tịnh thân

Phật Quang Đại Từ Điển

(淨身) I. Tịnh Thân. Chỉ cho thân thanh tịnh, hoặc làm cho thân thanh tịnh. Tông kính lục quyển 25 nói rằng: rõ biết nhân không, pháp không, chân tâm tự hiện, tức là Tịnh thân. II. Tịnh Thân. Chỉ cho pháp quán của Mật giáo tu để làm cho chính báo được thanh tịnh. Lúc tu pháp, sau khi quán tưởng chữ (raô) và pháp tịnh địa thì kết ấn khế, tụng chân ngôn của pháp quán này. Quán chữ Raô làm cho y báo và chính bao đều thanh tịnh; Tịnh địa thì đặc biệt làm cho y báo thanh tịnh, Tịnh thân thì đặc biệt làm cho chính báo thanh tịnh. Tuy đã tịnh địa mà thân bất tịnh thì cũng khó cảm được Phật đức, vì thế phải tu pháp này. Nhờ quán chữRaô mà đốt sạch các phiền não tội chướng của thân tâm mình và người mà chứng được tính tự thân xưa nay vốn trong sạch như hoa sen. Kết ấn này ở trước ngực, hoặc gia trì ở 4 chỗ là ngực, trán, cổ, đỉnh đầu và quán tưởng tất cả pháp xưa nay tự tính thanh tịnh, 3 nghiệp của thân ta đều thanh tịnh. Ấn tướng là Liên hoa hợp chưởng. Chân ngôn là: Sa phạ bà phạ (Svabhava, tự tính) truật đà (suddha, thanh tịnh) tát phạ đạt ma (sarva dharma#, tất cả pháp); nghĩa là tất cả pháp tự tính thanh tịnh, vắng lặng.[X. Liên hoa bộ tâm nghi quĩ].