TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 24

Hỏi: Phàm, vốn lý thành Phật chỉ là một tâm, cớ sao lại lập nhân hạnh vị của Văn-thù Phổ Hiền, quả danh hiệu của Thích-ca, Di-lặc. Cho đến cõi nước chư Phật khắp mười phương, thần thông biến hiện các thứ pháp môn?

Đáp: Đây là danh vị của không danh vị, nhân quả của không nhân quả. Tâm đó làm nhân, tâm đó thành quả, tâm đó nêu danh tâm đó lập vị. Trong kinh Phổ Hiền Quán nói: “Nhân Đại thừa tức là thật tướng, quả Đại thừa cũng là thật tướng”. Trong Thính Luận nói: “Mới đầu quán thật tướng gọi là nhân, quán xong gọi là quả”, nên biết trước sau đều là tâm, nhân quả đồng chứng, chỉ vì căn cơ chẳng đồng nên chỗ thấy chẳng đều. Nếu đem một pháp đợi căn cơ, trọn không đều thành giải thoát, phải mỗi mỗi chỉ bày, dẫn vật về tâm. Tuy tên có khai mở các thứ mà đều là nghĩa của một tâm. Nếu trái với tự tâm, thủ lấy cảnh ngoài tướng Phật thắng diệu, thì là điên đảo. Do đó, trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng rằng:

“Nếu dùng oai đức sắc chủng tộc,

Mà thấy đấng điều ngự trong người,

Là bị bệnh mắt thấy điên đảo,

Lại chẳng thể biết pháp tối thắng”.

Lại có kệ tụng khác nói:

“Giả sử trăm ngàn kiếp,

Thường thấy Đức Như Lai,

Chẳng nương nghĩa chân thật,

Mà quán cầu ở đời,

Là người thủ các tướng,

Thêm lớn lưới ngu hoặc,

Trói buộc ngục sinh tử,

Mù tối không thấy Phật”.

Cớ sao không thấy Phật?

Một là vì không biết tự tâm, Hai là vì không rõ ẩn hiển. Tại sao? Nhân của chúng sinh ẩn nơi Bản giác, quả của chư Phật hiển nơi pháp thân. Bản giác của nhân ẩn là pháp thân của quả hiển. Quả hay thành nhân thì chúng sinh của Phật. Pháp thân của quả hiển, là bản giác của nhân ẩn, nhân hay thành quả thì Phật của chúng sinh, nên nói phàm thánh suốt cùng, sự lý ham dung vậy. Do đó, Thích-ca Mâu-ni là Thích-ca ở đây gọi là Năng Nhân, Mâu-ni đây gọi là Tịch Mặc. Năng nhân tức là tâm tánh vô biên hàm dung tất cả. Tịch mặc tức là tâm thể vốn lặng, động tĩnh chẳng liên can. Giác, đây gọi là Phật, Di-lặc đây gọi là Từ Thị, tức là từ của một tâm chân thật, vì tâm chẳng giữ tự tánh mặc tình theo vật cuộn buông, ứng hiện vô phương, thành hóa của vô duyên, nên gọi là Từ Thị. A-di-đà, ở đây gọi là Vô Lượng Thọ, tức Như lý làm mạng, vì tánh của nhất tâm chân như không cùng tận vậy, mới gọi là Vô Lượng Thọ, A-súc, ở đây gọi là bất động, tức diệu tánh nhất tâm trong lắng chẳng động. Như Tam tạng Pháp sư Lặc-na nói: “Kính lễ khắp cùng pháp giới là do vì hành giả tưởng quán thân tâm chính mình đồng như pháp, từ xưa đến nay chẳng lìa pháp giới, ngoài thân chư Phật, cũng chẳng tại trong thân chư Phật, chẳng tại ngoài ta cũng chẳng tại trong ta, tự tánh bình đẳng, vốn không tăng giảm. Nay kính lễ một Phật, thông khắp nơi có địa vị Ba thừa vô lậu của chư Phật. Thân ta đã khắp, tùy theo Phật cũng khắp, cho đến pháp giới không có hai cảnh, y báo chánh báo các thứ dụng cụ trang nghiêm, tùy duyên khắp đầy, chẳng lìa pháp giới, tùy tâm vô ngại, đều dâng cúng dường, tùy vui mừng kính lễ. Như trong một phòng nhà treo trăm ngàn gương soi. Có người trông nhìn gương, các gương đều hiện của tượng. Thân Phật thanh tịnh sáng hơn hẳn gương ấy. Lần lượt cũng giẫm vào, gương không gì chẳng chiếu, ảnh không gì chẳng hiện. Đây thì gồm khác làm chung, vào khác làm riêng, một thân đã vậy, cho đến tất cả pháp giới. Thân của phàm Thánh dụng cụ cúng dường, đều trợ tùy hỷ, đều đồng cúng dường. Đã biết thân ta tại trong thân Phật. Cớ sao điên đảo vọng tạo nghiệp tà, chẳng sinh hổ thẹn”. Lại nữa, Đức dụng của chư Phật đã đều, danh hiệu cũng đồng, tùy xưng tên gì, không tên nào chẳng tận. Như xưng tên hiệu Phật A-di-đà, kính lễ thỉnh cầu tất cả chư Phật, không đâu chẳng khắp đủ. Ở Tây vức gọi là Phật A-di-đà, ở đây gọi là Phật Vô Lượng Thọ, đâu có một Phật chẳng phải trường thọ vậy. Giả sử tất cả chư Phật không giáo hóa chúng sinh, chỉ một Phật giáo hóa chúng sinh, tức công quy về pháp giới, đức dụng pháp giới cùng khắp. Đó gọi là kính lễ khắp cùng pháp giới vậy”. Trong kinh Lăng-già nói: “Phật bảo: Đại Tuệ! Do bốn bình đẳng nên Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở trong đại chúng mà xướng lời rằng: Bấy giờ, ta làm Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm-mâu-ni, Phật Ca-diếp. Bốn bình đẳng là gì? Nghĩa là danh tự bình đẳng, ngôn ngữ bình đẳng, pháp bình đẳng, thân bình đẳng, gọi là bốn bình đẳng. Thế nào là nghĩa bình đẳng? Nghĩa là đồng một danh tự, đồng một tiếng Phạm, đồng môn Nhất thừa, đồng thể nhất chân, cho đến đồng một tâm, đồng một trí, đồng một giác, đồng một đạo. Như Ương-quật-ma-la cùng Văn-thù Sư-lợi đồng dạo khắp mười phương, nơi thấy chư Phật trong mười phương, chư Phật đó đều xưng là Phật Thích-ca, tức là thân ta vậy”. Lại, trong kinh Pháp Hoa nói rõ: “Chư Phật ở mười phương đều là phân thân của Phật Thíchca”. Thì Phật A-sơ và Phật Di-đà đều là Bản sư vậy. Bản sư tức là tâm ta vậy, giải thích rằng: Chẳng phải riêng Phật Di-đà hay Phật A-súc mà mười phương chư Phật đều là Bản sư của ta, Hải ấn chóng hiện. Vả lại trong kinh Pháp Hoa nói phân thân có nhiều Tịnh độ. Đức Như Lai sao chẳng chỉ Tịnh độ của mình, mà khiến riêng đến Phật diệt độ hay Phật Diệu Hỷ? Nêu tư duy đó. Nên biết, Hiền Thủ, Di-đà v.v… đều là Bản sư vậy, đâu có gì quái lạ ư? Nói Hiền Thủ tức trong phẩm Thọ Lượng nói; “Quá trăm muôn A-tăng-kỳ kiếp sau cùng là Đức Như Lai ở thế giới Thắng Liên Hoa vậy”. Trong kinh có kệ tụng rằng: “Hoặc thấy cõi Liên Hoa thắng diệu, Như Lai Hiền Thủ trú trong đó”.

Vậy, nếu chẳng phải tán thán Bản sư thì nói Như Lai khác ở cõi nước khác, để làm gì? Vả lại, trong Tổng Trì Giáo cũng nói: “Ba mươi bảy tên đều là một Phật Giá-Na hiện nên”. Nghĩa là trong tâm Như Lai Tỳ-lô-giá-na chứng tự thọ dụng, thành ở năm trí, từ bốn trí lưu xuất bốn Như Lai, nghĩa là Đại Viên Cảnh Trí lợi ích Như Lai A-súc ở phương Đông, bình đẳng tánh trí lưu xuất Như Lai Bảo Sinh ở phương Nam, Diệu quán sát trí lưu xuất Như Lai Vô Lượng Thọ ở phương Tây, Thành sở tác trí lưu xuất Như Lai Bất Không Thành Tựu ở phương Bắc. Pháp giới thanh tịnh trí tức tự ngay Như Lai Tỳ-lô-giá-na. Nói ba mươi bảy là các Như Lai ở năm phương mỗi mỗi đều có bốn Đại Bồ-tát, ở tại hai bên tức thành hai mươi vị. Nói Bốn Đại Bồ-tát ở phương giữa nơi Như Lai Tỳ-lô-giá-na, đó tức: Một là, Bồ-tát Kim Cang Ba-la-mật, Hai là,

Bồ-tát Bảo Ba-la-mật, Ba là, Bồ-tát Pháp Ba-la-mật, Bốn là, Bồ-tát Yết-ma Ba-la-mật. Bốn Đại Bồ-tát ở Đức Như Lai tại phương Đông tức: Một là Bồ-tát Kim Cang Tát-đỏa, Hai là Bồ-tát Kim Cang Vương, Ba là Bồ-tát Kim Cang Ái, Bốn là Bồ-tát Kim Cang Thiện Tài. Bốn vị Đại

Bồ-tát ở Đức Như Lai Bảo Sinh tại phương Nam tức: Một là Bồ-tát Kim Cang Bảo, Hai là Bồ-tát Kim Cang Oai Quang, Ba là Bồ-tát Kim Cang Tràng, Bốn là Bồ-tát Kim Cang Tiếu. Bốn vị Đại Bồ-tát ở Đức Như Lai Vô Lượng Thọ cũng còn gọi là Như Lai Quán Tự Tại Vương tại phương Tây tức: Một là Bồ-tát Kim Cang Pháp, hai là Bồ-tát Kim Cang Kiếm, ba là Bồ-tát Kim Cang Nhân, bốn là Bồ-tát Kim Cang Lợi. Bốn vị Đại Bồ-tát ở Đức Như Lai Bất Không thành tựu tại phương Bắc tức: Một là Bồ-tát Kim Cang Nghiệp, Hai là Bồ-tát Kim Cang Pháp, Ba là Bồ-tát Kim Cang Dược-xoa, Bốn là Bồ-tát Kim Cang Quyền. Như vậy, đã có hai mươi lăm và bốn gồm tám cúng dường nên thành ba mươi bảy. Nói bốn gồm tức là câu, sách, khóa và linh. Tám cúng dường là: đốt, rải, đèn, thoa, hoa, vàng hoa, ca, múa, đều trên thì có Kim cang, dưới có Bồ-tát. Nhưng ba mươi bảy tôn ấy mỗi mỗi đều có hạt giống, đều là tín dụng của Bản sư lưu xuất, so với Hải ấn chóng hiện trong kinh Hoa Nghiêm đây, đại ý đồng vậy.

