TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 37

Hỏi: Phàm muôn hạnh giáo pháp đều căn cứ tâm giải, chỉ như kinh giáo chư Phật giảng nói, đều dùng danh cú văn thân thuyên bày mới thành pháp nghĩa, vậy cớ sao chỉ nói rõ về nhất tâm mà thôi?

Đáp: Nay tạm căn cứ theo các bậc cổ đức, cơ ứng hợp nói, chất ảnh cả hai đều rõ. Phật dạy: “Từ mới đầu tỏa ánh sáng đến cuối cùng nơi rừng hạc, chẳng từng nói một chữ, các ngươi cũng chẳng nghe”. Đó là mất ý Phật nói, nói về bản chân pháp thể lìa ngôn thuyên nên chẳng nói một chữ, tức các pháp tướng vắng lặng, không thể dùng lời nói tuyên bày. Lại chỉ là Phật chẳng nói một chữ pháp ngoài tâm. Giáo thể là theo Hộ Pháp nói: Đức Như Lai đã thật hiện thân thật giảng nói pháp, đó tức thông dùng người nói người nghe, chánh gồm Thanh danh văn cú mà làm giáo thể. Giáo thể thông có hữu lậu vô lậu ảnh tượng bản chất tức là thích hợp người nghe, căn tánh đã thuần thục bèn cảm kích, từ trên thức Như Lai có tướng văn nghĩa sinh. Phật dùng duyên lực bản nguyện đại bi tức vì chúng sinh nói pháp ba thừa. Có các thứ thanh danh văn cú là chánh bản chất vô lậu giáo, nếu là hàng chúng sinh ba thừa năm tánh, ở bên cạnh Phật nghe pháp chẳng thể xác thực nghe, tự biến tướng phần mà duyên có các Thanh danh văn cú tức thủ lấy hữu lậu vô lậu, là ảnh tượng kiêm giáo, tức dùng chất giáo làm gốc năng hiện ảnh tượng vậy, ảnh tượng giáo làm ngọn y tựa chất mà cóvậy. Do đó, thủ lấy bản chất giáo làm chánh giáo thể, ảnh tượng giáo làm kiêm gồm giáo thể”.

Bồ-tát Vô Tánh hỏi vặn rằng: “Tông ta chỉ lấy ảnh tượng tướng phần trên thức chúng sinh làm giáo thể, tức là chẳng trái với Duy thức. Còn Hộ Pháp ngươi nếu lấy bản chất Thanh danh văn cú của Phật làm giáo thể, tức là ngoài tâm có pháp, sao thành Duy thức?

Hộ Pháp đáp: Tông của Duy thức ước về thân gần tướng phần, lúc chúng sinh nghe biến khởi tướng phần mà duyên, chẳng phải thủ lấy chất khác để làm tự tánh. Nhưng bản chất khác tức Phật Bồ-tát cũng thành Duy thức nên chẳng trái nhau.

Hỏi: Sao chẳng chỉ thủ lấy bản chất làm chánh giáo thể tức thôi?

Đáp: Duyên chúng sinh chẳng thể thân gần nghe chất vô lậu nên hẳn nhờ ảnh tượng.

Hỏi: Nếu vậy sao chẳng chỉ thủ lấy ảnh tượng làm giáo thể là thân gần nghe vậy?

Đáp: Tuy tức thân gần nghe nhưng hẳn phải nhờ bản chất. Do đó, trong luận Duy thức nói: “Dần dà sức lớn mạnh, hai thức thành quyết định”. Nói dần dà sức lớn mạnh tức Phật và chúng sinh qua lại làm duyên tăng thượng. Nói hai thức thành quyết định tức là căn chúng sinh quyết định và bi của Như Lai quyết định nghĩa chúng sinh căn thuần thục hợp nghe pháp quyết định, Đức Như Lai tức có bi quyết định, quyết định nói pháp cho chúng sinh, làm duyên tăng thượng vậy. Lại, ảnh chất các sư chẳng có không, nên phải có bốn câu để phân biệt: Một là, chỉ chất không ảnh, tức là Tiểu thừa Hữu Bộ v.v…; Hai là, Chỉ ảnh không chất, tức các sư Long Quân, Vô Tánh; Ba là, Câu cú (đều câu), tức các sư Hộ Pháp, Thân Quang; Bốn là, câu phi (đều chẳng phải), tức các sư Long Mãnh, Thanh Biện. Nghĩa là kia chấp trong môn Thắng nghĩa chẳng biện giải giáo thể, toàn bác Bồ-đề Niết-bàn là không vậy. Trên đây nói về bốn câu trong môn khoa giảm chất ảnh cả hai đều thông. Luận sư Hộ Pháp là Thắng, nhưng nếu nói về danh cú văn thân giải thích, giải thích bày tỏ đều là ý ngôn phân biệt, phàm có phân tích so lường chẳng vượt ngoài tâm thức, cho đến năng thuyết sở thuyết đều thuộc thấy nghe hay biết, tâm bao hàm cả thiện ác, các tâm sở v.v… không có một pháp nào vượt ra ngoài tâm. Phải biết tâm đây là tóm thâu của các pháp, hiển sự hợp lý, tâm có thể làm khuôn phép gìn giữ. Nên gọi là kinh đâu chỉ ở tâm, cho đến tất cả sáu trần thảy đều là kinh, vì tâm khắp tất cả xứ vậy. Như trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa nói: “Lịch pháp minh kinh (trải qua pháp mà rõ kinh)” là nếu lấy kinh làm chánh phiên, vậy pháp nào là kinh? Xưa trước dùng ba thứ: Một là, dùng thanh (tiếng) làm kinh, như Phật từ kim khẩu diễn nói, chỉ có thanh âm thuyên giảng rõ ràng, người nghe đắc đạo, nên lấy thanh làm kinh. Trong Kinh Đại Phẩm nói: “Được nghe từ thiện tri thức vậy”; Hai là, dùng sắc làm kinh. Nếu Phật còn tại thế có thể dùng thanh làm kinh, nay Phật đã thị tịch, giấy mực lưu truyền gìn giữ nên dùng sắc làm kinh. Trong kinh Đại Phẩm nói: “Nghe từ trong kinh quyển”; Ba là, dùng pháp làm kinh, nên nói người tu pháp ta, chứng là tự biết. Lại, dùng trần làm kinh, như người ở phương này Nhĩ thức bén lợi, có khả năng đối với Thanh trần phân biệt thủ lấy tỏ ngộ, thì thanh là kinh đó, còn các thứ khác chẳng phải kinh. Nếu ý thức bén lợi là tự có thể nghiên cứu tâm tư duy lấy quyết định, pháp là kinh đó, đối với các thứ khác chẳng phải kinh, nhãn thức bén lợi, văn tự giải thích so lường mà đắc đạo lý, sắc là kinh đó, còn các thứ khác chẳng phải kinh, phương này dùng ba trần mà thôi. Ba thức khác ám độn, mũi ngửi giấy mực thì không biết gì, thân xúc chạm quyển kinh cũng chẳng thể hiểu. Lưỡi nếm văn tự sao phân biệt được phải quấy. Ở các phương khác, cũng có dùng cả sáu trần, cũng có riêng dùng một trần, như trong kinh Tịnh Danh nói: “Dùng một thức ăn thí cho tất cả, ở thức ăn bình đẳng, ở pháp cũng bình đẳng, ở pháp bình đẳng ở thức ăn cũng bình đẳng”. Đó là riêng dùng một thiệt căn sở đối làm kinh. Hoặc có cõi nước dùng áo trời xúc chạm thân tức đắc đạo, đó là riêng dùng xúc làm kinh. Hoặc thấy ánh sáng của Phật mà đắc đạo, đó là riêng dùng sắc làm kinh. Hoặc vắng lặng không lời nói, quán tâm mà đắc đạo, đó là riêng dùng ý làm kinh, như cõi Hương tích dùng hương Phật sự, đó là riêng dùng Hương làm kinh. Ở phương khác, sáu căn thức bén lợi, sáu trần được làm kinh, cõi này ba căn thức ám độn, mũi không kịp như lừa chó nai v.v… làm sao đối với hương vị xúc v.v… năng được thông đạt.

Hỏi: Căn bén lợi nên đối với trần là kinh. Còn căn ám độn đối với trần là chẳng phải kinh ư?

