chân dị thục, cũng gọi là dị thục sinh. Nếu pháp thể là dị thục từ thức dị thục khởi, có gián đoạn đó, lại chẳng có khắp giới địa, chỉ gọi là dị thục sinh, chẳng được gọi là chân dị thục, tức kén chọn thể thức thứ sáu. Hẳn nếu thể chẳng phải dị thục, lại có gián đoạn, lại chẳng khắp giới địa, tuy từ thức dị thục khởi, chẳng gọi là chân dị thục, chỉ được gọi là dị thục sinh.

Nếu oai nghi, công xảo, biến hóa v.v… tuy có năng tạo tác mà chẳng chiêu quả báo thiện ác v.v… nên gọi là vô ký.

Hỏi: Thức A-lại-da nếu thường thì không chuyển biến, nếu đoạn thì chẳng tương tục, làm sao thông hiểu được hợp chánh lý?

Đáp: Chẳng một chẳng khác, chẳng đoạn chẳng thường, mới khế hợp nhân duyên chánh lý Duy thức. Trong luận Duy Thức nói: “Thức đây chẳng phải đoạn chẳng phải thường, vì luôn chuyển vậy. Luôn (hằng) nghĩa là thức đây từ vô thủy đến nay một loại tương tục thường không gián đoạn, là giới thú sinh gốc khái niệm vậy, tánh kiên trì chủng khiến chẳng mất vậy. Chuyển, nghĩa là thức đây từ vô thủy đến nay, niệm niệm sinh diệt trước sau đổi khác, nhân diệt quả sinh chẳng phải thường một vậy, có thể làm chuyển thức huân thành chủng vậy. Nói hằng (luôn) là ngăn đoạn, nói chuyển là chẳng phải thường, giống như thác đổ, nhân quả pháp vậy, như nước dòng thác chẳng phải thường chẳng phải đoạn, tương tục thời gian dài, có chỗ chìm nổi. Thức đây cũng vậy, từ vô thủy đến nay sinh diệt tương tục, chẳng phải thường chẳng phải đoạn, chìm nổi hữu tình, khiến chẳng ra khỏi. Lại như gió dòng thác v.v… đánh nổi các gợn sóng mà dòng chảy chẳng đoạn. Thức đây cũng vậy, tuy gặp các duyên khởi nhãn thức v.v… mà luôn tương tục. Lại như nước xoáy dòng thác, các vật cá cỏ v.v… lên xuống theo dòng chẳng bỏ. Thức đây cũng vậy, cùng các pháp tập khí bên trong xúc bên ngoài v.v… luôn cùng tùy chuyển, pháp dụ như vậy, ý hiển bày nghĩa của thức đây nhân quả từ vô thủy chẳng phải thường chẳng phải đoạn. Nghĩa là tánh thức đây từ vô thủy đến nay trong từng sát-na quả sinh nhân diệt, quả sinh nên chẳng phải đoạn. Nhân diệt nên chẳng phải thường, chẳng phải đoạn chẳng phải thường là lý duyên khởi, nên nói thức đây luôn chuyển như dòng thác. Giải thích: Một loại là nghĩa thường vô ký. Tương tục là nghĩa chưa từng đoạn. Giới thú sinh bản tức là nương tựa thức đây vậy. Khái niệm ba giới năm thú bốn sinh là dẫn quả vậy. Thức là gốc của giới thú sinh. Nhân diệt quả sinh chẳng phải thường một vậy là tánh nhân quả vậy, kén chọn chẳng phải ngã vậy. Có sinh diệt nên kén chọn thường chẳng phải tự tánh vậy. Pháp của thường một không có nhân quả. Lại nếu không nhân quả tức là đoạn thường, vì là thường vậy, như hư không v.v… nên chẳng bị huân. Nếu chẳng bị huân tức không sinh tử Niết-bàn sai biệt. Nếu bị huân phải đầy đủ bốn nghĩa: Một là, vô ký, hai là, kiên trú, ba là, có thể huân, bốn là, chẳng phải thường một là, bốn tương ưng có thể làm chuyển thức huân vậy.

Hỏi: Thức đây đã nói là luôn chuyển như dòng thác, quyết định có sinh diệt đến đi chăng?