Hỏi: Nếu y theo nghĩa đây đâu trái với ý thú bình đẳng? ý thú bình đẳng nói nói tức ta là y cứ nơi bình đẳng ý thú mà nói, chẳng phải tức thân ta, cớ sao nói là Bản sư ư?

Đáp: Đúng, nói của bình đẳng mới là một nghĩa. Duy thức còn nói trong tất cả chúng sinh có thuộc nhiều Phật, nhiều Phật cùng hóa để làm một Phật. Nếu thuộc một Phật, thì Phật hai thị hiện để làm nhiều thân. Các Đức Như Lai ở mười phương, mỗi mỗi đều vậy. Nay chánh vì nói Phật hay làm nhiều thân, y cứ đây mà tán thán Bản sư vậy. Như có vị đệ tử hỏi Phó Đại sĩ rằng: “Xưa nay mở văn sớ Phật, nào chỉ mở Thíchca mà chẳng xưng Di-lặc ư?” Đáp: “Mười phương chư Phật cùng một pháp thân, sao hẳn phải hai? Lại ba thân hay mười thân là tùy dụng mà nói. Căn cứ bản tánh đó thì chỉ một thân mà thôi. Như phòng nhà tăm tối, ánh sáng hiếm hoi theo lỗ hổng mà soi chiếu, ánh sáng tuy muôn khác, mà vốn nó chỉ một, đó nghĩa là chân pháp thân vậy, cũng là tùy cơ hiện nên hình tướng chẳng đồng. Như trong phẩm xuất hiện có kệ tụng rằng:

“Thí như Phạm vương ở cung mình,

Hiện khắp ba ngàn nơi các phạm.

Tất cả trời người đều được thấy,

Thật chẳng phân thân đến nơi kia.

Chư Phật hiện thân cũng như vậy,

Tất cả mười phương đều cùng khắp,

Thân đó vô số chẳng thể xưng,

Cũng chẳng phân thân chẳng phân biệt”.

Mới biết chẳng phải trí Phật khác khắp ở mình, thì là trí Phật ở mình khắp cùng khác. Cũng chẳng phải nhân ở mình đến quả ở khác, vốn là quả khác nương nhân ở mình, thì nhân quả đồng thời. Thánh phàm một khoảng. Do đó thấu rõ tướng không hai hay vượt quá cõi ma, chẳng được một pháp an trú Phật thừa. Nếu chấp thủ tướng thì chìm đắm trong biển sáu nhập, khởi niệm thì gieo đến thành quách năm ấm. Đều là chúng sinh theo tình sai biệt mà khởi thấy tự tha, thì ảnh phân nhiều trăng, vết nhậm khác hình, chẳng lìa một chân, mỗi mỗi đều hiện ở dòng nước tâm. Nên Đại sư Dung nói: “Chẳng lìa ngũ ấm có Phật”. Trong kinh nói: “Như tâm Phật cũng vậy, như Phật chúng sinh vậy”. Lại nói: “Lìa tâm cầu Bồ-đề, thí như trời và đất, nào có thân trượng sáu, thân không trượng sáu vậy”. Trong Đại Phẩm nói: “Chẳng lấy thân làm Phật, dùng chủng trí làm Phật. Nếu tướng tốt là Phật, Luân vương cũng có vậy”. Nay, sao trong thân nhiều người Phật nào chẳng thấy? Vì phiền não vậy. Trong kinh nói: “Chúng sinh có đủ thứ phiền não, tuy gần mà chẳng thấy”. Chỉ tại trong thân rất gần mà chẳng thấy. Lại vì chúng ta không có trí tuệ nên không biết trong áo có châu báu vô giá, cho đến tâm là tin vậy, nghĩa là có thức trước, pháp tùy tướng hành, thì phiền não gọi là thức, chẳng gọi là tâm vậy, ý là nhớ vậy. Nhớ tưởng cảnh trước khởi ở vọng, đều là vọng thức không liên can đến việc tâm. Tâm chẳng phải có hay không, có hay không chẳng nhiễm, tâm chẳng phải dơ hay sạch, dơ sạch chẳng hoen ố, cho đến mê ngộ phàm Thánh, đi lại dừng ở, đều là vọng thức chẳng phải tâm. Tâm vốn chẳng sinh nay cũng không diệt, nếu biết tự tâm như vậy, Phật cũng như vậy, nên nói trực tâm là đạo tràng, không hư giả vậy. Trong kinh nói: “Thế gian như vậy, thân chư Phật cũng như vậy, rõ biết tự tánh đó thì gọi là Phật”. Do đó, một thân hay vô lượng thân đều đồng thể của Phật, vì lý không tánh đồng vậy. Do đó, Chí Công nói: “Lúc ăn sáng, vô minh vốn là thân Thích-ca, nằm ngồi chẳng biết nguyên là đạo, làm gì bận rộn chịu đắng cay”. Trong Hoa Nghiêm Tư Ký nói: Từ “ Như thị ngã văn” (tôi nghe như vậy) trở lại, cho đến trong tất cả các kinh, chúng Bồ-tát, chúng Thanh văn, các dụng cụ trang nghiêm, hoa phan phướn lọng bảy báu v.v… mọi sự đều là tịnh nghiệp của Như Lai hiện ra, hoặc làm tên pháp hoặc làm tên mây, đều là việc trong tâm tịnh. Văn-thù thì là tâm phân biệt hiện hành của chúng sinh, Phổ Hiền thì là tâm nghiệp hạnh trần lao của chúng sinh, Quán Âm tức là tâm đại bi của chúng sinh. Thế Chí tức là tâm Đại Trí của chúng sinh. Như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả xứ Văn-thù” là Văn-thù tuy từ phương Đông đến mà tức tất cả xứ, do đó thân của pháp giới, trí của bất động, xúc cảnh rõ đó, sáu căn ba nghiệp đều là Văn-thù, thể của thật tướng khắp vạn tượng sum-la, không gì chẳng phải là Bát-nhã, đâu có một xứ nào chẳng phải Văn-thù ư? Trong Tịnh Danh Sớ nói: “Bồ-tát Định Tự Tại Vương dùng một tâm Tam quán, hay quán tâm tánh, gọi là Thượng định, đắc Thượng định ấy thì đối với tất cả các thiền định chân hay tục đều được tự tại như quốc vương vậy. Bồ-tát Bảo Tích là một tâm tam quán, chánh quán tâm tánh tuy không mà đầy đủ pháp bảo của muôn hạnh nhóm tụ nên gọi là Bảo Tích vậy. Bồ-tát Diệu Sinh là Quán tâm chẳng sinh thì tất cả các pháp chẳng sinh là Bát-nhã Diệu Sinh vậy, nên trong kinh nói sắc chẳng sinh mà Bát-nhã sinh”, Bồ-tát Quán Thế Âm là trong kinh Thỉnh Quán Âm nói: “Quán ở tim mạch, khiến tưởng một nơi tức thấy Quán Thế Âm vậy. Các Bồ-tát như vậy tùy cử một quán môn riêng dùng nêu tên Bồtát, dẫn vật về tâm, nếu một người mỗi đủ tất cả các Quán môn, tức danh tự hổ thông, tức là danh tự bình đẳng ngữ ngôn bình đẳng, thân bình đẳng pháp bình đẳng. Vì tất cả các pháp vốn tự không tên, không tên mà có tên là đều từ tâm mà khởi vậy, tâm tức là tên vậy. Nếu hay hiểu rõ như vậy tức ở trong tâm chánh quán thấy tất cả chư Phật Bồ-tát vậy, cho đến mười Đại đệ tử Thanh văn đều là mười thiện pháp ở trong tự tâm”. Lại nói: Mười tâm số là, như Tam tạng giáo Tỳ-đàm có kệ tụng rằng:

“Tưởng dục lại Lạc tuệ,

Niệm tư và giải thoát,

Tác ý nơi cảnh giới.

Tam-ma-đề làm quá,

Tâm đây thông đại địa,

Số pháp giúp tâm vương,

Khởi tất cả các tâm”.