Đáp: Sáu trần là pháp giới, thể tự là kinh, chẳng phải căn bén lợi chấp thuận phương mới là kinh. Tại sao? Trong kinh Đại Phẩm nói: Tất cả pháp thú sắc”, là thú hướng chẳng vượt quá sắc đó, năng giải thích tất cả pháp, như mực sắc mực, một vạch gọi là nhất, hai vạch gọi là nhị, ba vạch gọi là tam, một vạch dọc gọi là vương, chân phải vạch gọi là sửu, chân trái vạch gọi là điền, lời bày trên gọi là do, lời bày thêm dưới gọi là thân, như vậy xoay chuyển giải bày không thể hết, hoặc một chữ giải rõ vô lượng pháp, vô lượng chữ cùng giải rõ một pháp, vô lượng chữ giải rõ vô lượng pháp. Một chữ giải rõ một pháp. Ở mực đen nho nhỏ xoay chuyển giải rõ lượng lớn khác, bên trái xoay giải rõ ác, bên phải xoay giải rõ thiện, chấm trên giải rõ vô lậu, chấm dưới giải rõ hữu lậu, giết hại nuôi sống cùng đoạt hủy dự khổ vui đều từ trong mực, lại không một pháp nào vượt ngoài mực đó. Tóm lại mà nói: Mực đen giải rõ vô lượng giáo, vô lượng hạnh, vô lượng lý, mực đen cũng là giáo bản, hạnh bản lý bản. Mực đen từ một chấm đầu tiên đến vô lượng chấm, từ chấm đến chữ, từ chữ đến câu, từ câu đến kệ, từ kệ đến quyển, từ quyển đến bộ. Lại từ trong một câu chữ, mới đầu lập hạnh nhỏ, sau hiển trước hạnh lớn, lại từ trong chấm chữ, mới đầu thấy lý cạn, sau đến lý sau, đó gọi là sắc mực giáo hạnh nghĩa ba thứ nhỏ phát, cho đến phải biết chữ đen là gốc các pháp, xanh vàng đỏ trắng cũng lại như vậy, chẳng phải chữ chẳng phải chẳng phải chữ, song chiếu chữ chẳng phải chữ, chẳng thể nói chẳng phải chẳng thể nói, chẳng thể thấy chẳng phải chẳng thể thấy, nơi nào chọn lựa, nơi nào chẳng chọn lựa, nơi nào gồm nơi nào chẳng gồm, nơi nào biện nơi nào chẳng biện? Phải thì đều phải, quấy thì đều quấy, có thể ở sắc đen thông đạt tất cả quấy, ở tất cả quấy thông đạt tất cả phải, thông đạt tất cả quấy chẳng phải quấy phải, tất cả pháp tà, tất cả pháp chánh. Nếu ở sắc đen mà chẳng giải hiểu như vậy thì không biết chỉ và chẳng phải chữ, xanh vàng đỏ trắng có đối không đối, đều chẳng thể biết. Nếu ở sắc đen mà thông đạt, biết các sắc khác cũng lại như vậy, đó tức là ý kinh Pháp Hoa, lấy sắc làm kinh vậy. Thanh trần cũng như vậy, hoặc một thanh giải rõ một pháp, Nhĩ căn bén lợi tức giải hiểu thanh, nhân duyên mến thấy, tức không tức giả tức trung, biết môi lưỡi răng nếu đều không thể được, thanh tức chẳng phải thanh tịnh, chẳng phải thanh cũng thanh tịnh, chẳng phải thanh chẳng phải chẳng phải thanh. Thanh là nghĩa gốc của giáo hạnh, các thứ nghĩa khác đều nói như trên. Đó tức là thông đạt thanh kinh. Hương vị xúc v.v… cũng lại như vậy. Trong kinh nói: “Tất cả thế gian sinh sống sản nghiệp đều cùng thật tướng chẳng trái ngược nhau”, tức là ý đây vậy. Ngoài vào đều qua khắp pháp giới, trong vào cũng như vậy, trong ngoài vào cũng như vậy. Trong kinh nói: “Chẳng phải quán bên trong được giải thoát, cũng chẳng lìa quán bên trong được giải thoát v.v…”. Lại nói: “Năng quán tâm tánh, gọi là thượng định”. Tâm là thể, phàm có tâm là sẽ đắc ba Bồ-đề. Tâm là tông, chế tâm một xứ, không sự gì chẳng xong, tâm là dụng, ba cõi không pháp riêng khác, chỉ là nhất tâm làm, giác quán tâm là nói gốc, vì tâm phân biệt ở tâm, chứng tâm là giáo tướng, nên nói: Hương hoa mây cây tức là pháp môn của pháp giới, cõi nước chúng sinh vốn là chánh thể của mười thân. Nên trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Biết tất cả pháp là tạng chánh tư duy”.

Hỏi: Nếu ngoài tâm không pháp, chỉ nghe không người nói, cớ sao Phật nói: “Pháp ta đã giảng nói như lá trong tay”. Lại, Phật đều từ nói “Từ lúc ta thành Phật lại nay chẳng nói một chữ” v.v… ư?

Đáp: Xưa trước giải thích: “Lá trong rừng dụ cho y cứ làm duyên đó, khiến các hữu tình thức biến pháp giải, gọi là ta đã nói như lá trong tay, chưa vì làm tác duyên, tự tâm chúng sinh chưa khởi, gọi là ta chưa nói như lá trong rừng. Nói về làm tăng thượng gọi là nói chưa nói”. Lại 312 trong Duy thức kính có hỏi: Trong đây đã nói Phật đều tự nói, cớ sao nói Phật chẳng nói pháp, há chẳng phải tự nói trái nhau ư? Đáp: Đó cũng là người có thể nghe từ thức biến sinh, Phật thật chẳng nói, chỉ là tăng thượng, chúng sinh biến trên thức nói đó vậy, nên dẫn làm chứng.

Hỏi: Chỉ rõ nhất tâm năng thành quán sâu, nếu không vị thứ, trắng đen sao phân? Phải hợp với giáo thừa để vén dẹp dối lạm, giáo quán cả hai rành rẽ mới khế hợp tâm Phật ư?

