TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 04

Hỏi: Phàm, gọi là tâm pháp. Thế nào là tâm? Thế nào là tâm pháp?

Đáp: Rõ trần thông tướng gọi là tâm vương, do gốc nhất tâm đó là tổng nguyên của các pháp. Chấp thủ trần biệt tướng gọi là số pháp. Bởi vì căn bản vô minh đó mê hoặc tánh bình đẳng nên vậy. Luận Biện Trung Biên nói: “Nếu rõ trần thông tướng gọi là tâm, chấp thủ trần biệt tướng gọi là tâm pháp.

Hỏi: Một tâm pháp đây có mấy nghĩa mà thành?

Đáp: Tâm pháp gồm có bốn nghĩa: Một là, sự tùy cảnh phân biệt thấy nghe hay biết. Hai là, pháp luận thể chỉ là số pháp sanh diệt. Hai nghĩa trên luận về tục nên có, nói về chân nên không. Ba là, không tịch của lý cùng. Bốn là, thật luận bản tánh đó chỉ là pháp Như Lai Tạng tánh chân thật.

Hỏi: Trong bốn nghĩa của tâm. Hai nghĩa trước là vọng tâm duyên lự, hai nghĩa sau là chân tâm thường trú. Ước về chân tâm thì bản tánh u huyền cùng lý không tịch, đã không số lượng, lại chẳng chỉ bày. Chỉ như vọng tâm đã liên can vào thấy nghe, lại nói là sanh diệt. Tâm duyên lự đó có bao nhiêu hành tướng?

Đáp: Có năm thứ tâm: Một là, tâm suất dĩ,(theo cảnh) nghĩa là nghe pháp mở đầu gặp cảnh bèn khởi. Hai là, tâm tầm cầu, tức đối với cảnh chưa đạt được mới có tầm cầu. Ba là, tâm quyết định, là xét biết pháp thể mà khởi quyết định. bốn là, tâm nhiễm tịnh, là pháp phân tách thích hay chán mà khởi nhiễm tịnh. Năm là, tâm đẳng lưu, là niệm niệm duyên cảnh trước sau ngang bằng. Trong Pháp Uyển Nghĩa Lâm nói: “Biện tướng của năm tâm là như nhãn thức mới đầu rơi lạc nơi cảnh, gọi là tâm suất dĩ đọa. Đồng thời ý thức trước chưa duyên đó, nay mới đồng khởi, cũng gọi là suất dĩ”. Nên luận Du-già nói: “Ý thức nhậm vận tán loạn duyên chẳng suốt, lúc tập cảnh, vô dục v.v… sanh. Khi ấy, ý thức gọi là tâm suất dĩ đọa. Lúc có dục sanh, vì tầm cầu v.v…, đều nhiếp”.

Lại như, kinh Giải Thâm Mật, và luận Quyết Trạch nói: “Năm thức đồng thời hẳn nhất định có một ý thức phân biệt, đồng thời mà chuyển, nên nhãn cùng ý gọi là tâm suất dĩ. Vì đầu và cuối rơi lạc cảnh. Đây đã duyên mới đầu, chưa biết cảnh nào làm thiện làm ác, vì rõ biết nên tiếp khởi tầm cầu, cùng dục đồng chuyển vì hy vọng cảnh. Đã tầm cầu rồi, thức biết cảnh trước, tiếp khởi quyết định, tức vì hiểu cảnh, quyết định rồi thức giới sai biệt, giữ lấy tướng của chánh nhân v.v…, đối với oán trú ác, đối với thân trú thiên, đối với trung bình trú xả. Tâm nhiễm tịnh sanh. Do nhiễm tịnh đó ý thức làm trước. Dẫn sanh nhãn thức đồng tánh khéo nhiễm, thuận trước mà khởi, gọi là tâm đẳng lưu như nhãn thức sanh, như thức v.v… cũng vậy.

Tiên đức hỏi: Năm tâm, đối với trong tám thức, mỗi tự có bao nhiêu tâm?

Đáp: Năm thức trước có bốn tâm, trừ tâm tầm cầu, vì không phân biệt. Thức thứ sáu có đủ năm tâm, thức thứ bảy không hai tâm suất dĩ và tầm cầu, mà có ba tâm quyết định, nhiễm tịnh và đẳng lưu. Nghĩa là thức thứ bảy thường duyên cảnh hiện tại, nên không tâm suất dĩ.

Hỏi: Thức thứ bảy hiện có kế độ phân biệt, sao không tâm tầm cầu?

Đáp: Phàm, tâm tầm cầu đều nương theo suất dĩ, sau đó tầm cầu mới sanh. Thức thứ bảy đã không suất dĩ nên tầm cầu cũng không.

Hỏi: Năm thức trước đã không có suất dĩ, sao không có tâm tầm cầu?

Đáp: Tầm cầu có hai duyên mới có: Một tức là tâm suất dĩ dẫn; hai tức là, tâm kế độ phân biệt. Năm thứ trước tuy có suất dĩ mà không kế độ phân biệt. Thức thứ tám có ba tâm suất dĩ, quyết định và đẳng lưu, không nhiễm tịnh và tầm cầu.

Hỏi: Thức thứ tám đồng thức thứ bảy thường duyên cảnh hiện tại, sao được có suất dĩ?

Đáp: Thức thứ bảy duyên cảnh tức không gián đoạn, thức thứ tám duyên cảnh có gián đoạn. Thức thứ tám mới đầu lúc thọ sanh, bắt đầu duyên ba cõi, vì ba thứ cảnh.

Hỏi: Mới đầu, lúc thọ sanh thức thứ bảy cũng bắt đầu duyên ba cõi, sao thức thứ tám không tâm suất dĩ?

Đáp: Thức thứ bảy tùy chỗ buộc thường duyên ngay cõi thức thứ tám. Nay hỗ trợ giúp một thức thứ bảy thường bên trong duyên một cảnh, tức không suất dĩ. Thức thứ tám ngoài duyên nhiều cảnh mà có suất dĩ. Vì không phân biệt tức không tầm cầu.

Hỏi: Trong năm tâm, tâm nào huân chủng, tâm nào không huân chủng?