Số là như quốc gia có mười bề tôi phụ giúp một chúa. Nếu vua tôi cùng được thực hành trải đạo thì nhân dân trong nước thảy đều làm ác, vua tôi cùng phụ giúp chung làm việc chánh, thì nhân dân trong nước thảy đều có đạo. Nay chúng sinh có tâm vương thông mười tâm số, nếu niệm bất thiện tức có vô lượng số pháp phiền não bất thiện khởi, nếu tâm vương và mười tâm số cùng gìn giữ niệm thiện tức có vô lượng các trí tuệ công đức lành tâm số mà khởi vậy. Lại nữa, tâm vương tức là thầy, mười tâm số tức mười đệ tử. Nếu thầy trò cùng làm ác tức giáo hóa tất cả mọi người đều ác, nếu thầy trò cùng làm thiện thì giáo hóa tất cả mọi người tu thiện. Tâm vương là mười tâm số pháp cũng lại như vậy. Cho nên trong kinh nói: “Đệ tử là các trần lao, tùy chỗ chuyển của ý vậy”. Nay tất cả chúng sinh đều có tâm vương và thông mười tâm số pháp, nếu gặp Thiên ma ngoại đạo ái luận kiến luận tức khởi các thứ phiền não lưu chuyển sinh tử. Như làm vua ác tôi ác thầy ác trò ác cùng giáo hóa nên vậy. Nay Phật là vua pháp, mười đệ tử là bề tôi pháp, tức là thầy của chánh pháp, đệ tử chánh pháp, dùng diệu hạnh thực hành chánh pháp cùng giáo hóa chúng sinh, tâm vương thông mười tâm số pháp, nếu chúng sinh tin thuận tu hành tuệ hạnh, tức các phiền não kiến luận diệt thành tất cả kiến đạo vô lượng các thiện tâm số pháp vậy. Nếu chúng sinh tin nhận tu tập hành hạnh tức phá tất cả Thiên ma sinh tử bất thiện các tâm số pháp, thành tu đạo vô lượng thiện tâm số pháp vậy. Nên trong kinh nói: “Nếu tâm vương chánh thì sáu tôi chẳng tà”. Lại nữa, mười tâm số đây tức là mười pháp môn đều hay thông vào Niếtbàn vậy. Mới đầu lấy mười tâm số làm chủng tử, từ đó tu tập bèn đạt đến tự giác Thành đạo, như cây của hợp ôm khởi nơi mảy may vậy. Nay Pháp vương muốn dùng giáo pháp Bán mãn (phân nửa, trọn vẹn) giáo hóa các chúng sinh, trước tiên phải tùy chỗ vui thích của họ. Nên trong kinh đây nói: “Trước dùng móc dục kéo, sau khiến vào trí Phật”. Nay mười đệ tử mỗi mỗi hoằng dương một pháp. Chia loại tụ từng hạng người, phân đàn nhóm từng loại vật, tùy sự vui thích của nó mà mỗi mỗi dùng pháp môn một hạnh nhiếp phục làm quyến thuộc vậy. Tuy mỗi vị giữ một pháp môn, nhưng luôn đầy đủ mười đức. Như mười tâm số tùy có một mà khởi, mười số tức tùy theo khởi. Tuy dùng một số đích xác danh mà kỳ thật có mười số vậy, riêng đối với mười vị đệ tử là: Thứ nhất Tưởng số, tức đối Phú-lâu-na. Tưởng số lệch cưỡng theo tưởng mà vào đạo, cho nên ở trong chúng đệ tử Thanh văn là người thuyết pháp đệ nhất vậy. Trong Thành Luận nói: “Thức được thật pháp, tưởng được giả danh, Phú-lâu-na dùng tưởng số phân minh nên hay phân biệt danh tướng, biện tài vô ngại không ngưng trệ, ở trong những người giảng pháp, rất là đệ nhất”; Thứ hai Dục số đối Đại Ca-diếp, dùng thiện dục số mà vào đạo vậy, trong các đệ tử Thanh văn, là người Đầu-đà đệ nhất vậy, tất cả thiện pháp dục làm gốc đó. Ca-diếp dứt tuyệt vinh hoa ở thế tục, chí chuyên cần xuất yếu, vui thích ở chốn núi rừng, cho nên tâm thiện dục phát, xả bỏ ác dục thế gian vậy; Thứ ba Cánh lạc, đối Cachiên-diên, tức khởi số này nghiện xét nghĩa lý vào đạo vậy. Trong chúng đệ tử Thanh văn, là người Luận nghĩa Đệ nhất. Hỏi đáp qua lại cùng xen lẫn vào, luận nghĩa chẳng cùng không trệ không khuyết, vì Ca-chiên-diên riêng tu Cánh lạc số nên có khả năng như vậy. Thứ tư Tuệ số, đối Thân tử, dùng tuệ số mà vào đạo vậy, ở trong chúng Thanh văn là người Trí tuệ Đệ nhất, vị tướng của pháp luân vậy; Thứ năm Niệm số ,đối Ưu-ba-li, dùng niệm trì luật mà vào đạo, ở trong chúng Thanh văn là người Trì luật đệ nhất vậy. Nghĩ nhớ không quên, gọi đó là niệm, Ưu-ba-li thân khẩu đối duyên phân tích giải thích phân lường khinh trọng mà không quên mất, là bậc thượng của Trì luật vậy; Thứ sáu Tư số, đối La-vân, nhân mật hạnh mà vào đạo, trong chúng Thanh văn, là người Mật hạnh Đệ nhất, hành ngầm tức là Tư số, Tư số nếu bén lợi tu các giới hạnh kín giữ công đức, là bậc thượng của mật hạnh vậy; Thứ bảy, Giải thoát,đối Thiện Cát, dùng số pháp này tu không giải thoát vào đạo vậy, trong chúng Thanh văn là người giải không đệ nhất, Vô tránh Tam-muội, thâm trầm riêng thoát, chẳng cùng mọi vật tranh cạnh vậy, tác ý cảnh giới; Thứ tám Ức số, đối A-na-luật, nhân bị mù mắt, nên Phật bảo A-na-luật khởi số này tu thiên nhãn mà vào đạo vậy. Trong chúng Thanh văn là người thiên nhãn đệ nhất. Phàm tu thiên nhãn hẳn phải trú tâm duyên cảnh, thủ lấy tướng ánh sáng của nhật nguyệt muôn sao mà tu phát thiên nhãn thông; Thứ chín Tam-ma-đề đối Mục-liên, là định số riêng lợi, tu định ấy mà tiến đạo vậy, trong các Thanh văn là người thiền định đệ nhất; Thứ mười Thống số đối A-nan, đáng nhận số mạnh mẽ lanh lợi nghe nhận nhớ ghi để vào đạo vậy, trong chúng Thanh văn là người tổng trì đệ nhất. Thống (quá) thông nói nhận vì lãnh nạp làm nghĩa vậy. Số này phân minh lãnh giữ Phật pháp, như bình hoàn toàn đựng đầy nước vậy. Đó là mười vị đệ tử phụ giúp Đức Như Lai, trang nghiêm giáo pháp bán tự mãn tự bốn khô bốn vinh, dẫn dắt chúng sinh vào Trung đạo, thấy Phật tánh, trú tại Niết-bàn, tức là trú giải thoát chẳng thể nghĩ bàn vậy. Vậy biết, tự lợi là thật hạnh, lợi tha là quyền môn, hoặc thầy hoặc trò, hoặc giáo hoặc quán, trọn chẳng vượt ngoài môn tâm số pháp của chúng sinh, mỗi mỗi đồng quy về Tông kính, cho đến tất cả ngôn thuyết nghĩa lý hạnh vị tiến tu, thảy đều là tâm, không gì chẳng gồm thâu cả, vì tất cả ngôn ngữ do giác quán tâm, tất cả các hành, do ở từ tâm, tất cả nghĩa lý do ở tuệ tâm vậy. Lại, tâm vương tức là Phật bảo, tâm số tức là Tăng bảo, chỗ duyên thật tế, không vương không số tức là Pháp bảo, khéo vào thật tế, công lực dụng của vương số đầy đủ vậy. Tâm, tâm số pháp chẳng hành, nên gọi hành Bát-nhã ba-la-mật. Trong Phổ Hiền Quán nói: “Quán tâm không tâm, pháp chẳng trú pháp, tâm ta tự không, tội phước không chủ, tức là không tâm không số gọi là chánh quán, tâm số trần lao đó nếu chẳng sạch, thì quán chẳng xong”. Nên trong kinh nói: “Chúng sinh chẳng độ, ta chẳng thành Chánh giác”, tức ý đây vậy.

Nếu hay giải hiểu như thế, thì không danh hiệu của một Phật, Bồ-tát và một pháp môn nào chẳng hiện ở trong tâm chánh quán, nên trong kinh Pháp Hoa nói: “Nếu có người nào tin lời ông nói tức là thấy ta và thấy ông, các Tỳ-kheo Tăng và chư Bồ-tát. Tại sao? Nghe kinh mà tâm không sinh nghi ngờ”. Hiểu được tín tâm đây sáng sạch tức là thấy Phật, tuệ số phân minh là thấy Thân tử. Các số phân minh là thấy chúng Tỳkheo, tâm từ bi thanh tịnh là thấy Bồ-tát. Hòa thượng Hoàng Nghiệt nói: “Chư Phật và tất cả chúng sinh chỉ là một tâm, không pháp riêng khác. Giác tâm tức là chỉ một tâm đây tức là Phật, thấy tâm đây tức là thấy Phật. Phật tức là tâm, vô tướng tức là chúng sinh. Chúng sinh tức là Phật, Phật tức tâm. Lúc làm chúng sinh tâm ấy cũng không giảm, lúc làm Phật tâm ấy cũng không thêm. Chỉ ngộ một tâm, ngoài ra không có chút ít pháp có thể được, đây tức là Phật thật, Văn-thù đáng với lý chân không vô ngại. Phổ Hiền đáng với hạnh lìa tướng vô tận. Biểu trưng của các Đại Bồ-tát, mọi người thảy đều có, chẳng lìa một tâm, ngộ đó tức phải, chỉ hay không tâm, bèn là người học đạo rốt ráo, chẳng ngay việc không tâm, tuy trải qua nhiều kiếp tu hành trọn chẳng thành đạo, chẳng như ngay lời nói mà tự nhận lấy bản giáo, pháp đây tức tâm, ngoài tâm không pháp, tuyệt các nghĩ lường. Nên nói là tuyệt đường ngôn ngữ, diệt chỗ tâm hành. Tâm này là Phật vốn thanh tịnh, súc sinh côn trùng cùng Phật Bồ-tát đều đồng một thể. Chỉ vì vọng tưởng phân biệt tạo các thứ nghiệp quả. Vốn Phật trên thật không một vật, hư không tịch tĩnh, minh diệu an lạc mà thôi, chỉ nơi thấy nghe hay biết nhận lấy bản tâm, nhưng bản tâm chẳng thuộc thấy nghe hay biết, cũng chẳng lìa thấy nghe hay biết, chỉ chỗ ở thấy nghe hay biết trên mà khởi rõ hiểu, cũng chẳng lìa thấy nghe hay biết mà tìm tâm, chẳng tức chẳng lìa chẳng trú chẳng đắm, người đời nghe đạo, chư Phật đều truyền tâm pháp, đem điều gọi là tâm trên riêng có một pháp có thể chứng có thể thủ lấy, bèn đem tâm tìm pháp, không biết tâm tức là pháp, pháp tức là tâm, không thể đem tâm lại cầu nơi tâm, trải cả ngàn kiếp trọn không có ngày được, chẳng như ngay đó không tâm, bèn là bản pháp, cho đến xuất gia đều chẳng vượt ngoài một niệm tâm địa. Nên Hòa thượng Hương Nghiêm có kệ tụng rằng:

“Xưa nay cầu xuất gia,

Chưa rõ xưng xuất gia,

Dậy ngồi chỉ tầm thường,

Lại không thiếu thù thắng”.

Vì ngoài tâm không riêng có pháp xuất gia, do thắng cảnh nào mà có thể cầu? Do đó, trong kinh Tịnh Danh nói: “Không lợi, không công đức, đó gọi là xuất gia”. Thì A-nan chưa ngộ tông ấy, chỉ quán tướng tốt ưu thắng của Như Lai mà thân cầu xuất gia, bèn sám hối rằng: “Thân ta tuy xuất gia mà tâm chẳng vào đạo”. Thai giáo nói: “Quán một niệm tâm sạch như hư không, chẳng bị hai biên gông cùm ngăn ngại, Đại tuệ bình đẳng, không trú không đắm trước, tức gọi là xuất gia, vì trong đó quán tự sinh hoạt bằng pháp thân tuệ mạng, gọi là khất sĩ. Quán ngũ trụ phiền não tức là Bồ-đề, gọi là khá ác, tất cả các biên điên đảo không gì chẳng phải Trung đạo, tức là Bố ma”. Thập đắc ở Thiên Thai có bài tụng rằng:

“Không sân là trì giới,

Tâm tịnh là xuất gia,

Tánh ta cùng ông hợp,

Tất cả pháp không sai”.