Đáp: Thật như nói đó, khuyết một không thể được, Viên giáo quán tâm phải rõ lục tức. Vì ba quán nên khỏi đếm vật báu kẻ khác, vì lục tức nên không tâm tăng thượng. Nhưng tâm chẳng phải số lượng, đâu có văn của bốn sáu, lý hợp cao sâu, ai phân vị sâu cạn, chỉ vì chứng vào có khác, chợt phân môn bốn giáo, thăng tấn có khác nên xép vị lục tức. Đây rút từ chánh văn chỉ quán của Thiên Thai, lạt lẽo lạm ở sơ tâm, chứng rốt ráo ở vị sau. Trong luận Chỉ Quán nói: “Nói về lục tức, hiển bày phải đó”. Hỏi: Vì tâm mới đầu phải hay tâm sau phải? Đáp: Như trong luận nói: Cháy nóng chẳng phải mới đầu, chẳng lìa mới đầu, chẳng phải sau, chẳng lìa sau. Nếu trí tin đầy đủ, nghe một niệm tức phải. Tin nên chẳng phỉ báng, trí nên chẳng sợ, mới đầu và sau đều. Nếu không tin, cao suy cảnh thánh, chẳng phải phần trí mình, nếu không trí, khởi tăng thượng mạn cho rằng: Mình bằng Phật, mới đầu và sau đều quấy. Vì sự đó nên phải biết lục tức, đó là: Lý tức, danh tự tức, quán hạnh tức, tương tợ tức, phần chân tức, cứu cánh tức. Lục tức đó mới đầu là phàm cuối cùng là Thánh, mới đầu phàm nên trừ Nghi Khiếp, sau cùng Thánh nên trừ mạn đại. Lý tức là, một niệm tâm tức lý Như Lai tạng. Như nên tức không, tạng nên tức giả, lý nên tức trung. Ba trí trong một tâm, đầy đủ chẳng thể nghĩ bàn. Ba đế một đế, chẳng phải một chẳng phải ba, một sắc một hương, tất cả pháp, tất cả tâm cũng lại như vậy, gọi là lý tức Bồ-đề, cũng là lý tức Chỉ Quán. Tức tịch gọi là chỉ, tức chiếu gọi là quán. Danh tự tức là lý tuy tức phải, sử dụng thường ngày mà không biết, vì chưa nghe ba đế, toàn chẳng biết Phật pháp, như mắt trâu dê chẳng biết pháp góc. Hoặc theo tri thức, hoặc từ kinh quyển nghe nói Bồ-đề một thật như trên, ở trong danh tự thông đạt hiểu rõ, biết tất cả pháp đều là Phật pháp. Đó gọi là danh tự tức Bồ-đề, cũng là danh tự chỉ quán. Nếu lúc chưa nghe, rong cầu khắp xứ, đã được nghe rồi dứt tâm men tìm gọi là chỉ, chỉ tin pháp tánh, chẳng tin gì khác, gọi là quán. Quán hạnh tức là nếu chỉ nghe danh miệng nói, như trùng ăn gỗ, chột được thành chữ, trùng đó chẳng biết, là chữ hay chẳng phải chữ. Đã không thông đạt, sao là Bồ-đề, hẳn phải tâm quán rõ ràng, lý tuệ tương ưng, điều làm như điều nói, điều nói như điều làm. Hoa Thủ nói: “Ngôn thuyết gọi là chẳng hành, ta chẳng dùng ngôn thuyết, chỉ tâm hành bình đẳng”. Đó là tâm miệng tương ưng, là Quán hạnh Bồ-đề. Trong Thích Luận nói: “Bốn câu bình nghe tuệ đầy đủ, như mắt được mặt nhật soi chiếu rõ không hẹp hòi”. Quán hạnh cũng như vậy, tuy chưa khế lý, quán tâm chẳng dứt, như trong kinh Thủ-lăng-nghiêm thí dụ bắn đích. Đó gọi là Quán hạnh Bồ-đề, cũng gọi là Quán hạnh chỉ quán, luôn làm tưởng đó gọi là quán, các tưởng khác dứt gọi là chỉ. Tương tợ tức Bồ-đề vì đó càng quán càng sáng, càng chỉ càng tịch, như bắn gần đích, gọi là tương tợ quán tuệ. Tất cả mọi sự sinh sống sản nghiệp trong thế gian đều chẳng trái ngược nhau, như có các thứ tư tưởng đo lường đều là điều nói trong kinh của Phật xưa trước, như nói trong sáu căn thanh tịnh, viên phục vô minh gọi là chỉ, tợ trong tuệ gọi là quán. Phần chân tức là nhân sức của tương tợ quán vào địa vị đồng luân, mới đầu phá vô minh thấy Phật tánh, mở kho báu, hiển bày chân như, gọi là phát tâm trụ, cho đến Đẳng giác, vô minh nhỏ mỏng, trí tuệ chuyển hiển rõ, như từ đầu tháng đến ngày mười bốn, trăng sáng dần tròn, mờ tối dần hết. Nếu người đáng dùng thân Phật mà được độ, tức tám tướng hành đạo. Đáng dùng thân chín pháp giới mà được độ, dùng Phổ môn bày hiện, như trong kinh nói rộng, đó gọi là phần chân Bồ-đề, cũng gọi là phần chân chỉ quán, phần chân trí đoạn. Cứu cánh tức Bồ-đề là Đẳng giác một lần chuyển vào Diệu giác, trí sáng tròn đầy, lại chẳng thể thêm, gọi là quả Bồ-đề, Đại Niết-bàn đoạn lại không thể đoạn, gọi là quả quả. Đẳng giác chẳng thông, chỉ Phật năng thông, quá trà không đạo có thể nói, nên gọi là cứu cánh Bồ-đề, cũng gọi là cứu cánh chỉ quán.

Các bậc cổ đức nói về bốn giáo nói rõ Lục tức là, như tạng giáo chấp sắc là có, bày nhân độ vụng phá bẻ gãy, thành quả chỉ không tàn dứt. Thông giáo chấp sắc tâm là không, rõ tông duyên sinh không tánh, mất lý Trung đạo chẳng không. Biệt giáo từ tâm sinh mười pháp giới, tâm chỉ có năng sinh, lý tánh của mười giới. Chưa tức tiện đầy đủ nhân quả của mười giới, như từ đất sinh ra tất cả cỏ cây, chỉ từ nhất tâm lần lượt sinh ra mười giới. Viên giáo tâm đủ mười pháp giới, chẳng đợi năng sở sinh, cũng không khoảng trước sau, chỉ một niệm là mười giới, chỉ mười giới là một niệm, tất cả thời, tất cả xứ, tất cả pháp, trong thể mỗi niệm thường tròn đầy, trần sa muôn đức chẳng thiếu khuyết một phần ít, tám vạn hoặc nghiệp chẳng thể đoạn một phần, chẳng cho rằng: Phật là quả đầu cực Thánh, ta chưa chứng được, chẳng cho rằng: Phàm là tận đáy uế dơ, ta nên xả lìa, xem khắp pháp giới tại đầu một niệm tâm, như một viên châu ánh suốt sáng trắng, viên giải lại không giác quán, tấn tu cũng chẳng thấy có phàm thánh. Lấy bỏ phân biệt vọng niệm đều hết vậy. Vì người mới đầu tiên lòng tin chưa được thuần tịnh, phiền não có dày mỏng, tập khí có cạn sâu, phân biệt khó quên, phan duyên dễ khởi, tâm nổi quán cạn, hoặc nặng cảnh mạnh, ở trong đối trị đó nên phân lục tức. Bởi vì, tâm tánh phàm phu bản thể thật ngang bằng thượng thánh, chỉ vì phàm phu chưa thể thường dùng gốc, tùy cảnh sinh tâm, phân biệt so lường ngàn sai muôn khác, tuy ở trong nhân đạo mà tâm phần nhiều chẳng định, hoặc phát tâm địa ngục, hoặc phát tâm ngạ quỉ súc sinh, huống gì là trời người thiện đạo, ba thừa Thánh đạo. Vọng tập từ vô thủy sao có thể chóng dứt trừ, tuy có thấy hiểu, nhưng chưa thể thường chiếu nên là phàm vậy. Nếu sinh tử tức Niết-bàn, phiền não tức Bồ-đề là lý tức vậy, nếu năng tạm chiếu đế lý tức ngồi tòa Phật, chứng thân Phật, dùng pháp Phật, ngay một niệm đó lúc tròn hiện, chẳng thấy mười phương Phật khác thân và niệm ta đây vậy, hiểu mà chưa tu, gọi là danh tự tức, niệm có phân số gọi là Quán hạnh tức, niệm tợ ở cảnh gọi là tương tợ tức, cảnh vào ở niệm, gọi là phần chân tức, không cảnh không niệm, gọi là cứu cánh tức. Tuy sáu mà thường một, nào phàm vào thánh. Tuy một mà thường sáu, phàm thánh cách tuyệt. Lại, sáu mà thường một nên nói là tức, một mà thường sáu nên trước sau chẳng đều. Ngay lúc quán niệm chẳng phải một chẳng phải sáu. Lại thí như chẳng lìa nhà bần nữ mà được vàng là tức vậy, bần nữ được vàng tức giàu, có thể dụ chúng sinh tức Phật, lấy vàng có thứ tự, há chẳng phải sáu ư? Cày bỏ cỏ dơ, quán hạnh nhiếp phục hoặc vậy, đào bới đất gần vàng, tợ thấy vật mà chưa rõ ràng, đâu chẳng phải tương tợ, thâu được một phần, đâu chẳng phải phần chân, được thọ dụng tất cả, người nữ mừng vui há chẳng phải là cứu cánh ư? Vì vậy chóng ngộ tông rồi lại phải ngôn hành tương ưng, đã được vốn thanh tịnh lại phải lìa dơ thanh tịnh, như trong kinh Đại Tập có kệ tụng nói:

“Xa lìa tất cả các phiền não,

Thanh tịnh không dơ như chân thật,

Tâm đó năng làm ánh sáng lớn,

Đó là đuốc báu Đà-la-ni”.

Lại nói: “Nếu có chẳng rõ tất cả cảnh giới và tự cảnh giới, người như vậy thì năng điều phục”.

Hỏi: Đức Như Lai không nói lời bí mật, Tôn giả Ca-diếp chẳng che giấu, thì tâm chúng sinh thường tự rõ hiện, sao phải giáo quán chỉ bày, rộng luận ngang dọc?

