tổ đường tập

Phật Quang Đại Từ Điển

(祖堂集) Tác phẩm, 20 quyển, do 2 ngài Tĩnh và Quân chùa Chiêu khánh tại Tuyền châu biên soạn vào năm Bảo đại thứ 10 (952) đời Namđường thời Ngũđại. Đây là một trong các bộ sử truyện Thiền tông ở thời kì đầu tại Trung quốc. Nội dung sách này thừa kế thuyết Tổ thống trong Bảo lâm truyện. Đầu quyển có bài tựa do thầy của 2 vị Tĩnh, Quân là ngài Văn đặng soạn, bài kí Hải đông tân khai ấn bản và phần mục lục do ngài Khuông huề soạn. Từ quyển 1 đến quyển 20 thu chép sự tích hơn 250 vị, từ 7 đức Phật quá khứ, Sơ tổ Đại ca diếp đến Tổ thứ 33 Đại giám Tuệ năng, đến đời thứ 8 thuộc pháp hệ ngài Thanh nguyên, pháp tôn ngài Tuyết phong Nghĩa tồn, đời thứ 7 thuộc hệ thống ngài Nam nhạc, pháp tôn ngài Lâm tế Nghĩa huyền. Các pháp ngữ cơ duyên được ghi chép theo thứ tự tương thừa của Phật tổ truyền đăng; thuyết Truyền đăng này trở thành căn cứ cho các Đăng sử đời sau. Sách này ra đời sớm hơnCảnh đức truyền đăng lục (1004) 50 năm là bộ sử truyện Thiền tông tổng hợp xưa nhất hiện còn. Nhưng sách này xếp hệ thống ngài Thanh nguyên trước, hệ thống ngài Nam nhạc sau, còn Cảnh đức truyền đăng lục thì ngược lại. Sách này biên chép ngữ yếu của các Thiền sư bằng thái độ lập truyện theo sự thực lịch sử, có thể nói đây là tập đại thành các cổ tắc công án, nhất là có các cơ phong mà trong các Đăng sử khác không có, đồng thời thu chép các văn học Thiền như kệ tụng, ca hành… và sử liệu về Thiền tông Triều tiên.Từ thời Bắc tống trở đi, sách này thất lạc, các tư liệu hữu quan không còn, nhưng rất may mắn trong thời kì đầu truyền đến Triều tiên, sách này đã được lưu giữ trong Đại tạng kinh bản Cao li. Đầu tiên, vào năm Cao tông 32 (1245), ở đảo Nam hải, đạo(tỉnh) Khánh xương có thiết lập Phân ti Đại tạng đô giám để bắt đầu khắc bản gỗ của sách này, lại vì tránh tên húy của vua Trang Tựa của Tổ đường tập Thái tổ nước Cao li là Vương kiến, nên chữ Kiến trong sách phải viết thiếu nét. Đến năm Lí Thái vương thứ 2 (1865) đời Lí, sách này được đưa vào bản bổ túc Đại tạng kinh khắc lại của Cao li. Vào năm 1912, bộ sách này mới được tìm thấy ở chùa Hải ấn núi Già da và được công bố rộng rãi, rất được giới học thuật coi trọng. Sách này chẳng những là sử liệu Thiền tông quan trọng, đã giữ gìn được ngôn ngữ lưu hành ở đương thời, mà còn là tư liệu quí báu cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tư tưởng… của thời Ngũ đại. [X. Thiền tông sử nghiên cứu (Vũ tỉnh Báthọ)Q.2, 3; Triềutiên Hảiấntự kinh bản khảo (Đạiốc Đứcthành).