TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA CÚNG DƯỜNG PHÁP

KINH SỐ 894A

Hán dịch: Đại Đường_Trung Ấn Độ Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY (Śubha-karasiṃha)
Việt dịch: Thích Quảng Trí  Sưu tập Thủ Ấn và phục hồi Phạn Chú: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THỨ THƯỢNG

Quy mệnh chư Như Lai (Tathāgata)
Và Pháp (Dharma), chúng Bồ Tát (Bodhisatva-saṃgha)
Bộ Liên Hoa (Padma-kulāya), Kim Cang (Vajra-kulāya)
Cùng các hàng quyến thuộc
Nay Ta y Giáo (Śāstra, hay Āgama) nói
Pháp Trì Tụng Cúng Dường
Lược thông cả ba Bộ (Tri-kulāya)
Thứ tự với tương ứng
_Trước xem nơi Thần Thất
Lại rõ Pháp việc ấy
Đối, nhận được Chân Ngôn (Mantra)
Với Pháp tác tay Ấn (Mudra)
Ở ngoài, chỗ ra vào
Pháp chia đất Tẩy Tịnh
Quét dọn nơi Thần Thất
Pháp trừ bỏ hoa héo
Tắm gội, tự Quán Đảnh (Abhiṣeka)
Pháp hiến ba vốc nước
Đến nơi cửa Thần Thất
Pháp thay áo, vảy thân
Vào Thất liền lễ bái
Pháp bày biện món cúng
Sổ châu (tràng hạt) và Thần Tuyến
Vòng cỏ tranh, các Pháp
Dâng hiến nước Ứ Già (Argha)
Và Pháp để Tòa báu
Lại bày Tam Ma Da (Samaya)
Trừ chướng nạn của thân
Tịnh Trừ và tẩy dơ
Pháp thanh tịnh quang trạch (sáng bóng)
Hộ Thân với kết Giới (Sīmā-bandha)
Pháp trên, dưới, tám phương (tức 10 phương)
Đầu tiên tưởng Thần Tọa (Devatāsana)
Pháp quán niệm Bổn Tôn
Tùy theo nơi chốn ở
Phụng thỉnh nơi Tôn pháp
Dùng Bổn Chơn Ngôn ấy
Khải thỉnh Bổn Tôn xong
Liền xua đuổi các Ma (Mārā)
Pháp dâng Tòa (Asana) khiến ngồi
Lại bày Tam Ma Da (Samaya)
Liền dâng nước Ứ Già (Argha)
Pháp tắm Tôn, dâng áo
Tiếp hiến Hương xoa (Gandha), hoa (Puṣpa)
Hương đốt (Dhūpa), đồ ăn uống
Pháp đốt đèn cúng dường
Chơn Ngôn (Mantra) và tay ấn (Mudra)
Pháp vận Tâm cúng dường (Pūja)
Nhóm ngợi khen, sám (Kṣama) hối (Āpatti-pratideśana)….
Hộ Thân với thân mình
Và hộ nơi chốn ấy
Pháp liền kết Đại Giới (Mahā-sīmā-bandha)
Sắm đủ Phạ Nhật La (Vajra: chày Kim Cang)
Cùng sổ châu, các Pháp
Đầy đủ Chân Ngôn phần

_Tiếp Pháp ngồi trì tụng
Cầu thỉnh việc mong cầu
Với hộ chỗ niệm tụng
Pháp hồi thí Công Đức (Guṇa)
Khởi rộng lớn, phát Nguyện (Praṇidhāna)
Lại dâng nước Ứ Già
Pháp hương xoa, hương đốt…
Lại y Tam Ma Da
Hộ Thân với thân mình
Giải Phương Giới đã kết
Sau làm Pháp Phát Khiển
Hộ Ma (Homa) các chi phần
Tức Lư (lò), Thần với đất
Thiêu, cúng… đầy đủ Pháp
Chuyển đọc Kinh Phương Quảng (Vaipulya-sutra)
Với Pháp làm Chế Để (Caitye: Tháp miếu thờ)
Tiếp làm Từ Đẳng Quán
Suy nghĩ Pháp sáu Niệm (Saḍ-anusmṛtayaḥ)
Thứ tự nhóm như vậy
Nay Ta lược nói xong

Thấy chỗ của Thần Thất tức là vào Mạn Đà La (Maṇḍala) rải hoa rơi xuống vị nào thì quy y với Tôn ấy

Biết rõ Pháp của việc ấy tức là được Tối Thắng Thọ Minh Quán Đảnh, vâng theo chỗ ấn khả của A Xà Lê (Ācārya), khiến truyền Pháp Quán Đảnh cho đến khiến làm các Quán Đảnh khác

Đối diện thọ nhận Chơn Ngôn với Thủ Ấn tức là người thọ pháp, tắm gội sạch sẽ, mặc áo quần mới sạch, ở chỗ thanh tịnh ấy, quỳ gối cung kính, đối trước A xà lê, thọ nhận Chơn Ngôn với tác Thủ Ấn. Thời A xà lê trước tiên tụng ba biến, chuyển trao cho kẻ ấy. Người ấy thọ nhận xong, tự tụng ba biến, sinh vui vẻ sâu xa, đội trên đảnh đầu (đảnh đới) phụng trì (làm theo lời dạy). Đây là đối thọ (ở ngay nơi A Xà Lê được thọ nhận), tùy sức bày biện, dâng lên A Xà Lê, rộng giải Pháp xong, mới có thể lần lượt làm Pháp niệm tụng này.

