tội

Phật Quang Đại Từ Điển

(罪) Cũng gọi: Cữu. Hành vi xấu ác trái vớiđạo lí, xúc phạm giới cấm chuốc lấy quả báo khổ đau, gọi là Tội. Cũng có khi gọi phiền não là tội, nhưng đại để thì ác hạnh(nghiệp) do thân thể, ngôn ngữ, ý chí(tức thân, khẩu, ý) tạo ra, gọi là Tội nghiệp. Tội là hành vi xấu ác nên gọi là Tội ác; vì nó có công năng làm trở ngại Thánh đạo, cho nên gọi là Tội chướng; lại vì nó là hành vi ô uế nên gọi là Tội cấu. Lại do hành vi tộiác thường dẫn đến khổ báo, cho nên cũng gọi là Tội báo. Lại nữa, vì hành vi ấy là căn bảnđưađến tội báo, cho nên cũng gọi là Tội căn. Tội cóNgũ nghịch tội và Thập ác tội, gọi chung là Nhị tội. Hành vi tội ác thuộc về bản chất, gọi là Tính tội; còn về mặt bản chất hoàn toàn vô tội, mà chỉ vi phạm các giới cấm dođức Phật chế thì gọi là Già tội.Theo Tátbàđatìnitìbàsa quyển 2, căn cứ vào tính chất nặng, nhẹ khác nhau, tất cả tội màtỉkhưu,tỉkhưu ni phạm phải được chia làm 5 thiên là: 1. Tội Baladi:Gồm 4 giớitrọngcấm là dâm dục, trộm cắp, giết hại và nói dối. 2. Tội Tăng tàn: Gồm 13 việc như cố ý làm xuất tinh… 3. Tội Badậtđề:Gồm 30 Xả đọa và 90 Đơn đề. 4. Tội Đềxáni: Gồm 4 việc, chẳng hạn nhưthụthực ở chỗ lannhã… 5. Tội Độtcátla: Gồm 2 loại là 100 Tối Trừng phápChúng học và 7 phápDiệt tránh. Ngoài ra, theo luận Đạitìbàsa quyển 116, trong 3 nghiệp thân, khẩu, ý thì điều ác của ý nghiệp là tội nặng nhất; trong tất cả phiền não thì tà kiến là tội nặng nhất; trong tất cả hành vi xấu ác thì phá tăng hòa hợp là tội nặng nhất. [X.kinh PhạmvõngQ.hạ; luận Du già sư địaQ.99; luận CâuxáQ.18; luận Đại trí độQ.13)]. (xt. Giới).