TỊNH TÂM GIỚI QUÁN PHÁP

SỐ 1893

QUYỂN HẠ

Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở núi Chung Nam soạn.

16/ RĂN QUÁN GIẢ THIỆN KHOE DANH, MIỆNG TRONG TÂM ĐỤC

Thánh hiền mật hạnh thì trong trí ngoài ngu, phàm phu cuồng si thì trong ngu ngoài trí. Chưa có giới định mà hiện tướng giới định khoe bày tướng tốt để được lợi dưỡng. Che giấu lỗi lầm ngoài hiện bày thanh bạch, luôn hướng về đạo tục mà nói công đức mình. Kinh nói: Đó là tên cướp nguy hiểm không dao, phạm tội cướp giật, giả dối phạm trọng bị đọa ba đường ác. Người giả thiện có đủ năm nghiệp: Một là Thiên thần không che chở, chứng biết thiếu giới mà nhận của tín thí. Hai là năm ngàn quỉ lớn thường đứng che trước mặt nói là “tên cướp nguy hiểm” và quét hết dấu chân. Ba là hiện đời bị suy não lớn. Bốn là thường chẳng gặp Phật, sinh vào nhà tà kiến. Năm là dối mình, cũng dối người khác, tự chịu quả báo, thí chủ không được quả báo. Đó là năm nghiệp. Cho nên khuyên ông nên suy tốt ở người mà dẫn xấu về mình. Che giấu thiện đức tốt, dường như chẳng thể nói. Vì sao? Vì điều lành như vàng ngọc chẳng cho người khác biết, ác như cứt đái chẳng nên giấu giếm, pháp cứt đái quí ở sớm dẹp bỏ. Vật báu quí hiếm thì im lặng giữ kỹ. Tánh biết đủ chẳng cầu danh tốt, ít muốn vắng lặng đâu sợ tiếng ác. Người chấp ngã muốn được danh lợi. Xét thân vô ngã danh lợi ở yên, danh lợi đều không, lìa ngã tức thật, diệt ở không thật chánh vào Bồ-đề, bỏ được danh lợi, đó là Tịnh tâm. Kệ rằng:

Xuất gia làm phi pháp
Cảm với nhiều suy não
Nguy khổ theo niệm khởi
An vui khen tình ít
Thiên thần chẳng thường giúp
Việc ma luôn quấy nhiễu
Khi chết tâm sợ sệt
Nhiều kiếp đọa đường ác
Đức tốt ngầm giấu sâu
Cũng như báu ma-ni
Lỗi ác đều dứt hết
Lý đồng diệt mầm cỏ
Chân hạnh chẳng cầu danh
Trong giới định sáng tỏ
Giả thiện, che giấu ác
Trong Phật pháp chẳng tốt
Quán kỹ văn khuyên nầy
Hệ ý mở hoài bão
Tất cả nhân chướng đạo
Sám hối không làm nữa.

17/ RĂN QUÁN CHÚNG SANH ĐỀU MÊ ĐẮM HAI BÁO Y CHÁNH:

Chúng sinh ba cõi mê đắm bền chắc là tham hai báo mà chướng ngại giải thoát. Trời Phi Phi tưởng tự gọi là Niết-bàn quả báo chung cực, có tâm tăng thượng mạn, chẳng sợ ba đường. Chúng sinh cõi Sắc tham đắm vị Thiền, tự nói An vui không gì hơn. Lại nghĩ, thân quang cung điện sáng chói thanh tịnh, quả của ta là hơn hết. Chúng sinh cõi Dục tánh thường buông lung, tham năm dục lạc, chẳng biết vô thường, phước thế gian hết rồi thì lại trở về đường ác. Bạc địa phàm phu thân hôi thúi cách lậu quả báo thấp hèn, khởi tâm kiêu mạn dữ dội, đều cậy vào ngã kiến, bảo trong người nầy thường, lạc, ngã, tịnh không còn gì hơn. Muôn loài chúng sinh ở tổ ở hang đều thích mạng sống mình, chẳng nguyện làm trời, người, chẳng chê thân mình, chẳng mong Tịnh độ. Thân tạp loại này, một thân chịu khắp cho đến rắn độc, các loại sau nhỏ đều yêu thích mạng sống và chỗ ở. Chẳng biết trong thân đồng có Phật tánh. Nhưng các thân nầy từ vô thỉ đến nay theo nghiệp thay đổi không ngừng. Ông nên quán kỹ mà sinh tâm nhàm lìa, siêng cầu phương tiện, thoát khỏi sinh tử, hai báo y chánh, dần chứng pháp thân nguy nga bất động. Đến được giác ngộ như thế thì dứt hết các nghi ngờ, quyết định thành tín, gọi là Tịnh tín. Kệ rằng: Trong ba cõi sáu đường

