TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 22

 

Hỏi: Phàm, chân tâm không hình, diệu thể tuyệt tướng, cớ sao có các sự báo hóa trang nghiêm v.v…?

Đáp: Pháp thân chư Phật như vàng thật, tướng tốt tợ các thứ trang nghiêm bằng vàng. Dùng vàng làm vật, thể dụng toàn đồng, từ tâm hiện sắc, tánh tướng không hai. Như trong luận Khởi Tín nói: “Hỏi rằng: Nếu pháp thân Phật không có các thứ sắc tướng sai biệt, cớ sao năng hiện các thứ sắc? Đáp rằng: Vì pháp thân là thật thể của sắc, nên năng hiện các thứ sắc”. Nghĩa là từ đến nay sắc tâm không hai, vì bản tánh sắc tức tự tánh tâm, nói tên là trí thân, vì bản tánh tâm tức là tự tướng sắc, nói tên là pháp thân, là y cứ ở pháp thân, tất cả Như Lai hiện nên sắc thân khắp tất cả xứ không có gián đoạn. Mười phương Bồ-tát tùy chỗ kham nhận, tùy nguyện vui thích thấy vô lượng thân thọ dụng, vô lượng cõi nước trang nghiêm, mỗi mỗi sai biệt chẳng cùng chướng ngại, không có đoạn tuyệt, chỗ hiện pháp thân đây, tâm ý thức của tất cả chúng sanh chẳng thể nghĩ lường, do vì chân như tự tại, dụng rất sâu mầu vậy. Nên biết chỗ hiện tất cả y báo chánh báo, các thứ cúng cụ trang nghiêm v.v… vô biên Phật sự đều từ một tâm mà khởi. Như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Do từ Ba-la-mật sanh ra tất cả lọng báu, nơi cảnh giới thanh tịnh của tất cả chư Phật sanh ra tất cả màn trướng hoa, vô sanh pháp nhẫn sanh ra tất cả y phục, nhập quán Kim cang tâm vô ngại sanh ra tất cả lưới linh khánh, hiểu tất cả pháp như huyễn tâm sanh ra tất cả hương kiên cố, khắp cùng tất cả cảnh giới chư Phật tòa Như Lai, tâm sanh ra tòa bằng các thứ báu diệu của tất cả chư Phật. Cúng dường chư Phật tâm không biếng lười sanh ra tất cả tràng báu, hiểu các pháp như mộng tâm hoan hỷ sanh ra tất cả cung điện, báu nơi chư Phật trú. Căn lành không chấp trước, căn lành vô sanh sanh ra tất cả mây hoa sen báu, tất cả mây hương kiên cố, tất cả mây có vô biên sắc hoa, tất cả mây các thứ sắc màu diệu y, tất cả vô biên mây hương chiên-đàn thanh tịnh, tất cả mây diệu trang nghiêm lọng báu, tất cả mây hương đốt, tất cả mây vòng hoa báu, tất cả mây đầy đủ trang nghiêm thanh tịnh đều khắp pháp giới vượt quá các trời, các dụng cụ để cúng dường nơi Phật. Các Bồ-tát đó từ mỗi một thân mỗi tự sanh ra trăm ngàn ức na-do-tha Bồ-tát đông nhiều không thể nói, đều đầy khắp pháp giới, hư không giới, tâm đó ngang bằng so với chư Phật ba đời, vì từ pháp không điên đảo mà sanh khởi”. Trong kinh Giải Thâm Mật nói: “Bấy giờ Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Như Lai thành Đẳng chánh giác, xoay chuyển xe chánh pháp, nhập Đại Niết-bàn, ba thứ như vậy, phải biết là tướng gì?” Phật bảo Mạn-thù-thất-lợi: “Này thiện nam! Phải biết ba thứ đó đều không hai tướng, nghĩa là chẳng phải thành Đẳng chánh giác, chẳng phải không thành Đẳng chánh giác, chẳng phải xoay chuyển xe chánh pháp, chẳng phải không xoay chuyển xe chánh pháp, chẳng phải nhập Đại Niết-bàn, chẳng phải không nhập Đại Niết-bàn. Tại sao? Pháp thân Như Lai cứu cánh tịnh vậy. Hóa thân Như Lai thường thị hiện vậy”. Giải thích rằng: “Chẳng phải thành Đẳng chánh giác là vì pháp thân cứu cánh thanh tịnh vậy, lìa thường kiến vậy, vào Đệ nhất nghĩa đế vậy. Chẳng phải chúng sanh thấy nghe vậy, chẳng phải không thành Đẳng chánh giác là vì hoa thân thường thị hiện vậy, lìa đoạn kiến vậy căn cứ theo Tục đế vậy, tùy tâm chúng sanh căn cớ thuần phục mà hiện vậy. Nhưng pháp thân báo thân tuy phận mà chân hoa chỉ một ngằn mé. Lại, pháp thân khắp cùng có hai: Một là, tùy tướng mỗi khác biệt khắp, vì pháp thân ở khắp trong đất cả tướng lớn nhỏ mà chẳng hoại tướng vậy. Hai là, tròn chưa gồm thâu khắp vì pháp thân không tướng hay dung tất cả tướng có, tổng gồmquy về một thể vậy. Sắc thân tức là dụng khắp của thể, trí thân tu thành như khắp của thể, loại thì mười thân trái ảnh tán phân trong mười cõi, một thể phân sáng chẳng động trong một mảy trần, sắc thân như ảnh của mặt nhật tùy hiện ở thế gian, trí thân tợ ánh sáng của mặt nhật soi chiếu pháp giới. Lại các căn trong thân nhật, mỗi mỗi tướng tốt đều khắp pháp giới, vì thể các căn đồng vậy. Như nhãn làm cửa, tướng tốt các căn và cõi nước Phật không gì chẳng đều là hiện trong một nhãn, như trong kinh nói: Trong thân chúng sanh có mắt Như Lai, thân Như Lai… Vì pháp thân Phật cùng với tánh chúng sanh, thể không riêng biệt vậy, đều từ không tánh mà khởi, khởi chẳng trái ngược chân. Nhân pháp giới mà sanh, sanh chẳng ngại sự. Do đó tất cả chư Phật ở nơi tất cả thế giới đều là xứ đắc Bồ-đề. Nếu dùng chân thân thì xứng tánh khắp cùng, nếu dùng ứng thân thì tùy cơ hiện khắp. Do đó Tôn giả Thiên Thân nói: “Sơ lược về cùng đi vào nhau là chư Phật có hai thứ thân: Một là, pháp thân pháp tánh. Hai là, pháp thân phương tiện. Do pháp thân pháp tánh nên sanh pháp thân phương tiện. Do pháp thân phương tiện nên hiện ra pháp thân pháp tánh. Hai thứ thân đây khác mà chẳng thể phân, một mà chẳng thể đồng, cho nên sơ lược về cùng đi vào nhau là pháp thân không tướng vậy thì hay không chẳng tướng, cho nên tướng tốt trang nghiêm tức là pháp thân vậy. Pháp thân không biết vậy thì hay không chẳng biết, cho nên nhất thiết chủng trí tức là trí tuệ chân thật”. Nên trong luận Hoa Nghiêm nói: “Tướng tốt pháp thân một ngằn mé không sai”. Trong lời tựa khởi tín luận sớ của Hiểu công nói: “Nguyên, phàm Đại thừa đó làm gốc vậy, thâm trầm mà tịch diệt, lắng vậy rỗng không huyền,hoặc. Huyền đó lại huyền đâu vượt ngoài muôn tượng. Tịch đó lại tịch, còn tại đàm nói của trăm nhà, chẳng phải ngoài tượng vậy. Năm mắt chẳng thể thấy hình dung đó, lại trong ngôn từ vậy. Bốn biện chẳng thể bàn tướng trạng đó”. Đó nói rõ chân thể cùng tất cả các pháp chẳng phải một chẳng phải khác. Trong lời tựa Hoa Nghiêm kinh sớ nói: “Ngầm chân thể ở vức của muôn hóa, hiển đức tướng nơi cửa trùng huyền”. Ký Thích nói: “Đây nói rõ vô ngại thì các pháp chẳng phải một hay khác vậy”. Như Triệu công nói: “Đạo xa vậy thay! Xúc sự mà chân, cũng thể tức muôn hóa vậy”, nên nói ngầm chân thể ở vức của muôn hóa, hiển đức tướng nơi cửa trùng huyền nói rõ tướng chẳng ngại thể vậy. Trùng huyền tức là lý thể, nói rõ đức tướng chỉ tại trên thể, nếu lìa thể có tướng, tướng chẳng phải huyền diệu, tướng của thắng đức, gọi là đức tướng, nói trùng huyền là mượn lời của Lão tử. Lão tử nói: “Huyền đó lại huyền, cửa của các diệu”. Kia lấy có tên không tên đồng gọi đó là huyền. Hà Thượng Công nói: “Trời tức tự nhiên, thì tự nhiên cũng tự nhiên vậy, y cứ đây mà sanh muôn vật nên nói cửa của các diệu”. Nay, trong Tông Kính cũng lại như vậy. Không pháp nào chẳng gồm thâu, không đức nào chẳng đầy đủ, có thể gọi là chỉ diệu u huyền của tâm vậy. Thanh Lương Ký nêu dẫn trong kinh Hoa Nghiêm có bài tụng rằng:

“Phật lấy pháp làm thân,

Thanh tịnh như hư không”.

Hỏi rằng: Thân Phật đã như hư không, bởi duyên gì hiện ở kim sắc…? Cớ sao khiến người tỏ ngộ ở hư không?

Đáp: Đây có ba ý: Một là, thể tuy không tướng, vì vật hiện tướng, vật thích nghi thấy, nên tùy ý người khác vậy. Hai là, nếu chẳng hiện tướng, cớ sao khiến người tỏ ngộ ở không tướng, như bất nhân nói đâu hiển lý của không lời. Ba là, nói như hư không, là thủ lấy không tướng thanh tịnh đó, chẳng phải lìa tướng mà tìm cầu, tướng tức không tướng, 26 chẳng trái với không vậy. Trong kinh có kệ tụng rằng:

“Phật ở pháp tánh thật sâu mầu,

Tịch diệt không tướng đồng hư không,

Mà ở trong Đệ nhất thật nghĩa,

Thị hiện các thứ việc sở hành”.

Một bài kệ này gồm thâu ba ý trước. Trong Triệu Luận nói: “Dụng tức tịch, tịch tức dụng. Dụng chủ ở dụng vậy. Tịch dụng nguyên là một thể, đồng từ lý ra mà có tên khác vậy, nên nói thể của Bát-nhã chẳng phải có chẳng phải không, hư chẳng mất chiếu, chiếu chẳng mất hư, nên nói chẳng động Đẳng giác mà dựng lập các pháp, như gương soi ảnh tượng. Hư chẳng mất chiếu, tợ mặt nhật giữa không trung, chiếu chẳng mất hư. Lại chẳng động đẳng giác mà dựng lập các pháp, thì tịch mà thường dụng, chẳng hoại duyên sanh mà quán thật tướng thì dụng mà thường tịch, đó mới là ngân sai muôn dụng riêng tướng khác tên, đều đồng ra một chân tâm thể vậy. Do đó lại nói: Kinh xưng thánh nhân vô vi mà không chỗ chẳng làm. Vô vi nên tuy động mà tịch, không chỗ chẳng làm nên tuy tịch mà động. Tuy tịch mà động nên vật chẳng thể một, tuy động mà tịch nên vật chẳng thể hai. Vật chẳng thể hai nên càng động càng tịch. Vật chẳng thể một nên càng tịch càng động, pháp tánh như vậy, động tịch khó lường. Sao có thể một tịch đó mà hai động đó ư? Nên tên chẳng thể tên, tướng chẳng thể tướng vậy. Lại nói: Do đó Thánh nhân dấu huyền có nói điềm chưa hiện, tàng minh vận ở đã hóa, gần sáu hợp để soi tâm, một đi lại để thành thể. Xưa nay không thủy chung, đồng cùng gốc tận ngọn, không gì cùng hai, rộng lớn quân bình lớn. Mới gọi là Niết bàn. Do đó huyền có của Thánh nhân dự xét mầm nhọn ở tương lai. Việc của chưa điềm hiện, ngầm vận duyên của quá khứ đã biến hóa thì gương tâm hay chiếu muôn sự, mười phương ba đời không có sót thừa. Xưa nay đi lại, thủy chung gốc ngọn. Không gì chẳng đồng thể của một tâm không hai. Do đó trong kinh Nhập phật Cảnh Giới nói: “Như Lai như thật biết bản tế trung tế và hậu tế. Như pháp bản tế kia chẳng sanh, vị lai tế chẳng đi, hiện tại tế chẳng dừng. Như thật biết vết chân pháp kia, như một pháp tất cả pháp cũng như vậy, như tất cả pháp một pháp cũng như vậy. Văn-thù-sư-lợi mà một nhiều không thể được”, nên biết chúng sanh và Phật đồng một trang nghiêm đồng một từ tâm, đồng một bi thể. Như trong kinh chư Pháp Vô Hành nói: “Vănthù-sư-lợi nói: “Tất cả chúng sanh đều thành tựu đại bi gọi là tướng chẳng động”. “Văn-thù-sư-lợi! Thế nào là việc là tướng chẳng động?” “Bạch Đức Thế Tôn! Tất cả chúng sanh không khởi tướng không làm, đều vào trong pháp bình đẳng của Như Lai, chẳng qua ngoài tánh đại bi. Vì phiền não và đại bi không phân biệt vậy, cho nên tất cả chúng sanh đều thành tựu đại bi, gọi là tướng chẳng động”. Nên biết muôn pháp chẳng động. Phiền não và từ bi nào phân, một chân chẳng phải dời đổi, dơ sạch ai riêng biệt. Nhưng tuy hiện trang nghiêm, đều như Hải Ấn. Như các bậc Cổ đức nói: cho là biển Hương lắng dừng, trong lắng chẳng động, sắc thân hình tượng trong bốn thiên hạ đều ở trong đó mà có vững in, như ấn in vật, cũng như lắng sóng muôn khoảnh, trời trong không mây, bày vầng nguyệt muôn sao sáng ngời đều hiện, không lại không đi, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng một chẳng khác, biển trí Như Lai sóng thức chẳng nổi, dừng lắng trong sạch, rất sáng rất lặng, không tâm chóng hiện tâm niệm căn dục của tất cả chúng sanh. Tâm niệm căn dục đều tại trong trí, như biển ngậm muôn tượng. Nên trong kinh có kệ tụng rằng:

“Như biển hiện khắp thân chúng sanh,

Lấy đó gọi tên là biển lớn,

Bồ-đề in khắp các tâm hạnh,

Cho nên Chánh giác là vô lượng”.

Chẳng phải chỉ trí hiện tâm vật, cũng phải y tựa trí đây chóng hiện muôn hình, ứng khắp các loại. Trong phẩm Hiền Thủ có bài kệ tụng rằng:

“Hoặc hiện hình đồng nam đồng nữ,

Trời rồng cùng với A-tu-la,

Cho đến cả Ma-hầu-la-già,

Tùy chỗ vui thích khiến đều thấy.

Hình tướng chúng sanh mỗi chẳng đồng,

Hành nghiệp âm thanh cũng vô lượng,

Như vậy tất cả đều hay hiện,

Hải ấn Tam-muội sức oai thần”.

Vì sức của Hải ấn Tam-muội này chóng hiện tất cả, vì chúng sanh không biết, nên Phật dùng phương tiện ban bày giáo tích. Cho nên người xưa nói: “Phật dấy khởi do chúng sanh mê thật, nói pháp chỉ bày nói chân thật, chẳng động chân tế, dựng lập các pháp, thì tánh chẳng thể hoại. Đó thì Thiên ma ngoại đạo v.v… đều là pháp ấn nên không thể hoại. Vả lại, như năm nghịch bốn ma còn pháp giới ấm, huống gì tịnh trí vô lậu, tướng tốt nhất chân mà có thể chướng diệu chỉ của thật tướng ư?

Nên trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng rằng:

“Cửa từ thanh tịnh nhiều vô số,

Cùng sanh một diệu tướng Như Lai,

Mỗi mỗi các tướng chớ chẳng vậy,

Cho nên người thấy không chán đủ”.

Trong kinh Pháp Hoa có kệ tụng rằng:

“Thấu rõ tướng tội phước,

Khắp soi cả mười phương,

Pháp thân sạch vi diệu,

Đầy đủ ba hai tướng”.

Thì pháp thân là ấn của tất cả pháp, không có một pháp nào vượt ngoài văn ấn đây. Thai giáo nói: “Như trong kinh Vô Hành nói: “Ngũ nghịch tức Bồ-đề, Bồ-đề tức ngũ nghịch”. Nghịch và Bồ-tát chẳng vượt ngoài tâm tánh, nên không hai tướng thể. Đã không hai nên không thể hoại. Vì nghịch xưa nay không tự tánh vậy. Khổ tức thật tướng. Ấm ma tử ma tức pháp giới ấn. Phiền não tức thật tướng, Thiên ma tức pháp giới ấn. Ma đã là tức ấn, ấn đâu hoại ấn”. Trong luận Đại Trí Độ nói: “Có Bồ-tát dạy người tu không, dứt đoạn tất cả niệm, về sau mới khởi một niệm có tâm, bên là ma động, tức liền nghĩ nhớ chỗ vốn tu không, ma do đó mà diệt. Tu không còn vậy, huống gì lại quán đó tức ấn”. Vậy biết, tâm có tức bó buộc tâm không tức cởi mở, nếu rõ nơi tâm, nào bó buộc nào cởi mở?

Hỏi: Tâm không tự tánh, sanh diệt không thường, thể dụng đều không, làm sao khởi hành?

