tổ sư thiền

Phật Quang Đại Từ Điển

(祖師禪) Đối lại: Như Lai thiền. Cũng gọi: Nam tông thiền. Đặc biệt chỉ cho pháp Thiền do Sơ tổ của Thiền tông là ngài Bồ đề đạt ma truyền đến, cho đến Ngũ gia thất tông thuộc hệ thống Lục tổ Tuệ năng. Vì pháp Thiền này chủ trương truyền riêng ngoài giáo, không lập văn tự, không nương vào lời nói, do thầy trực tiếp truyền cho đệ tử, các Tổ truyền nối nhau, dùng tâm in vào tâm, thấy tính thành Phật, cho nên gọi là Tổ sư thiền. Trong Thiền nguyên chư thuyên tập đô tự quyển thượng, ngài Tôngmật chia Thiền ra làm 5 loại từ cạn đến sâu, đó là Ngoại đạo thiền, Phàm phu thiền, Tiểu thừa thiền, Đại thừa thiền và Tối thượngthừathiền. Trong đó Tối thượng thừa thiền cũng gọi là Nhưlai thiền; Thiền do ngài Đạt ma truyền chính là Tối thượng thừa thiền này. Nhưng người tu thiền đời sau không cho Nhưlai thiền của ngài Tông mật là Tối thượngthừathiền, trái lại chỉ coi đó là loại thiền 5 vị xen lẫn và chủ trương thiền chân thực do Tổ sư truyền mới là thiền một vị thanh tịnh, đặc biệt gọi là Tổ sư thiền. Tên gọi này có lẽ đã bắt đầu từ ngài Ngưỡng sơn Tuệ tịch. Chương Ngưỡng sơn Tuệ tịch trong Cảnh đức truyền đăng lục quyển 12 (Đại 51, 283 trung) ghi: Sư nói: Ông chỉ mới được Nhưlai thiền chứ chưa được Tổ sư thiền. [X. Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập Q.11; Ngũ đăng toàn thư Q.5; Cổ tôn túc ngữ lục Q.3].