TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 05

Hỏi: Phàm, chân tâm chẳng đổi thay, diệu tánh vô sanh, phàm Thánh đồng luận, cớ sao nói là vọng?

Đáp: Bản tâm vắng lặng tuyệt tướng lìa nói năng, tánh tuy tự vậy,vì chẳng giữ tánh nên tùy theo duyên nhiễm tịnh. Vả lại, như một dòng nước, nếu đưa châu ngọc vào thì lắng trong, nếu đưa trần tạp vào thì dơ đục. Lại như một bầu trời, nếu mây giăng thì mờ tối, nếu trăng hiện thì trong mát. Nên luận Đại Trí Độ nói: “Thí như ao nước trong sạch, voi điên lội vào khiến nó vẩn đục. Nếu dòng nước trong sạch, đưa châu ngọc vào, nước tức càng trong sạch. Chẳng thể nói ngoài nước không có voi không có châu ngọc. Tâm cũng như vậy, phiền não vào nên hay khiến tâm dơ trược, các thiện pháp, từ bi v.v… vào tâm thì khiến tâm thanh tịnh. Nhưng dơ sạch chẳng nhất định, chân vọng đều tùy theo duyên. Nếu mê mờ đó thì niệm niệm luân hồi, sót mất chân tánh. Nếu chiếu soi đó thì tâm tâm tịch diệt, viên chứng Niết-bàn”. Nên biết chân vọng không nhân không hữu ngôn thuyết. theo chân không có thuyết, theo thuyết không có chân, đều là cuồng mê tình tưởng kiến lập. Ngàn mê đua tranh khởi, không mê đầu của Diễn nhã, một pháp mới sanh, chỉ hiện ảnh của Thát-bà, vì hàm sanh chẳng cùng thật tế, chỉ theo tình cuồng thì các Thánh hạ mình thuận cơ nghi, đều đồng việc ấy. Dùng nên nay nên, nói vọng mà từ vọng xoay lại chân. Lấy thô tiếp thô, nêu tưởng mà nhân tưởng thông tánh. Nếu chẳng chấp vọng, còn chẳng nói chân. Huyễn ảnh mới tiêu, trí quang dứt ánh sáng. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Phật dạy: “A-nan! Tinh chân diệu minh, bản giác viên tịnh chẳng lưu lại sanh tử và các trần cấu. Cho đến hư không đều nhân chỗ sanh khởi của vọng tưởng. Đó nguyên là bản giác diệu minh tinh chân do vọng phát sanh các khí thế gian, như Diễn-nhã-đa lầm mê đầu nhận ảnh. Vọng nguyên không nhân, ở trong vọng tưởng mà lập tánh nhân duyên. Nhân duyên tự nhiên đều là vọng tâm chúng sanh kế độ. A-nan! Biết chỗ vọng khởi, nói nhân duyên vọng. Nếu vọng nguyên không, nói nhân duyên vọng nguyên không chỗ có”, huống gì không biết suy ở tự nhiên, pháp sư Triệu cùng khởi nguyên do của vọng lập phẩm Bản tế, nói rằng: “Phàm, Bản tế tức là tánh Niết-bàn vô ngại của hết thảy chúng sanh, cớ sao chợt có vọng tâm như vậy và các thứ điên đảo? Chỉ vì một niệm mê tâm, một niệm đó từ một mà khởi. Lại một đó là từ Bất tư nghì khởi. Bất tư nghì là không chỗ khởi, nên kinh nói: “Đạo mới đầu sanh một, một đó là vô vi, một sanh hai, hai đó là vọng tâm, cho đến ba sanh muôn pháp vậy”. Đã duyên vô vi mà có tâm, lại duyên có tâm mà có sắc. Nên kinh nói: “Các thứ sắc tâm là vì tâm sanh muôn suy nghĩ sắc khởi muôn mối, hòa hợp nghiệp duyên bèn thành hạt giống Tam giới”. Sở dĩ có Tam giới, là vì chấp bản mê chân một tức có trược nhục sanh vọng khí đó, lắng trong vi nhiệm làm Vô sắc giới, gọi là tâm vậy. Lắng trược nhục làm Sắc giới, gọi là thân vậy, tan tể uế làm Dục giới, gọi là trần cảnh vậy. Nên kinh nói: “Tam giới hư vọng, chỉ một vọng tâm biến hóa. Phàm, bên trong có một sanh tức bên ngoài có vô vi, bên trong có hai sanh, tức bên ngoài có hữu vi, bên trong có ba sanh, tức bên ngoài có Tam giới. Đã trong ngoài tương ưng, bèn sanh các thứ các pháp và vô số phiền não vậy”. Nên biết trong Tam giới không có một pháp chẳng từ tự tâm sanh. Nhân tâm tưởng niệm phân biệt tạo tác, như sức huyễn thuật biến hóa muôn vật, ở bên ngoài tợ như có phát hiện, hiện không hiện tánh chỉ tự tâm sanh. Người mê lầm điên đảo, chấp làm cảnh bên ngoài, tùy cảnh liễu biệt, gian xấu tự phân. Mới sanh tình thích hay chán, bèn khởi vết tích của trần lao. Nên pháp sư Viễn nói: “Đầu mối trọn nào từ ngằn mé khởi diệt có không, một mảy may mới xen động cảnh, thành thế sụp đổ núi đây, chỉ bên trong một chẳng sanh thì không các hữu. Muốn bít lấp hang huyệt phiền não, chặt đứt gốc rễ sanh tử, chỉ hay nội quán nhất tâm vô sanh, thì Tam giới hoa hư không như gió thổi cuộn mây khói, sáu trần huyễn ảnh giống như nướng nóng rưới vào tuyết, chợt nhiên không còn ngằn mé, chỉ một chân tâm vậy”. Kinh Tấn Thú Đại Thừa Phương Tiện nói: “Phật dạy: “Một cảnh giới thật, nghĩa là tâm thể chúng sanh từ xưa đến nay chẳng sanh chẳng diệt, cho đến tâm của hết thảy chúng sanh, tâm của hết thảy hàng Nhị thừa, tâm của hết thảy chư Bồ-tát, tâm của hết thảy chư Phật đều đồng chẳng sanh chẳng diệt, vì đó là tướng chân như. Cho đến cùng khắp mười phương hư không hết thảy