Phàm người xuất trần, tâm chẳng y tựa vật vậy. Trong kinh nói: “Xuất gia phóng khoáng giống như hư không”. Hòa thượng Chí Công lại có bài ca rằng: “Ngay lời không cầu không xứ sở, tạm thời gọi làm người xuất gia”. Do đó, các bậc Tiên đức nói: “Nếu ông tỏ ngộ việc này xong, chỉ tùy thời mặc áo ăn cơm, mặc tình vượt lên. Nên biết việc đây chỉ tự mình biết, riêng không phương tiện, nên nói: “Mỗi miếng ăn mỗi miếng uống, mỗi tự có phần”. Đâu chẳng phải ngộ tâm xuất gia theo việc mà được. Lại nói: “Quán trong mỗi mỗi tâm đều thành Vương số, Vương số cùng hỗ trợ nhau mà thư lấy khai ngộ. Hoặc ở Tưởng số vào đạo, hoặc ở Dục số vào đạo. Tùy chỗ thích nghi là tâm vương tâm sở cùng bền chặt, chuyển hóa trần lao các tâm mà làm Phật sự, quán như vậy chưa ngộ, quán hạnh như sữa, nếu phát vô lậu thì quán hạnh như lạc, nếu phá trần sa thì quán hạnh như sinh thục tô, nếu phá vô minh, quán như đề hồ, đến lúc thành đề hồ thì công của vương số hoàn tất”. Trong kinh Đại Bảo Tích có kệ tụng rằng: “Như Lai quán chúng sinh, từ ở pháp dựng lập, do tâm hay biết tâm, đó là Phật tử thật”. Nên nói từ miệng Phật sinh ra, từ pháp hóa sinh, vì biết tâm nên tất cả các pháp môn đều như tại trong lòng bàn tay, vì hạng người chưa biết nên dùng phương tiện giải thích, khiến vào trong Tông kính đây, thì không một pháp nào mà chẳng phải là Phật sự. Ăn uống là Phật sự, là như trong Tịnh Danh Sớ nói: “Đối với pháp bình đẳng thì ở sự ăn uống cũng bình đẳng”. Như trong kinh Đại Phẩm nói: “Tất cả pháp hướng đến vị, là hướng đến chẳng quả, vị còn không thể được, cớ sao đang có hướng đến và chẳng phải hướng đến”. Nay nói tất cả các pháp hướng đến vị, vị tức là thức ăn, phải biết thức ăn tức bao hàm pháp giới chẳng thể nghĩ bàn vậy, vì trong thức ăn bao hàm nhận thọ tất cả các pháp. Tất cả các pháp chẳng vượt ngoài pháp giới thức ăn. Ăn nếu là có thì tất cả các pháp tức là có. Ăn nếu là không thì tất cả các pháp đều không. Nay thức ăn chẳng thể nghĩ bàn nên còn chẳng thấy là có, làm sao đang có hướng đến? Hướng đến chẳng thấy là không, cớ sao đang có chẳng phải hướng đến? Nếu quán ăn chẳng thấy hướng đến chẳng phải hướng đến, tức là Trung đạo Tam-muội gọi là ăn của chân pháp hỷ thiền duyệt, mà hay thông đạt pháp hướng đến hay chẳng phải hướng đến tức Nhị đế đều chiếu, được ăn của Nhị đế Tam-muội pháp Hỷ thiền duyệt, đó gọi là ăn bình đẳng. Các pháp cũng bình đẳng là tất cả các pháp hướng đến ấm giới nhập cho đến Nhất thiết chủng trí. Ấm giới nhập, Nhất thiết chủng trí chẳng thể được vậy. Cớ sao đang có hướng đến chẳng phải hướng đến, mà rõ ràng đầy đủ hướng đến chẳng phải hướng đến? Là tất cả các pháp đều có lý của Tam đế, như trong luận Đại Trí Độ nói rõ: Trong một sát-na có sinh trú diệt, là thí dụ của ba tướng vậy. Lại như cơm thơm ở cõi nước Phật Hương Tích. Trong kinh nói: “Vô tận giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến công đức đầy đủ sức ăn còn dư trọn không thể tận, vì lý của một tâm chân như vô tận vậy, công của năm phần pháp thân vốn huân vậy. Tự thể tánh không vô tác diệu dụng, đâu có cùng tận ư?” Lại nói: “Nếu người chưa phát ý Đại thừa mà ăn cơm đó, đến lúc phát ý mới tiêu, người đã phát ý mà ăn cơm đó thì chứng vô sinh nhẫn sau đó mới tiêu, người đã chứng vô sinh nhẫn ăn cơm đó, đến lúc một đời được Bổ xứ, sau đó mới tiêu. Thí như có vị thuốc tên là Thượng vị. Người uống thuốc đó, các độc trong thân diệt hết, sau đó thuốc mới tiêu. Cơm đây cũng vậy, diệt trừ tất cả các độc phiền não, sau đó mới tiêu. Như Đại Bồ-tát tuy bỏ thân thọ thân đến trong thân đời sau trong thức có chủng tử, chủng tử gặp duyên lại sinh. Cơm thơm tương tục chẳng dứt, lưu chuyển đến sơ địa, phát tâm vô lậu đoạn hoặc chứng chân, gọi đó là tiêu chẳng phải thức ăn hoại diệt mà gọi là tiêu vậy. Nên biết người ăn cơm ấy, pháp nào chẳng tiêu?” Lại nói: “Bồ-tát ở cõi nước đó, nghe hương thơm thì vào luật, đã được tất cả công đức tạng Tam-muội. Được Tam-muội đó là các công đức Bồ-tát có được thảy đều đầy đủ”. Do đó nếu từ mùi hương màvào pháp giới, tự thân là thế giới các mùi hương, tự tâm là Hương Tích Như Lai, vô lượng công đức trong một tâm viên mãn. Người tỏ ngộ vào đây, đâu nhờ mong cầu ngoài, Hương giới đã vậy, mười tám cõi cũng vậy, đều là nơi chốn nương thần, đều là trường đắc đạo. Như A-nan thưa hỏi Phật rằng: “Chưa từng có vậy. Bạch Đức Thế Tôn! Cơm thơm ấy hay làm Phật sự”. Phật dạy: “Đúng vậy, Đúng vậy A-nan! Hoặc có cõi nước Phật dùng ánh sáng Phật mà làm Phật sự, có dùng Bồ-tát mà làm Phật sự, có dùng người Phật hóa ra mà làm Phật sự, có dùng cây Bồ-đề mà làm Phật sự, có dùng y phục ngọa cụ của Phật mà làm Phật sự. Có dùng cơm ăn mà làm Phật sự, có dùng vườn rừng Đài quán mà làm Phật sự, có dùng ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp mà làm Phật sự, có dùng thân Phật mà làm Phật sự, có dùng hư không mà làm Phật sự, chúng sinh nên dùng duyên đây được vào luật hạnh, có dùng mộng huyễn ảnh hưởng, ảnh tượng trong gương, trăng trong nước, ánh lửa lúc đốt cháy, các thí dụ v.v… như vậy mà làm Phật sự, có dùng âm thanh ngôn ngữ văn tự mà làm Phật sự, hoặc có cõi nước Phật thanh tịnh tĩnh lắng, không ngôn ngữ không nói năng, không chỉ bày, không nhận biết, vô tác vô vi mà làm Phật sự. Như vậy, A-nan! Mọi oai nghi tiến chỉ các điều hành xử của chư Phật không gì là chẳng phải Phật sự. A-nan! Có bốn ma, tám vạn bốn ngàn các môn phiền não đó, mà chúng sinh bị nó khiến khổ nhọc, chư Phật tức dùng các pháp đó mà làm Phật sự. Đó gọi là vào pháp môn của tất cả chư Phật. Bồ-tát vào môn đây, nếu thấy tất cả cõi nước chư Phật sạch đẹp cũng chẳng lấy làm vui mừng, chẳng tham chẳng cao, nếu thấy tất cả cõi nước chư Phật chẳng sạch cũng chẳng lấy làm lo buồn chẳng ngại, chẳng ẩn mất. Chỉ đối với chư Phật sinh tâm thanh tịnh, hoan hỷ cung kính chưa từng có vậy, chư Phật Như Lai công đức bình đẳng, vì giáo hóa chúng sinh mà hiện các cõi nước Phật chẳng đồng. A-nan! Ông thấy cõi nước chư Phật đất có bao nhiêu mà hư không không bao nhiêu? Như thế thấy sắc thân chư Phật có bao nhiêu vậy, và trí tuệ vô ngại đó không bao nhiêu vậy”. Lại như trong kinh Hoa Nghiêm nói: Ưu-bà-di Cụ Túc được môn giải thoát vô tận phước đức tạng của Bồ-tát, hay ở trong một thân nhỏ như vậy tùy các thứ vui thích của chúng sinh mà sinh ra các thứ ăn uống ngon lành, khiến đều được đầy đủ, cho đến trong một thế giới ở phương Đông các cõi Phật nhiều như vi trần không thể nói không thể nói số thế giới nơi có các Bồ-tát một đời sẽ Bổ xứ làm Phật ăn dùng thân ta, ăn rồi đều ngồi nơi đạo tràng dưới cội Bồ-đề, nhiếp phục ma giới, thành A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Như phương Đông đó, ở phương Nam phương Tây phương Bắc bốn phía trên dưới cũng lại như vậy. Lại như cư sĩ Minh Trí được môn tùy ý xuất sinh phước đức tạng giải thoát. Bấy giờ cư sĩ biết đại chúng nhóm tập đông nhiều, chỉ trong khoảnh khắc buộc niệm ngửa nhìn hư không, như những gì cần có, đều từ hư không hiện xuống tất cả chúng hội thảy đều đầy đủ. Sa đó lại vì giảng nói các thứ pháp, có nghĩa là được thức ăn dùng ngon lành mà đầy đủ vậy, và nói các thứ hạnh nhóm tập phước đức, hạnh lìa bần cùng, hạnh biết các pháp, hạnh thành tựu pháp Hỷ thiền duyệt thực, hạnh tu tập đầy đủ các tướng tốt, hạnh tăng trưởng thành tựu khó khuất phục, hạnh khéo hay thấu đạt thức ăn tối thượng, hạnh thành tựu vô tận đại oai đức lực hàng phục ma oán. Được thức ăn uống ngon lành mà đầy đủ, và giảng nói pháp đó, khiến ở nơi sinh tử mà xa lìa mến thích đắm trước, vào với pháp vị chư Phật v.v…” Tạm như trong thân Ưu-bà-di, hay cư sĩ Minh Trí, từ trong không tùy ý mà sinh ra các thứ trân tu vô hạn, buộc niệm mà mưa lắm nhiều thức ăn uống tốt lành, phàm với người đến mạng căn, thảy đều ứng với sự cần có. Người được đó, đều chứng pháp môn, người ăn dùng đó đều thành Diệu đạo. Có thể gọi là không một mảy trần nào mà chẳng đủ các Phật sự. Không một pháp nào mà chẳng viên mãn chánh tông, chỉ tùy tâm chúng sinh, ứng chỗ biết lượng, theo nghiệp phát hiện, chỗ thấy chẳng đồng. Ngoại đạo thấy là tự nhiên, phàm phu thấy là sinh tử, Thanh văn thấy là Tứ đế, Duyên giác thấy là nhân duyên, Tiểu Bồ-tát thấy chỉ là không, Đại Bồ-tát thấy là Trung đạo, chư Phật thấy là thật tướng. Nếu vào Tông kính thì các thấy đều chứa, sắc trần làm Phật sự là như vua Tần-bà-sa-la, nhân từ miệng Phật tỏa phóng ánh sáng năm sắc soi chiếu trên đỉnh đầu, sau đó bèn chứng quả A-na-hàm. Lại như Bảo Tích v.v… năm trăm vị Trưởng giả, thấy cõi nước Phật thanh tịnh mà chứng vô sinh pháp nhẫn. Đó đều là thấy sắc vậy, hương trần làm Phật sự là tức cơm thơm (cơm Hương tích) xông khắp ba ngàn Đại thiên, và các trời ở Dục giới nghe mùi hương mà vào thất. Lại hương đốt là, dùng lửa trí phát huy muôn hạnh khắp cùng tất cả vậy, hương xoa là dùng nước tánh tịnh hòa đó mà nghiêm sức pháp thân vậy, hương bột là dùng trí Kim cang phá khiến không thật vậy. Lại như quán từ bi, quán bất tịnh v.v… đoạn trừ các ác tà, như hương an tức hay dẹp ác tà, trí tuệ chánh kiến không ác nào chẳng đoạn. Lại mười thiện hạnh v.v… sinh hương hoan hỷ, như trầm đàn v.v… tức thâu tóm căn khí, hành thí vui thích ở mình và người v.v… vị trần làm Phật sự là người ăn cơm đó, thân an khoái lạc, thí như vui thích trang nghiêm cõi nước. Xúc trần làm Phật sự là đưa tay sờ mó ta, một nào khoái mới vậy. Ánh sáng làm Phật sự là, như trong kinh Niết-bàn nói: “Gặp ánh sáng đó, tất cả phiền não thảy đều tiêu trừ”. Phàm, phóng quang tức là ánh sáng trí tuệ của một tâm vì tánh hay soi chiếu muôn pháp vậy, tức chẳng tùy theo trần mà rơi lạc ngu tối đó. Như Nghĩa Hải nói: “Hiển bày ánh sáng là lúc thấy trần pháp giới sự lý chân như, hiển bày rõ ràng đó là ánh sáng trí tuệ soi chiếu vậy, nếu không ánh sáng trí tuệ thì sự lý chẳng hiển bày. Chỉ lúc thấy pháp tức là thấy ánh sáng, do công tích chứa trí tuệ tròn đầy cho nên phóng một ánh sáng, thì pháp giới không gì chẳng hiển bày. Thường quán sát tất cả pháp giới, đó là tỏa phóng ánh sáng soi chiếu tất cả. Ánh sáng Tông kính đây tức là hào quang của chư Phật chiếu khắp pháp giới, như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Giữa chặn mày Đức Như Lai có tướng Đại nhân, gọi là Mây ánh sáng khắp pháp giới, hoa báu ma-ni dùng làm trang nghiêm, phóng ánh sáng lớn đủ các sắc báu, giống như nhật nguyệt suốt cùng thanh tịnh, ánh sáng đó chiếu khắp các cõi nước mười phương, trong đó hiển hiện thân tất cả chư Phật, lại phát ra âm thanh vi diệu tuyên dương các pháp”. Trong kinh Pháp Hoa nói: “Phóng một luồng hào quang chiếu khắp một muôn tám ngàn cả Phật, trong ánh sáng đó đều thấy mọi sự như Bồ-tát tu hành Lục độ trang nghiêm, chúng sinh nhận chịu quả báo tốt xấu v.v…”. Lại nói: “Phóng một luồng sáng sạch, soi khắp vô lượng nước”. Trong kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán nói: “Bấy giờ trong chúng hội có một vị Bồ-tát tên là Sư Tử Hống thấy Đức Như Lai tỏa phóng“ánh sáng sắc vàng, trông nhìn khắp bốn phía đại chúng trong pháp hội, và lớn tiếng nói rằng: Với nhân duyên như vậy, không bao lâu nữa, Đức Như Lai từ Tam-muội dậy sẽ vì giảng nói môn Quán tâm địa, diệu pháp Đại thừa”. Đồng thời, bảo đại chúng rằng: “Tất cả vô lượng trời người có phước lạc, hãy chóng cầu A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề xuất thế. Tại sao nước? Vì nay từ trong lòng ngực Đức Thế Tôn tỏa phóng ánh sáng sắc vàng, những nơi soi chiếu đến đều như sắc vàng. Điều Phật hiển bày ý thú rất sâu sắc, tất cả Thanh văn, Duyên giác ở thế gian dốc hết tư duy suy lường đều không thể biết được. Các người phàm phu chẳng quán tự tâm cho nên trôi nổi trong biển sinh tử, chư Phật Bồ-tát do hay quán tâm nên vượt qua biển sinh tử đạt đến bờ kia. Pháp của các Đức Như Lai trong ba đời thảy đều như vậy. Đức Phật tỏa phóng ánh sáng đây chẳng phải không có nhân duyên”. Giải thích rằng: Phàm, ánh sáng sắc vàng là tiêu biểu tông sẽ giảng nói, như Bồ-tát Văn thù trú tại phía Nam núi Tu-di đều đồng một sắc màu, không có đường văn khác lạ. Như trong kinh Bảo Nhiếp nói: Văn thù Sư Lợi nói: “Đại đức Tu-bồđề! Như ánh sáng vua núi Tu-di, các nơi soi chiếu đến thảy đều một sắc màu, đó là sắc vàng, cũng như vậy, Tu-bồ-đề! Ánh sáng Bát-nhã soi chiếu tất cả kiết sử đều đồng một sắc màu, đó là sắc màu pháp Phật”. Tâm sắc đây có thể nói là sáng hơn cả nhật nguyệt, lượng vượt quá thái hư, đuốc soi chiếu bao hàm không nơi tối nào chẳng cùng tận. Do đó, trong kinh Đại Bát-nhã nói: “Hoặc thế giới tối tăm và nơi khoảng giữa của mỗi mỗi thế giới, chỗ ánh sáng nhật nguyệt v.v… không thể soi chiếu đến, vì làm ánh sáng, nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa”. Trong kinh Bảo Tích nói: “Ta có ánh sáng tên là Vô sinh, người trì tên đó được không chỗ được”. Trong luận Hoa Nghiêm nói: “Phẩm Quang Minh