Đáp: Tuy tự thể thường không, chẳng hoại nhân quả của duyên sanh, mà không có tác giả, sao mất cửa nghiệp của thiện ác. Nên trong luận Tâm Vương nói: “Quán tâm không vương, huyền diệu khó lường, không hình không tướng, có đại thần lực, năng diệt ngàn tai, thành tựu muôn đức, Bản tánh tuy không, hay bày phép tắc, xem đó không hình, gọi đó có tiếng, làm tướng pháp lớn trì giới truyền kinh, vị mặn trong nước, keo xanh trong sắc, quyết định là có, chẳng thấy hình đó, tâm vương cũng vậy, dừng ở trong thân, vào ra cửa mặt, ứng vật tùy tình tự tại vô ngại, việc làm đều thành”. Trong Thanh Lương Sở Thích kinh nói: “Pháp giới như huyễn là tức thể tùy duyên. Tất cả các pháp như thật tế, tức sự mà tịch, người đời đều gọi là thật tế chẳng biến, mà cho là các pháp vô thường. Lý thật viên dung, tướng của thế gian tức là thường trú”. Nhưng các bậc cổ đức dùng bảy thí dụ dần dà giải thích nghi ngờ: Nghi ngờ thứ nhất là lửa huyễn thế gian chẳng thành tựu dụng thiêu đốt. Phật hiện làm lợi ích vật, đâu đồng huyễn ư? Giải thích rằng: Như ảnh cũng có nghĩa chất ấm che râm v.v… đâu là thật ư? Nhưng các pháp dụ, mỗi mỗi có ba nghĩa: Một là, nghĩa duyên thành. Hai là, nghĩa không thật. Ba là, nghĩa có dụng. Ý lấy không thật nên chẳng chấp trước vậy. Nghi ngờ thứ hai là, nếu Phật như ảnh. Bồ-tát lấy gì khởi hành đốn cầu. Nhân đã không hư, quả sao chẳng phải thật? Giải thích rằng: Như mộng, mộng cũng có ba nghĩa, không thể hiện thật, cùng giác làm duyên, nghĩa là có mộng chạy mà cảm giác kinh sợ vậy. Bồ-tát hạnh cũng vậy, chương lý nên không. Vô minh chưa hết nên tợ thật, hay cùng Phật quả làm duyên, chuyên cần dõng mãnh không thôi, chợt nhiên giác ngộ, như mộng vượt qua sông. Nghi ngờ thứ ba là, nếu Bồ-tát hành như mộng, cớ sao trong kinh nói đây là hạnh Bồ-tát? Đây là hạnh Nhị thừa? Giải thích rằng: Như hưởng duyên thành vốn không xứng tiếng lớn nhỏ, Thánh giáo cũng vậy. Có cảm vốn không, tùy có nghe khác. Nghi ngờ thứ tư là, Quả hạnh có thể vậy, thế gian chưa tỏ ngộ, đây nên là thật. Giải thích rằng: Như biến hóa tâm nghiệp, do thần lực duy trì, không thật có dụng. Nghi ngờ thứ năm là, nếu đều như hóa, sao có thân sai biệt? Giải thích rằng: Như huyễn. Nghi ngờ thứ sáu là, nếu thân như huyễn, sao có các loại quả báo chẳng đồng? Giải thích rằng: Như tâm, vì tâm không hình nên như huyễn vậy. Tuy như huyễn chẳng định, không có tự tánh, nhưng tùy duyên hiện hay thành các thiện, như trong kinh Đại Bảo Tích nói: “Vị Đại Bồ-tát lại quán niệm rằng: Pháp duyên khởi này, nhân quả chẳng hoại. Tuy là tự tánh tâm đó, không có tự tánh, không có tác dụng, không có chủ tể, nhưng các pháp nay y tựa nhân duyên mà được sanh khởi. Ta phải tùy chỗ ưa thích đó mà tích tập căn lành. Đã tích tập rồi tu hạnh tương ưng, trọn chẳng xả bỏ pháp tánh tâm đó”. Lại nữa, Xá-lợi-phất! Vị Đại Bồ-tát thế nào là tướng tích tập trong đây? Xá-lợi-phất! Vị Đại Bồ-tát quán niệm như vậy: “Tướng của tích tập là bản tánh tâm, giống như huyễn hóa, không có một pháp mà có thể thì là pháp tánh tâm mà hay bố thí tất cả chúng sanh, hồi hướng tích tập trang nghiêm cõi Phật”, thì đó gọi là tích tập thiện căn. Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bản tánh tâm mà hay tích tập gìn giữ Thi-la, đều vì hồi hướng tác dụng thần thông, thì đó gọi là tích tập thiện căn. Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bản tánh tâm đó giống như dương diệm, rốt ráo diệt hết là pháp tánh tâm mà hay tu tập tất cả các sức có thể an lạc nhẫn nhục, hồi hướng tích tập trang nghiêm Bồđề, thì đó gọi là tích tập thiện căn. Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bản tánh tâm là như trăng trong nước, rốt ráo xa lìa tướng của tích tập là pháp tánh tâm mà hay phát khởi tất cả chánh cần, hồi hướng thành thục vô lượng Phật pháp, thì đó gọi là tích tập thiện căn. Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bản tánh tâm là không thể thủ đắc, không thể trông thấy là pháp tánh tâm mà hay tu tập tất cả tĩnh lự, giải thoát Tam-ma-địa, Tam ma bát để, hồi hướng chư Phật thắng Tam-ma-địa, thì đó gọi là tích tập thiện căn. Lại nữa, Xá-lợi-phất! Quán tánh tâm này vốn chẳng phải sắc tướng. Không thấy không đối, không thể rõ biết là pháp tánh tâm mà hay tu tập tất cả tuệ cú, sai biệt thuyết trí, hồi hướng viên mãn trí tuệ chư Phật, thì đó gọi là tích tập thiện căn. Lại nữa Xá-lợi-phất! Tâm không chỗ duyên, không sanh không khởi là pháp tánh tâm mà hay dựng lập vô lượng thiện pháp, nhiếp nhận sắc tướng. Như vậy gọi là tích tập thiện căn. Lại nữa, Xá-lợi-phất! Tâm không chỗ nhân, cũng không chỗ sanh là pháp tánh tâm mà hay nhiếp thọ pháp nhân giác phần, thì đó gọi là tích tập thiện căn. Lại nữa, Xá-lợi-phất! Tâm tánh xa lìa sáu thứ cảnh giới, cũng chẳng sanh khởi, là pháp tánh tâm mà hay dẫn phát cảnh giới Bồ-đề nhân chỗ sanh tâm, thì đó gọi là tích tập thiện căn. Xá-lợi-phất! Như vậy, gọi là vị Đại Bồ-tát y tựa Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả tâm, tùy tâm quán sát, tu tập niệm trú. Lại nữa, Xá-lợi-phất! Vị Đại Bồ-tát lại y tựa Bát-nhã ba-la-mật-đa nên đối với tất cả trí tùy tâm quán, vì cầu chứng đắc thắng thần thông vậy, trói buộc tâm đó tu tập thông trí. Đắc thần thông rồi chỉ dùng một tâm mà hay khéo biết tất cả tướng tâm, đã rõ tâm rồi y tựa tự thể tâm, tuyên giảng các pháp”. Lại nói: “Vua trời Hóa Lạc bạch Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Bảo Tế kia là khắp tất cả xứ, không có một pháp mà chẳng phải là thật tế. Bạch Đức Thế Tôn! Nói là Bồ-đề, cũng là thật tế. Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là Bồ-đề? Tất cả các pháp là Bồ-đề, lìa tự tánh vậy. Cho đến nghiệp ngũ vô gián cũng không tự tánh, cho nên nghiệp vô gián cũng là Bồ-đề”. Do đó, rõ bản tánh tâm tự thể không sanh, nói giáo của không tánh, tùy duyên tịnh mà không tánh thành Phật, tùy duyên nhiễm mà không tánh làm phàm, chẳng thấy một mảy bụi trần tạm vượt ngoài lý không tánh, chưa có một niệm có thể trái với môn bình đẳng. Do đó, trong kinh Đại Bát-nhã có bài kệ tụng rằng:

“Có pháp chẳng thành có pháp,

Không pháp chẳng thành không pháp.

