toản

Phật Quang Đại Từ Điển

(toản) Cũng gọi Xả, Thiền, Tán, Thiện, Xà, Thược, Nặc, Sai, Sa. Chỉ cho chữ (jha) trong 50 chữ cái Tất đàn. Đây là tiếng hàng phục các quân ma hung ác, tiếng có năng lực chế phục những lờinóiác, là tiếng tất cả chiến địch bất khả đắc. Cứ theo Đại nhật kinh sớ quyển 7 thì Xã ma la nghĩa là chiến địch, nếu thấy chữ Xã thì biết tất cả các pháp đều có chiến địch, như pháp thiện và bất thiện, pháp ngược dòng sống chết và xuôi dòng sống chết, bố thí và bỏn sẻn, trì giới và phá giới, cho đến trí tuệ và vô minh…… càng đối đãi nhau, hơn thua vô thường; cho đến việc Như lai ứng hóa thế gian, dùng năng lực nhất thiết trí phá các ma quân, đều gọi là Chiến. Tuy nhiên, tất cả pháp vốn chẳng sinh, cho đến khi có bóng dáng, thực chẳng có chiến địch giữa Phật giới và ma giới, cho nên khi Phật ngồi ở đạo tràng, đã biết rõ không có tướng đối lập, danh từ chiến thắng là do người đời bàn luận rồi tự đặt ra. Chữ Toản hiện nay không có chữ Phạm tương đương, có lẽ thuộc về tục ngữ. Ngoài ra, bản tiếng Phạm của kinh Phương quảng đại trang nghiêm có câu Jhawadhvaja-bala-nigrahaịa-zabda, là âm thanh có năng lực hàng phục thần Ngư chàng, trong đóJhawa cũng có nghĩa là rừng sâu. Kinh Đại niết bàn (quyển 8) bản Bắc (Đại 12, 413) hạ: Thiện là phiền não tươi tốt, ví như rừng rậm. Ở đây có thể đã dựa theo nghĩa chữ Jhawamà dịch như vậy. [X.kinh Phương quảng đại trang nghiêm Q.4;kinh Phật bản hạnh tập Q.10;phẩm Tự mẫu trong kinh Văn thù sư lợi vấn; phẩm Thích tự mẫu trong kinh du già kim cương đính].