Chỗ ra vào ở bên ngoài, tức là lúc sáng sớm khi thức dậy, đi đến chỗ dơ uế (cầu tiêu) nên dùng Bất Tịnh Phẫn Nộ Chân Ngôn làm hộ thân Chân Ngôn là:

“Úm, cú rô tha nang, hồng nhạ”

_ Tiếp theo, Chia đất chà rửa cho sạch: Ấy là dùng năm cục đất chà nơi hạ bộ, dùng ba cục đất chà nơi tiểu tiện, dùng ba cục đất chà tay trái, dùng bảy cục đất cùng chà hai bàn tay. Nếu sợ chưa được sạch thì dốc lòng mà chà rửa cho đến khi sạch thì thôi. Cục đất bên trên dùng Xúc Chú với ấn ấn với trì tụng bảy biến, sau đó mới dùng.

_Tiếp đến dùng Chân Ngôn mà rưới vảy nơi thân. Chân Ngôn là:

“Úm , thuật lỗ để, sa một-lật để, đà la ni, hồng, ha” (tụng ba biến)

Tướng của Thủ Ấn ấy là: Tay phải duỗi thẳng năm ngón, hở rộng đầu ngón tay. Tiếp theo co lóng giữa của ngón vô danh vào lòng bàn tay, đem ngón cái hơi tiếp chạm (gốc ngón trỏ) hướng về phía trước.

Pháp sái thủy (rưới vảy nước): ngồi xổm yên lặng, hai tay để giữa hai đầu gối, lấy ấn vốc nước, không cho có bọt nổi, yên lặng mà uống. Uống ba lần xong, sau đó lấy tay thấm nước, hai lần lau môi, khi ấy trong miệng nơi khoảng giữa răng, dùng lưỡi mà súc miệng mà nhổ các thứ dơ uế, xong lại như lúc trước uống nước lau môi. Trở lại dùng Ấn này với tụng Chân Ngôn.

Ở trong Ấn ấy: ngón cái và ngón vô danh trước tiên trụ ở hai mắt, tiếp đến trụ trên miệng, hai lỗ tai, mũi với hai vai, rốn, tim, cổ họng, vầng trán… liền thành Hộ Thân, các Căn thanh tịnh.

Tiếp theo, rưới vảy quét dọn Thần Thất. Tức là tùy theo thành tựu ấy với sự sai khác của việc, cùng với điều ấy tương ứng mà tìm phương xứ với nơi ý ưa thích, không có các chướng nạn.

Đất ấy: trừ bỏ Phạ Nhĩ, hang ổ côn trùng, hầm, hố, gạch, đá, vỏ trấu, xương cốt, lông, tóc, vị mặn, tro, than…. Đào bỏ đất xấu ác, dùng đất sạch đổ vào, ở bên trên làm cái Thất chắc chắn, kín đáo không cho gió lọt vào. Mở cửa hướng Đông, hoặc Bắc, hoặc Tây. Tuỳ theo việc mở hướng Nam.

Làm Thần Thất xong, dùng phân bò xoa bôi, dùng nước sạch rưới vảy, hoặc dùng Đồ Hương (hương xoa bôi) hòa nước sạch, nên tụng Minh này mà xoa bôi đất ấy.

Minh là:

“Na mãng sa để lệ-dã (1) nễ vĩ ca nam (2) tát ra-phạ đát tha nghiệt đá nam (3) Ám (4) vĩ ra thị, vĩ ra thị (5) ma ha phạ nhật-ra (6) tát đa tát đa (7) sa ra đế (8) sa ra đế (9) đát-ra dĩ (10) đát-ra dĩ (11) vĩ đà mãng ninh (12) tam bạn nhạ ninh (13) đa ra mãng để (14) tất đà ngật-lệ, đát-lam (16) sa ha” (tụng ba lần)

 

Hoặc khi quên niệm, Pháp Tắc lẫn lộn, phạm Tam Ma Da (Samaya)… Mỗi ngày nên tụng Minh này hai mốt biến, hoặc trăm tám biến, hay trừ các lỗi lầm ấy.

_Bỏ hoa héo: cúng dường Tôn Hoa xong, trước tiên tụng Minh này trừ bỏ hoa héo ấy là:

“Úm, thuế đế, ma ha thuế đế , khư na ninh, sa ha”

 

_Tiếp theo, nói Tảo Địa Minh (bài Minh tụng khi quét đất) là:

“Úm , ha ra ha ra, ra như nghệt-ra, hạ ra na dã, sa ha”

 

_Tiếp theo, nói Đồ Địa Minh (bài Minh tụng khi xoa bôi đất) là:

“Úm , yết ra lệ, ma ha yết ra lê, sa ha” (tụng ba biến)

 

_Trước tiên nên rưới vảy lau quét Thần Thất, trừ bỏ hoa héo, làm sạch sẽ các vật đựng đồ cúng, sau đó mới đi tắm rửa. Giáo dạy như vầy: khi đến chỗ tắm gội, trước tiên dùng Minh này với Ấn, hộ các vật cúng, sau đó có thể đi.

Minh là:

“Úm, thi khước-li , phạ nhật-lị, ám” (tụng ba biến)

Tướng của Thủ Ấn ấy: Tay phải nắm quyền, dựng thẳng ngón cái, ngón trỏ sao cho 2 ngón chạm nhau.

 

_Trước tiên, làm Tam Ma Da (Samaya). Tức là phàm khi làm Pháp trước tiên làm Tam Ma Da, sau đó làm tất cả các việc của nhóm Hộ Thân. Giáo dạy như vậy. Tiếp theo, nói Tam Ma Da Chân Ngôn với Thủ Ấn .)Đầu tiên, Phật Bộ Chân Ngôn là:

“Úm, đát tha nghiệt đố (1) na-bà phạ dã (2) sa ha” (tụng ba biến)

Đây là Phật Bộ Tam Ma Gia Chân Ngôn

Tướng của Thủ Ấn ấy: Ngửa hai bàn tay, hướng thẳng mười ngón tay về phía trước duỗi, cùng dựa bên cạnh nhau, hơi co lóng trên của hai ngón trỏ (Đây là Tam Ma Da Thủ Ấn)

.)Tiếp theo, nói Liên Hoa Bộ Tam Ma Da Chân Ngôn với Thủ Ấn.