Đáp: Chỉ vì thấy biết của Phật ẩn chứa tại tâm chúng sinh, tuy là hiển hiện mà người mê không biết, vì khách trần che lấp vọng thấy sở chướng, tuy có như không, tợ kho báu thế gian bị vật che khuất, chẳng có biết đó. Vì vậy phải đích xác chỉ bày nơi kho báu đó khiến thật được thấy, bèn được báu đó, lợi tế vô cùng, đây cũng như vậy, nhân môn phương tiện đó mà được thấy tâm báu, bên do duyên trọn, vốn liếng phát đích thực hiện tiền, kho trí đầy lớn pháp tài đầy đủ. Có thắng lợi đó, vết giáo chẳng phải hư, như trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Thí như biển lớn tuy đồng vị mặn, trong đó cũng có nước thượng diệu. Vị đồng so như sữa. Như tại núi tuyết tuy thành tựu các thứ công đức, sinh mọc các thứ cỏ thuốc, nhưng cũng có cỏ độc. Thân các chúng sinh cũng lại như vậy, tuy có bốn đại chủng rắn độc, trong đó cũng có diệu dược. Đại vương! Nói Phật tánh, chẳng phải là pháp làm ra, chỉ vì khách trần phiền não phủ che. Nếu Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Tỳ-xá, Thủ-đà-la mà hay đoạn trừ, tức thấy Phật tánh, thành đạo Vô thượng”. Do đó, các bậc Cổ đức nói: “Mở nguồn tánh mọi vật”, là do vì tánh của chúng sinh bao hàm biển trí, thức suốt chân không, chỉ bởi áo che châu sáng, nhà chôn kho kín, cần nhờ mở bày khiến rõ vào đó, phải nhờ quán tuệ để khế hợp vô sinh. Người muốn rộng thông nghĩa dụng đó, phải rõ pháp môn ngang dọc. Dọc chỉ nhất tâm, ngang khắp tất cả. Tâm chẳng phải ngang dọc, ngang dọc là tâm, ẩn hiển đồng thời cuộn buông vô ngại, niệm niệm tương tức, pháp pháp dung thông, đem đọc ước ngang thì không ngang mà chẳng dọc, đủ tất cả câu, và mỗi mỗi câu đều rộng bằng pháp giới. Do đó, Nghĩa Hải nói: “Thể không riêng khác, nêu thì toàn bén nhọn, lý chẳng khác đường, đàm nói đều chóng hiển hiện, do vì tướng hai bên hết, thể sai biệt dung, tùy trí cuộn buông ứng cơ co duỗi. Cho nên nói khởi tức khởi, ai nói đường đó chẳng thông, nêu nhiều tức nhiều, ai bảo pháp đó chẳng tại, nên biết lập giáo đều vì đối cơ. Cơ nghi chẳng đồng, giáo phân nhiều thứ. Vả lại, như quán sắc một pháp, năm giáo chứng vào chẳng đồng. Mới đầu, Tiểu thừa thấy là thật sắc, chẳng nói tánh không, sơ giáo thấy đó là sắc pháp từ duyên tạo thành hẳn không tự tánh, tức không, không chỗ có như sóng về nước, Chung giáo thấy sắc không vô ngại, vì chân không chẳng giữ tự tánh, tùy duyên thành sắc tức là huyễn sắc, bèn nhờ không mà thành, tức sắc của nhờ không đó hư tướng không thể, luôn tự tánh hết mà không hiện, cho nên sắc tức không mà thường hết sạch, không tức sắc mà thường còn. Cốt yếu do sắc của tự biết mới là không sắc, không của thành sắc mới là chân không, toàn thể chứa nhau không có chướng ngại như nước vào sóng. Đốn giáo thì một sắc pháp không gì chẳng phải chân lý thâu gồm, cho nên sắc đó tức chân lý một vị bình đẳng, lại không pháp ràng buộc mà có thể hiển bày nói, nước sóng cả hai đều tuyệt. Viên giáo thì khởi tức toàn thâu, một chiều thâu gồm nhau, đồng thời thành lập một khối tròn sáng, tùy nêu tức sắc tùy nêu tức không, nghĩa vị tự tại tùy trí lấy dùng. Tại sao? Tùy nêu một môn mà không môn nào chẳng hiển hiện. Các bậc Cổ đức nói: “Đều vốn nhất tâm mà suốt cả các pháp”. Phàm, nhất tâm là tổng của muôn pháp, phân mà thành giới định tuệ, mở mà làm Lục độ, tán mà làm muôn hạnh, muôn hạnh chưa từng chẳng phải nhất tâm, nhất tâm chưa từng trái với muôn hạnh. Nhưng mà, nhất tâm là nơi sinh ra muôn pháp và chẳng thuộc ở muôn pháp. Đắc đó thì đối với pháp tự tại vậy, thấy đó thì đối với giáo vô ngại vậy. Vốn chẳng phải pháp, không thể dùng pháp nói, vốn chẳng phải giáo không thể dùng giáo truyền, đâu có thể dùng khuôn vết mà tầm ư? Nên biết chỉ nghiên cứu tinh tường một pháp, soi chiếu bên trong rõ ràng, tự nhiên mềm mại, vào thần thuận tánh của pháp giới, không tâm hợp đạo giẫm rảo môn nhất tế. Vì vậy, trong luận Đại Trí Độ nói: “Vì tâm người phần nhiều tán loạn như cuồng như giặc như say, nhất tâm kính cẩn thận trọng là môn đầu tiên của các công đức, nhiếp tâm đắc thiền bèn đắc trí tuệ chân thật, đắc trí tuệ chân thật bèn đắc giải thoát, đắc giải thoát bèn đắc hết khổ, mọi sự như vậy đều từ nhất tâm mà được.” Trong Hoa Nghiêm Tư Ký nói: “Không trói buộc không đắm kẹt, hồi hướng là chỉ rõ tất cả đều như. Sở dĩ không trói buộc đắm kẹt vậy, là biết tất cả đều không tròi mở, một pháp đã vậy, tất cả pháp cũng vậy. Do đó, tất cả pháp là một pháp, một pháp tức tất cả pháp. Nếu tất cả pháp đều không tánh tức là Phật phân thân nhóm tập, tháp báu xuất hiện, núi Tu-di đặt vào trong hạt cải vậy”. Suốt đạt như vậy thì một giải hiểu ngàn cùng theo, thì biết Phật hướng từ trong không chỗ có mà sinh ra, pháp ở trong rốt ráo không mà dựng lập, vì không sinh không tánh vậy, xoay chuyển do tâm, bên được tụ tán đồng thời lớn nhỏ tức nhập. Vì vậy nghĩa thú sum-la, ảnh tượng báo hóa, cho đến vô lượng đức nghiệp, thần thông rộng lớn, ở trong Tông Kính đồng lúc hiển hiện. Vả lại, rồng sò v.v… các loại toàn là thân của nghiệp quả sinh tử, còn hiện lực dụng chẳng thể nghĩ bàn, huống gì là tỏ ngộ căn bản đầy đủ trí như thật mà chẳng thể hiện thần dụng rộng lớn ư? Như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Phật tử! Như La-hầu A-tu-la vương thân vốn dài bảy trăm do-tuần, hóa hình dài mười sáu vạn tám ngàn do-tuần, ở trong biển lớn hiện bày nửa thân đó, so với núi Tu-di mà chánh ngang bằng. Phật tử! A-tu-la vương kia tuy hóa thân đó dài mười sáu vạn tám ngàn do-tuần nhưng cũng chẳng hoại tượng thân gốc. Các uẩn xứ giới thảy đều như gốc, tâm chẳng sai loạn, chẳng ở nơi thân biến hóa mà khởi tưởng khác, ở thân gốc đó sinh tưởng chẳng phải mình. Thân vốn thọ sinh luôn thọ các vui, hóa thân thường hiện các thứ oai lực thần thông tự tại. Phật tử! A-tu-la vương có tham nhuế si đầy đủ kiêu mạn còn có khả năng biến hiện thân đó như vậy, huống gì Bồ-tát Ma-ha-tát năng thấu đạt tâm pháp như huyễn sâu sắc, tất cả thế gian thảy đều như mộng, tất cả chư Phật xuất hiện nơi đời đều như ảnh tượng, tất cả thế giới giống như biến hóa, ngôn ngữ âm thanh đều là như tiếng vọng, thấy pháp như thật, dùng pháp như thật mà làm thân đó, biết tất cả pháp bản tánh thanh tịnh, rõ biết thân tâm không có thật thể, thân đó trụ khắp vô lượng cảnh giới, dùng ánh sáng trí tuệ rộng lớn của Phật, tịnh tu tất cả hạnh bình đẳng. Cho đến như có vị huyễn sư tùy ở một nơi làm các huyễn thuật, chẳng dùng đất huyễn nên hoại ở đất gốc, chẳng dùng ngày huyễn nên hoại ở ngày gốc. Bồ-tát Ma-ha-tát cũng lại như vậy, ở nơi không cõi nước hiện có cõi nước, ở nơi có cõi nước hiện không cõi nước, ở nơi có chúng sinh hiện không chúng sinh, ở nơi không chúng sinh hiện có chúng sinh, nơi không sắc hiện sắc, nói sắc hiện không sắc, trước chẳng loạn sau, sau chẳng loạn trước, Bồ-tát rõ biết tất cả pháp thế gian đều cũng như vậy đồng ở huyễn hóa. Biết pháp huyễn nên biết trí huyễn, biết trí huyễn nên biết nghiệp huyễn. Biết trí huyễn nghiệp huyễn rồi khởi ở huyễn trí, quán tất cả nghiệp như thế huyễn, chẳng ở ngoài xứ mà hiện huyễn đó, cũng chẳng ở ngoài huyễn mà có xứ đó. Bồ-tát Ma-ha-tát cũng lại như vậy, chẳng ở ngoài hư không mà vào thế gian, cũng chẳng ở ngoài thế gian mà vào hư không. Tại sao? Hư không và thế gian không sai biệt nên trụ ở thế gian cũng trụ ở hư không. Bồ-tát Ma-ha-tát ở trong hư không, năng thấy năng tu tất cả các thứ nghiệp sai biệt diệu trang nghiêm ở thế gian, ở khoảng một niệm đều hay rõ biết vô số thế giới, hoặc thành hoặc hoại, cũng biết các kiếp thứ lớp tương tục, năng ở một niệm hiện vô số kiếp, cũng chẳng khiến một niệm đó rộng lớn. Bồ-tát Ma-ha-tát đắc trí huyễn đồng chẳng thể nghĩ bàn, đến nơi bờ kia trụ ở mé huyễn, vào đời số huyễn, tư duy các pháp thảy đều như huyễn, chẳng trái đời huyễn, đều ở nơi huyễn trí rõ biết ba đời cùng huyễn không khác biệt, quyết định thông đạt, tâm không ngằn mé. Như các Đức Như Lai trụ trí như huyễn tâm đó bình đẳng. Bồ-tát Ma-ha-tát cũng lại như vậy, biết các thế gian thảy đều như huyễn, ở tất cả xứ đều không đắm trước, không có ngã sở, như huyễn sư kia làm các việc huyễn, tuy chẳng cùng việc huyễn đó đồng trụ mà đối với việc huyễn cũng không mê hoặc. Bồ-tát Ma-ha-tát cũng lại như vậy. Biết tất cả pháp đến nơi bờ kia, tâm chẳng chấp ta năng vào nơi pháp, cũng chẳng nói pháp mà có thác loạn.

