TỊNH TÂM GIỚI QUÁN PHÁP

SỐ 1893

QUYỂN THƯỢNG

Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở núi Chung Nam soạn.

LỜI TỰA

Rầt gần rất dễ không gì bằng tâm mình, vào tử ra sinh không cần hay biết. Thể nó sáng lượng nó bao dung. Cho nên khiến một mê vội sinh ra các pháp. Giống như gương báu nhân sáng mà ảnh sinh. Lại nếu sông dài lắng yên mà sóng động, nghĩa là tâm khác vật, làm vật chuyển tâm, xáo động trần duyên công thành lao kết, trải mất các hữu, chìm tánh linh mình, các đường khác không biết, nhân luân phải học, nếu khiến nghe tập, phần nhiều đều rơi vào tà si, đuổi theo danh vọng đóng kín tri giải. Còn như ở Giang Nam, Giang Bắc tìm kiếm Bồ-đề, khúc kiến tà tâm không hề ngay thẳng. Khỉ vượn nhảy nhót chó nhà chậm về, nhọc Thánh sư ta, lắng tai nghe dạy bảo, để lại thuốc hay chỉ rõ gốc bệnh, bao gồm hai thừa, bến chung muôn hạnh. Mượn thân độ ấy dùng biểu hoằng từ, chúc khiến ngẫu khuy, riêng bày bí thắng. Rất quở trách giảng luận khổ gắng tu trị. Văn này dùng quán bày tu đã không phải không mắt mà đến, há là đếm tiền cho người khác. Phải tin rằng từ chân khởi vọng cả thể hiện tiền, đạt vọng tức chân chẳng từ người được. Yếu của tịnh tâm xem đó nên biết.

Sa-môn Thích Nguyên Chiếu ở quận Dư Hàng soạn.

TỊNH TÂM GIỚI QUÁN PHÁP

Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở núi Chung Nam soạn.

Kính lễ Tam Bảo Tạng, Tát-bà-nhã pháp thân Tùy sức răn mới học, mong Thánh thương che chở.

Bấy giờ, Hưng Đương Già-lam, ở Tùy châu, mùa Hạ an cư soạn ra khiến đưa đến chùa Linh Nham trao cho Từ Nhẫn thọ trì, gồm ba mươi thiên như sau:

  1. Thiên Thích Danh
  2. Thiên Tự Tông
  3. Thiên Ngũ Đình
  4. Thiên Giảo Lượng
  5. Thiên Tự Khánh
  6. Thiên Thiện Căn
  7. Thiên Phá giới
  8. Thiên Tà Mạng
  9. Thiên Cuống Phật
  10. Thiên Tạo Quá
  11. Thiên Giải Thoát
  12. Thiên Thực Duyên
  13. Thiên Lưu Chuyển
  14. Thiên Bất Động
  15. Thiên Quá Hoạn
  16. Thiên Tâm Trược
  17. Thiên Hai Báo
  18. Thiên Kiết Sử
  19. Thiên Duyên Sinh
  20. Thiên An-ban
  21. Thiên Tương Tư
  22. Thiên Nhân Quả
  23. Thiên Chỉ Kiếp
  24. Thiên Nhất Đế
  25. Thiên Tâm Hạnh
  26. Thiên Bồ-đề
  27. Thiên Giáo Hóa
  28. Thiên Phật Tánh
  29. Thiên Phước Điền
  30. Thiên Thọ Trì.

1/ NĂM CHỮ “TỊNH TÂM GIỚI QUÁN PHÁP”, THIÊN THÍCH DANH THỨ NHẤT

Tịnh tâm, là hiện thầy đang gây các thứ lỗi lầm phiền não, dạy thầy tu đối trị, giúp thầy liền được tùy phần giải thoát, cấu nhiễm dần diệt, tâm chuyển minh tịnh, phát sinh định tuệ, khởi tín tâm thanh tịnh Đại thừa, hướng đến chỗ bình đẳng chủng tánh. Dùng nhân yếu này sau cảm đến quả. Cho nên dạy ông xét bệnh mà đối trị, phát triển công nghiệp, tu vào tín cảnh, thành quyết định căn lực, là chân lý không tông của ba Hiền mười Thánh, Vô cấu diệu giác ba mươi hai địa. Chỉ có thể biết nghe thô tướng ảnh tượng, vì phàm phu hạ địa năng lực chưa kịp, cũng chưa thể làm. Nay chỉ giúp thầy trừ sạch nghiệp cảnh khách trần, các bệnh màng mắt, thấy trong thân thầy có phần ít Phật tánh, thì thầy có thể uống cam lộ Bát-nhã, rửa sạch triền cái, dần dần hiển bày tịnh tâm. Nếu tâm thanh tịnh thì khiến chúng sinh giới tịnh. Chúng sinh đã tịnh thì là Tịnh độ Phật. Trước dứt trừ phiền não khiến giới thanh tịnh. Giới đã đầy đủ, định lại thanh tịnh thì dùng giới định thanh tịnh khiến trí tuệ tịnh trí đã tịnh rồi thì hiển nguồn tự thân. Vì có nghĩa này nên gọi là tịnh tâm. Các thiên dưới đây là trị lỗi tuy khác nhưng đồng gọi là tịnh tâm.

Răn, là khiến thầy biết môn đầu đối trị, trước dứt thô nhiễm, căn bản nghiệp ác, biết bệnh biết thuộc giữ tâm giữ miệng, cố gắng tu đạo lìa lỗi, nên gọi là Răn.

Quán là nghĩa xét, quán sát giới nầy có tương ưng hay không tương ưng với Phật và các lỗi lầm danh tự cú kệ chướng đạo, suy lường xét kỹ, như thật mà tâm hiểu được bản ý của răn. Lại hay thuận theo hai môn Chỉ – Quán. Hai pháp này là định tuệ đầu tiên sinh trưởng tất cả Thiền Chi Đạo Phẩm, nên gọi là Quán.

Pháp, tức là văn giới này thứ lớp từ đầu quyển hết lòng dạy bảo, muốn khiến chấm dứt phiền não, bỏ các nghiệp ác, gia hạnh thắng tấn trụ tâm bất thối, nên gọi là Pháp. Các thiên dưới đây đều có năm nghĩa của Tịnh Tâm Giới Quán Pháp, phải biết như thế.

