tông cửu quá

Phật Quang Đại Từ Điển

(宗九過) Cũng gọi: Tự tông cửu quá. Tiếng dùng trong Nhân minh. Chín lỗi của Tông(1 trong 3 chi tác pháp của Nhân minh). 1. Hiện lượng tương vi (Phạm: Pratyakwa-virodha, Pratyakwavirudha): Tức lỗi trái với hiện lượng(sự nhận biết trực tiếp). Tương vi nghĩa là trái ngược, mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau. 2. Tỉ lượng tương vi (Phạm: Anumàna-virudha): Tức lỗi trái với tỉ lượng(sự nhận biết suy lí, so sánh). 3. Tự giáo tương vi(Phạm:Svasastravirodha, Àgama-virodha): Tức lỗi trái nhau giữa Tông do người lập luận lập ra và giáo nghĩa mà người ấy noi theo. 4. Thế gian tương vi (Phạm: Lokavirodha): Tức lỗi trái với sự hiểu biết thông thường mà người thế gian cùng thừa nhận. 5. Tự ngữ tương vi(Phạm:Svavacanavirodha) Tức lỗi trái ngược, mâu thuẫn lẫn nhau giữa tiền trần(chủ từ) và hậu trần(tân từ) của Tông do người lập luận lập ra. 6. Năng biệt bất cực thành (Phạm: Vizewaịàprasiddha, Aprasiddha-vizew aịa): Tức lỗi năngbiệt(hậu trần) của Tông không được đối phương chấp nhận. 7. Sở biệt bất cực thành (Phạm: Vizewàprasiddha, Aprasiddha-vizewya): Tức sở biệt(tiền trần) của Tông không được đối phương chấp nhận. 8. Câu bất cực thành (Phạm: Ubhayàprasiddha, Aprasiddhobhaya): Tức lỗi tiền trần và hậu trần đều không được đối phương chấp nhận. 9. Tương phù cực thành (Phạm: Prasiddha-saôbandha): Nhân minh qui định rằng Tông thể(tức sự liên kết giữa chủ từ và tân từ của Tông thành một mệnh đề có ý nghĩa hoàn chỉnh) phải là cái mà cả đôi bên đều không chấp nhận, như thế mới có sự tất yếu tranh luận. Trái lại, nếu lập một sự kiện đã được mọi người thừa nhận thì không còn ý nghĩa đối luận nữa. Trong 9 lỗi nói trên, trừ các lỗi 6, 7, 8 là lỗi của Tông y, các lỗi còn lại đều là lỗi của Tông thể. Năm lỗi trước là lỗi trái với hiện lượng, tỉ lượng, gọi chung là Năm lỗi tương vi; 4 lỗi sau là lỗi về sở biệt, năng biệt, cực thành, bất cực thành, gọi chung là Bốn lỗi bất cực thành. Trong đó, 5 lỗi tương vi là do Mục túc tiên nhân và ngài Trần na đã lập ra từ trước, còn 4 lỗi bất cực thành thì do đệ tử ngài Trần na là luận sư Thương yết na chủ mới lập ra sau. [X. luận Nhân minh nhập chính lí; Nhân minh nhập chính líluận sớQ.trung; Nhân minh nhập chính lí luận sớ thụy nguyên kí Q.4]. (xt. Nhân Minh).