thế giới cầu hình trạng tâm, không một phân chia mà có thể được. Chỉ vì chúng sanh vô minh si ám huân tập nhân duyên, hiện cảnh giới vọng, khiến sanh niệm đắm trước. Chỗ gọi là tâm đó, tâm đó chẳng thể tự biết. Vọng tự cho rằng có khởi tưởng giác tri, chấp ngã và ngã sở, mà thật không có tướng của giác tri, vì vọng tâm ấy rốt cùng không thể, vì chẳng thể thấy. Nếu không giác tri năng phân biệt thì không mười phương thế giới hết thảy tướng cảnh giới sai biệt, vì hết thảy pháp đều chẳng thể tự có, luôn nương tựa vọng tâm phân biệt nên có. Chỗ gọi là hết thảy cảnh giới mỗi mỗi chẳng tự niệm nghĩ làm có, biết làm đó, tự biết kia làm khác. Cho nên hết thảy pháp chẳng thể tự có, thì không riêng khác. chỉ y cứ vọng tâm không rõ không biết, vì bên trong tự không, nghĩa là có chỗ biết cảnh giới bên ngoài trước, vọng sanh các thứ pháp tướng, cho là có, cho là không, cho là tốt, cho là xấu, cho là phải, cho là quấy, cho là được, cho là mất. Cho đến sanh cả vô lượng vô biên pháp tưởng. Phải biết như vậy, hết thảy các pháp đều từ vọng tưởng sanh, y cứ vọng tâm làm gốc, nhưng vọng tâm đó không có tự tướng, cũng y cứ cảnh giới mà có. Chỗ gọi là duyên niệm giác tri tiền cảnh giới, nói tên là tâm. Lại nữa, vọng tâm đây cùng với tiền cảnh giới, tuy đều cùng nương khởi không trước sau, mà vọng tâm đây hay làm nguyên chủ của hết thảy cảnh giới. Tại sao vậy? Nghĩa là vì y cứ vọng tâm không rõ pháp giới một tướng, nói tâm có vô minh, y cứ sức vô minh diệt nên hết thảy cảnh giới diệt, chẳng phải y cứ hết thảy cảnh giới tự chẳng rõ nên nói cảnh giới có vô minh. Cũng chẳng phải y cứ cảnh giới không sanh vô minh, vì hết thảy chư Phật ở nơi hết thảy cảnh giới không sanh vô minh, lại chẳng y cứ cảnh giới diệt nên tâm vô minh diệt. Vì hết thảy cảnh giới từ xưa đến nay thể tánh tự diệt, vì chưa từng có. Nhân nghĩa như vậy, cho nên chỉ nói hết thảy các pháp y cứ tâm làm gốc. Phải biết hết thảy các pháp đều gọi là tâm. Vì nghĩa thể chẳng khác làm tâm sở thâu gồm. Lại nữa, hết thảy các pháp từ tâm sở khởi, cùng tâm làm tướng hòa hợp mà có, cùng sanh cùng diệt, đồng trú không hữu. Vì hết thảy cảnh giới chỉ tùy tâm sở duyên niệm niệm tương tục, mà được trú trì, tạm thời mà có. Như trên rộng nêu dẫn lời Phật dạy quanh co khắp cùng tinh tế, chỉ làm thành lòng tin của người học sau rõ tự tâm mình. Luận Bảo Tạng nói: “Gương xưa chiếu tinh, tinh đó tự hình, giáo xưa chiếu tâm, tâm đó tự sáng. Phải biết nhất tâm biến khắp hết thảy tâm, không trần có thể khác. Hết thảy tánh hợp ở một tánh, có pháp đều đồng, không hình mà rỗng suốt cùng hư không. Ai phân đây kia, sưu tầm vết tích mà mặc tình tận cùng pháp giới, chẳng được mảy may. Cớ sao trong chúng sanh giới tức nay hiển hiện? Đó thì đều nhân vọng niệm tích tập huân thành, như mảy bụi trên gương, tợ ngăn ảnh sáng, tợ sương mốc giữa hư không, tạm hỗn loạn thanh hư, chỉ có một pháp hiện tiền, đều là tự tâm phân biệt. Giả sử ngay một niệm mới khởi, đều nhân huyễn cảnh dẫn sanh, khởi diệt đồng thời, lại không trước sau. Nếu biết chỗ trước không thể, chóng ngộ nhân không pháp không, chợt rõ vật ngã không nương tựa, mới tin cảnh lặng lẽ tâm lặng lẽ, mới biết tâm sanh chẳng phải là nhân kia, cảnh chưa từng diệt. Phải biết cảnh nhân tâm khởi, lại theo tâm mất. Chỉ tâm sanh, chẳng phải cảnh sanh. Tâm diệt chẳng phải cảnh diệt, tợ như cá mẹ nghĩ nhớ cá con, tợ ong chúa thâu tóm đàn ong. Nếu cá mẹ chẳng nghĩ nhớ cá con thì cá con chết mất, ong chúa không thâu tóm thì ong đàn tan rã. Do đó, có tâm duyên tưởng muôn cảnh buông thả, không niệm nghĩ nhớ, mảy may chẳng hiện, trọn không có pháp ngoài tâm hay cùng tâm làm duyên, chỉ là tự tâm sanh lại cùng tâm làm tướng. Do đó, kinh Lăng-già nói: “Bất giác tự tâm, chỗ hiện phân chia, bất giác nội thức chuyển biến ngoài hiện làm sắc, chỉ là chỗ hiện của tự tâm, không thông đạt phân chia như vậy, gọi là ác kiến luận. Vì không biết tâm hiện khởi sai biệt kiến nên nói là phân chia”. Đó biết nếu chẳng ở trong chánh nghĩa của Tông Kính thì phàm có trí giải gì đều là tông đảng tà đạo, bày hình nói năng đều rơi lạc vào luận nghị ác kiến. Pháp nghĩa Tông Kính đây, có thể dùng làm bằng cứ chuẩn mực, chánh lý không sai, có thể dùng để nương tựa thực hành, hiện tiền được sức, muôn tà chẳng thể xoay. Cho nên khiến ngàn Thánh chẳng cải đổi nghi ấy, bèn có thể tẩy rửa hoặc trần, tiêu sạch trệ lự, lắng u bảo, rộng rãi lòng thần, riêng diệu tuyệt luân, nên không sánh bằng.

