TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI TỐNG

Đại Sư Thông Tuệ chùa Thiên Thọ ở Tả Nhai Tứ Tử Sa-môn Tán Ninh v.v… vâng sắc soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 22

 

CHƯƠNG SÁU: CẢM THÔNG

TRONG PHẦN 5 CỦA CHƯƠNG VI

(chánh truyện có mười ba vị, phụ có năm vị)

1. Truyện ngài Như Mẫn trụ viện Linh Thọ ở Thiều Châu, thời Tiền Đường:

Thích Như Mẫn, người ở đất Mân. Ban đầu gặp được Thiền sư An, bèn hoằng hóa hưng thạnh ở Lãnh Ngoại, Sư thật có nhiều dị tích. Sư là người khoan dung, đốc lòng, không duyên cớ thì ít nói. Thương xót sâu sắc những kẻ ngu mê, dẫn hạnh khuyên răn. Phiên Bá Phiên Ngung họ Lư mỗi lúc đến thưa hỏi, thường biết ngược trở lại, xem xét đều khế hợp. Quảng chủ Dịch Thế kính phụng chu toàn thường luôn lễ yết, nếu có điều nghi ngờ chưa quyết đoán, thì đến thẳng thưa hỏi. Sư cũng không ghét ganh, mở miệng nói ra đều là phép tắc, bấy giờ gọi đó là khất nguyện, bèn riêng gọi Sư là “Tri Thánh Đại Sư”.

Ban đầu, Sư dùng một người chuyên tu khổ hạnh làm thị giả, rất xứng hợp tâm ý, gọi người đó là Sở Do. Một hôm, sở do theo Sư lên Sơn Tích. Sư lại, ngầm bảo xuống núi, Sở Do quay lại trông thấy Sư ẩn xuống đất, và Sở Do bèn ẩn mình trong cỏ, phủ che kín thân hình, giây lâu dò xét, thấy Sư mới xuất hiện, liền chạy đến nghinh đón hỏi rằng: “Sư sang nơi nào?” Khi đó như có người chết từ huyệt đất mà ra, Sư nghiêm răn rằng: “Sở Do! Ông không nên nói ra ngoài, kéo ta mất việc nhàn”.

Sau, Sư thị tịch tại Viện, toàn thân không rã. Mọi việc trong lễ tang, xây tháp đều do quan cúng dường. Nay xưng hiệu Sư là “Linh Thọ Thiền Sư”, tháp hiệu là “Chân thân”.

Liên hệ thử bàn:

Nếu Linh Thọ gặp Đại An, thì thọ lạp lâu dài mãi, tuổi thọ con người cũng có thường hạn. Nghi đó cũng là chỗ nghe dị từ.

2. Truyện ngài Toàn Tể ở núi Thiên Thai, thời Hậu Đường:

Thích Toàn Tể, họ Thẩm, người xứ Tiền Đường. Lúc còn ẳm, Sư đã không thích ăn các thứ máu huyết tanh nồng. Mẹ của Sư nhiều lần trông thấy điềm lành, khuyên đưa Sư đến Đại Sư Pháp Tế ở Kinh Sơn cạo tóc xuất gia.

Đến lúc tu Thiền quán, Sư thường vượt trội, chẳng xen tạp phong trần. Sư kính mến mười hai môn đầu-đà, dùng đó để trang nghiêm đạo hạnh. Đến nỗi có lời đồn Sư là: “Tể Đạo”. Đến lúc du phương tham thỉnh, Sư được Thiền Sư Thạch Sương ấn chứng, thầm bảo nhậm cho. Sư đến núi Thiên Thai trong hang tối, để trọn chí khí. Tại hang núi ấy cùng với Hàn Sơn Tử Ân Cư ở Đối Trĩ, đều là nơi có lắm quỷ mị mộc quái. Sư ẩn cư tại đó hơn hai mươi năm, khiến chim ác đổi hót, sơn tinh nhường hang. Sư vào ra kinh hành, quỷ thầm chăm lo mọi việc, hoặc quét dọn đường đi, hoặc theo hầu bên cạnh, hoặc thay việc múc nước, hái trái cúng dường. Bấy giờ mọi người thường thấy chứ Sư không hề nói.

Sau, đến niên hiệu Thiên Thành thứ 930), các Thiền lữ ở Kính Sơn thỉnh Sư về ở tại Viện Trấn Quốc. Sư thị tịch tại bổn viện, nơi Sư xuất gia.

3. Truyện ngài Hoài Tuấn ở Ba Đông, thời Hậu Tấn:

Thích Hoài Tuấn, không rõ Sư là người xứ nào, Sư là vị tăng vừa ngu độn lại vừa ngông cuồng. Ngài biết trước việc chưa xảy ra nhưng ứng hợp như thần.

Trong niên hiệu Càn Ninh (89 – 898) thời Tiền Đường, tự nhiên Sư đến Ba Đông. Sư lại có tài Thảo Thánh, bút pháp thiên nhiên, hoặc trên vách tường chùa quán tiệm chợ viết lời kinh Phật, Pháp Đạo. Cho đến những ngôn từ thi ca quê kịch, thô bỉ không thứ nào chẳng nhóm họp ở đầu ngọn bút của Sư. Sư nói với họ là: “A-Duy!” mà thôi. Dân chúng trong vùng coi như bậc thánh hiền. Thứ sử Vu Công sợ đó là Sư mê hoặc quần chúng bèn bắt giam vào ngục mà vặn hỏi, Sư bèn dùng thơ đáp suốt hành trạng. Từ ý thì Tây Đông của Mân Xuyên, nhưng chướng cú bóng bẩy. Châu Tướng lấy làm lạ nên thả Sư. Lại rõ được yếu chỉ, nghi Sư ở trong biển chẳng lẽ thuộc dòng phái của Ngài Bôi Độ ư? Hành lữ đi qua đều neo thuyền mà yết lễ. Sư biện rõ mọi việc tốt xấu trên dưới eo biển, các việc lợi độn của việc kinh cầu buôn bán mọi vật.. Nếu các khách khẩn cầu, Sư chỉ viết năm ba hàng, không hề nói rõ. Việc ấy rất kín nhiệm mà ứng nghiệm. Bấy giờ, Kinh Nam Đại Hiệu Chu Sùng Tân đến tham yết, Sư để thư cho biết “Giao cho Hoàng Đô khám xét”. Sau đó, Sùng Tân vào triều cống, nhân bị Vương Soái Nam khám xét, bèn trói giam tại Nam Phủ, cuối cùng bị giết chết. Áp Xuyên Tôn Đạo Năng qua đòi bèn an táng tại nền chùa cổ Trúc Lâm. Hoàng Phủ Huyễn Tri Châu, bèn họa một người mang gậy, một người nữ ở bên cạnh, sau đó lấy con gái nhà dân, bị kiện tụng, thêm giam hãm vào Phủ. Có Mục Chiêu tiếp nối, vốn chủng tộc Ba-tư, thuở nhỏ rất giỏi nghề thầy thuốc, theo cha đến tham yết. Sư bèn họa hình Đạo Sĩ cỡi mây nâng một cái bầu, Sư viết rằng: “Chỉ huy Sứ Cao mổ điệp nha thôi”. Mục Sanh sau lấy y thuật hữu hiệu. Nam Bình Vương Cao theo lời dạy răn khuyên bỏ Đạo theo Nho, giản trao cho nhiếp phủ nha thội. Gặp lúc Vương Soái đánh phạt Kinh Châu Sư bèn làm thơ đưa sang Nam Bình Vương đề rằng: Đầu ngựa tạm vào đường Dương Châu, thân quyến phải nên sửa mắt xem”. Năm đó, Cao Thị thua thật ở Hoài Hải, bèn mở trùng vây. Sư có các dị tích khác phần nhiều như thế cả. Bỗng một hôm, Sư đề trên lá chuối: “Ngày nay đã trả lại nghiệp trái” để ở giữa sân. Châu Huyện không còn tra xét đến cùng, mọi người qua lại phần nhiều thấy lạ mà chẳng để ý. Bỗng nhiên Sư bị người giết hại, thân một nơi đầu một chỗ. Thứ sử vì thế, lo việc lễ tang trà-tỳ.