Vô số các chúng sinh
Hình, thọ đều khác nhau
Y chánh cũng khó rõ
Nay tu ở đường người
Đối trị tùy phần làm
Quán các loại chúng sinh
Tâm yêu ghét bất bình
Ghét thì muốn giết nhau
Yêu thì mãi si mù
Tham sân lại cùng khởi
Chết rồi rơi ba đường,
Đều tham ái quy mạng
Chỗ hiểm chưa biết sợ
Tạo nhân chẳng sợ quả
Đâu biết chết lại sinh
Vì cớ ấy Bồ-tát
Muốn cho chúng sinh vui
Chúng sinh phiền não cấu
Phương tiện mà dứt bỏ
Dạy quán mười tám không
Sáu trần chớ mê đắm
Bốn đảo và năm dục
Cấm dứt lại chẳng làm
Người ngu tham hiện vui
Chẳng biết ác vị lai
Vị lai lại là ta
Vì sao lại xem thường,
Dù cho nhiều thân vui
Mỗi mỗi đầy khe hang
Vì đây cầu thường trụ
Thoát vô minh trói buộc.

18/ DẠY QUÁN PHIỀN NÃO KIẾT SỬ

Tất cả nghiệp khổ sinh tử chướng đạo đều nhân kiết sử, như Tỳđàm chép: Nay lược huống lá nói, khiến dứt giác quán. Kiết có mười kiết, Sử chung ba cõi có chín mươi tám thứ. Nay sợ văn rườm rà nên lược nói một phần nhỏ. Kiết sử, tức là nhiễm phần. Hạt giống của tạng A-lại-da gọi là Kiết, chịu quả báo sáu đường gọi là Sử. Sử nghiệp phát sinh, tăng thêm hạt giống hữu lậu. Như giặc cướp ở chỗ hiểm mà nhóm họp phục kích đều gọi là Kiết. Cầm gậy cướp hại, giật của báu người, đều gọi là Sử. Tham sân tánh quen, nương chân ngầm phục, lại duyên khởi phát sinh, cướp bóc giới tài, chấp trước các trần làm hại Trí bảo.

Sát-na tiếp tục truy tìm như sử, không đối gọi là kết, ngoại quán gọi là sử, dứt lự gọi là Kiết, phan duyên gọi là Sử, hệ niệm gọi là kiết, dịch tâm gọi là sử. Vì có kết sử nên ái nhuế cùng sinh. Do ái nhuế mà thành nghiệp lấy bỏ, vọng lấy bỏ nên si ám càng nặng, cho nên che chướng mắt tuệ. Tuệ nhãn chưa mở gọi là Vô minh ám, do che tối tâm nên tương ưng với điên đảo, ôm tánh chân thường thích khổ sinh tử, sinh tử trôi giạt mê mất chánh đạo. Chưa thấy chánh đạo gọi là mê hoặc. Không thường tưởng là thường, không vui tưởng là vui, không ngã thấy là ngã, không tịnh thấy là tịnh, lầm lạc như thế đều do kiết sử. Kiết sử như thế tạo nghiệp điên đảo. Muốn dứt kiết sử phải tu năm pháp quán dừng tâm để đối trị. An-ban Thủ Ý vào ba môn giải thoát. Quán không lìa tướng, kiết sử dứt trừ, thân tâm vắng lặng, cho nên chẳng khởi phiền não. Chỗ phiền não diệt, gọi là Chân giải thoát. Giải thoát tức là Đại Niết-bàn. Muốn khởi tâm nhiễm phải tự tỏa nhục, tỏa chẳng khiến tán danh gọi là Tịnh tâm. Kệ chép:

Phật ở Ba-la-nại
Ba chuyển hạnh chán lìa
Trao cho pháp bốn đế
Để trị bệnh phiền não
Nhổ hẳn gốc sinh tử
Thành tựu mạng trí tuệ
Tu thiền đoạn kết sử
Chiếu lý gương tâm treo
Điều tâm chỉ mềm mại
Trì giới phải càng chắc
Giới tịnh chẳng hối hận
Bồ-tát tâm vui mừng
Phiền não sinh kiết sử
Kiết sử nuôi phiền não
Chỉ có sức thiền định
Dẹp bỏ như cỏ mục
Kiết sử vọng lấy bỏ
Mù dầy che thấy đạo
Nên tu năm quán dừng,
Trong sáng tỏ tịnh tâm.