Đáp: Tâm suất dĩ có hai thuyết: Một là, không huân chủng vì nhậm vận duyên cảnh không cường thạnh. Hai là, nếu duyên sanh cảnh tức không huân chủng. Nếu duyên từng nghe thục cảnh tức huân chủng, do sức xuyên suốt tập, còn các tâm khác thảy đều huân tập. Nay giải, tạm như tâm suất dĩ lúc nghe tiếng cảnh, chẳng chọn tiếng cảnh là sanh hay thục, đều huân chủng tử tiếng thật. Lại có chín tâm thành luân, rộng lược chẳng đồng. Chân lý là một. Tâm đó như luân (bánh xe) tùy cảnh mà chuyển. Nên kinh nói: “Thân chẳng niệm luân, tùy niệm mà chuyển”. Nghĩa đó như thế nào? Chư sư thuộc Thượng tọa bộ lập chín tâm luân là: Một là Hữu phần; hai là Năng dẫn phát; ba là Kiến; bốn là Tầm cầu; năm là Quán triệt; sáu là An lập; bảy là Thế dụng; tám là phản duyên; chín là Hữu phần thể. Vả lại, như mới đầu, lúc thọ sanh, chưa hay phân biệt, tâm chỉ nhậm vận duyên ở cảnh chuyên, gọi là hữu phân. Nếu có cảnh đến lúc tâm muốn duyên, bèn sanh cảnh giác, gọi là năng dẫn phát. Tâm đó đã ở trên cảnh đây, chuyển kiến chiếu thuộc kia, đã thấy kia rồi bèn thành tầm cầu. Xét thiện ác đó. đã xét kia rồi bèn suốt biết thiện ác đó mà an lập tâm, khởi lời phân biệt nói thiện ác đó, tùy thiện ác đó bèn có động tác thế dụng. Động tác đã dấy khởi muốn dừng phế đạo, nên phản việc làm trước. Đã phản duyên rồi trở về lại hữu phần. Nhậm vận duyên cảnh gọi là chín tâm. Có thể thành nghĩa luân. Trong đó, tâm kiến thồn ở sáu thức, ngoài ra chỉ ý thức. Tâm hữu phân thông với sanh tử, tâm phản duyên chỉ được tử. Nếu người ly dục chết chỉ tâm hữu phân, đã không ngã ái, không chỗ phản duyên, chẳng sanh đoái hoài luyến tiếc. Người chưa ly dục, vì tâm phản duyên mà chết có luyến ái. Nếu có cảnh đến, tức tâm có thể sanh, nếu không cảnh khác, luôn trú hữu phân nhậm vận tương tục. Nhưng tâm kiến và tâm tầm cầu trước sau không nhất định.

Hỏi: Nếu tùy theo phân biệt mà lập tâm chân vọng, ước hai tâm đó có bao nhiêu thứ?

Đáp: Luận Đại Trí Độ nói: “Có hai thứ đạo: Một là đạo tất cánh không; hai là phân biệt tốt xấu (hảo ố). Như đạo tất cánh không, còn chẳng được một, huống gì nói nhiều. Như đạo phân biệt tốt xấu. Lý theo nghĩa riêng biệt, sự mới lắm nhiều. Tạm ước nhất tâm. Xưa trước giải thích có bốn thứ: Một là Hột-lợi-đà-da, Trung Hoa gọi là Nhục đoàn tâm (quả tim), tức tâm ngũ tạng ở trong thân, như trong kinh Hoàng Đình nói rõ. Hai là Tâm duyên lự, tức đây là tám thức, vì đều hay duyên lự tự phân cảnh. Sắc là cảnh của nhãn thức, căn thân chủng tử khí thế giới là cảnh của A-lại-da thức, mỗi duyên một phần nên gọi là tự phân. Ba là Chất-đa-la, Trung Hoa gọi là Tâm tập khởi, chỉ thức thứ tám tích tập chủng tử sanh khởi hiện hành. Bốn là Càn-lật-đà-da, Trung Hoa gọi là Tâm kiên thật, cũng gọi là tâm trinh thật. Đó là chân tâm vậy. Nhưng thức thứ tám không có tự thể riêng biệt, chỉ là thân tâm. Do vì bất giác nên cùng các vọng tưởng có nghĩa hòa hợp và không hòa hợp. Nghĩa hòa hợp là hay hợp nhiễm tịnh mục đích làm tạng thức, nghĩa không hòa hợp là thể thường bất biến, mục đích làm chân như, đều là Như Lai Tạng. Nên kinh Lăng-già nói: “Tịch diệt gọi là nhất tâm, nhất tâm tức là Như Lai Tạng”. Như Lai Tạng cũng là pháp thân đang ở trong ràng buộc. Trong kinh nói: “Ẩn làm Như Lai Tạng, hiển làm pháp thân”. Nên biết bốn thứ tâm vốn đồng một thể, chỉ theo mê hay ngộ mà phân nhiều, trong kinh có kệ tụng rằng:

“Phật nói Như Lai Tạng,
Lấy làm A-lại-da,
Ác tuệ chẳng thể biết,
Tạng tức Lại-da thức.”

Có chấp chân và A-lại-da thể riêng biệt tức là ác tuệ vậy. Nhưng tuy bốn tâm đồng thể, nghĩa chân vọng riêng biệt, gốc ngọn cũng khác. Ba loại trước là tướng, một loại sau là tánh. Tánh tướng vô ngại đều là nhất tâm, tức chân tâm thứ tư lấy làm tông chỉ. Lại nữa, các bậc cổ đức rộng giải thích nhất tâm, trông ở Như Lai Tạng tâm, bao hàm cả hai nghĩa: Một là, nghĩa ước thể tuyệt tướng, tức chân như môn, nghĩa là chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh, chẳng phải sanh, chẳng phải diệt, chẳng động chuyển, bình đẳng, nhất vị, tánh không sai biệt, chúng sanh tức Niết-bàn chẳng đợi diệt. Phàm phu và Di-lặc động một ngằn mé. Hai là, nghĩa tùy duyên khởi diệt, tức sanh diệt môn, nghĩa là tùy huân chuyển động thành ở nhiễm tịnh. Nhiễm tịnh tuy thành tánh luôn chẳng động, chỉ do chẳng đồng hay thành nhiễm tịnh. Cho nên chẳng động cũng tại động môn, kinh Lăng-già nói: “Như Lai Tạng gọi là A-lại-da thức, mà cùng vô minh bảy thức cộng càng, như sóng biển lớn chẳng đoạn tuyệt”. Lại nói “Như Lai Tạng là từ vô thỉ hư ngụy ác tập huân thành, gọi là thức tạng. Nếu từ nhất tâm đó suy ngọn về gốc, gọi là Đệ nhất nghĩa, thì được giải thoát”. Đệ nhất nghĩa là tánh của duyên, nếu thấy tánh duyên thì thoát duyên ràng buộc. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Đều nhất tâm làm”. Luận nói: “Chỉ là nhất tâm, nghĩa là tất cả Tam giới chỉ do tâm chuyển. Các giáo đồng dẫn chứng thành duy tâm. Thế nào là nhất tâm mà làm Tam giới? Có ba: Một là, Nhị thừa, nghĩa là có tiền cảnh chẳng rõ duy tâm, giả sử nghe nhất tâm cũng chỉ là một của chân đế. Hoặc cho rằng do tâm chuyển biến chẳng phải đều là tâm. Hai là, Dị thục A-lại-da gọi là nhất tâm, vì chọn không ngoại cảnh nên gọi là nhất tâm. Ba là, Như Lai Tạng tánh thanh tịnh nhất tâm, lý không hai thể, nên nói là nhất tâm. Đó biết phàm Thánh hai pháp, nhiễm tịnh hai môn, không gì chẳng là nhất tâm vậy.

