TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 45

Ở trên là dẫn nêu Thai giáo nói rõ hai pháp định tuệ an tâm, tiếp theo y cứ tông Hoa Nghiêm để giải thích. Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Ở trong nhãn căn vào chánh định, ở trong sắc trần từ định ra, chỉ bày sắc tánh chẳng nghĩ bàn, tất cả trời người chẳng thể biết. Ở trong sắc trần vào chánh định, ở nhãn ra định tâm chẳng loạn, nói nhãn không sinh không có khởi, tánh không tịch diệt không chỗ làm”.

Sớ thích nói: Định tuệ tuy có nhiều mà chẳng vượt ngoài hai thứ: Một là sự, hai là lý. Kiềm chế một nơi, không sự gì chẳng xong, là môn sự định vậy. Năng quán tâm tánh khế lý chẳng động là môn lý định vậy. Rõ thấu pháp tướng là sự quán vậy. Khéo rõ vô sinh là lý quán vậy. Trong các kinh luận hoặc riêng nói sự định hoặc chỉ nói lý định. Hai quán cũng vậy, hoặc đánh thể sự lý chỉ quán tương đối, hoặc dùng sự quán đối với lý định. Như trong luận Khởi Tín nói: Ngưng (chỉ) tất cả tướng, cho đến tâm chẳng thể được là chỉ, mà quán thân duyên sinh diệt là quán”. Lại dùng lý quán đối với sự định. Kinh đây nói: “Nhất tâm chẳng động vào các thiền, rõ cảnh không sinh là Bát-nhã”. Hoặc đều thông hai, như kinh đây nói: “Thiền định trì tâm thường một duyên, trí tuệ rõ cảnh đồng Tam-muội”. Hoặc cả hai đều sạch hết, chẳng phải định, chẳng phải tán, hoặc định của tức quán đều gọi là định, như quán tâm tánh gọi là thượng định. Hoặc quán của tức định, chỉ gọi là quán, như dùng trí quán không phân biệt gọi là Bát-nhã. Hoặc nói song vận, nghĩa là chiếu của tức tịch. Sở dĩ hạn cục thấy đó là tùy tông nhìn một văn hỗ tương chẳng phải loại trừ. Nếu thiên lệch tu tùy vào một môn thì đều có khắc chứng nhưng chẳng phải tròn đầy khoái thích. Nay kinh văn đây khéo hiển bày vô ngại, lược phân năm đối: Thứ nhất là,đối căn cảnh vô ngại, nghĩa là quán căn vào định nên căn ra mà từ cảnh ra là hiển bày căn cảnh chỉ là một tâm duyên khởi không hai, lý tánh dung thông, cho nên căn vào cảnh ra vậy. Cảnh vào căn ra cũng vậy; Thứ hai là, đối lý sự hai định vô ngại, nghĩa là phân biệt tự tướng nên vào định mà vào lý định, muốn quán tánh không nên vào lý định mà vào sự định, vì khế lý của tức sự mà chẳng động vậy. Vào lý tức là vào sự, chế tâm là sự của tức lý mà một duyên vậy. Vào sự tức vào lý mà kinh văn chỉ nói vào chánh định, chẳng nói sự lý và cả ra quán. Trong cảnh tức nói phân biệt sắc tướng, đó là sự quán vậy. Trong căn tức nói tánh không tịch là lý quán vậy, cũng hợp với đem căn sự đối với cảnh lý để biện vô ngại; Thứ ba là, đối sự lý hai quán vô ngại, nghĩa là muốn phân biệt sự tướng nên từ sự quán khởi mà trở lại lý quán khởi, vì cảnh của sở quán tức chân tục đều dung, pháp giới chẳng hai vậy. Trí phân biệt sự tức là trí của vô sinh. Hai quán chỉ là một tâm vậy, cũng nên đem cảnh sự lý đối với căn sự lý để biện vô ngại; Thứ tư là, ra vào vô ngại, vì khởi định tức là vào định vậy, khởi định mà tâm chẳng loạn. Nếu dùng sự lý cùng trông xét nhau nên thành bốn câu, nghĩa là sự vào sự khởi, sự vào lý khởi, lý vào lý khởi, lý vào sự khởi. Nếu dùng căn cảnh cùng trông xét nhau lại cũng thành bốn câu, nghĩa là căn sự vào cảnh sự khởi v.v… mỗi mỗi tư duy đó đều có nguyên do. Lại nữa, hoặc dùng lý quán đối với sự chỉ, nghĩa là khế lý vọng dứt vậy, hoặc sự quán đối với lý tịch, nghĩa là không niệm biết cảnh vậy, hoặc sự quán đối với sự tịch, nghĩa là quán ở một cảnh tâm chẳng lay động vậy. Hoặc lý quán đối với lý tịch nghĩa là mất tâm chiếu cực vậy. Như trong Bách Môn Nghĩa Hải nói: “Rõ ra vào định nghĩa là thấy lý của trần là tánh không mười phương tất cả chân thật, gọi là vào định vậy. Nhưng lúc thấy trần không tánh không lý không đây mới là không của mười phương vậy. Tại sao? Do tâm của mười phương thấy ở một mảy trần, cho nên không lấy mười phương làm trần, định cũng chẳng ngại, sự tướng uyển nhiên, cho nên khởi và định cùng đồng hư không giới, chỉ vì một nhiều dung thông, đồng khác vô ngại, cho nên một vào nhiều khởi, nhiều vào một khởi, sai biệt vào một khoảng khởi, một khoảng vào sai biệt khởi, thảy đều đồng thời một khoảng thành lập không có khác biệt. Phải biết định tức khởi, khởi tức định, một và tất cả đồng thời thành lập, ra vào vô ngại vậy; Thứ năm là, đối hai lợi thể dụng vô ngại, nghĩa là ở nơi căn sâu khởi định, tâm chẳng loạn là thể vậy, là tự lợi vậy, mà chẳng ngại lý buông nơi cảnh rộng là dụng vậy. Trời người không thể biết là lợi tha vậy. Bởi vì thể dụng không hai vậy, tự lợi tức là lợi tha. Trên đây mười nghĩa đồng làm một tụ pháp giới duyên khởi tương tức tự tại. Bồ-tát khéo đạt tác dụng vô ngại. Lại nữa, trong kinh tạm căn cứ căn cảnh tương đối, cũng nên cảnh cảnh tương đối, nghĩa là sắc trần vào chánh thọ, thanh hương Tam-muội khởi. Lại nên căn căn tương đối, nghĩa là nhãn căn vào chánh thọ, nhĩ căn Tam-muội khởi v.v… nói sắc tánh khó nghĩ lường v.v… là tức sắc đồng với tổng trì là sắc Đà-la-ni tự tại Phật đồng, cũng nên nói phân biệt nhãn tánh khó nghĩ lường có nhãn Đà-la-ni tự tại Phật đồng. Lại, trong nhãn nói là tánh không tịch diệt, tức là độ môn của nhãn, nhãn đồng bản tịnh, cũng nên nói sắc đồng độ môn, sắc đồng bản tịnh, chẳng chỉ thủ tướng chẳng nhiễm, không tâm là tịnh mà thôi vậy. Lại dùng Trí Luận ba quán buộc đó phân biệt sắc tướng đều là giả danh quán vậy, tánh không tịch diệt là không quán vậy. Hai chẳng hai đây, sắc tánh khó nghĩ lường là Trung đạo quán vậy. Ba không trước sau, đều là một tâm, từ trước đến nay vô ngại, sâu mầu khó nghĩ lường, các hàng mới học làm sao hướng vào? Nay phải tổng kết, chỉ năng biết sự lý vô ngại, căn cảnh nhất như, niệm lự chẳng sinh, tự sẽ hướng vào. Cho nên trong sự tức lý, nào từng có ngại, ngoài tâm không cảnh, niệm tự chẳng sinh. Như vậy thì vào nhất tâm của Tông Kính, thành song vận của Chỉ Quán, mới có thể rốt ráo định tuệ trang nghiêm, tự lợi lợi tha tròn đầy vô tận hạnh. Lại nữa, nếu tâm người chẳng an ở trong ba cõi, chưa vào môn chỉ quán, chẳng phải tập học đó là tình kéo muôn cảnh, ý khởi trăm tư duy, vào năm dục như vòng lửa xoay chưa từng tạm rảnh, vùi năm trược nơi chốn lao tù vào xét tạm lìa, lưới trần muôn lớp kín mít mà thường trùm ý địa, dây ái muôn gút khoảnh khoảnh mà buộc hết ruộng tình, tung gò cao nơi núi mạn giăng ngăn pháp giới, quậy sóng lớn nơi biển tham nuốt hết dòng dục, như kiến tụ ong nhóm phan duyên sai khiến làm, tợ chuột cắp chó trộm, kết cấu lo toan làm. Lửa tám khổ đốt hoài, sông hai chết luôn chìm, luân hồi sinh diệt khổ não trói buộc, đều là chẳng thể tự an tâm vậy. Nay làm người riêng giác ngộ ở trong đêm dài sinh tử trần lao vô minh ba cõi mộng lớn, mở toan lưới ái, muốn thấu nguồn khổ, sắp cầu vui đại tịch diệt của Đức Như Lai là như trước nêu thuật môn an tâm, ngay đó tương ưng không gì trước định tuệ. Định là thể của tự tâm, tuệ là dụng của tự tâm, Định tức tuệ nên thể chẳng lìa dụng, tuệ tức định môn dụng chẳng lìa thể. Cả hai đều ngăn thì đều sạch hết, cả hai đều chiếu thì đều tồn tại. Thể dụng cùng thành, ngăn chiếu vô ngại. Đây là hai pháp định tuệ cốt yếu của tu hành, đại chỉ của Phật tổ, kinh luận đều thuyên giải. Do đó, trong kinh Pháp Hoa nói: “Dùng sức thiền định trí tuệ được pháp cõi nước”. Lại nói: “Sức định tuệ trang nghiêm, dùng đó độ chúng sinh”. Trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:

“Chúng sinh hoặc kiến thường buộc

Rừng rậm vô thủy kéo chưa trừ

Cùng chí chung đồng tâm đều sinh

Thường cùng trói buộc chẳng đoạn tuyệt

Chỉ là vọng tưởng chẳng vật thật

Chẳng lìa nơi tâm không xứ sở

Cảnh thiền định vạch nhưng chuyển lùi

Đạo Kim cang diệt mới rốt ráo”.

Trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Định tuệ đồng học, rõ thấy Phật tánh”. Lại nói: “Trước dùng định động, sau dùng trí trừ”. Trong luận Đại Trí Độ nói: “Thiền định là cha, trí tuệ là mẹ, có thể sinh ra tất cả các bậc đạo sư”. Lại nói: “Vì nghiệp lực nên vào sinh tử, vì định lực nên ra sinh tử”, nên nói thiền chẳng phải trí, không lấy tận cùng tịch lắng đó, trí chẳng phải thiền không lấy gì phát chiếu sáng đó. Tại sao? Nghĩa là thiền không trí chỉ là sự định. Nếu được trí tuệ quán ở tâm tánh tức là thượng định. Nếu trí chẳng được thiền mới là tán mất khéo phân biệt. Tuệ mà có định như đèn trong phòng kín, tịch mà thường chiếu, lìa động phân biệt thật tướng tuệ vậy. Nếu dịnh tuệ đều vận, động tịch dung thông thì niệm niệm vào môn Tam-muội tịch tịch vận chiếu không bờ mé. Như trên, các thứ mở bày các thứ chứng minh, điều đình như vậy phân tích như vậy, lược bỏ phiền toái chọn lấy cốt yếu, bỏ ngụy còn chân. Vì vô số muôn ức các môn phương tiện đều khiến tất cả hàm sinh đều vào Tông Kính đây. Như trong đảy có vật báu, không mò tìm bày đó thì ai là người biết được, giống như kho vàng trong nhà, chưa gặp được người trí, thì do đâu phát hiện đào ra, như châu báu buộc trong chéo áo, chẳng nhân bạn thân chỉ bày, làm sao có thể được giàu có. Tợ như nhà trân quý của cùng tử, nếu chẳng do sự dẫn dụ của trưởng giả, thì sao chúng ta kế thừa. Giả sử hoặc rõ biết tin vào không nghi ngờ, lại tại ở người, khắc kỷ thành tựu việc làm mài luyện các thói quen khác, thẳng lấy tương ưng, trong tất cả mọi lúc, không được quên chiếu. Tự lượng sống chín, mỗi mỗi theo tiện nghi. Đây là lúc tu định, đây là lúc tu tuệ. Nếu tâm phát tán, phải hành Tam-muội, nếu ý hôn trầm nên mở cửa tuệ. Nếu ở trong địa vị kiến đạo tu đạo, thì đây là lúc hành chẳng phải lúc chứng, nếu ở ngay trong cứu cánh thì đây là lúc chứng chẳng phải lúc hành, không thể như hàng Nhị thừa vội vàng thủ chứng, chìm biển thật tế, đắm hầm giải thoát. Lại không thể bắt chước Tỳ-kheo Vô Văn, vọng chỉ vô sinh, cầu lên trái ngược xuống, tợ như ngoại đạo khổ hạnh chỉ gieo lưới kiến, mong ngộ gặp mê. Môn định tuệ đây là đường chân tu, là ánh sáng vầng nhật của môn chiếu tông, là thuyền đưa tiễn đi qua biển giác, là hai bánh của xe trâu trắng lớn, là hai cánh bay lên trời Đệ nhất nghĩa. Đồng học mà rõ thấy Phật tánh, trang nghiêm mà có thể độ sinh, làm vua cõi nước pháp, nhân hai sức đây ra khỏi đáy biển sinh tử, toàn nhờ song tu, tan vọng loạn mà tợ gió thổi mây, phá ngu tối mà như mặt nhật chiếu ở đời, lay động sự cắm giữ sâu của tà kiến, nhổ rễ dày của vô minh, làm âm dương của biển Đại giác, làm cha mẹ của vua Bảo hoa, đầy đủ nên tảng của Nhất thừa, bền chắc tường thành của muôn hạnh. Dùng đây tương ưng năng vào Tông Kính. Ở trước căn cứ Thai giáo nói rõ năm trăm phen pháp môn an tâm đều vì hợp cơ đối bệnh ban thuốc. Nay nương theo Tổ giáo lại có một môn rất là tỉnh yếu, đó là vô tâm. Tại sao? Nếu có tâm thì chẳng an, vô tâm thì tự vui. Nên các bậc Tiên đức có kệ tụng nói:

“Chớ cùng tâm làm bạn

Không tâm tâm tự an

Nếu đem tâm làm bạn

Động tức bị tâm cười.”