Hỏi: Nếu nói có chân có vọng là Tông pháp tướng, nếu nói không chân không vọng là tông phá tướng, nay luận tông pháp tánh, làm sao lập chân lập vọng? Lại nói chẳng phải chân, chẳng phải vọng?

Đáp: Nay, điều luận của Tông Kính, chẳng phải pháp tướng lập hữu, chẳng phải phá tướng quy không, chỉ theo tánh tông viên giáo để làm sáng tỏ chánh lý, tức vì chân như bất biến, chẳng ngại tùy duyên là viên đầy đủ đó. Như tông pháp tướng chỉ một hướng nói có chân có vọng. Như tông phá tướng một hướng chỉ nói chẳng phải chân chẳng phải vọng. Hai môn đó, mỗi mỗi chấp trước một bên, đều có thể nghĩ bàn. Nay viên tông đây, hai môn không hữu trước đều còn, lại chẳng trái ngại, đó là chẳng thể nghĩ bàn. Nếu định nói hai môn có không đều có thể nghĩ bàn. Nay vì chẳng nhiễm mà nhiễm thì bất biến tùy duyên, nhiễm mà chẳng nhiễm thì tùy duyên bất biến. Thật không thể đem có và không mà tư duy, cũng chẳng thể làm chân vọng mê hoặc, đó là tông thú của chẳng thể nghĩ bàn, chẳng phải chỗ biết của tình thức. Nay giả bày văn nghĩa đối trị chỉ vì phá tà chấp đó. nếu tình hư thì trí tuyệt, bệnh lành thì thuốc tiêu, có thể tận cùng nguyên do của đầu đuôi, mới thấu suốt yếu chỉ của viên thường. Nên pháp sư Phục Lễ hỏi các học sĩ trong thiên hạ về chân vọng với kệ tụng rằng: “Chân pháp tánh vốn sạch, vọng niệm do đâu khởi? Từ chân có vọng sanh, vọng ấy sao dừng dứt, không đầu tức không cuối, có chung nên có thủy. Không thủy mà có chung, muốn hiểu rõ lý đó, mong vì mở huyền diệu, chiết đó ra sanh tử”. Hòa thượng Trừng Quán đáp rằng: “Mê chân vọng niệm sanh, ngộ chân vọng thì dừng, năng mê trái sở mê, sao được toàn tương tợ, xưa nay chưa từng ngộ, nên nói vọng vô thủy, biết vọng vốn tự chân, mới là thường hằng, tâm phân biệt chưa mất, do đâu ra sanh tử?” Thiền sư Tông Mật giải thích rằng: “Kinh giáo Đại thừa gồm chỉ ba tông: Một là, Tông pháp tướng; Hai là, Tông phá tướng; Ba là, Tông pháp tánh. Nay hỏi đó là ăn mòn mắt đốt mũi tên trong Tông pháp tánh. Chẳng hỏi hai tông, như điều Tông pháp tướng nói tất cả pháp vọng hữu lậu, pháp tịnh vô lậu, từ vô thỉ đến nay mỗi đều tự có hạt giống trong A-lại-da thức, gặp duyên huân tập tức mỗi mỗi theo tự tánh mà khởi, đều chẳng liên quan đến chân như. Ai nói từ chân sanh vọng vậy? Kia nói chân như một mực vô vi tịch diệt không khởi không dừng. Chẳng thể cật nạn kẻ khác từ chân mà có vọng sanh vậy. Như Tông phá tướng một hướng chỉ nói phàm Thánh nhiễm tịnh, hết thảy đều không, vốn không chỗ có. Giả sử thấy có một pháp qua Niết-bàn là cũng như huyễn mộng. Kia tạm vốn chẳng lập chân, huống gì ở vọng, nên chẳng cật nạn nói từ chân có vọng vậy. Chỉ nghi ngờ Tông pháp tánh, vì kinh luận tông ấy nói y cứ chân khởi vọng, như nói pháp thân lưu chuyển trong năm đường, Như Lai Tạng nhận chịu khổ vui v.v…. Nói ngộ vọng tức chân là, như nói lúc mới phát tâm tức thành Vô thượng Bồ-đề, biết vọng vốn từ chân, thấy Phật tức thanh tịnh v.v…. Lại nói phàm Thánh chứa lẫn nhau là, như nói hết thảy chúng sanh xưa nay thành Chánh giác bát- niết-bàn, trong thân Tỳ-lô-giá-na có đủ chúng sanh cả sáu đạo v.v… Chân vọng tương tức, tuy nói Niết-bàn Bồ-đề, không có thủy chung. Lại nói phiền não cuối cùng hết, mới gọi là Diệu giác. Văn từ trước sau trong kinh Hoa Nghiêm, luận Khởi Tín, nghĩa tông có ngăn ngại, tự nói trái nhau, phỏng muốn chọn đó, không thể lấy một bỏ một, còn muốn hợp đó lại khó hội, còn đều dùng đó thì lại trái nhau. Thử hỏi các học sĩ trong thiên hạ, có người thấu đạt tức biết chân vào đạo, như điều đáp của chư sư đều mê lầm ý hỏi, đều theo hết tướng về lý mà nói, đều không biết nguyên do từ chân khởi vọng và lý của tu vọng chứng chơn mà người đó đã hỏi. Nhưng mê chân khởi vọng, bởi có nhân do, dứt vọng quy chân, chẳng phải không sở dĩ.

Pháp sư Phục Lễ há không biết chân vọng đều tịch, lý sự đều như. Ở trong Như và Tịch sao có hỏi đáp. Nhưng có hai môn, nghĩa lý dễ biện, tức không trái ngăn. Một là, nhất một mực nói có vọng có thể đoạn, có chân có thể chứng. Hai là, một mực nói chẳng phải chân chẳng phải vọng, không phàm không Thánh. Hai môn đó đều có thể nghĩ bàn. Nên kinh Thắng-man nói: “Chúng sanh tự tánh thanh tịnh, tâm không phiền não nhuốm nhiễm, không nhiễm mà nhiễm, nhiễm mà không nhiễm”, đều nói khó thể rõ biết, pháp sư Phục Lễ chánh hỏi nghĩa đó. Điều đáp của chư sư chỉ nói không cấu nhiễm vậy. Chỉ có điều đáp của Hòa thượng Trừng Quán nóivề chân như bất biến, chẳng ngại nhân duyên, mới là khế hợp xác đáng. Nay, Tông Mật thử đáp rằng:

“Vốn tịnh vốn bất giác,
Do đó vọng niệm khởi,
Biết chân vọng tức không,
Biết không vọng liền dứt,
Chỗ dứt gọi có chung,
Lúc mê gọi vô thủy.
Nhân duyên như huyễn mộng,
Nào chung lại nào thủy,
Đó là chúng sanh nguyên,
Cùng đó ra sanh tử”.

Lại nữa, mọi người phần nhiều cho rằng chân hay sanh vọng, nên nghi ngờ vọng không cùng tận, vì quyết trạch lý đó, nên lại đáp lời kệ trước rằng:

“Chẳng phải chân sanh vọng,
Vọng mê chân mà khởi,
Biết vọng vốn tự chân,
Biết chân vọng tức dừng.
Vọng dừng tợ cuối cùng,
Ngộ lại tợ mới đầu,
Tánh mê ngộ đều không,
Tánh không không chung thủy,
Sanh tử do đó mê,
Đạt đó ra sanh tử.”

Lại nói theo thủy chung có bốn câu phân biệt: Một là, có thủy không chung tức là thủy giác. Hai là, có chung không thủy, tức là vô minh. Ba là, không chung không thủy, nghĩa là thật tế. Bốn là, có thủy có chung, là một kỳ sanh tử. Lại giải thích rằng: Vô thủy mà hữu chung,

người mãi không rõ lý đó, ngay sự pháp tướng liệt bày mà cật nạn đó”. Nay nói có vọng tức chân thì đồng không chung thủy. Nếu phân biệt nói, phải có bốn câu: Chân lý thì không chung thủy, vọng niệm thì không thủy có chung, chân trí thì không chung có thủy, khởi vọng niệm có chung có thủy. Nếu theo viên dung đồng không chung thủy. Đã không chung thủy, cũng lại không có không chung không thủy. Chỉ mất lời tuyệt tưởng có thể hợp với huyễn đây. Rõ ràng đáp trên ý sâu hợp với viên tông, ở môn tùy duyên mới đầu tức mê mờ chân khởi vọng, sau mới tỏ ngộ vọng tức chân. Ở trong mê ngộ tợ phân chung thủy. Theo ở môn bất biến thì vọng tự vốn không, ai luận trước sau, chân tục không tánh. Phàm Thánh chỉ tên, thí như mê mờ sợi dây cho là rắn, nghi ngờ Đào ngột là quỷ, Chân đế chẳng phải có, Thế đế chẳng phải không. Nhị đế cùng thành tựu chẳng rơi lạc tà kiến. Do đó, Tục đế chẳng được chẳng có, có thường tự không, Chân đế chẳng được chẳng không, không luôn suốt có. Người học thời nay phần nhiều mê lầm hai môn có và không, đều thành thiên kiến, chỉ chuộng hết thảy chẳng lập, phủi vết về không. Ở trong nghĩa trái nhau sai biệt toàn không mắt trí. Đã chẳng biện rành lầm hoặc thì sao có thể giải thích nghi ngờ? Nên nói: Tâm Niết-bàn dễ hiểu, trí sai biệt khó rõ. Nếu hay ở trong không môn hữu môn; ngăn cả hai, chiếu cả hai, ở trong Chân đế, Tục đế, chẳng tức chẳng lìa, mới có thể hoằng pháp, làm người tiếp nối hưng thạnh giác vị.

