tô thức

Phật Quang Đại Từ Điển

(蘇軾) Thi sĩ Trung quốc, sống vào đời Bắc Tống, người Mi sơn, tỉnh Tứ xuyên, tự Tử chiêm, hiệu Đôngpha, là 1 trong 8Đại gia đời Đường Tống. Ông giỏi về thi họa và thư pháp, là người mở ra một trường phái sáng tác từ chương hào phóng. Thơ văn của ông khí thế hùng hồn, tưởng tượng phong phú, khéo dùng thủ pháp khoa trương, những bài từ Thủy điệu ca đầu, Niệm nô kiều rất được người đời sau truyền tụng. Về thư pháp thì ông giỏi về lối chữ Hành(chữ viết hỏi đá thảo), chữ Khải(chữ viết ngay ngắn, tức lối chữ chân), nét bút đầy đặn, ngang tàng, ít trau chuốt hoa mĩ. Tuy là một văn nhân, thi sĩ nổi tiếng, n h ư n g ngoài Nho học ông cũng gần gũi Phật giáo, trong các bài thơ của ông thường có nói đến Phật pháp, chủ trương tu cả Thiền và Tịnh độ. Khoảng năm Hi ninh (1068-1077), ông xây một lầu gác lớn ở Biện kinh để thờ tượng 4 vị Bồ tát và chép kinh Pháp hoa. Khi ngài Tuệ biện ở chùa Thiên trúc thị tịch, ông làm 3 bài thơ để truy điệu. Năm Nguyên phong thứ 3 (1080), ông đến tham vấn Thiền sư Thường tổng ở Thiền viện Đông lâm tại Giang châu, trong khi đối đáp ông có tỉnh ngộ, bèn tặng Thiền sư một bài thơ kệ như sau (Vạn tục 137, 59 hạ): Khê thanh tiện thị quảng trường thiệt, Sơn sắc khởi phi thanh tịnh thân; Dạ lai bát vạn tứ thiên kệ, Tha nhật như hà cử tự nhân? (Tiếng suối reo là lưỡi rộng dài, Màu núi xanh là thân thanh tịnh; Đêm về tám vạn bốn nghìn kệ, Sáng lại làm sao nói tựa người?) Ông qua đời năm 1101, thọ 65 tuổi. Ông để lại các tác phẩm: Đông pha toàn tập 115 quyển, Đông pha dịch truyện 9 quyển, Đông pha thư truyện 13 quyển, Đông pha chí lâm 5 quyển, Đông pha từ 1 quyển. [X. Phật tổ thống kỉ Q.46; Gia thái phổ đăng lục Q.23; Vong huynh tử chiêm đoan minh mộ chí minh (Loan thành hậu tập Q.22); Đông pha tiên sinh niên phổ (Đông pha thất tập quyển đầu); Tống sử Q.28].