Có pháp chẳng thành không pháp,

Không pháp chẳng thành có pháp”.

Giải thích rằng: Có chẳng thành có, không chẳng thành không là vì một thể nên không năng thành và sở thành. Có chẳng thành không, không chẳng thành có là tự đã chẳng thành, sao có thể thành tha? Nên biết mỗi mỗi không tự thể qua lại mà thành tựu. Trong kinh Đại Tập nói: “Tất cả nói pháp rốt ráo không sanh. Tất cả các pháp không tánh không sanh không khởi không xuất. Do vì duyên chẳng sanh nhân, nhân chẳng sanh duyên, tự tánh chẳng sanh tự tánh, tha tánh chẳng sanh tha tánh, tự tánh chẳng sanh tha tánh, tha tánh chẳng sanh tự tánh. Cho nên nói tất cả các pháp tự tánh không sanh”. Trong kinh Thắng Tư Duy Phạm Thiên Vương sở vấn nói: “Bấy giờ Bồ-tát Phổ Hoa nói cùng Xálợi-phất rằng: “Ông nhập diệt tận định hay nghe pháp chăng?” Đáp: “Này thiện nam! Nhập diệt tận định, không có hai hành mà hay nghe pháp vậy”. Lại hỏi: “Đại Đức Xá-lợi-phất! Ông tin các pháp đều là tự tánh diệt tận chăng?” Đáp: “Đúng vậy các pháp đều là tướng của tự tánh diệt tận. Tôi tin thuyết đó”. Bồ-tát Phổ Hoa nói: “Nếu là như vậy thì Xá-lợi-phất! Thường tất cả mọi lúc chẳng thể nghe pháp. Tại sao? Vì tất cả các pháp thường là tướng của tự tánh diệt tận. Do vì các pháp vốn không, chỉ là duyên khởi, duyên hội thì tợ như có, duyên tan thì tợ như không, có và không chỉ là nhân duyên muôn pháp vốn không sanh diệt. Như vàng thật tùy người thợ mà thành vật dùng, tức thể vàng chẳng biến đổi. Tợ hang cốc rỗng mặc tình nhân duyên mà tiếng vang phát ra, cùng với pháp tánh không trái nghịch. Như có bài tụng rằng:

“Như người đào đường đất,

Người riêng tạo làm tượng,

Người ngu nói tượng sanh,

Người trí nói đường đất.

Về sau quan muốn đi,

Lại đem tượng chấn đường,

Tượng vốn không sanh diệt,

Đường cũng chẳng mới cũ.”

Vậy biết chỉ là một đất, sanh diệt chỉ là nhân duyên, liệt như một tâm muôn pháp lại không trước sau. Tại sao? Lúc đào đường thành tượng, đất cũng chẳng giảm, lúc đem tượng trở lại bít đường, đất cũng chẳng tăng. Vì chẳng mất đất gốc vậy. Như lúc thành Phật tâm cũng chẳng tăng, lúc làm phàm, tâm cũng chẳng giảm, vì lúc tâm tùy duyên chẳng mất tự tánh vậy. Lại, tượng sanh chỉ là duyên sanh, tượng diệt cũng theo duyên diệt, tượng không tự thể vậy. Như thành thật chỉ là duyên tịnh danh, làm phàm cũng là duyên nhiễm khởi. Phàm Thánh vốn không sanh vậy”. Vậy biết muôn pháp theo duyên đều không tự tánh, xưa chưa từng sanh, nay cũng không diệt, như Bồ-tát Văn-thù-sưlợi có kệ tụng Quán Huyễn rằng:

“Việc lành chúng hội đây,

Từ xưa chưa từng làm,

Tất cả pháp cũng vậy,

Đều đồng như khoảng trước”.

Do vì ngay lúc làm, là không làm vì không người làm vậy, ngay lúc làm là chẳng làm vì không tự tánh vậy, mặc tình theo muôn pháp tung hoành, thường đồng như lúc chưa sanh. Giả sử quần sanh ẩn hiện, chẳng lìa tông không tánh. Lại nữa, xưa trước có Cư sĩ Bàng Uẩn bảo người con gái là Linh Chiếu rằng: “Ta phải đi trước, ngươi có thể lại sau, đang đợi đến giữa trưa, có thể ve đây lột vỏ vậy”. Linh Chiếu nói: “Ngọ tức ngọ vậy, có nguyệt thực”. Cư sĩ Bàng Uẩn lấy làm quái lạ, tự đến cửa sổ, Linh Chiếu liền lên ngồi chỗ của cha, bỗng chốc mà xả báo thân, Cư sĩ Bàng Uẩn cười bảo: “Thật là nhanh nhẹn bén nhọn! Hoa đốm hư không rơi ảnh, dương diệm vụt gợn sóng. Ta nói đi trước mà trở lại đi sau”. Bèn đến Vu Tướng công làm tang chủ, bảo Vu công rằng: “Chỉ mong không các chỗ có, thận trọng chớ thật các chỗ không”. Nói xong, bèn cũng qua đời. Đó cũng chẳng rơi lạc và chấp của có và không, khéo được yếu chỉ không sanh vậy.

Hỏi: Bồ-đề tức tự thân tâm. Cớ sao trong giáo nói Bồ-đề chẳng thể dùng thân tâm đắc?