Trong kinh Pháp Hoa nói: “Pháp có vua pháp xuất hiện ở thế gian”. Trong kinh Tịnh Danh nói: “Trừ bỏ chỗ có chỉ đặt một giường”, tức là trừ có vọng tâm, cảnh ngoài vốn không, vì tâm có, tâm không cảnh không, nên trong luận Khởi Tín nói: “Cho nên phải biết tướng của tất cả cảnh giới thế gian đều nương tựa vô minh vọng niệm của chúng sinh mà được dựng lập, như ảnh tượng trong gương không thể chất khá được, chỉ từ tâm hư vọng phân biệt chuyển. Tâm sinh thì các thứ pháp sinh, tâm diệt thì các thứ pháp diệt vậy”. Vì vậy chỉ được không tâm thì cảnh tự chẳng hiện. Đã không đối đãi, nghịch thuận sao sinh? Vì nghịch cảnh nên sinh sân não, giặc mạnh can phạm cõi lòng. Vì thuận cảnh nên dẫn mũi tên hoa ái tình vào thân thể hay khiến tâm động nên gọi là chẳng an. Nay nếu không tâm thản nhiên chẳng việc gì, thì muôn cơ chóng đến mà chẳng nhiễu thần, ngàn nạn thù đối mà chẳng liên can lo nghĩ. Do đó, A-nan chấp có mà không căn cứ bảy xứ mịt mờ. Nhị tổ rõ không tự an, ngay lời nói đó mà thành đạo. Nếu chẳng rõ ngay yếu chỉ không tâm, tuy là đối trị chiết phục, nhưng tướng chẳng an đó thường hiện trước mắt. Nếu rõ không tâm, thì chạm đường chẳng kẹt, tuyệt một mảy trần mà tác đối, nào nhọc công trừ mỏng, không một niệm mà sinh tình, chẳng nhờ sức quên duyên. Lại nữa, không tâm căn cứ ở giáo có hai: Một là, lắng yên khiến không, hai là đương thể là không. Lắng yên khiến không tức là thâu niệm an thiền, tiêu hết giác quán, trừ sạch tỉnh lự, dần đến vi tế. Đương thể là không thể rõ ràng ngay vô sinh, vì nơi một niệm khởi chẳng thể được vậy. Trong kinh nói: “Một niệm mới khởi, không có niệm mới đầu, là chân hộ niệm”. Trong luận Bảo Tạng nói: “Phàm, lìa là không thân, vì là không tâm, không thân nên thân lớn, không tâm nên tâm lớn. Tâm lớn thì trí khắp muôn vật, thân lớn thì ứng khắp vô cùng”. Vì vậy, chấp thân là thân thì mất ứng lớn đó, chấp tâm là tâm thì mất trí lớn đó. Nên ngàn kinh muôn luận không gì chẳng nói lìa thân tâm, phá chấp trước là vào chân thật. Thí như thợ vàng trừ bỏ quặng lấy vàng mới làm vật dùng. Nếu có thân thì có thân ngại, có thân ngại thì pháp thân ẩn trong vỏ hình. Nếu có tâm thì tâm ngại, có tâm ngại thì chân trí ẩn trong niệm lự, nên đại đạo chẳng thông, diệu lý chìm ẩn. Sáu thần trong oạn sáu cảnh ngoài duyên, đêm ngày hồi hộp không có dừng nghỉ. Phàm, chẳng quán tâm đó mà chẳng thấy nhỏ nhiệm đó, chẳng quán thân đó mà chẳng thấy lìa đó. Nếu chẳng thấy lìa vì đó thì mất đạo yếu đó, nên trong kinh nói: “Phật nói chẳng phải thân, gọi đó là thân lớn, tâm cũng như vậy”. Đây có nghĩa là phá quyền về thật, hợp giả về chân, thí như thợ vàng trừ bỏ quặng lấy vàng mới làm vật dùng, tiêu tướng xen chứa để thông đại dã. Đại dã nghĩa là đại đạo. Trong đại đạo dã đây tạo hóa vô cùng, lưu xuất muôn tông, hoặc thành hoặc hoại, thể không tăng giảm. Nên trong kinh nói: “Có Phật hay không Phật, tánh tướng vẫn thường trú” Điều nói tướng xen chứa là chỉ vì hàng ngu phu chấp trước tướng, sợ không tướng vậy. Sở dĩ nói là tướng là vì hàng ngoại đạo kia đắm trước ở không tướng mà sợ có tướng. Sở dĩ nói Trung đạo là muốn khiến có tướng và không tướng chẳng hai vậy. Đây đều phá chấp trừ nghi ngờ, nói chẳng phải tận lý. Nếu lại có người thấu rõ tướng và không tướng bình đẳng chẳng hai, không lấy không bỏ, không đây không kia, cũng không khoảng giữa thì chẳng gá nhờ ngôn thuyết của Thánh nhân. Lý tự thông vậy, như thuật nói trên đều vì có tâm thành chướng ngại, nếu là không tâm, tự nhiên hợp đạo, tức là lìa vọng tâm đó, chân tâm chẳng động. Như trong luận Thích Maha-diễn nói: “Lìa tướng tâm duyên là, tâm lượng có mười thứ: Một là, tâm nhãn thức, hai là, tâm nhĩ thức, ba là, tâm tỷ thức, bốn là, tâm thiệt thức, năm là, tâm thân thức, sáu là, tâm ý thức, bảy là, tâm Mạt-na thức, tám là, tâm A-lại-da thức, chín là, vô tướng nhiều một thức. Mười là, tâm một một thức. Trong mười như vậy, chín thứ tâm trước chẳng duyên chân lý, một thứ tâm sau được duyên chân lý mà làm cảnh giới”. Nay căn cứ chín thứ tâm trước mà nói như vậy, lìa tướng tâm duyên vốn có trong Khế Kinh mà nói như vậy, chân thể sâu mầu, chẳng phải các cảnh giới khác, chỉ tự chỗ tự nương tựa duyên làm cảnh giới. Nên trong kinh Lăng-già nói: “Chẳng phải tâm lượng của tâm ta nói tâm lượng”. Nghĩa là dùng chẳng phải tâm lượng làm xua trừ tâm lượng. Nếu dùng chẳng phải tâm lượng làm phải, đó tức là tâm lượng, nay gọi chẳng phải tâm lượng tức là tâm lượng của chẳng thể nghĩ bàn là chẳng ngại tâm lượng vậy. Như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Bồ-tát trú chẳng thể nghĩ bàn đó tức chẳng phải tâm lượng, ở trong nghĩ bàn chẳng thể cùng tận tức tâm lượng đó, vì hai tướng tức đoạt vậy. Vì nghĩ lường và chẳng phải nghĩ lường đều tịch diệt. Lại nói: “Ở nơi chẳng phải tâm bày sinh ở tâm” là vì người phần nhiều hiểu nhầm tình làm chẳng phải tình, chẳng phải tình làm tình. Nếu chấp ở nơi chẳng phải tâm bày sinh ở tâm, là chẳng phải tình làm tình. Đã nói bày sinh, chẳng phải chân không tình làm có tình vậy. Trong kinh Đại Bảo Tích nói: “Phật bảo: Văn- thù! Ông vào Tam-muội chẳng nghĩ bàn ư?” Văn-thù Sư-lợi đáp: “Không vậy. Bạch Đức Thế Tôn! Tôi tức chẳng nghĩ bàn, chẳng thấy có tâm năng nghĩ bàn, cớ sao mà nói vào Tam-muội chẳng nghĩ bàn. Tôi lúc mới phát tâm muốn vào định đó, mà nay tư duy thật không tướng tâm mà vào Tam-muội. Như người học bắn, tập lâu thành giỏi, sau tuy không tâm nhưng do tập lâu nên mũi tên phát ra đều trúng. Tôi cũng như vậy, mới đầu học Tam-muội chẳng thể nghĩ bàn, buộc tâm một duyên, như tập lâu thành tựu, lại không tâm tưởng, luôn cùng chung định”. Lại nữa, các bậc Tiên đức “Một niệm vọng tâm mới động, tức đủ các khổ thế gian, như người ở trong rừng gai gốc, chẳng động tức gai nhọn chẳng làm tổn thương, vọng tâm chẳng khởi, luôn ở vui tịch diệt, một niệm vọng tâm mới động, tức bị các hữu châm đau”. Nên trong kinh nói: “Có tâm đều khổ, không tâm mới vui”, phải biết vọng tâm chẳng khởi mới hợp với pháp thân an vui tịch diệt vậy.