Đáp: Thức đây chẳng giữ tự tánh lúc tùy duyên biến, tợ có lưu chuyển mà thật không sinh diệt, cũng chẳng phải đến đi, như nước lắng nổi bọt bóng, bọt bóng là nước, hoa sinh giữa không giới, hoa toàn là không, thức tánh chưa thường khứ lai, hư không nào từng sinh diệt. Như Đại sư Mã Tổ nói: “Nếu đời nay những chỗ đã kinh hành, cho đến nơi ruộng đất vườn nhà, cha mẹ anh em v.v… toàn tâm mà thấy, tâm đó xưa nay chẳng đi, chớ nói thấy sự kia thì nói tâm đi. Tâm tánh vốn không đến đi, cũng không khởi diệt, nhưng nơi kinh hành và ở nhà cha mẹ quyến thuộc v.v… nay các chỗ thấy là do thời xưa thấy vậy, đều là thức thứ tám ngậm chứa trong thức, nhớ giữ tại tâm, chẳng phải nay tâm đi, cũng gọi là thức chủng tử, cũng gọi là thức hàm tàng, tích trử chỗ thấy ngày xưa, là thức tánh rỗng thông niệm niệm tự thấy, gọi là thức theo cựu, cũng gọi là sinh tử trôi chảy, niệm niệm đây tự lìa, chẳng dùng đoạn diệt. Nếu diệt tâm đây, gọi là đoạn mất chủng tánh Phật. Tâm đây vốn là thể của chân như, Như Lai tạng sâu mầu mà chung cùng bảy thức”. Phó Đại sĩ nói: “Tâm tánh không đến cũng không đi, duyên lự chuyển thật chẳng dừng”. Lại tâm không xứ sở nên gọi là chẳng dừng. Tâm thể thật không đến đi, chỗ xưa trải qua rõ ràng thấy biết, tánh tự rỗng thông, thể không đi ở, chẳng dụng trừ diệt tâm đây. Nếu biết tâm đây vốn là thể Phật, chẳng phải khiếp sợ nay có, chẳng biết tâm người lấy đây làm vọng, trọn ngày trừ diệt cũng chẳng thể được diệt, giả sử khiến được diệt, chứng quả Thanh văn cũng chẳng phải rốt ráo, chỉ như chư Phật trong quá khứ, sự việc trong vô lượng kiếp thấy như ngày nay. Tánh của chân như linh thông tự tại, chiếu dụng vô phương, chẳng thể đồng vật vô tình. Phật tánh là vật sinh khí, chẳng thể ngây ngất vậy không biết, chỉ không tâm lượng, các thứ hành xử như huyễn như hóa, như cơ quan người gỗ rốt ráo không có tâm lượng, nơi tất cả xứ không chấp buộc, không đắm trú, không chỗ cầu, ở trong tất cả thời lại không một pháp có thể được.

Hỏi: Thức A-lại-da đây đã là nhân của tất cả pháp, lại xứng dẫn quả, chỉ như pháp của nhân quả, là chân thật có hay giả thiết bày?

Đáp: Đều từ thức biến, là giả thiết bày. Trong luận nói: “Nghĩa là chánh lý đây sâu mầu lìa nói năng, như nói nhân quả v.v… đều là giả thiết bày, quán pháp hiện tại có dụng dẫn sau, giả lập ngay quả. Đối thuyết hiện nhân, quán pháp hiện tại có tướng đáp trước. Giả lập từng nhân. Đối nói hiệu quả”. Giả nghĩa là hiện thức tợ kia cùng hiện. Nhân quả như vậy lý thú hiển nhiên, xa lìa hai biên, khế hợp Trung đạo, những người có trí nên thuận tu học. Giải thích: Nay nói rõ tự tướng các pháp lìa ngôn thuyết, nghĩa là quán ba đời chỉ có hiện pháp. Quán hiện pháp đây có dụng năng dẫn sinh ngay quả, ngay quả tuy không mà pháp hiện tại có dụng dẫn kia. Dụng là công năng. Hành giả tìm thấy trên hiện pháp có công dụng đó, quán pháp quả đây thỏa tâm biến làm tướng của tương lai. Đây tợ tương lai thật là hiện tại, tức giả nói chỗ biến tương lai đây gọi là ngay quả. Đối với quả giả đang có đây mà nói pháp hiện tại làm nhân. Quả tương lai đây tức công năng quán pháp hiện tại mà giả biến vậy, nhân đó cũng vậy. Quán hiện pháp đây có tướng đáp trước, tức tướng dị thục biến v.v… quán nơi chỗ theo sinh đây mà năng biến làm quá khứ, thật chẳng phải quá khứ mà là hiện tại, giả nói sở biến làm hiện pháp tức đối giả đây từng có nhân quá khứ mà nói hiện tại làm quả, mà thật sở quán chẳng phải nhân chẳng phải chẳng nhân, chẳng phải quả chẳng phải chẳng quả. Vả lại như nơi nhân tánh lìa ngôn thuyết vậy, chẳng phải thật là nhân, có công năng nên chẳng phải định chẳng nhân, quả cũng như vậy.