TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 06

Phàm, Tông Kính vốn mong chỉ luận đạo đó, thiết bày đủ các văn nghĩa rộng khắp các căn cơ. Đồng với chỉ nam đây trọn không yếu chỉ nào riêng khác, trộm không thể y cứ văn mà mất tông thú đó. Nếu tỏ ngộ đạo đó thì có thể tiếp thừa rạng rỡ, có thể dùng để truyền pháp y. Như có người hỏi Hòa thượng Nam Tuyền rằng: “Môn hạ của Hoàng Mai có năm trăm người. Cớ sao Lư Hành giả (Tuệ Năng) riêng được y bát?”

Hòa thượng Nam Tuyền đáp: “Chỉ vì bốn trăm chín mươi chín người đều giải hiểu Phật pháp, riêng một mình Lư Hành giả chẳng giải hiểu Phật pháp, chỉ hội đạo đó. Do đó, được y bát”.

Xin hỏi: Chỉ như đạo làm sao hội?

Đáp: Như Đức Bản Sư nói: “Đạo tràng Như Lai là chỗ đắc pháp, pháp đó chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Ta đối với pháp đó, trí không thể hành, mắt không thể thấy, không có hành xứ, chỗ tuệ chẳng thông, minh chẳng thể rõ. Hỏi không có đáp”. Lại nữa, người xưa nói: “Việc ấy tợ như không mà chẳng không tợ như có mà chẳng có. Ẩn ẩn thường thấy, chỉ phải cầu đó; nơi không thể được. Do đó, nếu quyết định không thì quy về đoạn kiến. Nếu thật có thì lạc vào thường tình, nếu có nơi chốn thì thành cảnh đó. Nên biết việc ấy, chẳng phải chỗ tâm lường được, chẳng phải chỗ trí nhận biết”. Như Hòa thượng Hương Nghiêm có bài tụng rằng:

“Phỏng bàn trước sau,
An đặt trong ngoài,
Chẳng được một pháp,
Đắm chìm suối sâu.
Đều chẳng như vậy,
Ta ngay trước ta,
Người học mười phương,
Làm sao tham thiền.”

Nếu nói như vậy đâu có thể hội ư? Do đó, người xưa nói: “Ngay phải diệu hội mới được. Đó là hội của chẳng hội, diệu khế trong đó vậy”. Nên các bậc Thánh trước ngộ đạo, có bài tụng rằng:

“Tâm có không đi lại trọn dứt,
Trong ngoài khoảng giữa thảy đều không,
Muốn thấy Như Lai nơi Phật thật,
Chỉ nhìn dê đá sanh ngựa con”.

Sau của diệu đạt như vậy, đạo còn chẳng còn, há có thể luận bàn tri giải vọng tưởng của hội và chẳng hội ư? Như cổ đức có kệ tụng rằng:

“Khuyên ông học đạo chớ tham cầu,
Muôn sự vô tâm đạo hợp đầu,
Vô tâm mới rõ vô tâm đạo,
Rõ được vô tâm đạo cũng thôi”.

Trước kia, Hòa thượng Động Sơn có kệ tụng rằng:

“Người này còn chẳng thật,
Huống gì bày ba lý,
Chân không cùng phi không,
Tương lai chẳng tương tợ,
Rành rành như trước mắt,
Chẳng dung mảy tóc phỏng”.

Chỉ như nói người này còn chẳng thật, huống gì các cuồng có lầm giải khác ư? Do đó trong kinh nói: “Tâm chẳng vướng đạo cũng không buộc nghiệp”. Đạo còn chẳng vướng, ngay đây có thể biết vào trong Tông Kính tự nhiên thầm hợp.

Hỏi: Giác thể chẳng đổi thay, giả danh có khác. Phàm Thánh đã ngang bằng, chúng sanh sao chẳng giác tri? Nếu nói chẳng mê, trong giáo sao nói có mê ngộ?

Đáp: Chỉ vì nhân chân tâm bản giác mà khởi bất giác, nhân bất giác nên thành thủy giác. Như nhân đất mà lộn ngược nhân phương nên mê mờ, lại ngộ thường không, bất giác tợ mê, lúc mê vốn lắng. Do đó ngay lúc mê ngộ, tình tưởng tự phân, vì có tâm hư vọng, lại ban thuốc hư vọng. Trong kinh nói: “Phật dạy: Ta giảng nói ba thừa, mười hai bộ loại kinh giáo, như năm tay không, cuốn dối gạt trẻ con, việc đó không biết, gọi là vô minh”. Tổ sư có kệ tụng rằng:

“Như Lai tất cả pháp,
Trừ ta tất cả tâm,
Ta không tất cả tâm,
Nào cần tất cả pháp”.

Nên biết mắt mình nếu mở, sáng thật tự phát, mê ngộ của sở trị, bệnh thấy tự mất, quyền thật của năng trị, thuốc pháp tự bỏ. Phàm người tỏ ngộ pháp này, chẳng nương gá trí người khác cùng với dị thuật vậy. Hoặc người thấy chẳng như mở kho lấy vật báu, mổ trai được ngọc. Sáng phát từ cõi lòng, ảnh bao trùm pháp giới. Như kinh có kệ tụng rằng:

“Như người được kho báu,
Trọn lìa khổ nghèo khó,
Bồ-tát được Phật pháp,
Lìa dơ tâm thanh tịnh”.

Hoặc người không tỏ ngộ mà tự sanh chướng ngại, nên trong luận Thông Tâm nói: “Chân thường chẳng dễ bít sanh tử, tự đổi dời chí lý viên thông, chấp phương hướng khuôn mẫu mà khiến cách biệt, đó đều là mê mờ tự tánh, chỉ đuổi nương theo thông, nên phải mắt mình tròn sáng chẳng tùy thuộc người khác xoay chuyển. Như Đại sư Dung có bài tụng rằng:

“Chó mà sủa rừng lau,
Người mù nó giặc hổ,
Theo tiếng nên khiến mê,
Bởi vì mắt không thấy”.