4. Truyện ngài Hạnh Tuân trụ Viện Quang Quốc ở Lãng Châu thời Hậu Tấn:

Thích Hạnh Tuân, là con thứ của Mân Vương, họ Vương ở Phước Châu. Lúc Vua Trang Tông thời Hậu Đường lên ngội Sư vào Phương Vật thuộc Lạc Tiến. Nhân đó dừng ở tại Kinh Để. Cuối niên hiệu Đồng Quang (926) gặp phải vua Minh Tông sắp vào. Binh lính nổi loạn, Sư bèn tự cắt tóc thay đổi sắc phục làm tăng, ẩn thân tại Ba Thục, mãi đến niên hiệu Khai Vận (9 – 97) thời Hậu Tấn.

Dung mạo Ngài như người hơn bảy mươi tuổi, nhưng sức lực chẳng suy kém, nếu có người hỏi Sư về tuổi tác thì Sư im lặng. Sư đến ngụ tại Thiền Viện Quang Quốc ở Lãng Châu. Tăng chúng trong Viện chuyên hành trì pháp luật, mọi người không biết Sư có tuân theo chăng? Có người nhà họ Lý thiết trai cúng dường, đang lúc ăn uống, Sư vụt đứng dậy đi nhanh ra cửa, gọi gắt như có diều trách. Sư bảo người nhà họ Lý rằng: “Đêm nay có hỏa tai phát xuất từ phía Đông Nam đến đường cái phía Tây Bắc, những người ở chung quanh đều bảo họ chuẩn bị”. Quả nhiên đêm đó lửa cháy thiêu rụi không sót một thứ gì. Mọi người đến hỏi Sư về nguyên nhân, Sư bảo: “Hom qua thấy một người phụ nữ mặc áo mầu hồng cầm đuốc đi ngang qua, Lão tăng chận đuổi theo không kịp!” Sư lại đến nhà Triệu Pháp Tào, chỉ dưới gốc cây đào, bảo: Dưới đó có tiền” mà không nói rõ số lượng bao nhiêu, Triệu Pháp Tào bèn gọi người đến đào bới, có được cái soong lớn, vừa lúc đó gặp khách đến, vì đứa bé trong nhàmà lấy. Ồn ào trong chốc lát, đều hóa thành bùn xanh. Mọi người đều tranh giành được hơn trăm. Sau kêu người trát quét vách cửa bị hư mục đó, thường thường có vậy. Có lẽ Sư đi ngang qua phần mộ người chết mà biết đươc sự tốt xấu ở trong nhà người đó. Còn như phong giác chim thú, đối với sự thấy nghe mà dự nói họa phước, thì sau lại khế hợp. Nên khắp Châu Lư xa gần đều lấy lời nói trước là sự thật.

Sau, Sư thị tịch ở núi An Ngọc, vào thời Hậu Tấn, tăng đồ lo việc tang lễ trà-tỳ.

5. Truyện ngài Vong Danh ở Tương Châu, Thời Hậu Tấn:

Thích Vong Danh, không rõ Sư là người xứ nào. Ngài du phương hỏi Đạo, chẳng sợ gian truân khó khổ. Các chốn danh sơn thằng cảnh đều đi hỏi khắp.

Vào niên hiệu Thiên Phúc (936 – 93), Sư đến Tương Châu trụ trong một thiền viện, cùng một vị tăng thuần lương giữ Pháp, đồng cấm túc ba tháng, vị tăng ấy tuần tự nói lắm điều lạ lùng, tự xưng tên là Pháp Bổn. Sớm tối cùng ở một nơi, tâm thanh nhã cùng ở như quyến thuộc Phật pháp đã từ lâu. Ngài Pháp Bổn nói: “Tôi xuất gia tu học tại chùa Trúc Lâm ở phía Tây Nghiệp Đô. Phía trước chùa có một trụ đá, sau nầy, lúc nào nhàn rỗi xin mời Ngài cùng ghé thăm”. Về sau, Sư nhớ nghĩ lời ước hẹn trước, nhân tiện sang tìm hỏi. Sư đến trong một ngôi làng dưới núi, vào một A-lan-nhã dừng nghỉ qua đêm, hỏi vị tăng ở đó rằng: “Từ đây đến chùa Trúc Lâm xa hay gần?”. Vị tăng ấy đưa tay chỉ bên cạnh một ngọn núi riêng lẻ ở xa xa mà bảo rằng: “Ở nơi ấy”, những người già xưa tương truyền đó là chỗ ở của bậc Thánh Hiền xưa kia, nay chỉ còn tên gọi mà thôi, nên không có nơi để làm tinh lô, tịnh xá, lập Phật an tăng”. Sư sanh nghi ngờ, đợi đến sáng hôm sau liền đến đó. Khi đã thấy được rừng trúc, trong rùng trúc quả thật có trụ đá. Sư mịt mờ chưa biết đâu là ven bờ, bỗng nhớ lại lới Ngài Pháp Bổn nói lúc từ biệt rằng “Chỉ gõ vào trụ đá thì liền thấy người”. Sư bèn lấy gậy nhỏ đành vào trụ đá vài tiếng, mới thấy gió mây nổi lên bốn bề, cách chừng một thước là không thấy gì. Chỉ trong chốc lát tự nhiên mở toang lầu đài đối nhau cao vút, thân Sư đang sùi sụt dưới Tam môn, Ngài Pháp Bổn từ trong đi ra, trông thấy rất vui mừng, hỏi việc xưa cũ của Nam Trung, nói về phong thổ của Tương Châu, Đặng Châu. Bèn dẫn Sư bước qua trùng môn đi lên bí điện, lãnh tham yết các bậc tôn túc như Cương Nhậm, cố hỏi hai ba lần, Ngài Pháp Bổn nói: “Năm trước vị này (Vong Danh) cùng tôi đồng thời cấm túc tại Tương Dương, có hẹn cùng nhau thăm viếng, nên nay vừa mới đến Son Môn”. Các bậc tôn túc khen ngợi: “Lành thay! Sau khi thọ trai hãy thỉnh trở về, tại đây không có tòa, bởi vì không có vị thứ của phàm tăng”. Thọ trai xong, Ngài Pháp Bổn đưa Sư đến Tam Môn và từ biệt nhau. Thế rồi trời đất tối đen, không còn biết phương hương, chỉ trong khoảnh khắc tự nhiên Sư đang đứng bên cạnh trụ đá trong rừng trúc. Ngoài ra đều chẳng thấy gì.

Sư trở về kể lại việc ấy, không biết về sau Sư mất ở đâu.

Liên hệ thử bàn:

Vị tăng vào chùa Trúc Lâm (Ngài Vong Danh) ấy là ai? Thông đáp: Người gặp tiên thì cũng là tiên. Vân du đến chùa Thánh há dung nạp kẻ phàm uế? Vì một là hiển hiện chùa Thánh ở tại nhân gian, và một nửa là biết được Thánh tăng cùng tham dự trong hàng chúng tăng, nên chớ xem thường tăng bảo, trong đò Thánh phàm lẫn lộn. Truyện này lúc mới kể cho vài người nghe, thì từ trước đã nghe ở vài nơi. Lại như vào niên hiệu Võ Bình (70 – 76) thời Bắc Tề, có Sa-môn Thích Viên Thông từng chăm sóc vị tăng bị bịnh dưới giảng tòa, đến lúc mãn hạ vị tăng ấy cũng lành bịnh, ước hẹn đến chùa Trúc Lâm ở núi Cổ thuộc Nghiệp Đô, sự tích hơi giống. Vì ở đây trước sau đều đến chùa Thánh.

6. Truyện vị Cuồng Tăng ở Huyện Cáo Thành ở kinh đô Lạc Dương, thời Hậu Hán:

Thích Cuồng Tăng, vào niên hiệu Khai Vận (9- 97) thời Hậu Tấn, Sư đi khắp ấp Hạ, xin tro than đá, suốt ngày đêm mang vác vào trong hai núi Đại Lưu và Tiểu Lưu nói với người qua lại hay các ông lão rằng: “Phải xây dựng một cung quyết”. Nhưng chẳng ai lường xét được điều đó, đều cho là điên khùng, không có gì làm y cứ. Sư cứ vẫn như thế vận chuyển đến mấy ngàn thạch, lấp bít rất vững chắc. Sau đó, người trong làng không để ý, Sư vắng bặt tông tích.