Hỏi: Vốn tự không tâm, vọng nương đâu mà khởi?

Đáp: Vì chẳng rõ vốn tự không tâm, gọi là vọng. Nếu biết vốn tự không tâm, tức vọng không chỗ khởi, chân không chỗ được.

Hỏi: Cớ sao có tâm tức vọng, không tâm tức không vọng?

Đáp: Vì tánh pháp giới là không tịch, không chủ tể vậy. Có tâm tức có chủ tể, có chủ tể tức có phân tể, không tâm tức không chủ tể, không chủ tể tức không phân tể, không phân tể tức không sinh tử.

Hỏi: Không tâm là phải lìa tâm là không tâm, hay tức tâm được không tâm?

Đáp: Tức tâm được không tâm.

Hỏi: Tức tâm là có tâm, cớ sao được không tâm?

Đáp: Chẳng hoại tướng tâm mà không phân biệt.

Hỏi: Há chẳng biện rõ biết vậy?

Đáp: Tức biện rõ không năng sở là không tâm vậy, đâu lẫn lộn không dụng mới là không tâm. Thí như gương sáng soi chiếu vật đâu có tâm ư? Phải biết tất cả chúng sinh luôn tự không tâm, tâm thể xưa nay thường tịch, tịch mà thường dụng. Dụng mà thường tịch, tùy cảnh soi rõ, đều là thật tánh tự vậy, chẳng phải có tâm mới có dụng, chỉ có nghĩa là chúng sinh chẳng rõ tự tâm thường tịch, vọng chấp có tâm, tâm bèn thành cảnh. Vì tức tâm không tâm nên tâm luôn là lý, tức lý không lý nên lý luôn là tâm. Lý luôn là tâm nên chẳng động tướng tâm. Tâm luôn là lý nên chẳng được tướng tâm, chẳng được tướng tâm nên tức là chúng sinh chẳng sinh, chẳng động tướng tâm nên tức là Phật cũng chẳng sinh. Vì chúng sinh và Phật đều chẳng sinh nên tức phàm thánh thường tự bình đẳng là tánh pháp giới vậy, thuần một đạo thanh tịnh, không còn có pháp khác. Phải biết chỉ có tâm phân biệt làm nơi của giải hiểu, đều là hư vọng, giống như trong mộng nếu chưa toàn tỉnh, dẫu thấy mảy may cũng còn là việc trong mộng. Chỉ được không tâm tức đồng sau khi tỉnh tuyệt các cảnh giới. Chỉ có một vi trần có thể làm nơi giải hiểu tu chứng chẳng thể nghĩ bàn, đều chẳng lìa ba cõi, là điều thấy trong mộng. Trong kinh nói: “Không có chút ít pháp có thể được, thì Phật liền thọ ký”. Trong Vô Sinh Nghĩa nói: “Thiên tử bất thối chuyển nói: “Cõi Phật đây chưa từng tư duy phân biệt ở ta thấy và chẳng thấy. Ta cũng chẳng tư duy cõi Phật thấy và chẳng thấy”. Nên biết các thấy từ có tâm mà sinh. Cõi Phật không tâm nên không thấy Thiên tử, Thiên tử có tâm mà chẳng sinh niệm nên nói chẳng thấy cõi Phật, bèn thành chẳng khác. Nên biết có tâm không tâm đều không. Đại sư Dung nói: Gương ảnh vốn không tâm, nói gương ảnh không tâm, từ trong không tâm nói không tâm. Người nói có tâm, nói người không tâm, từ trong có tâm nói không tâm. Trong có tâm nói không tâm là ngọn quán, trong không tâm nói không tâm là gốc quán. Chúng sinh chấp có thân tâm, nói gương ảnh phá thân tâm, chúng sinh đắm gương ảnh, nói rốt ráo không để phá gương ảnh. Nếu biết cảnh tượng rốt ráo không tức thân tâm rốt ráo không, giả danh rốt ráo không, cũng không rốt ráo không. Nếu thân tâm vốn không, Phật đạo cũng vốn không, tất cả pháp cũng vốn không, vốn không cũng vốn không. Nếu biết vốn không cũng giả danh, giả danh Phật đạo. Phật đạo chẳng phải trời sinh, cũng chẳng từ đất ra, ngay tánh không tâm đó soi chiếu thế gian như mặt nhật. Trong luận Đại Trí Độ nói: “Hỏi: Nếu biết tâm chẳng thể thấy, cớ sao Phật nói biết như thật không thể thấy tâm? Đáp: Có người tọa thiền, nhớ tưởng phân biệt, thấy tâm đó như sợi tơ trong hạt châu trong sạch, quán xương cốt trắng trong người thấy tâm lần lượt tương tục sinh. Hoặc có lúc thấy tâm ở thân, hoặc thấy ở duyên, như vô biên thức xứ, chỉ thấy thức vô lượng vô biên, phá các thứ hư vọng như vậy v.v… nên Phật nói như thật biết tâm chúng sinh. Tâm chúng sinh tự tướng vốn không nên không tướng tướng. Lại nữa, Phật dùng năm mắt quán tâm đây không thể được, mắt thịt mắt trời duyên sắc nên chẳng thấy, mắt tuệ duyên Niết-bàn nên chẳng thấy. Mắt pháp của hàng mới học phân biệt biết các pháp thiện chẳng thiện, hữu lậu vô lậu v.v… mắt pháp đó vào trong thật tướng thì không chỗ phân biệt, như ở trước nói tất cả pháp không biết không thấy, cho nên chẳng nên thấy. Mắt Phật quán tướng tịch diệt nên chẳng nên thấy, cho đến chẳng như người phàm phu nghĩ tưởng phân biệt thấy. Lại nữa, năm mắt do nhân duyên hòa hợp mà sinh, đều là tướng làm ra hư dối chẳng thật, Phật chẳng tin chẳng dùng, cho nên nói chẳng dùng năm mắt thấy. Lại hỏi tiếp: Xá-lợi-phất biết tướng tâm thường, vậy tại sao hỏi? Đáp: Vì Bồ-tát tâm A-nậu-đa-la-tam-miệutam-bồ-đề vào sâu đắm sâu, tuy nghe tâm rốt ráo không, thường thanh tịnh, còn nghĩ tưởng phân biệt chủ tướng không tâm đó, vì vậy nên hỏi tướng không tâm đó tâm là có hay là không. Nếu có, cớ sao nói tướng không tâm? Nếu không, cớ sao tán thán tâm vô đẳng đẳng đó sẽ thành Phật đạo? Tu-bồ-đề đáp trong tướng không tâm đó rốt ráo thanh tịnh, có và không đều chẳng thể được, không nên tật nạn, Xá-lợi-phất lại hỏi: Những gì là tướng không tâm? Tu-bồ-đề đáp: Rốt ráo không, tất cả các pháp không phân biệt, đó gọi là tướng không tâm. Tướng không tâm đây là tức tâm không tâm, chẳng phải đợi đoạn diệt. Như trong kinh nói: “Nếu có chúng sinh năng quán tất cả vọng niệm không tướng thì là chứng đắc trí tuệ của Như Lai”. Lại nữa, không tâm là chẳng thể được hiểu làm có tình kiến hay không tình kiến. Nếu đem tâm làm không, đây tức thành có, nếu tất cả xứ không tâm như đất cây ngói sỏi đây thành đoạn diệt, đều thuộc ý căn gượng biết, việc bên cạnh vọng thức, do đó xưng là định chẳng thể nghĩ bàn, vì có tình kiến không tình kiến chẳng kịp vậy. Lại lắng yên sự đó, đương thể là lý, sự có công hiển bày lý, cũng có nghĩa che phủ lý, lý có sức thành sự, cũng có năng đoạt sự, mỗi mỗi thủ lấy thì cả hai tổn thương, đều quán thì đều phải, sao gọi là hiển bày lý? Nếu diệu tánh chưa phát phải nhờ sự hành hỗ trợ hiển bày trang nghiêm, như nước lắng trong các đá tự hiện, sao gọi là thành sự? Nếu công hành chưa tròn đủ hẳn nhờ lý quán dẫn phát mở dắt. Sao gọi là che phủ lý? Nếu một hướng chấp sự tọa thiền, trái lại mê mờ mắt chính mình, chưa biết huyền chỉ, luống nhọc niệm tĩnh. Sao gọi là đoạt sự? Nếu thiên chân chóng sáng như mặt trời tiêu băng, nào phải điều 62 tâm, thâu nhiếp khuất phục. Nên trong kinh có kệ tụng nói:

“Nếu học các Tam-muội

Là động chẳng phải thiền

Tâm tùy dòng cảnh giới

Làm sao gọi là định”.

Do đó không thể chấp một chấp hai, định phải định quấy, chỉ đến lúc tùy dụng, viên dung được sức, tự quen sâu cạn, như vậy về tông thuận yếu chỉ thì lý sự đều tiêu, tâm cảnh đều mất, định tuệ đều hết sạch. Như trong Vĩnh Gia Tập nói: “Do dùng Xa-ma-tha, tuy tịch mà thường chiếu, do dùng Tỳ-bà-xá-na, tuy chiếu mà thường tịch, do dùng Ưu-tất-xoa nên chẳng phải chiếu mà chẳng phải tịch, chiếu mà thường tịch nên nói tục mà tức chân, tịch mà thường chiếu nên nói chân mà tức tục, chẳng phải tịch mà chẳng phải chiếu nên cứng miệng ở Tỳ-da. Đó thì chẳng thể tuyệt đường ngôn ngữ, cũng là diệt chỗ tâm hành. Do đó, trong kinh Viên Giác nói: “Có làm tư duy từ có tâm khởi, đều là sáu trần vọng tưởng duyên khí, chẳng phải thật tâm thể. Đã như hoa đốm hư không, dùng tư duy đây biện rành ở cảnh Phật, giống như hoa đốm hư không là kết quả hư không, triển chuyển vọng tưởng. Điều đó không thể có”.

Hỏi: Đã chẳng được làm giải hiểu của có hay không, thế nào là rõ ngay tự tâm?

Đáp: Hổ đá đánh nhau trước núi, hoa lau chìm đáy nước.

Hỏi: Trước nêu tông chẳng nói pháp tướng, cớ sao về sau lại nói rộng về các thức chủng hiện huân tập, nghĩa lý sai biệt, Du-già Duy thức, năm vị trăm pháp, pháp môn sự tướng ư?