Lại nữa, nhất tâm đây, ước về nghĩa của tánh, tướng, thể, dụng, bản, mạt, tức, nhập v.v…, lại có mười môn: Một là, giả thuyết nhất tâm, thì người Nhị thừa cho rằng thật có ngoại pháp, chỉ do tâm biến động, nên nói nhất tâm. Còn chín môn sau thật chỉ nhất tâm. Hai là, tướng kiến đều còn nên nói nhất tâm. Đó là thông cả tám thức cùng các tâm sở đều là tướng phần sở biến, gốc ảnh đầy đủ, do có sức các chi v.v… huân tập, biến hiện quả báo y chánh v.v… trong Tam giới. Ba là, nhiếp tướng quy kiến nên nói nhất tâm, cũng thông với vương số, chỉ tướng phần sở biến không riêng biệt giống sanh, năng kiến thức sanh, mang theo ảnh kia khởi. Bốn là, nhiếp số quy vương nên nói nhất tâm, chỉ thông tám thức, vì tâm sở kia y cứ vương không thể cũng không tâm biến. Giải thích rằng: Nhiếp tướng quy kiến, Duy thức có kệ tụng rằng:

“Duy thức không cảnh giới,
Vì không trần vọng kiến,
Như người mắt có màng,
Thấy các sự lông trăng”.

Phàm, làm luận có ba nghĩa: Một là, lập nghĩa tức câu thứ nhất; hai là, dẫn chứng, tức câu thứ hai; ba là, thí dụ tức hai câu sau (ba- bốn). Luận Sở duyên duyên, chấp nhận tướng kia ở thức, và cả năng sanh thức”. Ý nói rằng: Nội thức tợ như ngoại cảnh hiện làm Sở Duyên duyên, chấp nhận cho nhãn thức v.v… cùng tướng kia khởi và theo kia sanh thức. Kết thúc nói: Các thức chỉ nội cảnh tướng làm Sở Duyên duyên, lý đó cực thành thì chẳng phải toàn vô tướng, tướng thuộc thức, nên nói quy kiến. Nhiếp số quy vương là như luận Trang Nghiêm có kệ tụng rằng:

“Tự giới và Nhị quang,
Si cùng các hoặc khởi,
Các phiền não như vậy
Nhị thật nên xa lìa.”

Giải thích rằng: Tự giới nghĩa là tự chủng tử A-lại-da thức. Nhị quang tức Năng thủ quang và sở thủ quang. Các thứ phân biệt v.v… này

do cùng vô minh và các hoặc khác nên được sanh khởi. Các phân biệt như vậy, nhị thật như vậy nhiễm ô nên cầu xa lìa. Do đó, luận có kệ tụng rằng:

“Năng thủ và sở thủ,
Hai thứ chỉ tâm quang,
Tham quang và tin quang,
Hai quang không hai pháp.”

Giải thích rằng: Người cầu Duy thức nên biết năng thủ và sở thủ. Hai thứ đó chỉ là tâm quang. Năm là, dẫn ngọn và gốc nói nhất tâm, nghĩa là bảy chuyển thức đều là bản thức, công năng sai khác nhưng thể không sai khác. Trong kinh có kệ tụng rằng:

“Thí như sóng biển lớn,
Không có bao nhiêu tướng,
Biết thức tâm như vậy,
Khác cũng chẳng thể được.”

Sáu là, nhiếp tướng quy tánh nói nhất tâm, nghĩa là tám thức đây đều không tự thể, chỉ là Như Lai Tạng bình đẳng hiển hiện. Các tướng khác đều hết. Hết thảy chúng sanh tức là tướng Niết-bàn. Kinh nói: “Có tám tướng chẳng hoại, vô tướng cũng vô tướng”. Bảy là, tánh tướng đều dung nói nhất tâm, nghĩa là Như Lai Tạng toàn thể tùy duyên, thành biện các việc, mà tự tánh đó vốn không sanh diệt, tức lý sự ấy hỗn dụng vô ngại. cho nên nhất tâm Nhị đế đều không chướng ngại. Tám là, dung sự tương nhập nói nhất tâm. Nghĩa là do tâm tánh viên dung vô ngại, dùng tánh thành sự, sự cũng hòa dung, chẳng cùng chướng ngại, một vào hết thảy, trong một một mảy trần, mỗi tự thấy pháp giới, trời, người, A-tu-la chẳng lìa một mảy trần. Chín là, toàn sự tương tức nói nhất tâm. Nghĩa là sự của y tánh, sự không sự khác biệt, tâm tánh đã không khác của đây và kia, sự cũng hết thảy là một, một tức là nhiều, nhiều tức một ngang bằng. Mười là, lưới trời vô ngại nói nhất tâm. Nghĩa là trong một có hết thảy, trong hết thảy kia lại cũng có hết thảy, lớp lớp vô tận, đều vì tâm thức Như Lai Tạng tánh viên dung vô tận, vì chân như tánh rốt ráo vô tận, vì quán hết thảy pháp tức là chân như, trong tất cả thời xứ đều là lưới trời. Như Tuyền Phục tụng rằng:

“Nếu người muốn biết lý chân không,
Trong thân chân như lại khắp ngoài,
Tính với phi tình đồng một thể,
Nơi nơi đều đồng chân pháp giới.
Chẳng lìa huyễn sắc tức thấy không,
Đó tức chân như gồm tất cả,
Ở trong một cảnh tất cả trí,
Ở trong một trí các cảnh giới.
Chỉ dùng một niệm quán các cảnh,
Hết thảy các cảnh đồng thời hội,
Nơi lúc lưới trời hiện lớp lớp,
Hết thảy trí thông không quái ngại.”

Tuyền phục là nước nơi dòng nước chảy xoáy xiết. Một là, rất sâu, hai la, xoay chuyển, ba là, khó vượt qua. Biển pháp nước xoáy cũng vậy, một là chỉ Phật mới rốt ráo; hai là chân vọng đều theo khó cùng đầu cuối; ba là, nghe không cho là không, nghe hữu cho là hữu, thì chìm đắm nơi dòng xoáy. Nếu chẳng rõ tông đây khó vượt qua biển hữu, tùy theo sóng thiện ác trôi nổi giữa châu khổ vui, chẳng gặp thuyền từ, sao lên bờ giác được? Như kệ tụng nói rằng:

“Chân như sạch pháp giới,
Một sạch chưa từng còn,
Tùy nơi duyên nhiễm tịnh,
Bèn thành mười pháp giới.”