Nếu được lúc tâm mở chiếu lý, các kiến đều tuyệt, chẳng thấy Phật pháp là phải, chẳng thấy thế pháp là quấy. Vì trong tự tánh ngôn ngữ tư duy đều dứt tuyệt. Như nói không chỗ phải là Bồ-đề, không nên an đặt Phật Bồ-đề ở có chỗ bên phải. Như nay chỉ chẳng dùng an đặt, thể tự hư huyền, như vật báu lưu ly mặc tình đặt để đâu, tánh nó vẫn chẳng mất. Nếu biết được ấy cũng lại như vậy. Mặc tình hình sắc hơn kém của Thánh phàm ảnh hiện trong đó, tánh đó chẳng động. Người không biết việc ấy tức tùy theo sắc biến trước mà phân biệt tốt xấu, mà sanh mừng lo. Do đó, Tổ sư nói: “Tùy lưu nhận được tánh, không mừng lại không lo”. Luận Khởi Tín nói: “Tâm sanh diệt môn nghĩa là y cứ Như Lai Tạng mà có tâm sanh diệt chuyển. Chẳng sanh diệt cùng sanh diệt hòa hợp, chẳng phải một chẳng phải khác, gọi là A-lại-da thức. Có hai thứ nghĩa tức là năng nhiếp hết thảy pháp, và năng sanh hết thảy pháp. Lại có hai thứ nghĩa: Một là nghĩa giác, hai là nghĩa bất giác. Nói nghĩa giác tức là tâm Đệ nhất nghĩa, tánh lìa hết thảy tướng vọng niệm. Vì lìa tất cả tướng vọng niệm, nên ngang bằng hư không giới, không đâu chẳng cùng khắp. Pháp giới nhất tướng tức là pháp thân bình đẳng của hết thảy Như Lai, y cứ pháp thân ấy mà nói hết thảy Như Lai là Bản giác. Vì đối đãi với thủy giác nên lập làm bản giác, nhưng lúc thủy giác tức là bản giác, không giác nào riêng biệt khởi. Lập thủy giác nghĩa là y cứ bản giác có bất giác, y cứ bất giác nên nói có thủy giác. Lại vì nguyên tâm giác nên gọi là cứu cánh giác, nguyên tâm bất giác nên chẳng phải cứu cánh giác, cho đến vì có tâm vọng tưởng nên hay biết danh nghĩa, vì nói chân giác. Nếu không tâm bất giác thì không tự tướng chân giác có thể nói”. Sớ Thích nói: “Nếu tùy nhiễm tùy lưu thành ở bất giác thì nhiếp thế gian pháp, nếu bản giác chẳng biến và thủy giác trở lại thì nhiếp xuất thế gian pháp”. Sao giải nói: “Đối với trong bản giác và thủy giác mà luận về nhiếp pháp là, nếu chỗ nhiếp của bản giác tức là nghĩa Đại trí tuệ quang minh, nghĩa biến chiếu pháp giới, nghĩa chân thật giác tri v.v…. Nếu chỗ nhiếp của thủy giác tức là ba minh, tám giải thoát, năm mắt, sáu thần thông, mười lực, bốn vô úy, mười tam pháp bất cộng v.v…, nhưng đây y cứ thật tức đồng, nghĩa ngôn lại khác. Nên sớ nói: “Ở trong môn sanh diệt tùy theo dùng bất giác, ngược dòng thủy giác, đối với nghĩa dụng thì nhiếp pháp chẳng đồng. Nếu ở trong chân như môn thì dùng hòa hàm nhiếp nhiễm tịnh chẳng khác, nghĩa là dùng lý nhất chân như dung đó, khiến nhiễm tức chẳng phải nhiễm, tịnh tức chẳng phải tịnh, tức nhiễm tức tịnh sâu làm thành một vị, nên chẳng khác vậy”. Như luận nói: “Hết thảy các pháp từ xưa đến nay, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng không có biến dị, không thể phá hoại, chỉ là nhất tâm, nên gọi là chân như”. Vậy biết tùy duyên của giác và bất giác tợ sanh nhiễm tịnh, duyên sanh không tánh, nhiễm tịnh đều hư dối. Lại nói: Lìa tướng ngôn thuyết, há có thể dùng ngôn ngữ mà đàm nói? Lìa tướng tâm duyên, há có thể dùng tâm mà lường? Thật nghĩa là tuyệt đường tâm ngôn, chỉ chứng tương ưng vậy. Vả lại, phàm phu nói năng là từ giác quán sanh, là cộng tướng hòa hợp mà khởi. Phân biệt là nhân ý thức sanh là do tính toán so lường mà khởi. Tám yếu mà nói là đều nhân bất giác giáo quán tùy sanh, nếu không tâm bất giác, hết thảy các pháp đều không tự tướng có thể nói, tùy phương tiện môn mà vì chỉ bày cứu cánh, chỉ đạo kết quy không ngôn từ. Nên luận nói: “Nếu lìa tâm bất giác thì không tự tướng chân giác có thể nói. Vì giác đối bất giác nói cộng tướng mà chuyển. Nếu không bất giác, giác không tự tướng. Như riêng một bàn tay không phát ra tiếng. Tư duy đó có thể thấy, cho đến các pháp nhiễm tịnh đều là như vậy, đều là tướng đối đãi mà có, rốt cùng không tự thể có thể nói. Như lìa dài làm gì có ngắn, lìa cao sao có thấp? Nếu vào trong Tông Kính tự nhiên tuyệt đối đãi.

Lại nữa, trong Sao hỏi: Sanh diệt và chân như mỗi tự nhiếp các pháp, không biết nghĩa nhiếp là dị hay là đồng? Đáp rằng: Dị. Tại sao? Trong sanh diệt môn gọi là trùm thâu, trong chân như môn gọi là Dung nhiếp. Cai nhiếp nên nhiễm tịnh đều có, dung nhiếp nên nhiễm tịnh đều mất. Đều mất nên một vị chẳng phân. Đều có nên rõ ràng sai biệt. Luận Ma-ha-diễn nói: “Hai giác đây có hai môn: Một là lược nói Bản giác an lập môn; hai là lược nói Thủy giác an lập môn. Trong Bản giác môn thì lại có hai môn: Một là Thanh tịnh bản giác môn; hai là Nhiễm tịnh bản giác môn. Trong Thủy giác môn lại cũng có hai môn: Một là, Thanh tịnh thủy giác môn; Hai là, Thủy tịnh bản giác môn. Thế nào là Thanh tịnh bản giác? Vốn có pháp thân từ vô thỉ lại, đầy đủ công đức viên mãn quá hơn số cát sông Hằng, vì thường sáng sạch. Thế nào là Nhiễm tịnh bản giác? Tự tánh thanh tịnh tâm nhận chịu vô minh xông ướp, vì lưu chuyển sanh tử không đoạn tuyệt. Thế nào là Thanh tịnh thủy giác? Vô lậu tánh trí vượt khỏi hết thảy vô lượng vô minh, vì không nhận chịu hết thảy vô minh xông ướp. Thế nào là Nhiễm tịnh thủy giác? Bát-nhã nhận chịu vô minh xông ướp, vì không thể xa lìa. Các giác như thế đều là quyến thuộc của trí. Phải chứng lý gì dùng làm thể phần? Nghĩa là tánh chân như và lý hư không. Hai lý như thế, mỗi mỗi có hai thứ. Sao gọi là hai thứ chân? Một là, thanh tịnh chân như. Hai la, nhiễm tịnh chân như. Lý của hư không cũng lại như vậy. Thế nào gọi là thanh tịnh chân như? Vì hai thứ tịnh giác sở chứng chân như lìa huân tập. Thế nào gọi là nhiễm tịnh chân như? Vì hai thứ nhiễm tịnh giác sở chứng chân như chẳng lìa huân tập, lý của hư không cũng lại như vậy.

Vì nghĩa gì cưỡng gọi là Bản giác, chữ sự sai biệt, tướng đó thế nào? Tụng rằng: Bản giác mỗi thứ có mười, thể tuy đồng, mà chữ sự mỗi mỗi khác biệt, tức nghĩa của căn minh v.v…. Luận nói: Bản giác, mỗi thứ có mười. Thế nào là mười bản? Một là, chữ căn sự bản, pháp thân vốn có, hay khéo gìn giữ hết thảy công đức. Thí như rễ cây hay khéo gìn giữ cành lá và hoa quả v.v… không hư hoại không tổn mất. Hai là, chữ bản, sự bản pháp thân vốn có, từ vô thỉ lại, tánh tự nhiên có, vì chẳng từ mới đầu khởi. Ba là, chữ viễn sự bản pháp thân vốn có. Lúc đó có đức lớp lớp lâu xa không phân giới. Bốn là, chữ tự sự bản pháp thân vốn có, ta thành tự ta, chẳng do đâu khác mà thành ta. Năm là, chữ thể sự bản pháp thân vốn có, làm các chi đức làm nương tựa. Sáu là, chữ tánh sự bản pháp thân vốn có, nghĩa của chẳng chuyển vì thường kiếp lập. Bảy là, chữ trú sự bản pháp thân vốn có, trú ở vô trú, không khứ không lai. Tám là, chữ thường sự bản pháp thân vốn có, quyết định thật tế vì không lưu chuyển. Chín là, chữ kiên sự bản pháp thân vốn có. Xa lìa phong tướng kiên cố chẳng động như Kim cang. Mười là, chữ tổng sự bản pháp thân vốn có, rộng lớn tròn đầy không chỗ chẳng khắp, vì làm thông thể. Đó gọi là mười.

Thế nào là mười giác? Một là, chữ kính sự giác, Tát bát-nhã tuệ thanh tịnh sáng sạch không có trần lụy. Hai là, chữ khai sự giác, Tát- bát-nhã tuệ thông đạt hiện rõ không có chướng ngại. Ba là, chữ nhất sự giác, Tát- bát-nhã tuệ riêng tôn riêng một không có sánh lường. Bốn là, chữ ly sự giác, Tát- bát-nhã tuệ, như tự tánh tuệ giải thoát vượt khỏi các thứ trói buộc. Năm là, chữ mãn sự giác, Tát- bát-nhã tuệ, tự đầy đủ vô lượng các công đức không chỗ khuyết thiếu. Sáu là, chữ chiếu sự giác, Tát- bát-nhã tuệ phóng Đại quang minh chiếu khắp hết thảy vô lượng cảnh. Bảy là, chữ sát sự giác, Tát- bát-nhã tuệ, thường luôn phân minh vì không mê loạn. Tám là, chữ hiển sự giác, Tát- bát-nhã tuệ, trong thể thanh tịnh, tịnh phẩm quyến thuộc thảy đều hiện tiền. Chín là, chữ tri sự giác, Tát- bát-nhã tuệ, đối với hết thảy các pháp không gì chẳng cùng khắp. Mười là, chữ giác, Tát- bát-nhã tuệ, nơi có công đức chỉ có giác chiếu, không mỗi một pháp mà chẳng phải giác. Đó là mười, chữ nghĩa mười thứ bản giác như vậy, chỉ y cứ một thứ bản tánh pháp thân, tùy nghĩa giải thích khác, căn cứ tự thể đó không khác biệt mà thôi. Điều trong đây nói trong hai bản giác, phải là bản giác nào? Nghĩa là Thanh tịnh bản giác chẳng phải Nhiễm tịnh bản giác. Nhiễm tịnh bản giác chữ nghĩa sai biệt. Tướng nó thế nào? Tụng rằng:

“Trong Nhiễm tịnh bản giác,
Hoặc mỗi có mười nghĩa,
Trước nói trong mười sự,
Mỗi có tánh xa lìa”.

