TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI TỐNG

Đại Sư Thông Tuệ chùa Thiên Thọ ở Tả Nhai Tứ Tử Sa-môn Tán Ninh v.v… vâng sắc soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 15

 

CHƯƠNG IV: MINH LUẬT

TRONG PHẦN 2 CỦA CHƯƠNG IV

(chánh truyện có mười chín vị, phụ có ba vị)

1. Truyện ngài Linh Nhất trụ chùa Nghi Phong ở Dư Hàng, thời Tiền Đường:

Thích Linh Nhất, họ Ngô, người ở xứ Quảng Lăng, Sư thần thanh khí hòa, tâm ý rỗng suốt, cùng Thái Hòa nguyên tinh hợp thuần túy đó. Năm chín tuổi, Sư lánh nhà mục nát, quyết vào vườn Thanh Phạm, vào làm sa-di, bẩm thọ quy chế xuất gia. Đến tuổi hai mươi Sư thọ giới cụ túc. Học tập không biếng trễ, luật nghi luôn chỉnh tu. Bày thấy nói cười, muốn làm sáng tỏ giải thoát, chỉ người nghề văn để dẫn dụ thế trí. Ban đầu không chấp trong thân có ngã, trong ngã có thân, Đức toàn Đạo thành, duyên dứt thì thân tàn. Sư thị tịch tại chùa Long Hưng ở Hàng Châu vào ngày 16 tháng 10 niên hiệu Bảo ứng thứ nhất (762), thọ ba mươi lăm, trọn mười lăm mùa an cư!

Lúc sắp thị tịch, Sư xoay lại bảo đệ tử nên theo pháp trà-tỳ, xây một ngôi tháp nhỏ. Bấy giờ, Tả Vệ Binh Tham Quân Lý Thư Hỷ, Hưng Huyện Lệnh Lý Thang, Tả Kim Ngô Vệ Binh Tào Tham Quân Độc Cô Cập, cùng nhau ai điệu Lương mộc đã mất, lo ngại Lăng dung đang đổi dời. Người sau đảnh lễ tháp bà của bậc ứng chân mà mịt mờ đức hạnh của bậc ứng chân, cho nên khắc bia đá dựng ở phía Nam của Đông Phong núi Võ Lâm. Một nhà giàu có lắm của đã cắt tóc, đưa tài sản ngàn vàng thảy đều nhường cho các anh em cô đơn, chỉ giữ lấy nạp y tích trượng. Từ đó đến đảnh lễ ngài Pháp Thận ở Duy Dương học Tướng Bộ luật, thấu chỗ tinh vi đạt điểm cùng cực. Cùng các bạn lành là Tuệ Ngưng, Minh U, Linh Hựu, Đàm Nhất ở Cối Kê, Nghĩa Tuyên ở Tấn Lăng, Đồng môn tam ích tác giả bảy vị. Sư nhổ bỏ cảnh trần, nhiều ngày nối nhau kinh hành, yên tọa thì chọn dưới cây trên đỉnh núi. Ban đầu nhà tại chùa Huyền Lưu ở Nam Sơn, thuộc Cối Kê, Sư tiếp thiền khách ẩn giữa trời không thanh tĩnh cùng bàn luận Đệ nhất nghĩa đế. Hoặc lúc Sư đến chùa Khánh Vân, trở lại trụ chùa Nghi Phong ở Dư Hàng, gần chùa là núi Sanh Đan, cửa đối Cảnh đẹp, bước đi một mình, gió dữ đè ép núi, chánh trí không lay động. Sóng lớn va đập suốt ngày, phao nổi chẳng trôi dạt. Từ đó, Sư soạn Luận Pháp Tánh để nghiên cứu Chân Đế, đó là Liễu ngữ của Sư. Mỗi lần nhàn rỗi thiền tụng liền giải bày thi ca, việc nghĩ không gián đoạn, phát sang loài hàm thức, bay nhảy cựa động. Di vận của Phan Nguyễn, khuyết văn của Giang tạ, sẽ có thể tiếp theo đó, không thẹn với người xưa, theo thứ lớp mà khéo dạy dỗ, môn nhân đệ tử thọ giáo như Lương Điền được lớn. Dâu chân Sư chẳng đến nhà giàu sang. Chỉ cùng đạo sĩ Phan chí Thanh ở Thiên Thai, chu phóng ở Tương Dương, Trương Kế ở Nam Dương, Hoàng Phủ Đằng ở An Định, Trương Nam ở Phạm Dương, Lục Tấn ở Quận Ngô, Từ Nghi ở Đông Hải, Lục Hồng ở Cảnh Lăng tạm làm bạn ngoài đời. Sư giảng đức vị Đạo lãng vịnh suốt ngày. Đến cuối thiên sẽ rộng dùng văn ước lược để sửa chữa. Sư lượng căn cơ cao thấp mà trao cho thuốc. Sư ở chùa trên góc cao, ban đầu không có suối giếng, một hôm tự nhiên có dòng nước chảy tuôn, phun cát sỏi vàng đến chung quanh sân, rót mà càng trong, lường mà chẳng cạn. Sư có tâm tinh cần cảm kích đến như vậy. Thi ca lưu hành ở đời, có chọn những bài hay nhất để đưa vào Gián khí tập.

2. Truyện ngài Tề Hàn trụ chùa Hồ Khâu ở phía đông Quận Ngô, thời Tiền Đường:

Thích Tề Hàn tự là Đẳng Chí, Sư con nhà họ Trầm ở Ngô Hưng, cao tổ Sư làm Quốc tử tế tửu thời nhà Trần, Tằng Tổ của Sư làm Ngụy Châu Tư Mã thời nhà Tùy. Từ ông nội, cha của Sư đến Sư là ba đời chẳng ra làm quan. Sư khi còn bé theo cha đến chùa, giẫm chân lên đất cao tĩnh không mảy trần, bùi ngùi như có biết túc mạng, nên cố xin bỏ tục.

Đến ngày mồng tháng 8 niên hiệu Thiên Bảo thứ 8 (79), Sư vâng theo chế độ phối danh vào chùa Vĩnh Định. Tháng 10 năm sau (70), Sư lên Đàn Ngũ Phần thọ giới Cụ túc và dời đổi tên đến chùa Khai nguyên. Vào niên hiệu Đại Lịch (766-780), Sư chuyển đến Võ Khâu, đều do Tăng tục của hai châu cầu thỉnh. Sư Đạo tánh lắng sâu, ngoài thì điềm nhiên, vết tích chẳng gần danh vọng, thân chẳng liên quan mọi sự. Sư ở lâu trong một ngôi thất vắng lặng như không người. Đâu sánh như kẻ sĩ phù khi đi trống kèn inh ỏi. Chuyên môn; tướng bộ nghĩa sớ tinh mẫn ít người cùng đồng bạn. Sư thông suốt kinh Pháp Hoa, làm đàn chủ các giới đàn ở Tô; Hồ, thường phải thỉnh trước, như đời nay gọi đó là Đàn đầu. Niên hiệu Đại Lịch thứ 10 (77), Sư vào đạo tràng Lưu Thủy niệm Phật. Đêm đó, cảnh Tây phương trong niệm chóng hiện, bởi do sự thuần thành cảm nên như vậy. Và năm đó, Sư thị tịch tại Bổn Viện, thọ sáu mươi tám tuổi, hai mươi sáu hạ lạp.

Ngày Sư bị bệnh, nói với môn nhân đệ tử rằng: Có chim hạc từ giữa hư không bay xuống liệng quanh trước ta, các ông có thấy không? Hẳn là đến lúc ta phải từ giã. Các bậc tiểu thánh còn bệnh, làm sao có thể khỏi ư!” Có các môn nhân thọ nghiệp ở Sư như: Như Ẩn, Giới Đàn, Tuyên Đoài v.v… cùng với Ngô Hưng, Kiểu Nhiên kết giao làm anh em trong pháp môn, đều là những bậc cao khiết, khó có thể khinh mộ.

3. Truyện ngài Lãng Nhiên trụ chùa Chiêu Ẩn ở Nhuận Châu thời Tiền Đường:

Thích Lãng Nhiên, họ Ngụy. Gia đình Sư nhiều đời làm nối quan. Tổ tiên Sư theo nhà Đông Tấn đến Phương Nam nên là người Nam Từ.

Vào niên hiệu Khai Nguyên (713-72) Sư vào đạo, thọ nghiệp với Đại sư Tề chùa Khai Nguyên ở Đan Dương. Đầu niên hiệu Thiên Bảo (72), Sư thọ giới Cụ túc với Luật sư Quang tại chùa Hoa Nghiêm ở Hàng Châu. Sau, Sư dời đến chùa Linh Ẩn, nương tựa Luật sư Viễn học thông bộ Tứ Phần Luật sao. Sư lại đến bẩm thọ Luật sư Đàm Nhất ở Việt Châu, tinh cần nghiên cứu Luật Bộ, Sư giảng dạy cho đồ chúng, bốn phương xa gần đều hưởng ứng.

Niên hiệu Chí Đức thứ 2 (77), vua Túc Tông ân ban đề cử Sư dời đến thuộc danh ở chùa Từ Hòa. Vào niên hiệu Thượng Nguyên (760762), Thứ sử Vi Hoàn lại thỉnh Sư làm Chiêu Ẩn Thống Lãnh Đại Đức. Trong năm đó những lúc rảnh rỗi việc giảng dạy, Sư soạn bộ “Cổ kim quyết” một quyển, giải thích Tứ Phần Luật sao đến mấy mươi muôn lời. Phồn tạp nghĩa lệ điều xuyên suốt rất rõ ràng, truyền bá rộng rãi ở đời. Xem xét trong đó trước tiên nêu bày nghĩa của người xưa, nếu có chỗ không ổn thì phán đoán, nên gọi là “Quyết”. Trong lời tựa của “Quyết”, Sư nói rõ ban đầu nương theo luật sư Uy – người Thiên Trúc mà học tập, sau lại theo một vài bậc thầy ở xa. Phàm các giới đàn Sư đã dự chứng tất cả là hai mươi sáu đàn và đều làm chủ của Đàn tịch. Sư đã giảng bộ luật sao qua hai mươi tám biến. Nếu có người dâng cúng gì, bất kể quý giá hay không, Sư đều thọ nhận rồi chuyển sang gieo trồng ở hai ruộng phước Bi, Tín. Đối với giáo lý Sư bày văn nghiên cứu Nghĩa, đều nói do nhờ năng lực học tập xưa trước. Sư hành trì giới kiểm, trong khoảng khắc cũng không trái phạm. Đến mùa Đông năm Quý mão, tức niên hiệu Đại Lịch thứ 12, Sư ngồi kiết già như thường, an nhiên thị tịch, thọ năm mươi bốn tuổi, ba mươi lăm hạ lạp. Qua mười ba năm sau; đến mùa Xuân năm Tân Dậu (781) mới xây tháp ở gò Sơn Tây. Đồ chúng đệ tử mặc áo gai, khóc nước máu mắt có cả ngàn người.