2/ RĂN QUÁN TỰ TÔNG

Hễ muốn tu đạo, đối với ba nghiệp trước phải bỏ hai thứ tài – sắc. Nếu không tham tài thì không có nịnh hót tranh cãi, nếu không tham sắc thì không có nhiệt não. Kinh nói bối xả, ly dục thì thuận với Bồ-đề phần. Phải tu thân quán siêng năng một lòng dứt trừ các tham ái ở đời, chế phục cấu não khiến tâm thanh tịnh. Vì dứt bỏ tài sắc mà thành gốc lành vô lậu, hun đúc trong bản thức thành hạt giống vô tham, dần dần hết các hoặc nhiễm mà vào nhập – địa vị Hiền Thánh. Nay thấy người hiểu pháp vẫn còn tham tài sắc, nuôi lớn kiết sử, tương ưng với các lậu, buộc ràng nghiệp ác mà rơi vào ba đường ác. Kinh nói: đã chẳng phải là người đạo, cũng chẳng phải người tại gia, không biết gọi là gì. Phần nhiều đều cầu lợi, chuyên luyện môi mép, thêu dệt bóng bẩy, hý luận ganh ghét chê bai, ba độc càng mạnh, phiền não thêm nhiều chìm đắm biển khổ. Biết mà cố phạm không có lúc giải thoát. Ngàn Phật ra đời không thấy không nghe. Vì nhân duyên đó, đều tội trong địa ngục xong, liền làm thân rồng dữ, trộm cơm áo Phật, phá giới sân cấu phải bị quả ác. Như kinh nói rồng đui. Liền biết hiểu nghĩa chẳng cứu nghiệp khổ. Thầy nên y theo giới như ta nói mà tu hành. Tùy bệnh đối trị, tùy phần giải thoát, chẳng thể miệng nói mà được thanh tịnh. Ba độc năm kết vì sao riêng nặng. Trước trị nặng thì nhẹ liền hết. Mặc áo giáp giới định mà dẹp tâm giặc ma. Tất cả nhân quả khổ, tài sắc là gốc. Tất cả nhân quả vui giới định là gốc. Nhưng nhân quả nầy ở tâm chúng sinh nhiều như hạt bụi, vì sao chẳng dứt trừ, trước cấm tài sắc, kinh Đại thừa nói tám mươi bốn ngàn tội nghiệp chướng đạo do tài sắc là gốc. Vì sao? Vì chúng sinh mười phương từ vô thỉ đến nay vì tài giết nhau còn hơn số đó. Hai dòng đạo, tục đều vì tài sắc. Nay hiện có một trăm hai mươi sáu địa ngục lớn, chịu ngàn muôn các khổ, trải qua vô lượng kiếp mới vào ngạ quỉ, súc sinh. Hai người đạo, tục đồng vì tài sắc mà bị tổn hại. Trước trì sau phạm, rất ít người khỏi được. Nếu có đoạn dứt thì gọi là hạnh Bồtát, gọi là chân trì giới, gọi là Hiền sĩ, gọi là đệ tử Phật. Hai việc tài, sắc giống nhẹ mà cảm tội rất nặng. Hà sa mê lầm do tài sắc khởi lên. Hai lỗi này làm phá hoại vua tôi, thầy trò, chồng vợ, v.v… cũng phá hoại thân tộc trong ngoài, bạn bè tri thức. Nếu lìa tài sắc thì không còn thế gian, trời người thoát khổ, Thánh phàm đồng khen. Các lậu dứt hết tiến đến quả Phật. Vì đây cấm trước hai thứ tài sắc. Do sắc mà sinh kiêu mạn, do tài mà sinh mến tiếc. Kiêu mà lại tiếc, tuy có đức khác cũng chẳng xem đủ. Trước phải dứt bỏ tài sắc, để công hạnh được thành lập. Sau nghe kinh luận tức là thứ lớp vào đạo. Nói nghịch làm nhanh nên gọi là tịnh tâm, kệ rằng:

Phiền não như cát sông,
Trước phải dứt hai ác
Một tài, hai là sắc
Khi chết, Thần chẳng sợ.
Cát-la phải hộ trì
Huống chi phạm bốn trọng
Ba tụ giới thanh tịnh
Bồ tát tâm mừng vui.
Kẻ quê ham tài sắc
Răn thầy bỏ tham đắm
Do tài ba đời khổ
Nhân sắc vào vạc lửa.
Sắc làm chướng Thánh đạo
Tài khiến cho hạnh mỏng
Xét chắc tự xét tâm
Biết tham là mê lầm.
Trí tránh được hầm lửa
Người ngu chẳng sợ ác
Nếu phạm phải hối trừ
Dứt rồi không làm nữa.
Tất cả có hình loại
Chung qui lấp hang hố
Giữ giới cấm căn khổ
Sau được an vui lớn.

3/ THIÊN GIỚI NĂM PHÁP QUÁN DỪNG TÂM:

Năm vọng tưởng, như nhổ cây gai trước phải chặt rễ. Nếu tu năm pháp quán dừng tâm để dứt năm lỗi, ngăn lại chẳng cho khởi, nên gọi là quán dừng tâm. Do tu quán này mà các não chẳng hiện hành, do đó được giải thoát nhỏ. Giới định điều nhu, dần chứng thần thông, gọi là giải thoát lớn. Mười chướng diệt hết gọi là chân giải thoát, chân thật đều do năm pháp quán dừng tâm này, như thế tu nhập gọi là Tịnh tâm, kệ rằng: Tự biết dục tình nặng.

Một bề quán bất tịnh
Bối xả được giải thoát,
Dục hết liền được định
Nếu chạy theo giảng luận
Thì niệm dục càng mạnh
Tức là chẳng đối trị
Liền đi xuống đường hiểm
Tự biết sân nhuế nhiều
Một bề tu Từ Bi
Lửa độc được mát mẻ
Thành tựu luật nghi thiện
Nếu chạy theo giảng luận
Chẳng trị lúông mỏi mệt
Tham sân càng tăng mạnh
Lại bị phiền não trói
Tự biết người si nặng
Quán kỹ mười hai nhân
Mời ngộ khổ luân hồi
Biết rõ vô ngã nhân
Nếu chạy theo giảng luận
Tranh cãi trọn ngày ồn
Bỏ gốc, tìm cành lá
Chẳng thể nhổ tạn gốc
Tự biết ngã mạn nhiều
Quán chắc mười tám giới
Mới được hiểu vô nhân
Thì bệnh ta liền hết
Nếu chạy theo giảng luận
Càng trả nợ ba đường
Chấp ngã thường cầu hơn
Danh lợi tự trói cột
Tự biết loạn tưởng nhiều
Thường hơi thở ra vào
Giác quán dần được thành
Ta thêm sức giới định
Nếu chạy theo giảng luận
Ồn ào chẳng thể dứt
Lại tranh nhau phải quấy
Lúc nào diệt sự thức.

Trong bảy phương tiện của Tỳ-đàm, thì năm pháp quán dừng tâm là phương tiện thứ nhất. Các thứ khác là Biệt tướng niệm xứ, Tổng tướng niệm xứ, Noãn pháp, Đảnh pháp, Nhẫn pháp, Thế đệ nhất pháp gọi là bảy phương tiện. Quán hạnh thành tựu thì được quả Tu-đà-hoàn, nếu mới vào đạo thì người Đại Tiểu thừa đều tu chung quán này. Kệ rằng:

Vì sao nói năm dừng
Lại chẳng theo giảng luận
Ôm bệnh nói thuốc hay
Chi muốn được tiếng tăm,
Phàm phu tham lợi dưỡng
Vô tâm trị vong tình
Nếu tu năm quán dừng
Chắc chắn tu đạo thành.

Vì sao dạy tu năm pháp quán dừng tâm thôi dứt giảng luận? Có hai yếu pháp: Một là Phật dạy thứ lớp vào đạo, đối trị phiền não thô trọng, hai là người thấy rõ pháp nghĩa biết mà cố phạm, chẳng sợ giới Phật, chẳng tu oai nghi. Năm Thiên tịnh giới đều phá hết, thấy người khác giữ giới thì lại ghen ghét chê bai, chỉ tham tài sắc, sân não đấu tranh, ganh tị kiêu mạn, không biết hổ thẹn, chết rồi phải đọa địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, trải qua nhiều kiếp. Phải quán việc này hiện tiền nghiệm biết. Cho nên năm pháp quán dừng tâm dứt lỗi, khởi đạo thuận lời Phật dạy, nên gọi là tịnh tâm.