Chân Ngôn là:

“Úm, bát na-mô na bà-phạ dã, sa ha” (Đây là Liên Hoa Bộ Tam Ma Da Chân Ngôn)

 

Sa ha (SVĀHĀ) ấy đều đọc theo âm dấu sắc

Tướng của Thủ Ấn ấy: Trước tiên chắp hai tay lại, khoảng giữa hai bàn tay, hướng sáu ngón tay ra bên ngoài bung duỗi,không được dính nhau. Ngón cái và ngón út của hai ngón tay y như cũ dựa nhau, chắp hai tay bộng ở giữa như hoa sen nở, sáu ngón hơi co ở giữa. (Đây là Liên Hoa Bộ Tam Ma Da Ấn)

.)Tiếp theo, nói Kim Cang Bộ Tam Ma Da Chân Ngôn với Thủ Ấn.

Chân Ngôn là:

“Úm, phạ nhật-lộ na bà phạ dã, sa ha” (Đây là Kim Cang Tam Ma Da Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: bên phải đè bên trái, hai tay ngược nhau cùng dính lưng, đem ngón cái phải cài ngón út trái, ngón cái trái dính với ngón út phải, khoảng giữa hai bàn tay sáu ngón hơi mở như chày ba chia (Đây là Kim Cang Tam Ma Da Ấn)

_Kết Phược (cột trói) các nạn: tức là dùng Quân Trà Lợi Thủ Ấn Chân Ngôn, để cột trói các nạn.

Tướng của Thủ Ấn ấy: tay trái để trên phần cuối của bắp tay phải, ngón cái vịn móng ngón út, giương ba ngón ở giữa như chày ba chia (tam cổ xử).

 

 

_Lại đem tay phải để trên phần cuối của bắp tay trái, cùng đem ngón cái vịn móng ngón út, giương ba ngón ở giữa như chày ba chia (tam cổ xử).

Đứng hướng về phương Đông, co đầu gối của chân trái, hướng về phía trước để ở bàn chân phải, giương rộng bàn chân phải hai thước (2/3 dm) đưa qua đưa lại, để ngang đạp nơi đất, bặm môi phải bên dưới, trợn mắt nhìn qua phía trái, ngầm tưởng thân mình như Quân Trà Lợi, tụng Căn Bản Chân Ngôn là:

“Nang mô ra đát-nang đát-ra dạ dã. Nang mãng thất-chiến noa, phạ nhật-ra bá ninh duệ, mãng ha dược khất-sa tế nang bát đa duệ. Nang mô phạ nhật-ra cú

rô đà dã, năng sắt tra-lộ đắc-yết tra bà da, bội la phạ dã

Đát điệt tha: Úm, am một-lật đa quân noa lị, khư khư khư khư, khước hề khước hề, nghiệt la nha, vĩ sa-phô tra dã, vĩ sa-phô tra dã, tát ra-phạ vĩ cận nang, vi nang diệc ca-kiếm, ma ha ngôn ninh, bát để nhĩ vĩ, đán đa ca la dã, hồng phántra” (tụng bảy biến)

 

Đây là Hệ Phược Chư Nạn Chân Ngôn

Cuối Chân Ngôn có câu Mãn đà mãn đà (BANDHA BANDHA) tức hai tay ấy: nắm ba ngón tay lại làm quyền, chỗ vịn ngón út y như cũ không động đậy thì các nạn kia liền bị cột trói.

_Pháp Táo Dục (tắm gội): Trước tiên dùng Chân Ngôn, Thủ Ấn, lấy đất làm ba cục để chà sạch thân.

Chân Ngôn là:

“Úm, ninh khư nang, phạ tô đề, sa ha” (Tụng năm biến. Đây là Tịnh Thổ Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: hai tay cài chéo nhau, ngón tay vịn lưng bàn tay, dựng thẳng hai ngón trỏ dính với nhau, kèm dựng thẳng hai ngón cái, để bên cạnh ngón trỏ

 

(Dùng Thủ Ấn này che chỗ đất đã lấy, tụng Chân Ngôn năm biến, sau đó lấy)

_Tịch Trừ. Phàm tất cả việc đã làm, trước tiên nên Tịch Trừ, sau đó mới làm tất cả các việc, Giáo nói như vậy.

Tịch Trừ Chân Ngôn là:

“Nang mô phạ nhật-la dã, hồng, hạ nang, độn nang, man tha, vĩ đá băng sa du sai la dã, hồng phấn tra” (Tụng bảy biến. Đây là Tịch Trừ Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Tay trái: co ngón cái vào trong lòng bàn tay, đem ngón giữa, ngón vô danh đè ngón cái, co ngón trỏ, chạm bên cạnh lóng giữa của ngón giữa, cũng co ngón út chạm bên cạnh lóng giữa của ngón vô danh, liền duỗi thẳng cánh tay, để trên đầu chuyển theo bên phải ba vòng và ấn năm chỗ trên thân. Tay phải: ngón cái đè móng ngón út, dựng thẳng ba ngón còn lại làm hình Phạ Nhật La (chày Kim Cương) xoa bên cạnh hông, Pháp đứng như lúc trước (Đây là Tịch Trừ Ấn)

 

_Lại Tịch Trừ Chân Ngôn Với Thủ Ấn.

Chân Ngôn là:

“Úm, phạ nhật-la, đa ra, hồng, phấn tra” (Đây là Tịch Trừ Chân Ngôn)

Tướng của Thủ Ấn ấy. Dùng tay phải chỉ (?vỗ) vào lòng bàn tay trái, như vậy ba lần (Đây là Tịch Trừ Thủ An)

 

 

 

_Lại Tịch Trừ Chân Ngôn Với Thủ Ấn.

