tông

Phật Quang Đại Từ Điển

(宗) I. Tông. Phạm:Sìddhànta. Hán âm: Tất đàn đa. Đồng nghĩa: Tông yếu, Tông chỉ. Hàm nghĩa là cái được tôn sùng, thông thường chỉ cho ý chỉ chính, nghĩa thú mà các giáo phái tôn sùng, hoặc điểm then chốt, chỗ qui thú của toàn bộ giáo thuyết trong các kinh luận. Phân biệt và quyết định tông yếu của mỗi bộ kinh, luận gọi là Minhtông, đây là vấn đề quan trọng của các tông phái Phật giáo xưa nay. Chẳng hạn như kinh Duyma lấy Bất khả tư nghì giải thoát làm Tông; kinh Đại Phẩm lấy Không tuệ làm Tông; kinh Thắng Man lấy Nhất thừa làm Tông… Theo Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương quyển 1, phần đầu, thì ngoại đạo ở Ấnđộ đời xưa có 16 tông như Nhân trung hữu quả…; Pháphoakinhhuyềntán quyển 1 thì qui nạp tất cả 20 bộ phái Tiểu thừa thành 6 tông như: Ngã pháp câu hữu, Hữu pháp vô ngã, Pháp vô khứ lai, Hiện thông giả thực và Chư pháp đãn danh, đồng thời chia Đại thừa thành 2 tông: Thắng nghĩa giai không và Ứng lí viên thực. Hoanghiêmngũgiáo chương quyển 1 cũng chia Đại thừa thành 4 tông: Nhất thiết giai không, Chân đức bất không, Tướng tưởng câu tuyệt và Viên minh cụ đức rồi cộng thêm 6 tông Tiểu thừa nói trong Pháp hoakinhhuyềntán quyển 1 mà thành 10 tông. Tất cả các tông này đều dựa vào nghĩa thú của các kinh luận mà phán lập tên tông. Thông thường các đoàn thể sùng tín cùng một giáo nghĩa được gọi là Tông. Tông đoàn lại chia ra nhiều chi nhánh gọi là Phái. Sự phân biệt giữa Tông đoàn này với các Tông đoàn khác thì gọi là Tông môn, Tông phái. Ngoài ra, giáo nghĩa do một phái chủ trương, gọi là Thú chỉ, Tông chỉ. Tên của tông phái gọi là Tông danh. Lí do đặt Tông danh có nhiều cách, có khi đặt theo kinh, như tông Hoa nghiêm, tông Niết bàn, có khi đặt theo luận, như tông Địa Luận, tông Câu xá, tông Tì đàm, tông Tam luận, tông Thành thực; có trường hợp y cứ vào giáo nghĩa mà đặt, như tông Thiền, tông Tịnh độ, tông Chân ngôn…; có khi theo tên của vị Khai tổ hoặc nơi ngài cư trú mà đặt, như tông Thiên thai, tông Lâm tế, tông Tào động của Trung quốc và tông Nhật liên của Nhật bản. Còn giáo nghĩa do tông phái nói ra thì gọi là Tông nghĩa, Tông thừa; phong khí của một tông, gọi là Tông phong; chỉ thú của một tông, gọi là Tông ý; Tổ sư của một tông, gọi là Tông tổ; môn đệ của một tông, gọi là Tông đồ; nghị luận liên quan đến sự hơn kém, thật giả của tông phái, gọi là Tông luận; công việc thuộc giáo đoàn của tông phái, gọi chung là Tông vụ; nơi coi về tông vụ, gọi là Tông vụ sở, người chủ trì Tông vụ sở, gọi là Tông vụ trưởng, Tông trưởng. Tại Trung quốc từ đời Đường, các vị Tổ sư sáng lập các tông phái để chuyên môn nghiên cứu, học tập, tu hành, như Thiền tông, Tịnh độ tông, Luật tông, Hoa nghiêm tông, Tam luận tông, Pháp tướng tông, Mật tông, Thiên thai tông, gọi là Đại thừa bát tông. Nếu thêm các tông: Tì đàm, Thành thực, Niết bàn, Nhiếp luận và Địa luận thì thành là 13 tông. Ở Nhật bản, vào thời đại Bình an có 8 tông thịnh hành là: Luật, Câu xá, Thành thực, Pháp tướng, Tam luận, Hoa Nghiêm, Thiên thai và Chân ngôn; cho nên sự học hỏi, nghiên cứu về giáo nghĩa của tất cả các tông phái Phật giáo, thông thường được gọi là Bát tông kiêm học(học cả 8 tông); Bát tông nếu thêm Thiền tông nữa thì thành Cửu tông(9 tông), quen gọi là Bát gia cửu tông(8 nhà 9 tông). Bát gia cửu tông này thu tóm tất cả tông phái. Ngoài ra còn có các thuyết 6 tông, 12 tông, 13 tông… [X. PháphoahuyềnnghĩaQ.1 thượng, Q.9 hạ; Hoa nghiêm kinh huyền kí Q.1; Quán kinh huyền nghĩa phần Q.1]. (xt. Thập Tam Tông). II. Tông. Phạm: Pakwa. Tiếng dùng trong Nhân minh. Một trong 5 chi tác pháp, 1 trong 3 chi tác pháp, 1 trong 8 Năng lập. Tức là luận đề, mệnh đề, phán đoán của một chủ trương nào đó mà chính mình nêu ra để tham luận, được cấu thành bởiChủ từ(tiền trần)và Tân từ(hậu trần). Chủ từ và tân từ đều gọi là Tông y, 2 phần này hợp làm một mệnh đề, gọi là Tông thể. Chẳng hạn như tín đồ Phật giáo đối với Thanh luận sư mà nêu luận thức: Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vìnó được tạo tác ra. Trong luận thức trên, âm thanh và vô thường đều là Tông y, 2 phần này hợp chung lại thành âm thanh là vô thường tức là Tông thể, vì nó được tạo ra là Nhân (lí do). Trong đối luận Nhân minh, theo qui định, Tông y đều phải được người lập luận(Lập) và người vấn nạn(Địch) cùng chấp nhận(lập địch cộng hứa); còn Tông thể thì lập địch bất cộng hứa, tức cái mà người lập luận chủ trương thì bị người vấn nạn phản đối. Tông được chia ra làm Chân tông (tông đúng) và Tự tông(tông sai). Chân tông tức là mệnh đề chính xác, Tự tông tức là mệnh đề sai lầm, dường như đúngnhưngthật ra là sai. Tự tông lại được chia làm 3 loại: Tương vi, Bất thành, Cực thành. Các nhà Cổ nhân minh từ ngài Trần na về trước cho rằng: Tông thuộc về Năng lập, ý chỉ cho tác pháp có khả năng xác lập chủ trương của chính mình. Nhưng các nhà Tân nhân minh như ngài Trần na, Thương yết la chủ… thì cho rằng chỉ có Nhân(lí do) vàDụ(ví dụ) mới đáng được gọi là Năng lập, đó là vì Nhân và Dụ có khả năng thành lập Tông, còn bản thân Tông thì vì chưa được đôi bên Lập, Địch cùng chấp nhận, cũng như phải đợi đến nghị luận mới có thể xác lập, cho nên Tông chỉ thuộc Sở lập chứ chẳng phải Năng lập. Đó là chỗ sai khác rất lớn về lập trường quan điểm giữa Tân nhân minh và Cổ nhân minh. [X. luận Nhân minh nhập chính lí; Nhân minh nhập chính lí luận ngộ tha môn thiển thích (Trầnđạitề); Nhân minh học (Xử ngu)]. (xt. TôngY, TôngThể).