tồn hoại tứ cú

Phật Quang Đại Từ Điển

(存壞四句) Đối lại: Ẩn hiển tứ cú. Bốn ngữ cú do tông Hoa nghiêm sử dụng để phân biệt và nói về sự tồn, hoại (hữu, vô) của Tam thừa. Trong Hoa nghiêm ngũ giáo chương quyển 1, ngài Pháptạng dùng Tứ cú để phân biệt thuyết Tam tức Nhất (Tam thừa tức Nhất thừa) trong Bất dị môn thuộc Nhất thừa cai nhiếp môn của Biệt giáo, rồi lại sử dụng Tứ cú này để bàn về sự tồn hoại(hữu vô) của Tam thừa, vì thế gọi là Tồn hoại tứ cú. Đó là: 1. Do tức nhất nên không đợi hoại. 2. Do tức nhất nên không ngại tồn. 3. Do tức nhất nên không bất hoại. 4. Do tức nhất nên không thể tồn. Trong 4 câu thì 2 câu đầu hiển bày lí Tam thừa tức Nhất thừa nên Tam tướng (thừa) rõ ràng, điều này khiến cho cơ Tam thừa có chỗ nương; hai câu cuối thì nói rõ vì Tam thừa tức Nhất thừa, cho nên Tam tướng tiêu mất, điều này giúp cho cơ Tam thừa vào được Nhất thừa. Tuy có chia ra 4 câu để phân biệt nhưng đều là tức nhất, vì thế chỉ có Nhất thừa, chứ không có thừa nào khác. Tóm lại, Tam thừa và Nhất thừa không khác, tức nhất, cho nên sai biệt tức không sai biệt, bình đẳng tức sai biệt, do đó, cái đương thể của Tam tướng tiêu mất chính là Tam tướng rõ ràng. (xt. Ẩn Hiển Tứ Cú).