Chân Ngôn là:

“Úm, chỉ lị chỉ la, la phạ, lão nại-ra, hồng phấn tra” (Đây là Tịch Trừ Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Hai tay đều búng ngón tay ra tiếng ba lần. (Đây là Tịch Trừ Ấn)

 

_Pháp Hộ Thân. Dùng Chân Ngôn này với Thủ Ấn, dùng kết Thập Phương Giới cùng với Hộ Thân.

Chân Ngôn là:

“Úm, thương-tăng ca lệ, tam mãn diệm, sa ha” (Đây là Hộ Thân Kết Giới Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Tay phải: đem ngón cái vịn trên móng ngón út, hơi mở ba ngón còn lại, dựng thẳng, gọi là Phạ Nhật-La Ấn, dùng kết Giới phương trên, phương dưới với tám phương, cùng dùng Hộ Thân (Đây là Kết Giới Hộ Thân Đẳng Ấn)

_Tiếp theo, dùng Chân Ngôn, Thủ Ấn đem ấn thân của mình với dùng nước, đất, vật của nhóm Táo Đậu…liền thảy tẩy rửa dơ bẩn làm cho thanh tịnh.

Chân Ngôn là:

“Úm, chỉ lị chỉ lị , phạ nhật-la, hồng, phấn tra (Tụng bảy biến. Đây là Tả Cấu Chân Ngôn)

Úm, chỉ lị chỉ lị , phạ nhật ra, hồng, phấn tra

Tướng của Thủ Ấn ấy. Tay phải: đem ngón cái vịn trên móng ngón út, dựng thẳng ba ngón còn lại, hơi mở, xoa nơi eo lưng, hướng ba ngón tay về phía trước. Tay trái cũng làm Ấn này. Đem Ấn chạm vào các vật, liền thành rửa dơ bẩn với làm cho thanh tịnh (Đây là Tả Cấu Ấn)

 

_Tiếp theo, dùng Quân Trà Lợi Chân Ngôn với Thủ Ấn, dùng làm làm thanh tịnh.

“Úm, ám một-lật đế, hồng phấn tra” (Tụng bảy biến. Đây là Thanh Tịnh Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Tay phải làm quyền, lấy nước, tụng bảy biến, dùng rưới vảy các vật với bàn tay, trên đảnh, liền thành thanh tịnh. (Đây là Thanh Tịnh Ấn)

_Tiếp theo dùng Chân Ngôn với Thủ Ấn, dùng làm Quang Trạch (sáng bóng) Chân Ngôn là:

“Úm, chỉ lị chỉ lị, phạ nhật-la, hồng phấn tra” (Tụng bảy biến. Đây là Quang Trạch Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Tay trái đem ngón cái vịn trên móng ngón út, hơi mở ba ngón còn lại, dựng thẳng, duỗi bắp tay. Trở lại, dùng tay phải làm Ấn này để dưới khuỷu tay trái. Đem Thủ Ấn bên phải, ấn các vật tiếp chạm với thân của mình, tức thành quang trạch (Đây là Quang Trạch Ấn)

_Tiếp theo dùng Chân Ngôn với Thủ Ấn, dùng khuấy nước ấy.

Chân Ngôn là:

“Úm, hồng, hạ nẵng, phạ nhật-la, phạ nhật lê ninh, ha” (không hạn biến số, chỉ tụng nhiều. Đây là Giảo Thuỷ Chân Ngôn)

Tướng của Thủ Ấn ấy. Hai tay hướng ra bên ngoài cài chéo nhau, dựng thẳng hai ngón cái hợp đầu ngón, co hai ngón trỏ, đầu hơi co cùng dính móng ngón. (Đây là Giảo Thuỷ Ấn)

_Tiếp theo dùng Chân Ngôn với Thủ Ấn, lấy đất xoa bôi thân.

Chân Ngôn là:

“Úm, bộ la, nhạ phạ ra, hồng”

Tướng của Thủ Ấn ấy. Lấy đất hoà với nước, cùng mở hai tay, dùng tay phải xoa bôi khắp thân (Đây là Độ Đồ Thân Ấn:Ấn lấy đất xoa bôi thân)

_Tiếp theo dùng Quân Trà Lợi Chân Ngôn Thủ Ấn.

Trì Tụng Thuỷ Chân Ngôn là:

“Úm, a một-lật đế, hồng, phấn tra (Tụng bảy biến. Đây là Trì Tụng Thuỷ Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Trước tiên, duỗi tay phải ngang bằng, đem ngón cái đè trên móng của ngón giữa, ngón vô danh, hơi co ngón trỏ, ngón út, trì tụng Chân Ngôn, dùng Ấn khuấy nước tắm gội. (Đấy là Trì Tụng Thủy Ấn)

_Tiếp theo dùng Chân Ngôn với Thủ Ấn, khiển trừ nạn Tỳ Na Dạ Ca trong thân.

Chân Ngôn là:

“Úm, ám mật lật-đế, hạ nang hạ nang, hồng, phấn tra” (Đây là Khiển Trừ Thân Trung Tỳ Na Dạ Ca Chân Ngôn)

Tướng của Thủ Ấn ấy. Hai tay co ngón cái vào trong lòng bàn tay, nắm quyền, duỗi hai ngón trỏ, bên phải bên trái cài chéo nhau, nhập vào trong Hổ Khẩu. Đưa Ấn từ đầu đảnh hướng xuống dưới, đến bàn chân rồi lược bỏ đi. (Đây là Khiển Trừ Thân Trung Tỳ Na Dạ Ca Ấn)

_Tiếp theo dùng Quân Trà Lợi Chân Ngôn với Thủ Ấn, hộ năm chỗ trên thân Chân Ngôn là:

“Úm, phạ nhật-la kỳ-ninh, bát-ra nễ bát-đa dã, sa ha” (Tụng năm biến. Đây là Hộ Thân Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Đem hai ngón út cài chéo nhau nhập vào trong lòng bàn tay, ngón vô danh đè trên hai ngón út, hai ngón giữa dính đầu ngón,hơi co hai ngón trỏ để bên cạnh lóng trên của hai ngón giữa cách nhau khoảng một hạt lúa, dựng thẳng hai ngón cái ngay bên cạnh ngón giữa, ấn chạm năm chỗ, ấn thành hộ thân (Đây là Hộ Thân Ấn)

_Tiếp theo dùng Chân Ngôn với Thủ Ấn, trì tụng vào mỗi một phần đất.