Giác là vì khiến tin tự tâm, dùng ánh sáng giác ngộ tự tâm chiếu soi tất cả thế gian vô tận đại thiên thế giới, tất cả cảnh giới chư Phật, tự cũng đồng đẳng, vì tâm tùy ánh sáng mỗi mỗi soi chiếu đó. Tâm cảnh hợp một, thấy trong ngoài mất. Mới đầu, ba ngàn đại thiên thế giới rồi lần lượt xoay vần phương Đông làm đầu. Ánh sáng đến mười ba ngàn thế giới ở phương Đông, chiếu trăm ba ngàn đại thiên thế giới, như vậy khắp mười phương mười lớp gấp bội. Xoay cùng mười phương chiếu khắp thân tâm, một tánh vô ngại khắp cùng đồng cảnh giới Phật, mỗi mỗi tác ý quán sát như vậy, sau đó mới dùng phương tiện vô tác để định ẩn đó. Vào sơ tâm Thập Trụ, sinh ở nhà Trí Tuệ Như Lai, làm con thật của Pháp vương. Trí Tuệ Như Lai, nơi ánh sáng nhất như soi chiếu như trong kinh nói rõ đầy đủ, không thể làm ánh sáng của Phật, tự mình không phần đó. Phải biết tự dùng ánh sáng của tâm như ánh sáng của Phật mở rõ tâm đó chiếu soi khắp pháp giới. Trong Hoa Nghiêm sớ nói: “Trong nhân phân biệt pháp tướng phán rõ chân lý, không khuyết thiếu lý sự, không giảm bớt Phật pháp, nên được một niệm đều hiển nhiều môn, do đó tỏa phóng một ánh sáng mà gồm tròn đủ phước trí”. Trong Niết-bàn Sớ nói: “Tỏa phóng ánh sáng soi chiếu Văn thù là thấy sắc biết tâm, Văn thù thấy ánh sáng bèn hiểu ý Phật”. Trong Tịnh Danh Tư Ký nói: “Hoặc có ánh sáng mà làm Phật sự. Cớ sao như vậy? Thể khắp cùng hư không, đồng với pháp giới, các loài súc sinh kiến bọ, hữu tình vô tình đều là Phật tử. Đây tức là pháp giải thoát, tức là đem núi Tu-di đặt để trong hạt cải. Giải thích như trên mới rõ kinh Phật giảng nói đồng với sự thấy của Tịnh Danh, chẳng đồng như hàng Nhị thừa chỉ thấy không; giải thoát vậy”. Trong kinh Pháp Hoa nói: “Chỉ lìa hư vọng, gọi là giải thoát”, kỳ thật chưa được giải thoát tất cả. Nếu được giải thoát tất cả thì đâu có một pháp nào chẳng phải Phật pháp ư? Gốc cây Bồ-đề làm Phật sự là sắc hương cây ấy vi diệu lại lưu xuất pháp âm, những người thấy nghe ngửi xúc chạm đều ngộ Thánh đạo, y phục ngọa cụ làm Phật sự là xưa kia vua Diêm-phù-đề được y pháp ca-sa của Phật, đặt treo trên phướn cao để chỉ bày cho mọi người trong nước, những người có bệnh trông thấy mà quy hướng kính lễ, bệnh đều lành hẳn, phát tâm Bồ-đề, nhân đó mà ngộ đạo. Trong kinh Đại Tập nói: “Bấy giờ có năm trăm vị Đại Thanh văn, mỗi mỗi tự đem pháp y Uất-đa-la Tăng mình đang đắp mặc mà dâng cúng Hư Không Tạng”. Dâng cúng pháp y rồi, đồng một lúc đồng tiếng nói rằng: “Như có chúng sinh phát tâm A-nậuđa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề sâu mầu, muốn được xá-lợi, thì ở trong kho pháp Đại trí chẳng rơi lạc ra ngoài”. Các pháp y dâng cúng bèn liền chẳng hiện, khi ấy các Thanh văn hỏi Hư Không Tạng: “Pháp y đó đi đâu mất?” Hư Không tạng đáp: “Vào trong kho ta vậy”. Trong kinh Hoa Thủ nói: “Phật bảo: Nay ta sẽ hiện sức thần thông, khiến các Bồ-tát tự biết điều nguyện, phát tâm hành đạo, làm sạch cõi Phật, thành tựu chúng sinh, đến lúc thành Phật, thế giới nghiêm tịnh. Số chúng Thanh văn Bồ-tát, giảng nói chánh pháp độ người như vậy, thọ mạng Phật pháp ngắn dài như vậy, hình sắc tướng tốt chánh hạnh như vậy, sau khi diệt độ, giáo pháp trụ ở đời lâu mau như vậy, khiến các Bồ-tát mỗi tự rõ thấy mọi sự như vậy ở trong pháp y để dứt trừ điều nghi ngờ”. Cho đến, nói kệ tụng rằng:

“Phật vào trong Tam-muội,

Khiến ta được mắt thấy,

Và các môn Tổng trì,

Khắp vào tất cả pháp”.

