tính tướng nhị tông

Phật Quang Đại Từ Điển

(性相二宗) Chỉ cho Tính tông (Pháp tính tông) và Tướng tông (Pháp tướng tông). Tông phái chủ trương lí của các pháp chỉ một vị, gọi là Pháp tính tông, như các tông Tam luận, Hoa nghiêm, Thiên thai, Mật,…Tông phái chủ trương tướng các pháp sai biệt, gọi là Pháp tướng tông, như các tông Duy thức, Câu xá… Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao quyển 79 (Đại 36, 619 thượng) nói: Tức thực mà có, là tông Pháp tướng; tức có mà thực, là tông Pháp tính, cả 2 (có và thực) không rời nhau, mới thành tâm Phật chân thực vô ngại. Vì thế, cho Duy thức Đại thừa là tông Pháp tướng và Chung giáo trong 5 giáo do tông Hoa nghiêmphán lập là tông Pháp tính. Còn theo thuyết của Hoa nghiêm tông yếu nghĩa do ngài Ngưng nhiên người Nhậtbản soạn thì trong 5 giáo của Hoa nghiêm, Chung giáo và Viên giáo là tông Pháp tính, Thủy giáo là tông Pháp tướng. Hoa nghiêm kinh sớ quyển 2 và Hoa nghiêm tùy sớ diễn nghĩa sao quyển 9 nêu ra 10 quan điểm khác nhau giữa Tính tông và Tướng tông như sau: 1. Khác nhau về Nhất thừa và Tam thừa: Tông Pháp tướng cho Tam thừa là chân thực, Nhất thừa là phương tiện; còn tông Pháp tính thì cho Tam thừa là phương tiện, Nhất thừa là chân thực. 2. Khác nhau về Nhất tính và Ngũ tính: Tông Pháp tướng chủ trương Năm tính đều khác nhau, trong đó, cho chúng sinh không thành Phật là liễu nghĩa, còn một tính đều thành là phương tiện; còn tông Pháp tính thì cho 5 tính đều khác nhau là phương tiện, 1 tính đều thành là chân thực. 3. Khác nhau về duy tâm và chân vọng:Tông Pháp tướng chủ trương muôn pháp do 1 tâm A lại da sinh khởi; còn tông Pháp tính thì cho rằng chân như và vô minh hòa hợp mà duyên khởi ra các pháp. 4. Khác nhau về chân như tùy duyên và vắng lặng:Tông Pháp tướng cho rằng chân như vắng lặng, không tạo tác các pháp; còn tông Pháp tính thì chủ trương chân như có 2 nghĩa bất biến và tùy duyên, vì tùy duyên nên ứng theo các duyên nhiễm tịnh mà tạo tác các pháp thiện ác. 5. Khác nhau về không, hữu, tức, li của 3 tính:Tông Pháp tướng cho rằng trong 3 tính thì tính Biến kế sở chấp là không, tính Y tha và tính Viên thành đều là Hữu; tông Pháp tính cho rằng vô tính của Y tha tức là Viên thành. 6. Khác nhau về sinh Phật (Chúng sinh và Phật) không tăng không giảm: Tông pháp tướng cho rằng trong 5 tính, người không có chủng tính không thể thành Phật, vì thế nên chúng sinh giới không giảm, Phật giới không tăng; tông Pháp tính cho rằng chỉ một lí bình đẳng, thể của chúng sinh và Phật không hai, cho nên chúng sinh giới và Phật giới không tăng không giảm. 7. Khác nhau về không, hữu, tức, li của 2 đế:Tông Pháp tướngcho rằng Tục đế là không, Chân đế là hữu, không và hữu khác nhau; còn tông Pháp tính thì cho rằng Không tức hữu là Chân, hữu tức không là Tục, chân không diệu hữu, thể là một mà tên khác. 8. Khác nhau về đồng thời và trước sau của 4 tướng: Tông Pháp tướng cho rằng 4 tướng sinh, trụ, dị, diệt có trước sau khác thời, trong đó sinh, trụ, dị là hiện tại, diệt là vị lai; tông Pháp tính thì cho rằng trong 1 sát na đồng thời có đủ 4 tướng, tướng có đã sinh thực không diệt liền, ngay khi sinh tức diệt, không đợi sau mới không. 9. Khác nhau về năng, sở, đoạn, chứng, tức, li:Tông Pháp tướng chủ trương năng đoạn là trí, sở đoạn là hoặc(phiền não), năng chứng là tâm, sở chứng là lí vô vi, thể tính đều khác; tông Pháp tính thì cho rằng chiếu rọi thấy hoặc vốn không tức là trí, lìa trí năng chứng không có hoặc sở đoạn. 10. Khác nhau về thân Phật là hữu vi hay vô vi:Tông Pháp tướng cho rằng 4 trí của Như Lai, thân Tự thụ dụng, thân Tha thụdụng đều từ chủng tử mà sinh, khác với vô vi của Niết bàn vô lậu hữu vi; còn tông Pháp tính thì chủ trương Hữu tức sắc, tâm của pháp tính, cho nên sắc, tâm của Phật đều vô vi thường trụ, chẳng bị 4 tướng đổi dời. [X. Hoa nghiêm kinh sớ Q.2, 49; Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao Q.3; Viên giác kinh đại sớ Q. thượng, phần 1 (Tông mật); Tông kính lục Q.34].