Đáp: Đại ý của Phật tổ chỉ nói hai không, chứng hợp bản tánh nhất tâm chân như. Do đó trong luận Bách Pháp nói: “Như Thế Tôn nói tất cả pháp không ngã”. Thế nào là tất cả pháp? Đó là tâm pháp. Thế nào là hai không ngã? Đó là nhân không ngã và pháp không ngã. Nếu tất cả chúng sinh chỉ được nhân pháp đều không, biết tất cả pháp tức tự tánh tâm. Vậy thì còn pháp gì khác mà nói bày ư? Như luận Du-già là do Bồtát Vô Trước thỉnh cầu Di-lặc giảng nói. Trong luận nói: “Bồ-tát Vô Trước ở địa vị sơ địa, chứng định Pháp Quang, được thần thông lớn, phụng thờ Phật Di-lặc, nên thỉnh cầu nói luận này. Lý không gì chẳng cùng, sự không gì chẳng tận, văn không gì chẳng giải thích, nghĩa không gì chẳng phân tích, không nghi nào chẳng trừ, không chấp nào chẳng phá, không hạnh nào chẳng tu, không quả nào chẳng chứng. Chánh vì Bồ-tát khiến ở cảnh hạnh quả v.v… của các thừa đều được khéo léo chuyên cần tu Đại hạnh chứng Đại Bồ-đề, rộng vì các loài hữu tình thường không nói trái ngược, cho đến trong Du-già hành quán không thiếu pháp muốn khiến chứng đắc và muốn hiện quán. Hoặc nói chân như rốt ráo thanh tịnh, gọi là tối cực trong lý Du-già, tất cả công đức cùng tương ưng vậy. Do đó, Đại sư Trí Giả trong Tịnh Danh sớ có hỏi là: “Nay y cứ học của Long Thọ, sao ý dùng nghĩa của Thiên Thân?” Và đáp: “Long Thọ, Thiên Thân há chẳng đồng vào pháp môn không hai ư?” Nay vốn là Phật dạy, tùy nghĩa có chỗ mở mà dùng giải thích, sao được lấy bỏ định chấp vậy. Nếu phân biệt kết hoặc ngoài giới sinh tử và danh nghĩa các hành phải tinh tế tìm điều làm của Thiên Thân. Nếu quán môn trừ mỏng an tâm vào đạo thì có ai qua Long Thọ. Nếu chẳng lấy luận Du-già Sư Địa và luận Nhiếp Đại Thừa cùng sáng ngời trông soi là kia hoặc cho là ở chẳng phải nghĩa lý lắm mối gượng nói vậy. Nên biết chư vị Bồ-tát chế tác mỗi mỗi đều liên quan Thánh Điển, nên chẳng phải phát ra từ tự ý ức đoán. Dẫn rộng chứng minh khiến sinh văn tuệ. Tông Kính đây góp nhặt biên tập, đại ý cũng đồng. Nếu trước chẳng rõ luận Duy thức của Thiên Thân, Hộ pháp v.v… mổ xẻ căn trần vi tế sinh tử thì làm sao được y cứ quán môn trừ mỏng của Long Thọ, như không sai biệt thì không thể viên dung. Nếu trước chẳng chẩn đoán nguồn bệnh thì làm sao theo phương thức ban cho diệu dược? Chỉ như cư sĩ Tịnh Danh, địa vị gần chứng Đẳng giác còn có nguyên phẩm vô minh, thật nhân tật bệnh chưa hết, hiện thọ sinh tử hậu hữu thật quả tật bệnh hiện còn. Như trong Tịnh Danh sớ có hỏi là: “Cõi Thật báo không chướng ngại, sao được còn có nhân bệnh tật của bốn phần phiền não?” Và đáp: “Mở tự thể pháp giới duyên tập của Bồ-tát tức có bốn phần. Sở dĩ như vậy là do vì lấy một Thật đế của Tự thể tức là tham ái, bỏ hai biên sinh tử tức là sân đoạn, mê một Thật đế vô minh chưa hết nên còn có si vậy. Ba phần đồng lấy tức là đồng phần. Đây tức là ba độc của căn bản. Nên trong kinh Thỉnh Quán Âm nói: “Sạch ở ba độc căn, thì thành Phật đạo không nghi, huống gì phàm phu nghiệp lụy, bệnh của phần đoạn sinh tử”. Nhưng thời nay phần nhiều chẳng y cứ chính mình tử tế suy tầm và mở rộng Thánh điển. Giáo quán đều mờ tối, lý hạnh toàn khuyết, chỉ còn tùy ngôn ngữ nương theo thông một thời trừ mỏng, phủi vết mà vết chẳng sạch, về không mà không chẳng mất, vì chẳng ra khỏi pháp trần, toàn là ảnh sự, rất không biết tâm vương tâm sở, chủng hiện căn tùy vi tế, nơi căn trần sinh diệt khởi, tâm tâm chảy rót niệm niệm hiện hành, như say như si, thật là không biết, đèn trí đã tối, nước định toàn khô, chưa biết môn nào có thể được thanh tịnh, chỉ học thành hiện tiếng của cỏ tranh cao, tên nêu trước chúng Thánh, đều không môn chánh niệm tu hành, vết vuì sau bầy tà. Nay khiến khắp biết bệnh biết thuốc, khiến được uống, làm sạch căn ba độc thấy tánh của một tâm. Vả lại, như Mã Minh, Long Thọ đều là người ở Tây Thiên truyền tâm ấn của Phật. Tổ sư Mã Minh tạo luận Đại Thừa Khởi Tín, nói rộng về tướng Tam tế lục thô của A-lại-da v.v… hai môn nhất tâm chân như và sinh diệt. Long Thọ tạo luận Ma-ha-diễn, nêu dẫn trăm bản kinh Đại thừa, chứng nói nghĩa của tám