Vào niên hiệu Càn Hựu (98) vua Cao Tổ (Lưu Trí Viễn, thời Hậu Hán) đã đến nơi nay là xứ Đông Kinh và lên ngôi chưa đầy một năm thì vua băng. Đang lúc đó, có chiếu cho Bốc Duệ Lăng đến dưới núi Đại Lưu, người tính toán bảo rằng: “Gạch ngói cần đến vài trăm muôn, trong núi này có thể đào đất mà đốt, nhưng như tro khoáng thì làm sao có được ư?” Bỗng chốc có Lý Tư nói: “Ở vùng này vốn có một vị tăng chứa nhóm than đến mấy ngàn thạch, sử dùng chắc đủ”. Án Hành Sứ Sơn Lăng thảy đều dùng không để lại gì. Như thế Sư chẳng phải vị tăng điên cuồng, nhờ đây mới chứng biết.

Kế nữa, có Thích Tào Hòa-thượng ở Trấn châu, Sư là người xứ Hằng Dương, chỗ ở bất thường, nói năng tín tít, mặc áo cánh rách rưới, mang giầy gai, mặt mày dơ bẩn, sắc da đen sạm. Mọi người gọi Sư là người bị bịnh, điên cuồng tán loạn. Dân chúng Tề Triệu đều chẳng lường biết nên phần nhiều kính trọng. Hoặc có người mời ăn, ăn xong im lặng bỏ đi. Hình trạng Sư như chẳng say mà tức giận.

Phủ Soái An Trọng Vinh trấn nhậm được vài năm, dân chúng ở Lại Châu thuộc Phúng Quân bày thỉnh xin triều đình dựng lập bia Đức Chính, ngày sắp dựng bia đá với hình trạng cao vợi, Sư chỉ vào đó cười lớn mà bảo rằng: “Dựng không được! Dựng không được!”. Mọi người đều nhìn nhau thất sắc. Người chủ trương công việc xua đuổi Sư đi, nhưng miệng Sư vẫn không dứt lời nói đó. Đến lúc An Trông Vinh ngầm manh nha chẳng theo chăn ngựa, lợi binh lính rủ sắp làm phản nghịch, triều đình bắt lấy diết mất, bia đá bỗng nhiên bị phá hủy. Hễ Sư có chỉ bày điều gì thì như vang theo tiếng. Sau không biết Sư mất ở đâu.

7. Truyện ngài Tăng Giam trụ chùa Tịnh Chúng ở Ngụy Thục, thời Hậu Chu:

Thích Tăng Giam, tên tục là Giam, họ Vương, người ở xứ Kinh Triệu, thuở thiếu thời mà Sư đã có trí tuệ quán sát hơn mọi người. Vào niên hiệu Đại Trung thứ 11 (87) thời Tiền Đường), Đỗ Thẩm Quyền xuống đối sách thành sự. Bí thư Giám Phùng Quyên tức Đồng Niên. Đến niên hiệu Càn Phù (87 – 880) thời Tiền Đường, hang ổ giặc cướp dẫy đầy, Sư bèn theo dòng lánh loạn,tìm đến chỗ cung, nương nhờ Trung Lịnh Thành Nhuế, Thành Nhuế đánh Hoài Hải nhưng không thắng, Sư bèn cắt tóc xuất gia. Gặp lúc Lôi Mãn chiếm cứ Kinh Châu, Tại Tương Châu có Triệu Ngưng Cung đánh phá. Lương Tổ sai Cao Quý Xương trụ diệt lại, đất Giang Lăng bèn thuộc dòng họ Cao, Ngài lánh ở đất Quỳ Giáp. Đến niên hiệu Đồng Quang thứ 3 (326) thời Hậu Đường, Sư vào đất Thục đi tìm thì Phùng Quyên đã qua đời, nên bèn trụ tại chùa Tịnh Chúng. Râu tóc Sư bạc trắng mà sắc da đỏ thắm tiêu dao, mọi người chẳng thể lường biết về tình ngụy.

Có Hoa Dương Tiến sĩ Vương Xử Hậu thi hỏng khóa thi năm Ất Mão(9) tức niên hiệu Viễn Đức thứ 2 thời Hậu Chu, vào chùa dốc nỗi lo âu nơi vườn trúc, Hậu thấy Sư, Sư liền hỏi: “Có phải là Vương Xử Hậu chăng?” Hậu kinh hãi nói: “Không hề quen nhau, sao vội gọi thế?” Sư nói: “Tình cờ mà biết thôi”. Sư bèn kể vốn sanh vào đầu niên hiệu Thái Hòa (827) thời vua Văn Tông, Tiền Đường cách nay hơn một trăm ba mươi năm. Xử Hậu nói: “Dấu vết thân tôi đâu sánh bằng, việc tương lai của ông rất cùng cực ở năm sau, việc hiện nay và việc tương lai có thể biết”. Ý muốn nói đất Thục sắp mất. Sư bảo chớ tiết lộ. Ngày hôm sau lại bỗng trầm lắng tiếng tăm dấu vết. Một hôm, Xử Hậu gõ cửa tự đến nói rằng: Tạm đi tham lễ ở Nga My, kiết hạ ở Mặc Thủy mới trở về”. Sư đến đầu áng sách rút lấy quyển văn đọc xem bản cảo thi phú do Xử Hậu góp nhặt, Xử Hậu nói rằng: “Thử xét là thật hay giả”, đó là văn chẳng phải dưới đèn của ông, sao lắm luống dối vậy?”. Sư bèn xét nhớ kéo ra bản cảo thi phú mà chỉ bày đó, bảo rằng: “Đây há chẳng phải trình thức của bản thật ư?” Xử Hậu kinh hãi sững sờ không thôi, mới nói rằng: “Kẻ hèn này sau khi khảo thí, tình cờ thêm nhuận sắc, bổ khuyết lỗi quá vội vã lúc dưới đèn, Sư từ đâu mà có được bản ấy?” Sư nói: “Không phải một bản thi phú này mà bình sanh ông biên soạn những gì tôi đều tích trữ lại đó”. Ngày hôm sau, Xử Hậu đến phỏng hỏi, Sư mới dẫn Xử Hậu vào góc phía Bắc chùa đồng bái yết bàn thờ của cố Thái Úy Bân Công Đỗ Tông ở dưới mài phía Tây, bỗng chốc có vài quan lại mặc sắc phục vằn tạp từ trong đường vũ nối nhau đi ra, vừa bước xuống thềm cấp vừa bái lạy. Sư bảo: “Tân quan ở đây, hãy vào trước sân mà tham yết”. Xử Hậu kinh sợ bàng hoàng làm theo. Sư bảo: “Bọn ấy sắp làm kẻ sai sử của ông cớ sao ông lại sợ? Há không biết Thái Son đề cử ông làm Tư mạng ư? Nhưng vì túc trái trang đồ chưa đáp trả chí trước, xin đợi sau khi đỗ đạt sẽ thi hành. Lại xem xét sổ bộ quan lục, thấy một bảng đề số người đã định trong kỳ thi mùa Xuân sắp tới, ông cũng có dự phần trong đó. Đó là âm chú mà dương thọ. Sách tên của người đời ăn lộc của u phủ, đó là âm chú dương thọ”. Xử Hậu kinh hãi chẳng biết làm sao, chỉ hỏi họ tên người đỗ đạt sang năm là những ai? Sư bèn tìm lấy giấy bút đứng viết một đoạn thư ngắn mà đưa cho và căn dặn Xử Hậu phải nghiêm mật cất giữ, nếu tiết lộ thì mang họa không kịp trở gót. Trong phút chốc các quan giải tán, Sư mới dẫn tay Xử Hậu dẫn đi ra miếu và nhắm mắt mà đi.