Hỏi: Hai Tông pháp tướng và pháp tánh, làm sao biện biệt?

Đáp: Pháp tướng phần nhiều nói về sự tướng, pháp tánh chỉ đàm về lý tánh. Như Tông pháp tướng, nếu lìa thức thứ tám, tức không các thứ nhãn thức v.v… Như Tông pháp tánh, nếu lìa Như Lai Tạng tức không có tám thức. Nếu chân như chẳng giữ, lúc tự tánh biến thức, tám thức đó tức là nghĩa của tùy duyên trên chân tánh. Hoặc phân tông biện tướng, sự thì hai phần, nếu tánh tướng cùng thành, lý quy về một nghĩa. Vì bất biến tùy duyên, tùy duyên bất biến, như nước của toàn sóng, sóng của toàn nước. Động tĩnh tợ có phân nhưng tánh ướt khác. Ở Thanh Lương lý nêu dẫn kệ tụng trong kinh Mật Nghiêm nói rằng:

“Như Lai Tạng thanh tịnh,
Thế gian A-lại-da,
Như vàng và vòng tay,
Chuyển đổi không sai khác”.

Tức thể của A-lại-da là Như Lai Tạng cùng vọng nhiễm hợp gọi là A-lại-da mà không thể khác biệt. Lại, sắc vàng và vòng vàng ở tay, thể tức là vàng. Nhưng khác ở trên gồm có bốn câu: Một là, dùng bản (gốc) thành mạt (ngọn), bản ẩn mạt còn, đó tức là còn ẩn chẳng khác, nên nói vì vọng không thể quậy chân mà khởi, thì chân không gì chẳng ẩn chỉ vọng hiện vậy. Hai là, nhiếp mạt quy bản, mạt hết bản hiển hiện. Đó tức là hiển hiện và diệt mất rõ ràng không khác, nên nói vì thân thể thật. Vọng không gì chẳng hết, chỉ chân hiển hiện vậy. Ba là, nhiếp bản từ mạt, mạt còn nhiếp mạt về bản; bản hiển hiện, đó tức là hai pháp đều còn, chỉ vì chân và vọng có khác, tức có chân có vọng, rõ ràng không khác, nên nói: Phải ngay vọng của không thể, chẳng khác chân của thể chân, nên nói không có khác vậy. Bốn là, nhiếp bản từ mạt, bản ẩn là chẳng không nghĩa, nhiếp mạt về bản, mạt hết là chẳng có nghĩa. Đó thì chẳng có chẳng không, rõ ràng không khác, cũng là hai câu sau cùng lại chẳng phải khác, nên chẳng phải biên, chẳng phải một nên chẳng phải trung, chẳng phải trung chẳng phải biên là pháp giới vô ký, sở chứng của biện lý, trạm nhiên thường trú không chỗ ký vậy. Lại nữa, chẳng phải một tức chẳng phải khác, nên luôn ở biên mà tức ngang bằng trung. Lại nữa, chẳng phải một tức sanh tử, chẳng phải khác tức Niết-bàn, chẳng phải một tức chẳng phải khác nên luôn trú sanh tử tức ở nơi Niết-bàn ngang bằng. Cũng có thể chúng sanh mê nên thành A-lại-da, Như Lai ngộ nên thành Như Lai Tạng. Như vòng tay tùy lò lửa lúc duyên hoại tức lại làm vàng, thành hoại chuyển đổi chỉ là một thứ vàng không gì sai biệt. Như Lai Tạng tâm cũng lại như vậy. Chỉ tùy lúc duyên nhiễm mê làm A-lại-da, tùy lúc duyên tịnh ngộ thành Như Lai Tạng. Trước sau chuyển đổi chỉ là nhất tâm, rốt cùng không sai khác. Như Vô sanh nghĩa nói: “Trong thân chúng sanh có Niết-bàn, tức là trong ngọn có chứa gốc. Chúng sanh là gia dụng của Niết-bàn, tức là trong gốc có chứa ngọn. Tham dục tức là đạo tức là trong ngọn có chứa gốc. Tham dục tức là gia dụng của đạo, tức là trong gốc có chứa ngọn”. Nên trong kinh nói: “Hết thảy phàm phu thường ở tại định”. Hoặc hỏi “Thường ở định nào?” Đáp rằng: “Vì chẳng hoại pháp tánh Tam-muội”, đó tức là trong ngọn ngậm có gốc, trong pháp tánh ngậm có chúng sanh, tức là trong gốc ngậm có ngọn. Trong kinh Đại Phẩm nói: “Không thể lìa hữu vi mà nói vô vi, không thể lìa vô vi mà nói hữu vi”. Lại nữa, ngọn tức là gốc, gốc tức là ngọn, nghĩa là như sóng tức là nước, nước tức là sóng. Như trong kinh nói: “Sanh tử là Niết-bàn, vì không diệt không sanh vậy”. Lại nữa, kinh Lăng-già nói: “Chân thức, hiện thức như cục bùn, bụi trần v.v… cho đến, Đại Tuệ! Nếu cục bùn, bụi trần khác là chẳng phải chỗ kia thành mà thật kia thành. Cho nên chẳng khác, nếu chẳng khác là cục bùn, bụi trần nên không sai biệt.

Như vậy chân tướng chuyển thức, tạng thức nếu khác là tạng thức chẳng phải nhân. Nếu chẳng khác là chuyển thức diệt thì tạng thức cũng nên diệt, mà tự chân tướng thật chẳng diệt, chỉ có nghiệp tướng diệt vậy”. Trong đó, chân tướng là Như Lai Tạng, chuyển thức là bảy chuyển thức, tạng thức là A-lại-da.

Lại nói: Các thức có ba thứ tướng, tức là chuyển tướng, nghiệp tướng là chân tướng. Ba thứ tướng đó thông với tám thức, nghĩa là khởi tâm gọi là chuyển, vì cả tám đều khởi, đều có sanh diệt nên gọi là chuyển tướng. Động thì thành nghiệp, như thứ nhất là nghiệp tướng của trong tam tế, tám thức đều động nên đều gọi là nghiệp tướng. Chân tánh của tám đều gọi là chân tướng. Nên trong kinh nói: “Lược nói có ba thứ thức, rộng nói có tám thứ tướng. Thế nào là ba? Nghĩa là chân thức, nghiệp thức và phân biệt sự thức”. Theo chẳng cùng vọng hợp Như Lai Tạng tâm, lấy làm chân thức hiện thức thứ tám. Trong kinh nói: “Thí như gương sáng gìn giữ các sắc tượng. Hiện thức xứ hiện cũng lại như vậy. Ngoài ra bảy kia đều gọi là phân biệt sự thức”. Trong kinh nói: “Nếu khác là tạng thức chẳng phải nhân, nghĩa là có ba: Nếu khác tạng thức thì nên chẳng dùng chân tướng và chuyển thức làm nhân”. Vì đã dùng chuyển thức huân tập, chân thức tùy theo duyên mà thành tạng thức, thì biết chẳng khác chẳng phải vì tạng thức làm nhân hai thức. Nên trong kinh nói: “Chẳng phải tự chân tướng diệt, chỉ là nghiệp tướng diệt”. Đó thì ba sự đều đủ vậy. Trong kinh thí dụ có ba: Một là bụi trần, hai là nước, ba là bùn. Vì nước hòa với bụi trần, cục bùn mới thành. Vì nghiệp huân chân tướng, nghiệp thức bèn sạch. Trong kinh nói: “Nếu tự chân tướng diệt thì tạng thức diệt, trái lại hiển bày tạng thức vì chân vọng hòa hợp mà thành, chỉ vọng đó diệt mà thể chân đó chẳng không”. Lại nữa, tự chân tướng, pháp sư Hiểu giải thích rằng: “Tâm của bản giác chẳng nương gá vọng duyên, tánh tự thần giải gọi là tự chân tướng. Nói theo thuyết nghĩa chẳng phải một lại tùy theo gió vô minh lúc làm sanh diệt, tánh của thần giải cùng với gốc chẳng khác, cũng gọi là tự chân tướng, đó là y cứ nghĩa chẳng khác nói. Lại nữa, trong kinh nói: “Như Lai Tạng làm chỗ huân đúc ác tập từ vô thỉ, gọi là tạng thức”. Lại nói: “Đại Tuệ! Như Lai Tạng là nhân thiện và bất thiện, hay dấy khắp tất cả thú sanh, thì như người tài năng biến hiện các thú. Do đó, các giáo đều Như Lai Tạng làm thức thể”. Nên biết tâm tánh tức Như Lai Tạng, ngoài ra không pháp nào khác. Trong luận Duy thức có kệ tụng rằng:

“Lại, các pháp thắng nghĩa,
Cũng tức là chân như,
Là thường như tánh đó,
Tức thật tánh duy thức”.

Rõ ràng biết được Thế Thân cũng dùng Như Lai Tạng mà thành thức thể. Chỉ bởi những người đời sau giải thích luận, chỉ lập bất biến, thì lỗi đó quy về người sau vậy. Tóm yếu mà nói, gồm tất cả các nghĩa trên đều là chân vọng hòa hợp, chẳng phải một chẳng phải khác, hay thành nên nhất tâm Nhị đế, chẳng rơi lạc vào đoạn thường, ở trong diệu chỉ. Sự lý giao triệt, tánh tướng dung thông, không pháp nào chẳng gom, đều kết quy về Tông Kính.

Hỏi: Hai tâm chân vọng, hành tướng mỗi khác, làm sao dung hội được viên tông của tánh nhân pháp?

Đáp: Chỉ rõ vọng niệm không sanh tức là chân tâm chẳng động. Ngoài chẳng động đó, lại không mảy may pháp nào khả đắc. Như trong kinh nói: “Dự lưu, Nhất lai quả, Bất lai, A-la-hán, các Thánh nhân như vậy đều nương tựa tâm vọng có”. Kinh Đại Bát-nhã nói: “Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm phân chiết các pháp quá cực lượng nhỏ, trọn không thấy có chút ít thật khả đắc, nên gọi là Bát- nhã ba-la-mật-đa”. Lại nữa, chân vọng không thể, đều có danh tự, danh tự không thể, đều y cứ ngôn thuyết. Ngôn thuyết vốn tánh không đều không chỗ khởi, thì tất cả ngôn ngữ thảy đều bình đẳng, tất cả các pháp thảy đều chân thật. Do đó, kinh Thắng Tư Duy Phạm Thiên Sở Vấn nói: “Phạm Thiên nói cùng Văn-thù rằng: “Điều Nhân giả nói đều là chân thật ư?” Văn-thù đáp: “Này thiện nam! Hết thảy ngôn thuyết đều là chân thật”. Phạm Thiên lại hỏi: “Hư vọng ngôn thuyết cũng là chân thật ư?” Văn-thù đáp: “Đúng vậy. Tại sao? Này thiện nam! Các ngôn thuyết đó đều là hư vọng, không xứ không phương. Nếu pháp hư vọng không xứ không phương tức là chân thật. Vì với nghĩa đó nên hết thảy ngôn thuyết đều là chân thật. Này thiện nam! Đề-bà-đạt-đa có nói năng gì cùng với điều Như Lai nói không khác không biệt. Tại sao? Các thức ngôn thuyết đều là Như Lai ngôn thuyết, vì chẳng vượt ngoài như các thứ ngôn ngữ sự của sở thuyết hết thảy đều vì không sở thuyết nên được có sở thuyết”. Lại nữa, trong Phụ Hành Ký giải thích nhất niệm tâm để thành quán cảnh. Đó có hai nghĩa: Một là, dùng thiền làm cảnh chẳng đồng tâm thế tục. Hai là, tức cảnh đó tâm lại phải lìa chấp trước. Như trước biện giải về thiền tâm, đã nói nhất niệm. Một nhiều tương tức, thì phải những nhất tâm nào hay đủ, nên chọn lựa chỉ bày đó, chẳng được đồng ở nhất niệm vọng tính lường, hay rõ vọng niệm không một tướng khác. Thành đạt vô tướng đó, đầy đủ hết thảy tâm, ba ngàn đầy đủ mới hay chiếu ở một nhiều tướng tức. Đó là y cứ người sơ tâm tập quán, sợ lạm ở vọng tình cảnh quán, cho nên cần phải chọn lựa chỉ bày cửa vào. Nếu y cứ lý luận, không gì chẳng là pháp giới, cũng nào cách biệt ở chấp thủ đắm trước vọng tình. Vì niệm vốn tự không, vọng không thể được. Vì người chấp có nên khiến quán không. Lại nữa, các Tiên đức nói: “Lúc chưa niệm niệm thì chưa sanh, chưa sanh thì là chẳng có. Pháp của chẳng có cũng không tự tướng. Niệm của hiện tại theo duyên mà sanh. Niệm nếu tự có, chẳng nên đợi duyên. Vì đợi duyên sanh tức không tự thể. Nên biết tâm không tự tánh, duyên khởi tức không. Như muốn dứt dòng đó, chỉ nên bít lấp nguồn đó, muốn khỏi sống đó chỉ chặt rễ đó, chẳng dùng nhiều công rất là tỉnh yếu. Nên luận Thông Tâm nói: “Phàm, buộc từ tâm buộc, mở từ tâm mở, buộc mở từ tâm, chẳng liên quan các xứ khác. Phương thuật xuất yếu chỉ có quán tâm, quán tâm được ngộ, hết thảy đều rõ, cho nên người trí trước phải quán tâm. Quán tâm được tịnh, trở lại quán tự tâm. Khi dối chẳng thật, như huyễn như hóa, nhảy nhót chẳng dừng, lại như khỉ vượn, chạy nhảy rong ruổi giống như ngựa hoang. Vô thủy vô minh trải qua nhiều kiếp trôi nổi không biết do đâu để được ra. Nếu hay quán tâm lỗi lầm như vậy, lại tìm tòi các cảnh. Cảnh không tự tánh, do thấy mà có, chẳng thấy tức không. Lại tìm tòi chỗ thấy, thấy không tự tánh, do tâm có động, chẳng động tức không. Lại tìm tòi tâm động, động không tự tánh, chỉ do bất giác, giác thì chẳng động. Lại tìm tòi bất giác, không có căn bản. Ngay từ vô thỉ hư tập, niệm niệm tự mê. Chân tâm vô niệm, không một chỗ có”. Luận nói rằng: “Như người mê mờ nên lấy Đông làm Tây, phương thật chẳng đổi chuyển. Chúng sanh cũng vậy. Vì vô minh mê mờ nên cho là tâm làm động, tâm thật chẳng động. Nếu hay quán, biết tâm không khởi, tức được tùy thuận vào chân như môn. Phải biết những gì có ra đều là hư vọng do tâm niệm mà sanh. Tâm có tức có, tâm không tức không. Có và không đều từ tâm, càng phải tự giác, chớ chẳng tự giác làm tâm tự khi dối, đã biết tâm dối, lại chớ lưu tâm. Có không đều không, thân tâm đều hết, thân tâm hết nên sạch bằng muôn cảnh, muôn cảnh không tướng, hợp gốc một minh, minh nhưng huyền chiếu. Chiếu không chẳng lặng lẽ. Dùng lặng lẽ làm thể, thể không chẳng rỗng, rỗng lặng không cùng thông đồng pháp giới. Pháp giới duyên khởi, không gì chẳng tự nhiên. Lại không từ đâu, đi không chỗ đến.

