tô ma tế

Phật Quang Đại Từ Điển

(蘇摩祭) Phạm: Somayajĩa. Nghi thức tế lễ trọng đại do tín đồ Bà la môn giáo ở Ấn độ cử hành để dâng rượu Tô ma lên cúng thần hoặc tổ tiên. Nghi thức cúng tế này được bắt đầu vào thời đại Phệ đà. Lúc cúng tế phải có 4 vị tế quan. Tô ma tế được chia làm 4 loại như sau: 1. A kì ni thấp đầu ma (Phạm: Agniwỉoma):Cúng tế thần lửa. 2. Lực ẩm tế(Phạm:Vàjapeya): Lễ tế do quốc vương cử hành để cầu thắng lợi.3. Tức vị lễ tế(Phạm:Ràjasùya): Tế lễ do quốc vương cử hành khi lên ngôi. 4. Mã tế(Phạm: Azvamedha): Lễ tế được cử hành để cúng tế Sinh chủ (Phạm: Prajàpati) và Nhân đà la (Phạm: Indra), dùng ngựa làm vật hi sinh. Cử hành lễ tế này có thể khiến quốc vương trở nên chúa tể các nước. 5. Phụng nhũ tế (Phạm:Pravargya): Một loại tế lễ phụ thuộc Tô ma tế. 6. Hỏa đàn tế (Phạm: Agnicayana): Lễ tế được cử hành để kiến lập đàn tế. 7. Nhân tế (Phạm: Puruwamedha): Giống như Mã tế, nhưng ở đây dùng người làm vật hi sinh để cầu đạt được nguyện vọng lớn hơn mà pháp Mã tế không thể đạt được. 8. Toàn tế (Phạm: Sarvamedha).