Sư có các đệ tử cao hạnh như: Thanh Hoạt, Trạch Ngôn v.v…và Đệ tử thưa hỏi điều lợi ích như: Ngự sử trung thừa Hồng Phủ Quán Sát Sứ Ni Hoàn, Lại Bộ Viên Ngoại Lý Hoa, Nhuận Châu Thứ sử Hàn Phần, Hồ Châu Thứ Sử Vi Tổn, Ngự Sử Đại Phu Lưu Hoàng, Nhuận Châu Thứ Sử Phiền Miện đều quy tâm kính tin. Truân Điều Viên Ngoại Lang Liễu Thức soạn văn bia khen ngợi đức hạnh Sư.

4. Truyện ngài Đại Nghĩa chùa Xứng Tâm ở Việt Châu, thời Tiền Đường:

Thích Đại Nghĩa, tự là Nguyên Trinh, họ Từ, người ở xứ Tiêu Sơn, thuộc Cối Kê. Ngày mồng tháng niên hiệu Thiên Thọ thứ 2 Sư ra đời. Năm Sư bảy tuổi, được cha dạy cho kinh điển, thường ngày Sư tụng đọc mấy ngàn lời.

Năm mười hai tuổi, Sư xin phép cha mẹ đến chùa Linh Ẩn ở Sơn Âm tìm thầy học đạo. Nhân đó, Sư tập học nội pháp, vừa mở quyển kinh thì liền thông hiểu. Mọi người đều khen ngợi. Gặp thời vua Trung Tông đang tại vị (70-710), ân ban chế văn độ người xuất gia, Đô Đốc Hồ Nguyên Lễ Khảo thí kinh nghĩa, Sư trúng cách bậc nhất. Sau khi xuất gia, Ngài được phối danh vào chùa Chiêu Huyền, từ đó Sư nghe nhận tu học, cạnh đó là học thêm Huyền Nho. Đầu niên hiệu Khai Nguyên (713), Sư thọ giới Cụ túc với Luật sư Viên ở Ngô Quận. Sư lại trở về nương tựa Luật sư Thâm ở chùa Khai Nguyên ở bổn châu học Luật Tứ Phần. Nhân lúc Sư đến Trường An, Luật sư Thâm thị tịch, Sư bèn đến Luật sư Huyền Nghiễm ở chùa Pháp Hoa để cầu học. Sư tuấn tú vượt xa đồng bạn, nên Ngài Huyền Nghiễm bảo: “Đời nay truyền pháp, chẳng phải ông thì là ai?” Đến lúc Luật sư Siêu ở chùa Xứng Tâm thỉnh Sư làm tự chủ.

Vào niên hiệu Khai Nguyên (713-72), Sư chịu tang cha mẹ, nên phát nguyện vào chùa Phật Lũng ở Thiên Thai, đọc tụng kinh tạng, để báo đáp ân sâu cù lao. Đến niên hiệu Thiên Bảo (72-76), Sư bèn dựng Thất ở Bắc ổ, tức địa vức của Châu Chi Tuần Ốc. Ban đầu, Sư mộng thấy có hai vị Phạm tăng đến bảo Sư rằng: “Ông hãy ở đây với thời gian hai mươi ngày”. Đến đầu niên hiệu Bảo Ứng (762), lại mộng báo rằng: “Vốn kỳ hạn hai mươi ngày, nay đã mãn, ma giặc sắp đến không nên nán ở nữa”. Tự nhiên hải tặc Viên Triều Thiết đóng cứ tại Diệm Ấp tìm đến Đan Khâu. Nhân đó, Sư cùng Luật sư Quýnh ở chùa Đại Vũ đồng đến chỗ Thiền sư Lãng ở Tả Khê, tập học chỉ quán, và được nhiều tinh đạt.

Trước sau, các hàng Triều Quý quy tâm về Sư như Tướng Quốc Đỗ Hồng Tiệm, Thượng thư Tiết Kiêm Huấn Trung Thừa Độc Cô Lăng, Lạc Châu Thứ Sử Từ Kiểu, tiếp theo có Từ Hoạt đều là Tông nhân. Đến tháng năm Kỷ mùi (779) thuộc niên hiệu Đại Lịch, Sư thị tịch tại Bổn Viện, thọ tám mươi chín tuổi, sáu mươi ba hạ lạp. An táng tại chỗ ở xưa kia của Sư thuộc phía Bắc chùa, nhân đó xây dựng tháp thờ.

Từ trước đến sau, Sư đã tự chứng minh hai mươi bảy giới đàn, đệ tử thọ giới hơn ba muôn người. Lúc Sư thị tịch, ở trong thất nghe có tiếng nhạc trời để chứng nghiệm sự vãng sanh. Sư thường tụng Kinh Pháp Hoa, Kinh Đại Bát Niết-bàn, giới bổn Đại thừa và Tiểu thừa. Lấy từ khẩu nghiệp và đức hạnh chẳng về Đâu-suất, chẳng sanh Tịnh Độ, không ai có thể bàn luận được nơi chốn Sư hướng sanh.

5. Truyện ngài Nghĩa Tuyên trụ chùa Hưng Ninh ở Thường Châu, thời Tiền Đường:

Thích Nghĩa Tuyên, người xứ Tấn Lăng. Sớm gieo gốc lành, nghiễm nhiên xuất tục, chẳng phiền thầy chỉ dạy, Sư quyết tâm giũa mài. Sau khi đã thọ pháp, Sư chăm chăm vào Luật khoa, chẳng để thời gian luống qua không. Bên cạnh là Huyền Nho Sư cũng kiêm thông, tăng trưởng Thiên Chương, cuối hỏi tiệp cấp, mà bẩm thọ phong thái của Cung nhượng, ở Diên Lăng, Nhã đắc thể của Tỳ-ni.

Ban đầu ở Dương Châu, Ngài Pháp Thận mở mang truyền bá cựu chương, học chúng ở vùng Hoài Điện tôn xưng là Thạc Tượng. Khoảng đầu niên hiệu Thiên Bảo (72), Sư lặn lội đi, tìm hỏi càng sâu, đồng bạn đều noi theo kính phục, Ngài Pháp Thận khen ngợi rằng: “Thật đáng sợ!” Ngài tuyên giảng bộ Sự Sao của luật sư Đạo Tuyên ở Chung Nam, đến thỉnh nghiệp tại sân của Luật sư Châu, khảo hạch rất tinh tường, Ngài bèn soạn bộ “Chiết Trung Ký” sáu quyển để giải thích. Bởi có sự dung tế thẳng thắn hơn các vị kia có chỗ lầm lẫn. Khiến những điều thị phi đều tự hết, và mọi người khỏi y cứ vào Tông mà gièm pha. Do đó mà đặt ra tên gọi.

Tỳ Lăng xuất sanh ra nhiều danh sĩ, trong đó, chư tăng có các vị Tam Tuyên, Tuệ Đức, Nghĩa Thị. Lúc ở tại Giang Đô tập nghiệp Sư cùng với Đàm Nhất ở Cối Kê, Hoài Nhất ở Mân Xuyên, Linh Nhất ở Khánh Vân đều là bạn đồng môn. Tại Tấn Lăng đã có Tam Tuyên, Ngài Pháp Thận lại xuất sanh ra Tam Nhất. Giang Biểu giúp cho Mỹ đàm, cuối niên hiệu Thiên Bảo (76), Sư hoằng hóa khai dẫn đạo rất thạnh hành, không biết về sau Sư mất ở đâu.

Liên quan thử bàn:

Phàm danh (tên) là để chế nghĩa, nghĩa sanh ra không cùng. Vì sao thầy trò dẫm gót lên nhau mà phạm húy của Giáo Tổ? Thông đáp: Vào thời Xuân Thu, sang hèn chẳng ngại đồng hiệu.

Hoặc có người nói rằng: Thái Tề chẳng địch nổi câu thư Hầu, mới nói là chẳng ngại đồng hiệu, hiệu và danh đâu được lệ theo điều đó. Thông đáp: Hiệu lớn chẳng hiềm, danh nhỏ hiềm gì. Huống gì “Nghĩa Tuyên” mới đầu đó là danh (tên người), đâu biết được đệ tử mình thành đạt sự nghiệp dưới cửa Chung Nam ư? Nhưng, người xuất gia hẳn không phòng ngại. Một phần thì, tánh (dòng họ) đã lấy Hoa theo Phạm, đều xưng là họ Thích, và một phần thì ở Tây Vực không có húy, đây là hợp theo. Vả lại, húy của người thời nhà Chu dùng để phụng thờ Quỷ thần. Trong thời nhà Hạ, nhà Thương không có húy điều đó rõ ràng. Huống gì Tuyên sư đã sanh lên Đâu-suất, nhỏ thì làm trời, lớn thì làm Bồ-tát, đâu nên lấy Quỷ thần mà phụng thờ đó sao? Còn như, đầu đời Đường, những bậc Cao Đức Thắng sĩ thường chỉ còn một chữ “danh”, chức là cùng cực của húy, thuộc tu soạn ngày nay mới khuyết văn. Mới biết rằng Chân Đế không húy, tục đế nghe tương tự thì lo sợ.