Lại nữa, pháp không tướng cố định, chân vọng do tâm, khởi diệt đồng nguồn, lại không yếu chỉ riêng biệt, do đó, chư sư xưa trước rộng giải thích nghĩa chân vọng giao nhau tận cùng, nói là: “Phàm, chân và vọng, nếu theo ở tam tánh thì viên thành là thật, biến kế là vọng. Y tha khởi tánh thông cả chân và vọng. Phần tịnh đồng chân, phần nhiễm đồng vọng. Ước biến kế làm vọng là tình có tức phải, lý không, vọng triệt chân vậy. Lý không tức phải tình có, chân triệt vọng vậy. Nếu phần nhiễm y tha làm vọng vốn hư thì rõ ràng giao triệt. Chân vọng đều chân thì xưa nay chỉ một vị, nên biết chân vọng thường giao nhau cùng tận cũng chẳng hoại tướng của chân vọng, thì gồm chân của vọng. Chân chẳng phải chân mà lắng lặng, tận cùng vọng của chân, vọng chẳng phải vọng mà mây nổi, như nước gồm sóng mà chẳng phải nước, tánh ướt ngưng dừng sóng triệt nước mà chẳng phải sóng cả tuôn vọt, thì chẳng còn chẳng sạch, tánh tướng rõ ràng, mỗi mỗi đều dung thông, lớp lớp nhau tận cùng, không chướng không ngại, thể dụng cùng gom”. Vào trong Tông Kính tự nhiên pháp như thế, nên các bậc Tiên đức nói: “Nhưng chân vọng đó sở dĩ giao nhau tận cùng là chẳng lìa nhất tâm”. Nên trong Thiền Nguyên tập nói: “Cho rằng hết thảy phàm Thánh căn bản đều là nhất pháp giới tâm, tánh giác sáng báu mỗi đều viên mãn. Vốn chẳng gọi là chư Phật cũng chẳng gọi là chúng sanh. Chỉ vì tâm đó linh diệu tự tại, chẳng chấp thủ tự tánh, tùy duyên của mê hay ngộ mà thành việc của phàm hay Thánh. Lại nữa, tuy tùy duyên mà chẳng mất tự tánh, thường chẳng phải hư vọng, thường không biến dị, không thể phá hoại, chỉ là nhất tâm, bèn gọi là chân như. Nên nhất tâm đây thường đủ hai môn, chưa từng tạm khuyết. Chỉ trong Tùy duyên môn, phàm Thánh không cố định, nghĩa là xưa nay chưa từng giác ngộ nên nói là phiền não vô thủy. Nếu tu chứng tức phiền não đoạn hết, nên nói hữu chung, nhưng thật không khác biệt thủy giác, cũng không bất giác, rốt cùng bình đẳng, nên nhất tâm đây thường đủ hai môn chân như và sanh diệt. Lại nữa, chân vọng mỗi tự có hai nghĩa: Một là, chân có hai nghĩa bất biến và tùy duyên; hai là, vọng có hai nghĩa thể không và thành sự, nghĩa là do chân bất biến nên vọng là thể không, làm chân như môn, vì sanh diệt tức chân như, nên trong các kinh nói không có Phật, không chúng sanh, xưa nay Niết-bàn tướng thường tịch diệt. Lại vì chân như tức là sanh diệt, nên kinh nói pháp thân lưu chuyển trong năm đường gọi là chúng sanh. Đã biết mê ngộ phàm Thánh tại sanh diệt môn, nay tại môn đó đủ rõ hai tướng phàm Thánh, tức chân vọng hòa hợp, chẳng phải một chẳng phải khác, gọi là A-lại-da thức. Thức ấy ở phàm xưa nay thường có nghĩa giác và bất giác. Giác là gốc của Hiền thánh Tam thừa. Bất giác là gốc của phàm phu lục đạo. Nay tìm tòi tâm của bất giác ấy không thể thì tánh của chân giác hiện tiền. Trong kinh Bảo Tích nói: “Phật dạy: Bồ-tát cầu tâm như vậy. Thế nào là tâm? Hoặc là tham dục ư? Hoặc là sân nhuế ư? Hoặc là ngu si ư? Hoặc là quá khứ, vị lai, hiện tại ư? Nếu tâm ở quá khứ tức là diệt tận. Nếu tâm ở vị lai thì vị lai chưa đến. Nếu tâm ở hiện tại thì không có trú. Tâm đó chẳng phải trong chẳng phải ngoài, cũng chẳng phải trung gian. Tâm đó không sắc không hình, không đối, không thức, không tri, không trú, không xứ. Tâm như vậy là mười phương ba đời hết thảy chư Phật, chẳng đã thấy, chẳng hiện thấy, chẳng sẽ thấy. Nếu hết thảy chư Phật từ quá khứ đến nay mà chẳng thấy, sao gọi là sẽ có? Điên đảo tưởng nên tâm sanh các pháp các thứ sai biệt. Tâm đó như huyễn, do vì nhớ tưởng phân biệt nên khởi các thứ nghiệp, thọ các thứ thân. Cho đến, như vậy, Ca-diếp! Cầu tâm tướng đó mà không thể được. Nếu không thể được thì chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại. Nếu chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại thì ra ngoài ba đời. Nếu ra ngoài ba đời thì chẳng phải có chẳng phải không. Nếu chẳng phải có chẳng phải không tức là không khởi. Nếu không khởi tức là không tánh. Nếu không tánh tức là không sanh, nếu không sanh tức là không diệt, nếu không diệt thì không chỗ lìa, nếu không chỗ lìa thì không lai không khư không thối không sanh. Nếu không lai không khứ không thối không sanh thì không hành nghiệp. Nếu không hành nghiệp thì là vô vi, nếu vô vi thì là căn bản của hết thảy các Thánh”. Trong kinh Trì Thế nói: “Bấy giờ, Bồ-tát khởi ý niệm rằng: Thế gian rất là cuồng si, chỗ gọi là từ nhớ tưởng phân biệt thức khởi ở thế gian, cùng tâm ý thức đó cũng không hình không phương, chẳng tại mội pháp chẳng tại ngoại pháp. Phàm phu bị trói buộc bởi hư vọng tương ưng nên ở trong thức ấm tham đắm nơi ngã và ngã sở”. Kinh Kim Cang Tam-muội nói: “Biết các danh sắc chỉ là tâm phân biệt. Si tâm phân biệt các pháp lại không sự gì khác vượt ngoài danh sắc. Biết pháp như vậy, chẳng tùy theo văn ngữ, tâm tâm đối với nghĩa chẳng phân biệt ngã”. Luận Thích nói: “Đây nói rõ ở trong phương tiện quán có hai: Một là, nói rõ duy thức tầm tư, lại không sự gì khác vượt ngoài danh sắc. Danh nghĩa bốn uẩn, sắc là sắc uẩn. Các bất tương ưng đều giả dựng lập. Lìa danh sắc đây lại không thể khác biệt, nên các sự của hữu vi đều do danh sắc thâu tóm. Các pháp như vậy chỉ do tâm tạo tác, ngoài tâm không cảnh, lìa cảnh không tâm. Như vậy gọi là duy thức tầm tư. Hai là, hiển bày như thật trí. Biết pháp như vậy, chẳng tùy theo văn ngữ, đó là danh tầm tư thâu dẫn như thật trí, nên tâm tâm đối với nghĩa chẳng phân biệt ngã, đó là nghĩa tầm tư thâu dẫn như thật trí nên hai ngã nhân pháp đều không có nghĩa, do đó ở trong chẳng phân biệt”. Hai tâm chân vọng, hai thứ tình phần đây, trí rõ chỉ một, một hai đều mất mới vào Tông Kính. Do đó, kinh Duy-ma nói: “Bồ-tát Diệu Tý nói: Tâm Bồ-tát, tâm Thanh văn là hai. Quán tâm tướng không như huyễn hóa, không tâm Bồ-tát, không tâm Thanh văn là vào pháp môn bất nhị”. Nên biết đã dùng không tâm hiện tâm thì không pháp hiện pháp, cớ sao dùng tất cả cảnh giới tùy niệm mà sanh? Niệm đã vốn không, pháp lại nào có? Như kinh Đại Pháp Cự Đà-la-ni nói: “Phật bảo: “Kiều-thi-ca! Nếu có người đến hỏi: Nay đại chúng đây sử dụng mọi thứ điều hòa phải tốn bao nhiêu công?” Người kia hỏi như thế, ông đáp sao?” Thiên Đế- thích thưa: “Bạch Đức Thế Tôn! Con không đáp gì. Tại sao? Bạch Đức Thế Tôn! Nay con ở Tam thập tam thiên, phàm các thứ ăn mặc cần dùng, thảy đều tùy tâm mong nghĩ mà hiện có, chẳng phải tạo tác nên”. Phật bảo: “Kiều-thi-ca! Hết thảy các pháp cũng lại như vậy, đều trú trong tâm, tùy lúc có mong nghĩ tức được thành tựu. Kiều-thi-ca! Giống như noãn sanh, các chúng sanh v.v…, chỉ do tâm niệm tức tiện thọ sanh, hết thảy các pháp cũng lại như vậy, đều do tâm niệm, pháp liền hiện tiền. Kiều- thi-ca! Lại như hết thảy các loài thấp sanh, như là cá, ba ba, giải, rồng, đến nơi chỗ đất cao trong nước cần nên giăng bọc, các loài đó v.v… đều gồm thuộc noãn sanh. Các loại đó hoặc chỉ đi một do-tuần, hoặc hai do- tuần, hoặc đến ba, bốn, hoặc lại quá bảy, đạt đến chốn đó đã đặt để trứng mình, chẳng khiến nhọc thiếu, nên hay thành thục. Kiều-thi-ca! Tam tạng giáo đây cũng lại như vậy, tùy lúc nhớ nghĩ, nghiệp kia hiện tiền, lần lượt chẳng loạn, tương tục chẳng đoạn, cùng câu nghĩa kia hòa hợp tương ưng”. Lại nữa, luận Phật địa nói: “Tam thập tam thiên có một rừng tạp, do phước lực của các trời hòa hợp mà cảm nên. Giả sử các chúng trời chẳng ở tại rừng đó, cung điện v.v…, mọi sự, cùng vui v.v…, hưởng thọ, hơn kém có khác, có ngã và ngã sở thọ dụng sai biệt. Còn nếu đến tại rừng đó thì hoặc là thọ dụng hoặc là mọi sự đều không hơn kém, đều đồng thượng diệu, không ngã và ngã sở hòa hợp thọ dụng. Hay khiến bình đẳng hòa hợp thọ dụng nên gọi là rừng tạp. Đó là do sức phước nghiệp tăng thượng của các trời mỗi mỗi đều tu bình đẳng hòa hợp, nên khiến A-lại-da thức các trời đó biến hiện rừng ấy đồng xứ đồng thời đồng một tướng trạng. Do sức tăng thượng của rừng tạp ấy nên khiến chuyển thức kia cũng đồng biến hiện, tuy mỗi tự thọ dụng mà cho là không khác biệt”. Do đó, nếu người thấu đạt các pháp đều do tâm tưởng sanh tức từ thế tục môn, là Thánh hạnh xứ. Như kinh Vô Tận Ý Bồ-tát nói: “Bấy giờ, Xá-lợi-phất hỏi Vô Tận Ý: “Thiện nam! Từ xứ nào đến? Phật đó hiệu là gì, thế giới tên gì? Cách đây xa gần?” Vô Tận Ý nói:

“Xá-lợi-phất! Có tưởng đến ư?” Xá-lợi-phất nói: Thiện nam! Tôi biết tưởng rồi”. Vô Tận Ý nói: “Nếu là biết tưởng, nên không hai tướng. Bởi duyên gì mà hỏi từ xứ nào đến? Xá-lợi-phất! Có đến đi, là làm nghĩa hòa hợp, như tướng hòa hợp là không hợp chẳng hợp, không hợp chẳng hợp tức chẳng đến đi, chẳng đến đi là Thánh hạnh xứ”. Trong kinh Phật Tạng nói: “Phật dạy: Xá-lợi-phất! Tùy chỗ niệm khởi hết thảy các tưởng đều là tà kiến. Xá-lợi-phất! Tùy không chỗ có, không giác, không quán, không sanh, không diệt. Thông được như vậy, gọi là niệm Phật”. Trong kinh Hải Long Vương nói: “Phật bảo: Đại vương! Hết thảy các pháp đều từ tâm dấy khởi, tùy chỗ làm đó mà mỗi mỗi đều thành. Các pháp không trú cũng không chỗ có”. Trong luận Đại Trí Độ nói: “Bồ-tát làm sao quán tâm niệm xứ? Bồ-tát quán tâm trong ngoài. Trong tâm đó có ba tướng: Sanh, trú và diệt. Khởi nên ý niệm tâm đó chẳng từ đâu lại, diệt cũng không chỗ đến chỉ theo nhân duyên trong ngoài hòa hợp sanh. Tâm đó không có thật tướng cố định, cũng không thật sanh, từ và diệt, cũng chẳng ở trong đời quá khứ, vị lai và hiện tại. Tâm đó chẳng ở trong chẳng ở ngoài chẳng ở khoảng giữa. Tâm đó cũng không sanh không tướng. Cũng không sanh, không khiến sanh, ngoài có các thứ tạp sáu trần nhân duyên, trong có tâm tưởng điên đảo sanh diệt tương tục, nên cưỡng gọi làm tâm. Như vậy trong tâm, thật tướng tâm không thể được. Tánh tâm đó không sanh không diệt, thường là tướng tịnh, do tướng khách trần phiền não dính đắm nên gọi là tâm bất tịnh, tâm chẳng tự biết. Tại sao? Tâm đó, tưởng tâm vốn không. Tâm đó gốc ngọn không có thật pháp. Tâm đó cùng các pháp không hợp không tan, cũng không khoảng trước khoảng sau và khoảng giữa, không sắc, không hình, không đối, chỉ điên đảo hư dối sanh. Tâm đó là không: Không ngã, không ngã sở, không thường, không tướng. Người trí hay biết, người trí tuy quán sanh diệt của tâm đó, cũng chẳng được pháp thật sanh diệt. Không phân biệt dơ sạch mà được tâm thanh tịnh. Vì tâm đó thanh tịnh, không bị khách trần phiền não ;làm nhiễm. Như vậy, quán trong tâm, quán ngoài tâm, quán trong ngoài tâm v.v…, cũng lại như thế. Nên biết pháp vốn chẳng có, nhân tâm nên sanh, xa lìa nhớ tưởng mà không pháp có thể thành, dứt trừ phân biệt mà không mảy trần có thể hiện. Lại, trở lại quán nhớ tưởng phân biệt, rốt cùng không sanh. Theo tam tế (ba thời) mà mong cầu, mong cầu đó chẳng thấy, hướng đến mười phương tìm kiếm, tìm kiếm đó không dấu vết. Đã không tâm của năng khởi, cũng không vết của sở diệt. Khởi diệt đều lìa, chỗ lìa cũng không, tâm cảnh rỗng rang, gọi là kiến đạo. Ở trong kiến đạo, cùng đợi đó, chân vọng tự dung, đối trị đó, năng sở đều tuyệt. Nơi năng sở hết, tự nhiên thành Phật. Như luận Hoa Nghiêm nói: “Kinh đây nói: Dùng chút ít phương tiện bèn chóng chứng đắc Bồ-đề, chẳng đồng như quyền giáo Bồ-tát đồng với hữu vi lập năng chứng sở chứng. Trong khoảng một niệm không có năng sở. Nơi năng sở hết, gọi là Chánh giác, cũng chẳng đồng như Tiểu thừa diệt trừ năng sở. Rõ ràng năng sở vốn không động. Đó là mặt tình pháp tánh, động tĩnh đều bình đẳng. Làm bản trí chẳng phải động tịch, vọng cho là làm động. Ngu phu không rõ biết, bỏ động mà cầu tịch, làm thành khổ lớn vậy”. nên trong kinh Duy-ma nói: “Ngũ thọ ấm suốt đạt không là nghĩa khổ. Vì Tiểu thừa có mừng chán nên liền sanh khổ”.