Luận nói: Trong bản giác đây, hoặc mỗi có mười, cớ sao như vậy? Trong mười nghĩa trước, mỗi đều có nghĩa chẳng giữ tự tánh. Chữ sự phối thuộc nương hướng nên biết. Hai giác như vậy là đồng hay dị? Chẳng phải đồng vì đồng, chẳng phải dị vì dị. Vì với nghĩa ấy, nên hoặc đồng hoặc dị, hoặc chẳng phải đồng, hoặc chẳng phải dị. Cho nên đều phải đều quấy mà thôi.

Bởi nghĩa gì mà cưỡng gọi là thủy giác. Chữ dị sai biệt, tướng đó thế nào? Tụng rằng:

“Từ vô thỉ đến nay,
Không có lúc hoặc loạn,
Ngày nay bắt đầu giác,
Nên gọi là thủy giác”.

Luận nói: Từ vô thỉ lại, thủy giác Bát-nhã không lúc hoặc loạn, mà không lúc hoặc, ngày nay mới bắt đầu giác nên gọi là Thủy giác. Thủy giác như thế, trước hoặc sau giác, thì chẳng phải thủy giác, mà lúc không hoặc, lý thường hiện, nay thường mới đầu nên làm thủy giác. Thủy giác như thế, trong hai thủy giác phải là thủy giác nào ư? Nghĩa là Thanh tịnh giác, chẳng phải Nhiễm tịnh giác. Nhiễm tịnh thủy giác, chữ nghĩa sai biệt. Tướng nó thế nào? Tụng rằng:

“Trí thanh tịnh thủy giác,
Vì chẳng giữ tự tánh,
Mà hay nhận nhiễm huân,
Nên gọi Nhiễm tịnh giác”.

Tuy lúc không lầm hoặc mà chẳng giữ tự tánh, hay nhận nhiễm huân, tùy duyên lưu chuyển, vì nghĩa như thế cho nên gọi là Nhiễm tịnh thủy giác. Bởi nghĩa gì mà cưỡng gọi là chân như, chữ sự sai biệt, tướng nó thế nào? Tụng rằng:

“Lý thể tánh chân như,
Bình đẳng bình đẳng một,
Vì không có nhiều tướng,
Nên gọi là chân như”.

Luận nói: Lý tánh chân như bình đẳng bình đẳng, tuy đồng một tướng, cũng không một tướng cũng không nhiều tướng. Không một tướng nên xa lìa đồng duyên, không nhiều tướng nên xa lìa dị duyên. Vì nghĩa như vậy nên gọi là chân như. Hai chữ tịnh trí chân như như thế thân gần chỗ nội chứng.

Lại nữa, chân như, mỗi thứ có mười nghĩa: Một là, chữ căn sự chân, cho đến thứ mười chữ tổng sự chân, mười chân như thế mười thứ nghĩa bản tương ưng đều có, chẳng cùng xả ly, cho nên đồng gọi là biểu thị mà thôi. Thế nào là mười Như? Một là, chữ kính sự như, cho đến thứ mười chữ giác sự như, nghĩa mười giác như vậy tương ưng đều có chẳng cùng xả ly, cho nên đồng gọi là biểu thị mà thôi. Cớ sao như vậy? Mười thứ chân như, pháp thân vốn có, có đức phương tiện. Lý mười chân như, Tát Bát-nhã tuệ, có giác phương tiện. Vì với nghĩa đó, lại trọng ngôn từ, chỉ bày như vậy. Điều nói trong đây ở trong hai chân, phải chân như nào? Nghĩa là thanh tịnh chân như chẳng phải nhiễm tịnh chân như. Nhiễm tịnh chân như chữ sự sai biệt, tướng đó thế nào? Tụng rằng:

“Lý chân như thanh tịnh,
Vì chẳng giữ tự tánh,
Mà hay nhận nhiễm huân,
Là nhiễm tịnh chân như”.

Luận nói: Thanh tịnh chân như từ vô thỉ đến nay bình đẳng bình đẳng tự tánh thanh tịnh, chẳng sanh chẳng diệt, cũng không khứ lai, cũng không chỗ trú, mà chân như lý tánh chẳng giữ tự tánh nên tùy theo duyên động chuyển, đó gọi là nhiễm tịnh chân như. Chân như như thế hai trí nhiễm tịnh thân với nội chứng, tương ưng đều chẳng cùng xả ly. Các nghĩa như thế, xem nơi ở trước so sanh loại nên biết.

Do nghĩa gì mà cưỡng gọi là hư không. Chữ sự sai biệt, tướng đó thế nào? Hư không có mười nghĩa. Thể nó tuy đồng nghĩa, mà sự mỗi sai biệt, nghĩa là các nghĩa vô ngại v.v…. Luận nói: Lý tánh hư không có mười thứ nghĩa: Một là, nghĩa không chướng ngại, vì trong các sắc pháp không có chướng ngại. Hai là, nghĩa biến khắp, vi không nơi nào chẳng đến. Ba là, nghĩa bình đẳng, vì không chọn lựa. Bốn là, nghĩa rộng lớn, vi không phân ngằn mé. Năm là, nghí vô tướng, vì tuyệt sắc tướng. Sáu là, nghĩa thanh tịnh, vì không trần lụy. Bảy là, nghĩa bất động, vì không thành hoại. Tám là, nghĩa hữu không, vì diệt hữu lượng. Chín là, nghĩa không không, vì lìa không đắm trước. Mười là, nghĩa vô đắc, vì không thể chấp. Đó gọi là mười. Mười sự như thế nghĩa dụng sai biệt. Nếu y cứ thể đó không khác biệt mà thôi. Lý hư không ấy hai thứ tình trí thân chỗ nội chứng, tương ưng đều có chẳng cùng xả ly. Trong hai thứ hư không, phải hư không nào? Nghĩa là thanh tịnh hư không chẳng phải nhiễm tịnh hư không. Nhiễm tịnh hư không, chữ sự sai biệt, tướng đó như thế nào? Tụng rằng:

“Lý thanh tịnh hư không,
Vì chẳng giữ tự tánh,
Mà hay nhận huân tập,
Là nhiễm tịnh hư không”.

Luận nói: “Thanh tịnh hư không đầy đủ mười đức, cũng không tướng nhiễm, cũng không tướng tịnh, mà tánh hư không chẳng giữ tự tánh, hay nhận chịu nhiễm tịnh huân tập tùy duyên lưu chuyển, cho nên gọi là nhiễm tịnh hư không”.