Hoặc có người nói rằng: Sa-môn đời nay dòng họ đã là họ Thích, Danh lại không húy, nói ta chẳng theo Tục Đế, cớ sao đối với Quân Vương mà xưng là thần (bề tôi), chẳng là ở Tây Vức có vậy sao? Thông đáp: Tánh danh chẳng đối với Vương giả, thần thiếp biểu sớ hợp nhiên. Xưa kia, vua nhà Tề hỏi Vương Kiệm, bèn bảo hễ gặp thì xưng danh. Từ đời Hán đến đời vua Túc Tông; thời nhà Đường, mới thấy xưng Thần, từ đó noi theo mà chẳng sửa đổi. Cũng bởi Sa-môn đức mỏng ngày một suy vi, hễ đi thì chẳng trở lại. Thêm nữa, pháp nương vào Quốc Vương, nên thật khó sửa đổi. Vương bảo làm vậy là khuôn phép chớ sửa đổi. Nên Phật dạy “Tuy chẳng phải do ta chế, nhưng các phương vì sự thanh tịnh, mà đặt ra thì chẳng thể không thực hành”.

6. Truyện ngài Biện Tú trụ chùa Khai Nguyên ở Tô Châu, thời Tiền Đường:

Thích Biện Tú, họ Lưu, là cháu đời thứ 31 của Hán Sở Vương Giao. Sư mồ côi từ thưở bé. Chư phụ ai tự, Sư lễ kính như sự dạy răn, lập hiếu tự trời sanh, sớm gieo trồng duyên sâu, ruộng tâm sắp chín muồi. Nhân đó, Sư xin người bác họ được xuất gia tu hành, người bác buồn thương mà cho phép. Sư bèn thờ Thiền sư Mưu ở Linh Ẩn để có thể hỏi bến bờ, đồ họa ý vào đạo. Với điều nghe được chỉ dạy như gió mát vào lòng, Sư tỉnh nhiên thanh thoát tỏ ngộ.

Niên hiệu Thiên Bảo thứ (7), Sư thọ giới với Đại Sư Giám Chân tại Đông Hải, được ngài Đàm Nhất ở Cối Kê truyền luật. Vào niên hiệu Chí Đức (76-78), Sư đề cử những bậc cao hạnh thuộc danh vào chùa Khai Nguyên ở Quận Ngô. Đến niên hiệu Càn Nguyên (78760), vua Túc Tông ban chiếu cho hai mươi lăm ngôi chùa trong nước, mỗi ngôi đều cử bảy vị Đại đức lớn giảng giới luật, Sư bèn ra ứng trong số đó. Trong khoảng một năm, đối với pháp môn Tịnh Độ, Sư chẳng sai lầm nơi niệm, Sư từng nói với mọi người rằng: “Xưa kia nghe nói hạnh của Tây phương có tướng Đại thừa. Đó mới là bày tâm không thẳng, chẳng phải thuyết của Đạt Quán. Vì sao? Vì hễ mở lời tức tánh, phát ý đều như, và một sắc một hương không gì chẳng phải là Trung Đạo. Huống gì chính ta có chánh niệm ư?”

Sư đã mười sáu lần lược dự chứng Đàn Tràng, Độ người cơ chế, then chất giới luật chánh trì, Tăng cương tự bằng lòng. Khắp năm bắc Hồ Châu đều kính ngưỡng. Đến ngày 1 tháng 6 niên hiệu Kiến Trung thứ nhất (780), Sư thị hiện bị bệnh mà thị tịch, thọ sáu mươi bảy tuổi, ba mươi lăm hạ lạp. Trong ngày Sư thị tịch, trong sân có một gốc cây cành lá phù sơ, buổi sớm hoa nở mà vội tàn tạ rụng rơi. Đến ngày mồng tháng 7, đón rước linh khám an táng ở tháp đến bên phải cửa Tùng của chùa Võ Khâu tây.

Sư có các môn nhân như Đạo Lượng, Đạo Cai, Thanh Hội đều là những cây thơm vây quanh chiên đàn vậy. Nên Quán Sát Sứ Vi Nguyên Phủ Lý Thê Quân, Quắc Châu Thứ Sử Lý Trử, Ngự Sử Trung Thừa Lý Đạo Xương đều hết lòng khâm phục, kính mến đức hạnh của Sư đã qua và cũng là những người bạn thâm giao dưới rừng. Tấn Trú soạn văn bia khen ngợi đức hạnh của Sư.

7. Truyện ngài Như Tịnh chùa An Quốc ở kinh đô, thời Tiền Đường:

Thích Như Tịnh, không rõ Sư là người xứ nào. Phủ tham pháp vị, đáng thọ giới luật, sáng suốt tinh luyện tỳ-ni, giũa mài danh tiết. Bây giờ Sư thường giảng khuyên chúng bạn Vân Truân, ngôn từ nét bút dài rộng thâm đạt Nho điển.

Nguyên trước ở Quan Trung, thực hành hóa Tứ Phần Luật sớ của Luật Sư Trí Thủ, Luật Sư Pháp Lệ ở Ngụy quận soạn sớ giải hành hóa riêng biệt. Bấy giờ, Quan Phụ Hà Bắc, thường tự cạnh tranh tông phái, tợ như tham thần. Cuối đời Tùy, đầu đời Đường. Luật Sư Đạo Tuyên dùng bản đại sớ của ngài Trí Thủ làm gốc, rồi soạn san bổ Luật sao ba quyển, sao thành hội yếu, hành sự hộp cơ. Vào niên hiệu Trinh Quán (627-60) Sư lại đến, Tam Phụ, Giang Hoài, Mân Thục, thường truyền bá luật. Kế đến có đệ tử của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang là ngài Hoài Tố, trước tu học theo Sao Tông, sau bỏ pháp học của ngài Đạo Tuyên và Pháp Lệ. Đến niên hiệu Hàm Hanh (670-67), Ngài Hoài Tố soạn bộ “Khai Tứ Phần Luật ký”, sau đó lấy hiệu là “Tân chương”. Đến niên hiệu Đại Lịch (766-780) thời vua Đại Tông, hai bộ Tân Chương và cựu sớ đắp đổi sở trường sở đoản lẫn nhau. Niên hiệu Đại Lịch thứ 13 (779), nhóm họp các bậc giỏi về luật trong ba Tông để trùng định hai nhà Long Sát. Lúc đó, Sư được suy cử làm Tông chủ, nói ở truyện ngài Thích Viên Chiếu. Đến niên hiệu Kiến Trung thứ 2 (781), tấu trình hai bộ sớ giải đều hành hóa, đó là do năng lực của Sư. Bởi vì lúc Quốc Tướng Nguyên Công Tải dốc lòng kính trọng Tố Công (Hoài Tố), kính mến luật giáo, mới mời Sư làm chủ Tân sớ và soạn truyện.

8. Truyện ngài Giám Nguyên trụ chùa Khai Chiếu ở Hán Châu, thời Tiền Đường:

Thích Giám Nguyên, không rõ Sư là người xứ nào, vốn hạnh chân minh, khuôn phép luật đạo, các vị Tỳ-kheo tiêu biểu nổi bật không vị nào chẳng xuất thân từ đó. Sau, Sư giảng Kinh Hoa Nghiêm gọi là Thắng Tập. Thường ngày cúng dường cháo cho cả ngàn người ăn, trong kho gạo thóc mới vài trăm hộc, lấy dùng mà chẳng hết, từ mùa hạ qua mùa thu mà chưa từng báo hết. Sư có sự minh cảm như thế.

Chùa Sư ở núi có nhiều sự linh ứng, có Thiền Sư Tuệ Quán thấy có hơn ba trăm vị tăng cầm đèn hoa sen vượt hư không mà đến, rõ ràng như dòng sao chảy. Vào niên hiệu Khai Nguyên (713-72), Thôi Ký Công Minh nghi đó là do yêu dị mê hoặc, nên đích thân tự vào núi trong đêm. Dự cấm bốn phía núi mỗi mặt cách ba mươi dặm không được có ánh lửa. Đến đêm thứ 3, có hơn trăm cánh đèn xuất hiện, ánh sáng mầu hồng có đến hơn ngàn thước. Ký Công tự nhiên đảnh lễ khen ngợi là chưa từng có. Lúc đó, từ khoảng cây thông đưa duỗi ra cánh tay sắc và dài chừng bảy thước, có hai vị Bồ-tát loáng thoáng các mầu vàng nhạt. Thế rồi, cây bách ở trước sân hóa hiện thành một cây đèn sáng tỏ như mặt trời, pha lê rải khắp, cách núi chừng khoảng ba dặm có viên ngọc báu tròn khoảng một trượng chói lòa đáng yêu. Tại cửa núi Tây lãnh treo hiện một vầng cầu vồng lớn, trên cầu có vị Phạm tăng già và đồng tử, khoảng giữa phát ra hai cây đuốc sáng rực giữa hư không, hình trạng như cùng đón rước đưa tiễn qua lại. Phía dưới có bốn vị Bồ-tát, cứ haivị đứng sánh đôi phát ra ánh sáng khắp thân, cao chừng sáu, bảy mươi thước. Lại thấy sau rừng thông lớn, bỗng có biển ngạch chùa đề hai chữ “Tam học” theo lối chữ Triệu. Thêm nữa phía dưới ánh đèn rũ hai dải lụa, khoảng phía Đông Lâm ban đêm xuất hiện núi vàng. Bấy giờ đang là tháng , đèn hai mầu vàng bạc sáng bày ở bên cạnh phần tháp ngài Tri Huyền (Ngộ Đạt). Vi Nam Khương Cao mỗi ba tháng một lần đến chùa thiết trai hội lớn cúng dường ba trăm vị Bồ-tát. Bồ-tát hiện hình bưng đèn, chư tăng cầm hương đèn dẫn đưa vào lò tại cửa chùa.

Bạch Trung Linh Mẫn Trung thấy điềm lành hưng phát đó nên xây dựng chùa ấy. Đến niên hiệu Đại Trung thứ 8 (8) đổi biển ngạch đề là “khai chiếu”. Luật Sư Giám Nguyên hành đạo hóa độ cùng với Địa vực đều linh ứng. Đó là chính Tông của đệ tử truyền giảng ở Đông Xuyên.

9. Truyện ngài Chí Hồng trụ chùa Song Lâm ở Quận Ngô, thời Tiền Đường:

Thích Chí Hồng, họ Tiền, người xứ Hạ Nhã ở Trường Thành, thuộc Hồ Châu. Sư vốn tên là Nghiễm, Chí Hồng là tự.