Tùy nhiễm duyên thì thành pháp giới sáu phàm, tùy tịnh duyên thì thành pháp giới bốn chánh. Pháp giới sáu phàm tức, một là, pháp giới thiên; hai là ,pháp giới nhân; ba là, pháp giới A-tu-la; bốn là, pháp giới địa ngục; năm là pháp giới ngạ quỷ; sáu là pháp giới súc sanh. Pháp giới bốn Thánh tức, một là pháp giới Thanh văn; hai là pháp giới Duyên giác; ba là pháp giới Bồ-tát; bốn là, pháp giới Phật. Chúng sanh ở trên chân tánh, do tịnh tưởng tự khác thì lên xuống trong sáu thú, các Thánh ở trong pháp Vô vi, do trí hạnh làm sai thì bốn Thánh có cao thấp. Nhưng vết tích phàm Thánh tuy thăng giáng buộc mở tợ như khác, nhưng ở trong nhất chân pháp giới, mới đầu không chuyển động. Lại y cứ theo tông Hoa Nghiêm, nhất tâm tùy theo lý sự mà lập bốn thứ pháp giới: Một là, lý pháp giới. Giới nghĩa là tánh, vì vô tận sự pháp đều đồng một tánh. Hai là, sự pháp giới. Giới nghĩa là phân, vì mỗi mỗi nghĩa riêng biệt có phân tể. Ba là, lý sự vô ngại pháp giới, nghĩa là đầy đủ tánh phần, viên dung vô ngại. bốn là, sự sự vô ngại pháp giới, nghĩa hết thảy phân tể sự pháp mỗi mỗi đều như tánh, dung thông lớp lớp vô tận, vì mười pháp giới đây nhân sự lý bốn pháp giới tánh tướng, tức nhập chân tục dung thông xa ra vô cùng, thành lớp lớp pháp giới vô tận, nhưng phải toàn pháp giới của nhất tâm, toàn nhất tâm của pháp giới, tùy có sức hay không sức mà lập một lập nhiều, nhân giúp nhau bao gồm nhau mà hoặc ẩn hoặc hiển, như một không trung bao trùm vật tượng của sum-la, tợ một cơn nước gom sóng cả của muôn lớp. Vào trong Tông Kính thản nhiên hiển hiện.

Lại có hai thứ pháp giới sở nhập và năng nhập, như Thanh Lương sớ nói: “Trước nói rõ sở nhập gồm thể nhất chân pháp giới vô ngại, nói về tánh tướng đó chẳng vượt ngoài sự lý, tùy nghĩa đó riêng lược có năm môn: Một là Hữu vi pháp giới; hai là Vô vi pháp giới; ba là Câu thị (cũng là Hữu vi pháp giới, cũng là Vô vi pháp giới); bốn là Câu phi (chẳng phải Hữu vi pháp giới, chẳng phải Vô vi pháp giới); năm là Vô chướng ngại. Nhưng năm môn đây mỗi mỗi lại riêng có hai môn. Thứ nhất, Hữu vi pháp giới có hai: Một, bản thức hay gìn giữ chủng tử các pháp, gọi là pháp giới. Như luận nói: “Vô thỉ thời lai giới v.v…”. Đó là nói theo về nghĩa của nhân, mà thể giới đó chẳng ước pháp giới. Hai là, pháp của ba đời sai biệt biên tế, gọi là pháp giới. Như trong phẩm Bất từ nghì nói: “Hết thảy chư Phật biết tất cả pháp giới ở quá khứ đều không thừa sót v.v…”. Đó tức là nghĩa của phân tể. Thứ hai, Vô vi pháp giới có hai: Một là, tánh tịnh môn, tánh ở trong phàm vị luôn tịnh, pháp Chân như một vị không sai biệt. Hai là, ly cấu môn, nghĩa là đối trị mới hiển bày tịnh, tùy cạn sâu nên phân thành mười thứ. Thứ ba, cũng là Hữu vi pháp giới cũng là Vô vi pháp giới (Câu thị), có hai: Một là, tùy tướng môn, nghĩa là thọ tưởng hành uẩn, năm thứ sắc và tám vô vi, mười sáu pháp đó chỉ ý rõ biết, trong mười tám giới gọi là pháp giới. Hai là, vô ngại môn, nghĩa là nhất tâm pháp giới đầy đủ hai môn, đó tức: một là, tâm chân như môn, và hai, là tâm sanh diệt môn. Tuy hai môn đó đều gọi là tổng thâu gồm hết thảy các pháp, nhưng hai vị đó luôn chẳng lẫn lộn nhau. Đó như thâu gồm sóng của nước chẳng lắng, gồm nước của sóng chẳng động. Nên trong phẩm Hồi Hướng nói: “Ở Hữu vi giới bày pháp Vô vi mà chẳng diệt hoại tướng của Hữu vi. Ở Vô vi giới bày pháp Hữu vi mà chẳng phân biệt tánh của Vô vi”. Đó là nói rõ về sự lý vô ngại. thứ tư, chẳng phải Hữu vi pháp giới, chẳng phải Hữu vi pháp giới (Câu phi) có hai: Một là, hình đoạt môn, nghĩa là duyên không chẳng duyên của lý, nên chẳng phải hữu vi. Lý không chẳng lý của duyên, nên chẳng phải vô vi. Pháp thể bình đẳng, hình đoạt cả hai đều sạch. Trong kinh Đại Phẩm nói: “Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: “Pháp Bình đẳng ấy là pháp Hữu vi hay pháp Vô vi?” Phật dạy: Chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi. Tại sao? Lìa pháp Hữu vi, pháp Vô vi không thể được, lìa pháp Vô vi, pháp Hữu vi không thể được. Tu-bồ-đề! Tánh hữu vi, tánh vô vi đó, hai pháp đó chẳng hợp chẳng tan vậy”. Hai là, vô ký môn, nghĩa là pháp giới ấy lìa tướng lìa tánh, nên chẳng phải hai đó. Lại chẳng phải hai đế, lại chẳng phải hai danh ngôn năng sở khiến nên, do đó đều lìa. Trong kinh Giải Thâm Mật nói: “Tất cả các pháp, có hai thứ, đó là: Hữu vi và vô vi. Trong đó, hữu vi chẳng phải hữu vi chẳng phải vô vi. Vô vi chẳng phải vô vi chẳng phải hữu vi v.v…”. Thứ năm, vô chướng ngại pháp giới, có hai: Một là bao gồm khắp môn, nghĩa là đối với bốn môn trước tùy một tức nhiếp hết thảy còn lại, cho nên Thiện Tài đồng tử hoặc thấy núi biển, hoặc thấy nhà cửa đều gọi là nhập pháp giới. Hai là, Viên dung môn, nghĩa là dùng lý dung sự, khiến sự không chia chẻ vi trần chẳng phải nhỏ, hay dung cả mười cõi, sát hải chẳng phải lớn ngầm vào trong một mảy trần. Dùng sự hiển bày lý, khiến lý chẳng phải không phân, nghĩa là một và nhiều vô ngại, hoặc nói một pháp giới, hoặc nói các pháp giới. Nhưng do một chẳng phải một nên tức các, các chẳng phải các nên tức một, cho đến lớp lớp vô tận, do đó, Thiện Tài đồng tử tạm thời chấp tay theo kinh nhiều kiếp, mới vào lầu các, thấy khắp vô biên, đều thuộc loại đó.