19/ DẠY QUÁN MƯỜI TÁM GIỚI, PHÁP DO DUYÊN SINH:

Thế nào là mười tám giới? Thân có sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Ngoài có sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Trong có sáu thức, ba thứ sáu phần giả hợp thành mười tám giới. Thế nào là căn có công năng sinh ra các nghiệp, nuôi lớn nhậm trì, nên gọi là Căn. Thế nào là trần, làm tịnh tâm, chạm thân thành cấu, nên gọi là Trần. Thế nào là thức? Biết rõ cảnh trước, dối khởi phân biệt, gọi là Thức. Nhưng căn trần này thiệp nhập lẫn nhau nên gọi là Nhập. Là giả duyên sinh khởi, không có chân tánh thật chúng sinh chẳng hiểu, cho rằng trong ngoài có nhập thường, lạc, ngã, tịnh. Tâm tham nóng bức chấp chặt lấy mê hoặc sai lầm, chẳng tin Thánh đạo, thuận tình thì sinh tham, trái ý thì khởi giận. Do đây, tham sân nuôi lớn kiết sử. Đó gọi là phàm phu lấy mười tám giới. Người học mười tám giới, mê đắm trước ba mươi hai tướng gọi là tham sắc, nguyện nghe nói pháp gọi là tham tiếng, nguyện dâng hương cúng dường gọi là tham hương, nguyện chứng giáo lý Đại thừa, thật tướng các pháp gọi là tham vị, nguyện được pháp thân thanh tịnh gọi là tham xúc, nguyện thành tựu trí Nhất thiết gọi là tham pháp. Đối với duyên tu nầy có thiện tham, sân, si. Tiến cầu địa trên gọi là Tham. Bối xả các hạnh kém gọi là Sân, tình có hướng bối, gọi là si, thấy thân chứng đạo gọi là Mạn, cho nên người học mười tám giới nghĩa gọi là tri chướng, không có phiền não, chẳng phải không có phiền não. Biết được hai thứ căn trần mà hăng hái tu nhập vào pháp Bình Đẳng Đại Đại Vô Vi, nên gọi là Tịnh tâm. Kệ chép:

Trần cảnh tuy như huyễn
Thấy sắc khởi từ bi
Phát ý lìa nịnh mạn
Chẳng mất bốn oai nghi
Sáu trần hạnh dơ bẩn
Cũng là thầy hạnh giả
Trừ bệnh chẳng trừ pháp
Bảy giác phần tu trì
Tuy quán văn tự không
Cần phải đọc kinh khắp
Rộng tìm nghĩa Thánh giả
Bát-nhã dần được thành
Tuy quán căn trần không
Hòa kỉnh hộ tình người
Giới nghi phải đầy đủ
Tu đức  phòng tiếng xấu
Tuy quán các hạnh không
Đối trần tu năm dừng
Tham si kết sử dứt
Vắng lặng tâm an ổn
Tuy quán ba cõi không
Bỏ ác, thiện phải về.
Tu hành chọn giác phần
Lìa cấu biết đúng sai
Tuy biết ba đế không
Tuy đế nghĩa cùng vi
Thường nương hai đế nói
Chẳng trái ngược với lý
Mười tám cõi tuy vọng
Sinh ra các châu báu
Quán hiểu nghĩa duyên hòa
Chẳng sinh cũng chẳng già
Đại Bồ-tát Thất địa
Chẳng gọi không phiền não
Tâm kim cương diệt rồi
Mới chứng đạo Vô vi.