Hỏi: Chỉ như tự tâm, thì quán thế nào?

Đáp: Tánh bao gồm ngằn mé thủy chung. Thể chẳng phải duyên khởi tận. Thể khắp trong mê ngộ, tánh chẳng phải sự lầm hoặc giải hiểu. Lại nói: Phàm, nguồn tâm vốn tịnh vô vi vô số, chẳng phải một chẳng phải hai, không sắc không tướng, chẳng phải thiên lệch chẳng phải tròn đầy, tuy là hiểu biết, cũng không hiểu biết, hoặc niệm hay chưa niệm bốn vận động kiểm soát tâm, rốt ráo không thể được, đâu có thể thứ lớp chẳng thứ lớp, thiên lệch tròn đầy quán ư? Giống như hư không bình đẳng không có khác, tâm tánh đây rốt ráo không tâm, lúc có nhân duyên cũng được sáng rõ tâm. Đã có luận tâm tức có nghĩa của phương tiện chánh quán, thí như hư không cũng có âm dương, mưa mùa tâm cũng như vậy, tuy không thiên lệch hay tròn đầy cũng luận tiệm đốn. Nếu quán tâm đầy đủ có tánh được ba đế tánh được ba quán và tất cả pháp không trước không sau, không có thứ lớp, một niệm đầy đủ pháp mười pháp giới. Nếu quán tâm chẳng phải không chẳng phải có thì tất cả pháp từ tâm sinh cũng chẳng phải không chẳng phải có. Tất cả các pháp như vậy v.v… tại trong nhất tâm, phải biết quán tâm đây nguyên cùng Như Lai bình đẳng, nếu tác quán tròn đầy như vậy, người đó đi đứng nằm ngồi đều nên dựng tháp sinh tâm Như Lai, quán tâm như vậy gọi đó là quán Phật tâm. Trong Phụ Hành Ký nói: “Tâm tạo tức là tâm đầy đủ”, nên dẫn văn của tâm tạo để chứng minh tâm đầy đủ. Trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói: “Tâm như người thợ vẽ, họa vẽ các năm ấm, trong tất cả thế giới, không pháp nào chẳng tạo, như tâm Phật cũng vậy, như Phật chúng sinh vậy, tâm Phật và chúng sinh, cả ba không sai biệt. Nếu người muốn cầu biết, hết thảy Phật ba đời, phải nên quán như vậy, tâm tạo các Như Lai”. Chẳng giải hiểu văn đây làm sao hiểu rõ kệ tụng? Tâm tạo tất cả, ba không sai biệt, nói tâm tạo là chẳng vượt ngoài hai ý: Một là, nói về lý, tạo tức là đầy đủ; Hai là, nói về sự, chẳng vượt ngoài ba đời. Ba đời lại có ba: Một là, quá khứ tạo ở hiện tại, quá khứ và hiện tại tạo ở tương lai, như từ vô thủy lại hiện tại cho đến tạo ở tận cùng ngằn mé ở tương lai, tất cả các nghiệp chẳng vượt ngoài mười giới trăm giới, ngàn như ba ngàn thế gian; Hai là, hiện tại tạo ở hiện tại, tức là hiện tại đồng nghiệp cảm nên, đuổi theo cảnh mà tâm biến, gọi đó là tạo, vì tâm có nên tất cả đều có, vì tâm không nên tất cả đều không, như điều thấy của một vị quan ở đời chẳng đồng hoặc là sợ là mến, là thân là oán; Ba là, Thánh nhân biến hóa tạo nên, cũng khiến chúng sinh biến tâm thấy thành, đều do lý đầy đủ mới có sự dụng, nay muốn tu quán, chỉ quán lý đầy đủ, đều phá đều lập đều là pháp giới, mặc tình gồm được, quyền thật hiện nên.

Hỏi: Chẳng nghĩ bàn đây cũng nói về thứ lớp để giải thích mười pháp giới, so với nghĩ bàn có gì khác biệt?

Đáp: Kỳ thật không khác biệt, nghĩ bàn là làm thuyết từ tâm sinh, chẳng nghĩ bàn làm thuyết nhất tâm đầy đủ. Nếu hay tin hiểu như trên thì phước đức vô lượng, Phật xác thực so sánh muôn hạnh khó đền. Như trong kinh Pháp Hoa có kệ tụng rằng:

“Nếu người cầu tuệ Phật,

Trong tám mươi muôn ức,

Na-do-tha số kiếp,

Hành năm Ba-la-mật.

Ở trong các kiếp đó,

Bố thí cúng dường Phật,

Và đệ tử Duyên giác,

Cùng các chúng Bồ-tát.

Các thức ăn ngon lạ,

Thượng phục và đồ nằm,

Chiên-đàn dựng tinh xá,

Dùng vườn rừng trang nghiêm.

Như vậy mà bố thí,

Các thứ đều vi diệu,

Thanh tịnh không khuyết kém,

Cầu nơi Đạo Vô thượng.

Chư Phật đều khen ngợi,

Nếu lại hành nhẫn nhục,

Trụ ở vị Điều nhu,

Như có kẻ ác lại.

Tâm không hề lay động,

Những người có đắc pháp,

Ôm lòng tăng thượng mạn,

Bị người đó khinh não.