Thưở thiếu thời, Sư xuất tục, vào chùa làng Thạch Môn, bắt chước Lương Tĩnh Lâm. Sau khi cắt tóc thọ giới xong, Sư sang Mậu Uyển gần gũi Đại Sư Đạo Hằng tu tập nghiên cứu tinh ròng. Bấy giờ, Đàm Thanh và Tỉnh Cung rất tha thiết nhau, cuối cùng trở thành Hồng Chử. Nhưng ân hận các bậc Tiên Đức giải thích Nam Sơn Luật sao, thương lược chẳng đồng đều, phải chăng trong Tạng không chuẩn định! Bắt quyên nối liền, sau bổ túc chẳng hoàn bị. Gồm từ các vị Đại Từ, Linh Ngạc trở xuống tất cả hơn bốn mươi vị ghi chép Huyền Sao, khắc thành hai mươi quyển, đề hiệu là “Sưu Huyền Lục”.

Vào niên hiệu Đại Lịch (766-780), Hoa Nghiêm sớ chủ là Trừng Quán tìm, bèn soạn tựa đặt ở đầu, nhưng Sư giải thích đều có sở trường, nhưng khoa tiết phiền toái đó là sở đoản.

Sư thọ một trăm lẻ tám tuổi, triều đình ban sắc cho Sư hiệu là “Trường thọ Đại Sư”. Gần đây, chỉ hành tên tự mà thôi. Nay chùa Song Lâm trải qua nhiều lần chiến tranh, lại thêm nước lụt nên trụ bia cột mốc đều mất dấu, càng giấu kín ngôn hạnh. Ôi! Nghiễm Công dòng tộc bổn sanh hẳn đồng với Luật Sư Đạo Tuyên ở Nam Sơn, và cũng là việc tốt.

10. Thích Thừa Như chùa An Quốc ở Kinh Triệu thời Tiền Đường:

Thích Thừa Như, không rõ Sư họ gì. Sư tinh cần nghiên cứu Luật Bộ, rất khéo giảng nói, mực thước với tăng chúng, không gì chẳng theo phép tắc.

Trong thời vua Đại Tông, với công việc phiên dịch kinh điển, Sư tham dự đảm nhiệm, ứng với Tả Hữu nhai lâm Đàn độ người, đệ tử có đến ngàn vị. Nguyên xưa kia, năm chúng xuất gia đệ tử Phật lúc quá vãng, các thứ y phục của cải mọi vật đều sung nhập vào kho của quan, nhưng trải qua nhiều triều đại đã hết bởi do đổi chôn. Sư mới viện dẫn các bộ luật nói: “Tỳ-Kheo xuất gia sống hễ được vật lợi gì, thì lúc chết vật lợi ấy quy kết về của tăng. Ý nói đến đi không vật, nếu Tỳ-kheo tham chứa nhóm, từ đây mà giảm chức do đó. Nay nếu kết quy vào của quan thì lệ đồng với sung công. Đời trước để lại việc đó bởi không người nêu lên, nay chúc văn đã rõ ràng, xin hãy vâng theo luật pháp, dứt sự khinh trọng ấy”.

Ngày 27 tháng 11 niên hiệu Đại Lịch thứ 2 (767), vua Đại Tông ban sắc rằng: “Kể từ nay, sau khi Chư tăng thị tịch, mọi của cải tùy quy kết về của chúng tăng. Nhân ban cáo trung thư môn điệp, trong nước nên y cứ!” Sư là bậc Luật tượng chẳng những trên dạy răn hai chúng mà còn, phấn phát di sự của nội chúng, lập công chẳng mất. Như Công là thế đó! Về sau Sư làm Thượng tọa cả hai chùa Tây Minh và An Quốc, có bộ “Văn Tập” ba quyển, Ngài Viên Chiếu gom góp lưu bố.

11. Truyện ngài Thanh Giang chùa Biện Giác ở Tương Châu, thời Tiền Đường:

Thích Thanh Giang, người xứ Cối Kê, không rõ họ gì, thưở bé Sư đã tỏ ngộ thân bọt bóng ràng buộc nhọc nhằn! Nhân vào tinh xá, bèn luyến mến cửa không môn. Cha mẹ Sư ngăn cản nhưng khó khuyên được. Sư bèn đến lễ thỉnh Luật chủ Đàm Nhất làm Thân giáo sư, Sư đọc tụng kinh pháp, vừa ghé qua mắt liền thông. Trưởng giả phẩm lường đó mà bảo rằng: “Ngựa hay ngàn dặm của họ Thích!”

Ngài đến Giới Đàn Thiên Trúc ở Chiết Dương cầu thọ giới pháp cùng các vị đồng học như Thanh Nguyên theo dưới Hòa-thượng Thủ Trực, làm đệ tử. Sư lại trở về nghe Tướng sớ và Nam Sơn Luật Sao với ngài Đàm Nhất, chỉ khoảng một năm mà tinh nghĩa nhập thần, thảy đều thông sướng và Ngài rất khéo giỏi Thiên Chương, Nho gia bút ngữ thể cao từ điển, lại chuyên tốt đẹp một góc. Bấy giờ, vì tánh Sư hẹp buồn chẳng giống như mọi người. Sư từng đối với ngài Đàm Nhất ít nhân chẳng đủ, cũng có xả bỏ dèm trách Hòa-thượng. Từ đó Sư du phương siêng năng, tất cả các pháp tịch giảng luật không nơi nào Sư chẳng đến dự. Sư tự trách mình rằng: Thiên hạ chỉ dành có một nửa, ít có ai như thầy ta!” Sư trở về Cối Kê, ngài Đàm Nhất đã già. Đang lúc chúng tăng nhóm họp, đánh bản gỗ xướng“Ai đến quy đầu Hòa-thượng nhiếp thọ”. Khi đó, Sư Đàm Nhất mắng nhục, còn Sư khóc như mưa mà sám hối rằng: “Niệm trước không biết, tâm sau có tỉnh ngộ, xin Hòa-thượng đại từ ban thí cho vui mừng. Nếu như không thâu nhận thì kẻ cao vượt hơn người chẳng thể gượng bán Chương phủ!” Ngài Đàm Nhất xót thương Sư qua mấy phen cầu xin tha thiết, mới báo rằng: “Vì ngươi mà ta mang lấy dơ bẩn”. Rồi trở thành thầy trò như lúc đầu. Sư có học Thiền Quán. Niên hiệu Đại Lịch thứ 8 (773), ở Nhữ Phần gặp được Quốc sư Trung. Nhân đệ tử nói với Quốc sư Trung rằng: “Luật Sư này (Thanh Giang) là người cùng quê với Hòa-thượng”. Bèn vui mừng gặp nhau, tìm đến Nam Dương, Sư lại yết kiến Quốc Sư và được mật truyền tâm yếu.

Liên hệ thử bàn:

Ngài Thanh Giang có làm bài thơ “Thất tịch” (bảy đêm). Có người nói đó là một bối trong bốn bối. Thông đáp: Thi nhân hưng vinh dụng ý chẳng thường. Tuệ Lâm có “oán biệt”, Lục Cơ có “khiên ngưu tinh”, Khuất Nguyên có “Sương phu nhân”, há là sắc tà, đều là ngụ ngôn hưng loại ở đương thời mà thôi. Nếu vậy thì nói lửa tức là đốt miệng, nói ăn thì hết đói. Ngài Thanh Giang trước bỏ thầy, sau mới nâng cao điều tốt đẹp của thầy, bỏ quyền hợp đạo. Thật ra thơ đó là khuyên răn đời vô thường để dẫn khiến vào Phật Trí. Vì sao? Vì có thể thấy rõ ngài Thanh Giang gặp được Quốc sư Trung mà lại tỏ huyền lý, không thể dùng pháp Tiểu thừa trong nội vực mà bó buộc được.

12. Truyện ngài Linh Triệt chùa Vân Môn ở Cối Kê, thời Tiền Đường:

Thích Linh Triệt, không rõ Sư là người xứ nào, bẩm khí trong trắng tốt lành, Sư chấp tháo không đổi bỏ, mà tánh tình ưa thích ngâm vịnh là sơ trường. Sư trụ tại chùa Vân Môn ở Việt Khê. Năm thành lập là năm Dự tập viễn làm văn. Sư giảng suốt không mỏi mệt, nên học chúng đến nương ở rất đông. Nên Bí thư Lang Nghiêm Duy Lưu, Tùy Châu Trường Khanh Tiền Điện Trung Thị, Ngự Sử Hoàng Phủ Hội, trông thấy mặt luận bàn tâm bền chặt như keo sơn, phân tiếng xướng hòa danh tan bốn góc.

Sư đi đến Ngô Hưng, cùng sư Tấn Trú, ở Trữ Sơn, vừa mới gặp liền kết bạn giao du dưới rừng, khuyến khích lẫn nhau. Tấn Trú trình thư lên Bao Cát Trung Thừa, thạnh nêu bày chọn lấy câu cảnh tỉnh rất mực quan trọng, trong đoạn “Quy tương nam” viết rằng:

“Có sườn núi ven sông đợi trăng tỏ
Tạm hướng nhân gian gá đi đường
Như nay xoay hướng, đi bên núi
Chỉ có nước hồ không lối đi”.

Các tác phẩm của vị tăng (Linh Triệt) đều là khéo léo hay ho, nhưng riêng một thiên nầy khiến lão tăng tôi (Tấn Trú) muốn vụt bỏ bút nghiên. Cúi mong Trung Thừa Cao xem xét tiến như thế nào và xả bỏ như thế nào? Mới nay trong nước có bậc Đại hiền khuyên vua, liền cho là chẳng gấp can, xin nên xem nghe, cũng soi chiếu ngu lão tăng tôi chẳng đạt thời!” Nhưng Sư vẫn giữ tâm lập tiết, không thể được nhiều, Đạo hạnh Sư như Không tuệ chẳng thẹn với An Viễn. Sư lại soạn bộ “Luật Tông dẫn nguyên” hai mươi mốt quyển, làm chỗ quay về nương tựa cho chư tăng. Đến như Huyền ngôn đạo lý ứng tiếp chẳng ngưng trệ, trong khoảng gió trăng cũng đủ để giúp cao hứng của quân tử. Đó là đồng bạn kính trọng Sư đến thế. Tấn Trú lại mang thơ phụ ngài Khứ Kiến, Bao Cát kính lễ lúc gặp chẳng xem thường. Lại có Quyền Đức Dư nghe được thanh danh Sư viết thư hỏi Tấn Trú, được nghe đáp khen ngợi hết bút mực.