20/ DẠY QUÁN TU TẬP A-NA-BAN-NA GIẢ TƯỚNG QUÁN

Phàm tọa thiền yếu pháp có mười thứ: Một là trước mượn chỗ vắng lặng xa lìa nước lửa cầm thú âm nhạc, cảnh giới tám nạn khiến tâm an ổn. Hai là bày nệm cỏ dày dưới bên trung cao, ba là chậm thay áo quần, ăn ít uống ít. Bốn là ngồi kiết già tay trái để trên tay phải, nhắm mắt ngậm miệng răng không cắn nhau, ngồi thẳng nhìn ngay. Năm là tuổi trẻ ăn no phải thường thở ra, tuổi già bụng đói phải thường thở vào. Sáu là phải quán thở ra cách mũi xa gần, vào đến chỗ nào liền biết khí sắc, trước thô sau tế, dưới xuống đến khí hải, trên xông lên đầu. Bảy là từ hơi thở thứ nhất đến hơi thở thứ mười, nếu chưa đến mười do tưởng duyên khác thì phải nhiếp tâm đếm lại từ một đến tám, trong bàn tay đặt một viên ngọc sáng, buộc niệm quán châu tâm tâm tiếp nối, ánh sáng liền hiện. Chín là như năm pháp quán dừng tâm đối trị năm thứ phiền não hiện hành, hễ khởi liều trị, tùy phần giải thoát phiền não chẳng làm khiến giới thanh tịnh, vì giới thanh tịnh cho nên các vị trời vui mừng, thiện thần che chở. Mười là vì tu định nên cử động xét đế, tâm chẳng thô bạo, khiêm nhường nhu hòa, nhẫn nhục không tranh cãi. Do đó, thêm lớn công đức trí tuệ. Khi chết thì Bồ-tát phương khác đến đón rước thần thức, chẳng gặp khổ hoạn. Các trời, người đời cùng khen ngợi, sinh về Tịnh độ thấy Phật, nghe pháp vô vi, lìa xa ba đường được vui giải thoát. Ngoài ra các pháp khác như kinh đã nói: Ông phải vâng làm thành gốc giới định, căn tánh xán lạn gọi là Tịnh tâm.

Kệ chép:

Phàm phu học đạo pháp
Chỉ tâm mình tự biết
Vội vàng đến đạo khác
Người khác lại chê bai
Quán kỹ năng
Người trọng đức rất oai
Xa đông gần chỗ vắng
Ngồi thẳng chánh tư duy
Chỉ tự quán thân hành
Miệng chớ nói lỗi người
Kết lưỡi ít luận bàn
Im lặng tâm dịu dàng
Không biết như mù điếc
Trong trí ôm đồ thật
Đầu-đà vui vắng lặng
Đối tu lìa biếng lười.

21/ DẠY QUÁN THIỆN ÁC GIÚP NHAU:

Thiện là thầy các điều ác. Ác lại giúp muôn điều thiện. Kinh chép: Chúng sinh năng độ Phật, Phật lại độ chúng sinh. Vì sao? Vì tất cả Chư Phật đều nhờ chúng sinh mà thành Phật đạo. Kinh chép: Cao nguyên đất bằng chẳng mọc hoa sen, chỉ trong bùn mới sinh hoa sen mà thôi. Lại, tất cả chúng sinh đều nhờ Phật mà được giải thoát, nói các ác tức là năm tội nghịch, mười điều ác, phạm bốn trọng cấm, tám trọng cấm, chê bai các Hiền Thánh, phá chánh pháp luân, nhất-xiển-đề, v.v… Bồ-tát ở đây đem làm ruộng phước. Vì sao? Vì đồng thể đại bi, ở ba đường bốn đường thay thế các chúng sinh mà chịu khổ nát thân, nói lời dịu dàng để dẫn dắt khiến sám hối. Từ tâm cứu giúp khiến cho được vui, rộng mở cam lộ nói pháp mầu nhiệm, phá nghiệp ác đó, khéo nói dạy dỗ khiến tin Thập Thiện sinh làm trời người. Lại khuyên hồi hướng Vô thượng Bồ-đề. Nhân công đức ấy mà đạo Bồ-tát thành, nên gọi là chúng sinh cũng năng độ Phật. Lại chân tánh trong thân do người mở mang. Nếu không có tín lực văn tư tu thì Chư Phật Bồ-tát dù có tâm từ bi cũng chẳng biết làm sao. Cho nên khuyên ông, hễ là chúng sinh tội ác thấp hèn chỉ nên khởi tâm thương xót chẳng nên giận ghét mắng chửi, sinh tâm hèn kém. Lại thấy người tốt thượng hạnh thanh tịnh chẳng nên riêng trọng mà thỉnh cúng dường. Vì sao? Vì thiện ác như một, tánh đều là không. Đối với hai sắc tốt xấu đều thấy bình đẳng. Thường quán vắng lặng mà vào ba môn giải thoát. Các loài hàm sinh đều như huyễn hóa, chẳng mê đắm các tướng gọi là Tịnh tâm. Kệ chép:

Muốn được vui giải thoát
Sợ mình thường thân khác
Hành từ cứu khổ người
Tự vượt sông sinh tử
Nếu nghe ta và kia
Liền là ma phân biệt
Chúng sinh, thọ giả kiến
Hiền Thánh cùng chê trách
Pháp giới đồng như một,
Chân vọng, nước và sóng
Sóng kia tức là nước
Nước kia tức là sóng
Cửa thiện có nhiều đường
Từ bi là rất gấp
Cho nên Tát-đà luân
Đời gọi Thường Đề khóc
Vì thương xót chúng sinh
Bỏ vui ôm sầu khổ
Hộ sinh thành nhân Phật
Tổn sinh ngăn Phật đạo
Không tài thí nghèo khổ
Phân cơm giảm thức ăn
Nếu tu được lòng từ
Mười sáu phần chẳng hợp.

22/ DẠY QUÁN NHÂN QUẢ THIỆN ÁC, CHÚNG SINH SÁU ĐƯỜNG:

Tạo nhân cảm quả số như hà sa, nay nói lược thì có mười tám thứ: Một là nhân quả Thô, hai là nhân quả Tế, ba Nhân quả lớn, bốn là Nhân quả nhỏ, năm là Nhân quả nhẹ, sáu là nhân quả nặng, bảy là Nhân quả sáng, tám là Nhân quả tối, chín là Nhân quả thơm, mười là Nhân quả thúi, mười một là Nhân quả dài, mười hai là Nhân quả ngắn, mười ba là Nhân quả ngu, mười bốn là Nhân quả trí, mười lăm là Nhân quả phàm, mười sáu là Nhân quả Thánh, mười bảy là Nhân quả chân, mười tám là Nhân quả vọng.

Trước nêu hiện quả, sau nêu nhân: 1/ Quả thô là địa ngục, súc sinh, ngạ quỉ v.v… 2/ Quả tế là thân bốn ấm cõi Vô sắc. Quả lớn là Phạm thiên cõi Sắc và Rồng lớn, chim cánh vàng, cá Ma-kiệt, v.v… ba do-tuần tiết cấp, cho đến tám muôn bốn ngàn do-tuần và thân địa ngục A-tỳ báo thiện ác khác nhau thuộc về quả lớn. Quả nhỏ dưới đến các loài máy động nhỏ như bụi nhỏ, chỉ động mà chẳng đi. Quả nhẹ là quả báo thân các vị trời nhẹ bay đi, các vị tiên năm thiền thông liên hệ Dạ-xoa quỉ thần, v.v… Quả nặng là như thân rắn lớn trong núi Thiết Vi, thú lớn, Rồng mù dưới biển lớn, thân nặng như núi. Quả sáng trong trời người thân có ánh sáng như mặt trời, mặt trăng, hỏa châu, v.v… Quả tối như trong tám địa ngục lớn chỉ nghe tiếng chịu khổ mà mắt chẳng thấy. Quả thơm như các vị trời ở trên trời các lỗ chân lông đều thoảng ra hương thơm, người nghe tâm vui, y báo chỗ ở cung điện đều thơm. Quả thúi là loài súc sinh ngạ quỉ bất tịnh, trong loài ngạ quỷ loài người, vật thúi không thể sánh. Quả dài là trời Phi phi tưởng sống lâu tám muôn kiếp. Quả ngắn là như các loài mối mọt sinh xong liền chết, chẳng tạm dừng. Quả ngu là các loài phàm phu, quỉ súc. Quả trí là bậc Đạo sư của chúng sinh. Quả phàm là trong trời người chưa phát đạo tâm. Quả Thánh là A-na-hàm trở xuống và trời người ở năm tầng trời tịnh cư. Quả chân là người học ba thừa chưa hết lậu, quả vọng là thân tâm bốn đại, năm ấm duyên tập. Đây chính là quả trong sáu đường.