Như vậy cũng hay nhẫn,

Nếu lại siêng tinh tấn,

Chí niệm thường bền vững,

Ở trong vô lượng kiếp.

Nhất tâm chẳng lười nghỉ,

Lại trong vô số kiếp,

Trú ở nơi không nhàn,

Hoặc ngồi hoặc kinh hành.

Trừ ngủ thường gồm tâm,

Do nhân duyên như vậy,

Hay sinh các thiền định,

Tám mươi ức vạn kiếp.

An trú tâm chẳng loạn,

Phước trì nhất tâm đây,

Nguyện cầu đạo Vô thượng,

Ta đắc Nhất thiết trí.

Cùng tận các thiền định,

Người đó trong trăm ngàn

Muôn ức vô số kiếp,

Hành các công đức này.

Như trên đã nói rõ,

Có thiện nam tín tử,

Nghe ta nói thọ mạng,

Cho đến một niệm tin

Phước đó quá hơn kia.”

Trong Văn Cú Sớ Thích nói: “Một niệm tin hiểu, nghĩa là tùy nơi nghe được, chợt vậy mở rõ, tùy nói mà vào không có trở. Tin tất cả pháp đều là Phật pháp, lại tin Phật pháp chẳng cách biệt tất cả pháp, chẳng được Phật pháp, chẳng được tất cả pháp, mà thấy tất cả pháp cũng thấy Phật pháp. Tức một mà ba, tức ba mà một, cũng là hành ở chẳng phải đạo mà thông đạt Phật đạo, hành nơi Phật đạo mà thông đạt tất cả đạo, không nơi có mà có, mà có không nơi có, chẳng phải nơi có chẳng phải không nơi có, như đường trước cửa thông đạt tất cả Đông, Tây, Nam, Bắc vạch rõ không ngăn ngại. Phàm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý có chỗ đối ứng thảy đều như vậy. Không nghi ngờ gọi là tin, rõ suốt gọi là hiểu, đó là một niệm tâm tin hiểu vậy. Một niệm tâm tin hiểu ấy, tâm đồng như tâm Phật, tin bằng như Phật tin, vào tánh Bát-nhã chân thật, đạt đến cội nguồn giải thoát rốt ráo. Do đó, đem công đức tu năm pháp Ba-lamật trong vô lượng vô số kiếp sánh với công tìm hiểu Tông Kính trong một niệm thì muôn phần chẳng kịp một, nên nói chẳng biết huyền chỉ thì luống nhọc niệm tịnh. Vì vậy, trước ngộ Tông Kính sau mới viên tu, lý hạnh không sai mới là khế hợp xác đáng.

Hỏi: Quán tâm như trên, thế nào là môn sở nhập và năng nhập?

Đáp: Nhập (vào) của năng sở chỉ là một tâm, ước về trí mà luận bàn nên giả phân năng sở. Sở nhập tức là lý của sở chứng nhất tâm, năng nhập tức là trí của nhất tâm năng chứng. Lại nữa, lý là thể của tâm, trí là dụng của tâm, giống như ánh sáng mặt nhật trở lại soi chiếu thể mặt nhật, dùng ánh sáng tâm đây trở lại soi chiếu thể tâm thì hai mà chẳng hai, thể dụng ngầm một, chẳng hai mà hai, năng sở tợ phân chia. Nay căn cứ theo các bậc Tiên đức y cứ tông Hoa Nghiêm mà lập môn năng nhập sở nhập. Trước tiên nói rõ về sở nhập là bao gồm chỉ là một chân pháp giới, nghĩa là quạnh vắng rỗng rang sâu xa bao quát mênh mông gồm cả bạn hữu tức là một tâm. Thể tuyệt có không, dụng chẳng phải sinh diệt, mê mờ đó thì sinh tử không cùng, hiểu rõ đó thì rỗng rang đại ngộ, bao gồm mở bày, chẳng biết đặt gọi là gì, gượng phân chia làm hai môn lý sự, mà lý sự lẫn lộn không có chướng ngại: Một là, sự pháp giới, hai là, lý pháp giới. Lược có hai môn: Một là, môn tánh tịnh, tức tại trong ràng buộc mà chẳng nhiễm, tánh luôn thanh tịnh, tuy khắp tất cả mà chẳng đồng tất cả, như tánh ẩm ướt, khắp tất cả nơi động tĩnh ngưng chảy chẳng đổi khác, tịnh uế (dơ sạch) luôn như; Hai là, môn ly cấu, do đối trị chướng sạch hết, tùy địa vị cạn sâu, thể tuy trạm nhiên nhưng tùy duyên có khác. Thứ ba, là sự lý không chướng ngại pháp giới cũng có hai môn: Một là môn tương tức vô ngại, một tâm pháp giới bao gồm hai môn chân như và sinh diệt, qua lại suốt cùng, chẳng hoại tánh tướng, đó giống như sóng của gồm nước chẳng phải lắng, nước của gồm sóng chẳng phải động; Hai là, môn hình đoạt vô ký, nghĩa là không sự chẳng phải lý nên sự chẳng phải sự, không lý chẳng phải sự nên lý chẳng phải lý vậy. Thứ tư, song dụng đều lìa, tánh tướng lẫn lộn mà có mười môn: Một là, do lìa tướng môn sự hoại mà tức lý. Hai là, do lìa tánh nên lý sạch mà tức sự. Ba là,do lìa tướng chẳng hoại tướng môn sự tức lý mà sự tồn tại, vì chẳng phải sự là sự. Bốn là, do lìa tánh chẳng sạch tánh nên lý tức sự mê lý tồn tại, vì chẳng phải lý là lý. Năm là, do lìa tướng chẳng khác lìa tánh nên sự lý đều đoạt vượt hẳn ngôn niệm. Sáu là do chẳng hoại chẳng khác chẳng sạch nên có sự giới và lý giới trước, đều tồn tại rõ ràng có thể thấy. Bảy là, do chẳng hoại chẳng sạch chẳng khác lìa tướng lìa tánh nên là một sự hỷ vô ngại pháp giới, giả sử vượt trội Diệu pháp thấy nghe mà không gì thẳng luôn thông thấy nghe, tuyệt nghĩa sâu mầu của nghĩ bàn mà chưa từng ngại ở ngôn niệm. Tám là, do vì lý dung sự khiến không phân tể, như lý khắp cùng, một vào tất cả, như lý bao gồm, tất cả vào một, nên pháp duyên khởi mỗi mỗi đều gồm pháp giới vô tận. Chín là do pháp nhân quả mỗi mỗi toàn gồm nên khiến trong thân Phổ Hiền, Phật Phật vô tận, trong lỗ chân lông của Phật, Bồ-tát lớp lớp. Mười là pháp nhân quả pháp giới sai biệt, không gì chẳng luôn gồm pháp giới không sót thừa nên tùy mỗi một môn mỗi một vị, mỗi mỗi gồm chứa lớp lớp, nên khắp cõi nước rộng lớn thân lớn bụi trần nhẹ lỗ chân lông đều là tướng vô tận. Dùng một môn cuối cùng bao gồm dung nhiếp chín môn trước làm thành môn xen chứa.

Phàm, pháp giới tức là tên gọi chung của nhất tâm, nơi quy hướng của muôn hạnh, như trong luận Hoa Nghiêm nói: “Từ tín, trụ, hạnh, hồi hướng, Thập địa, Thập nhất địa và Phật quả đều lấy pháp giới làm quả thể, Văn thù là lý pháp giới, Phổ Hiền là trí pháp giới, lý trí diệu dụng làm một Phật môn, dùng một môn đây vì hóa độ quần mông nên phân thành hai pháp, nếu là theo căn tùy tục thì pháp môn vô tận, nếu luận về thật lý thì chẳng lìa một pháp trong không pháp giới, một nhiều vô ngại, gọi là Phổ Hiền, mới đầu gồm đồng mông (trẻ nhỏ) thấu đạt trong lý vô tánh, khéo chọn phân chánh tà vào tuệ vô sinh, gọi là Văn thù, cũng gọi là Bồ-tát Đồng tử, hay đồng ngằn khổ, dấy khởi thực hành việc lợi sinh, gìn giữ pháp nhà Phật, gọi là Phổ Hiền, hai người cùng tham lễ, gọi đó là Phật, xưa nay tự tại, gọi là pháp giới, tự mới đầu suốt cùng sau đều pháp giới đây làm thể, lại không có pháp nào khác. Phẩm này là thành lớn nhân quả của tất cả chư Phật, cũng là đường lớn nơi đi của các Thánh hiền, chẳng vượt ngoài đây vậy, cũng là vườn nhà lớn nơi dạo chơi của tự tâm tất cả trí vương, cũng là nơi nương tựa của tất cả chúng sinh, nên gọi là pháp giới.