Kệ chép:

Tham như tánh sói lang
Sân như tâm rồng dữ
Hoại pháp nên hủy cấm
Ô giới phạm gian dâm
Biết pháp mong trừ độc
Trái lại gây tội sâu
Tạo nghiệp tâm không hối
Chết rồi đến rừng dao
Đoạ ngục lớn Vô gián
Phật tánh chìm nhiều kiếp
Như chức trừ gọi phạt
Mất thế, không kham nhận.
Vì sao miệng phá giới?
Thức ăn trong phóng túng,
Vì sao tay phá giới?
Lấy vật thí của người.
Vì sao thân phá giới? 162
Nằm ngồi giường nệm tốt.
Vì sao nghiệp phá giới?
Nhận người lễ dưới chân.
Vì sao hạnh phá giới?
Im lặng nhận người khen.
Nếu phạm năm việc nầy
Các trời đều buồn thương.

Phật dạy người mới thọ giới năm năm học luật, sau đó mới học kinh. Luật có năm bộ: Một là Tứ Phần, hai là Ngũ Phần, ba là Thập Tụng, bốn là Tăng-kỳ, năm là Giải Thoát. Năm bộ luật này đồng một Tỳ-ni Đại Tạng. Văn tướng rất rộng, các nạn đều biết. Nay muốn biết thì tài sắc là gốc, dứt được tài sắc thì gọi là vâng giữ luật, giới cấm thanh tịnh thì phát sinh định tuệ, thành tựu Thánh đạo. Biết luật cương yếu nên gọi là Tịnh Tâm. Kệ chép:

Trong năm bộ giới luật
Tông yếu dứt tài sắc
Tu thiền quán bất tịnh
Đối trị tự đè nén
Rừng hoang khen thây chết
Trong lòng rất thương xót
Thân ta gặp việc ấy
Lửa tham liền tắt ngay
Ba độc rất mạnh mẽ
Dùng sức trí dẹp nó
Chỉ mặc áo cũ rách
Giữa ngày ăn một bữa
Thường hành tâm bình đẳng
Tịnh ý luôn ngay thẳng,
Nếu chẳng thể như thế
Ca-sa thành gai góc.

Thánh giáo muôn khác vì căn tánh khác nhau, bệnh thuốc rất nhiều, nhưng người ngu rất mê lầm, tuy dùng công sức mà không phải chánh đối trị, vọng tham danh lợi, thêm nhiều bụi nhơ. Do đó trước tu năm định, sau học giảng luận. Biết đạo thứ lớp gọi là tịnh tâm. Kệ rằng:

Người đời quen học rộng
Không hề làm một phần
Vọng tình chấp vọng pháp
Cạnh tranh khởi lăng xăng
Vào đạo theo thứ lớp
Giới định tự giúp xông
Tịnh mạng như Ca-diếp
Chớ được đồng lục quần.

4/ DẠY QUÁN T6AM HẠNH TRONG ĐỜI MẠT PHÁP:

Phàm phu hiểu nghĩa đều do nghe học, vì người biệt pháp, thân phạm bốn tội trọng, chứa tám thứ bất tịnh tài, ăn uống thức ăn tục. Không có tâm hổ thẹn, biết mà cố phạm, chẳng sợ đời sau. Cho nên khiến ông xét lường tâm hành. Trước tịnh giới cấm, sau mới nghe kinh. Ông giữ năm giới được gọi là tịnh tâm. Xưa, Đại đức giảng kinh Hoa Nghiêm chỉ một quyển Sớ, sau Pháp sư soạn Sớ ba quyển. Nay khi giảng phẩm Thập Địa soạn ra Sớ mười quyển. Đều sinh công năng tranh bày lời hoa, văn tự rất rộng không chỗ gởi tâm. Nhưng đương thể của văn là nghĩa, đâu cần người nói. Nay người ngu chỉ cầu danh mà không cầu pháp, pháp còn chẳng nên mê đắm, huống chi là mê đắm văn tự. Pháp lìa văn tự, nói năng đoạn dứt. Kinh Đại Tập chép: Văn kinh là một, giảng là nói khác, đều ỷ thấy của mình mà phá hoại chánh pháp, trời thần sẽ giận, cho nên ba tai đều khởi. Do nhân duyên đó Phật pháp lạt lẽo như một hộc nước chế vô vào thăng lạc, thấy giống mầu lạc mà ăn thì chẳng có mùi vị gì. Nghĩ kỹ giảng luận là đem tình người suy lường Phật, trí Chánh giác của Phật, há người thường đâu thể suy lường, như thế xét kỹ gọi là tịnh tâm. Kệ chép:

Pháp sư giảng nói pháp
Hai thứ lên tòa cao
Một là phước vô lượng
Hai là lìa tội lỗi
Từ tâm thành tựu người
Pháp thí hơn tiền của
Tức giận chuyện đúng sai
Là nằm ngồi trên gai
Hữu lậu là nền tảng
Vô minh là cội gốc
Giảng kinh chẳng trừ độc
Pháp sư tự thương tổn
Tâm giặc cầu danh lợi
Vội vàng chưa nghĩ suy 16
Trẻ con muốn leo thang
Trước phải giới đủ ẩn
Người Học sĩ thông minh
Hành động thường vội vàng
Hoặc có lầm hiểu nghĩa
Tà kiến lại đảo điên,
Cho nên Định trị Động
Pháp yếu trong bảy giác
Định tuệ bình đẳng tu
Chủng trí được mầu nhiệm
Khi Thế Tôn ở đời
Chỉ dạy tu xuất ly
Tạp thiện chớ sinh đủ
Ác nhỏ cũng lánh xa
Niệm niệm quán vô thường
Siêng tu chân đối trị
Vắng lặng học thiền-na
Sao mê đắm văn tự.

Do đâu khi Thế tôn còn ở đời thì đều được Thánh đạo và sinh lên cõi trời, vì y theo thứ lớp mà học, chẳng vượt, Tỳ-ni mới có phương vào đạo năm năm tu giới, đêm thì tu định, nhiếp tâm giữ cảnh ở trong rừng hoang, chẳng chứa các thức ăn khác, ít ham muốn, biết hổ thẹn, một lòng quán chắc vô thường bất tịnh, lìa lời nói suông, ý chẳng tán loạn, đi đứng tới lui đều phải tịnh khiết, không có tư dụng xấu ác, trước ý hỏi thăm. Đó là duyên lành đều được dấu Đạo. Ông hãy một lòng y theo đây mà tu học thì gọi là Tịnh tâm. Kệ chép:

Chánh pháp khi chứng đạo
Tịnh pháp điều chúng sinh
Tùy việc hành Yết-ma
Trừ cấu được ba minh
Tượng pháp hết đến Mạt,
Yết-ma bỏ chẳng làm
Tuy dường như hòa hợp
Nhóm thì khởi đấu tranh
Hễ là các kinh luật
Cam lồ cũng thuốc độc
Cởi áo, trăm vết sẹo.
Chẳng tiêu bệnh phát tác
Biết pháp chẳng hướng tâm
Hạnh giải kinh lại mỏng
Bỏ hết nghiệp giới định
Lại mê đắm văn tự
Do đó soạn câu vần
Khi đọc tâm vui vẻ
Ngồi yên suy nghĩ kỹ
Quán sát tự xét lường
Duyên nào trùng tụng kệ
Văn ít nghĩa lại rộng
Y giới lợi thân ông
Tin nhận chớ nghi ngờ
Hoặc thấy người mắng chửi
Tâm khinh chê lặng yên
Đây theo Đại thừa giáo
Chẳng trái lầm với lý.