Nay thứ lớp nói về nhân. Nhân thô là bốn trọng, tám cấm, năm nghịch, mười ác, chê bai tất cả Hiền Thánh và chánh pháp, sử dụng tài vật của của Tam bảo, giết chúng sinh phát tâm Bồ-đề, phá tháp đốt chùa, v.v… Nhân tế là tu nghiệp thiền định, ngoại đạo tà mạng phạm hạnh v.v… Nhân lớn là tu nhân lành, bốn tâm vô lượng mà có nhân ác phá ba tụ tịnh giới. Nhân nhỏ là mới thoát khỏi địa ngục thì vào súc sinh. Nhân nhẹ là tịnh tu phạm hạnh, duyên nghiệp mười điều lành. Nhân năng là làm tổn hại Tam bảo, hạnh Nhất-xiển-đề. Nhân sáng là bố thí đèn đuốc chiếu sáng hình tượng Phật, đồng với mười điều lành. Nhân tối là phá hỏng mắt người, trộm đèn sáng của tháp, bôi đen kinh sách, phá người làm lành, làm dơ bẩn giới Phật. Nhân thơm là tạo hình tượng tháp miếu bằng gỗ chiênđàn, nước thơm rửa tượng tắm gội Tăng, hương hoa cúng dường. Nhân thúi là chạm vào thức ăn sạch của tăng, ăn năm vị cay nồng vào chùa, nuôi dưỡng heo gà làm mười nghiệp ác. Nhân dài là tu giới bất sát và bốn không định, hai nghiệp tà chánh. Nhân gấp là sát sinh và các nghiệp khác v.v… Nhân ngu là không tin chánh pháp. Nhân trí là thọ trì kinh luật huân tu Bát-nhã. Nhân phàm là vô minh si ái, tham năm dục. Nhân Thánh là giới, định, tuệ. Nhân chân là bản tánh thanh tịnh. Nhân mù là các căn đối trần sinh thức. Luận nhân quả sáu đường chỉ có Phật biết hết. Nay nói ít phần để dứt trừ lưới nghi mà tin sâu nhân quả. Ông nên xét lường các thứ gốc lành, thâu nạp quả lành. Việc lành làm được đều hồi hướng Vô thượng Bồ-đề, thành giải thoát phần thiện, chẳng lấy thiện hữu lậu của sáu đường. Như thế mà thanh tịnh, biết chắc nhân quả vô lậu, gọi là Tịnh tâm. Kệ chép:

Đáng thương chúng sinh tội
Rơi xuống hố không đáy
Chẳng biết nghĩa nhân quả
Đi trong chốn mịt mờ
Ôm chân chưa giác biết
Có mắt cũng như mù
Chân lạc không tâm đến
Vọng sắc lại tranh nhau
Nay vì dứt lưới nghi
Lược bày nghiệp nhân quả
Nếu quyết định tin được
Gần ba tăng-kỳ kiếp
Vì tin được nhân quả
Thường nghe pháp Đại thừa
Hay đến địa chủng tánh
Tâm mạnh mẽ chớ sợ.

23/ DẠY QUÁN NGƯỜI TU KHÉO HỘ GIỚI TÀI, GIẶC TRẦN THÔI CƯỚP PHÁP:

Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay chịu khổ sinh tử, quên mất chánh đạo, chướng ngại thường trụ, pháp thân thanh tịnh, chỉ nhân thức tâm tham lấy trần cảnh. Thí như nhà nghèo mà người trí dạy nghề, tùy dạy sửa nghề dần dần giàu sang. Có sáu giặc cướp đêm đến cầm gậy gõ cửa muốn hại. Chủ nhà liền đóng chặt cửa, tường cao hào sâu nên khỏi mất tiền mà thân an, không có các khổ não. Nghèo dụ cho thân xiểnđề không có một điều lành. Người trí dạy nghề dụ cho kinh luật Phật, dần có tiền của dụ cho tập tu phước trí, sáu giặc dụ cho sáu trần, đêm dụ cho vô minh, cướp dụ cho tham ái, cầm gậy gõ cửa dụ cho căn đối với trần, cửa khóa chặt dụ cho người tu đạo giữ chặt bốn niệm và năm pháp quán dừng tâm, tường cao dụ cho thiện tri thức và Tỳ-ni chánh pháp, hào sâu dụ cho thân tâm thệ lớn, chẳng phạm luật cấm. Khỏi bị cướp dụ cho hoàn toàn phạm hạnh, giới không thiếu vô lậu, Chư Phật vui mừng, Thánh hiền đồng khen. Thân an dụ cho sinh đường lành trời người, Tịnh độ và Đại Niết-bàn an ổn vui sướng. Tài bền chặt dụ cho trì giới giữ tâm, làm bất thối Bồ-đề, các Ba-la-mật thêm lớn chẳng mất, pháp dụ cho đều hiển các thầy nên biết: Tỳ-kheo phá giới đọa ba đường ác, chìm đắm trong biển khổ, đều do không có thiện tri thức phương tiện dẫn dắt. Lại chẳng tu tập bốn niệm xứ và năm pháp quán dừng tâm. Thầy nên y giới thuận lời dạy bảo này, thì giặc ma phiền não chẳng làm gì được. Cho nên giữ tâm ngăn cấm các căn môn, giặc trần huyễn hoặc chớ cho vào, buộc ý quán không, lìa ngã, ngã sở. Như thế mà tu hành gọi là Tịnh tâm, kệ chép:

Sáu trần như giặc điên
Tham trần thanh và sắc
Vọng tình như ngựa dữ
Thiền bền chắc cấm ngăn
Muốn vào biển Phật pháp
Bền tu đức giới định
Phải trụ ba không môn
Tâm tịnh vui vắng lặng.

24/ DẠY QUÁN PHÁP THẾ ĐẾ VÀ ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ:

Thế đế là cậy nhờ dòng họ công khanh tước lộc, gặp hôn nhân văn võ kỹ nghệ, bia tích lăng mộ, tranh huân tranh phong, mê đắm danh suông, hoặc vì tài sắc chẳng tiếc thân mạng, thí thân làm ác mà giết hại nhau. Khen ngợi cung tên, cỡi ngựa ra trận, tự bảo là trượng phu mạnh mẽ. Hoặc cướp vợ đoạt chức, giết hại người, trái phép chịu lấy khổ độc phi lý, ăn nuốt sinh mạng, ham hố ca múa ngày đêm buông lung, chẳng nể thân sơ, ăn thịt nhậu nhẹt say loạn đánh chửi, giết hại tranh phải quấy, hoặc oán thù lờn, hoặc đuổi theo tài sắc chẳng nghĩ khó khăn, ăn mặc diêm dúa, ăn uống vô độ, yêu tiếc nuôi dưỡng thân máu mủ hôi thúi, chẳng biết sát-na niệm niệm sinh diệt, già bệnh đã đến rồi chết, sình chướng hôi thúi rã rời, cầm thú ăn nuốt. Thần quỉ chịu báo đoạ ba đường ác, trăm ngàn muôn kiếp không được thoát ra. Đó gọi là Thế đế.

Đệ nhất nghĩa đế là không tham các thứ trên, luống dối các việc, tùy thuận Bồ-đề, đến đạo vô vi. Chẳng đồng thế gian sinh tử ra vào đối đãi duyên tu. Chẳng phải sắc cho đến thức, chẳng phải cho đến ý, chẳng niệm công phu thấy nghe hiểu biết, chẳng phải danh cú vị (chẳng câu văn chữ nghĩa), thanh tịnh bình đẳng cũng như hư không, vắng lặng bất động, ấy là Đệ nhất nghĩa đế. Nay quán Thế đế như huyễn hóa, dua nịnh si phàm, không có thật tánh. Rốt ráo trong đạo chân thường mà làm giải thoát, nên gọi là Tịnh tâm, kệ chép:

Thế pháp người cuồng si
Bảo thật khởi tham sân
Nếu biết chẳng tự tánh
Tuệ tánh vào đồng chân
Phàm phu trải sinh tử
Do ái thủ các trần
Nếu biết căn trần không
Tánh vốn là pháp thân
Tham ái gọi Thế đế
Luân hồi mười hai duyên
Trừ tham tức xuất thế,
Câu này chính Phật nói
Đệ nhất nghĩa đế là
Lìa tướng dứt âm thanh
Chỗ nói bình đẳng là
Giả gọi tên bình đẳng
Mượn lời để biểu đế
Nên nói trải tất cả
Mới biết ấm pháp không
Đối trị diệt thân tâm.