Chân Ngôn là:

“Úm, độ tỷ độ tỷ, ca dã độ tỷ, bát-ra chi phạ lý ninh, sa ha” (Tụng ba biến. Đây là Trì Tụng Thổ Chân Ngôn: Chân Ngôn trì vào đất) 輆 失本 失本 乙伏失本 盲詷印市 送扣

OṂ _ DHŪPE DHŪPE, KĀYA-DHŪPE PRAJVALIṆI SVĀHĀ

Tướng của Thủ Ấn ấy. Hai tay đem ngón trỏ, ngón út dính đầu ngón. Co hai ngón giữa, hai ngón vô danh vào trong lòng bàn tay cùng dính lưng ngón tay, đem hai ngón cái đều vịn đầu của hai ngón giữa và hai ngón vô danh.

Trước tiên đã để ba cục đất, lấy một phần. Dùng Ấn ấn lên đất, trì tụng ba biến, dùng chà rửa từ bàn chân đến rốn, liền chà rửa bàn tay ấy, dùng nước rưới vảy cho sạch. Thứ hai, thứ ba cũng như vậy, chà rửa cùng với rưới vảy cho sạch. Lại lấy một cục như lúc trước trì tụng, dùng chà rửa từ rốn đến cổ. Lại lấy một cục như trước trì tụng, dùng chà rửa từ cổ đến đảnh. Xong rồi, lại tụng Chân Ngôn, tùy ý tắm gội. Trở lại tụng Chân Ngôn tuỳ ý tắm gội. Lại làm Ấn này, cũng tụng Chân Ngôn, chuyển khắp nơi thân, bung Ấn ngang trái tim. Đây gọi là Bị Giáp Ấn (Đây là Trì Tụng Thổ Ấn)

_Tiếp theo dùng Quân Trà Lợi Căn Bổn Chân Ngôn, dùng Thủ Ấn khuấy nước, tuỳ ý tắm gội.

Chân Ngôn là:

“Nang mô ra đát-nang đát-ra dạ dã

Na mãng thất-chiến nõa phạ nhật-ra bá ninh duệ, ma ha dược khất-sa, tế nang bát đa duệ

Na mô phạ nhật-ra cú lộ trì dã, bát-ra nhã-phạ lý đa, nễ bát-đa, năng sắt tralão, đắc-ca tra bà dã, bội ra phạ dã, a tỷ, mẫu sa ra, phạ nhật-ra, bát-ra du, bá xả, hạ sa-đa dã .

Đát nễ-dã tha: Úm, ám một-lật đa, quân noã lý, khư khư khư khư, khư nang khư nang khư nang khư nang, khư na khư na khư na khư na, khư hứ khư hứ khư hứ khư hứ, để sắt-tra để sắt-tra, hạ nang hạ nang, mô hạ na hạ, bát giả bát giả, nghiệt-lật hận-ninh nghiệt-lật hận-ninh, mãn đà mãn đà, nghiệt ra nhạ nghiệt lật nhạ, đát ra nhạ đát ra nhạ, vi sa-phô tra dã vi sa-phô tra dã, bà già phạm, nang một-lật đa, quân nõa lý, mộ la đạn nan đa nõa dã, phạ nhật-ra ninh, tát raphạ vĩ cận nang, vĩ nang dã kiếm ninh phạ ra dã, ma ha ngôn ninh bát để, nhĩ vĩ đán đa, ca ra dã , hồng hồng, phấn tra phấn tra, cú-lộ đà hoàn nang duệ, sa ha”

(Tụng ba biến. Đây là Táo Dục Chân Ngôn)

Ā_Quán Đảnh Chân Ngôn ấy. Dùng Chân Ngôn này với Thủ Ấn để tự Quán Đảnh.

Chân Ngôn là:

“Úm, hạ hoắc, khư lị lị, hồng, phấn tra” (Tụng ba biến. Đây là Quán Đảnh Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Hai ngón út cài chéo nhau nhập vào lòng bàn tay, hai ngón vô danh cùng đè trên hai ngón út nhập vào lòng bàn tay, dựng thẳng hai ngón giữa cùng dính đầu ngón, hai ngón trỏ đè lóng trên của hai ngón giữa, khiến lóng giữa của ngón trỏ co lại, hai ngón cái phụ dính bên cạnh hai ngón trỏ. Dùng Ấn lấy nước, trì tụng Chân Ngôn ba biến rồi tự rưới lên đảnh (Đây là Quán Đảnh ấn)

_Tiếp theo, dùng Chân Ngôn với Thủ Ấn rồi tự kết tóc.