Lại nữa, Khởi Tín Luận Sớ nói: “Bản giác là vì đối với thủy nên nói đó là bản. Nói lìa niệm là lìa nơi vọng niệm hiển bày không bất giác. Ngang bằng với hư không v.v… chẳng chỉ không mờ tối của bất giác, mà còn có nghĩa Đại trí tuệ quang minh v.v…, nên vậy. Hư không có hai nghĩa, vì sánh với bản giác. Một là, nghĩa biến khắp, nghĩa là rộng khắp tam tế, thẳng thông Thánh phám, nên nói là không chỗ nào chẳng khắp. Hai là, nghĩa không sai biệt, nghĩa là tạo trong ràng buộc hay ra ngoài chướng ngại, tánh vẫn thường không hai, nên pháp giới chỉ là nhất tướng. Muốn rõ nghĩa giác ra ngoài tướng ràng buộc hiển bày nên nói tức là Như Lai bình đẳng pháp thân, tức lý giác của pháp thân chẳng phải mới thành, nên nói y cứ pháp thân ấy mà gọi tên bản giác”. Luận Vô Tánh Nhiếp nói: “Trí vô cấu vô ngại gọi là pháp thân “. Kinh Kim Quang Minh nói: “Gọi Đại viên kính trí là pháp thân”, v.v…, đều là nghĩa ấy. Cớ sao như vậy? Trách đó lập danh có hai ý trách: Một là, trong phần mở chương trước thẳng nói vào nghĩa giác, cớ sao đến đây kết mới gọi là bản giác? Hai là, trong đây đã nói là bản giác, cớ sao trong luận gọi thẳng là giác ư? Tiến lùi đều trách vậy. Giải thích rằng: Vì đối với thủy nên nói đó là bản, đó là đáp lại ý mới đầu. Vì thủy tức đồng với bản, vì đến lúc tâm nguyên, thủy giác tức đồng bản giác, không có hai tướng, cho nên trong Luận Chỉ nói giác đó. Đó là đáp lại ý sau vậy. Bởi vì bản giác tùy nhiễm sanh ở thủy giác. Trở lại đối đãi với thủy giác đây mới gọi là bản giác. Nên nói bản giác là đối với thủy giác mà nói vậy. Nhưng thủy giác đây là chỗ thành của bản giác lại khế hợp với tâm nguyên. Dung đồng một thể mới gọi là thủy giác, nên nói vì thủy giác tức đồng bản vậy.

Hỏi: Nếu thủy giác khác với bản tức chẳng thành thủy, nếu thủy đồng với bản tức không khác của thủy giác, cớ sao nói đối với thủy nên gọi là bản?

Đáp: Nay ở trong sanh diệt nên ước về nghĩa tùy nhiễm, hình vốn bất giác nói ở thủy giác. Mà thật thủy giác lúc đến tâm nguyên, nhiễm duyên đã hết, thủy bản chẳng khác, bình đẳng tuyệt ngôn tức chân như môn nhiếp vậy. Cho nên tên của bản giác chỉ tại trong sanh diệt môn chẳng ở nơi chân như môn. Thứ hai, thủy giác là điệp sanh, y cứ bản giác mà có bất giác là nói rõ nguyên do khởi thủy giác, nghĩa là tức tâm thể này tùy vô minh duyên đông làm vọng niệm, mà do sức huân tập bên trong của bản giác dần có hơi giác nhàm cầu cho đến rốt ráo trở lại đồng với bản giác. Nên nói y cứ bản giác. Do đó y cứ bản giác có bất giác, y cứ bất giác có thủy giác vậy. Luận nói: “Bản giác tùy nhiễm sanh tướng trí tịnh tức là thủy giác đây”. Đại ý trong đây nói rõ bản giác thành bất giác, bất giác thành thủy giác. Thủy giác đồng bản giác, đồng bản giác nên tức không bất giác, không bất giác nên tức không bản giác, không bản giác nên bình đẳng bình đẳng lìa ngôn tuyệt lự. Cho nên Phật quả viên dung buồn bả vô ký, còn không khác của thủy bản, sao có khác của ba thân? Chỉ tùy vật tâm hiện nên nói dụng của Báo hóa vậy. Lại nữa, nay ước về chân như thì là bản giác. Vô minh thì là bất giác. Chân như có hai nghĩa: Một là bất biến; hai là tùy duyên. Vô minh cũng có hai nghĩa: Một là vô thể tức không; hai là hữu dụng thành sự. Tùy duyên chân như và thành sự vô minh mỗi tự có hai nghĩa: Một là nghịch tự thuận tha; hai là nghịch tha thuận tự. Trong vô minh mới đầu nghịch tự thuận tha có hai: Một là, hay phản đối thuyên chỉ bày tánh công đức; hai là, hay biết danh nghĩa mà thành tịnh dụng. Nghịch người thuận tự cũng có hai: Một là che phủ chân lý; hai là thành vọng tâm. Trong chân như, nghịch người thuận tự có hai: Một là, lạt đổ đối với vọng nhiễm hiển bày tự đức; hai là, huân tập vô minh khởi tịnh dụng. Nghịch tự thuận ngườicũng có hai: Một là, hiển bày tự chân thể; hai là, hiển hiện vọng pháp. Do nghĩa phản đối phiên bày ở trong vô minh và nghĩa lật đỗ vọng hiển bày đức ở trong chân như, từ hai nghĩa độ mà được có bản giác. Lại do nghĩa năng tri danh ở trong vô minh và nghĩa huân đúc bên trong trong chân như, từ hai nghĩa đó được có thủy giác. Lại do nghĩa che phủ chân ở trong vô minh và nghĩa ẩn thể ở trong chân như mà được có căn bản bất giác vụn vặt. Lại do nghĩa thành vọng ở trong vô minh và nghĩa hiện vọng ở trong chân như, mà được có bất giác. Giác và bất giác dung hòa gồm thâu chỉ tại một môn sanh diệt. Chân như môn ước thể tuyệt tướng nói. Bản giác môn ước tánh đức nói. Nghĩa Đại trí tuệ quang minh v.v… gọi là giác. Bản nghĩa là tánh, giác là trí tuệ tâm. Sao Thích nói: “Trong chân chẳng biến, trong vọng thể không, thành chân như môn. Trong chân tùy duyên, trong vọng thành sự thành sanh diệt môn. Cho đến hết thảy tịnh duyên phân chia pháp tướng thuộc ở hai giác. Hết thảy nhiễm duyên phân tể pháp tướng thuộc ở hai bất giác. Lại ở trong thể của tịnh pháp thuộc ở bản giác, dụng của tịnh pháp thuộc ở thủy giác. Lại thể của nhiễp pháp thuộc căn bản bất giác, tướng của nhiễm pháp thuộc bất giácvụn vặt. Lại thủy giác là ngọn chẳng lìa bản của gốc giác. Luận nói: “Thủy giác là tức đồng bản giác”. Lại nói: “Mà thật không có khác của thủy giác, cho đến bình đẳng đồng một giác. Chi mạt bất giác chẳng lìa căn bản bất giác”. Luận nói: “Phải biết vô minh hay sanh hết thảy nhiễm pháp, vì hết thảy nhiễm pháp đều là tướng bất giác, nhưng hai giác đó chỉ là khác của thể dụng, gốc ngọn hai bất giác chỉ là khác của thô tế. Há lìa thể mà có dụng, lìa tế mà có thô ấy ư? Lại chúng sanh căn bản mê có hai: Một là, mê pháp, nghĩa là vô minh trú địa mê che phủ pháp thể. Điều gọi là pháp, nghĩa là tâm chúng sanh gọi là tệ ý. Nên vô minh đây là mới đầu của mê chân gốc của vọng hoặc. Hai là, mê nghĩa thông bốn trú hoặc, do si ám trước, mê phủ che nghĩa của nhân duyên vô ngã, vọng lập các pháp. Chỗ mê các pháp có nội có ngoại, nghĩa là kiêu mạn tà kiến đó là y cứ mê ngoại, vọng cho rằng ngã sở và cảnh giới bên ngoài mà sanh tham ái, như nai khát chạy quanh lửa dữ, vượn si vốc vầng nguyệt, không mà bày tính, luống vào vòng khổ, tất cả đều tự mê tâm, chẳng phải lỗi lầm người khác. Luận Đỗ Chánh nói: “Tâm là lời của Như Lai cao tìm Thánh địa. Thân tức thuyết của Bồ-đề tự cách phàm luân. Chẳng ngộ phàm công đức vô lượng chỉ tại trong tấc vuông, tướng hảo rõ ràng chẳng vượt ngoài ấm giới. Lại nữa, Bi Từ nói: Pháp tánh bình đẳng, thật tuệ hư thông, ta đồng ở khác, Như Lai ở đồng chẳng hoại ở hữu, không thủ ở không. Đạo chẳng phải ngoài tâm, Phật tức trong tâm.

Hỏi: Bất giác vọng tâm nguyên không tự thể, nay đã giác ngộ, lúc vọng tâm khởi, không có tướng mới đầu thì toàn thành chân giác. Tướng chân giác ấy là lại tùy vọng đều bỏ dứt, hay là ngay nơi thủy chung mà kiến lập?