Nên biết thành Phật hóa độ chúng sinh chẳng lìa trong tự thân tâm, cho đến trong pháp chỗ thọ dụng. Như trong kinh Đại Thừa Thiên Bát Đại Giáo Vương nói: “Trong bình bát Phệ-lưu-ly trong tay Bồ-tát Mạnthù-thất-lợi, đứng bên cạnh trông nhìn có những tướng gì?” Đại Ca-diếp liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Đức Thế Tôn đem cả đầu mặt đảnh lễ rồi Đại Ca-diếp đến trước Mạn-thù-thất-lợi cũng đem cả đầu mặt kính lễ xong, bèn trông nhìn vào trong bình bát, mới thấy trong bát có trăm ức ba ngàn đại thiên thế giới, trăm ức vô sắc giới, trăm ức sắc giới, trăm ức lục dục giới, có trăm ức núi Tu-di, trăm ức bốn thiên hạ, trăm ức Nam Diêm-phù-đề, trăm ức thế giới Ta-bà, trăm ức Thích-ca Như Lai, trăm ức Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi ngàn cánh tay ngàn bình bát, trăm ức Ca-diếp tại trong bình bát của Mạn-thù-thất-lợi, có vô tướng thế giới, trong thế giới có trăm ức Đại Ca-diếp, mỗi mỗi đều hướng về trước Mạn-thù-thất-lợi mà thưa hỏi nghĩa pháp Đại thừa”. Hư không làm Phật sự là, như Văn -Thù diệt sắc tượng hiện tướng hư không để giáo hóa, Xà Vương nhân đó được ngộ đạo. Lại như trong hội Đại Tập, lúc hư không Tạng đến, thuần hiện tướng Hư Không. Trong kinh nói: “Bồ-tát Hư Không Tạng bảo A-nan rằng: “Đại đức! Tôi đem tự thân chứng biết, cho nên như chỗ chứng biết, hay giảng nói như vậy. Tại sao? Thân tôi tức là hư không, vì hư không chứng biết tất cả các pháp là nơi đóng dấu của ấn hư không”. Lại như Bồ-tát Hư Không Tạng dùng hư không làm kho lẫm, mưa khắp mười phương vô lượng A-tăng-kỳ thế giới, mưa ra các vật báu các thức ăn uống y phục”. Nên có kệ tụng rằng:

“Hư không không cao vậy,

Thấp cũng không thể được,

Các pháp cũng như vậy,

Tánh đó không cao thấp”.

Lại có kệ tụng khác nói:

“Bồ-tát Hư Không Tạng

Được kho tàng hư không,

Đầy đủ các hữu tình,

Tàng đây không cùng tận”.

Các môn phiền não làm Phật sự là, như trong kinh nói: “Phiền não là đạo tràng, biết như thật vậy”. Trong kinh Nhân Vương nói: “Chúng sinh chưa thành Phật, Bồ-đề là phiền não. Nếu chúng sinh thành Phật, phiền não là Bồ-đề”. Giống như Thầy thuốc bậc hạ dùng thuốc làm thành chẳng phải thuốc. Thầy thuốc bậc thượng dùng chẳng phải thuốc mà làm thành thuốc. Chúng sinh đem tâm chư Phật làm môn trần lao, chư Phật lấy tâm chúng sinh Thánh đạo Bồ-tát, cũng như người có phước đức nắm đá thành vàng, người nghiệp nghèo hèn, biến vàng thành đá, pháp không tướng cố định, lưu chuyển bởi do tâm. Đạo tuyệt danh ngôn, lý không đổi khác, như nhãn sắc v.v… mỗi mỗi đều đủ mười pháp giới. Chẳng nháy mắt thế giới trừng mắt thấy được Vô sinh pháp nhẫn, tức mắt làm pháp giới, thấy hoa rơi rụng mà ngộ vô thường. Bích-chi-Phật quả tức sắc làm pháp giới vậy. Trong kinh nói: “Bồ-tát có một chiếc mũ chiếu soi pháp tánh, lúc đội mũ ấy, tất cả các pháp đều hiện tại tâm, các việc cũng vậy. Lại như Luân vương có một giường báu. Thánh vương ngồi trên tức hay lìa dục đợi chứng đắc Tứ thiền, ngọc nữ tuy thấy như quán tượng Phật chẳng sinh dục tâm. Do vì sắc là sở tạo, tâm là năng tạo, chưa từng có một pháp chẳng phải là tâm ta, nếu mê sở tạo thì thành bụi trần ở đời, nếu ngộ năng tạo thì làm diệu chỉ. Lại đánh đầu lâu phát ra tiếng, biết thiện ác ở quá khứ và nơi sống chết, tức tiếng là pháp giới, là biết quán ngay bản lý, lý đủ các pháp. Nếu không diệu quán, tuy thường ngày sử dụng mà không biết, nếu hay rõ biết thì thấy tất cả muôn pháp đều đủ một tâm, lý của viên đốn chẳng thể nghĩ bàn. Nên Pháp sư Tăng Triệu nói: “Thánh xa lắm thay? Hiểu đó tức thần. Đạo xa lắm thay? Xúc sự mà chân”. Có thể gọi là tâm cảnh đều là tông vậy. Nếu được ánh sáng của tông kính, nhậm vận năng chiếu, hoặc sắc hoặc tâm, không gì chẳng thông đạt. Do đó, trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Các dụng cụ này đều là tâm vô thượng tạo thành, pháp vô tác nhiễm nên. Như thế giới Hoa tạng, núi sông cây cỏ đều thành Phật sự, Thiện Tài đồng tử thấy nghe hay biết đều vào pháp giới, tức biết tất cả các pháp đều là Phật pháp, đều là ánh sáng của tông kính, đều hiện dấu vết của một mảy trần”. Trong Thích Luận nói: “Không vì sắc bại hoại được đến đạo bình đẳng, quán sắc không khác, mới có thể đồng đều với Đại thừa. Như sáng và tối cùng hợp, mà ngươi không thấy, cho rằng tối sáng khác nhau, muốn biết nghĩa đó, như ánh sáng mặt nhật kia. Lại, lúc mặt nhật xuất hiện, bóng tối chẳng hướng đến mười phương, tối thường tại không chỗ quay về. Sáng cũng như vậy, cùng tối đồng hợp. Sinh tử và đạo hợp, đạo tức là sinh tử, do đó, sinh tử như bóng tối. Đại đạo như ánh sáng, chẳng lìa bóng tối mà tức là ánh sáng. Chẳng động sinh tử mà là đạo vậy”. Hóa nhân làm Phật sự là, như Phật Tu-phiến-đa lưu lại hóa Phật để độ chúng sinh. Trong kinh Đại Tập nói: Bấy giờ, hóa Tỳ-kheo nói cùng Xá-lợi-phất rằng: “Đại đức! Ý ông gần như không cho rằng tôi nay khác với ông ư?” Xá-lợi-phất nói: “Hỡi Tỳ-kheo! Không như vậy. Tại sao? Như Lai thường nói tất cả các pháp đều là Như hóa. Như, Như Lai nói: Ta cũng Như hóa”. “Đại đức! Nếu có người hay cúng dường Như Lai tức là cúng dường hóa, không khác vậy”. Khi ấy, Xá-lợi-phất lại nói với Bồ-tát Bất Khả Thuyết rằng: “Này Thiện nam! Ai vào hóa đó? Nay nói như vậy”. “Đại đức! Như ảnh tượng trong gương, ai tại trong đó mà có ảnh tượng hiện?” “Này Thiện nam! Không ai tại trong, ngay vì tứ đại nhân duyên thanh tịnh nên có ảnh tượng hiện”. “Đại đức! Hóa cũng như vậy. Pháp tánh thanh tịnh, nên hay nói như vậy”. “Này Thiện nam! Nếu như vậy, cớ sao tất cả chúng sinh không thể tuyên nói như vậy?” “Đại đức! Sau lưng của gương đều chẳng lìa gương, sao ảnh tượng không hiện?”. “Này Thiện nam! Vì sau lưng gương bốn đại không thanh tịnh vậy”. “Đại đức! Chúng sinh cũng thế, không thể thanh tịnh tánh pháp giới nên không thể tuyên nói”. Tĩnh lắng không lời làm Phật sự là tức chỉ bày tâm luân, tuy không nói năng mà chẳng ngăn ngại An lạc của có tĩnh lắng. Nếu chẳng phải An lạc sao được gọi là làm Phật sự ư? Nếu Phật chẳng chỉ bày tâm thì Bồ-tát Thập Địa chẳng biết, nếu chỉ bày tâm thì loài côn trùng cũng hay biết. Nên biết chỉ bày nghĩa tâm đó, ở đây cũng dùng không nói năng không chỉ bày làm Phật sự, như Tịnh Danh im tiếng, Văn thù xưng thuật. Như trong kinh Đại Tập nói: “Thanh tịnh, tịch tĩnh, quang minh, vô tránh, bốn pháp như vậy đồng vào một giới một pháp một câu. Bốn pháp như vậy tức là Niết-bàn, xa lìa phiền não nên gọi đó là thanh tịnh. Rốt ráo thanh tịnh nên gọi là Tịch tĩnh, không mờ tối nên gọi là quang minh, không thể nói nên gọi là Vô tránh. Do đó nên nói Đức Thích-ca Như Lai im lặng không nói năng gì?”. Do vì nói nín động tĩnh không gì chẳng phải là Phật sự, nên các bậc Tiên đức nói: “Đài mây lưới báu đều diễn Diệu âm. Ánh sáng trong lỗ chân lông đều hay nói pháp. Thế giới Hương Tích, ăn cơm thơm mà Tam-muội hiển bày, nước Phật Cực lạc nghe cây gió mà chánh niệm thành, tơ trúc có thể dùng để truyền tâm, mắt chăm nhìn lấy đó mà còn đạo. Đã nói nín nhìn nháy đều nói thì thấy nghe hay biết đều nghe. Nếu hay đắc pháp hợp thần, nào hẳn cần nhân ngôn thuyết, như trong tiếng đàn cầm truyền ý đến Tần Vương thoát tay của Kinh Kha, điệu của tương như,cô gái nữ của Văn Quân trọn được theo xe. Đe- Thích có bề tôi của Pháp Lạc, ngựa hý có nghề của Hòa la, đều là tơ trúc truyền tâm vậy. Mắt chăm còn đạo là, như Trang tử nói: “Phu tử muốn thấy gặp Ôn Bá Tuyết Tử, từ lâu không được thấy gặp, đến lúc thấy gặp thì im lặng không nói một lời. Sau khi ra về rồi, Tử Lộ lấy làm quái lạ mà hỏi rằng: “Phu Tử muốn thấy gặp Ôn Bá Tuyết tử đã lâu vậy, cớ sao thấy gặp mà không nói một lời?” Khổng tử bảo: “Nếu người đó mắt chăm mà đạo còn thì cũng có thể chứa tiếng đó vậy”. Đài mây nói pháp là, như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Ở giữa hư không thành đài lưới mây ánh sáng lớn, khi ấy ánh sáng trong đài do sức oai thần của chư Phật nên nói kệ tụng rằng:

“Phật không ai bằng như hư không,

Mười lực vô lượng thắng công đức,

Tối thắng nhân gian đời trung thượng,

Pháp Thích Sư Tử thêm ở đó”.

Lưới báu nói pháp là, như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Tòa sư tử đó dùng ma- ni làm đài, hoa sen làm lưới, cho đến lại dùng oai thần của chư Phật gìn giữ, diễn nói cảnh giới rộng lớn của Như Lai”. Lỗ chân lông diễn nói pháp là, như trong phẩm Nhập pháp giới nói: “Chúng Bồtát đông nhiều như số vi trần biển thế giới đều đến nơi chỗ Đức Phật từ trong tất cả lỗ chân lông lưu xuất, diễn nói ngôn ngữ biển mây âm thanh của tất cả chúng sinh”. Ánh sáng nói pháp là, như trong phẩm Hiện tướng nói: “Lúc bấy giờ trong ánh sáng của các Bồ-tát đồng thời phát tiếng, nói kệ tụng rằng:

“Trong các ánh sáng phát Diệu Âm,

Khắp cùng mười phương các cõi nước,

Diễn nói các công đức Phật tử,

Hay vào Diệu đạo của bình đẳng”.

Cho đến thuận nghịch thiện ác, không gì chẳng phải là Phật sự. Như theo Nhị thừa chỉ Phật là thuận hành, từ địa ngục chỉ Ma vương là nghịch hành. Lại như Đức Thích-ca thuần hành thiện, Đề-bà-bạt-đa thuần hành ác, Thân tử chí ý tin thành, Thiện Tinh bền chắc chẳng tin v.v… Tốt xấu đồng quy, không gì là chẳng phải Phật sự. Nên trong kinh nói: “Pháp giới thật bình đẳng, chư Phật chẳng thể đi, chẳng thể đến”. Lại nói: “Thật tế lý địa, Đại ma vương chẳng thể đi chẳng thể đến”. Vì Phật và ma đều chẳng vượt ngoài cửa pháp giới, nơi chốn của thật tế, do vì một pháp vậy. Nếu có đi có đến thì thành có nhân có pháp, tại ngoài pháp giới thành nhị kiến vậy. Do đó trong kinh Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội nói: “Đức Phật dự ghi ma nữ thành Phật, về sau ma nghe các nữ được dự ghi làm Phật nên đến bạch Đức Phật rằng: “Nay con ở nơi quyến thuộc của mình, không được tự tại”. Khi ấy Thiên nữ hiện tướng khiếp sợ mà tuyên nói diệu lý, lại nói cùng ma rằng: “Người chớ nên sầu não, nay chúng ta chẳng vượt ngoài cảnh giới của ngươi. Tại sao như vậy? Ma giới như, Phật giới như, không hai không khác. Chúng tôi chẳng lìa ma giới như vậy, ma giới tức là Phật giới vậy. Ma giới không có định pháp có thể chỉ bày, Phật giới cũng không có định pháp có thể chỉ bày. Tất cả các pháp đều không tánh cố định không tánh cố định nên không có quyến thuộc và chẳng phải quyến thuộc. Nếu hay thấu rõ pháp môn Nhất tế này, có thể gọi là ngay lối vết ma mà giẫm lối vết Phật, ở nơi dòng tục mà bồng bềnh giữa dòng pháp, chỉ thấu rõ tự tâm thì các diệu đều hội, nên nói: Diệu pháp cũng dụ như Liên Hoa, lúc hoa nở thì tua nhị đài hạt các thứ đều hiện, dụ như tâm chúng sinh khai mở thì bi trí hạnh nguyện cũng mở. Diệu pháp đây thường trú, tức nhất tâm làm hạt giống Phật quả, do đó, Như Lai đắc một pháp này tức đầy đủ tất cả các pháp, cho nên trong một mảy trần trong một lỗ chân lông cùng vô lượng mảy trần và lỗ chân lông thảy đều bằng nhau, Đức Như Lai ở trong đó giảng nói tất cả các pháp, pháp lý lớp lớp không thể cùng tận vậy. Vì lớp lớp diệu nên xót thương chúng sinh không biết tâm diệu, chỉ chạy theo thô phù, lúc khen ngợi thì chỉ cách sát-na bèn thành Phật quả. Do đó, trong kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: “Chỉ khoảng khảy móng tay siêu vượt lên vô học, như trong phòng nhà tối tăm, lúc đuốc Bảo lan vừa đốt tức chóng hiện, nên nói tâm mở ý hiểu được pháp nhãn tịnh”, cũng gọi là mắt tâm mở sáng, vì thấy pháp giới rõ trong tâm ngoài tâm không tướng một mảy may bụi trần. Được mắt pháp sáng sạch nếu thấy có và không đều thành chướng ngại ngăn che, vậy biết chẳng phải riêng tâm làm môn Phật sự, cho đến căn bản của hằng sa muôn hạnh muôn đức. Như trong luận Du-già nói: “Nếu có người hỏi Bồ-tát lấy gì làm gốc? Nên quyết định mà đáp là lấy đại bi làm gốc”. Trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Nếu có người hỏi ai là cội gốc của tất cả thiện? Nên đáp đó là từ vậy, vì ý nghĩa đó thật chẳng phải hư vọng. Này Thiện nam! Hay làm thiện, đó gọi là thật tư duy. Thật tư duy tức gọi là từ”. Từ tức là Như Lai Từ, tức là bậc Đại thừa. Phàm nơi thật tư duy tức không gì là chẳng phải tâm chân thật vậy. Nếu vào trong Tông kính, tợ ở nơi phòng nhà chiên-đàn, thuần một không tạp, vắng lặng chứa nhau, niệm niệm đều chứng pháp môn, mỗi bước đều dự tham thiện tri thức. Như trong kinh Hoa Nghiêm nói, hoặc dùng âm thanh, hoặc hiện sắc màu vi diệu, hoặc dùng mùi hương kỳ đặc, hoặc dùng mùi vị ngon lành, hoặc dùng vật xúc chạm êm dịu, hoặc dùng gương pháp, hoặc dùng sáu căn bên trong, hoặc dùng bốn oai nghi, hoặc đệ tử người vật, hoặc tất cả mọi việc làm, hoặc thuận hành chánh pháp, hoặc nghịch bày tà đạo, phàm có thấy nghe đều kham nhận thâu tóm vật”. Do đó, trong phẩm Nhập pháp giới nói: “Ở nơi một lỗ chân lông phát ra âm thanh diệu pháp của tất cả chư Phật”. Lại có kệ tụng rằng:

“Các lớp lưới báu cùng gõ mài,

Tỏa âm thanh Phật thường chẳng tuyệt”.

Lại trong phẩm Phổ Hiền Hạnh có kệ tụng rằng:

“Phật giảng Bồ-tát giảng,

Cõi nói chúng sinh nói,

Ba đời thảy đều nói”.

Cho đến trong kinh Mật Nghiêm nói: “Tất cả lỗ chân lông khắp thân Bồ-tát Kim Cang Tạng đều phát ra tiếng giảng nói pháp”. Do đó, ngang khắp cùng mười phương tất cả xứ. Dọc suốt ba khoảng tất cả thời gian, thường chuyển pháp luân không đoạn không tuyệt. Vì vậy, trong phẩm A-tăng-kỳ có kệ tụng rằng:

“Tất cả mỗi mỗi các Như Lai,

Phát ra vô lượng tiếng Phạm âm,

Ở trong mỗi mỗi âm thanh ấy,

Chuyển vận vô lượng tịnh pháp luân.

Ở trong mỗi mỗi pháp luân đó,

Mưa ra vô số Tu-đa-la,

Phân biệt các pháp nhiều vô lượng,

Ở trong mỗi mỗi các pháp đó,

Lại nói các pháp nhiều vô lượng v.v…”.