Năm môn mười nghĩa trên gồm nói rõ sở nhập pháp giới. Nên dùng sáu tướng gồm chứa đó. Thứ hai là, nói rõ về năng nhập cũng có năm môn: Một là tịnh tín; hai là chánh giải; ba là tu hành; bốn là chứng đắc; năm là viên mãn. Năm môn này đối với sở nhập pháp giới trước có hai môn đó: Một là, tùy một năng nhập thông năm sở nhập, tùy một sở nhập thông năm năng nhập. Hai là, năm năng nhập đây như thứ tự đó mỗi nhập một môn. Như trên hai nghĩa tâm cảnh gồm mười môn sáu tướng viên dung, gồm làm thành một tụ. Vô chướng ngại pháp giới, như Bách Môn Nghĩa Hải nói: “Nhập pháp giới, tức trần duyên khởi pháp đó, pháp tùy trí hiển bày, dung có sai biệt là giới. Pháp đó vì vô tánh nên không phân tể, dung không hai tướng đồng ở chân tế, đồng hư không ngang bằng, khắp thông hết thảy, tùy chỗ hiển hiện không gì chẳng rõ ràng nhưng một trần đây cùng với hết thảy pháp, mỗi chẳng cùng thấy cũng chẳng cùng biết. Tại sao? Do mỗi mỗi toàn là viên mãn pháp giới. Nhiếp khắp tất cả, không pháp nào khác có thể thấy biết vậy. Trong kinh nói: “Tức pháp giới không pháp giới, pháp giới không biết pháp giới. nếu như vậy thì không pháp riêng khác có thể thấy biết. Tại sao? Vì nơi tỏ ngộ gọi đó là nhập. Lại tuy nhập mà không chỗ nhập. Nếu có chỗ nhập thì mất nghĩa các pháp tánh không. Vì vô tánh lý đồng thì nơi nơi đều nhập pháp giới”. Trước ước về tình trí phàm nhỏ, chỗ thấy tùy duyên nhiễm tịnh, thành mười pháp giới, tức thành quá độ. Nay y theo tánh khởi pháp môn của Hoa Nghiêm, đều là chân pháp giới, hoặc thành hoặc hoại, hoặc dơ hoặc sạch, toàn thành pháp giới, như kinh nói: “Phân biệt các sắc, vô lượng hoại tướng, đó gọi là thượng trí”. Xưa trước giải thích rằng: Sắc của lục đạo, hoại thiện hoại định. Sắc của Nhị thừa, hoại nhân hoại quả. Sắc của Bồ-tát, hoại có hoại không. Sắc của Phật hoại các hoại trên, hoại làm pháp giới, chẳng phải hoại, chẳng phải chẳng hoại đều là pháp giới.

Hỏi: Tâm phân bốn tên nghĩa mở tới mười thứ. Vậy danh nghĩa của thức có khoảng bao nhiêu thứ?