Chân Ngôn là:

“Úm, tô tất địa, yết lị, sa ha” (Tụng ba biến. Đây là Kết Phát Chân Ngôn, dùng chung cho ba Bộ)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Tay phải nắm Quyền, duỗi thẳng ngón cái, co ngón trỏ đè trên đầu ngón cái khiến ngón trỏ co tròn. Tác Ấn này, trì tụng Chân Ngôn ba biến, để ở trên đảnh, liền thành kết tóc (Đây là Kết Phát Ấn)

 

.)Lại Phật Bộ Kết Phát Chân Ngôn là:

“Úm, thi kỳ thi khế, sa ha” (Tụng ba biến)

 

.)Lại Liên Hoa Bộ Kết Phát Chân Ngôn là:

“Úm, thi khế, sa ha” (Tụng ba biến)

 

.)Kim Cang Bộ Kết Phát Chân Ngôn là:

“Úm, thi khư tả, sa ha” (Tụng ba biến)

_Phàm khi tắm gội, không nên ở trong nước bùn, hoặc nước có gai, hoặc nước có thuyền chạy từ xa, hoặc ngòi hẹp ít nước, nước chảy gấp cuốn xoáy, nước đục có nhiều loài trùng, nước lớn, mương nhỏ, nước chảy xiết, nước nhiều trùng, nước tưới rót vào ruộng, với nước trong hầm hố…..Nước như vậy đều không nên tắm gội

Lại chẳng nên đại tiểu tiên ở trong nước với bên cạnh nước. Chẳng được chạy nhảy, đi vội vã, đùa giỡn bơi lội ….ở trong nước.

Đứng ngay trong nước, không được nhìn chỗ kín, cũng không nghĩ đến chỗ kín của đàn bà, cùng eo lưng với các phần khác…. Cần phải vắng lặng yên lặng mà tắm gội, chỉ để trừ bỏ dơ uế, cáu bẩn, đừng vì nghiêm thân, tưởng hiến ba bụm nước

Tắm gội xong rồi, hướng mặt về phương có Bổn Tôn ngự, quán niệm Bổn Tôn, trì tụng Chân Ngôn với làm Thủ Ấn. Dùng Ấn bụm nước để dâng hiến, tưởng tắm Bổn

Tôn với dâng Át Già

Hoặc ở trong nước có ba loại nghiệm: Nước đến trong đầu gối là Hạ Nghiệm, nước đến bên rốn là Trung Nghiệm, nước đến cổ là Thượng Nghiệm. Ở trong ba loại nước này, tùy ý niệm tụng, rồi mới đến Đạo Tràng.

 

.)Phật Bộ Hiến Thuỷ Chân Ngôn là:

“Úm, đế ra lệ phật đà, sa ha” (Tụng ba biến. Đây là Phật Bộ Phụng Tam Cúc

Thuỷ Chân Ngôn)

 

.) Lại Liên Hoa Bộ Hiến Thuỷ Chân Ngôn là:

“Úm, tị rị tị rị, hồng phấn tra” (Tụng ba biến. Đây là Liên Hoa Bộ Phụng Tam Cúc Thuỷ Chân Ngôn)

 

.) Lại Kim Cang Bộ Hiến Thuỷ Chân Ngôn là:

“Úm, vi thấp-phạ, phạ nhật-lệ, sa ha” (Tụng ba biến. Đây là Kim Cang Bộ Phụng Tam Cúc Thuỷ Chân Ngôn)

Tướng của Thủ Ấn thông cho ba Bộ. Ngửa ngang bằng hai tay dựa bên cạnh nhau,đđem hai ngón trỏ vịn đầu hai ngón cái, hơi co sáu ngón tay, dùng ấn lên bụm nước, trì tụng Chân Ngôn ba lần, dâng tắm Bổn Tôn (Đây là Thủ Ấn dâng ba bụm nước thông cả ba Bộ)

Đi đến chỗ Thần Thất, nghĩa là khi hướng đến Đạo Tràng thời đừng khởi giận dữ cùng với tham dục, chuyên niệm Bổn Tôn mà đi đến. Ở bên trong, chẳng được bước qua khí trượng với các cỏ thuốc, nghĩa là các loại vật khí, vật cỡi, chuông mõ với các Ấn. Hoa héo ấy, thuốc là tất cả cây cỏ… đều chẳng nên bước qua. Chế Để (Tháp thờ), Tôn Tượng, ảnh của cácTỳ kheo … đều chẳng nên bước qua. Cũng đừng cỡi voi, ngựa, lạc đà, bò, dê với tất cả các xe cộ…. Tượng vẽ, Ấn… đều chẳng nên dẫm đạp lên, hoặc thân, bàn tay chạm đến. Nếu phạm các điều này sẽ bị đọa Tam Ma Da, cũng chẳng nên khởi tham, sân, si, mạn, trạo cử (Auddhatya: tác dụng tinh thần của Tâm phù động chẳng yên), kiêu căng. Nên mang guốc đi đến Thần Thất. Khi gặp Chế Để, Tôn dung, sư trưởng cùng với Thần Miếu thì nên cởi guốc ra, liền đến cung kính rồi mới đi đến Đạo Tràng.

_Tiếp theo, thay đổi áo, rưới vảy thân. Nghĩa là bên ngoài cửa của Đạo Tràng rửa tay chân sáu lần, dùng Hộ Tịnh Chân Ngôn Thủ Ấn đã nói lúc trước, uống nước lau môi như lúc trước. Lại uống nước, sái tịnh (rưới vảy cho sạch) lần nữa, tức y theo Hành Dụng. Đây là chung cho cả ba Bộ.

.) Lại Phật Bộ Ẩm Thuỷ Sái Tịnh Chân Ngôn là:

“Úm, ma ha nhập-phạ la, hồng” (Đây là Phật Bộ Sái Tịnh Thuỷ Chân Ngôn)

 

.) Lại Liên Hoa Bộ Ẩm Thuỷ Sái Tịnh Chân Ngôn là:

“Úm, đổ đổ la, cu rô cu rô, sa ha” (Đây là Liên Hoa Bộ Sái Tịnh Chân Ngôn)

 

.) Lại Kim Cang Bộ Ẩm Thuỷ Sái Tịnh Chân Ngôn là:

“Úm, nhập-phạ lị đa, phạ nhật-lị ni, hồng” (Đây là Kim Cang Bộ Sái Tịnh Chân Ngôn)

 

 

Lại nói Phật Bộ Ẩm Thuỷ Sái Tịnh Thủ Ấn. Ngửa duỗi bàn tay phải, co ngón vô danh hướng vào bên trong, đừng chạm lòng bàn tay (Đây là Phật Bộ Sái Tịnh Thuỷ Ấn)

Lại nói Liên Hoa Bộ Ẩm Thuỷ Sái Tịnh Thủ Ấn. Ngửa duỗi bàn tay phải, co ngón vô danh hướng vào bên trong, đừng chạm lòng bàn tay

Mở bung ngón trỏ, ngón út (Đây là Kim Cang Bộ Sái Tịnh Thuỷ Ấn)

 

_Tiếp theo dùng Chân Ngôn Thủ Ấn rưới vảy cho sạch cái áo đã được trao cho ở bên ngoài cửa.