thức tâm vương, tánh tướng vi tế v.v… cớ sao hàng học sau chẳng tiếp nối làm ngời sáng các bậc Hiền trước? Có thể gọi là dây ngắn nên chẳng móc được giếng sâu, cánh yếu nên chẳng thể bay cao. Lại nữa, nếu trước chẳng luận bàn phô bày sự tướng đó, cớ sao rõ được nguồn của thể tánh đó? Như pháp thế gian, chưa thấy biển đó, sao biết sóng đó, chưa biết núi đó sao biết đất đó. Nay muốn tổng biệt đều biện, lý sự bày đủ, chẳng đạt sự thì lý chẳng phải viên, chẳng rõ lý thì sự sao lập. Nên nói lý tùy sự hiện, một nhiều duyên khởi vô biên. Sự được lý dung, ngàn sai dẫm vào mà vô ngại. Lại từ tổng ra biệt, nhân biệt thành tổng, chẳng được biệt thì sao thành tổng, chẳng nhân tổng thì đâu xưng biệt. Thì lý sự tổng biệt một khoảng không sai, chỉ vì thời nay chỉ chấp tổng két lý, thấy biết chẳng tròn, mắt pháp sắp sáng mà chẳng sáng, tâm nghi muốn đoạn mà chẳng đoạn, đều là lý sự thành ngại. Tổng biệt chẳng thông, nên trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện nói: “Pháp môn vô biên thệ nguyện học, Phật đạo Vô thượng thệ nguyện thành”. Cớ sao luống ném tấc bóng, chóng trái với bản nguyện, giữ ngu ngồi không, bội bạc bốn ân, như người ngu si chẳng phân rành lúa đậu, tợ mắt trâu dê không rõ biết phương góc. Hiện nay đối cảnh còn chẳng tròn sáng, đến lúc sắp chết gặp duyên sao có thể biện biệt, ngay phải đạt sự thông lý, suốt quả cùng nhân, không một pháp nào mà chẳng rõ, không một mảy trần nào mà chẳng chiếu thì thấy nghe chẳng thể lầm hoặc, cảnh giới chẳng thể bó buộc. Nên trong kinh Pháp Hoa nói: “Phật thành tựu pháp hy hữu, khó hiểu đệ nhất, chỉ Phật và Phật mới có thể biết rốt ráo thật tướng các pháp”. Điều gọi là các pháp là tướng như vậy, tánh như vậy thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, bẩn mạt rốt ráo v.v… như vậy. Nên biết thật tướng nhất tâm đều là các pháp. Các pháp được sinh ra đều từ hiện hành các thiện ác đã huân tập. Thức thứ tám hàm tàng chủng tử làm nhân, phát khởi báo ứng nhiễm tịnh sai biệt làm quả, nếu chẳng mổ xẻ vi tế, hỏi đáp quyết nghi thì do đâu thấu đạt đến nguồn của nhất tâm tổng biệt, suốt triệt khoảng tánh tướng tám thức? Các bậc Cổ đức nói: “Nâng giềng ý tại trương lưới không thể bỏ lưới còn giềng, nhấc cổ ý ở mắc áo, không thể bỏ áo giữ cổ. Nếu chỉ nhóm mà chẳng bày, như lưới của không giềng, nếu chỉ bày mà chẳng nhóm như giềng của không lưới”. Nên biết lýsự đều rõ mới thông viên chỉ, giáo quán đều vận, mới đạt Nhất thừa. Vả lại, như Bồ-tát Đẳng giác, Diệu quả sắp viên, tức vào môn lưới huyễn ngược lại học việc phàm phu, tập Tammuội thế gian, đầy đủ thần thông khéo léo. Nay tông đây, tạm rõ đại chỉ, phải trước lập sau phá để tẩy tình trần, nhưng tức phá lập đồng thời mà không chỗ phá, chẳng đồng quyền giáo định chấp hữu môn của giáo tướng, thà sánh với Tiểu thừa chỉ chứng không lý của chiết pháp. Nay thì dùng biệt thành tổng, đem thiên hiển bày viên. Biệt thành tổng mà một khoảng không sai, thiên bày viên mà muôn pháp đồng yếu chỉ, mở hợp tự tại, ẩn hiển vô phương. Nếu chấp đó thanh tịnh bướu nhọt của muôn hữu, nếu định đó làm căn trệ của bốn ma, Bách Pháp Minh Môn đây. Bồ-tát Đại thừa chứng sơ địa mới rõ, cho đến mười phương chư Phật, căn bản Hậu đắc trí đều chứng đều duyên. Nếu chẳng chứng tánh của Duy thức, thì chẳng thành trí căn bản, không kỳ hạn của thành Phật. Nếu chẳng rõ tướng Bách Pháp Minh Môn của Duy thức thì chẳng thành Trí hậu đắc, khuyết hạnh giáo hóa kẻ khác. Bách Pháp Duy Thức đây là tánh tướng căn bản của tất cả pháp hữu vi vô vi chân tục. Do đó trong kinh nói: “Nếu chẳng chứng chân như, sao có thể rõ các hành. Nếu chẳng chứng tánh chân như Duy thức thì sao có thể rõ hành tướng của Bách Pháp Duy Thức”. Nên nói Trí căn bản chứng tánh Bách pháp, trí hậu đắc duyên tướng Bách pháp. Trong luận Đại Thừa Khởi Tín nói: “Tín thành tựu phát tâm, lược nói có ba: “Một là, phát tâm chánh trực, như lý chánh niệm pháp chân như vậy. Hai là, phát tâm thâm trọng, vui tập tất cả các thiện hạnh vậy. Ba là, phát tâm đại bi, nguyện nhổ trừ khổ của tất cả chúng sinh vậy”.