Đáp: Nếu theo tự tướng đồng môn không thể phân biệt, nếu theo cộng tướng dị môn, tùy nghĩa tợ phân danh theo tánh tướng có chín, nghĩa bao gồm nội ngoại có đủ năm. Danh có chín, tức: Một là, Nhãn thức; Hai là, Nhĩ thức; Ba là, Tỷ thức; Bốn là, Thiệt thức; Năm là, Thân thức; Sáu là, Ý thức; Bảy là, Mạt-na thức; Tám là, A-lại-da thức; và Chín là, Tịnh thức. Nghĩa đầy đủ năm tức: Một là, thức tự tướng, nghĩa là thức tự chứng phần. Hai là, thức sở biến nên hết thảy cảnh giới từ tâm hiện khởi. Ba là, thức tương ưng nên đồng thời với các tâm pháp thọ, tưởng, v.v…. Bốn là, thức phân vị nên bốn tướng trên của thức v.v…. Năm là, thức thật tướng, nghĩa là nhị không chân như là thật tánh của thức. Từ trên các pháp đều chẳng lìa thức, gọi chung là duy thức. Nên biết hoặc tướng hoặc tánh, hoặc cảnh hoặc tâm, cho đến phân vị sai biệt đều là duy thức, cuộn buông chẳng lìa, chung riêng đồng thời, giống như mây mốc nương hư không, tợ sóng cả trào vượt giữa biển. Các bậc cổ đức rộng giải thích nghĩa duy thức có mười môn để nói rõ hai chữ duy thức đây. Trước lìa giải, kế tiếp hợp giải. Trước tạm lìa giải; mới đầu là “duy”, sau là “thức”. Mới đầu chữ “duy” gồm có ba nghĩa: Một là, nghĩa của giản trì. Giản nghĩa là chọn ngã pháp sở chấp. Trì nghĩa là giữ lấy, giữ lấy hai tánh y tha và viên thành. Luận Duy thức nói: “Duy nói là xua lìa ngã pháp của thức. Chẳng phải không chẳng lìa tâm sở vô vi v.v… của thức”. Hai là, nghĩa của quyết định. Quyết là không lìa cảnh của tâm. Định là có tâm của nội thức. Nghĩa là Tiểu thừa lìa tâm có cảnh, thanh biện phá không nội tâm. Ba là, nghĩa hiển bày thù thắng, nghĩa là tâm vương ưu thắng, tâm sở v.v… kém liệt. Nay chỉ hiển bày ưu thắng, không nên nói kém liệt. Trong Nhị thập duy thức, luận sư Cù ba nói: “Nói duy thức đây, chỉ nêu vương thắng, lý gồm tâm sở. Như nói vua đến, chẳng phải không có bề tôi”. Tiếp theo giải nghĩa chữ “thức”, tức nghĩa liễu biệt, nghĩa là tám thứ tâm vương là tự tánh của thức v.v…, năm vị trăm pháp, lý đó cùng với sự đều chẳng lìa thức. Không như thế thì chân như nên chẳng phải duy thức, gồm các thứ khác về thức, lập chung tên thức. Trong kinh nói: “Tam giới duy tâm”. Tiếp theo nữa là Hợp giải duy thức là: Duy nghĩa là chọn bỏ (giản khứ), ngăn không cảnh ngoài, cảnh không gì chẳng có thức năng liễu biệt. Phân tách có tâm trong, tâm có chẳng phải không. Hợp tên duy thức, duy nghĩa là ngăn không dụng đó, thức là bày giải thích có thể đó. Gồm dụng quy về thể, duy tức là thức gìn giữ nghiệp thích. Phàm văn của Lục Thích chọn pháp làm diệu. Nay muốn tánh tướng đều biện rõ, tạm lược dẫn Trì nghiệp thích và Y chủ thích, có thể xứng với văn đây. thứ nhất, Trì nghiệp thích, có hai: Một là Trì nghiệp, hai là Đồng y. Vả lại, Trì nghiệp tức, trì nghĩa là giữ gìn, nghiệp nghĩa là nghiệp dụng. Như pháp thể hay trì dụng, dụng hay hiển bày thể, gọi là giữ gìn nghiệp. Như trong tạng thức: Thức là thể, tạng là dụng. Thức thể hay trì tạng dụng, tức gọi là Trì nghiệp. Lại như Diệu pháp tức là Liên hoa v.v…. Hai là, Đồng y thích, tức nhiều dụng đồng y một thể, như nói phần đoạn sanh tử tức là thân. Biến dịch sanh tử tức là thân v.v…, Do đó, sở dĩ muôn pháp dùng tâm làm thể, muôn pháp làm dụng. Pháp chẳng lìa tâm, dụng chẳng lìa thể. Tâm thể hay giữ gìn muôn pháp. Pháp tức là tâm, dụng tức là thể, gọi là Trì nghiệp thích. Nếu hết thảy pháp chẳng được giữ gìn của tự tâm, thì không một pháp có thể lập. Lại nữa, nếu không pháp thì không nghiệp dụng, không dụng tức không thể hiển bày thể. Nên biết hết thảy pháp là tâm, tâm là hết thảy pháp. Thể dụng cùng thành chẳng phải một, chẳng phải hai. Thứ hai, Y chủ thích, có hai: Một là Y chủ thích, hai là Y sĩ thích. Y chủ là có pháp dùng hơn giải thích kém, dẫn liệt đến hơn để rõ bày danh. Như nói nhãn thức. Nhãn là sở y – tức thắng, thức là năng y – tức liệt. Dùng mắt thù thắng giải thích thức kém cỏi nên dẫn liệt đến thắng để làm rõ tên đó là thức của nhãn nên y chủ thích vậy. Hoặc dùng riêng chọn chung, y chủ tức riêng danh hơn đồng danh kém. Hai là, Y sĩ thích, nghĩa là pháp kém là sĩ dụng của hơn pháp, nên đem pháp kém giải ở pháp hơn, pháp hơn theo pháp kém để rõ bày tên. Như nói Trạch diệt vô vi, Trạch diệt là hữu vi tức liệt, vô vi tức hơn, đem hơn đến kém để rõ bày tên y sĩ thích. Do, biết tâm vương là hơn, pháp là năng y tức kém. Đem kém hiển bày hơn, vì pháp của tâm tức y chủ thích. Không một pháp nào chẳng thuộc tâm. Nếu đem hết thảy pháp hiển bày tâm, đem kém hiển bày hơn vì tâm của pháp tức Y sĩ thích. Do đó, trong Tông Kính đối với trong Trì nghiệp có Tài y thích, Chủ y thích, Sĩ lân thích ,Cận đái thích, Số thích, sáu thứ chẳng vượt ngoài hai thứ Trì nghiệp thích và Y chủ thích. Văn sau chẳng lại mỗi mỗi rộng nói rõ theo một lệ đó tự nhiên không mê hoặc.

Hỏi: Đây nói chỉ ngăn ngoại cảnh chẳng có, là ngăn cảnh của lìa tâm, hay ngăn cảnh chẳng lìa tâm?

Đáp: Nếu bày vậy sao mất nạn, cả hai đều có lỗi. Nếu ngăn cảnh của lìa tâm là không, ngoài ra có tướng phần chẳng lìa tâm đâu?

Hỏi: Cớ sao chỉ nói duy thức, chẳng nói là duy cảnh thức? Nếu ngăn cảnh lìa tâm là không, nên chỉ có ba phần năng biến. Thiếu lỗi tướng phần sở biến, làm sao giải thích thông suốt?

Đáp: Nói duy thức là ngăn cảnh ngoài tâm không, chẳng ngăn cảnh trong chẳng lìa tướng phần của thức là không.

Hỏi: Cảnh trong cùng thức đã đều chẳng phải không, cớ sao chỉ nói là duy thức, mà chẳng nói là duy cảnh thức ư?

Đáp: Vì Bồ-tát Hộ Pháp nói cảnh danh thông cả trong ngoài. Nghĩa là có cảnh lìa tâm và cảnh chẳng lìa tâm, sợ lạm cảnh bên ngoài nên chỉ nói là duy thức. Do đó, trong luận Duy thức nói: “Nghĩa là các kẻ ngu mê chấp cảnh ngoài khởi nghiệp phiền não, sanh tử luân hồi, chẳng hiểu biết quán tâm, chẳng phải nghĩa là cảnh bên trong tướng phần như ngoài đều không”.

Hỏi: Duy thức tánh và duy thức có gì đồng dị?

Đáp: Mỗi một thứ có hai nghĩa. Duy thức tánh có hai nghĩa là: Một là, hư vọng duy thức tánh tức bỏ đi thanh tịnh của biến kế tánh. Hai là, chân thật duy thức tánh, tức thanh tịnh chứng được của viên thành thật tánh. Nếu nói về duy thức, cũng có hai nghĩa: Một là, thế tục duy thức, tức sở đoạn thanh tịnh của y tha khởi. Hai là, thắng nghĩa duy thức, tức thanh tịnh có được của viên thành thật. Lại nói duy thức tánh tướng chẳng đồng, tướng là y tha. Duy là hữu vi thông lậu và vô lậu. Tánh tức là viên thành, duy là chân như, vô vi vô lậu. Lại nói chỉ nói thức là nghĩa liễu biệt, ý nói là năm vị trăm pháp lý đó cùng sự chẳng lìa thức, nay gồm kết quy về thức, chung gọi tên thức. Vì muôn pháp đều do tâm khởi, nhưng tức chẳng phải chỉ thức của một người cũng chẳng phải chỉ một thức. Lại không thức nào khác v.v… vượt ngoài thể duy thức: Một là, sở quán vượt ngoài thể tức chấp thủ năm vị trăm pháp làm thể, vì quán chung cả pháp Hữu vi và vô vi, tức lấy thức tướng thức tánh, hợp làm duy thức thể đều chẳng lìa thức. Hai là, năng quán vượt ngoài thể tức chỉ chấp thủ tâm tâm sở làm thể vì tâm sở cùng thức thường tương ưng, tức chỉ năng chẳng phải sở. Nếu rơi theo duy thức quán tức chấp thủ tuệ của trong cảnh làm thể, vì ở cảnh ở quán quán sát hơn vậy.