5/ DẠY QUÁN TU ĐẠO PHÁP TỰ MỪNG TRÁNH ĐƯỢC SÁU NẠN:

Một là trong muôn loài, thân người khó được, như Kinh Đề-vị chép: Nay được thân người khó như rùa mù tìm bụng cây; Hai là tuy được thân người, mà khó sinh ở giữa nước. Cõi này tức ở biên giới có đầy đủ chánh pháp kinh luật Đại thừa; Ba là tuy có chánh pháp nhưng tin ưa lại khó, nay tùy sức tin chẳng dám nghi ngờ chê bai; Bốn là thân người khó đủ, nay được thân nam mà căn không thiếu, tướng mạo đầy đủ, năm là tuy được thân nam mà sáu căn không thiếu, bị năm dục cột trói, xuất gia rất khó. Nay được cắt ái xuất gia tu đạo, đắp y Phật, thọ tịnh giới của Phật; Sáu là tuy thọ giới cấm mà giữ giới rất khó nay ông đã có khả năng ở trong giới luật mà tôn trọng ưa thích, biết hổ thẹn cẩn thận hộ trì. Đối với sáu việc nầy nếu chẳng quán sát thì liền buông lung chơi bời, rất chướng ngại chánh đạo. Đã vượt sáu khó trên thì phải thường vui mừng: Khó được đã được, được rồi không mất như thế mà xét lường, gọi là Tịnh tâm. Kệ rằng:

Đời có sáu thứ khó
Khó được, đã được đủ
Siêng tu giới định tuệ
Khéo hiểu các câu nghĩa
Cho nên học Đại thừa 166
Hỏi liền phải biết chỗ
Nhận cơm của đàn việt
Ăn no không trí lự
Không trí nuôi tham sân
Chẳng thể đúng pháp trụ
Phạm cấm và hủy giới
Chết rồi sinh bốn đường.

6/ DẠY QUÁN TƯỚNG ĐỜI NHƯ MỘNG MÀ TU GỐC LÀNH XUẤT THẾ:

Vì sao phải phương tiện giúp cho chúng sinh lìa khổ mà ra khỏi thế gian. Chỉ người ngu tham ái, còn ta thì chẳng tham. Thế nào gọi là người ngu tham ái? Cái gọi là quan chức vinh hoa, kho tàng ngựa xe, lầu các vườn ruộng, thể nữ âm nhạc, ăn ngon mặc đẹp, dạo chơi săn bắn, yến tiệc ca múa cưới gả cậy nhờ dòng họ giao du bạn bè theo thế lực, ba quân bày trận, mưu mô sách lược bàn bạc, hạch hỏi giết hại, khoái ý thích tình, công thành phá hủy, giam bắt trói cột dao kiếm. Hào hiệp ý chí lập ra các nghề, phương thuốc khéo léo, công lao được tôn kính, cúng tế. Tóm lại có vô lượng việc đời giết hại, rượu thịt, đấu tranh thắng thua oán thù, nhiệt não buồn vui an nguy, lành giữ họa phúc, v.v… lìa bỏ được các thứ đó thì gọi là người thật tu đạo xuất thế. Chúng sinh mê lầm điên đảo đối với các việc đời này cho là chân pháp, mà không biết từ vô số kiếp đến nay sinh tử khổ lớn, thân chết rồi đọa vào đường ác, Hằng hà sa kiếp chịu khổ thiêu đốt. Tuy gặp khổ nầy nhưng vẫn tham đắm sinh tử chẳng chán, buông lung quen thói mê lầm trần cảnh, đều do chưa gặp người chỉ đường tốt, chưa nghe chánh pháp. Nay ông đã nghe hãy như nghe, mà tu học, gọi là tịnh tâm. Kệ chép:

Phàm phu tánh cuồng si
Thấy biết thường chẳng chánh
Nuôi lớn thân ba độc
Tham sân càng thêm mạnh
Chưa quán thân hình uế
Cầm phân đi chỗ vắng
Thường dạo cảnh trái thuận
Giả dối khởi dua nịnh
Thật vô thường ngã lạc
Vọng thấy Thường Ngã Tịnh
Vì tội nghiệp điên đảo
Thường vào các đường hiểm
Người trí hiểu đúng thật
Tuệ mạng tâm quyết định
Xem đời như mộng huyễn
Cùng chân đạo thành Thánh.

7/ DẠY QUÁN TĂNG NI PHÁ GIỚI CHẲNG TU PHÁP XUẤT THẾ:

Tăng Ni phá giới, đó gọi là nuôi dưỡng tôi tớ hầu hạ, trâu lừa xe cộ, ruộng vườn trồng trọt, rừng rậm hoa trái, vàng bạc lúa thóc, bình phong nệm mền, giường chiếu rương tủ, chậu thau, bình đồng mâm chén, ba y hảo hạng, giường nệm phòng nhà, kho bếp cối thớt, dầu mì tương giấm, các thứ hợp khẩu vị vua quan quí trọng nhiều người khen ngợi. Sinh duyên giầu sang hơn người xưa, ra thưa vào trình, chê bai nha phủ thân làm đầu chúng môn đồ mạnh đông, giảng nói gạn hỏi ưa thích âm nhạc, thường ở một chùa mà bình luận việc tăng, tự do đuổi phạt, mượn hỏi, hạn, hụt, trúng mùa, kiệm ước, trộm cướp lửa nước, v.v…, ngủ đêm ở quán bar, chợ búa, nhà người giết mổ, săn bắn, bạn thân với phụ nữ, đàn kèn thi phú, cờ vây song lục, đọc sách ngoại điển, lớn tiếng nói cười, ghen hờn, tranh nhau ăn thịt uống rượu, y phục lụa là năm mầu tươi sáng, cạo râu tóc láng sạch, móng tay nhọn hoắt, chứa tám thứ bất tịnh tài, báu vật giàu sang, v.v… các việc như thế tham cầu mê đắm chứa nhóm chẳng rời, gọi là thật phá giới. Kinh nói: Các Tỳ-kheo này gọi là Cư sĩ trọc, gọi là giặc, mặc áo ca sa gọi là thợ săn trọc, gọi là người ba đường, gọi là người không biết hổ thẹn, gọi là Nhất-xiển-đề, gọi là kẻ chê bai Tam bảo, gọi là kẻ hại tất cả tai mắt đànviệt, gọi là hạt giống sinh tử, gọi là kẻ chướng đạo. Xa lìa mười tên gọi xấu ác này gọi là Tịnh tâm. Kệ rằng:

Lạ gì kẻ phàm phu
Chứa nhóm tham, sân, si
Phá giới không hổ thẹn
Khinh chê báu Mộc-xoa
Tìm cầu vội như lửa
Gây ra các khó khăn,
Dạy người thường bố thí
Mình thí như rút gân
Ngạo mạn thiện tri thức
Cậy nhờ thân máu mủ 168
Buông lung mê năm dục
Lúc nào thoát bến khổ
Áo, tham đồ năm mầu
Ăn, luôn tham no bụng
Bỏ tịnh vào chợ ồn
Kinh giới không hề đọc
Nhổ cỏ lại đào đất
Tưới rót tự vườn tược
Nghề nghiệp hơn người tục
Rương chậu đến ba – năm
Chỉ lo tiền không đủ
Khóa xiềng các cửa nẻo
Lớn tiếng nói cười ta
Xiểm mạn tâm chưa khắp
Hủy phạm bốn trọng cấm
Dữ dằn hơn cọp sói,
Chết rồi mãi đắm chìm
Hết tội sinh biên giới,
Đáng thương chúng sinh phạm
Tối tăm không trí tuệ
Chỉ tham lợi trước mắt
Không thấy tội tương lai
Xuất gia mong tịnh lạc
Lại đeo đuổi mong cầu
Ôm tiền rồi bỗng chết
Đạo tục lại chia hai
Tánh ác như rắ rít,
Tham lam như sói lang
Cạo đầu không thật đức
Cao dung lại tổn thương
Dấu tội cầu danh vọng
Chẳng sợ ghẻ lợi dưỡng
Cư sĩ tu giới thí
Tuổi hết sinh cõi trời
Sa-môn lại tham tiếc
Chẳng quán không, vô thường
Chỉ biết gây nghiệp ác
Gặp việc nhìn vào vách
Phá giới trái kinh luật
Che dấu không hổ thẹn
Ta làm thì ta chịu
Ba đường có ai thay
Tuy pháp không ngã nhân
Thiện ác cũng chẳng mất
Ba cõi khổ luân hồi
Sáu đường sinh tử mãi
Các lỗi ác như thế
Cẩn thận mà xét lường
Nguyện dứt nhân tiếp nối
Giữ tâm như kim cương
Nước định rửa phiền não
Thành giới tự ngăn ngừa
 Đức như Loa Kế Phạm,
Chỗ đi thấy Tây phương.

8/ RĂN QUÁN NGOÀI HIỆN OAI NGHI, TRONG KHỞI TÀ MẠNG:

Tà mạng: Là nói làm thanh tịnh chỗ ở, trang hoàng làm đẹp đạo tràng bày phướn hoa và các đạo cụ, thường cạo đầu thường mặc áo casa đi giày dép, oai nghi khoan thai, đi chậm ngó thẳng, nói nhỏ nhẹ, êm ái hoặc lại làm thinh, ngó xuống cúi đầu. Y bát luôn theo mình, xem luật mà luôn ở trong tâm lại cầu danh lợi, mong người khác mời thỉnh cung kính tôn trọng. Tiến giới độ người, gượng làm thầy đứng đầu. Ở trong đồ chúng mà mong người khác y chỉ. Nếu giải thích kinh luật, có hỏi thì sinh khó dễ. Phần nhiều đều ghen hờn, mắt dữ nhìn người. Kiến thức hẹp hòi phạm lỗi chẳng chịu sám hối, nếu nói ra thì ưa nói châm chọc, ganh người khác được lợi như lửa đốt tâm, tình trần ý cấu không hề dứt bỏ. Tuy ngồi giường dây mà khởi quán ác giác, phan duyên loạn tưởng. Lại nghĩ đến việc đời, khiến ban đêm ác mộng, mà rò rỉ bất tịnh. Ác giác nhiếp ý luôn hun đúc bản thức, chứa kết hạt giống nghiệp ác, thu nhiếp chướng tịnh, sinh tử chẳng dứt, luân hồi không bờ bến, chịu các khổ não, ba nghiệp bất tịnh, trái tám Thánh đạo, ngoài trắng trong đen, thuận tám đường tà, đó gọi là Tà mạng dối lừa phàm Thánh. Quán sát như thế được gọi là Tịnh tâm. Kệ rằng:

Miệng tụng Kinh Vô Thường
Thân lại chấp có thường
Cầu mong lợi dưỡng khác
Nhắm mắt chưa quán đế
Ba y chỉ muốn tốt
Chẳng chịu mặc áo rách
Trong tâm rất thô ác
Bên ngoài rất nhỏ nhẹ
Dối gạt người thế gian
Giả đại bi thương xót Hiền
Thánh chẳng ngợi khen
Thiện thần chẳng che chở,
Nghiệp chướng ngày đêm tăng
Giới định niệm niệm trệ
Tuy có đủ hai mắt
Lại bệnh mù một mắt.

9/ RĂN QUÁN CHẤP CẬY NHAU, DỐI LỪA PHẬT PHÁP

Kinh nói: Thế nào là Tỳ-kheo dối lừa Phật? Như nói: Ta tu từ bi, còn người kia giận dữ, ta hay bố thí, người kia san tham, ta đủ tịnh giới, người kia phạm giới, ta siêng năng tinh tấn, người kia biếng lười. Ta có trí tuệ, người kia quá ngu, nay ta ưa vắng lặng người kia thích ồn ào. Ta tu oai nghi, người kia vụt chạc, ta trụ như pháp, người kia không đúng pháp. Hoặc cậy mình ở ẩn trong núi tuyệt thực, mặc náp y, giữa ngày ăn một bữa thường ngồi không nằm dưới cây nơi gò mả. Hoặc giảng kinh luật khéo giải tướng pháp. Ta có phước đức trí tuệ như thế, chấp lấy tướng này nên gọi là ngã kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến. Chấp chặt tướng ấy gọi là lừa dối Phật. Vì sao? Vì tu đạo gọi là không lừa dối Phật. Nếu người tu ba môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cũng không có mê đắm, chỉ quán thế đế luống dối điên đảo, như huyễn như mộng, không có một thứ nào thật. Thành tựu quán môn này tu giới định tuệ, tinh tấn chẳng ỷ mình khinh chê người khác không có đức, mà mềm mỏng ngay thẳng, khiêm nhường không tranh hơn. Đem các gốc lành này hồi hướng Vô thượng Bồđề. Người tu lìa tướng như thế không gọi là lừa dối Phật. Không lừa dối Phật nên được pháp bình đẳng. Pháp nhãn xán lạn, thanh tịnh được trí chướng, chẳng mê đắm có không, nên gọi là Tịnh tâm. Kệ chép:

Tám muôn bốn ngàn pháp
Đối trị nhiều thứ bệnh
Đó gọi Đại phương tiện
Thành tựu hạnh khéo léo
Chấp tướng gọi dối Phật
Đắm ngã khởi tranh chấp
Tỳ-kheo tự chết chìm
Chẳng thể đến rốt ráo
Tu ba môn giải thoát
Pháp Không giúp tuệ mạng
Quán kỹ duyên nhóm hợp
Chứng trí lại mừng vui.

10/ RĂN QUÁN KHINH TRỜI SỢ NGƯỜI, CHỖ VẮNG TẠO LỖI:

Phàm phu dua nịnh, không giữ oai nghi. Ở trước người thì thu nhiếp, gọi là dối trá, ở chỗ vắng tạo tội gọi là buông lung, nói là phá các giới nghi ăn uống trộm riêng, mình trần tắm gội ao hồ, chỗ trống tiểu tiện, đánh rắm ra tiếng, mò mẫm chỗ vắng, ngủ ngửa lăn xuống đất, ngồi xổm chống má, vụt chạy liết mắt ngâm vịnh ca hát. Tóm lại gọi là dua nịnh, ba nghiệp bốn nghi đều chẳng đúng pháp. Ở trước người giống người, ở chỗ vắng giống quỉ. Tất cả thiên thần chúng biết lỗi này, chết rồi thì sinh làm khỉ vượn và quỉ mị, vì phạm giới nghi quả báo liền đến, chẳng dối được nhà tối, nghĩa ấy như thế, vì sao? Vì cây nghiệp sáng suốt như gương. Chúng sinh tạo nghiệp đều hiện trong đó. Thiên Thần có hai: Một là tự đồng sinh, hai là tự đồng danh. Người chẳng thấy trời, trời thường thấy người, nghiệp lục giữ tội chẳng ở ngày đêm. Người tu phải cẩn thận, chỗ vắng, chỗ có người đều không sai trái. Cả Đại thiên thế giới ở trong lỗ lông của Phật, đâu dung tha tội chỗ vắng, Hiền Thánh chẳng biết. Cho nên Bồ-tát có tám muôn oai nghi, giới Thanh văn có ba ngàn oai nghi. Ông nên tu tập oai nghi thứ tự chỗ vắng, và chỗ có người đều một dụng tâm, cho đến mất mạng cũng không thiếu nghi phạm. Như thế mà hành trì thì gọi là Tịnh tâm, kệ chép:

Hiền Thánh thoát ba cõi
Thường dạo cảnh ba cõi
Quán nghiệp các chúng sinh
Như thân đối mặt trời
Người trí trọng oai nghi
Trì giới tâm mạnh mẽ
Chỗ vắng không thiếu sót
Bốn nhiếp bền chắc theo 12
Quán thân như rắn độc
Xét tâm như kẻ thù,
Thân tâm là họa lớn,
Che tội như cát sông,
Người trí phạm rồi hối
Chẳng che giấu tội lỗi
Che tội gọi trẻ con
Địa ngục chịu vòng sắt
Khổ thay thời mạt pháp
Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni
Tuy cạo đầu đổi áo
Vẫn giữ tham, sân, si
Giả xưng Ưu-bà-tắc
Dối trá Ưu-bà-di
Trong tên, gọi năm giới
Thật chẳng thọ một giới
Như thường đọc tên thuốc
Tâm bệnh chẳng chịu trị
Nghiệp ác luôn che chướng
Tà mạng tìm kế sống
Thân kiến chấp trước ngã
Chẳng biết tức chia lìa
Cũng chẳng quán năm ấm
Hơi dứt như tơ treo
Trước người nhiếp oai nghi
Chỗ vắng hơn Tu-di
Chỉ sợ người cười chê
Chẳng sợ trời chứng biết
Dục say cuồng tình phát
Đi ngồi đều nhiếp tâm
Triền miên phá giới trọng
Chết rồi đọa A-tỳ
Trải địa ngục một kiếp
Kiếp hết lại dời đi
Khổ này khó chịu nổi
Chỗ vắng phải cẩn thận.
Vì tạo nghiệp dối trá,
Chư Phật phát đại bi
Phạm dục vui chốc lát
Chịu khổ vô lượng kiếp
Kinh nói người mới sinh
Liền có hai thứ trời
Ngày đêm ở với thân
Cùng người đồng thọ tuổi
Một niệm làm thiện ác
Rõ ràng đều hiện ra
Ác nhiều trời giảm tuổi,
Thiện nhiều khiến sống lâu
Phật Tỳ-lô-giá-na
Thân cõi rộng vô biên
Trong một lỗ chân lông
Chứa cả cõi Tam thiên
Tánh chiếu tròn sáng suốt
Đều sinh ra ruộng phước
Vì nhiều tội chỗ vắng
Vô duyên khởi thương xót.

11/ RĂN QUÁN NGƯỜI NỮ LÀM MƯỜI ĐIỀU ÁC NHƯ TẬT CHÁN LÌA MA GIẢI THOÁT:

Mười điều ác của người nữ nói đủ thật khó cùng. Nay nói lược khiến sinh chán lìa: Một là tham dâm vô lượng không chán. Kinh nói mười phương cõi nước chỗ nào có người nữ thì có địa ngục. Tất cả chướng đạo đây là do khổ này. Người nữ ưa muốn người nam như biển nuốt các dòng sông, trăm ngàn muôn kiếp rốt ráo chẳng đầy, được một thì mong một, tâm ý cuồng loạn. Thấy người nam vừa ý liền muốn giao tiếp, cũng như lửa cho thêm củi thì càng cháy dữ. Ngày đêm đi ngồi thường không quên dục, thọ thân năm đường đều thuộc thân nữ. Đời trước đến nay nữ căn chưa đổi, suốt kiếp cùng đời chẳng khỏi thân nữ, nên gọi là tham dục không chán; Hai là tâm ghen ghét như rắn độc, nhà có người nữ, thì sinh ghen ghét, miệng giống người thân mà tâm như kẻ thù, nếu đồng một chồng lại cùng quy mạng, hoặc làm bùa ếm, giải tấu thuốc độc, hoặc thuê người giết hại, hoặc chặt hết tay chân, hoặc rạch phá mặt mày, hoặc lột hết áo quần, đánh đập chửi mắng, phương tiện không muốn người khác độc lập nên gọi là ghen ghét; Ba là dối trá làm thân, hễ thấy người nào chưa nói đã cười, miệng nói nhớ thương mà lòng thì hờn ghét. Đối với chồng thì nghĩ người Nam khác, muốn chồng đi xa hoặc mong chết sớm, hoặc cùng người ngoài bàn mưu tính kế. Khi thấy chồng thì giả bộ nịnh nọt gần gũi. Thân tâm trái nhau nên gọi là dối trá làm thân; Bốn là buông lung, chỉ nghĩ áo quần phấn son xoa xuyến, sửa sang mặt mày mong người khác nhớ thương, mê đắm năm dục, chẳng tránh thân sợ, chẳng sợ đời sau phải làm súc sinh, ngạ quỉ, nên gọi là buông lung; Năm là miệng nhiều nghiệp ác, hễ có nói gì thì nói dối trá khó được thật tình, phàm chỗ luận nói dối nhiều thật ít, ưa nói xấu người khác bằng các lời uế ác. Mẹ con, chị em đều chẳng kiêng kỵ nhau, hai lưỡi đấu loạn, truyền đưa tin tức, thường làm bùa chú chẳng sợ quả báo. Chỗ vắng thường mắng chửi tôn trưởng, cãi lẫy đến cùng. Đó gọi là miệng nhiều nghiệp ác; Sáu là chán ghét chồng, nếu thấy người nam đẹp đẽ thì đeo dính không hổ thẹn, hoặc gởi tin ép bức, hoặc thân đến ngồi nằm, chẳng yên bỏ phế việc làm, hoặc kết thành bệnh, hoặc giả bị bệnh, chỗ vắng thì ăn nuốt mà trước người thì giả không ăn. Chồng cực khổ làm ra tiền mà cắt xén lấy trộm để cung cấp cho trai, cùng bàn mưu kế giết hại, thấy chồng liền giận dữ chẳng khác kẻ thù. Đó gọi là chán ghét chồng; Bảy là tất cả người nữ đều dối nịnh thường không thật tình. Do đó tánh người nữ gian hiểm khó lường. Tuy cùng đối mặt nói năng mà tâm cách ngàn dặm xa, đều là tâm cầu lợi đời, tánh ham kiêu sa. Nói phải mà dẫn ngược làm quấy, chỉ dối làm thật, điên đảo (lật lạng) lý thường, một việc thường có nhiều mối, sau lưng có không, tình theo lạnh nóng, hoặc cậy thế mạnh, hoặc đảng thân biết, hoặc nhân tài sắc mà vu oan, hoặc tranh giành ngôi vị mà chê bai chửi bới. Ấy là miệng trơn như mỡ, tâm như dao nhọn; Tám là tham tài chẳng nghĩ ân. Cha mẹ nuôi dưỡng cực nhọc khó đáp đền, khi gả chồng thì bỏ quên ân đức, giảm bớt của cha mẹ để lợi ích nhà chồng càng nhiều càng mừng không khen liền hận. Cha mẹ đói rét không hề cung cấp. Đó gọi là tham tài chẳng đoái hoài ân nghĩa; Chín là lửa dục đốt tâm, chẳng sợ xấu hổ cha mẹ, chẳng sợ dao gậy, hoặc chưa cưới gả có con thì cùng trốn tránh, hoặc bắt dẫn người khác đến nhà tạo tội, làm nhục cha mẹ, bại loạn tông thân. Cưới gả rồi thì sau lại phản chồng. Chồng mất chưa bao lâu thì lại nghĩ đến chồng khác. Con cái thành người cũng bỏ đi lấy chồng. Tâm say mê dục chẳng biết xấu hổ. Tội lỗi của người nữ cùng kiếp cũng khó nói hết, nên gọi là lửa dục đốt tâm; Mười là thân nữ hôi thúi, chất bất tịnh thường chảy. Xuân hạ trời nóng, trùng máu cùng xuống. Kinh nói: Trong nữ căn có hai muôn dâm trùng, hình như chiếc vòng đeo tay, nhỏ như sợi lông, hôi tanh dơ dáy. Riêng rơi vào thai, có con thì sinh ra chất dơ bừa bãi. Thiện thần thấy nghe đều bỏ đi. Ác quỉ vọng lượng thường đến khuấy phá. Như thế những người ngu mê cũng tham bỏ niệm xứ mà phá tịnh giới của Phật. Chết rồi đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỉ, nhiều kiếp chịu khổ không lúc nào thoát được. Đó gọi là mười nghiệp ác của người nữ, quán sát xa lìa thì gọi là tịnh tâm. Kệ chép:

Bốn trăm bốn thứ bệnh
Ăn đêm là cội gốc
Khổ ba đường, tám nạn
Người nữ là cội gốc
Sinh tử vô số kiếp
Tham ái là cội gốc
Hiền Thánh vui giải thoát
Lìa dục là cội gốc
Bốn rắn thành thân cõi
Tưởng điên đảo làm tâm
Máu mủ khắp chín lỗ
Tinh tưởng khởi tham dâm
Thuận tình bảo vui vẻ
Chẳng tin đọa rừng dao
Quả báo làm trâu chó
Do trước tham ái sâu
Tất cả tánh người nữ
Ít thật nhiều dua nịnh
Chẳng nghĩ thân hôi thúi
Ngồi nằm luôn nghĩ dục
Nhìn thấy người nam khác
Ưa thích luôn ép ngặt
Trăm ngàn muôn ức kiếp
Rốt ráo chẳng đầy đủ
Chẳng hổ thẹn mẹ cha
Bại tổn các thân tộc
Nam ít, nữ thì nhiều
Nhà suy luôn bị nhục
Nữ có mười nghiệp ác
Chết vào ngục giường sắt
Dùi nhọn đâm nữ căn
Khổ đau kêu khóc rống
Địa ngục tội hết rồi,
Chuyển vào thai heo, chó
Ăn phân ở nhà xí
Bùn thúi sinh khuẩn trùng
Lại bị khổ giết mổ
Nhiều kiếp tội khó hết
Từ súc vào ngạ quỉ
Ăn dơ thường chẳng no
Tay chân bị lửa đốt
Xương cốt vẫn chẳng tiêu
Tham dục vui tam thời (chốc lát)
Chịu báo khổ vô cùng.

12/ RĂN QUÁN BỐN THỨ CỦA ĐÀN VIỆT, TỪ DUYÊN KHỞI MÀ SINH KHỞI

Tổn hại sinh mạng gọi là nghiệp khổ, gân xương ở đây hết gọi là duyên khổ. Kinh nói: Ăn là từ cày bừa, gặt hái, sàng sẩy, chứa cấ, xay giã, nấu nướng, rồi đem cung cấp cho ta. Lại trồng rau làm hàng rào, tưới nước ruộng vườn, làm ra hạt cơm, kể ra một bát cơm là một bát mồ hôi, mồ hôi trong da thịt tức là máu. Công làm ra một bát cơm là một bát máu, huống chi cả một đời ăn uống biết là bao nhiêu. Bắt đầu từ cày cấy, gieo trồng cho đến vào miệng thì giết hại vô số trùng nhỏ, do đó Phật dạy ngày ăn một bữa để giữ mạng sống qua một đời. Về áo thì nuôi tằm giết kén lấy tơ dệt nhuộm, giặt rửa cắt may, các duyên làm ra vô lượng cực khổ. Kể áo quần trên dưới đã giết bao tằm, tốn biết bao khí lực. Kén tằm vào nước sôi chịu khổ biết bao. Thế nên Phật dạy mặc áo phẩn tảo, che thân tệ lậu mong được tu đạo. Nhà cửa thì từ đào đất, xây tường giết hại trùng dưới đất, chặt phá cây rừng làm hại trùng cây khi tạo gạch ngói thì giết trùng bùn đất, đốt lửa nung hầm thì giết trùng cỏ. Người làm cực khổ thí chủ tốn tiền, ăn uống các duyên tổn hao lờn mới thành một căn phòng ngôi nhà, cho nên người tu phải nương ở gò mả, dưới cội cây, nệm cỏ mà ở. Nghĩ ăn là khổ nên ăn có tiết độ. Nghĩ áo giết hại vật nên mặc áo phấn tảo, nghĩ phòng nhà ngọa cụ từ duyên khổ sinh ra chí thích hạnh đầu-đà, ba tháng mới dời đổi. Nghĩ bốn việc khó tiêu mà ít muốn, biết đủ. Kinh chép: Ăn của đàn việt như đời đói kém mà ăn thịt con, mặc của thí chủ như sắt nóng cột trói mình. Khi vào phòng như vào rương sắt, khi nằm ngồi giường như giường sắt nóng, thà đập nát thân này cũng như bụi cát chứ chẳng chịu thân phá giới mà nhận người cung cấp. Khổ báo ba đường đều là thích áo tham ăn, ham thuốc men nhà cửa. Nếu nhân phá giới phải chửi mắng đuổi xô, hoặc làm thân sáng suốt mang lông đội sừng, sống thì trả gân xương, chết thì dâng da thịt, mang kéo vật nặng, hết sức đứng dậy thì té ngã. Luống thọ của tín thí, vui chẳng bao nhiêu mà đền trả thí chủ thì khổ gấp muôn lần. Cho nên dạy ông phải biết hổ thẹn, cẩn thận giữ gìn đời sau, chớ phá giới mà nhận của tín thí gọi là Tịnh tâm. Kệ chép:

Người trí chẳng tham ăn
Người tham ăn, không trí
Chẳng nghĩ xuất khẩu
Chỉ lấy lợi người ăn
Tự nuốt đờm trong não
Trên ngọn xuống dưới bỏ
Tuệ mạng dứt bốn ăn
Người tu chẳng ham thích
Tỳ-kheo chẳng ưa tịnh
Tham lợi nhận đạo cụ
Tìm cầu tâm tán loạn
Vội gấp đủ các duyên
Được một lại mong một
Tâm qui thường chẳng dừng
Phải biết thẹn thí chủ
Thân thúi mặc áo rách
Khuyên quán ba thoát môn
Lìa tướng tự điều ngự
Ít muốn, học biết đủ
Đáng nương Phú Thích Tử

13/ RĂN QUÁN ĐƯỜNG TRÔI LĂN, CHỊU BÁO VÔ CÙNG:

Chúng sinh ba cõi từ vô thỉ đến nay gây ra các nghiệp thiện ác đều huân vào bản thức, thành hạt giống cùa nghiệp, tịnh nhiễm hợp tạp, số hơn cát bụi, chịu báo sáu đạo sinh tử vô biên. Từ địa ngục ra sinh lên cõi trời, người, quỉ, súc. Súc sinh thì trước chịu các thân loài bò cạp, bướm và các sâu bọ nhỏ nhít, một ngày một đêm trăm lần chết trăm lần sinh, ngàn chết muôn sinh rồi dần dần chịu thân lớn cho đến cá Ma-kiệt thân dài mười ngàn do-tuần. Thoát thân súc sinh thì làm thân Tu-la. Phước trên cõi trời hết lại đoạ xuống địa ngục, ngạ quỉ. Kinh nói quỉ có trăm ngàn muôn thứ, quả báo đều khác, sáu đường người súc đều có cả ngàn muôn loại, sắc mạng khổ vui, chất hình xấu tốt, ngàn muôn sai khác nói khó hết được. Nay nói nhân đạo bản nghiệp đến nơi. Kinh chép: Thọ thân đẹp đẽ có tánh tịnh khiết là các vị trời đến, da dẻ thô xấu chẳng thích tu bố thí là loài súc sinh đến. Hình sắc xấu xa, khô khan ít trí là loài địa ngục đến, cử động vụt chạt là từ loài khỉ vượn, nhanh nhẹn giỡn đùa là từ trẻ múa hát đến, tánh nhiều dua nịnh là từ loài quỉ thần đến, chỉ nói sơ lược, rộng thì khó hết. Trong một đường có Hằng hà sa số nhân quả. Chịu một thân kiến cũng trải qua nhiều kiếp, huống chi chịu các hình khác ở các đường khác. Cho nên sinh tử chẳng thể cùng tận. Thầy hãy quán kỹ, khi chết phải chịu khổ nhiều thì khi thọ thân sống lại càng khổ dữ. Như thế đau khổ đã trải qua nhiều kiếp, đã bỏ vô số thân rồi chịu vô biên khổ. Người ngu ở trong đó cũng buông lung chơi bời. Thầy hãy suy nghĩ mà siêng cầu thoát khỏi, siêng năng gắng sức thành quả Vô học, chứng chân giải thoát, vui vẻ an ổn. Quán được như thế gọi là Tịnh tâm,  kệ rằng:

Tất cả người đời muốn được vui
Khiến tu nhân vui chẳng chịu làm
Người ngu được vui bảo thường vui
Chẳng biết chết rồi bị giảm tiêu
Mười lăm dáng đẹp nói đáng yêu,
Bốn mươi trở đi tự khô hao
Nếu sinh lên trời tám muôn kiếp
Chẳng khỏi vô thường lọt khe hang
Phàm phu tạm vui quên khổ lớn
Khi chịu khổ lớn lại quên vui
Khổ vui phải chịu như hoa đốm
Xưa nay chỉ là tình mê lầm
Mê giải, ngộ đạo được thần thông
Dứt hết sinh tử gọi vui thật.

14/ RĂN QUÁN NĂNG LỰC TÁM THỨ GIÓ NGƯỜI ĐẠI TRÍ CHẲNG ĐỘNG:

Tám thứ ấy là: 1/ Lợi; 2/ Suy; 3/ Hủy; / Dự; / Xưng; 6/ Cơ; / Khổ; 8/ Lạc. Tất cả chúng sinh bị tám thứ này khuấy động, tâm chẳng yên, nên gọi là tám gió. Tướng động thế nào? Được lợi liền vui, suy não liền lo buồn, bị hủy nhục liền giận, khen nói liền vui, gặp khổ liền đau buồn, gặp vui liền buông lung, khen ngợi thì tình mừng, cơ thích (chê chọc) thì ôm hận. Tám pháp nầy khiến cho người si phàm xao động chẳng an. Hủy dụ (chê, khen) một tiếng thì vọng khởi hai nghiệp, tạo nhân ba đường, quả báo bốn đường, trôi giạt trong năm đường, thành tựu mười triền, mãi bị buộc ràng, lúc nào mới giải thoát. Nhưng mười giới thì duyên hòa hợp nên sinh, tánh không nên diệt. Hiểu rõ sinh diệt liền không ghen hờn. Gió hờn chẳng khởi thì lửa tội chẳng cháy. Lửa chẳng cháy thì tâm được mát mẻ, không có các nhiệt não. Vì không nhiệt nào nên gọi là Tịnh tâm. Kệ chép:

Người ngu ham ăn ngon
Ghét cứt đái trong bụng
Thấy sinh thì ái nhiễm
Xem nhẹ già bệnh chết
Chê khen đồng tiếng vang
Giận mừng lại cùng khởi
Tâm chấp tướng cao thấp
Chẳng biết lý bình đẳng
Si hoặc chấp âm thanh
Phàm phu cùng như thế
Phân sinh tử cho ăn
Văn kinh khiến so sánh
Tai bị tiếng gạt lừa
Thần tiên té núi chết
Người trí hiểu chân không
Thấy nghe chẳng giống nhau.

15/ RĂN QUÁN TƯỚNG KHỔ NÃO LẦM LỖI CỦA THÂN TÂM:

Thân tướng, là sáu đường khác loại do ấm đại giả thành, giảm quả hiện tiền đáp nhân quá khứ, nên gọi là thân tướng. Thân tướng có tám mươi bốn ngàn các thứ hình. Hai báo y chánh đều khác nhau. Một người chịu khắp các thân, trải qua vô lượng A-tăng-kỳ kiếp. Nay răn quán thân chỉ nói nhân đạo (loài người), một người có chịn muôn chín ngàn lỗ lông, tám vạn thứ gió ra vào trong ấy, tám vạn hộ trùng khắp thân đầy đủ, bốn trăm lẻ bốn bệnh lại cùng phát động, ba trăm sáu mươi gân xương nương gá vào nhau, một trăm mười khổ không lúc nào chẳng chịu, ba mươi sáu thứ bất tịnh máu mủ hợp thành ấm thân. Chín lỗ thường chảy ra chất dơ. Như trên khổ vui mới thành ở một người. Hiền Thánh xa lìa như trừ bệnh truyền nhiễm, nên gọi là quán thân. Tâm tướng, trong khoảng một niệm có chín mươi sát-na sinh, trụ, dị, diệt cũng như ánh điện chớp, trần hiện thức sinh, tham cảnh vời lấy quả báo.  180

Kinh nói tâm tham dục có hai muôn một ngàn, tâm sân có hai muôn một ngàn, tâm ngu si có hai muôn một ngàn. Tâm đẳng phần có hai muôn một ngàn, hơp lại có tám mươi bốn ngàn trần lao, một trăm tám mươi thứ phiền não, năm trăm bốn mươi thứ thọ, chín mươi tám thứ sử. Nên gọi là quán tâm. Nếu vào pháp quán An-ban tâm sở tạm dứt, cho đến chín định thứ đệ lại qui về một chân tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh này gọi là Phật tánh, gọi là pháp thân chân thường, là tâm của vô tâm, tướng của vô tướng, quán sát như thế gọi là Tịnh tâm. Kệ chép:

Bỏ duyên nhờ cảnh tịnh
Chánh mạng tự nuôi thân
Quán kỹ tâm hư không
Tùy phần được giải thoát
Nếu tham sân sắp khởi
Quán không để dứt hết
Hà sa gốc phiền não
Định lực năng dứt trừ
Chuyên định chẳng tu trí
Tiểu thừa chẳng Đại tuệ
Tuy lại khổ thân hành
Uổng phí trải năm tháng
Tu định tuệ bình đẳng
Mới biết thể tánh Phật
Thẳng đến Đại Niết-bàn
Huống chi Đế thế gian.

Pages: 1 2