tối trừng

Phật Quang Đại Từ Điển

(最澄) Cao tăng Nhậtbản, Tổ khai sáng tông Thiên thai, người ở Cận giang (huyện Tư hạ) họ Tam tân thụ. Sư xuất gia năm 14 tuổi, đến học ở Nam đô (Nara), sau thụ giới Cụ túc ở chùa Đông đại. Tính sư ưa thích núi rừng, do đó mới đến núi Tỉ duệ và soạn văn phát nguyện. Sư chuyên tâm nghiên cứu kinh luận của các tông phái trong Phật giáo, đặc biệt tôn sùng tư tưởng Nhất thừa. Sau, sư sáng lập Căn bản trung đường, gọi là Tỉ duệ sơn tự, hiệu là Nhất thừa chỉ quán viện. Pháp hội do sư cử hành được Thiên hoàng Hoàn vũ và các vị cao tăng các chùa tham dự, do đó mà sư trở nên nổi tiếng. Sư từng phát nguyện viết chép Đại tạng kinh, đồng thời tu Pháp hoa thập giảng và diễn thuyết giáo nghĩa tông Thiên thai.Năm Diên lịch 23 (804) Sư và ngài Không hải theo vị Tăng dịch kinh là ngài Nghĩa chân đến Trung quốc để tìm hiểu sâu giáo nghĩa Nhất thừa Pháp hoa. Sư theo các ngài Đạo thúy và Hành mãn học giáo nghĩa Thiên thai, theo ngài Tiêu nhiên ở núi Thiên thai học thiền Ngưu đầu, đồng thời thụ giới bồ tát Đại thừa nơi ngài Đạo thúy, sau đó, sư theo ngài Thuận hiểu thụ Mật pháp. Năm sau, sư trở về nước, thiết lập đài Quán đính ở chùa Cao hùng sơn để truyền bá Mật giáo, mở đầu cho pháp Quán đính bí mật ở Nhật bản. Năm Diên lịch 25 (806), sư được phép thiết lập Niên phần độ giả(xem xét số người xuất gia của các tông, các chùa lớn theo hạn định hàng năm) cho tông Thiên thai. Ngoài các vị thuộc 6 tông là Hoa nghiêm, Luật, Tam luận, Thành thực, Pháp tướng và Câu xá, nay lại có thêm 2 vị thuộc tông Thiên thai. Từ đây, tông Thiên thai Nhật bản chính thức độc lập. Sau, sư luận về pháp yếu với học tăng ở Nam đô, đặc biệt y cứ vào Phật tính sao do ngài Pháp tướng Đức nhất soạn phán định Pháp hoa là Quyền giáo, sư soạn Chiếu quyền thực kính 1 quyển và Thủ hộ quốc giới chương để luận phá thuyết ấy, rất nổi tiếng. Lại nữa, vì sư chủ trương giới Đại, Tiểu thừa không nên hòa hợp tu chung, nên sư soạn Sơn gia học sinh thức, dâng biểu xin kiến lập giới đàn Đại thừa viên đốn, bị Tăng cương và các Đại đức ở Nam đô phản đối. Sư lại soạn luận Hiển giới 3 quyển và Hiển giới luận duyên khởi 2 quyển để bác bỏ, nhưng cho mãi đến sau khi sư thị tịch, tông Thiên thai Nhật bản mới được phép thiết lập giới đàn Đại thừa ở núi Tỉ duệ. Năm Hoằng nhân 13 (822), sư thị tịch ở viện Trung đạo tại núi Tỉ duệ, thọ 56 tuổi.Có thể nói cuộc đờisư là một tấm gương cho tinh thần đổi mới, chống lại các mối tệ của các tông phái cũ. Vì tông Thiên thai dosư sáng lập là Viên Mật nhất trí, cho nên chủ trương 4 tông(Viên giáo, Mật giáo, Thiền, Giới) hợp nhất, có ảnh hưởng sâu xa đối với sự hưng khởi của Thiền tông vào thời đại Liêm thương ở Nhậtbản. Thiên hoàng Thanhhòa truy tặngsư thụy hiệu là Truyền Giáo Đại Sư. Người đời gọisư là Duệ Sơn Đại Sư, Căn Bản Đại Sư, Sơn Gia Đại Sư, Trừng Thượng Nhân. Sư soạn thuật rất nhiều, tác phẩm củasư có tới hơn 280 bộ, hoặc hơn 400 bộ. Hiện còn 160 bộ, nhưng trong đó có một số không rõ chân ngụy. Tác phẩm: Pháphoa tú cú 3 quyển, Nội chứng Phật pháp tương thừa huyết mạch phổ 1 quyển, Đường quyết tập 1 quyển… đều được thu vào truyền giáo Đại sư toàn tập.[X. Duệsơnđạisư truyện; Tốitrừng đại sư nhất sinh kí; Nội chứng Phật pháp tương thừa huyết mạch; Tam quốc Phật pháp truyền thông duyên khởi Q.2, 3].