tô tất địa quán đỉnh

Phật Quang Đại Từ Điển

(蘇悉地灌頂) Quán đính tu theo kinh Tô tất địa yết la. Khi thực hành quán đính này, không cần lập đàn tràng riêng, chỉ đối mặt nhau mà truyền trao mật ấn. Ấn minh (ấn khế và chân ngôn) được truyền chính là 3 thứ ấn minh Tất địa được nói trong Tam chủng tất địa phá địa ngục chuyển nghiệp chướng xuất tam giới bí mật đà la ni pháp. Ấn minh này được truyền trao sau khi 2 bộ Kim cương, Thai tạng cùng thực hành quán đính hoặc A xà lê vị quán đính, vì thế nên 2 loại quán đính này cũng được gọi là Tô tất địa quán đính. Tại Nhật bản, trong 3 bộ kinh là kinh Đại nhật, kinh Kim cương đính và kinh Tô tất địa thì Đông Mật (Mật giáo do tông Chân ngôn của Nhật bản truyền) lấy 2 bộ kinh Đại nhật và kinh Kim cương đính làm kinh bí yếu nhất. Ngài Không hải tuy được ngài Huệ quả truyền cho pháp này, nhưng lại lấy 2 bộ vốn có(Kim cương, Thai tạng)làm tông chỉ, cho nên trong Chân ngôn phó pháp truyện do ngài soạn chỉ nói về nhận và truyền 2 bộ đại pháp(Kim cương, Thai tạng)chứ không đề cập đến pháp Tô tất địa, cũng không phó chúc pháp này, nhưng Đông Mật đời sau vẫn có việc trao truyền ấn tín của pháp này. Thai Mật thì cho rằng vì kinh Tô tất địa có nói ý chỉ sâu xa về Lưỡng bộ bất nhị, đặc biệt hơn 2 kinh trước (Đại nhật và Kim cương đính), cho nên rất coi trọng Tô tất địa quán đính. Sự truyền thừa có 2 dòng: 1. Do ngài Tốitrừng truyền:Thứ tự là Thiệnvôúy, Nghĩalâm, Thuậnhiểu, Tốitrừng. 2. Do ngài Viênnhân truyền: Thứ tự là Đạinhật, Kimcươngtátđỏa, Longthụ, Longtrí, Kimcươngtrí, Thiệnvôúy, Bất không, Nhấthạnh, Huệquả, Huệtắc, Nghĩa tháo, Nghĩa chân, Viênnhân. [X.phẩmPhân biệt A xà lê tướng trong kinh Tô tất địa yết laQ.1; Hiển giới luận duyên khởi Q.thượng; Nhập đường cầu pháp tuần lễ hành kíQ.3; Tô tất địa quán đính sự trong Liễu nhân quyết Q.32; Tứ thập thiếp quyếtQ.12].