Từ niên hiệu Kiến Trung, Trinh Nguyên (780-80) về sau, ở Giang Biểu có ngạn ngữ nói rằng: “Triệt đồng băng tuyết ở đất Việt, đáng gọi là thắng sĩ một đời, đáng phân đảnh với Hàng Tiêu Tấn Trú.” Không biết về sau Sư mất ở đâu.

12. Truyện ngài Tỉnh Cung chùa Tuệ Chiếu ở Dương Châu, thời Tiền Đường:

Thích Tỉnh Cung, người xứ Đông Lô, ở Mục Châu. Thuở nhỏ Sư đã nhớ dai. Có vị lão túc lấy lạm lạ về ý chí Sư lớn mà nói lời cao. Khi Sư đã nhàm chán sự trói buộc, bèn vào chùa Thánh Đức, kính mến đạo, theo thầy. Gặp lúc triều đình hạ sắc ban ân, Sư được độ xuất gia. Sư có tánh linh, thiên phát đối với đạo Tỳ-ni, học như ôn tập lại. Sư lại chọn gặp Đại sư Đạo Hằng trụ chùa Khai Nguyên ở Cô Tô là bậc Danh sư.

Ngài Đạo Hằng bảo rằng: “Tốt lắm! Ta có được Cung”. Môn nhân ngày càng gần gũi, đến lúc tham cứu tinh vi, càng đi càng xa. Bấy giờ nếu có ai kích luận chỉ làm mê lầm thì xin thưa hỏi Sư, Sư đó phán định phân tách ngổi chia cong thẳng. Ngạn ngữ nói rằng: “Tận nghĩa với Tỉnh Cung, nói đến Cung, không nghĩa gì chẳng cùng tận”. Sư thông đạt luật thừa, gánh vác được môn tịch của thầy như vậy. Ngài Đạo Hằng nói: “Từ lúc ta có Cung, không còn nghe tiếng xấu ác!” Sư lánh mặt lá chắp tay đáp rằng: “Con chẳng dua nịnh, chỉ kính mến đạo của thầy, như lượm nhặt lá dâu để tằm ăn, nhưng bởi sự bệnh hoạn, chưa thể nhả nhiều tơ để báo đáp cho chủ”. Ngài Đạo Hằng bảo: “Trong thấy con nhả tơ năm mầu nơi vườn khách, có thể giúp cho tơ mầu, lời nói quá khiêm nhường”. Về sau, Sư đáp lại lời thỉnh của Duy Dương, rộng dạy dỗ đồ chúng. Nhưng Sư hết lời thư hoàng phẩm tảo, che giấu nghĩa xưa nay. Trong đồ chúng, những vị thông minh tài giỏi đều tự ghi chép lại, đều có thêm nhuận sắc, đặt hiệu là “Thuận Chánh ký” mười quyển, ban bố lưu hành. Ngài lại soạn bộ “Phân khinh trọng vật nghi biệt hành Duyên tập” mười ba chương môn. Sư đều nêu ra, còn thêm gần đây hiện có các vật trọng khinh, rất là yếu dụng. Sư lại là bậc tài cao về Nho học nên soạn văn bia tán tụng rất nhiều. Vì Sư có hành hóa ở Hàn Cấu nên gọi là “Hoài Nam Ký Chư”, tự lấy hiệu là “Thanh lãnh sơn Sa-môn”.

13. Truyện ngài Thần Hạo ở núi Bao thuộc Quận Ngô, thời Tiền Đường:

Thích Thần Hạo, tự là Hằng Độ, họ Từ. Tổ tiên đời thứ 8 của Sư bày vẽ Tề Cảnh Lăng Vương Tây Đề Học Sĩ. Tử Lăng Lương Thượng Thư Tả bộc xạ. Văn ấy nổi tiếng ngang với Dữu Tý. Đến khi nhà Trần mất nước, nhân giúp Ngô ấp bèn dời nhà đến Cô Tô, Sư mới là người Quận Ngô. Ngài thiên tánh điềm đạm thanh khiết, phong vận sáng ngời cao xa. Từ thuở bé đã mong dáng dấp thoát tục, tìm đến nương tựa Nhất Công ở đạo tràng Long Tuyền xứ Tiền Đường xin xuất gia.

Niên hiệu Thiên Bảo thứ 6 (77), vua Huyền Tông ban chiếu dán bảng lựa chọn các bậc chân hạnh, mỗi châu được độ ba vị. Sư được đề cử ở đầu, nhân đó mà thuộc tăng tịch của đạo tràng Phước Nguyện ở núi Bao. Ban đầu, Sư đăng đàn thọ giới cụ túc với Đại sư Hưng, Sư học thông luật sao với ngài Đàm Nhất. Kế là giảng luật sao, năm lần lên đàn tràng, Sư bèn nương thuyền trở về núi Bao, khiến cho ông lão nhà quê cắt cỏ, tiểu đồng ở núi quét đá, tiêu dao nương náu tiêu tức, thoáng chốc sửa thêm phòng nhà.

Niên hiệu Càn Nguyên thứ nhất (78), vua Túc Tông ban chiếu 27 chùa trong nước, mỗi chùa đề cử tấu trình bảy vị Đại Đức lớn để giảng giới luật. Nhân đó mà thỉnh Sư trụ chùa Khai Nguyên. Sư muốn tròn sở nguyện lại sợ giản thư, bèn gắng theo mạng lệnh. Đệ tử vâng giữ giới pháp Thứ sử Khai Châu là Lục Hướng tiền cấp sự Trung Nghiêm Cổn Phục Đạo. Đệ tử Lễ Bộ Thị Lang Lưu Thái Chân, Tiền Đại Lý Bình Sự

Trương Tương. Đệ tử khâm trọng Đạo phong ở Sư như Tiền Liêm Sứ Á Tướng Lý Thê Quân thỉnh Sư Cương nhậm Hải Ngung, một ấp mà tăng chúng ba lần biến động đến đạo. Đến cuối năm công việc được viên Tông. Sư an trí riêng tại Tây phương Pháp xã, tụng kinh Pháp Hoa hơn chín ngàn bộ.

Đến tháng 10 niên hiệu Trinh Nguyên thứ 6 (790), Sư đang trụ tại chùa Khai Nguyên, bị mắc bệnh, qua tháng 12 Sư dặn dò với đệ tử Duy Lượng rằng: “Sau khi ta xả bỏ báo thân, hãy mang về động đình chốn núi cũ xây tháp” và Sư nói pháp mà thị tịch. Đêm đó sắc trời lưu ly tinh chất như mưa, dấu hiệu Tây phương thầm hiện ở trước, Sư thọ bảy mươi lăm tuổi, bốn mươi ba hạ lạp. Sư có môn nhân đệ tử Duy Lương là bậc có văn có đạo; một mình một bóng ở đương thời, giữ việc lễ tang của thầy, chẳng vì chứng đắc mà phế bỏ giáo môn.

Sư có các đệ tử được truyền pháp như là: Đạo Siêu, Linh Tuấn, Đạo Tuấn, Đạo Lăng, Duy Nhượng, Duy Thành đều là những bậc tài giỏi một thời. Tấn Trú làm thần pháp, soạn bia văn khen ngợi đức hạnh Sư.

15. Truyện ngài Tạng Dụng chùa An Quốc ở Kinh đô, thời Tiền Đường:

Thích Tạng Dụng, không rõ Sư là người xứ nào. Sư là con người bạt tục, đến nương tựa Không Công ở núi Thê Tung, tôn sùng làm thầy, đến tuổi ứng pháp, Sư nương tựa luật sư Cự ở phần Xuyên thọ thượng phẩm hình câu pháp. Sư tìm đến giảng tịch của Nghiệp Công ở Lạc Trung, nghiên cứu tìm kiếm văn luật, theo chỗ sâu mầu huyền diệu, không đâu Sư chẳng đến.

Đến khi nghe có môn học Thiền Quán, Sư bèn đến đất Lô, vượt qua Hoắc, lội dòng Hán, trôi nổi sông Tương, vọng hướng tòng lâm của song phong. Sư lại trở về khai pháp ở chốn kinh kỳ. Đạo Sư đã tinh túy, dạy răn lại bình đẳng phô diễn, hòa nhã tự nhiên làm vật khuôn pháp, hưởng phong tông trọng. Vào niên hiệu Kiến Trung (780-78), Sư đã mãn ba mươi hạ lạp, bỗng ứng chiếu mời sung vào giới đàn đứng đầu pháp tịch. Sư tiếp tục độ đệ tử rất nhiều. Đến lúc Sư trở về, trụ tại Hóa Tháp ở Đông Thành, là nơi ở của em vua Đại Tông. Lại suy cử Sư làm chủ cương nhậm. Các hàng Tỳ-kheo cho đến Sa-di đều tuân phục kính sợ. Chiếu trải mời mời khách đến để khai đàm, chỉ có Hành Sơn Thạch. Vì có biết tiền thân, truyền bát của Tào Khê, vì có biết mé sau. Vì vậy cửa ngõ lắm vết của Trưởng giả, phòng nhà đầy ắp đồng bạn độ người, lợi vật tốt sâu, ngồi giữ nhã tục.

Vào niên hiệu Trinh Nguyên (786-80), Tả Ly Chánh Lang Vương Quyên, Nam Đài Thôi Công Kế hòa theo đó, như thế mấy vị cùng bàn luận tiêu đề. Binh Bộ Chánh Lang Trình Hoạt làm Đồ tự, Chức Phương Chánh Lang Tri chế cáo, Ngô Thông Vi ghi chép. Lúc đó là năm Mậu Thìn (788) tức niên hiệu Trinh Nguyên thứ .

Sư lớn lên từ luật học, gấp giữ nhậm trì, làm bậc khuôn phép tiêu biểu ở Thượng Đô.