Đến mùa Xuân năm sau, khi khóa thi đã bãi, Sư đến nhà Xử Hậu để lại cái thẻ ghi rằng: “Tạm trở về chòi rách, không còn gặp mặt nữa!” Sau đó, Xử Hậu sang chùa vào trong tăng đường hỏi thì Sư đã đi nơi khác rồi! Bèn đem lá thư ngắn ra xem, trong đó Sư chỉ viết bốn câu:

Chu thành đồng thành
Hai vua khác tên
Ngôi vua thứ nhất
Hạn chừng trăm ngày.

Và đến lúc có bảng treo, xét đó có tám người đỗ đạt mà hai người họ Vương tức Vương Xử Hậu và Vương thận Ngôn. Vương Xử Hậu đỗ vị thứ nhất, nên căm ghét thời hạn chu trình chỉ chừng trăm ngày. Vương Xử Hậu chỉ quen với Đồng Niên, nên thiết đạt Tửu Cao hội, rất mừng vui đã toại tánh, do đó hoang loạn chẳng khởi. Đêm đó bỗng qua đời. Đồng Niên đều mộng thấy Vương Xử Hậu mặc áo lam bào cầm hòe hốt đi trong điện. Nghiệm xét tên trong danh sách chỉ được một trăm hai mươi ngày. Và rõ biết được Sư sanh vào đầu niên hiệu Thái Hòa (827) thời vua Văn Tông, thành thân trong khoảng niên hiệu Đại Trung (87 – 860) thời vua Uyên Tông (thuộc thời Tiền Đường). Lúc Vương Xử Hậu gặp Sư thì đã hơn một trăm ba mươi năm.

Kế nữa, chùa Đại Từ ở Thành Đô, vào thời Ngụy Vương Thục có một vị tăng vong danh, thường trì tụng Kinh Pháp Hoa, khiến người thích nghe, thời đến, khất thực chỉ dùng đủ mà thôi. Sư có chút bịnh khổ về thân, có người chỉ cho phương thuốc. Ngài bèn cụ bị roi gậy vào núi Đại Điện ở Thanh Thành để tìm hái thuốc, men theo khe suối vượt qua hiểm nguy. Bỗng nhiên mây sương phủ khắp bốn phía không còn nhận biết chỗ đến, chừng trong khoảnh khắc thấy có một ông lão, Sư liền vái chào, rồi tuần tự hàn huyên. Ông lão hỏi: “Sư có duyên sự gì đến đây?” Sư đáp: “Vì muốn tìm hái ít thuốc”. Ông bảo: “Vườn nhà gần đây, hơi xa thần túc, có được chăng?” Sư nói: “Tôi bị lạc đường, xin tùy cư sĩ!” Chỉ trong thời gian ngắn, thấy một ngôi nhà, bóng mát đã gần. Ông bảo:”Hãy vào báo trước với người chủ vườn”. Sư vào đến cửa, thấy mọi sự đều chẳng như phàm tình. Hỏi Sư thọ trai chưa? Sư đáp: “Chưa!” Bỗng đốt hương, cảm thấy khác thường xông tỏa ngùn ngụt. Lại thỉnh Sư trì tụng Kinh thường tụng. Sư liền lớn tiếng tụng Kinh Pháp Hoa rõ ràng. Lại khuyên Sư tụng hết cả bộ, dâng biếu các thứ trai soạn đều là thức ăn trước cửa chùa Đại Từ. Sau khi thọ trai xong, có người mặc áo xanh mang đồ tre đựng cỏ thơm dâng Sư và cúng thí năm quan tiền để Sư làm chi phí mua bánh hồ. Ông lão chắp tay tiễn Sư đi ra. Có người nói rằng: “Đó là Tôn Tư Mạc tiên sanh. Đến chùa đã hơn tháng nay” tiền đó sẽ vào chùa, vàng ròng sẽ hóa nhiều như mới. Họ Vương nghe thế, bèn thâu lấy tiền vàng, cấp riêng năm trăm quan tiền, Sư đêm tiền

đó tán thí cả rồi mới biết dân tiên thường ở tại danh sơn. Kế nữa, tại huyện La Mục, thuộc Gia Châu có người ở núi Tố Tôn, thuê lừa chẳng đến trả thẳng. Bèn xin lùng bắt hỏi. Có đứa bé bảo: “Đó là Tôn Tư Mạc”. Khi ra tới huyện lộ thấy Tôn Công lấy hai trăm đồng tiền trao cho bảo rằng: “Tôi vốn dò xét ông ở đây, sao vội quái lạ ư?” Sư được tiền vàng, không biết về sau Sư qua đời ở đâu.

8. Truyện ngài Sư Giản trụ Viện Hồ Quang ở Hàng Châu, thời Hậu Chu:

Thích Sư Giản, họ Triệu, người ở xứ Đan Khâu, chẳng tuân theo giới luật, buông lung tự nhiên, mặc áo nạp rách rưới, thường hay đọc tụng từ kệ, khéo huyền ký, ở vùng Hàng Việt có các sự tai ương hay phước lộc, ban đầu không ai tin nhưng sau nghiệm xét phù hợp. Đối với Nhất Hạnh cảnh thuần, sơn kinh địa lý, riêng được Kính Sơn. Sư thường nói: “Xưa ở núi Thái, Đạo Biện Tướng trủng đắc thuật, ngoài ra không lấy gì vậy”. Sư vui vì người dời núi tướng trủng, mọi việc tốt xấu đều như lời Sư nói. Sư ở không có nơi nào nhất định, phần nhiều hay đến nhà dòng tộc, nói là đang đói bụng, bèn tìm thịt gà để ăn, lại thêm có được rượu ngon, nếm thử vài cốc mà đi. Ban đầu thì không nói lời cảm tạ, nhưng viết chữ lớn đề bia. Ngạch cửa chùa viết thành tướng đó, lành dữ tùy lời, lâu sau có ứng nghiệm.

Ban đầu, Sư trụ tại Viện Hồ Bàng ở phía Tây Hàng Châu, tự nhiên không bịnh mà thị tịch. Sau đó, có vị hành khách từ trong chợ Trường Sa trông thấy Sư bèn nắm tay nói về chuyện cũ. Sư gởi lời nói với Viện Chủ Viện Sùng Thọ: “Ông trước mắc nợ bao nhiêu tiền, nay đều xả thí cho ông đó. Tôi ngủ giường chiếu cỏ ở tầng dưới có nem thịt trong giấy, hẳn đã thối rữa nên vất bỏ đi”. Chư tăng trong viện y theo lời nói tìm xem quả nhiên là có. Do đo mà vẽ tôn dung Sư phụng thò cúng dường. Sư có nói rằng: “Góc nhọn đầu nhà về sau sẽ bị lửa cháy đến tháp Châu Nam!”. Đến năm Mậu Ngọ (98), quả nhiên bị lửa trời thiêu đốt, ứng lời Sư nói không sai lầm.

9. Truyện ngài Vương La-hán trụ chùa Càn Phù ở Minh Châu, thời Bắc Tống:

Thích Vương La-hán, Sư là vị tăng không thể lường biết. Rất ưa thích thịt lợn. Nói năng như kẻ điên khùng nhưng sau có lắm ứng nghiệm. Có lần Sư bị kẻ trộm sắp muốn rút y. Sư cúi đầu giả vờ ngủ. Người có vật đến tìm, Sư không hề tỏ vẻ keo lận. Đến tháng 6 niên hiệu Khai Bảo thứ nhất (968), bỗng nhiên Sư an tọa mà thị tịch. Ba ngày sau dùng sơn phết lên vải bố, tự nhiên nghe ở hai gò má có tiếng nói lúng búng. Mọi người đều bảo là vỡ thối. Đêm đó, Sư gá mộng cùng vài người, bảo rằng: “Vải sơn làm ta mê muội, làm sao phá mở ra! Sáng sớm bèn gọi thợ sơn đến mở phá, bên trong thịt mầu hồng trắng, có xálợi viên tròn rơi rớt, liền thâu nhặt lấy để cúng dường. Đến nay, nhục thân Sư vẫn còn tại bổn tự. Bấy giờ, Tăng Chánh Tán Ninh làm văn bia ghi lại điều kỳ dị. Hán Nam Quốc Vương họ Tiền đổi tên, gọi Sư bằng danh hiệu”Mật Tu Thần Hóa Tôn Giả”.