Đáp: Nhân vọng nói chân, chân không tự tướng, từ chân khởi vọng vạn thể vốn hư dối. Vọng đã kết quy về không, chân cũng chẳng lập. Luận Khởi tín nói: “Nghĩa bất giác là từ vô thỉ lại chẳng như thật biết một pháp chân như. Tâm bất giác khởi mà có vọng niệm, tự không thật tướng, chẳng lìa bản giác, giống như người mê y cứ phương hướng nên mê, mê không tự tướng, chẳng lìa ở phương hướng. Chúng sanh cũng vậy, vì y cứ nơi giác mà có bất giác, vọng niệm mê sanh, nhưng bất giác ấy tự không thật tướng, chẳng lìa bản giác. Lại đối đãi bất giác vì nói chân giác, bất giác đã không, chân giác cũng bỏ dứt. Đó thì nói rõ tên của chan giác đối đãi ở vọng tưởng. Nếu lìa bất giác tức không tự tướng của chân giác có thể nói. Đó là nói rõ chỗ nói chân giác hẳn đối đãi ở bất giác. Nếu chẳng cùng đối đãi tức không làm sao có tự tha, đợi tha mà có cũng không tự tướng, tự tướng đã không làm sao có tha tướng? Đó là hiển bày nghĩa các pháp không chỗ được”. Luận nói: “Phải biết hết thảy nhiễm pháp tịnh pháp thảy đều là tướng đối đãi, không có tự tướng có thể nói”. Luận Đại Trí Độ nói: “Nếu ở Thế tục đế như chỉ mảy may mà có thật, thì ở Đệ nhất nghĩa đế cũng phãi có thật, là nghĩa ở đây vậy”. Lại kệ tụng nói rằng:

“Lúc Phật ngồi Đạo tràng,
Chẳng được một pháp thật,
Tay không dối trẻ em,
Dụ vượt qua tất cả.
Lại phàm lập chân vọng,
Đều là tùy ý khác,
Nói gom trong hóa môn,
Nếu người chóng kiến tánh,
Ai luận bàn việc đó.”

Như nay chẳng ngộ ngay nhất tâm, đều là tà vạy. Giả sử ngoài cầu Phật quả, đều chẳng là chánh. Như Hàn Sơn Tử có lời thơ rằng:

“Nam nhi đại trượng phu,
Làm việc chớ khinh suất,
Thẳng cao tâm sắt đá,
Ngay lấy đường Bồ-đề.
Đường tà chẳng dùng đi,
Đi đó càng khó khổ,
Chẳng dùng cầu Phật quả,
Thức lấy tâm vương chủ.”

Vậy biết nếu thấy có pháp có thể cầu, thấy đạo có thể hành đều là mất nghĩa tự tông của tâm vương. Nếu thẳng vào Tông Kính, muôn sự đều ngừng dứt. Phàm Thánh tình hết, an lạc diệu thường. lìa khỏi tâm ấy đều thành nhọc khổ. Do đó Phó Đại Sĩ có bài tụng rằng:

“Động sơn nước nổi lên,
Tây sơn đi chẳng dừng,
Bắc đẩu dưới Diêm-phù,
Là nơi thật giải thoát.
Đi đường dễ,
Đường dễ người không biết,
Nửa đêm vầng nhật trên đầu sáng,
Chẳng ngộ chân khổ nhọc”.

Lại nữa, Hòa thượng Động trên vật Sơn ngộ đạo có kệ tụng rằng:

“Hướng vật trước, vật trên cầu thông,
Chỉ vì từ trước chẳng biết tông,
Đến nay thấy rõ đều vô sự,
Mới biết muôn pháp xưa nay không”.

Hỏi: Chân đế chẳng sai lầm, bản giác chẳng hư dối, thế nào là đồng vọng một lúc đều bỏ dứt?

Đáp: Nhân mê lập giác, nói vọng nên chân, đều theo cơ nghi, mỗi một không tự thể, nói về thế tục thì có, y cứ nơi thật đế thì không, chỉ trừ tên của tướng đối đãi, chẳng phải diệt tánh của nhất linh, tánh chỉ tuyệt đối đãi, sự có đối đãi, trừ dứt phóng túng vì phá tình chấp, kiến lập vì trừ đoạn kiến, khổ hạnh khuất phục các ngoại đạo, thần thông giáo hóa ngu si kia, Tam-muội nhiếp phục thiên ma, không quán dứt tướng bó buộc đó, thấy khổ đoạn tập. Vì đối với người tăng thượng mạn, chứng diệt tu chân đều thành kẻ hý luận, đều là quyền trí dẫn vào tông đây, thì không một pháp có thể dấy khởi, không một pháp có thể trừ dứt. Bốn ma chẳng thể giảm, đại giác chẳng thể tăng, trở lại tâm mà nghĩa lý toàn tiêu, hội yếu chỉ mà danh ngôn tự tuyệt.

Hỏi: Đã nói chân tâm tuyệt vết tích, lý vượt ngoài có không, cớ sao trong giáo rộng nói yếu chỉ vô danh vô tướng?

Đáp: Môn nhất tâm vi diệu khó cứu cánh, công đức khắp đủ, lý sự viên thông, hiểu biết hiếm cùng, phân biệt chẳng kịp, nhắm đặt là vô tướng. Kỳ thật không có pháp có thể xưng tên của vô tướng. Đặt làm vô sanh, cũng không có pháp để hiển bày lý của vô sanh. Luận Pháp Bồ-đề Tâm nói: “Bồ-tát quán sát hết thảy thiện và bất thiện, ngã và vô ngã, thật và chẳng thật, không và chẳng không, Thế đế và Chân đế, chánh định và tà định, hữu vi và vô vi, hữu lậu và vô lậu, hắc pháp và bạch pháp, sanh tử và Niết-bàn, như pháp giới tánh nhất tướng vô tướng, trong đó không một pháp nào có thể gọi là vô tướng, cũng không một pháp nào lấy làm vô tướng. Do đó gọi là hết thảy pháp ấn chẳng thể hoại ấn, ở trong ấn đó cũng không tướng ấn, đó gọi là trí tuệ chân thật”. Giải thích rằng: Hết thảy pháp ấn là dùng tâm ấn đây ấn hết thảy pháp, khải định chân thật. Không thể hoại ấn là hết thảy các pháp có không trong ngoài chẳng thể phá hoại, ở trong ấn ấy cũng không tướng ấn là muôn pháp đều không cũng không sở ấn. Pháp của sở ấn đã không, trí của năng ấn chẳng phải có. Thông đạt như vậy, gọi là trí tuệ chân thật. Các vị cổ đức nói: “xem khắp pháp ấy, bản nguyên của chúng sanh, sở chứng của chư Phật, siêu vượt hết thảy lý, lìa tất cả tướng. Không thể dùng ngôn ngữ trí thức có không ẩn hiển tìm tòi mong cầu mà được. Chỉ tâm tâm cùng ấn, ấn ấn cùng khế, khiến tự chứng biết quang minh thọ dụng mà thôi.

Hỏi: Lập tâm làm tông, lấy gì làm thú hướng?

Đáp: Lấy tín hạnh đắc quả làm hướng Do đó trước lập Đại tông, sau làm Quy thú, nên nói chỗ chuộng của ngôn ngữ gọi là Tông, chỗ kết quy của tông gọi là Thú, bèn được dứt đoạn nghi ngờ sâu xa, khởi tin tròn đầy, sanh chánh giải thành chân tu viên mãn Bồ-đề cứu cánh thường quả. Lại nữa, duy thức tánh nhiếp đủ bốn pháp giáo lý hạnh quả. Tâm năng thuyên là giáo, tâm sở thuyên là lý, tâm năng thành là hạnh, tâm sở thành là quả. Pháp sư Pháp Tạng y cứ kinh Hoa Nghiêm lập nhân quả duyên khởi lý thật pháp giới lấy làm Tông thú. Giải thích rằng: Pháp giới nhân quả song dung đều lìa, tánh tướng hồn nhiên vô ngại tự tại, có mười nghĩa môn: Một là, do lìa tướng nên nhân quả chẳng khác pháp giới, tức nhân quả chẳng phải nhân quả vậy. Đó tức tướng làm tông, lìa tướng làm thú, hoặc lìa tướng làm tông mất nhân quả làm thú. Chín môn sau, định theo tư. Hai là, do lìa tánh nên pháp giới chẳng khác nhân quả, tức pháp giới chẳng phải pháp giới. Ba là, do lìa tánh chẳng lẫn lộn tánh nên pháp giới tức thời nhân quả pháp giới rõ ràng thì vì chẳng phải pháp giới làm pháp giới vậy. Bốn là, do lìa tướng chẳng hoại tướng nên nhân quả tức thời pháp giới nhân quả rõ ràng thì vì chẳng phải nhân quả làm nhân quả vậy. Năm là, lìa tướng chẳng khác lìa tánh, nên nhân quả pháp giới cả hai lẫn lộn đều chứa chóng vượt lời lẽ suy tư. Sáu là, do chẳng hoại chẳng khác chẳng lẫn lộn, nên nhân quả pháp giới đều còn, hiện tiền rõ ràng có thể thấy. Bảy là, do năm sáu còn lẫn lộn lại chẳng khác nên siêu vượt diệu pháp của thấy nghe, không gì chẳng thường thông nghe thấy, tuyệt nghĩa sâu sắc của nghĩ bàn, chưa từng ngại ở nơi nghĩ. Tám là, do pháp giới tánh dung chẳng thể phân nên tức nhân quả của pháp giới mỗi mỗi đồng thời toàn thâu pháp giới không gì chẳng đều hết. chín là, nhân quả mỗi mỗi toàn thâu thời pháp giới, nhân quả tùy pháp giới, mỗi mỗi hỗ tương hiện trong nhân quả. Cho nên trong Phật có Bồ-tát, trong Phổ Hiền có Phật vậy. Mười là, hai vị nhân quả mỗi mỗi tùy theo pháp sai biệt, không gì chẳng trùm thâu pháp giới, nên mỗi mỗi một pháp, mỗi một hạnh, mỗi một vị, mỗi một đức đều mỗi gồm thâu vô tận, vô tận như lưới trời lớp lớp các biển pháp môn. Đó gọi là Hoa nghiêm vô tận tông thú, vì thật giáo của Hoa nghiêm gồm thâu các kinh. Nêu viên tông của vô tận, hay bao gồm cả muôn pháp, có thể gọi là biến khắp vô ngại tự dung thông, mới hiển bày ngã tâm hay thành Tông Kính.