Thứ nữa môn năng nhập có hai: Một là, quả hải lìa nơi thuyết tướng, hai là, nhân môn có thể cậy nhờ ngôn thuyết. Nay tạm lược nói rõ thì không phân biệt chứng lý pháp giới, lạm thành năm môn: Một là, năng sở rõ ràng, nghĩa là dùng trí không phân biệt chứng lý không phân biệt, như mặt nhật hợp với hư không tuy chẳng phải phân mà mặt nhật chẳng phải hư không, hư không chẳng phải ánh sáng mặt nhật; Hai là, năng sở không hai, vì biết tất cả pháp tức là tự tánh tâm, dùng trí của tức thể trở lại soi chiếu tâm thể, nêu một gồm thâu, nêu lý gồm trí, trí chẳng phải ngoài lý. Nêu trí gồm lý, trí thể tức vắng lặng, như một minh châu, châu tự có ánh sáng, ánh sáng trở lại chiếu châu; Ba là, năng sở đều hết, do trí tức lý nên trí chẳng phải trí, vì toàn đồng lý không có tự thể. Do lý tức trí, nên lý chẳng phải lý, vì toàn đồng trí không tự lập vậy, như sóng tức nước, tướng động tự hư, như nước tức sóng tướng tĩnh (lắng) cũng ẩn. Động tĩnh cả hai đều mất, tánh tướng đều lìa; Bốn là, còn hết vô ngại, lìa tướng lìa tánh thì năng sở đều sạch, chẳng hoại tánh tướng, năng sở rõ ràng, như sóng và nước tuy động tĩnh cả hai đều mất, chẳng hoại sóng và ẩm ướt; Năm là, nêu một toàn thâu, ở trên bày bốn môn, muốn sáng tỏ nghĩa khác. Lý đã gồm chứa chẳng từng hai nguồn, như một giọt nước biển đầy đủ mùi vị trăm dụng.

Lại nữa, cảnh sở nhập tức là cảnh giới giải thoát chẳng nghĩ bàn, sao gọi là chẳng nghĩ bàn? Vì tâm nói chẳng kịp vậy. Pháp nào chẳng nghĩ bàn? Tức là cảnh giới giải thoát, giải thoát có hai: Một là, tác dụng giải thoát, vì tác dụng tự tại thoát khỏi bó buộc ngăn ngại; Hai là, lìa chướng giải thoát, về đầy đủ hai trí thoát khỏi hai chướng. Hai chướng tức là phiền não chướng và sở tri chướng. Phiền não chướng sự, sở tri chướng lý. Tất cả chúng sinh chẳng chứng chân tâm đều bị hai chướng bó buộc, do bên trong lìa chướng, ngoài dụng không kềm chế. Hai nghĩa cùng thành, đều gọi là giải thoát. Cảnh giới có hai: Một là, cảnh phân tề, như biên cương cõi nước mỗi mỗi đều có phân tề. Phật và Phổ Hiền đức dụng phân tề không thể kịp vậy; Hai là, cảnh giới sở tri, sự lý vô biên, chỉ Phật và Phổ Hiền mới rốt ráo cùng tận vậy. Do chứng cảnh sở tri vô biên, nên thành đức dụng không có ngằn mé. Hai cũng cùng thành đều là cảnh giới. Hai đây chẳng hai nên chẳng nghĩ bàn. Lại nữa, năng nhập tức là hạnh nguyện Phổ Hiền. Lại, nhân và pháp đều xứng với nghĩa Phổ. Nếu nói về nhân tức Phổ Hiền, nếu nói về pháp tức Phổ pháp. Điều gọi là nhập tức năng sở khế hợp hết tuyệt vô ký, một nhập toàn chân, mới là chân nhập. Lại, chẳng nhập mà nhập, vì trí thể tức như, ngoài như không pháp mà có thể phan duyên nên không thể nhập, nơi tâm hành diệt, lặng lẻ không nhập, chẳng mất chiếu dụng vậy. Luôn dùng một như mà quán các pháp, nên gọi mà nhập. Hai vô ngại đây mới là thật nhập. Lại nữa, cảnh Phật nhập không sở (nơi) nhập có ba: Một là, nói về tất cả chúng sinh tức Như Lai tạng, lại nhập nơi nào? Lật mê đốn ngộ, nên gọi là thể nhập; Hai là ước về lý, chẳng phải tức chẳng phải khác, nên gọi là nhập không nơi nhập; Ba là, nói về tâm cảnh, tâm ngầm cảnh thật nên nói là nhập. Nếu có sở nhập, thì cảnh trí chưa mất, đâu được gọi là nhập. Thật không sở nhập, mới gọi là thật nhập. Lại nữa, nhập chẳng nhập có hai nghĩa. Ở trên, nói về nghĩa môn duyên khởi tương do, nay là môn pháp tánh dung thông, tức một chữ của tánh. Phàm, chẳng phải dung thông, cốt yếu chẳng hoại tướng mà tức thật tánh. vào là hoại duyên khởi không thể cùng vào. Chẳng vào thì hoại tánh thể tánh chẳng khắp tất cả pháp. Do chẳng hoại tánh tướng mới là nghĩa tánh tướng dung thông. Hai là lại cốt yếu do chẳng vào nói năng vào đó cũng thông với hai môn, chỉ căn cứ tướng thuyết. Nếu nói về môn duyên khởi, cốt yếu do các duyên rõ ràng chẳng vào mới được cùng giúp khắp cùng vào vậy. Nếu nói về môn pháp tánh dung thông là cốt yếu do sự tướng rõ ràng mới tùy lý dung nhập tất cả pháp, nên nói nếu chỉ nói lý không thể tức nhập, nếu đều nói tánh tướng trên Đệ nhất nghĩa, tướng tức chẳng nhập, tánh tức năng nhập. Nếu riêng tướng riêng tánh đều chẳng thể nhập. Cốt yếu cả hai chứa nhau mới năng vào. Lại, nếu nói về thể không thì không lại không nhập. Nếu chỉ căn cứ tánh không thể tức nhập. Nếu căn cứ tướng chẳng hoại như vốn không sai, hoặc chỉ căn cứ sự không thể tức nhập, vì tánh chứa tướng nên được cùng vào, là hiển bày nghĩa chánh nhập; nghĩa là chẳng một sự kết quả lý, toàn gồm pháp tánh, khi ấy khiến nhiều sự kia chẳng khác lý, tùy chỗ nương tựa lý đều hiện ở trong một v.v… một sự gồm lý đã vậy nhiều sự gồm lý cũng vậy, thì một sự tùy nơi nương tựa lý đều hiện ở trong nhiều nên được cùng vào. Đó là môn pháp tánh dung thông, vì một môn này năng vào muôn pháp, nên trong Pháp Hoa Sớ nói: “Do thật tướng vào chân, rành rẽ pháp Thanh văn, là vua của các kinh, thật tướng vào tục, tất cả mọi thứ mưu sinh sản nghiệp đều chẳng chống trái thật tướng. Thật tướng vào trong các pháp không gì chẳng là Phật pháp, nếu vào Tam quán đây tức là vào tất cả pháp, vì các pháp chẳng vượt ngoài Tam đế”.

Hỏi: Bồ-tát Thập trụ lúc chứng nhập chỉ một chân như, không có cảnh giới, cớ sao lại nói phân chia hai thứ cảnh giới?

Đáp: Đó là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, chẳng đồng như tình chấp, hoặc tồn tại hoặc hết sạch, hoặc đều hợp hoặc đều lìa, chẳng vượt ngoài nhất tâm mà luận bàn. Hoặc tồn tại chẳng phải pháp lập ngoài tâm là tồn tại sự của toàn lý, nếu hết sạch chẳng phải lý hoại toàn sự là hết sạch kiến ngoài thể đó, thì chẳng hoại tâm cảnh, mà một vị, chẳng hoại một vị mà tâm cảnh. Cho nên, trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:

“Cảnh Như Lai sâu mầu,

Lượng đó đồng hư không,

Tất cả chúng sinh vào,

Mà thật không nơi vào.”

