tịnh từ tự

Phật Quang Đại Từ Điển

(淨慈寺) Chùa ở núi Nam bình, ngoại ô phía nam huyện Hàng, tỉnh Chiết giang, do vua nước Ngôviệt là Tiềnhoằngthúc sáng lập vào niên hiệu Hiểnđức năm đầu (954) đờiHậu Chu.Ban đầu, chùa có tên là Tuệ nhật vĩnh minh, do ngài Đạo tiềm ở Cù châu được rước đến làm vị Tổ khai sáng thứ nhất. Ngài Đạo tiềm định đúc tạo 18 pho tượng La hán, vua chưa được biết việc này nhưng đã mộng thấy 18 người to lớn, nên vua giúp sư hoàn thành chí nguyện tạo tượng và xây La hán đường để thờ. Năm Kiến long thứ 2 (961) đời Bắc Tống, ngài Đạo tiềm thị tịch, vua lễ thỉnh ngài Diên thọ chùa Linh ẩn về trụ trì chùa này. Ngài Diên thọ trụ tại đây 15 năm, phát triển Phật pháp, giáo hóa tín chúng, độ 1700 đệ tử, truyền giới Bồ tát cho 7 chúng, thời khóa hằng ngày gồm 108 Phật sự, ngày đêm xưng niệm danh hiệu Phật A di đà 10 vạn tiếng, đức hóa thấm nhuần khắp trong nước, người đời gọi sư là Vĩnh minh Diên thọ. Nhà vua xây điện Hương nghiêm để đền đáp chí nguyện của sư. Đồng thời, sư soạn bộ Tông kính lục gồm 100 quyển, trong khuôn viên chùa xây 1 tòa nhà gọi là Tông kính đài(cũng gọi Tông kính đường). Thời vua Tốngtháitông, chùa được đổi tên là Thọ Minh thiền viện, sau lại gọi là Tịnh từ tự. Về sau, chùa bị cháy trong 1 trận hỏa hoạn. Đến thời vua Caotông nhà NamTống, chùa được xây cất lại và đắp 500 tượng La hán bằng đất. Trong năm Hồngvũ đời Minh, chùa có đúc 1 quả chuông nặng 2 vạn cân, tiếng chuông vang rền, vọng đến tận hang núi, đây chính là tiếng chuông chiều Nam bình trong 10 cảnh của Tây hồ. Trong sách Tham thiên thai ngũ đài sơn kí quyển 1, vị tăng Nhật bản là ngài Thành tầm ghi rằng chùa có viện Ngũ bách La hán, tháp đá 9 tầng (mỗi tầng đều có khắc 500 vị La hán)rất tráng lệ. Về sau, có các thiền sư như Viên chiếu Tông bản, Đại thông Thiện bản,…… đến đây phát huy thiền phong, cảnh chùa rất thịnh. Lại có ngài Pháp chân Thủ nhất cùng với bạn đồng tu và tín đồ, dùng 7 thứ báu vàng, bạc, chân châu, san hô, hổ phách, xà cừ và mã não tạo lập tượng Phật A di đà. Năm Vạn lịch 20 (1592) đời Minh, ngài Châu hoành trụ ở chùa này giảng pháp. Về sau, qua các niên hiệu Thuận trị, Khang hi, Ung chính đời Thanh, chùa này đều được xây dựng lại, nhờ thế nên tồn tại cho đến ngày nay. Chùa hiện có các kiến trúc như: Đại điện, Tông kính đài, Diên thọ mộ tháp, Lôi phong tháp(tháp bằng gạch gồm 7 tầng nhưng chỉ còn 5 tầng),…… Năm trăm pho tượng La hán bằng đất, được đắp vào đời Tống, hiện nay không còn. [X. Vĩnh minh đạo tích; Truyền pháp chính tông kí Q.8; Tông môn thống yếu tục tập Q.20; Cổ kim đồ thư tập thành thần dị điển thứ 110; Chức phương điển thứ 948].