10. Truyện ngài Tông Hợp trụ Viện Diên Thọ ở Đàm Châu, thời Bắc Tống:

Thích Tông Hợp, người xứ Mân Việt. Sư vân du Nam Nhạc, bềnh bồng sông Tương để tìm cầu tri thức. Sư là vị tăng giới lập ít muốn, ở chung quanh trọn ngày, chỉ cười mà thôi. Người ở Nam Sở phần nhiều rất kính tin tôn trọng. Sau, Sư trụ tại Viện Diên Thọ. Cố Gián Nghị Đại Phu nghe thế bèn đến yết kiến. Sư khước từ chẳng tiếp, bàn nói với người rằng: “Người đắc Đạo há vào trong thường độ ư?” Giả Công Thử bèn kiên trì thỉnh thỉnh Sư sang trụ trì viện Văn-thù. Ngày đó, Sư lên pháp tòa liên tiếp nêu lên thiền yếu mà giải tán. Hôm sau, Sư báo với chúng rằng: “Có việc xin tạm đi ra, xin các hiền giả không nên gây trở ngại”. Ngài sửa sang thúc buộc, tướng trạng như hành cước, vượt qua Bành Lễ, đến trước trạm Hoàng Châu, đứng sững mà thị tịch. Xa gần mọi người đều đua nhau tìm đến chiêm ngưỡng kính lễ. Lúc đó, Mã Phố Sứ Quan về lo việc lễ tang, xây tháp ngay chỗ Sư đứng tịch. Lúc đó là niên hiệu Khai Bảo thứ 2 (969). Nay gọi đó là viện Chân Thần.

Kế nữa, có Ngài Thích Đạo Nhân trụ chùa Đại An ở Mẫn Trì. Không rõ Sư là người xứ nào, thường đến ở vùng Sái Giản, thuộc Mẫn Trì, Sư tự nói: “Người xuất gia giữ sự cần kiệm thì ít đến với người, làm bạn đồng hành với súc vật thì không nhiều điều phải quấy”. Sư nuôi một con chó mực, vào ra ngồi nằm chẳng hề tạm xa Sư. Thường ăn bằng bát sắt, đến lửa mà nấu thổi, cháo chín thì cùng chó đồng ăn, hoặc có lúc trước lúc sau, đi đứng rất kỳ lạ, mọi người chẳng thể lường biết. Một buổi sáng, S thị tịch, con chó cũng ngồi mà chết. Nay tại chùa Đại An có đắp họa hình tượng Sư, mà nhục thân của con chó cũng hiện còn. Lúc đó là vào niên hiệu Khai Bảo (968 – 976). Dưới kinh đô Lạc Dương, mọi người sùng tín, dâng cúng hương hoa đầy khám thờ.

11. Truyện ngài Điểm Điểm Sư trụ chùa Linh Thứu ở Đại Ấp thuộc Ngang Châu đời Tống:

Thích Điểm Điểm Sư, không rõ Sư là người xứ nào, họ Mạnh. Vào niên hiệu Quảng Chính, Sư ẩn cư tại chùa Đại Ấp ở phía Nam Ngang Châu. Sư thường đến trong quán tiệm, tuy hình tướng cạo tóc xuất gia mà thường như điên khùng. Hoặc tiếp xúc với người thì chỉ điểm mà nói. Nên vì thế mà gọi tên Sư như vậy. Nếu có người mời Sư ăn chay, thì rượu thịt không xen lẫn, đều suất là việc bình thường. Những người quê kệch cũng chẳng vì thế mà chán ghét. Đến chiều, Sư mới vào chợ mua giấy gai vàng trắng cùng bút mực bỏ vào tay áo mà trở về. Đi được vài dặm lại đắm chìm vui chén đến nỗi nhắm mắt. Trong phòng thất, chỗ Sư ở tuy có cửa ngoài, nhưng không có bốn vách tường. Sau khi vào Sư đóng cửa, mọi người không vào được. Ban đầu trong chúng tăng ở gần có một trẻ nhỏ theo gót chân Sư mà dò xét, thấy Sư cầm đuốc ngông ngáo, bày giấy bút trước mặt, quở trách việc lớn, chẳng biết là văn tự gì. Thường thường chốc lát như quyết đoán xử đặt. Giây lâu, giữa khoảng tối sáng, trông nhìn kỹ ánh sáng như có nhiều người, tướng trạng như hàng quan lại, xiêm áo phục sức khác đời, người nhìn thấy kinh sợ mà rút lui. Đến sáng hôm sau, đem bày hỏi việc đó, Sư tỏ vẻ tức giận mà chẳng trả lời. Sư ở tại Ngang Châu được vài năm, mọi người đều cảm thần dị, sau không biết Sư tịch ở đâu.

Liên hệ thử bàn:

Ngài Điểm Điểm Sư có khả năng bắt tội quỷ, tánh tình cao khiết, làm khuôn phép cho người sanh điều lành, cũng đồng như người xưa phán định việc âm ty. Ấy đồng ư? Thông đáp: Việc làm tại tâm, nếu chẳng theo năng lực Chánh Đạo mà sanh thì đồng như năm đấu gạo. Nếu chẳng theo có tâm phù cấm mà sanh khởi thì cảm đến quỷ thần quy y kính tín mà sai sử chúng. Nên trong kinh Thiện Giới chép: “Nếu cần thần thông cảm ứng hóa độ thì hiện bày thần túc”. Trong Luận Trang Nghiêm, Bồ-tát dùng thần thông biến hóa để vui chơi. Lại hoặc đây là người ờ hành vị Bích-Chi. Nên trong luận nói: “Các hàng Độc Giác nương thần thông, vào trong thôn xóm tụ lạc khất thực, dùng thân mà cứu giúp, chẳng dùng đến ngữ ngôn. Thị hiện các thứ cảnh giới thần thông, vì khiến những người phỉ báng quy hướng về Chánh Đạo”.

12. Truyện ngài Hạnh Mãn trụ Thiền Viện Trí Giả ở núi Thiên Thai thời Bác Tống:

Thích Hạnh Mãn, là người xứ Nam Phổ, thuộc Vạn Châu. Ky quán

thành đồng quyết tánh sáng suốt, quyết từ thân thích, cầu làm Phật tử. Thọ giới mới xong, Sư nghe xứ Trọng Hồ thiền đạo đang hưng thịnh, nơi cửa Thạch Sương có nhiều bậc sĩ tế độ, bèn sang đó cầu giải. Gặp lúc các Thiền Sư bỏ thây, Sư bèn sang Dự Chương xem xét các Pháp tịch, đã được an nhiên. Kế đó nghe các Thánh tích ở Thiên Thai nên kết thúc tìm đến, dừng ở dưới Thiền viện Trí Giả trên ngọn núi Hoa Đảnh, chuyên lo việc nấu trà cho chúng tăng. Thấy người vui vẻ, Sư ở đó mấy mươi năm mà không hề thấy tỏ vẻ tức giận. Sư nằm trên một chiếc giường bằng đất, phía dưới rỗng không, thiêu đốt phấn tảo để sưởi ấm. Thường ngày, Sư cởi áo để trên giường thì rận rệp chui rúc có tiếng lẹt xẹt và có được chỗ để sống. Sư trở lại mặc áo như cũ. Hoặc có người ngầm vỗ vào áo, rận rệp đều vắng lặng không tiếng tăm.

Trước chỗ phòng Sư ở, phía ngoài hiên có một cây thông rất lớn, trên cành rộng có một cây nhỏ sống nhờ. Mỗi lúc gặp Sư ra ngồi thì cây sống nhờ ấy phất phơ nghiêng mình. Người thời bấy giờ cho đo là cây tác lễ trà đầu. Có người không tin, chuyên dò xét Sư ra ngồi thì lăng xăng, khi Sư đứng dậy đi thì cây đứng thẳng, không lay động. Tùy theo chúng thọ thực phần lượng có ít, mà Sư suốt trong bốn mươi năm, mọi người chưa từng thấy đại tiểu tiện.

Đến niên hiệu Khai Bảo (968 – 976), Sư hướng về mọi người, bảo rằng: “Ta sẽ đi!”. Và bảo chúng tăng xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Vănthù để hỗ trợ. Sư lặng lẽ an tọa mà thị tịch, thọ trên tám mươi tuổi. Đời Sư soạn rất nhiều kệ tụng, để xướng đạo.