Hỏi: Tất cả chúng sinh, tất cả các pháp đều đồng một pháp giới, không có hai tướng, căn cứ lý thì chỉ nên chánh niệm chân như, sao lại gá tu tất cả thiện hạnh, cứu tất cả chúng sinh?

Đáp: Không như vậy. Như ma-ni báu, bản tánh sáng sạch ở trong quặng nhơ, giả sử có người chuyên cần thêm nghĩ nhớ mà chẳng làm phương tiện, chẳng thí công sức, muốn cầu sạch sẽ, trọn không thể được. Pháp chân như cũng lại như vậy. Thể tuy sáng sạch đầy đủ công đức, mà bị vô biên khách trần làm nhiễm, giả sử có người chuyên cần thêm nghĩ nhớ, mà chẳng làm tôn tượng, chẳng tu các hạnh, muốn cầu thanh tịnh, trọn không được lý. Cho nên cần phải tích tập tất cả thiện hạnh, cứu tất cả chúng sinh lìa vô biên khách trần dơ nhiễm kia, hiển hiện chân pháp. Trong Khởi Tín Sớ nói: “Thứ nhất,trực tâm chánh niệm pháp chân như, tức là tâm bình đẳng, lại không riêng lẽ nào có quanh co, tức là căn bản của hai hạnh. Thứ hai, thâm tâm là nghĩa của cùng nguồn, nếu một thiện chẳng hoàn bị thì không do đâu về nguồn. Đến của về nguồn hẳn đủ muôn hạnh, nên nói vui tập các thiện hạnh vậy, tức là hạnh gốc của tự lợi vậy. Tâm đại bi là nghĩa của phổ tế (cứu giúp khắp cùng), nên nói muốn nhổ trừ khổ của chúng sinh vậy, tức là hạnh gốc của lợi tha vậy. Lại nữa, ở đây: Thứ nhất, trực tâm là chỉ chánh niệm pháp của chân như, là tông, là gốc, nhân đó khởi tâm thâm trọng, tâm đại bi là hạnh. Lại mở trực tâm đây làm mười tâm: Một là, tâm rộng lớn, nghĩa là thệ nguyện quán tất cả pháp đều như như vậy. Hai là, tâm sâu mầu, nghĩa là thệ nguyện quán chân như cần phải tận cùng nguồn đáy vậy. Ba là, tâm phương tiện, nghĩa là suy cầu chọn lựa phương tiện hướng đến chân vậy. Bốn là, tâm kiên cố, nghĩa là giả sử gặp chịu rất khổ rất vui, quán tâm đây chẳng bỏ lìa vậy. Năm là, tâm không gián đoạn, nghĩa là quán chân lý đây suốt cùng ngằn mé tương lai, chẳng biết lâu xa đó vậy. Sáu là, tâm chiết phục, nghĩa là nếu thất niệm phiền não tạm khởi, tức liền xét biết chiết phục khiến hết và khiến quán tâm tương tục vậy. Bảy là ,tâm thiện xảo, nghĩa là quán chân lý chẳng ngại tùy sự khéo tu muôn hạnh vậy. Tám là, tâm chẳng hai, nghĩa là tùy sự vạn hạnh cùng một vị chân lý dung hòa không hai. Chín là, tâm vô ngại, nghĩa là lý sự đã toàn dung thông không hai vậy, trở lại khiến sự của toàn lý mà tương tức tương nhập vậy. Mười là, tâm tròn sáng, nghĩa là chóng quán pháp giới, toàn một toàn nhiều, đồng thời hiển hiện không chướng không ngại vậy, tức mười tâm đây lý hạnh đầy đủ. Vả lại, không lý chẳng thể dẫn hạnh, không hạnh chẳng thể thành lý, có thể gọi là tức lý của chân như, thành hạnh của chân như, không một pháp nào có thể vượt ngoài tánh tướng của Duy thức vậy. Vậy biết Nhất tâm là tánh của muôn pháp, muôn pháp là tướng của nhất tâm. Tướng tức tướng của tánh là nhiều của trong một, tánh tức tánh của tướng là một của trong nhiều. Nếu chẳng rõ tánh cũng chẳng rõ tướng, tướng đó tức vọng. Nếu chẳng biết tướng cũng chẳng biết tánh, tánh đó tức đơn lẻ, nên phải tánh tướng đều thông, mới được tự tha đều lợi. Như trong kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: “Huyễn vọng xưng tướng, tánh chân đó làm Diệu giác minh thể”. Do đó, nếu thiên chấp tướng mà thành vọng, định căn cứ tánh mà trầm không, nay thì tánh tướng dung thông, chân vọng suốt cùng, chẳng rơi lạc vào đoạn kiến thường kiến, năng thành tông của vô tận. Nên biết nếu muốn đạt nguồn pháp sâu mầu khéo cùng yếu chỉ của Phật, nếu chẳng phải hàng Thượng trí thì chẳng thể ki trí thì chẳng thể kịp, huống gì hàng hạ lưu mà có thể thông ư? Do đó trong kinh Pháp Hoa có kệ tụng nói:

“Quả báo lớn như vậy

Nghĩa các thứ tánh tướng

Ta và mười phương Phật

Mới hay biết việc ấy”.

Lại, thấy hiểu tròn sáng là mắt, làm hiểu tương ưng là chân, mắt chân lại nương nhờ nhau, lý hành hỗ trợ nhau, có thể hướng đến quả Niết-bàn, có thể đến ao trong mát. Nếu định tuệ chưa xông ướp như ngọc ma-ni lắng chìm trong quặng, tánh tướng chưa rành rẽ, như gương cũ chưa lau chùi, muốn trông mưa báu soi xét dung, điều ấy không thể có. Nếu ý châu đã sạch, gương tâm mới sáng, lại dùng muôn hạnh huân tu chuyển thêm sáng sạch. Như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Phật tử! Thí như thợ vàng khéo giỏi luyện vàng, vài lần đưa vào lửa là dần chuyển sáng sạch, mềm dẻo thành tựu tùy ý dùng được. Bồ-tát cũng lại như vậy, cúng dường chư Phật giáo hóa chúng sinh đều là tu hành thanh tịnh pháp địa. Như có căn lành đều đem hồi hướng Nhất thiết trí địa, chuyển dần sáng sạch, điều nhu thành tựu, tùy ý dùng được”. Tuy nhiên, muôn hạnh mài luyện đều là sở hành của tự pháp, như các bậc Tiên đức nói: “Tất cả Phật sự vô biên hóa môn đều nương tự pháp dung chuyển mà hành”, tức trong tự tâm có thể đại của chân như, ngày nay hiểu rõ dẫn ra pháp thân, do trong tâm có tướng đại của chân như, ngày nay rõ đạt dẫn ra báo thân, do trong tâm có dụng đại của chân như, ngày nay tu hành dẫn ra hóa thân, cho đến mười Ba-la-mật, tất cả muôn hạnh như trần sa, chỉ là dẫn ra từ trong tự tâm, chưa từng ngoài tâm mà được một pháp, hành một hạnh. Nếu nói lại có từ ngoài mới được, tức là thuyết của ma vương ngoại đạo vậy.

Hỏi: Tin vào pháp này, lại có thối lùi chăng?

Đáp: Tin có hai thứ: Một là, chánh tín kiên cố chắc rõ không nghi ngờ, lý quán rành rẽ, thừa giới gần gấp, như vậy một đời có thể xong, ai luận bàn thối lùi ư? Hai là, nếu nương theo tin của thông, sức quán thô phù, thói quen nặng cảnh mạnh, gặp duyên tức thối lùi. Như trong luận Hoa Nghiêm nói: “Như kinh Niết-bàn nói nghe hai chữ thường trú còn được bảy đời chẳng rơi đọa địa ngục, như kinh Hoa Nghiêm nói giả sử nghe danh và pháp giảng nói của Đức Như Lai mà chẳng sinh tin hiểu, cũng có thể thành hạt giống, hẳn được giải thoát đến thành Phật vậy.

Cớ sao trong kinh nói trú tâm thứ sáu (trong Thập trụ) và từ phàm phu tín vị còn nói có thối lùi, ý đây như là hòa hợp. Giải thích: Trong Thập tín mà thắng giải chưa thành, chưa được cho là được, bèn sinh kiêu mạn, chẳng gần bạn lành, chẳng kính người hiền lương, vì kiêu mạn giải đãi vậy, ở lâu trong trời người, nghiệp ác bèn khởi, hay thành tựu nghiệp lớn địa ngục. Nếu một khi tin, chẳng kiêu mạn, thường cầu bạn lành, tức không lỗi quá này. Nếu hàng trú tâm thứ sáu theo quyền giáo, có thể có thối lùi địa vị, trong Thật giáo là xét ngưng trệ, trách cứ đó mà khiến tiến tu, như Xá-lợi-phất là thị hiện Thanh văn, chẳng phải thật Thanh văn, làm các phương tiện đều độ chúng sinh, khuyên răn tu tiến, như trú tâm thứ sáu trong quyền giáo, có thể nói là thật thối lùi. Tại sao? Hàng Tam hiền trước Thập địa đều chưa thấy đạo, mọi việc làm tác nghiệp đều là hữu vi, như có vô minh đều là chiết phục, công chẳng mạnh là bèn sinh thối lùi lại, nếu chiết phục, công chẳng mạnh là bèn sinh thối lùi lại, nếu chiết phục có sức cũng chẳng thối thất. Như rắn có độc, vì sức của thần chú nên độc chẳng thể khởi, chỉ ở trong Phật pháp gieo nơi tâm tin, khiêm hạ không kiêu mạn, kính thuận người hiền lương, đối với người ác, tâm thường từ nhẫn, với người hơn mình thì thưa hỏi nghe nhận điều chưa nghe, nghe được thắng pháp thì phụng hành không quên, như có hư vọng thì y cứ theo giáo mà dứt trừ. Đối với đạo Tam Bồ-đề thì thường chuyên cần chẳng ngưng nghỉ. Phàm là pháp của nhân sinh, pháp hợp như vậy, chỉ chở nuôi lớn ác mà sinh, nào phải lo thối lùi. Trong Hoa Nghiêm Sớ nói: “Thâm tâm tin hiểu thường thanh tịnh” là tin phiền não tức Bồ-đề mới là thường tịnh. Do xứng với bản tánh mà phát tâm Bồ-đề, xưa nay là Phật không có nơi đến, như tại giữa hư không, lùi đến nơi nào.