Hỏi: Nếu lúc chánh quán thành tựu là do có tâm thành hay không tâm thành?

Đáp: Phàm, vào tông đây, không thể đem có hay không để cầu, không thể lấy năng hay sở để biện biệt. Nếu do có niệm thì bẻ dẹp quy về không niệm, niệm ấy trở lại thành có. Nếu lấy không có tâm làm không, không có hội họp tức thành đoạn diệt, đều lại về ý địa chẳng vượt ngoài thấy biết. Lại, nếu ngược trái đó thì chẳng hợp sự lý, nếu thuận đó, lại thành năng sở. Chỉ có thể dùng diệu hội, không thể dùng sự cầu. Do đó, trong Hoa Nghiêm Hội Ý nói: “Đều thuận trừ niệm Hội ý không ngăn cách, tương tục thuận pháp tu hành. Nếu động niệm khởi tâm tức vào lưới ma, vì pháp chẳng động niệm, nên thuận pháp tức niệm tiêu trừ. Ngã kiến là vọng tâm, trái pháp nên sinh tử”. Vậy, biết pháp chẳng động niệm, không thể dùng niệm có mong cầu, lại chẳng phải niệm không, không thể dùng không niệm đắc, nên không thể huyền hội ý đó vậy. Như nói có chẳng có, không chẳng không v.v… chỉ động tâm tức tịch lắng, là pháp kia nên gọi là thuận pháp vị. Nếu đem tâm thuận nói pháp tức có năng sở là chẳng phải thuận pháp vậy. Nên trong kinh Duy-ma nói: “Pháp lìa tất cả quán hạnh”. Pháp sư Tăng Triệu nói: “Pháp vốn không tướng, chẳng phải chỗ năng kiến của quán hạnh. Kiến đó, nó chỉ không quán ư? Như ích thủy tìm nơi Huyền châu, Võng Tượng mà được đó, nên nói ẩn tàng nơi thân, chẳng ẩn tàng nơi dụng, tại nơi tâm, chẳng tại nơi nước. Nên Trang tử nói: “Hoàng đế đến phía Bắc Xích thủy, lên núi Côn Lôn, nhìn về phía Nam thấy bỏ sót Huyền châu đó, sai bảo người có trí tìm lấy mà chẳng được, sai bảo Ly Lâu tìm lấy đó mà chẳng được, mới nhân Võng Tượng được đó. Hoàng đế nói: “Lạ thay Võng Tượng! Mới có thể được đó.” Phàm, chân thật không thể dùng định cầu, nên không tâm dùng được đó. Như trong Lộng Châu Ngâm nói: “Võng Tượng không tâm tức được châu. Hay thấy hay nghe là hư ngụy”. Tuy nhiên chẳng lạc thấy nghe, lại chẳng phải không hay biết. Như trong Tín Tâm Minh, Pháp sư Đạo Dung nói: “Lo sợ rõ lưới thấy biết chuyển khắp, lặng lặng không thấy nhà tối chẳng dời”. Lo sợ không vọng, lẳng lặng sáng xa, Bảo Ân Chân Tông, sumla một tướng. Do đó, không niệm là tức niệm mà không niệm, vì niệm không tự tánh. Duyên khởi tức không, lại duyên khởi đó đều là duyên khởi trong chân tánh, đâu riêng có hay không, cho đến tức sinh không sinh, tức diệt không diệt cũng lại như vậy. Nên trong luận Bảo Tạng nói: “Nếu nói sinh đó không hình không trạng, nếu nói diệt đó xưa nay thường linh”. Lại nói: “Vì vậy chém đầu hơ thân, đó không lấy làm tổn sinh, Kim đan ngọc vụn, đó không lấy làm dưỡng sinh”. Nên, chân thật sinh chẳng diệt, chân thật diệt chẳng sinh, có thể gọi là thường diệt, có thể gọi là thường sinh. Đó có mến sinh ghét diệt, vì chẳng tỏ ngộ thường diệt. Mến diệt ghét sinh đó là chẳng tỏ ngộ thường sinh. Trong Vĩnh Gia Tập nói: “Nên biết diệu đạo không hình, muôn tượng chẳng trái rốt ráo đó, chân như vắng lặng, các vang hưởng chẳng khác nguồn đó. Mê mờ đó thì kiến đảo hoặc sinh, tỏ ngộ đó, thuận nghịch không đất. Lắng tối chẳng phải có, duyên hợp mà năng sinh, cao vời chẳng phải không, duyên tan mà năng diệt. Diệt đã chẳng phải diệt, cớ sao diệt diệt? Sinh đã chẳng phải sinh, cớ sao sinh sinh? Sinh diệt đã hư, thật tướng thường trụ vậy. Trong Hoa Nghiêm Sớ nói: “Không sinh của sinh, chân tánh vắng lặng sinh của không sinh, nghiệp quả rõ ràng”. Vậy biết nếu tức niệm còn có niệm tức là thường kiến, lìa sinh cầu không sinh tức là đoạn kiến, đều chẳng đạt lý của thật tướng không sinh không diệt. Nếu thật rõ không sinh thì không sinh không chẳng sinh, đâu định chấp hai kiến của có sinh không sinh ư? Do đó nói: “Ai không niệm ai không sinh, nếu thật không sinh không chẳng sinh, gọi lấy chốt cửa người gỗ hỏi, cầu Phật thi công sớm muộn thành. Nếu dùng dứt niệm về không niệm, như đồng gỗ lạnh tro tàn, so với người gỗ nào riêng khác, đâu có kỳ hạn của thành Phật ư? Đó là còn chưa biết tức niệm mà không niệm, sao biết một niệm chóng tròn đầy ư? Như có người hỏi: Phàm Diệu hạnh, bao gồm chỉ không niệm, nay thấy thiện thấy ác, nguyện lìa nguyện thành, nhọc ném thân tâm, đâu đáng làm đạo? Đáp: Nếu thấy như vậy là lìa niệm cầu ở không niệm, còn chưa được nói chân thật không niệm, huống gì không ngại của niệm và không niệm ư? Lại nữa, không niệm chỉ là một của hạnh vậy, đâu thành một niệm chóng viên thành. Yếu chỉ của một niệm chóng viên thành đây chẳng phải chỗ biết của ý giải, chỉ quên tình có thể để khế hội. Như trong lời tựa Ngộ Huyền nói: “Phàm, Huyền đạo không thể dùng công khái niệm mà đắc, Thánh trí không thể dùng có trí mà biết, chân đế không thể do còn ngã mà hiểu hội, chí công không thể dùng việc kinh doanh quên lời có thể dùng đạo hợp, hư hoại có thể dùng lý thông, tâm ngu tối có thể dùng chân thật một, lưu lại trí có thể dùng Thánh đồng. Tuy nói đạo hợp không tâm nơi hợp, hợp đó hợp vậy. Tuy nói Thánh đồng, chẳng cầu ở đồng, đồng đó đồng vậy. Không tâm với hợp thì không hợp không tan, chẳng cầu ở đồng thì không khác không đồng, siêu vượt quấy ngoài trăm quấy. Quấy chỗ chẳng năng quấy, quên phải ở trước muôn phải, phải chỗ chẳng năng phải. Phải chỗ chẳng năng phải thì không phải vậy, quấy chỗ chẳng năng quấy thì không quấy vậy, không khác không đồng thì oán thân chẳng hai, không quấy không phải thì hủy nhục ngợi ca thường một. Vì vậy, quên lời là bỏ nơm lưới vậy, lòng rỗng là lìa chấp trước vậy, ngầm tâm ngu tối là chẳng tự thấy vậy, lưu lại trí là hết sạch năng chứng vậy.

Nếu vận dụng tâm hợp đạo thì trái với đạo, nếu khởi niệm mong cầu đồng thì mất đồng, nếu làm phải chỗ phải thì mất phải, nếu làm quấy chỗ quấy thì chìm quấy. Nói tóm lại, chỉ được ngay đó không tâm thì đồng khác đều không, phải quấy đều hết sạch, hết sạch đó cũng hết sạch, không đó cũng không. Đó còn nương cậy lời nói nhân dấu vết đối đãi, nếu được tuyệt dứt đối đãi chóng ngộ nhất tâm, chỉ khế hợp tương ưng, chẳng đợi phải nói lại.