13. Truyện ngài Pháp Viên trụ Viện Mão Trai ở Ngụy Phủ, thời Bắc Tống:

Thích Pháp Viên, họ Hác, người ở xứ Chân Định, họ Nguyên. Sớm gieo duyên xuất trần chẳng dính mắc.

Vào niên hiệu Trường Hưng thứ 2 (931), thời Hậu Đường, Sư đến Viện Quán Âm ở bổn phủ, chuyên cần tụng tập, được thầy cho cạo tóc xuất gia, chừng khoảng một năm thì thọ giới cụ túc. Sau đó, chuẩn bị roi trượng, mang đãy tham lễ các phương. Sư đến trụ ở Thiền Sơn, xem đọc Đại Tạng kinh. Đến niên hiệu Khai Vận thứ 3 (96) thời Hậu Tấn, Sư trở về quê cũ, ngụ ở Viện Thiên Vương. Qua năm sau, Khiết Đan phạm quyết, Nhung Vương Da Luật Đức Quang, về đến Loan Thành ở Thường Sơn mà chết. Vĩnh Khương Vương Ngột Cốc thay làm chúa của Phiên Quốc. Bấy giờ, Toàn Quân từ Trấn Châu đem quân đi đánh. Ở phía Bắc trở lại lưu giữ, Du Trường Ma Đáp Da Luật thoát khỏi làng, giữ ở Hạ Kinh, tức là Thường Sơn. Quan liêu binh sĩ của Tấn đều ở tại đó. Hán Nhi Tướng Soái mưu đuổi tù binh, phương kế chưa quyết định phân rõ hai lối đường thông và ngõ tắt. Người Hán ở trong đất Phiên, người Phiên phát hiện trước, chẳng phân già trẻ đều bị giết chết. Chư tăng trong viện Thiên Vương cũng có tám vị bị giết chết, và có Sư trong số đó. Khi đó, những người trông thấy giết hại rất nhiều. Lúc ấy, Sư đưa cổ hai lần nhận chịu mũi nhọn như bắn vào gỗ đá. Sư bèn kêu bảo rằng: “Xin cho một nhát kiếm mạnh!” Thân đầu Sư liền lìa nhau. Đến chiều tối, Sư như trong mộng bỗng thấy vãn chiếu, cũng hơi hiểu là bị giết. Trong ý Sư tự cho rằng: “Chết đã tịch mịch, cũng thấy nhật nguyệt!” bèn đưa một cánh tay tự sờ vào đầu, mới biết là vẫn còn như cũ, đôi ba phen Sư nghi ngờ nên chẳng dám nhúc nhích, sợ đầu bị rơi. Lại tự cho là huyết máu ngưng động ở chỗ nối liền, Sư lại sờ quanh cổ có dấu vết may vá như chỉ lớn, toàn thân cũng như thế. Bây giờ, trong thành đã đuổi Phiên bộ ra nên hơi yên định, người bên cạnh đỡ Sư dậy. Đến sáng hôm sau thì đưa Sư về Viện, khi đó chư tăng trong viện sắp sửa ăn cháo, trông thấy Sư cho là quỷ vật, tất cả đều bỏ chạy. Giây lâu, nhìn kỹ biết là Sư thật, mừng nói là sống lại. Mọi người xa gần đều đến chiêm lễ và khen ngợi là kỳ lạ ít có. Dân chúng ở Thường Sơn đua nhau thiết bày cúng chỉ. Từ đó về sau, Sư lại đến các nơi, sống không có chỗ nhất định.

Mãi đến niên hiệu Hiển Đức (9 – 960) thời Hậu Chu, Sư đến ngụ tại Viện Mão Trai, thuộc huyện An Thành, Phủ Đại Danh, ôn tầm Tạng Giáo. Đến niên hiệu Khai Bảo thứ 6 (973), bỗng nhiên Sư răn bảo chúng tăng rằng: “Đời người hư huyễn đâu có lâu dài, mọi vật đến cùng thì đổi dời, Sanh Tử Niết-bàn hẳn không khác nhau chút nào!” Sau đó chưa đầy vài ngày thì Sư thị tịch. Các hàng tăng tục dều cảm nhận như chịu tang người thân, đến ngày trà-tỳ, cảm có xá-lợi như hạt thóc, hạt mè. Sư thọ bảy mươi bốn tuổi, năm mươi mốt hạ lạp. Bấy giờ, Phạm Lỗ Công Chất đích thân hỏi về nguyên do của Sư, càng thêm trịnh trọng. Lại dò xét về lý lịch, hành trạng của Sư thì đã hai lần xem đọc Đại Tạng Kinh.

Kế nữa, có Ngài Khoáng Sư trụ chùa Lăng-già ở Phước Châu. Sư là con của Hải Đàn Thú Tốt. Lúc mới mang thai Sư, mẹ của Sư tự nhiên không thích ăn các thứ tanh nồng máu huyết, đến lúc sanh ra nuôi dưỡng, Sư tỏ vẻ khôn ngoan khác thường và cũng không ăn các thứ cá thịt. Năm tám tuổi, Sư chỉ ưa thích ăn rau lá đồng nội. Nếu thấy người cày bừa trồng trọt, Sư liền nói: “Làm như vậy tức là giết hại, tổn thương vật mạng”. Những lúc thấy trong nhà bếp nấu nướng các loài vật, Sư liền nắm vốc cát tro vung vãi vào soong chảo, chẳng chịu ăn. Sư tự nói: “Chùa Khai Nguyên đời Tùy là do tôi xây dựng”. Sư nói nhiều việc không có manh mối, nhưng sau, mọi việc xảy ra đều khế hợp. Sư xin cha mẹ xuất gia, nhân đó đắp mặc pháp phục, trên đỉnh đầu Sư có mùi thơm như đốt hương chiên đàn trầm thủy. Mọi người gọi Sư là Thánh Tăng. Bấy giờ, sau khi Thị Ngự sử Hoàng Phủ Chính bị lưu giữ, bèn thỉnh Sư vào Phủ Thự, nhân đó thiết bày các thức ăn máu thịt có đến hàng trăm món, trong đó chỉ có một món chay tịnh, xen bày lẫn lộn trên mâm bàn ở trước, vì trong ý muốn nghiệm biết Sư là phàm hay Thánh. Sư vào trong tiệc hội đi thẳng đến lấy thứ chay tịnh mà ăn, ngoài ra đều phẩy tay không dùng. Khi đó Hoàng Phủ Bộ Khúc, đều kinh hãi khen ngợi! Những lúc Sư đi ra các đường thông hay ngõ hẻm mọi người đều vây quanh. Sư tự nói: “Sống chỉ đến mười ba, sẽ định quy tịch”. Đến lúc ấy quả nhiên Sư thị tịch. Bèn cử hành lễ trà-tỳ ở phía trước chùa. Các hàng sĩ nữ khắp thành đều khóc thương, y theo Pháp luân Vương xây tháp thờ.

Kế nữa, vào niên hiệu Khai Nguyên (713 – 72) thời Tiền Đường, ở phía Đông Bắc Thái Nguyên có ngài Lý Thông Huyền, nghe nói là đế vị của nhà Đường, nhưng chưa rõ là con cháu của Vương Viện nào! Ngài xem thường xe sang mũ quý, mến chuộng suối rừng. Mọi cử chỉ hành động của Sư chẳng thể lường biết. Sư thân cao hơn bảy thước, sắc da mầu tía, mày dài quá mắt, râu rìa như vẽ, tóc mầu xanh mà xoắn tròn, môi đỏ hồng đượm, răng đều khít nhau. Đội mũ vỏ cây Hoa, mạc áo vải lớn vá nách, lưng không thắt dây, chân chẳng đi giày, tuy mùa Đông giá lạnh mà da không bị nứt nẻ, mùa nóng Hạ không mồ hôi và cáu bẩn bám dính. Sư phóng khoáng tự tại chẳng hề câu nệ bó buộc, hiểu rộng kim cổ, thấu suốt Nho Thích. Nói năng hơi hám như đồng lớn phát tiếng, mà chú tâm vào Hoa tạng, chưa từng thôi bỏ hoài bão. Mỗi lần xem đọc nghĩa sớ của các nhà phiên dịch kinh điển, thấy các học giả cùng năm vẫn không công tiến thủ. Nên mùa Xuân niên hiệu Khai Nguyên thứ 7 (719) Sư mang bộ Kinh Hoa Nghiêm bản tân dịch, kéo lê gậy trúc từ Định Tương đến nhà Cao Sơn Nô ở Đại Hiền, thuộc làng Đồng Dĩnh ở phía Tây Nam Tinh Bộ Vu Huyện, dừng ở trong một phòng riêng, soạn luận mở mang giáo nghĩa Hoa Nghiêm, suốt ba năm chẳng bước ra khỏi cửa. Trong nhà họ Cao cùng mọi người chung quanh trong làng đều lấy làm lạ mà chẳng thể lường biết. Mỗi ngày Sư chỉ ăn mười quả táo và một cái bánh lá Bách, ngoài ra không dùng gì khác.