Vậy biết nếu thuận yếu chỉ ngầm hợp tông, tuy chẳng nói pháp xúc chạm cảnh, mà thường nhận lãnhDiệu âm, hoặc duyên trái ngược chướng ngại sâu dày, giả sử ở nơi chúng hội chư Phật hiện đang giảng nói pháp mà chẳng nghe một chữ, như diễn giảng bí mật giáo, tuy đồng ngồi dự hội mà nghe khác, tợ đàm nói tông Hoa Nghiêm, mà hàng Nhị thừa chẳng nghe. Có thể gọi là cao sâu chẳng thể lường, trừ hàng người gieo trồng căn lành cùng Đức Như Lai, chí diệu khó nghĩ bàn, chẳng vào tay tất cả chung sánh khác. Lại nữa, trong luận Tạp Hoa Nghiêm Sức nói: “Chúng sinh lưu chuyển sinh tử do vì chẳng đắc chân đạo, thật do không biết nguồn tâm, nếu biết được nguồn tâm là hay xả bỏ tà chấp quay về nơi chánh đạo”. Cho đến, nói: “Tâm thức của tất cả chúng sinh chỉ trong một sát-na đến khắp mười phương, nhanh chóng không ngu tối thẳng vượt qua vách đá đến nơi không sợ hãi như sư tử vậy”. Như trong kinh nói: “Trú ngay trong lòng ngực sư tử, thì biết pháp giới nhất tâm, nhất tâm pháp giới bao trùm cả mười phương chẳng lộ bày một mảy may lông tóc. Đâu chỉ tâm đầy đủ, thân cũng bao trùm khắp”. Vả lại, như trong mười thân, có chân cõi nước, thân hư không, cớ sao không đầy đủ ư? Như trong thiền Ba-la-mật nói: “Trong thân chúng sinh, thế gian và cõi nước bên ngoài, nghĩa tương quan Tam-muội trí tuệ của hành giả, sức lực của nguyện trí. Lúc quán sát kỹ thân này tức biết thân này đầy đủ phỏng theo đất trời, tất cả mọi sự pháp tục. Tại sao như vậy? Như thân tướng đây, đầu tròn tượng trời, chân vuông pháp đất, trong có các thứ không tức là hư không, bụng ấm nóng là pháp xuân hạ, lưng cứng mạnh là pháp thu đông, bốn thể là pháp bốn mùa, mười hai đại tiết là pháp mười hai tháng, ba trăm sáu mươi tiểu tiết là pháp ba trăm sáu mươi ngày, miệng mũi tỏa ra hơi thở là pháp gió khí của núi đầm hang cốc, mặt mắt là pháp nhật nguyệt, mắt mở nhắm là pháp ngày đêm, tóc là pháp muôn sao, mà là Bắc đẩu, mạch máu là sông ao, cốt là ngọc đá, da thịt là đất đai, lông là pháp rừng chầm, ngũ tạng ở bên trong, ở trời là pháp ngũ tinh ở đất là pháp ngũ nhạc, ở âm dương là pháp ngũ hành, ở thế gian là pháp ngũ thường, ở bên trong là ngũ thần, tu là ngu đức, Sứ giả là Bát quái, trị tội làm năm hình phạt, chủ lãnh làm năm quan, bay lên làm năm mây, biến hóa làm năm rồng, tim làm chim tóc sắc đỏ, vai làm Huyền võ, gan làm Rồng xanh, phổi làm Hổ trắng, tỳ làm Cú trần. Năm thứ chúng sinh đây thì gồm tất cả cầm thú ở thế gian, đều tại trong đó, cũng là năm dòng họ, đó là cung thương giác chủy vũ, tất cả muôn dòng họ đều tại trong đó, đối với thư điển thì làm năm kinh, tất cả sách sử đều từ đó lưu xuất, nếu đối với công xảo tức là ngũ minh, lục nghệ tất cả mọi kỹ thuật đều lưu xuất từ đó. Phải biết thân người tuy nhỏ, mà so với trời đất có nghĩa tương quan, như nói thân đây chẳng phải chỉ ngay ngũ ấm thế gian, cũng là cõi nước thế gian. Lại nữa, trong thân Vương pháp trị chánh nghĩa, hành giả ở trong Tam-muội sức lực của nguyện trí tức lại rõ biết trong thân, tâm là Đại vương, trên nghĩa dưới nhân nên ở trong trăm lớp, lưu xuất thì có trước sau phải trái quan thuộc thị tùng hộ vệ. Phổi là Tư mã, gan là Tư đồ, tỳ là Tư không, vị là biển lớn ở trong có rùa thần hít thở nguyên khí, cuộn gió tuôn mưa, thông khí khắp bốn chi. Bốn chi là con dân, bên tả là Ty mạng, bên hữu là Ty lục, chủ lục mạng người. Trong rốn là vua Thái nhất cũng là chủ của người. Trụ thiên đại tướng quân đặc tấn quân vương, chủ một vạn hai ngàn Đại thần ở trong thân. Thái nhất có tám Sứ giả tức là Bát quái, hợp làm chín khanh, Tam tiêu khai nguyên làm tả xả, hữu tắc, làm chủ gian tặc. Thượng tiêu thông khí vào đầu, giữa làm tông miếu. Vua là ở trong đó lai trị giáo hóa. Nếu tâm hành chánh pháp, các hạ đều tùy theo, thì chính sách cai trị thanh bình, nên ngũ tạng điều hòa, lục phủ thông suốt thích hợp, bốn đại an lạc không các bệnh não trọn bảo toàn tuổi thọ, nếu tâm hành phi pháp thì các quan thuộc làm loạn giết hại lẫn nhau, nên bốn đại chẳng điều hòa, các căn tối bít, do đó ôm bệnh tật đến cùng, đều do tâm hành ác pháp vậy. Trong kinh nói: “Mất hồn tức loạn, mất phách thì cuồng, mất ý thì mê hoặc, mất chí thì quên lãng, mất thần thì chết, phải biết bên ngoài lập Vương Đạo lai trị giáo hóa đều là pháp của trong thân”, các nghĩa như vậy, có nói đầy đủ ở trong kinh Đề-vị. Lại nói rõ về nghĩa tương quan trong thế gian. Những điều nói trên đều là nghĩa tương quan bên ngoài. Tại sao vậy? Lúc Phật chưa xuất hiện nơi đời, các bậc thần tiên trí tuệ thế gian v.v… cũng thấu đạt danh nghĩa tương đối của pháp này vậy, nên nói trước là nghĩa thế gian bên ngoài vậy. Các thần tiên đó tuy là trí tuệ thế gian rành rẽ thông mẫn hay thông đạt thế gian, nếu trú phân biệt này, trọn là tâm hành ngoài lý chưa thấy chân thật, ở nơi Phật pháp chẳng gọi là Thánh nhân, còn là phàm phu luân hồi trong ba cõi hai mươi lăm hữu, chưa ra khỏi sinh tử, nếu giáo hóa chúng sinh gọi là cựu y (Thầy thuốc xưa) cũng gọi là Thế y (thầy thuốc thế gian). Nên trong kinh Niết-bàn nói: “Chữa trị bệnh tật của Thầy thuốc thế gian lành rồi lại phát. Nếu là Như Lai trị liệu, lành rồi không còn tái phát”. Như nói ở sau. Nay nói về nghĩa bên trong thế gian là tức Đức Như Lai xuất hiện nơi đời, giảng nói rộng nhiều tướng của tất cả giáo môn danh nghĩa để giáo hóa chúng sinh, hành giả trong định tâm, ý muốn được biết giáo môn Phật pháp, tướng của chủ đối. Tam-muội trí tuệ sức lực căn lành, tức bèn rõ biết. Làm sao biết? Như Phật giảng nói nghĩa ngũ giới là đối ngũ tạng. Phong đại đối với gan, hỏa đại đối với tim, thủy đại đối với thận, địa đại đối với phổi tỳ. Nói nghe tên ngũ ấm liền đó tức rõ biết đối ngũ tạng nơi thân, sắc đối với gan, thức đối với tỳ, tưởng đối với tim, thọ đối với thận, hành đối với phổi. Tên gọi tuy không theo thứ tự mà nghĩa tương quan. Nếu nghe mười hai nhập mười tám giới cũng tức rõ biết đối với ngũ ấm bên trong. Một nhập ba cõi nghĩa ấy tự có thể rõ biết. Hai nhập ba cõi, nay phải phân biệt. Năm thức đều là ý nhập giới, năm trần bên ngoài pháp trần bên trong dùng làm pháp giới nhập, đó tức là hai nhập ba cõi tương quan, ý thức giới là, mới sinh năm thức làm căn đối năm pháp trần bên ngoài tức sinh ý thức gọi là ý thức giới. Nếu nghe năm căn cũng biết đối với ngũ tạng bên trong, ưu căn đối với gan, khổ căn đối với tim, hỷ căn đối với phổi, lạc căn đối với thận, xả căn đối với tỳ, nhân duyên năm căn thì đầy đủ có ba cõi. Tại sao như vậy? Ưu căn đối với Dục giới, khổ căn đối với Sơ thiền, hỷ căn đối với Nhị thiền, lạc nhân của căn đối với Tam thiền, xả căn đối với Tứ thiền, cho đến Tứ không định đều gọi là Xả câu thiền, phải biết ba cõi cũng cùng ngũ tạng có nghĩa tương quan. Nghe nói tứ sinh cũng biết nghĩa đó tương quan ngũ tạng. Tại sao như vậy? Dục giới đầy đủ năm căn, năm căn liên quan ngũ tạng, ngũ tạng liên quan bốn đại đối với tứ sinh. Tất cả loài noãn sinh là tánh phong đại, thân hay cử động nhẹ nhàng vậy, tất cả loài thấp sinh phần nhiều là tánh thủy đại, nhân ẩm ướt mà sinh vậy. Tất cả loài thai sinh phần nhiều thuộc tánh địa đại, vì thân đó nặng nề chậm lụt vậy, tất cả loài hóa sinh phần nhiều thuộc tánh hỏa đại, hỏa thể không mà bỗng nhiên có vậy, cũng có ánh sáng vậy. Đức Như Lai vì giáo hóa bốn loài chúng sinh trong ba cõi nên giảng nói pháp Tứ Đế, mười hai nhân duyên, sáu Ba-la-mật. Phải biết ba pháp dược thần đan đây đều là đối trị ngũ tạng ngũ căn ngũ ấm của chúng sinh nên giảng nói vậy. Tại sao như thế? Như Phật giảng nói nghĩa nhất tâm Tứ đế, phải biết Tập đế đối với gan nhân, thuộc mới sinh vậy, Khổ đế đối với quả của tim là thành tựu vậy, Đạo đế đối với phổi vàng, hay dứt tiệt vậy, Diệt đế đối với thận, pháp của Đông tàng, đã có trở lại không vậy. Một tâm đã đối tỳ, mở thông Tứ đế vậy, cho đến mười hai nhân duyên, sáu Ba-la-mật, loại ấy có thể biết vậy. Các pháp tạng đó thì rộng nhiếp tất cả giáo môn của Đức Như Lai, cho nên hành giả nếu tâm sáng tỏ lanh lợi quán sát chắc thật về thân tướng tức bèn rõ biết tất cả danh nghĩa Phật pháp. Nên trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Rõ suốt thân này, tức đạt tất cả”. Đó là nói về tướng của nghĩa bên trong và nghĩa thế gian tương quan, ý còn tối mờ nhỏ nhiệm, chẳng phải ngộ, chớ thuật.

Như trên nêu dẫn rộng lời nói nhiệm mầu của các Thánh thì biết thân tâm của ta. Thế gian và xuất thế gian, tất cả các cõi nước nhiễm tịnh, pháp môn chân tục, phối hợp xác đáng không sai, không gì chẳng đầy đủ. Nên nói: Một mảy trần bao hàm cả pháp giới, chín đời chỉ phân trong sát-na”. Lại nói: “Hiểu thì mười phương ở trong nhất tâm, mê thì tấc vuông xa ngoài ngàn dặm”. Nếu hay rõ hiểu chân chánh viên dung như vậy thì mười phương thế giới, nâng trong lòng bàn tay, sóng cả bốn biển hớp về trong một lỗ chân lông, đâu khó khăn gì ư? Có thể gọi là tĩnh tọa trong phòng nhà kín lặng, thành Phật không lâu vậy.