16. Truyện ngài Chân Thừa ở chùa Bát Thánh Đạo ở Hồ Châu, thời Tiền Đường:

Thích Chân Thừa, họ Thẩm, người xứ Đức thanh. Cha là Huyền Vọng Hiếu Liêm Cử Điều Duyên Châu Tư Mã. Lúc mang thai, mẹ của Sư có điềm ứng ánh sáng thần mùi thơm lạ. Có người biết chuyện, bảo rằng: “Nhà họ Thẩm ắt là thế gia đại tộc!” Đến lúc sanh Sư thì như Hoài Vĩ. Lúc lớn khôn cư xử với mọi người trong tông tộc, Sư tợ như kỳ thọ ở giữa các cỏ cây. Đến độ tuổi tết tóc, Tư Mã dùng văn học để dẫn dụ Ngài, khuyên lo tu sửa Quan Nghiệp, vả lại, Sư lo lắng, tỏ vẻ chẳng đặng đừng. Ở chỗ vui chơi thì Sư đem tượng Phật ra ban bố. Cha của Sư xem xét tập khí đời trước, quả nhiên xin xuất gia. Gặp được Ngạn Lỗ Công cho phép thi kinh sẽ được độ, lúc đó Sư đã tụng đọc thuộc lòng được năm trăm trang kinh, thử bảo Sư tụng, không sai sót một chữ, Đại Kiến khen lạ.

Sau khi xuống tóc, Sư được phối vào ở tại chùa Bát Thánh Đạo và đắc giới tại đó. Sau, Sư đến nương tựa Đại sư Thường Tấn ở chùa Thông Huyền, tập học tỳ-ni. Ngài Thường Tấn thấy Sư tài giỏi, nên răn bảo trong đồng môn rằng: “Chân Thừa tuy trẻ tuổi, nhưng không thể đem Bá Trọng đế so sánh”. Sau, Sư đến phương Tây lên chùa Vân Hoa ở kinh đô tập học Pháp Hoa Thiên Thai sớ nghĩa, tiếng tăm vang xa. Sau đó, chúng tăng chùa Chương Tín thỉnh Sư giảng pháp. Như kẻ say ngàn ngày chỉ một lần nghe mà tự tỉnh, tợ kẻ mê trọn đời vừa tạm nghe mà tỏ ngộ hẳn. Với kinh luật, thông suốt, Sư đều giảng giải không thiếu sót. Tịch rất thạnh hành, xán lạn kinh ấp.

Niên hiệu Trinh Nguyên thứ 11 (79), Công Đức Sứ Lưu Đại Phu vì vua Đức Tông đến chùa An quốc trình với Sư thay đổi để chuẩn bị ứng đối, sung vào số Đại Đức cung phụng. Lúc đó, thầy Sư cũng không ngăn ngại gì. Cũng muốn đạo nghiệp thật nhờ ân mưa móc, tấu cử Sư vì nước nhà mà cầu phước không trệ ngại. Bỗng nhiên mộng thấy Sư cầu một đóa hoa sen trắng đi về phươg Nam. Tự nhiên, Sư bị bệnh nên xin trở về vườn quê. Vua Đức Tông ban sắc chấp thuận. Sư đã về đến đầu làng thì Bổn Quận Thú Lý Công Kỳ Điền Công Đôn Chiếc Đông Suất Tiết Công Giới đã bước chân tới cửa mời Sư lên pháp tòa, hoặc vội mang thẻ mà mời tới giới đàn. Sư bức bách vì pháp duyên thảy đều là gắng gượng. Do đó, tám lần sư làm tòa chư luật học, bốn lượt Đăng Đàn làm Chánh viên. Hễ Sư dạy răn trao truyền độ người, nếu có ai dâng cúng khăn giày v.v… để kết duyên, thì Sư không bao giờ nhận một vật gì. Sư đến núi Ngũ Đài, đảnh lễ Thánh dung Bồ-tát Văn-thù, thấy tướng điềm lành không thể nói xiết. Sau, Sư trụ tại chùa Hộ Quốc, lễ kinh Phật danh một trăm biến. Ngoài sám pháp ra, Sư còn tuyển soạn “Pháp Hoa Kinh Giải sớ ký” mười quyển.

Đến tháng mười niên hiệu Nguyên Hòa thứ 1 (821), Sư thị hiện bị bệnh mà thị tịch tại Bổn tự. Sư rất tinh thông luật pháp, lại có sở trường giảng nói. Đến ngày 13 tháng 10 niên hiệu Trường Khánh thứ 2 (822) trà-tỳ nhục thân Sư tại góc phía Tây thôn Thiều, đó là tuân theo di mạng của Sư. Úy Vương Chân ở huyện Vạn Niên xây dựng văn bia, ghi lại đức hạnh Sư.

17. Truyện ngài Đạo Tiêu trụ núi Linh Ẩn ở Hàng Châu, thời Tiền Đường:

Thích Đạo Tiêu, người xứ Phú Dương, họ Tần, tổ tiên xa xưa của Sư và cùng với Doanh (Tần Thỉ Hoàng) là cùng một họ, trải qua nhiều đời là một dòng họ lớn ở Thiên Lũng. Đến lúc nhà Tấn dời về phương Đông thì Sư cũng mang áo mão mà theo, sau trở thành người xứ Hàng Châu.

Từ Cao tằng đến vua cha, dòng họ Sư đều giữ lấy Nho nghiệp, chẳng chịu làm quan, nên khắp cả châu lý đều tôn sùng. Sư lúc mới sanh thì sáng suốt, lúc lớn lên thì chí thú sâu xa, khi về già càng vững chắc. Nhân lương thiện có từ đó. Năm bảy tuổi, Sư có thần sắc trong thanh, khí lực tốt lành, chẳng xen tạp như bao trẻ nhỏ khác. Chợt có vị Đại Sa-môn đưa tay xoa đầu Sư, bảo rằng: “Đứa trẻ này đôi mắt sáng đẹp như hoa sen xanh, có phải chăng là oai phụng của dòng họ Thích ta ư? Nếu có thể bỏ nhà thế tục thì sẽ có tiếng tốt. Nếu không như thế thì cưỡi mây mà nhìn ngắm trời Hán. Ta không thể biết được!” Người cha chấp nhận lời thỉnh, Sư bèn làm đệ tử Hòa-thượng Bạch Vân Phong Hải ở núi Linh Ẩn. Trên núi Diệu cao chỉ có Nhật Nguyệt là sáng đẹp. Trong cung Ta-kiệt-la hẳn nhiên chứa nhóm mây sấm.

Niên hiệu Chí Đức thứ 2 (78), vua Túc Tông ban chiếu những ai trong hàng tại gia thông suốt kinh Phật bảy trăm trang thì được độ làm Tỳ-kheo. Sư đứng đầu trong số lựa chọn đó. Và trong ngày đắc độ, được ban phối ở chùa Thiên Trúc. Đầu niên hiệu Vĩnh Thái (76), Sư cầu thọ giới Cụ túc luật sư Khải ở chùa Linh Quang. Ngài giữ giới trang nghiêm. Người đương thời suy tôn Sư là bậc giảng nói Tỳ-Nại-Đa-La, không gì chẳng thông suốt. Về độ người thọ giới, Sư đã sáu lần đăng đàn làm khuôn phép cho chúng. Suốt mười hai năm, đặt xuống mẫu ruộng, hằng năm thâu lấy muôn hộc, đặt để của cải vô tận, chung với cùng chúng.

Vào niên hiệu Trinh Nguyên (78-80), Sư cho là việc chùa đã sung túc, ta nên nghỉ ngơi, mới chọn được phía dưới Tây Lãnh là nơi cao sáng, bện cỏ làm nhà, chẳng can dự việc người, lấy đó mà nuôi dưỡng hạo khí. Ngoài việc kinh hành, Sư rất tôi luyện thi chương, từ thể cổ kiện, sánh với Phan Lưu. Đương thời, ở Ngô Hưng có Tấn Trú, ở Cối Kê có Linh Triệt cùng nhau đáp xướng lần lượt làm sênh ca. Nên người đời nói là: “Ở Tấn có Trú hay trong nhã, ở Việt có Triệt suốt cả băng tuyết, ở Hàng có Tiêu sờ đến mây xanh, thường bay chương ngụ vận hư, trúc đêm hoa ngày. Ba vị thượng nhân ấy đáng địch cả bốn mặt. Do đó mà Từ Lâm nhạc Phủ từng lượm nhặt tiếng thơ của họ”. Vì vậy, Hữu thứ tử Cô Tàng Lý Công Ích viết rằng: “Dưới trọng danh quả thật có văn đó”. Khi trở về phương Tây, đến chốn kinh đô có đem khoe soi sáng. Thêm nữa, Cảnh Lăng Tử Lục Vũ nói rằng: “Phàm nhật nguyệt, vầng mây là Thiên Tiêu, núi sông cỏ cây là Địa Tiêu, suy đưa tài năng quy về tốt đẹp là Đức Tiêu, sống nhàn ưa vắng là Đạo Tiêu, danh thật song toàn phẩm tảo tương đương”.

Từ đó về sau, tiếng tăm danh giá của Sư vang bóng đến chốn công khanh, nên thâm thiết với Sư có các vị như Tướng Quốc Lý Công Cát, Phủ Đại Tư Không Nghiêm Công Thụ, Hữu Bộc Xạ Hàn Công Lao, Lễ Bộ Thị Lang Lã Công Vị, Cốt Hào Tiết Chế Lô Công Quần, Tương Dương Tiết Chế Mạnh Công Giản, Đồng Châu Thứ Sử Lý Công Phu, Phụng Tường Duẫn Tôn Công Thọ, chiếc Đông Liêm Sứ Giả Công Toàn, Trung Thư Xá Nhân Bạch Công Cư Dị, Tùy Châu Thứ Sử Lưu Công Trường Khanh, Hộ Bộ Thị Lang, Khâu Công Đan, Ngoại Lang

Bùi Xu, Bí Các Nghiêm Duy, Tiểu Giản Chu Phóng Việt, Liêm Vấn Tiết Nhung Tịch, Bái Lô Nguyên Phụ, Thường Châu Thích Nguyên Hạo, Thượng Đô Thích Trí Sùng, Nhuận Châu, Thích Nam Dung, Kim Hoa Thích Càn Phụ, Ngô Môn Thích Quang Nghiêm Thích Trí Sùng ở Thượng đô v.v… đều là những vị tâm giao ngoài trần, phân hợp trong rừng. Muôn cảnh đều không, xua đuổi để tạ ngự, năm núi đầy mắt, đứng làm cương trường, văn hùng mà lại cổ xúy chẳng suy, Thần Vương một lần đánh tự thắng!