Hỏi: Lấy tâm làm tông là chánh phái Thiền môn, vả lại, tâm là tên gọi, còn lấy gì làm thể?

Đáp: Trong thời gần nay, người học phần nhiều chấp văn trái với yếu chỉ, mê mờ thể nhận làm danh. Người nhận danh quên thể, đâu cùng thật địa, người theo văn mê yếu chỉ sao khế hợp với đạo nguyên? Thì tâm là danh, vì tri là thể, đó là linh tri, tánh tự thần giải, chẳng đồng như vọng thức nhờ duyên gá cảnh làm ý mà biết. Lại chẳng đồng như thái hư trống rỗng, đoạn diệt vô tri. Triệu Luận nói: “Bát-nhã vô tri là không có tri của thủ tướng, người thường đều gọi Bát-nhã là trí. Trí thì có tri vậy. Nếu có tri thì có chấp trước, nếu có chấp trước thì chẳng khế hợp với vô sanh. Nay rõ ràng chân trí Bát-nhã vô tướng vô duyên. Tuy soi xét Chân đế mà chẳng chấp tướng, nên nói là vô tri vậy”. Nên trong kinh nói: “Tâm Thánh vô tri nhưng không chỗ nào chẳng biết vậy”. Lại, cũng trong kinh nói: “Chân Bát-nhã là thanh tịnh như hư không, vô tri vô kiến vô tác vô duyên, đó thì tri tự vô tri vậy, đâu đợi phản chiếu sau mới vô tri đó ư? Chỉ tri đây tánh tự vô tri, chẳng đợi quên mất vậy”. Vì chân tri ấy chẳng lạc vào cảnh có không, do đó, chư Phật có bí mật. Giáo của bí mật, Tổ sư im lặng truyền, tông của mật phó chỉ gồm xét mới tương ưng, chẳng phải phô bày của ngôn thuyên. Nếu người minh tông rõ ràng không mờ tối, tịch vậy mà thường biết, rành rành mà toàn mắt vọt sáng, đâu giả mượn hiển hiện của thần thông, rỡ rỡ mà không mảy trần chẳng thấu, đâu nhọc phu dương của diệu biện. Vì người chẳng thấu đạt mà chỉ bày phương tiện, khiến y cứ đây không u tối nào chẳng tận.

Hỏi: Các pháp sanh ra chỉ do tâm hiện. Là lại từ tâm mà biến hay là lại tức tâm tự tại?

Đáp: Bản tánh tâm đó, chẳng chỉ tâm biến. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Biết hết thảy pháp tức tự tánh tâm, thành tựu tuệ thân chẳng do đâu khác tỏ ngộ”. Kinh Pháp Hoa có kệ tụng rằng:

“Trong ba ngàn thế giới,
Hết thảy các quần manh,
Trời, người, A-tu-la,
Địa ngục quỷ súc sanh,
Các sắc tướng như vậy,
Đều từ trong thân hiện”.

Tức biết tánh tâm biến khắp tất cả xứ. Do đó, bốn loại chúng sanh trong chín cõi đều từ trong thân tự tánh hiện. Lấy tự chân tâm làm tánh của hết thảy vạn hữu, tùy làm sắc không khắp cùng pháp giới, theo nghiệp phát hiện quả báo chẳng đồng. Ở dị sanh thì biển nghiệp nổi chìm, sanh tử tương tục, tại các Thánh thì pháp thân viên mãn diệu dụng vô cùng, ẩn hiển tuy khác, mà một tánh chẳng động.

Hỏi: Nếu hết thảy pháp tức tự tánh tâm. Cớ sao lại nói tánh cũng chẳng phải tánh?

Đáp: Tức tự tánh tâm ấy là biểu thuyên, do vì hết thảy pháp không tánh tức thật tánh của ngã tâm. Tánh cũng chẳng phải tánh, đó là già thuyên. Nếu hay siêu vượt văn thuyên của già biểu, hết sạch tình chấp của tức ly, mới là kiến tánh, mắt chính mình tròn sáng. Như nay nếu muốn chóng ngộ tự tâm, mở nghe đều từ tâm hiện. Ngoài tâm không có một mảy may pháp mà có thể tánh, mỗi mỗi chẳng cùng biết, mỗi mỗi chẳng cũng đến, cớ sao? Do vì một pháp, không pháp có thể cùng biết cùng đến. Nếu có hai pháp tức cùng qua lại, vì biết hoặc phàm hoặc

Thánh, hoặc cảnh hoặc trí đều đồng một tánh. Điều gọi là vô tánh, yếu chỉ của vô tánh đây là tông của đắc đạo, làm đầu mỗi nguyên do của bình đẳng, làm sở dĩ của thuyết tông, rõ bèn thành Phật, chẳng lạc công phu. Như trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng rằng:

“Pháp tánh vốn không tịch,
Không thủ cũng không kiến,
Tánh không tức là Phật,
Không thể được nghĩ lường”.

Nếu chẳng tin ngay ở đây, khởi niệm mong cầu, như người ngu si lánh hư không, tợ kẻ mất đầu chạy cuồng. Đại sư Dung nói: “Phân biệt phàm Thánh, phiền não thêm nhiều, tính lường trái thường, cầu chân trái chánh”. Trong luận Bảo Tạng nói: “Vặt vãnh tinh cần nhọc dấy mộng lự, ra vẻ ngoài tìm chuyển mất huyền lộ”. Do đó, mười phương chư Phật chánh niệm ở đây vào nguồn thật tánh, nên hay mở môn Đại tuệ bình đẳng, làm bạn không thỉnh mời của chúng sanh. Do đó, trong phẩm Vấn Minh nói: “Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi Bồ-tát Giác Thủ rằng: “Phật tử! Tâm tánh là một, cớ sao thấy có các thứ sai biệt? Điều gọi là đến thiện thú ác thú, các căn đầy khuyết, thọ sanh đồng dị, đoan chánh hay xấu xa, khổ vui chẳng đồng, nghiệp không biết tâm, tâm không biết thọ, thọ chẳng biết tâm, nhân không biết duyên, duyên không biết nhân, trí không biết cảnh, cảnh không biết trí”. Khi ấy Bồ- tát Giác Thủ dùng kệ tụng đáp rằng:

“Nay Ngài hỏi nghĩa ấy,
Vì giác ngộ quần mông,
Tôi như tánh đó đáp,
Mong Ngài nên lắng nghe!
Các pháp không tác dụng,
Cũng không có thể tánh,
Cho nên hết thảy kia,
Mỗi mỗi chẳng cùng biết.
Thí như nước trong sông,
Tràn dòng đua chảy qua,
Mỗi mỗi chẳng cùng biết,
Các pháp cũng như vậy.
Cũng như đống lửa lớn,
Lửa dữ đồng thời phát,
Mỗi mỗi chẳng cùng biết,
Các pháp cũng như vậy.
Lại như gió lớn nổi,
Gặp vật đều cổ vũ,
Mỗi mỗi chẳng cùng biết,
Các pháp cũng như vậy.
Lại như các cõi đất,
Triển chuyển nhân nương dừng,
Mỗi mỗi chẳng cùng biết,
Các pháp cũng như vậy.
Mắt tai mũi lưỡi thân,
Tâm ý các tình căn,
Do đó thường lưu chuyển,
Mà không thể chuyển là.
Pháp tánh vốn vô sanh,
Thị hiện mà có sanh,
Trong đó không năng hiện,
Cũng không sở hiện vật.
Mắt tai mũi lưỡi thân,
Tâm ý các tình căn,
Hết thảy không – vô tánh,
Vọng tâm phân biệt có.
Như lý mà quán sát,
Hết thảy đều không tánh,
Pháp đã chẳng nghĩ bàn,
Thấy đây chẳng điên đảo.
Hoặc thật hoặc chẳng thật,
Hoặc vọng hoặc chẳng vọng,
Thế gian xuất thế gian,
Chỉ có giả ngôn thuyết”.