Đáp: Phàm nói đạo của Bồ-đề tức tâm, đó là tâm tự tánh thanh tịnh trong lắng chẳng động, bởi vì là chân trí không tướng cũa chánh giác. Đạo đó hư huyền diệu tuyệt cảnh thường, người thông không có gì lấy để hình dung cái nghe đó, người trí không có gì để vận cái biết đó, người biện rành không có gì dùng đề bày lời đó. Người làm tượng không có gì để tả cái dáng đó đó. Vì người mê chẳng rõ, chấp sắc ấm làm tự thân, nhận năng biết làm tự tâm. Nên trong kinh nói: “Thân như cây cỏ không chỗ hay biết, tâm như huyễn hóa hư vọng chẳng thật. Do vì trừ tâm chấp thủ đó nên nói Bồ-đề không thể dùng thân tâm đắc vậy. Bồđề chẳng phải là xúc trần, không thể dùng thân đắc. Bồ-đề chẳng phải là pháp trần không thể dùng tâm đắc. Nếu đến lúc người tỏ ngộ tức đạt ấm thân vốn không, vọng tâm không tướng. Vì vốn không nên pháp thân thường hiện, vì không tưởng nên chân tâm chẳng khuyết, như vậy, phát minh ngũ ấm tức Bồ-đề, lìa đó là không Bồ-đề, không thể lấy Bồđề mà cầu Bồ-đề, không thể lấy Bồ-đề mà đắc Bồ-đề. Bồ-tát Văn-thùsư-lợi nói: “Trong kinh Duy-ma nói: Chẳng quán là Bồ-đề, lìa các duyên vậy. Bồ-đề chẳng phải là cảnh sở quán, thì không tâm năng duyên, cảnh sở quán không tức thật tướng Bồ-đề, tâm năng duyên lắng tức tự tánh Bồ-đề”. Trong kinh Đại Bát-nhã nói: “Long Cát Tường nói: “Lại có người năng chứng Bồ-đề ư?” Diệu Cát Tường đáp:cũng có. Long Cát Tường hỏi:ai là người chứng?diêu cat tường đáp:nêu không có tên họ, lời lẽ khái niệm đó là năng chứng… năng chứng Diệu Cát Tường đáp: “Tâm đó không sanh không nghĩ nhớ Bồ-đề, và Bồ-đề tòa, cũng chẳng xét nghĩ tất cả chúng sanh. Vì không phô bày tâm, không thấy tâm v.v… năng chứng vô thượng chánh đẳng Bồ-đề”. Long Cát Tường nói: “Như vậy, Tôn giả! Dùng những tâm v.v… gì, sẽ đắc Bồ-đề?” Diệu Cát Tường đáp: “Ta không sở thú cũng chẳng phải năng thú, đều không chỗ học, chẳng phải ta tương lai đến gốc Bồ-đề, ngồi tòa Kim Cang chứng đại Bồ-đề, chuyển diệu pháp luân cứu tế sanh tử. Tại sao như vậy? Các pháp chẳng động, không thể phá hoại, không thể gồm lấy, rốt ráo không tịch, ta dùng tâm chẳng phải thú hướng như vậy v.v… sẽ đắc Bồ-đề”. Long Cát Tường nói: “Điều Tôn giả nói đều y theo thắng nghĩa, khiến các hữu tình tin hiểu pháp đó, giải thoát phiền não. Nếu các hữu tình tin hiểu pháp đó, giải thoát phiền não, nếu các hữu tình phiền não giải thoát, bèn hay rốt ráo phá dẹp lưới ma”. Diệu Cát Tường bảo: “Lưới giăng của ma không thể phá hoại. Tại sao như vậy? Ma là chẳng khác Bồ-đề nói thêm. Tại sao? Ma và ma quân, tánh đều chẳng phải có, đều chẳng thể được, cho nên ta nói ma là chẳng khác Bồ-đề nói thêm”. Long Cát Tường hỏi: “Bồ-đề là sao?” Diệu Cát Tường đáp: “Bồ-đề là khắp các thời gian nơi chốn trong tất cả các pháp. Thí như hư không đều không chướng ngại, nơi pháp thời gian nơi chốn không đâu chẳng có. Bồ-đề cũng vậy. Không chướng ngại khắp tại trong tất cả pháp thời gian nơi chốn. Bồ-đề như vậy là Vô thượng. Nay nhân giả muốn chứng Bồ-đề nào ư?” Long Cát Tường nói: “Muốn chứng Vô thượng”. Diệu Cát Tường bảo: “Nay ông nên Chánh Vô thượng Bồ-đề, chẳng phải pháp có thể chứng. Ông muốn chứng là bèn hành hý luận. Tại sao? Vô thượng Bồ-đề lìa tướng tịch diệt, nay nhân giả muốn thủ lấy tức thành hý luận vậy. Thí như có người nói rằng: “Ta khiến Huyễn sĩ ngồi tòa Bồ-đề, chứng Huyễn Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề”. Nói như vậy rất là hý luận. Vì các Huyễn sĩ còn chẳng thể được, há khiến năng chứng huyễn đại Bồ-đề. Huyễn ở pháp huyễn, chẳng phải hợp, chẳng phải tan, không lấy không bỏ, tự tánh đều không. Chư Phật Thế Tôn giảng nói tất cả các pháp, không thể phân biệt, đều như việc huyễn. Nay ông muốn chứng Vô thượng Bồ-đề, há chẳng tiện thành pháp huyễn phân biệt. Nhưng tất cả các pháp đều chẳng phải thủ lấy, cũng không thể xả bỏ, không thành không hoại, chẳng phải pháp ở nơi pháp hay có tạo tác và có hoại diệt, không pháp ở nơi pháp hay có hòa hợp và có phân biệt. Cớ sao như vậy? Vì tất cả các pháp chẳng phải hợp chẳng phải tan, tự tánh đều không, lìa ngã và ngã sở, đồng như hư không giới, không nói không bày, không tán thán không phá hủy, không cao không thấp, không tổn hại không ích lợi, không thể tưởng tượng, chẳng thể hý luận, bản tánh hư lắng đều rốt ráo không, như huyễn như mộng không đối lập không so sánh, sao có thể đối với kia mà khởi tâm phân biệt?” Long Cát Tường nói: “Tốt lành thay, Tôn giả! Nay tôi do đây hẳn định đắc Bồ-đề. Tại sao? Do Tôn giả vì tôi mà giảng nói pháp sâu mầu vậy”. Diệu Cát Tường bảo: “Nay đây tôi chưa từng giảng nói gì cho ông, hoặc hiển hoặc mật, hoặc cạn hoặc sâu. Cớ sao có thể khiến ông chứng đắc Bồ-đề, tại sao như vậy? Tự tánh các pháp đều không thể nói. Ông cho rằng tôi nói pháp sâu mầu, là hành theo hý luận, nhưng tôi thật chẳng phải người hay nói, tự tánh các pháp cũng không thể nói: “Như có người nói “Tôi có thể biện nói tướng thức của Huyễn sĩ”. Nghĩa là thức của các Huyễn sĩ có như vậy, sai biệt như vậy”. Người ấy do lời nói đó mà hại lời nói chân thật của mình. Tại sao? Phàm Huyễn sĩ còn chẳng phải chỗ thức, huống gì là có tướng thức. Nay ông cho rằng tôi giảng nói pháp sâu mầu khiến ông chứng đắc Vô thượng Bồ-đề, cũng lại như vậy, vì tất cả các pháp đều như việc huyễn, rốt ráo tánh không, còn không thể biết, huống gì là có tuyên nói. Do vì tánh của tất cả chúng sanh tức là không tướng bình đẳng Bồ-đề. Ở trong tự tánh, làm sao có sai biệt của năng chứng sở chứng ư?” Như trong kinh Bát-nhã nói: “Tự tánh giác pháp, lìa các phân biệt, là Bồ-đề vậy”. Lại cũng trong kinh nói: “Các chỗ có hành, đều có chỗ phải, không chỗ phải, là Bồ-đề. Tại sao? Nếu có chỗ phải, tức lập cảnh sở chứng, bèn có tâm năng chứng. Nói năng sở hết, gọi là Đại giác. Nghĩa của Đại giác chỉ ngộ tự tâm”. Như trong kinh Tỳ-lô-giá-na thành Phật nói: “Bấy giờ, Bồ-tát Kim Cang Thủ lại bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Ai tìm cầu Nhất thiết trí? Ai vì Bồ-đề thành chánh Đẳng chánh giác? Ai phát khởi trí Nhất thiết trí?” Phật bảo: “Bí mật chủ, tự tâm tìm cầu Bồ-đề và Nhất thiết trí? Tại sao? Vì bản tánh thanh tịnh vậy, tâm chẳng tại trong, tâm chẳng tại ngoài và tại khoảng giữa, tâm chẳng thể được vậy cho đến muốn hay biết Bồ-đề phải hay biết tự tâm như vậy”. Trong kinh Trang Nghiêm Bồ-đề tâm nói: “Phật dạy: Tâm Bồ-đề là chẳng phải có, chẳng phải đạo, lìa nói văn tự. Bồ-đề tức là tâm, tâm tức là chúng sanh, nếu hay hiểu như vậy, đó gọi là Bồ-tát tu Bồ-đề tâm”. Vậy thì ngoài tâm không Bồ-đề, cầu nơi nào ư? Ngoài Bồ-đề không tâm, đắc ở đâu ư? Như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Biết tất cả các pháp không tướng là tướng, tướng là không tướng, không phân biệt là phân biệt, phân biệt là không phân biệt, chẳng phải có là có, có là chẳng phải có, không làm là làm, làm là không làm, chẳng phải nói là nói, nói là chẳng phải nói. Chẳng thể nghĩ bàn, biết tâm và Bồ-đề bình đẳng, Bồ-đề và tâm bình đẳng, tâm và Bồ-đề cùng chúng sanh bình đẳng”. Lại có bài tụng rằng:

“Tuy cùng tận vị lai,

Đi khắp các cõi Phật,

Chẳng cầu diệu pháp đây,

Trọn chẳng thành Bồ-đề”.

Nên biết tâm pháp diệu, nên đương thể tức phải nếu hướng ngoài xa cầu thì mất chân đạo. Nên nói: “Thiện Tài đồng tử đi khắp các bạn đạo mà chẳng ra ngoài rừng Sa-la. Đức Từ thị nhận thọ công một đời sẽ thành Phật, mà chẳng lìa một niệm biển tánh không sanh”. Do đó, trong kinh Tịnh Danh nói: “Nếu Di-lặc chứng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề là tất cả chúng sanh đều cũng nên đắc. Tại sao như vậy? Tất cả chúng sanh tức là tướng Bồ-đề. Nếu Di-lặc diệt độ thì tất cả chúng sanh cũng sẽ diệt độ. Tại sao như vậy? Chư Phật biết tất cả chúng sanh, rốt ráo tịch diệt tức tướng Niết-bàn, chẳng lại phải diệt, nên đã biết đã thành, chẳng lại phải thành, đã diệt chẳng lại phải diệt, nên biết đã thành, chẳng lại phải thành, đã diệt chẳng lại phải diệt. Vì người chưa biết nên phương tiện nói thành, phương tiện nói diệt. Nếu chấp phương tiện thì mất bản tông. Như trong kinh Đại Trang Nghiêm Pháp Môn nói: “Bấy giờ Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói với Kim sắc nữ rằng: “Thể tánh ngũ ấm như vậy tức là thể tánh Bồ-đề, thể tánh Bồ-đề tức là thể tánh tất cả chư Phật. Như thể tánh ngũ ấm trong thân ngươi tức là thể tánh tất cả chư Phật, thể tánh chư Phật tức là thể tánh ngũ ấm tất cả chúng sanh, cho nên ta nói thân ngươi tức là Bồ-đề. Lại nữa, rõ biết ngũ ấm, gọi là rõ biết Bồ-đề. Tại sao? Chẳng phải lìa ngũ ấm mà Phật đắc Bồđề, chẳng phải lìa Bồ-đề mà Phật rõ biết ngũ ấm. Phương tiện đây biết tất cả chúng sanh đều đồng Bồ-đề. Bồ-đề cũng đồng tất cả chúng sanh, cho nên ta nói thân ngươi tức là Bồ-đề”. Trong kinh Đại Bảo Tích nói: “Bồ-đề, gọi là tâm bình đẳng, không chỗ khởi vậy. Bồ-đề, gọi là chúng sanh bình đẳng, vốn không sanh vậy. Cho đến Bồ-đề là tánh tướng như vậy, gọi là chánh hạnh”. Trong kinh Tư Ích có kệ tụng rằng:

“Bồ-tát chẳng hoại sắc,

Phát hành tâm Bồ-đề,

Biết sắc tức Bồ-đề,

Gọi là hành Bồ-đề.

Như sắc Bồ-đề vậy,

Đồng vào nơi tướng như,

Chẳng hoại các pháp tánh,

Gọi là hành Bồ-đề.