Lại nói rõ về sai biệt của duy thức gồm nhiếp các duyên và lý, có mười thứ đó:

Một là, nghĩa bỏ hư tồn thật. Khiển là trừ khiển, hư là hư vọng. Quán xét biến kế sở chấp chỉ là hư vọng khởi đều không thể dụng. chánh nên khiển trừ, vì tình có lý không. Tồn nghĩa là lưu, thật nghĩa là thật hữu, tức quán sát y tha và viên thành pháp thể là thật có, là cảnh của căn bản trí và hậu đắc trí, chánh nên lưu giữ, vì lý có tình không vậy. Bởi vì tất cả các loài dị sanh, Tiểu thừa từ vô thỉ đến nay lầm chấp ngã pháp là có, Bồ-tát Thanh Biện v.v… lầm bác lý sự là không. Nay đối trong duy thức quán, bỏ hư vọng là không quán, đối với bỏ chấp còn thật là quán hữu, đối với bỏ chấp không chẳng phải hữu chẳng phải không, vì pháp không phân biệt, lìa lời lẽ giải thích.

Hai là, nghĩa xã lạm lưu thuần. Xã là xã ly, lạm tức là xâm lấn nhau, lưu nghĩa là tồn lưu, thuần là không tạp. Tuy quán sự lý có cảnh có tâm, vì tâm chẳng riêng khởi. Do cảnh có xâm lấn,bỏ, đó chẳng gọi là duy. Tâm thể đã thuần, lưu lại nói duy thức. Nên luận Duy thức nói: “Ta chỉ có trong, cảnh cũng thông ngoài, sợ xâm lấn cảnh ngoài, chỉ nói duy thức, chẳng vì cảnh trong, như ngoài đều không”. Nên kinh Hoa Nghiêm nói: “Tam giới duy tâm”.

Ba là, nghĩa nhiếp mạt quy bản. Nhiếp nghĩa là thâu gồm nhiếp mạt tức là kiến phần tướng phần, quy tức là hướng về bản, nghĩa là tự chứng phần của thức. Vì đó là thể sở y. Nay nhiếp mạt kiến phần tướng phần, quy bản thể tự chứng phần, nên nói duy thức. Nên trong kinh Giải Thâm Mật nói: “Sở duyên của các thức, là chỗ hiện của duy thức”.

Bốn là, nghĩa ẩn kém hiển hơn nghĩa là vương sở đều hay thị hiện. Tâm sở tức liệt, vì y tha khởi, ẩn kém chẳng chấp thủ, tâm vương tức hơn, vì thể sở y, nên nói duy thức, tức gọi là hiển hơn nên trong luận Trang Nghiêm nói: “Tâm nào tợ hai hiện, như vậy tợ tham v.v…”.

Năm là, nghĩa bỏ tướng chứng tánh, thức nói chỗ bày đủ có sự lý. Sự nghĩa là tướng dụng mà chẳng chấp thủ. Lý làm thể tánh nên cầu làm chứng. Nên trong luận Nhiếp Đại thừa có kệ tụng rằng:

“Nương dây khởi tưởng rắn,
Thấy dây biết là không,
Chứng thấy kia rõ ràng,
Mới biết rõ tánh loạn”.

Sáu là, nghĩa cảnh. Cảnh nghĩa là cảnh sở quán, thức tức là tâm năng quán. Cảnh sở quán đây do thức biến hiện, cảnh chẳng lìa thức. Nghĩa lập cảnh duy thức, trong kinh A-tỳ-đạt-ma nói: “Chỗ thấy của quỷ, người, trời v.v…, mỗi tự riêng khác”.

Bảy là, nghĩa giáo, tức giáo năng phân tánh, vì thuyết có nghĩa duy thức. Kinh Lăng-già có kệ tụng rằng:

“Do tự tâm chấp trước,
Tâm tợ cảnh ngoài chuyển,
Chỗ thấy kia chẳng có,
Cho nên nói duy thức”.

Tám là, nghĩa lý. Nói lý duy thức, Duy thức có bài tụng rằng:

“Các thức đó chuyển biến,
Phân biệt sở phân biệt,
Do đây kia đều không,
Nên hết thảy duy thức”.

Chín là, nghĩa hạnh. Hạnh nghĩa là quán hạnh, tức Bồ-tát tại định vị, khởi quán bốn tầm tư v.v… tức quán hạnh và định đều chẳng lìa thức. Luận Du-già có kệ tụng rằng:

“Bồ-tát nói định vị,
Quán cảnh chỉ là tâm v.v…”

Mười là, nghĩa quả, nghĩa là tứ trí Phật quả, công đức Bồ-tát có được đều chẳng lìa thức, nên luận Trang Nghiêm nói: “Chân như không cảnh thức, là tịnh vô lậu giới v.v…”.

Như trên mười nghĩa tánh, tướng, cảnh, trí, giáo, lý, hạnh, quả, v.v… đều chỉ là thức, không có một pháp mà chẳng chỗ nêu, nên xưng là vua của trong các kinh liễu nghĩa, là cha của các Thánh tựa nương. Nếu có người gặp chóng dứt hy vọng, không một pháp nào mà có thể cầu, không một sự nào mà chẳng đủ, toàn được trân bảo vô thượng của Như Lai, sao đồng ngọc phát trong núi hiển gai góc. Đã tham tầm linh châu bí mật trong biển giáo há sánh với dưới cổ của ly long, bèn được hết ngằn khổ của chúng sanh, đoạn nguồn bệnh của phiền não, một niệm công toàn, muôn đường tự chánh. Do đó, trong kinh Pháp Hoa nói: “Như ao trong mát, hay đầy đủ cho tất cả mọi người khát thiếu, như người lạnh được lửa, kẻ trần truồng được áo mặc, như người thương buôn được chủ, như con gặp mẹ, như qua sông gặp thuyền, như người bệnh gặp thầy thuốc, như tối được đèn, như nghèo khổ được của báu, như dân gặp vua, như khách buôn được biển, như đuốc trừ tối. Kinh Pháp Hoa đây cũng lại như vậy, hay khiến chúng sanh lìa tất cả khổ, lìa tất cả bệnh tật, hay mở tất cả trói buộc của sanh tử. Nên biết chỉ đây là chân thật, muôn pháp đều không”. Lấy đó mà nêu tông lại không gì sánh bằng. Như kinh Quán Pháp nói: “Kia có vị Bồ-tát tên là Thượng Thủ làm một khất sĩ vào thành khất thực. Bấy giờ có vị Tỳ-kheo tên là Hằng-già nói cùng khất sĩ rằng: “Ông từ đâu đến?” Vị khất sĩ đáp:

“Tôi từ trong chân thật đến”. Hằng-già lại hỏi: “Sao gọi là chân thật?” Vị khất sĩ đáp: “Vì tịch diệt nên gọi là chân thật”. Hằng-già lại hỏi: “Trong tịch diệt tướng có sở cầu hay không sở cầu?” Vị khất sĩ đáp: “Không sở cầu”. Hằng-già lại hỏi: “Trong sở cầu, dùng gì để cầu?” Vị khất sĩ đáp: “có chỗ cầu là hết thảy đều không, được đó cũng không, đắm đó cũng không, thật đó cũng không, tịch diệt Niết-bàn, hết thảy hư không phần giới cũng lại đều không. Tôi làm lần lượt pháp không như vậy mà cầu chân thật”. Nên biết nếu hay đối với trên mỗi mỗi pháp mà cầu không, thì trong mỗi mỗi môn giải thoát. nếu nhân, pháp, hỏi đáp, nói năng, qua lại, như vật tượng trong Tông Kính. Do đó, hoặc tượng hoặc sáng hết thảy đều không. Chỉ có thể của kính hằng thường phô bày khắp hết thảy xứ chưa từng vào ra. Nên nói tôi làm lần lượt pháp không như vậy mà cầu chân thật, tức biết hết thảy pháp đều là chân thật. Tôi ở trong không chỗ cầu nên mong cầu đó vậy. Cũng là, phàm người cầu pháp, đối với hết thảy pháp nên không chỗ cầu. Nên Đại sư Dung nói: “Nếu có một pháp có thể được, tức là chẳng phải lúc cầu vậy”. Do đó, trong kinh Tịnh danh nói: “Không, phải cầu ở đâu?” Đáp: “Phải đến trong sáu mươi hai kiến mà cầu”. Lại hỏi: “Sáu mươi hai kiến phải cầu ở đâu?” Đáp: “Phải ở trong giải thoát của chư Phật mà cầu”. Lại hỏi: “Giải thoát của chư Phật phải cầu ở đâu?” Đáp: “Phải ở trong tâm hành của hết thảy chúng sanh mà cầu”. Xưa trước giải thích rằng: Không trí nhân ở kiến sanh thì không trí không tánh, không tánh nên trí không, nên gọi là không trí. Tà kiến nhân giải thoát của chư Phật mà có. Tà nhân chánh sanh, tà kiến cũng không vậy, tức ước thể không đó không hai, do đó, hỗ tương cầu lý không đâu chẳng khắp. Giải thích rằng: Tà chánh đã thể vốn đồng không lý, lại chưa từng tạm ẩn, nếu đến trong tánh bình đẳng đây tức chẳng phải cầu. Vì người chưa biết mà nói cầu vậy. Như nghĩa vô sanh nói, như trong kinh nói: “Nguyện cầu tuệ chư Phật, cũng không đắm nguyện cầu”. Cầu tuệ Phật còn không cho tham trước, huống gì các thiện pháp khác. Lại nữa, Bồ-tát dùng lìa nguyện cầu, chỉ không biết cầu Phật đạo, Bồ-tát nên phát nguyện, chỉ nói: “Ta nguyện cầu Phật đạo”. Chúng sanh nhân đó mới phát tâm mà cầu Phật đạo, được ý tự biết không chỗ cầu vậy. Giải được như trên thì niệm niệm cùng với thật tướng tương ưng, lại không các niệm khác vậy. Do đó, kinh Lăng-già nói: “Mỗi mỗi tướng tương ưng, xa lìa các quả kiến”. Phải biết nếu đối với các tướng thường cùng với thật tướng tương ưng, tự nhiên xa lìa các lỗi quá, hội cùng Đệ nhất nghĩa đế, thanh tịnh chân tâm, sáng ngời thấu suốt, mà không niệm đắm trước, tức sự tức như, chỉ tâm thẳng tiến, tức chỗ chấp nhận của Phật, cảnh của tự giác vậy. Nên trong luận có kệ tụng rằng:

“Tự biết chẳng theo khác,
Tịch diệt không hý luận,
Không khác không phân biệt,
Đó gọi là thật tướng”.

Hỏi: Duy thức đây, đại ước có mấy thứ?

Đáp: Lược có hai thứ: Một là cụ phần; hai là chẳng cụ phần. Cụ phần duy thức dùng lý vô tánh, thành nghĩa chân như tùy duyên, thì không sanh diệt cùng sanh diệt hòa hợp, chẳng phải một chẳng phải khác, gọi là A-lại-da thức, tức là cụ phần. Nếu chẳng toàn hoàn y cứ chân tâm, sự chẳng nương lý, nên chỉ theo sanh diệt, bèn chẳng phải cụ phần. Hoặc nói: “Ngoài ảnh có chất làm nửa đầu duy thức, chất ảnh đều ảnh làm cụ phần”. Đó là cụ phần của trong Duy thức tông vậy. Lại, nếu quyết định tin vào, đó là chánh lý duy thức, chóng đạt đến Bồ-đề, như lên xe mà đứng đến phương xa, như lên thuyền mà ngồi lên bờ kia. Như luận Thành duy thức bảo sanh nói: “Nghĩa là y cứ Đại thừa thành lập Tam giới, chỉ duy là thức”. Giải thích rằng: Như điều kinh nói Đại thừa, nghĩa là đường sở hành của Bồ-đề-tát-đỏa, và thắng quả của Phật. Làm được đó nên tu Duy thức quán, đó là không lầm lỗi phương tiện chánh lộ. Vì loại đó nên hiển bày phương tiện kia, các thứ hành tướng ở trong các kinh mà rộng tuyên nói, như đất nước gió lửa đều là chỗ gìn giữ vật, phẩm loại khó đều, nơi chốn vô biên, do đó xét biết tự tâm tướng hiện bèn ở các xứ xả bỏ ngoại tướng đó, xa lìa vui thích. Lại quán biển hữu, ồn lắng không sai, bỏ đường nhỏ kia, dứt mong ước Đại thừa, và ở các hữu với loại đắm trước, quán như bờ hiểm, rất sanh khiếp sợ, hướng thẳng đến trung đạo. Nếu biết chỉ là việc làm của tự tâm, vô biên tư lương dễ làm tích tập, chẳng đợi nhiều thời gian, như ít dụng công hay thành việc lớn. Khó vào hành xứ, giống như trong lòng bàn tay, do vì lý đó, nên chỗ có mong cầu sẽ hay viên mãn, tùy ý mà chuyển.