Chân Ngôn là:

“Úm, vi mãng la, sa ha” (Đây là Sái Tịnh Hoán Y Chân Ngôn)

Tướng của Thủ Ấn ấy. Tay phải nắm thành quyền, lấy nước trì tụng, dùng rưới vảy áo cho sạch. (Đây là Sái Tịnh Hoá Y Thủ Ấn)

 

_Tiếp theo dùng Chân Ngôn trì tụng vào cái áo ấy rồi mặc vào.

Chân Ngôn là:

“Úm, bát rị phạ-ra đa, phạ nhật-rị ni, hồng” (Đây là Trước Y Chân Ngôn, không có Thủ Ấn)

 

 

_Vào Thất liền lễ, như Giáo đã nói, Hành Giả nhất Tâm nên vào Thần Thất Đã vào Thất xong, hướng mặt về Tôn, chắp tay khom thân, đầu chẳng chạm đất.

Trước tiên, ở bên trong Thất, nên để bức tranh vẽ dung mạo của Tôn, hoặc Chế Đa (Caitya: Linh Miếu, cái tháp), hoặc chỉ để toà ngồi…khi vào liền lễ xong, rồi cúng dường. Bày biện vật cúng dường là: năm loại của nhóm hương xoa bôi, Ngưu Tịnh, Thần Tuyền (sợi dây Thần), nhẫn cỏ, toà ngồi của mình với vật khí At Già, Kim Cang, hạt cải trắng, nhóm sợi dây cột eo lưng…Đây gọi là vật cúng, trước tiên nên chuẩn bị sẵn.

Khi vào Thất thời miệng tụng Chân Ngôn, rồi vào.

“Úm, nhập-phạ lị-đa, lộ giả nê, hồng, phấn tra” (Tụng bảy biến. Đây là Nhập Thất Chân Ngôn thông cho cả ba Bộ)

 

_Tiếp theo, nên làm Tam Ma Da Chân Ngôn với Ấn .)Đầu tiên, Phật Bộ Chân Ngôn là:

“Úm, đát tha nghiệt đố (1) na-bà phạ dã (2) sa ha” (Tụng năm biến. Đây là Phật Bộ Tam Ma Da Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Ngửa hai bàn tay, hướng thẳng mười ngón tay về phía trước duỗi, cùng dựa dính bên cạnh nhau, hơi co lóng trên của hai ngón trỏ (Đây là Phật Bộ Tam Ma Da Thủ Ấn)

.)Tiếp theo, nói Liên Hoa Bộ Tam Ma Da Chân Ngôn với Thủ Ấn.

Chân Ngôn là:

“Úm, bát na-mô na bà-phạ dã, sa ha” (Tụng năm biến. Đây là Liên Hoa Bộ Tam Ma Da Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Trước tiên chắp hai tay lại, khoảng giữa hai bàn tay, hướng sáu ngón tay ra bên ngoài bung duỗi, không được dính nhau. Ngón cái và ngón út của hai ngón tay y như cũ dựa dính nhau, khiến lòng bàn tay bọng ở giữa như hoa sen nở, sáu ngón hơi co ở khoảng giữa. (Đây là Liên Hoa Bộ Tam Ma Da Ấn)

.)Tiếp theo, nói Kim Cang Bộ Tam Ma Da Chân Ngôn với Thủ Ấn.

Chân Ngôn là:

“Úm, phạ nhật-lộ na bà phạ dã, sa ha” (Tụng năm biến. Đây là Kim Cang Bộ Tam Ma Da Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: bên phải đè bên trái, hai tay ngược nhau cùng dính lưng, đem ngón cái phải cài chéo với ngón út trái, ngón cái trái cài chéo với ngón út phải, khoảng giữa hai bàn tay sáu ngón hơi mở như chày ba chia (Đây là Kim Cang Bộ Tam Ma Da Ấn)

Ba Ấn này gọi là Đại Ấn, chư Phật Bồ Tát còn chẳng thể trái nghịch, huống chi là các loài Ma…đều hợp với Tự Bộ y theo thứ tự dùng. Pháp phụng hành chẳng phải là chỉ thuận theo Giáo, cũng diệt các tội, dùng trừ các nạn. Pháp đã mong cầu đều được thuận theo Nguyện.

_Tiếp theo dùng Chân Ngôn với Thủ Ấn, khiển trừ nạn Tỳ Na Dạ Ca trong thân.