Đến niên hiệu Trường Khánh thứ 3 (823), Sư thị hiện bị bịnh nhẹ, tới ngày mồng 7 tháng 6, Sư thị tịch tại lan-nhã; nơi Sư ở. Đến ngày mồng 3 tháng 10, an táng tại Cựu Sơn, Sư thọ tám mươi bốn tuổi, năm mươi tám hạ lạp. Ngài có các đệ tử: Như Biện, Hạnh Kiệm, Tỉnh Ngôn, Thường Kiệm, Trí Du, Nhật Siêu v.v… đều là những vị đắc pháp từ Sư, kính làm theo chẳng dám nhàn rỗi, vườn không vây quanh chiên Đàn hận đầy nơi hang đá. Đến nay dân chúng ở Hàng Châu tôn xưng Sư là “Tây Lãnh Hòa-thượng”. Niên hiệu Khai Thành thứ (80), Trịnh Tố Khanh ghi chép đức hạnh Sư khắc văn bia khen ngợi dựng tại gò phía Đông núi Thiên Trúc, hiện nay vẫn còn.

18. Truyện ngài Đàm Thanh ở chùa Hành Nhạc, thời Tiền Đường:

Thích Đàm Thanh, không rõ Sư là người xứ nào. Thuở nhỏ Sư gìn giữ biên bức, không lầm lẫn phương hướng. Vì cẩn trọng nghiên cứu tận cùng ý chỉ Phật, mới mong dù đến viện Ngô Bắc, nơi Pháp Hội của Tông sư Đạo Hằng, cùng với Tỉnh Cung còn trước sau Đằng Tiết. Sư lưu lại Nam Nhạc hoằng hóa đồ chúng.

Gặp hội trong niên hiệu Nguyên Hòa (806-821), kiết giới tại chùa Long Hưng ở Mân Châu. Bấy giờ, ngài Nghĩa Tung giảng bày Tân Sớ là bậc tài giỏi trong bối lưu, nhân đó nói rằng: “Trong luật Tăng-kỳ nói “Ngang bảy cây cùng đi, chỗ ông tác pháp yết ma, gọi đó là khéo làm yết-ma. Chuẩn định bốn mặt đó đều lấy ba mươi sáu bước v.v…” Như vậy, giới tự nhiên y cứ khiến giới tăng tác pháp lên, đợi đến lúc tập hết, Sư rộng nêu bày vấn nạn. Như vậy qua lại kinh châu vượt tỉnh, Dưới Lưỡng Nhai, Tân Cựu Chương, Nam Sơn Tam Tông cùng định đoạt. Ngài Nghĩa Tung thiếu lý. Bấy giờ, tướng lệnh Cô Sở Do làm lễ Bộ Ngoại lang phán chuyển, điệp văn chuẩn cứ lưỡng nhai truyền luật quyết đoán lấy nghĩa của Sư làm chính, trong thiên hạ xướng tiếng. Sự mạnh mẽ gìn giữ kỷ cương, có khả năng đến thành vực. Sau, viết lại ký hiệu là “Hiển Tông”.

Liên hệ thử bàn:

Ngài Đàm Thanh từ Tông Nam Sơn quật khởi biệt phong. Cùng với hai ngài Nghĩa Tung, và Ngộ gặp nhau hẳn là phân tranh địa thế. Ngài Đàm Thanh quả thật được tài tuấn, huống gì là cao sáng, ít dùng văn luật, ba góc chẳng trái. Đã thành Đồ Trạng, học giả rất mực truyền bá, còn ngài Nghĩa Tung như trấn giữ ở đáy biển. Đến niên hiệu Đại Trung (87-860), các ngài Huyền Sướng, Công Tiến còn thêm khen chê, chê ngài Nghĩa Tung chuyển trầm trong vĩ lư.

19. Thích Viên Chiếu trụ chùa Tây Minh ở kinh đô, thời Tiền Đường:

Thích Viên Chiếu, họ Trương, người ở xứ Lam Điền, thuộc Kinh Triệu. Năm mười tuổi, Sư dốc lòng nguyện xin nương tựa luật sư Cảnh Vân ở chùa Tây Minh. Ngài Cảnh Vân cũng là bậc tài giỏi một phương, bốn bộ quy tâm kính mến.

Sư đang là Sa-di mới thọ giới cụ túc, kính cẩn chấp trì như yêu quý vật báu. Sư nghiên tầm kinh luận, nương thầy thưa hỏi các kinh Duyma, Pháp Hoa, Nhân Minh, Duy Thức, Niết-bàn, Trung Quán, kinh Hoa Nghiêm bản tân dịch, v.v… hoặc vào sâu đường hoàng, hoặc lược theo nhiễm chỉ, bên cạnh đó còn tìm học Nho Mặc, lại chuyên khéo phong nhã. Đối với luật tạng như trân châu, Sư chuyên tham nhật dụng. Sau thì Sương Đàn bỉnh pháp, nhạn tựa độ người, đến niên hiệu Khai Nguyên (713-72), vua Huyền Tông ban sắc lựa chọn các Sa-môn danh đức tham dự việc phiên dịch, Sư mới dự vào. Đến niên hiệu Đại Lịch thứ 13 (778) thời vua Đại Tông, Sư lại vâng chiếu lưỡng nhai, cùng mười bốn vị Đại đức làm đàn, đồng đến chùa An Quốc để đoán định sự phải trái của hai bản Tân sớ và Cựu sớ, bởi vì hai tông đều thạnh. Cả hai kẻ mạnh tranh nhau, ngư ông được lợi, đánh nhau sẽ tổn thương chân thầy. Đã luôn tranh giành lời tiếng, lắm vang đến tai vua. Nên có sắc chiếu bảo đem hai bản luật sớ quyết định thành một nhà. Lúc đó, Sư v.v… soạn lời tựa tấu trình rằng:

“Căn cứ Tứ Phần Luật Bộ Chủ, tiếng Phạn gọi là Đàm-Vô-Đức, đời Tần dịch là Pháp Tạng. Từ năm Nhăm Dần tức niên hiệu Hoằng thỉ thứ , đời Diêu Tần, ngài Tam Tạng Pháp sư Phật-Đà-Da-Xá, đời Tần dịch là Giác Minh, người nước Kế-tân, tụng ra bản Phạn, Sa-môn Trúc-Phật-Niệm nghe và ghi lại thành bốn mươi lăm quyển. Đến năm Mậu thân, tức niên hiệu Hoằng Thỉ thứ 11, ngài Chi-Pháp-Lãnh lại từ Tây Vực mong bản Phạn đến ở chùa trong thành Trường An, so sánh hiệu đính lại, đến năm Tân Hợi tức niên hiệu Hoằng Thỉ thứ 1 phiên dịch mới xong, do các Sa-môn Tuệ Biện v.v… biên chép thành sáu mươi hai quyển. Sau, vào đời Ngụy, có Luật sư Đạo Phú, do dưới sự giảng dạy của ngài Pháp Thông mà biên tập thành sớ sáu quyển. Kế đến, có ngài Đạo Huy soạn sớ bảy quyển. Trong đời Tùy, có ngài Pháp Nguyện soạn tài sớ mười quyển. Từ đời Đường thống nhất đất nước, bốn phương xương cao, Tam bảo thêm ngời sáng, có Luật sư Trí Thủ Soạn bộ sớ mười hai quyển, tiếp theo, Luật sư Tuệ Mãn soạn sớ hai mươi quyển, mỗi bộ phụng sự một thời, lưu thông chẳng dứt. Mãi đến niên hiệu Mậu Dần (618) tức niên hiệu Võ Đức thứ nhất, có Luật sư Pháp Lệ trụ chùa Nhật Quang ở Tương Châu soạn sớ, đến năm Bính Tuất (626) tức niên hiệu Võ Đức thứ 9, mới hoàn thành mười quyển. Phần chính nương tựa vào Luận Thành Thật. Nay gọi đó là bản cựu sớ. Đến năm Canh Ngọ (670) tức niên hiệu Hàm Hanh thứ nhất, thời vua Cao Tông, có Luật sư Hoài Tố trụ chùa Thái Nguyên tây, soạn bộ “Khai Tứ Phần Luật Tông ký” mười quyển, phần chính y cứ các Luận căn bản thuyết nhất thiết Hữu Bộ Tý-Nại-Da, Câu-Xá, v.v… Nay gọi đó là “Tân chương sớ”. Đến thời Hoàng Đế của ta vâng theo di chúc của Phật, khâm chuộng Sa-môn, kính tín Đại thừa, vâng theo Mật giáo, thấy hai bộ Luật sớ truyền trao, mỗi bộ tự chuyên môn, học giả đông đúc như rừng, chấp chặt kiến giải khác nhau, đã mấy lần nổi lên tranh luận. Thánh từ nghĩ thương muốn dứt cội gốc đó, khiến như nước với sữa không trái mà chỉ một vị hòa hợp”.

Bấy giờ, vua Đại Tông sai Nội Cấp Sứ Sự Lý Hiến Thành tuyên cáo sắc chiếu câu đương các chùa ở kinh thành, Công Đức Sứ Trấn Quân Đại Tướng Quân Lưu Sùng Huấn tuyên cáo sắc chiếu rằng: “Các bản Tân sớ, Cựu sớ của Luật Tứ Phần, nên ban sắc lệnh các Đại đức Như Tịnh v.v… lâm đàn, đến luật viện tại chùa An Quốc đều cùng định thành một bản sớ để truyền bá. Mười bốn vị Đại Đức ở Lưỡng Nhai lâm đàn đều nhóm họp tại chùa An Quốc, sai Trung Quan Triệu Phụng thuyên sắc Thượng thực cục sách lo trai thực 1260 vị, và quả thật bày một việc trai chúc, như trên mà ứng phó”. Tức ở chùa An Quốc cúng dường mười bốn vị tăng như Tuệ Triệt, Như Tịnh v.v… và dâng cúng trai thực sung suốt chín mươi ngày, dùng hai mươi lăm… phần giấy bút mực. Sung các Đại Đức Như Tịnh v.v… đều định dụng Luật sớ, kiêm hỏi các Đại Đức mỗi vị có được khỏe chăng? Lại ban sắc Tam cương chùa An Quốc đều định Luật sớ viện, tất cả Tăng tục đều không được vào. Nếu ai trái phạm thì ghi tên tấu trình lại v.v…