Sau, Sư dời đến bên cạnh Cổ Phật Đường của nhà họ Mã ở Nam Cốc, cất một ngôi nhà nhỏ để ở, nhà họ Cao cũng vẫn mang táo bánh đến cúng dâng.

Sư từng mang bộ luận do mình sớ giải và kinh đến trang sở nhà họ Hàn, tức ở thôn Quan Cái, giữa đường gặp một con hổ. Thấy nó Sư bèn vỗ vào lưng, bảo nó chở mang kinh luận vào trong khám đất. Con hổ ấy bèn chuối tai mà đi. Tại vùng đó không có suối nước để cấp dùng, tự nhiên gặp phải một cơn gió bão, mưa lớn nhổ cuốn đi một gốc thông già đi xa hơn trăm thước tạo thành cái ao, sâu chừng một trượng, nước ở đó có mùi vị ngọt thơm. Đến nay vẫn gọi đó là “Suối Trưởng Giả”. Người trong làng phần nhiều nhân những lúc nắng hạn, đến để khẩn cầu mưa, và thật có lắm ứng nghiệm. Kế nữa, trong thời gian Sư soạn luận, trong thất không có đèn nến, mỗi đêm nắm lấy sợi lông từ hai khóe miệng phát ra ánh sáng mầu trắng dài hơn thước, chiếu soi suốt cùng, lấy đó làm thường. Từ lúc Sư đến ở trong khám đất, bỗng có hai cô gái mặc áo vải, dùng khăn vải trắng quấn đầu đem một hộp thức ăn đến trước khám, Sư chỉ ăn đó mà thôi. Suốt trong năm năm, cho đến như các thứ giấy bút cung cấp không thiếu sót. Đến lúc Sư soạn luận hoàn tất thì hai cô gái biến mất. Bộ Luận Sư soạn có bốn mươi quyết, bao gồm văn nghĩa của quyển kinh, tổng thâu huyền yếu của mười hội nhân quả, nêu bày pháp môn của năm mươi ba quả vị.

Một hôm, dân chúng trong làng đang tụ tập uống rượu, Sư đến nói với họ rằng: “Các người ở lại, nay ta đi!” Mọi người kinh hãi, hỏi: “Sư đi đến xứ nào?” Sư đáp: “Ta thị tịch!” Mọi người buồn khóc, luyến mến đưa Sư về lại trong khám đất. Sư bảo: “Đi, ở là việc bình thường!” mọi người đi xuống sườn núi, ngoảnh nhìn lại chỗ đó, thấy mây mốc kéo phủ tối đen. Đến giờ Tý, Sư nghiễm nhiên ngồi trong khám mà thị tịch. Có luồng ánh sáng mầu trắng từ trên đảnh đầu Sư phát ra chiếu thẳng giữa hư không, lúc đó là ngày 28 tháng 3, niên hiệu Khai Nguyên thứ 18 (730), Sư thọ chín mươi sáu tuổi. Đến sáng hôm sau có vài người lên núi thấy trong khám thất Sư có rắn rít đầy khắp, không làm sao bước tới được, bèn cùng nhau khải cáo, rắn rít mới tản mác. Mọi người già trẻ đều truy cảm đạo hạnh Sư, kết xe đón rước đến phía Bắc của Đại Sơn, chất đá làm thành mà an táng tại Lan-nhã Phương Sơn rừng Thệ Đa ở núi Thần Phước. Ngày an táng có hai con nai đốm, hai con hạc trắng cùng các thứ chim thú đến tỏ vẻ buồn thương quyến luyến.

Trong tháng 6, niên hiệu Đại Lịch thứ 9 (77), có Sa-môn Quảng Siêu đến Lan-nhã, thâu góp hai bộ luận, mời các thư sinh đến núi biên chép rồi đem về Phần xuyên để lưu hành, luận ấy từ đó được thạnh hành. Đến niên hiệu Đại Trung (87 – 860), có Sa-môn Chí Ninh ở Mân Việt đem Luận chú ở dưới kinh sạon thành một trăm hai mươi quyển, có luận thích bảy quyển, chẳng nhập vào chú văn, cũng viết phụ ở đầu. Đến năm Đinh Mão (967) thuộc niên hiệu Càn Đức thời Bắc Tống ở Mân Châu có Sa-môn Tuệ Nghiêm lại sửa chữa đặt tên là”Hoa Nghiêm Kinh hợp luận” lưu hành ở đời, được mọi người quý trọng.

Liên hệ thử bàn:

Dưới thời Bác Tề có Nội Thị Lưu Khiêm Chi theo Vương tử vào núi Ngũ Đài thiêu xả thân mạng. Khiêm Chi qua bảy ngày hành đạo, cảm được tướng trượng phu, thầm tỏ ngộ nghĩa lý Hoa Nghiêm bèn sạon Luận gồm sáu trăm quyển. Lâu sau mất. Đến Lý Trưởng Giả hành hóa ở đất Tấn, có nhiều việc thần biến vô phương. Ứng theo đó dùng thân nầy mà nói pháp. Có người nói: Trong Luận của Lý Trưởng Giả thêm mười hội, trong Kinh thiếu phần ấy. Y theo Phạn tự sanh giải có thể chẳng mê lầm tên ư?, sao Lý Trưởng giả có nói Pháp? Thông đáp: Lý mười hội có, nên đợi kinh sau sẽ đến. Chỗ giải nói Nam-mô là lìa luống dối ở trong, đây là phối với pháp quán tâm. Nếu biết xúc vật đều là tâm mới rõ được tâm tánh. Cho nên Kinh chép: “Biết tất cả tức tâm tự tánh thì thành tựu Tuệ thân, không do người khác mà ngộ”. Đó chính là tâm cảnh Như Như thì bình đẳng vô ngại. Quán xét sự phán giáo của Lý Trưởng Giả bao gồm rộng rãi, có thể chẳng biết nghĩa của tiếng Hán ư?. Từng nghe ở U Châu có Sa-môn Tuệ Minh tập hợp các ngụy Kinh và Hoa Nghiêm Luận mà đốt hết. Bởi vì Pháp Môn không tương nhập. Song, ngụy Kinh bị cháy mà Luận của Lý Trưởng Giả thì khó đốt. Bởi vì đó chẳng phải là cảnh giới của Tiểu Thánh, cũng như thuyết của Dương Mặc cùng với Nho có trái nghịch nên những người hành hóa ở phương ngoại lại ghét trách Khổng Mạnh. Nước lửa cùng xấu, chưa bắt đầu đã có sự cùng cực. Giả sử hỏi người thông minh thì phần nhiều đều tiến, vô tướng đoạt luân.