Chân Ngôn là:

“Úm, ám mật lật-đế, hạ nang hạ nang, hồng, phấn tra” (Đây là Khiển Trừ Thân Trung Tỳ Na Dạ Ca Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Hai tay co ngón cái vào trong lòng bàn tay, nắm quyền, duỗi hai ngón trỏ, bên phải bên trái cài chéo nhau, nhập vào trong Hổ Khẩu. Đưa Ấn từ đầu đảnh hướng xuống dưới, đến bàn chân rồi lược bỏ đi. (Đây là Khiển Trừ Thân Trung Tỳ Na Dạ Ca Ấn)

_Tiếp theo nên dùng Chân Ngôn với Thủ Ấn Tịch Trừ Chân Ngôn là:

“Nang mô phạ nhật-la dã, hồng, hạ nang, độn nang, mãng tha, vĩ đặc-võng sa du sai la dã, hồng phấn tra” (Tụng bảy biến. Đây la Tịch Trừ Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Tay trái: co ngón cái vào trong lòng bàn tay, đem ngón giữa, ngón vô danh đè ngón cái, co ngón trỏ, chạm bên cạnh lóng giữa của ngón giữa, cũng co ngón út chạm bên cạnh lóng giữa của ngón vô danh, liền duỗi thẳng cánh tay, để trên đầu chuyển theo bên phải ba lần với ấn chạm năm chỗ trên thân. Tay phải: ngón cái đè móng ngón út, dựng thẳng ba ngón còn lại làm hình Phạ Nhật-La (chày Kim Cương) xoa bên cạnh hông, Pháp đứng như lúc trước (Đây là Tịch Trừ Ấn)

_Lại Tịch Trừ Chân Ngôn Với Thủ Ấn.

Chân Ngôn là:

“Úm, phạ nhật-la, đa ra, hồng, phấn tra” (Tụng ba biến. Đây là Tịch Trừ Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Dùng tay phải vỗ vào lòng bàn tay trái, như vậy ba lần (Đây là Tịch Trừ Thủ An)

_Lại Tịch Trừ Chân Ngôn với Thủ Ấn.

Chân Ngôn là:

“Úm, chỉ lị chỉ lị, la phạ lão nại-ra, hồng phấn tra” (Đây là Tịch Trừ Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Hai tay đều búng ngón tay ra tiếng ba lần. (Đây là Tịch Trừ Ấn)

 

Thế nào gọi là Tịch Trừ? ấy là ở Thần Thất: Hết thảy các nạn của nhóm hoa, áo xiêm với vật của nhóm toà ngồi… cần xua đuổi thì tuỳ theo lệnh trừ bỏ …gọi là Tịch Trừ, liền được thanh tịnh.

_Tiếp theo nói Chân Ngôn với Thủ Ấn để làm chà rửa dơ bẩn.

Chân Ngôn là:

“Úm, chỉ lị chỉ lị , phạ nhật-la, hồng, phấn tra (Tụng bảy biến. Đây là Tả Cấu Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Tay phải: đem ngón cái vịn trên móng ngón út, dựng thẳng ba ngón còn lại, hơi mở, xoa nơi eo lưng, hướng ba ngón tay về phía trước. Tay trái cũng làm Ấn này. Đem Ấn chạm vào các vật, khiến trừ uế ác, gọi là Tả Cấu (chà rửa dơ bẩn) [Đây là Chỉ Lị Phẫn Nộ Tả Cấu Thủ Ấn]

_Tiếp theo, làm thanh tịnh. Phật Bộ Tâm Chân Ngôn, nắm Quyền lấy nước thơm, trì tụng bảy biến, dùng rưới vảy các vật, liền thành thanh tịnh .) Đầu tiên, Phật Bộ Tâm Chân Ngôn là:

“Úm, nhĩ nang, nhĩ-ca” (Tụng bảy biến)

 

.) Liên Hoa Bộ Tâm Chân Ngôn là:

“Úm, a lộ lực ca” (Đây là Liên Hoa Bộ Tâm Chân Ngôn)

 

.) Kim Cang Bộ Tâm Chân Ngôn là:

“Úm, phạ nhật-ra, đặc lặc ca” (Kim Cang Bộ Tâm Chân Ngôn)

 

_Tiếp theo làm Quang Trạch, trì Chân Ngôn với làm Thủ Ấn. Dùng ấn các vật, liền thành sáng bóng (quang trạch)

.)Bắt đầu, Phật Bộ Quang Trạch Chân Ngôn là:

“Úm, đế thệ đế nhạ, tỷ vĩ ninh, tỷ đề, sa đà dã, hồng, phấn tra” (Tụng ba biến. Đây là Phật Bộ Quang Trạch Chân Ngôn)

 

.) Liên Hoa Bộ Quang Trạch Chân Ngôn là:

“Úm, nễ tỷ-dã nễ tỷ-dã, nễ bả dã, ma ha thất-rị duệ, sa ha” (Tụng ba biến. Đây là Liên Hoa Bộ Quang Trạch Chân Ngôn)

 

.)Kim Cang Bộ Quang Trạch Chân Ngôn là:

“Úm, nhập-phạ ra, nhập-phạ ra dã, mãn độ lị, sa ha” (Tụng ba biến. Đây là Kim Cang Bộ Quang Trạch Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Tay trái đem ngón cái vịn trên móng ngón út, hơi mở ba ngón còn lại, dựng thẳng, duỗi bắp tay. Trở lại, dùng tay phải cũng làm Ấn này nâng bên dưới khuỷu tay trái. Đem Ấn ấn chạm các vật, liền thành quang trạch (Đây là Quang Trạch Thủ Ấn thông cả ba Bộ)

TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA CÚNG DƯỜNG PHÁP

_QUYỂN THƯỢNG (Hết)_

 

Đan Tạng nói rằng: Tô Tất Địa Yết La Kinh, tên đã chẳng đồng, văn cũng khác nhiều, mà chỉ có một người dịch. Nay xem lại Kinh của Đan Tạng thì trong Tống Tạng đầu cuối đều không có Pháp cúng dường. Đan Tạng cũng đối với tinh thần có được trong cái rương, cố gắng tìm xem hai bản ghi chép của Khai Nguyên, Trinh Nguyên thì Thiện Vô Úy dịch chỉ có ba Kinh một Pháp, nhưng cũng không có Pháp cúng dường này. Nay mục lục tuy không có, nhưng xem rõ nghĩa của văn ấy thì không phải là do người đời sau hư giả biên tập, cho nên y theo Đan Tạng đưa vào cho đủ, cũng là tốt vậy.

Pages: 1 2 3 4 5