Bấy giờ, các ngài Đàm Thúy ở chùa Thiên Trường, Sùng Duệ ở chùa Tịnh Trú, Đạo Thúy, Hưng Thử ở chùa Tây Minh, Bảo ý, Thần Lãng, Trí Chiêu, Siêu Sài ở Bổn tự (chùa An Quốc), Siệu Chứng ở chùa Sùng Phước, Như Tịnh ở chùa Tiến Phước, Duy Các ở chùa Thanh Long, Hy Chiếu ở chùa Chương Tín, Huệ Triệt, Viên Chiếu ở chùa Bảo Thọ cùng dâng biểu tạ. Vua Đại Tông lại ban chiếu đáp rằng: “Các sư v.v.. trọng đạo y kinh, công vượt tự giác, vâng thừa ý chỉ sâu kín của Tuyết Cung, làm gió mát nơi nhà lửa, Luật Tứ Phần nghi, then chốt của Tam thừa, phải quy kết tổng hội, dứt hẳn nhiều môn. Một nước mà ba vua, ai chịu lỗi quấy. Sơ cơ mờ mịt mê lại nhiều lỗi, bèn ban Hữu ti hèn mọn cung cấp tư phí, lao phiền bút tước, đợi thấy vừa thành. Có sự cảm tạ phải biết”. Hôm ấy, phẩm quan Dương Sùng Nhất tuyên cáo sắc chiếu ban Tam cương hai chùa Tiến Phước và Ôn Quốc, kiểm hiệu tăng ở viện Tịnh Độ v.v… trang nghiêm đạo tràng, cho phép chư tăng hành đạo, mời năm mươi bốn vị bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng nay (có lẽ trong năm 778?) tụng kinh lễ Phật, sáu thời hành đạo cho đến ngày mồng 1 tháng 2 năm sau thì bãi tán. Ở đó lo việc trai thực, liệu toan mỗi việc như trên. Ban sở ty cầu cúng, nên mỗi người tự kính thành, thăm hỏi các sư có khỏe chăng v.v… đến lúc giải đạo tràng, Trung Quan Lý Hiến Thành tuyên cáo sắc chiếu ban các Đại Đức Lâm đàn ở chùa Ôn Quốc chuyển niệm tụng đạo tràng Luật Tứ Phần rằng: “Ba học trong cửa Phật dùng tâm ấn truyền nhau, Đạo Bồ-đề vô thượng lấy giới pháp làm căn bản. Ngày Đạo tràng hoàn mãn, tất cả đều nên đến chùa An Quốc để Khải Định Luật sớ mười quyển mà truyền bá”.

Đến ngày mồng 8 tháng 2 niên hiệu Đại Lịch thứ 1 (779), vua Đại Tông lại ban chiếu kiểm hiệu đạo tràng, các Đại Đức Đàm Thúy; Phi Tích v.v… Đạo tràng định lấy mười ngày thì bãi tán. Thiết trai bên ngoài ban tặng gấm lụa. Mười bốn vị Luật Sư đó đều đến chùa An Quốc sửa chữa luật sớ, trình trì phẩm dụng đều được thích nghi. Đại chúng suy cử ngài Như Tịnh, Tuệ Triệt đồng cầm bút nhuận sắc, ngài Viên Chiếu ghi chép. Phần chánh tự do ngài Bảo Ý biên tập văn và kiểm định, ngài Siêu Sài ghi chép. Ngoài ra, từ ngài Sùng Duệ trở xuống gồm chín vị cùng chứng nghĩa. Các Ngài cùng bàn luận thiên đề rằng: “sắc ban thiêm định Tứ Phần Luật sớ quyển thứ nhất, các Đại Đức Lâm Đàn ở kinh thành, chúng tôi v.v… vâng sắc mà an định, lấy đây làm đề”. Do Sư (Viên Chiếu) xướng đầu, còn lại các vị ấy hòa theo. Thời gian đó, quyết nghĩa chẳng dài như người làm ruộng cắt cỏ, nghĩa đó hợp lý, vẫn còn giống như khách ra biển nhặt châu. Có thể gọi tên là “Giải Tỳ-ni chẳng xem mặt khác”. Bỗng chốc, vua Đức Tông lên ngôi, đổi niên hiệu là Kiến Trung (780). Đến tháng năm đó, bản thảo luật sớ được soạn xong. Qua ngày rằm tháng 6, vua Đức Tông ban sắc cho Sư y cứ Quốc tử Học Đại Lịch Tân định tự dạng sao tả tiến bản. Đến ngày 12 tháng 12, đưa sang Từ Bộ tiến Tân Thiêm định sớ mười quyển. Bèn xin hai bản Tân sớ, Cựu sớ đều được truyền bá, vì được người theo học ưa thích. Vua Đức Tông ban sắc chuẩn định.

Ngài chuyên công việc sưu tập nghiên tầm, biên soạn các bộ như “Đại Đường An Quốc Tự Lợi Thiệp Pháp Sư Truyện” mười quyển. “Tập Cảnh Vân Tiên Thiên Khai Nguyên Thiên Bảo Cáo Chế” ba quyển. “Túc Tông, Đại Tông Chế Chỉ Bi biểu tập” cộng chung hai quyển. “Bất Không Tam Tạng Bi biểu tập” 3 quyển. “Lưỡng Tự Thượng Tọa Thừa Như tập” ba quyển. “Thiêm Định Luật Sớ Nhất Hạnh Chế biểu tập” ba quyển. “Bát Nhã Tam Tạng Tục Cổ Kim Phiên dịch Đồ kỷ” ba quyển. “Đại thừa Lý Thú Lục Ba-la-mật-đa kinh Âm nghĩa” hai quyển. “Tam giáo Pháp Vương Tồn một Niên Đại bổn ký” ba quyển (trong đó, quyển thượng nói về Phật giáo, quyển trung nói về Đạo giáo, quyển hạ nói về Nho giáo). “Phiên kinh Đại Đức Hàn Lâm Đãi Chiếu Quan Trạch Tự Lợi ngôn tập” hai quyển. “Tái Tu Thích-ca Phật pháp Vương Bổn ký” một quyển. “Phật hiện Bát tướng thân lợi ích Nhân Thiên Thành Chánh Giác ký một quyển”. “Phán Phương Đẳng Đạo Tràng Dục Thọ Cận Viên Sa-di Sám hối Diệt tội Biện thụy tướng ký” một quyển, “Ngũ Bộ Luật Phiên dịch Niên Đại truyền thọ Nhân ký” một quyển. “Trang Nghiêm Tự Phật Nha Bảo Tháp Ký” ba quyển. “Vô Ưu Vương Tự Phật Tốt Tháp Ký” ba quyển. “Truyền pháp Tam học Đại Đức Bi ký tập” mười lăm quyển. “Kiến Trung, Hưng Nguyên, Trinh Nguyên Chế Chỉ Thích môn biểu Tấu ký” hai quyển. “Ngự Đề Chương Tín tự Thái tử Bách Liêu Phụng hòa tập” ba quyển. “Trinh Nguyên tục Khai Nguyên Thích Giáo Lục” ba quyển. Sư tự soạn lời tựa rằng “Kính vì: từ năm Canh ngọ (730) tức niên hiệu Khai Nguyên thứ 18, Sa-môn Thích Trí Thăng tu soạn Thích Giáo Lục, đến năm Giáp tuất (79), trong thời gian sáu mươi lăm năm, các vị Tam Tạng Pháp sư phiên dịch kinh Tạng, đều chưa thâu quản. Sợ niên đại cách biệt xa người, nghi là Ngụy kinh. Lại nữa, trong niên hiệu Đại Lịch thứ 7 (772) Tiên Thánh (vua Đại Tông) cho phép biên nhập. Nay chế văn hiện vẫn còn”. Khi đó, vua Đức Tông ban sắc nên y cứ. Đến nay ở giang biểu phần nhiều biên tập kinh nầy từ trong kinh ấy mà thi dụng.

Sư (Viên Chiếu) đối với Luật Đạo rất có công. Là bậc tài giỏi suốt hai đời vua Đại Tông (763-780), Thức tông (780-80). Sư trải qua nhiều đời vua ứng phụng ban tặng ý tía sung Lâm Đàn Lưỡng Nhai thập vọng Đại Đức Nội cúng Phụng kiểm hiệu Hồng Lô Thiếu Khanh. Phong tặng lộc thực trăm hộ. Sau Sư thị tịch tại Bổn viện, thọ tám mươi hai tuổi, năm mươi tám hạ lạp v.v…

Liên quan từ bàn:

Hai Tông San, Chánh, hội quy nhất kiến, ngõ hầu biết có định phận để chẳng rong ruổi tìm cầu. Cớ sao các Ngài lại xin truyền bá cả hai, chẳng chiêu cảm ư? Thông đáp: Sư nêu bày chính là điều Nguyên Tải thỉnh cầu, vua Đức Tông bèn nói: cứu xét về nguyên nhân đầu tiên thì là Tân Sớ, hiệp lực suy tôn tướng bộ, chỉ còn mình ta chuyên làm lợi ích cho người. Cũng như Kỷ Xương bỗng gặp phi vệ đều do Tiễn thuật mà thành. Ta là Tài Quan Ngự Đại lộ mà phế bỏ chùy luân, được phát sanh lửa mà đốt củi mẹ. Trộm suy lường các Đại Đức do chút tức giận bất bình, nên tấu trình xin truyền bá cả hai, đồng chẳng thiêm định thì đâu khác gì trên con mắt lại sanh thêm mắt nữa? Chẳng thành chữ Y ba điểm, phải tiếng sau biết âm mới nghiệm một là đủ. Vì bác bỏ ba bản của luật sư Pháp Lệ mà sanh, xưa có bốn nhà xuất xứ từ Nam Sơn. Lại như cuối thời Đông Hán. Chỉ diệt một Bạt Hỗ mà sanh ra bốn thần mạnh, ban đầu chỉ chính xuất sanh ra một môn mà cuối cùng bảo là hối lộ để trở về bốn quý. Nếu vậy thì cặp đôi ngón tay cái bị ứ máu, tuy rất vô dụng, thế nên ta khéo dùng nhiều. Kinh Đại Tập chép: “Các thứ kiến giải như thế chẳng phòng ngại pháp giới và Niết-bàn của các Đức Phật. Nương tựa đó mà tu hành đều được giải thoát”. Đó là sự thông hiểu rộng lớn của thông phương.

TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI TỐNG

(Quyển 15 hết)