Chẳng hoại tánh các pháp,

Thì là nghĩa Bồ-đề,

Trong nghĩa Bồ-đề đó,

Cũng không có Bồ-đề,

Chánh hạnh Đệ nhất nghĩa,

Gọi là hành Bồ-đề”.

Trong kinh Anh Lạc nói: “Phát tâm trú là người từ mới đầu đủ thứ trói buộc, chưa biết Tam bảo, cho đến gặp trong giáo pháp của Phật Bồ-tát mà khởi một niệm, bèn tin, phát tâm Bồ-đề, đã nói mới đầu từ phàm phu đầu tiên phát tâm rõ biết phát tâm trong đây gồm cả mới đầu và sau cùng”.

Hỏi: Đây đã là mới đầu, sao được là đầy đủ các hạnh vị và đức của Phổ Hiền sau cùng

Đáp: Các bậc cổ đức giải thích đây lược có hai môn: Một là, môn hành bố thứ tự, nghĩa là từ nhỏ nhiệm đến nỗi rõ, từ cạn đến sâu, thứ tự nối nhau, theo từng cấp đến bờ kia. Hai là, môn viên dung gồm chung, tức là một vị đủ tất cả vị v.v… như trong kinh Hoa Nghiêm nói, cũng như trong Đại Phẩm v.v… một hạnh đủ tất cả hạnh. Trong đây có hai môn: Một là, môn duyên khởi do nhau. Hai là, môn pháp giới gồm chứa. Trong môn trước, quấy khắp tất cả thủy chung hạnh vị, vô biên biển hạnh đồng một duyên khởi, làm hạnh đức của Phổ Hiền. Do vì các duyên cùng trông, lược có hai nghĩa: Một là, căn cứ dụng do tương đãi, có nghĩa có lực và không lực, cho nên được tương cùng thâu nhau và cung vào nhau. Hai là, căn cứ thể do tương tác. Có nghĩa có thể và không thể, cho nên được tương tức và tương thị vậy. Lại có hai thứ Bồ-đề: Một là tánh tịnh; hai là viên tịnh. Theo duyên khởi tức là viên tịnh. Viên tịnh lại có hai: Một là, nói rõ duyên khởi, do muôn hạnh làm duyên vậy. Hai là, nói rõ tánh khởi, toàn là chân như tánh tịnh vậy. Như trong kinh Pháp Hoa có kệ tụng rằng:

“Chư Phật đấng phước tuệ,

Biết pháp thường không tánh,

Giống Phật theo duyên khởi,

Cho nên nói nhất thừa”.

Lại có hai nghĩa: Một là, nghĩa ước về hành bố triển chuyển. Hai là, nghĩa ước về viên dung mở ngoặc vô ngại. Như Thiện Tài đồng tử thấy Tiên nhân chấp tay, nơi mỗi mỗi Đức Phật trải qua vô lượng kiếp, nên biết ngắn dài khó nghĩ lường, kỳ đặc do ở đây. Như Bồ-tát Hiền Thủ nói: “Người tin Đại thừa còn là dễ, hay tin pháp này, gấp bội khó khăn. Vì tâm mới đầu tức đủ tất cả đức, nên khó tin vậy. Lại thiết bày trong mộng khiếp sợ kinh hãi khiến phát tâm Bồ-đề, còn được xưng là Đại Bồ-tát Ma-ha-tát, huống gì phát chánh tin, phát của khai phát như trong phẩm Như Lai tánh ở kinh Đại Niết-bàn nói: “Bồ-tát Ca-diếp bạch Đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Thế nào là người chưa phát tâm Bồ-đề, được nhân Bồ-đề?” Phật bảo: “Này Ca-diếp! Nếu có người nghe kinh Đại Niết-bàn đây mà nói ta chẳng cần phát tâm Bồ-đề, phỉ báng chánh pháp. Người đó tức trong mộng thấy ảnh tượng La-sát, trong tâm khiếp sợ, La-sát bảo rằng: Ôi! Này thiện nam! Nay nếu ông chẳng phát tâm Bồ-đề, ta sẽ giết chết mạng ông”. Người đó kinh sợ, sau khi tỉnh giất mơ rồi phát tâm Bồ-đề. Người đó đến lúc mạng chung, nếu tại trong ba đường ác hoặc trong trời người lại tiếp tục nghĩ nhớ tâm Bồ-đề, phải biết người đó là Đại Bồ-tát Ma-ha-tát vậy”.

Hỏi: Trong kinh Đức Phật nói người học pháp ta chỉ chứng mới biết. Nay nói Bồ-đề không thể dùng thân tâm để đắc, không tu không chứng, thì người mới phát tâm Bồ-đề thú hướng như thế nào?

Đáp: Nếu hay tin ngộ Bồ-đề là không tướng, không thể thủ lấy, không tánh không thể tu, rõ đạt như vậy tức là chân chứng. Như trong kinh Đại Thọ Khẩn-na-la Vương Sở Vấn nói: “Bồ-tát rồi lại nên tư duy rằng: “Trong đây các gì là ta? Ai làm pháp của ta, ai năng đắc thành Bồ-đề chư Phật?” là thân đắc ư? Hay là tâm đắc ư? Cho đến lúc quán như vậy, rõ ràng rành rẽ thấy thân tướng đó chẳng đắc Bồ-đề, cũng biết tâm đó chẳng đắc Bồ-đề. Tại sao? Vì các pháp không có dùng sắc chứng sắc, dùng tâm chứng tâm vậy. Nhưng kia trong giảng nói, biết tất cả pháp tuy không sắc không hình không tướng không rò rỉ, không thể trông thấy, không có chứng biết, cũng chẳng phải không chứng. Tại sao? Vì thân của tất cả các Đức Như Lai không có rò rỉ. Lại, thân Như Lai không rò rỉ nên tâm cũng không rò rỉ. Lại, tâm Như Lai không rò rỉ nên sắc cũng không rò rỉ”. Nếu hay biết không sở phát năng phát tâm đây như vậy, nếu vào trong Tông Kính thì gọi là chân phát. Đã hay phát tâm bèn lại vì người khác mà chỉ bày, thì các Thánh đồng tán thán công đức không ngằn mé. Như trong kinh có kệ tụng rằng: “Phát tâm rốt ráo hai chẳng khác, hai tâm như vậy tâm trước khó, tuy tự chưa độ độ tha trước. Nên ta kính lễ mới phát tâm”.