Sớ Thích nói: “Lời hỏi với ý cho rằng minh tâm tánh là một, vì sao thấy có các thứ loại báo. Nếu tánh tùy theo sự khác thì mất Chân đế, nếu sự tùy theo tánh là một thì hoại Tục đế. Bày lời cứu kia, báo loại sai biệt tự do vì nghiệp v.v… huân thức biến hiện, chẳng liên quan đến tâm tánh nên không cùng trái. Vì ngăn cứu đó nên lại cật nạn nói nghiệp không biết tâm v.v…, nghĩa là tâm nghiệp hỗ tương y tựa mỗi không tự tánh. Tự tánh còn không thì sao có thể cùng biết mà sanh các pháp? Đã lìa chân tánh, mỗi không tự lập. Rõ ràng đó đều y cứ tâm tánh mà khởi, tâm tánh đã một, sự nên chẳng nhiều. Sự pháp đã nhiều, tánh nên chẳng phải một. Đó là nạn gốc ngọn cùng trái, chuẩn cứ ý hỏi đó, lìa Như Lai Tạng, chẳng chấp nhậntám thức năng sở huân mỗi riêng biệt có tự thể năng sanh các pháp. Chỉ Như Lai Tạng là chỗ y cứ phát sanh. Bồ-tát Văn-thù muốn hiển bày lý của thật giáo, nên dùng tâm tánh mà làm nạn gốc, muốn khiến Bồ-tát Giác Thủ đem pháp tánh chỉ bày chúng sanh, quyết định mà đáp. Hải hội đồng chứng tâm tánh là một, nghĩa là tánh của tâm nên là Như Lai Tạng vậy. Lại nữa, tâm tức là tánh nên là tự tánh thanh tịnh tâm vậy. Lại nữa, tánh của vọng tâm là tánh của vô tánh, không Như Lai Tạng vậy. Tánh của chân tâm là tánh của thật tánh nên chẳng không Như Lai Tạng vậy. Đều bình đẳng không hai, nên nói là một vậy. Lại nữa, tánh của vọng tâm thành tánh của tâm, vọng tâm là tướng, vì tánh tướng chẳng đồng nên tánh của chân tâm, chân tâm tức tánh vậy. Lại nói, tánh của hai tâm trước, riêng rõ hai tạng. Hai tánh của trước đều đủ hai tạng, chỉ vì vọng che phủ nên gọi là Như Lai Tạng, nói thẳng tạng thể tức tự tánh tâm. Nên tự tánh thanh tịnh chân tâm đây chẳng cùng vọng hợp, gọi là không tạng. Đầy đủ đức như Hằng sa gọi là Bất không tạng. Trước nói rõ về tức ly, đây nói rõ về không hữu, nên lại nêu bày vậy. Nói đều bình đẳng không hai. Tức ly hai trên chẳng đồng, do tánh của tâm nên chẳng tức, do tâm tức tánh nên chẳng ly. Chẳng tức chẳng ly là tánh của tâm. Tức không hai đây thật là chẳng không. Không của tức thật là không tạng, không hữu chẳng hai là tánh của tâm, nhưng không hữu là tánh của không hai, tức là tánh của chẳng tức chẳng ly, nên chỉ nói là một. Lại nữa, chẳng phải chỉ bản tánh là một. Ta tinh tế tìm tòi việc hiện tại mỗi mỗi chẳng cùng biết. Đã có các thứ, bởi duyên gì mà chẳng cùng biết? Đã chẳng cùng biết, ai nói các thứ? Mỗi mỗi quán sát, chưa biết nguyên do của các thứ vậy. Đã không cùng biết, là phải một tánh hay là phải các thứ, lại nạn có hai ý: Một là, nói về bản thức, nghĩa la nghiệp là năng y, tâm là sở y, lìa sở không năng nên nghiệp chẳng biết tâm, lìa năng không sở nên tâm không biết nghiệp, vì mỗi không thể dụng chẳng thể cùng thành. Đã mỗi mỗi chẳng cùng biết. Ai sanh các thứ? Hai là, nói theo đệ lục thức, nghiệp là sở tạo, tâm là năng tạo, thảy đều chóng diệt, lúc khởi không nói là ta khởi, lúc diệt không nói ta diệt, sao có thể mà được cùng sanh thành các thứ ư? Lại nói về rạng vấn về cảnh trí tương đối tương kiến hư vô nghĩa là cảnh là tâm biến, cảnh không biết tâm, tâm gá cảnh sanh, tâm không biết cảnh. Vì không tâm ngoài cảnh hay chấp cảnh ngoài tâm, cho nên tâm cảnh hư vọng chẳng cùng biết vậy. Nghiệp không biết tâm, tâm không biết nghiệp là có hai: Một là, ước bản thức, nghiệp là tâm sở nên y cứ ở tâm, tâm là đệ bát làm căn bản y, tức lìa sở không năng. Cớ sao? Không sở y, tâm vương không thể y nghiệp, nay y tâm có nghiệp, nghiệp theo duyên sanh nên không tự tánh, chẳng thể biết tâm. Nếu lìa năng không sở nghĩa là lìa năng y nghiệp thì tâm chẳng phải sở y, nay chỗ thành do nghiệp, sở y không tánh nên không thể biết nghiệp, nghĩa là mỗi mỗi tùy theo duyên thành tánh không không thể. Tướng y không sức lực nên nói là không dụng. Do đó trong kinh nói: “Vì không thể dụng nên không cùng biết”. Hai là, nói theo Đệ lục thức, nghiệp là sở tạo, tâm là năng tạo, tức lấy đệ lục thức gọi là tâm, từ nơi tích tập vì thông cùng nói, nghĩa là đệ lục thức người chấp vô minh, mê nghĩa chân thật vì lý dị thục, vì thiện và bất thiện tương ưng, tư duy tạo tội v.v…. Vì tội phước chẳng động v.v…, ba hành huân A-lại-da thức, hay cảm năm thú, ái chẳng phải ái v.v… các thứ báo tướng, hỗ tương nghĩa không cùng biết. Thông tướng mà nói, đều ước không thể dụng, biệt tướng mà nói, dụng môn chẳng đồng. Dụng ấy lược có hai môn: Một là, Vô thường môn, kinh nói: “Hết thảy đều chóng diệt”. Trong phẩm Đệ Tử ở kinh Tịnh Danh nói: “Hết thảy pháp như huyễn như điện chớp, các pháp không cùng đối đãi, cho đến một niệm chẳng trú vì các pháp đều vọng kiến, thì tâm nghiệp đều không”. Trong kinh Hoa Nghiêm có bài tụng rằng: “Các báo tùy nghiệp sanh, như mộng chẳng chân thật, niệm niệm thường hoại diệt, như trước sau cũng vậy”. Nên do vô thường chẳng thể cùng biết. Hai là, Vô ngã môn, tức lúc khởi không nói ta khởi, lúc diệt không nói ta diệt. Nói theo pháp Vô ngã rõ ràng không cùng biết. Thọ không biết báo, báo không biết thọ là, thọ là nhân của năng thọ, báo là báo của sở thọ, tức thứ danh ngôn, như luận Duy thức nói: “Lại nữa, sanh tử tương tục do các tập khí, nhưng các tập khí gồm có ba thứ: Một là danh ngôn tập khí; hai là, ngã chấp tập khí; ba là, hữu chi tập khí. Danh ngôn tập khí nghĩa là pháp Hữu vi mỗi riêng thân chủng. Một là. Danh ngôn có hai: Một là, biểu nghĩa danh ngôn, tức năng thuyên nghĩa âm thanh sai biệt. Hai là, hiển cảnh danh ngôn, tức năng liễu cảnh tâm tâm sở pháp, tùy sự huân tập của hai thứ danh ngôn thành chủng làm pháp Hữu vi, mỗi riêng biệt nhân duyên. Giải thích rằng: Nói mỗi riêng thân gồm từng thứ, vì ba tánh khác chủng. Năng thuyên nghĩa âm thanh là, giản không thuyên âm thanh, vì kia chẳng phải danh, danh là trên âm thanh quanh co, chỉ thuộc tánh vô ký, không thể huân thành các thứ sắc, tâm, v.v…. Nhưng nhân danh khởi chủng lập danh ngôn chủng. Hiển cảnh danh ngôn, tức tâm kiến phần v.v… của bảy thức, chẳng phải tâm tướng phần. Tâm tướng phần là chẳng thể hiển bày cảnh, kiến phần v.v… này thật chẳng phải danh ngôn, như ngôn thuyết danh hiển nghĩa sở thuyên. Tâm tâm sở ấy hay hiển cảnh sở liễu, như tợ danh kia vì hay thuyên nghĩa, tùy hai thứ danh ngôn đều huân thành chủng. Luận nói: Ba hữu chi tập khí nghĩa là chiêu nghiệp chủng dị thục trong Tam giới. Hữu chi có hai: Một là, hữu lậu thiện, tức năng chiêu quả nghiệp khả ái. Hai là, các bất thiện, tức năng chiêu quả nghiệp chẳng phải ái. Tùy hai thứ hữu chi huân tập thành chủng, khiến quả dị thục thiện ác hoàn toàn khác, nên luận tụng rằng:

“Do các nghiệp tập khí,
Hai thủ tập khí câu,
Dị thục trước đã diệt,
Lại sanh dị thục khác”.

Năng dẫn nghiệp ấy là các nghiệp tập khí. Danh ngôn chủng đây tức là hai thủ tập khí. Ngôn làm nghiệp sở dẫn là tức nghĩa câu kia, thân gồm biện quả thể tức do danh ngôn. Nếu không nghiệp chủng chẳng chuốc lấy khổ vui, như giống mà không ruộng đất trọn không thể nẩy mầm. Nên danh ngôn đây do nghiệp dẫn khởi mới nhận thọ báo khổ vui là quả dị thục ở tương lai. Nên trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Nghiệp làm ruộng thức làm giống vậy”.

Như trên, các thứ nạn vấn, nghĩa chẳng cùng biết đã xong, đến đây đáp dùng duyên khởi tướng do môn giải thích là: Câu đầu nhân duyên cùng giả qua lại đều không sức lực. Câu kế tiếp là quả pháp gồm rỗng nên không thể tánh. Do đó, hư vọng duyên khởi lược có ba nghĩa: Một là, lại y cứ qua lại mỗi mỗi không thể dung nên chẳng cùng biết. Hai là, do y cứ vô tri vô tánh đây mới có duyên khởi. Ba là, do vọng pháp đây mỗi mỗi không chỗ có, khiến chân lý vô tánh thường luôn hiển hiện. Lại, quả từ nhân sanh, quả không thể tánh, nhân do quả lập, nhân không thể tánh. Nhân không thể tánh, sao có dụng của cảm quả. Quả không thể tánh, đâu có khả năng đáp nhân. Lại tiếp đãi qua lại nên không sức lực vậy. Lấy tha làm tự nên không thể vậy. Cho nên thể dụng đều không. Do đó, hết thảy các pháp mỗi mỗi chẳng cùng biết vậy. Nay, trước tiên dùng Tứ đại để thí dụ đó. Một là y cứ thủy có chảy rót; Hai là y cứ hỏa có ánh khởi diệt; Ba là y cứ phong có động tác; Bốn là y cứ địa có giữ gìn. Trong pháp có bốn: Một là y cứ chân vọng tương tục; Hai là y cứ chân vọng khởi diệt; Ba là vọng dụng y cứ chân khởi; Bốn là vọng làm sở trì của chân. Nhưng pháp dụ đây mỗi mỗi có ba nghĩa: Một là cứ năng y; Hai là y sở y; Ba là chỉ sở y. Nay trong dụ đầu tiên chỉ cứ năng y là lưu (chảy). Nhưng lưu chú (chảy rót) đây có mười nghĩa chẳng cùng biết mà thành lưu chú: Một là dòng, trước chẳng tự chảy do dòng sau đuổi nên chảy, thì dòng trước không tự tánh nên không biết sau. Hai là dòng, sau tuy đảy dòng trước mà chẳng đến nơi dòng trước nên cũng không cùng biết. Ba là dòng, sau chẳng tự chảy do dòng trước dẫn nên chảy, thì dòng sau không tự tánh nên chẳng thể biết trước. Bốn là dòng, trước chảy tuy dẫn sau mà chẳng đến sau nên cũng chẳng cùng biết. Năm là, năng đuổi và sở dẫn không hai nên chẳng cùng biết. Sáu là, năng dẫn và sở đuổi không hai nên chẳng cùng biết. Bảy là, năng đuổi và sở bày không hai nên chẳng cùng biết. Tám là, năng dẫn và sở dẫn không hai nên chẳng cùng biết. Chín là, năng đuổi và năng dẫn chẳng được cùng nên chẳng cùng biết. Mười là, sở đuổi và sở dẫn cũng chẳng được cùng nên chẳng cùng biết. Đó thì trước sau qua lại chẳng cùng đến, mỗi mỗi không tự tánh, chỉ do như vô tri vô tánh đây mới có lưu chú, thì chẳng chảy mà chảy vậy. Triệu công nói: “Sông ngòi đua tranh rót mà chẳng chảy”, tức nghĩa ấy vậy. Hai là, y sở y là ,dòng trước dòng sau mỗi mỗi đều y cứ nước, đều không tự thể, chẳng thể cùng biết, nhưng chẳng hoại tướng chảy, nên nói là dòng nước chảy. Ba là, chỉ sở y là, chảy đã gồm không, chỉ là nước, nước trước nước sau không hai tánh nên không thể cùng biết. Đó thì vốn không có chảy mà nói chảy vậy. Ba nghĩa trong hai pháp đó. Một là, chảy là dụ cho năng y vọng pháp. Hai là, vọng y chân lập. Ba là, vọng hết chỉ chân. Vọng duyên trong thứ nhất khởi pháp tợ hỗ tương nương gá, mỗi mỗi chẳng thể cùng đến, thảy đều không tự tánh nên vô tánh vô tri. Đó thì có mà chẳng phải có vậy. Hai là, y sở y, nghĩa là vọng pháp ấy mỗi mỗi tự rỗng chứa chân mới lập. Nào có thể dụng có thể cùng biết cùng thành, tức do vô tri vô thành ấy chứa chân nên có. Đó thì chẳng phải có mà làm có vậy. Ba là, chỉ sở y, nghĩa là năng y vọng pháp chóng không thể dụng, chỉ có chân tâm nổi trội hiển hiện. Đã không đây kia sao có cùng biết? Chánh do nghĩa đó, vọng pháp có tức chẳng phải có làm có. Lại nói chân tánh ẩn, lấy chẳng phải ẩn làm ẩn. Lại trước sau có hai: Một là sanh diệt trước sau; hai là đây kia trước sau. Sanh diệt trước sau là trước diệt sau sanh qua lại dẫn đuổi Đó tức là nói dọc như Trang và Lão, nghĩa là nước chảy đây sanh diệt trong từng sát-na, sát-na trước diệt, sát-na sau sanh. Đây kia trước sau là, đó tức là nói ngang, giống như hai người đồng đi trên đường hẹp, người sau đuổi trước, người trước dẫn sau, nước của từng phần đều có trước sau. Cho đến mảy giọt có trước mảy gịot sau mảy giọt, nên tích chứa nhiều thành chảy rót (lưu chú) thì không tánh vậy. Tiểu thừa cũng nói đương xứ sanh diệt, không dụng từ đây chuyển đến phương khác mà chẳng biết nghĩa của vô tánh duyên khởi vậy.