Luận rằng: Đan Thành chuyển số, uống thì lên tiên. Tuệ luyện công phu, nghiệm mà quả chứng. Nếu như tên chưa nêu nơi sổ sách, sức chưa hợp với Kinh Vương, thì làm sao đem kinh nêu lên thân này vượt ngoài phàm thế. Luống chỉ mịt mờ mắt thịt, xao động chộn rộn tâm khỉ vượn. Chỗ gọi là sự cao thấp trong họ Thích có khác. Cũng ví như đàn voi, ngà có khả năng va chạm, mũi khéo cuộn nhả, sức lực địch nổi chín con bò, đi nhanh hơn xe bốn ngựa. Riêng có hương tượng ở bờ ao A-nậu ở phía Bắc Túy Sơn, thì cổ xúy cả hai cánh để vọt bay, dùng cả bảy chi mà khéo léo, so với voi ở các sông biển thì vượt hơn trăm lần, quyết hiệu là Yết-Ma-Phạt-Noa, là rồng trong voi. Xét biết Sa-môn có chỗ cảm thông chính là ở đây. Nếu chiêu cảm được chỗ thông thì năng lực tu hành đến mức sẽ có thiên thần theo cung cấp hầu hạ, còn thông suốt được sự chiêu cảm thì ta thi vi thần biến hiện hiển bày nơi người khác. Còn năng sở đều cảm thông thì đó là cực quả của Tam thừa không đâu chẳng cảm thông.

Xưa kia, vào đời Lương có ngài Tuệ Kiểu được truyền sáng lập một khoa thần dị, đây chỉ gồm nhiếp Thánh Hiền ở ngôi vị đến cùng cực, hoặc giúp thứ lớp chưng bày giai vị tốt lành ban giáng đặc biệt, sẽ thâu nhiếp chẳng hết nên có thiếu sót. Đến lúc Đại Sư Đạo Tuyên không nối tiếp mà lại sửa sang cảm thông. Bởi vì lấy các cảm mà bèn thông, thông thì trí tánh, tu thì ảm đối với quả mới thông. Xét kỹ lý ấy dài không thể bao gồm. Cũng giống như Ban Cố tăng thêm chín dòng biến thư làm chí đồng. Lại thí như bậc Thánh treo móc lại cũng chẳng hơn người ban đầu phát họa. Nhưng mà trước chẳng ngửa cúi xét, sau có thể biến thông, đó chẳng phải chỗ hay y cứ của Đại Sư Đạo Tuyên, tốt lành biến bày mà có công năng. Vốn là nhà tĩnh lặng thì sanh trong sạch rỗng rang, tâm tĩnh lặng thì thần thức thông suốt. Nho Huyền còn được, Đạo ta sao chẳng bằng? Dẫn phát tĩnh lự tự tại hiện tiền. Pháp chẳng rộn ràng, muôn duyên ồn náo đều bặt hết. Chỗ cửa trí mở, sáu thông do đó mà sanh, lúc tướng động diệt, năm mắt tùy đây chiếu rọi. Ngài Mục-liên vận dụng rõ ràng sao gọi là bậc Nhất. Ngài Na-luật quán xét có vậy thấy nửa đầu là mê đưa vào trong hạt cải. Nước biển dung chứa trong lỗ chân lông. Lúc chẳng thể suy nghỉ bàn luận, tâm miệng của phàm phu cả hai đều tiêu tán, thần thông sanh ra là cảnh giới như một của các Đức Phật.

Thứ nữa, trong giáo pháp ta lấy tin hiểu, tu chứng làm chuẩn đích. Còn như dịch kinh, truyền pháp là sanh tín. Nghĩa giải, tập thiền, là ngộ giải. Minh luật, hộ Pháp là tu hành. Thần dị cảm thông là quả chứng. Ai nói trong thời tượng pháp, mạt pháp không có hạnh quả ư? Cũng từ phần nhiều phân chia lắm thuyết. Chỉ như Ngài Đàn-đặc khắc hình Hầu Cảnh trên đầu gậy hướng quay về phương Tây, ngài Hà Thốc chỉ trời biết được phía Nam của Văn Tương có Quang Sư nhập vào hạnh an lạc, đệ tử chứng môn Tam-muội. Trên sông Tứ, ngài Tăng-già ứng hiện mười chín thứ thân. Tôn giả Vạn Hồi qua lại hơn năm ngàn dặm. Ở phương khác lại có tên khác của Ngài, tại cõi nay còn quán kỳ tích, khó bó buộc trạng thái an định, chẳng thể xem xét hình thể thường hằng!

Từ biển nguyện mà khởi thân, vốn chỉ có Ngài Trí Tích, từ ý sanh mà phân chất vốn là Ngài Khương Tăng. Trên bờ sông thấy Bồ-tát đến đón rước vãng sanh, Anh đến Tần Tương mà thọ thực. Lưu lại năm khác mà chẳng lường biết hiện bày vết tích vô phương. Hoặc mở rộng giáo hóa ở nhiều triều vua, hoặc sống lâu đến ba trăm năm, hoặc khiến cho bàn thờ Táo vỡ bể rơi rớt, hoặc được trao ống sáo của vua mà trở về. Khuê Giới Nhạc Thần sao cứu được Đường Tướng. Hoặc lọc hết rồng con mà đến, hoặc đánh xương khóa mà sang. Vào chỗ chùa Thánh nhận biết Gia Cát Lượng. Hoặc ánh sáng thần phát ra từ miệng, hoặc quái vật đắm chìm dưới sông, Phong Can nhận biết đó là Văn-thù, Vô Tướng chẳng phải nhậm hiệp. Mộng thấy trao tháp mà qua biển, phân thân trong lò nung gạch để an thiền. Hoặc phát ra ánh sáng của sợi lông trắng, hoặc khiến công chúa sanh con, hoặc được châu ngọc sáng lạng, hoặc nuôi hổ thuần hiền vui vẻ, hoặc dự ghi nhậm chức Tể Quan, hoặc dời ổ chim thước, hoặc thọ hơn trăm tuổi, ẩn thân ở núi Ngũ Đài. Hoặc đề sấm thảo thư, hoặc cầu thính chúng, hoặc ẩn hinh mà để bóng, hoặc thấy mẹ mà liền sanh. Hoặc đề dị từ, hoặc hóa tiếng thú dữ gầm gừ, dự ghi sự diệt độ của Vi Công, kinh hãi sự trong đêm trở về của Trương Độc. Chẳng thấm ướt y phục mà lội qua khe suối, chẳng tạp nhạp dơ uế mà thường ăn. Hoặc chết theo kiểu chồng chuối. Hoạc nhả ngay chim cưu. Hoặc thân đầu lìa nhau mà nối liền lại. Hoặc nửa năm ngồi chết mà sống lại. Như dùng pháp luân mà dẫn dắt, phần nhiều làm hình tướng Sa-môn, bày như dị tích hóa thành, hoặc làm dung mạo ông lão (Hàn Sơn, Thập Đắc) vỡ loét đáng gớm, hôi hám rất ghê. Hoặc ngỗ nghịch với thường lưu, hoặc lừa dối với loài dưới. Đó đều chẳng thể lường biết. Ai bảo là dễ biết? Đem nghịch lấy nguyên do của thuận, trái quyền hợp với ý đạo. Hoặc có người bảo: “Thuyết cảm thông gần như quái lạ vậy?”. Đáp rằng: “Quái thì quái thật, vì ở ngoài nhân luân. Giả sử quái lạ gần với nhân tình mới phản với bọn thường trái đạo, đó là quái lạ, tâm chẳng lường biết được, miệng chẳng thể nói được mà đến được bờ mé, khiến cho thần tiên quỷ vật thảy đều kinh quái. Tiên thì tu luyện thành quái, quỷ thì tự nhiên thành quái. Quái trong Phật pháp thì khác như thế. Vì sao? Vì trải qua vô số đời kiếp nương chánh pháp mà tu đạt đến lúc tự nhiên vận dụng hiển bày trong quả vị vô lậu. Biết quái ấy là chánh quái. Ở các bậc Thánh thì cho đó là cảm thông mà bèn thông, cho nên có thiên chương. Nên trong Luận Trí Độ nói là: “Dùng năng lực thiên định, uống thuốc trí tuệ, được năng lực rồi mới hóa độ chúng sanh. Lại đặt thế giới trên đầu sợi lông, ngưng lóng nước biển làm thành năm vị”.

Nên nói rằng: “Duyên vào pháp mà quán xét cảnh, chỉ tịch mới chiếu, mới nghiệm biết các bậc long tượng trong cửa Phật một đời xuất hiện ở thế gian mà có khả năng nhiếp hóa các kẻ chẳng biết hổ thẹn.

TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI TỐNG

(Quyển 22 hết)