Hỏi: đây nói chân tâm vọng tâm là Tông pháp tướng? Hay là Tông pháp tánh?

Đáp: Căn cứ theo Hoa Nghiêm Diễn Nghĩa nói: “Luận nói: Tam giới hư vọng chỉ là nhất tâm”, là nếu chấp thủ tam giới hư vọng tức là sở tác. Nay lấy năng tác làm Đệ nhất nghĩa. Luận giải thích chỉ là năng tác. Nay trong kinh nói: “Tam giới chỉ tâm chuyển” tức là thông cả năng lẫn sở. Nhưng năng sở có hai. Nếu y cứ trong Tông pháp tánh lấy Đệ nhất nghĩa tùy duyên thành có, tức làm năng tác, chỗ có tâm cảnh đều thông sở tác, vì chẳng thể nghĩ bàn luận chẳng thể nghĩ biến là nhân của hiện thức vậy. Nếu như Đệ nhất nghĩa tâm ở trong Tông pháp tướng, chỉ là chỗ mê, chẳng phải là năng tác, có ba năng biến, nghĩa là Đệ bát v.v… theo luận Duy thức nói: “Lại nữa, có nghĩa nói Tam giới duy tâm của trong kinh Đại thừa. Duy tâm đó là chỉ có nội tâm, không có sắc hương v.v…, các cảnh giới bên ngoài”. Đây nói sao biết? Như kinh Thập Địa nói: “Tam giới hư vọng, chỉ là nhất tâm tạo tác, nên tâm, ý, thức và liễu biệt v.v… bốn pháp như vậy nghĩa chỉ một, mà tên có khác”. Đây y cứ tâm tương ưng nói, chẳng phải tâm bất tương ưng nói. Tâm có hai thứ: Một là, tâm tương ưng, tức như các thứ phiền não kiết sử thọ, tưởng, hành v.v… đều tương ưng với tâm. Do đó, nên nói tâm, ý, thức và liễu biệt nghĩa chỉ một mà tên có khác. Hai là, tâm bất tương ưng, tức như Đệ nhất nghĩa đế thường trú bất biến tự tánh thanh tịnh tâm, nên nói Tam giới hư vọng, chỉ nhất tâm tạo tác, là tâm tương ưng, nay y cứ theo pháp tánh nên nói Đệ nhất nghĩa tâm lấy làm năng tác, nói chuyển là nghĩa khởi tác, cũng là nghĩa chuyển biến.

Hỏi: Như trên nói về chân tâm vọng tâm chỉ là văn lý tụ về. Đâu là môn phương tiện để được thân gần kiến tánh?

Đáp: Vọng dứt tâm không thật biết tự hiện, nếu làm tính lường so sánh càng thêm vọng tâm, chỉ lúc diệu ngộ, các duyên tự tuyệt. Như xưa kia Đức Phật ngộ đạo, có bài tụng rằng:

“Nhân muôn sao thấy ngộ,
Ngộ rồi chẳng phải sao,
Chẳng đuổi theo nơi vật,
Chẳng phải là vô tình”.

Lại nữa, trong luận Bảo Tạng nói: “Chẳng phải có chẳng phải không tông của muôn vật, chẳng phải không chẳng phải có mẹ của muôn vật. Ra đó không phương, vào đó cũng không sở. Bao hàm muôn hữu mà chẳng làm sĩ, ứng hóa muôn mối mà chẳng làm chúa, đạo tánh như vậy, đâu có thể so lường? Lúc kiến tánh tự nhiên mở bày”. Do đó, xưa trước có kệ tụng rằng:

“Vọng dứt tịch thì sanh,
Tịch sanh biết thì hiện,
Biết sanh tịch đã xả,
Rõ ràng chỉ chân tánh”.

Lại nữa, trong Tín Tâm Minh nói:

“Khoảng trước biết không,
Chỗ biết đều tông,
Phân minh chiếu cảnh,
Tùy chiếu mênh mông.
Nhất tâm có trệ,
Muôn pháp chẳng thông,
Đi lại tự vậy,
Chẳng dụng suy cùng”.

Như có người học hỏi Hòa thượng Hoàng Nghiệt: “Chỉ như hư không trước mắt có thể chẳng phải là cảnh, há không chỉ cảnh thấy tâm?” Hòa thượng bảo: “Tâm nào thấy trên cảnh? Giá sử ông được thấy nguyên lai chỉ là chiếu tâm cảnh. Như người dùng gương soi mặt, giả sử có được mặt mày rõ ràng, cũng chỉ là ảnh tượng, đâu liên quan gì đến việc ông”. Người ấy lại hỏi: “Nếu chẳng nhân soi làm sao được thấy?” Hòa thượng đáp: “Nếu trải qua nhân, thường phải gá vật. Có lúc nào rõ ràng ông không thấy đạo. Buông tay tợ như ông không một vật, khổ nhọc nói bậy vài ngàn thứ”. Người ấy lại hỏi: “Kia nếu biết rõ, lúc soi cũng không vật ư?” Hòa thượng đáp: “Nếu là không vật thì nơi nào được soi chiếu? Ông chớ mở mắt mà nói mở”. Hòa thượng bảo: “Biết nhiều trăm thứ chẳng như người không cầu đạo tối đệ nhất”.