25/ DẠY QUÁN TÂM HÀNH CHO NGƯỜI XUẤT GIA MUỘN

Người xuất gia muộn có mười thứ lỗi lầm: Một là Kiện Đấu, đời gọi là Kiệt-đẩu, tục khi đã thành tánh tâm ta tự tại, ý lấn hiếp đồ chúng, chẳng nhận lời quở trách; Hai là thích thấy lỗi người, tự nói là tinh thành, sự nghiệp làm ra chưa ắt hợp đạo. Lỗi biết lỗi, chưa hiểu nói hiểu, nói năng thường thêu dệt; Ba là thấy Sư tăng có lỗi khởi tâm ghét bỏ, thiêu mất công đức ba đường ác; Bốn là khinh mạn người khác tự bảo là trượng phu, thân tâm ngang bướng chẳng theo chiết phục; Năm là hành động vụt chạc, oai nghi không nghiêm trang, lớn tiếng cười to không kiêng sợ; bảy là tâm tưởng tán loạn, thường nhớ việc tục thêm lớn phiền não chẳng thể đúng như pháp mà đối trị; Tám là cười người phá giới, tự cho mình thanh tịnh, chấp trước tướng mạo, chẳng hiểu chân lý, chuyên ngu chấp kiến tranh luận giành hơn, chưa đủ năm đức đã nuôi chứa Sa-di, chỉ ham chúng phục dịch, chẳng để tâm dạy dỗ; Chín là chẳng nhiếp các căn, thân tâm biếng lười, buông lung ngủ nghỉ, chẳng nghĩ tướng sáng, đêm nhiều ác mộng, các vị trời, chẳng hộ trì; Mười là mới vào Phật pháp chẳng thấm đạo vị, lo nghĩ nghi ngờ, toan nghĩ hoàn tục, khinh bạc Tam bảo, lại ôm hối hận. Đã hoàn tục rồi thì ghét người xuất gia, khinh tiện hành giả, thành nghiệp xiển-đề. Mười lỗi lầm này là chánh nhân của địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Ông nên tỉnh giác xét biết, gọi là Tịnh tâm. Kệ rằng:

Sức tục khí còn mạnh
Ba độc rất dữ dằn
Tuổi già mới vào đạo
Còn giữ tánh thời xưa
Chẳng mở đem hộ người
Vội vàng ép là chánh
Tự bảo rất tinh luyện
Bảy chi chưa ắt tịnh
Ồn ào theo giảng luận
Chẳng chịu tu giới định
Đã nói mười thứ lỗi
Nếu phạm phải dứt trừ
Thân không một đức hạnh
Độ hai, ba Sa-di
Có lỗi chẳng chịu quở
Phạm tội cũng chẳng  phạt
Phá trai phạm tăng trước
Ô giới tiếng xấu đồn
Trời người dần hiếm hoi
Ba đường càng tăng mạnh
Chỉ dạy pháp làm phước
Không pháp để người theo
Tự thân như con nít
Huống điều phục (ngang bướng)
Ở đông ưa đấu tranh 1
Thường nghĩ việc sân hận
Bốn chúng chẳng cung kính
Quyến thuộc đâu kính khen.

– Hai mươi lăm thiên trước nói về Từ Nhẫn đối trị các nghiệp cấu phiền não mà thanh tịnh thân tâm thầy. Tâm đã thanh tịnh rồi thì gọi là hạnh tự lợi. Nay lại vì ông lược nói hạnh lợi tha Đại thừa. Ông nên theo đạo Bồ-tát mà tự tha đều lợi thì gọi là Tịnh tâm. Tự trừ cấu nhiễm thì gọi là chân Tịnh tâm, tự lợi lợi tha gọi là Tịnh tâm rộng lớn. Kệ rằng:

Như chim muốn bay không
Dưỡng sức, nuôi lông cánh
Bồ-tát muốn lợi tha
Nuôi đức trước lợi mình
Ba tuệ tùy rõ ràng
Song nên trao người trí
Tịnh tâm lập công đức
Kia đây đều đối trị.

26/ DẠY ĐỐI PHÁT TÂM BỒ ĐỀ:

Phát đạo tâm như giọt nước gởi trong biển, tuy là rất nhỏ nhưng nước không hề mất. Kinh nói: Một khoảng khắc khởi tâm Đại thừa, sẽ thành Phật đạo. Vì sao? Vì nếu khi tu đạo một trăm mười khổ thì phải kham nhẫn. Nghĩa là các thứ đói khát lạnh nóng ruồi muỗi rận rệp mưa dữ gió bão bốn trăm lẻ bốn bệnh, quở mắng, làm nhục, chê bai, nước lửa, trộm cướp, độc trùng, thú dữ, đánh đập, xâm phạm các việc khó nhẫn, thì đều cam chịu mà không thấy các khổ. Thân ta nhẫn được tu hành sáu độ, tu ba không môn. Vì nhân duyên cho đến thành quả Phật. Kinh nói: Cõi nước nầy tu đạo một ngày hơn phương khác một kiếp. Vì sao? Vì trong đây có nhiều não hại mà nhẫn được thì rất ít. Tuy nhẫn các khổ mà công đức dễ lớn. Ở Tịnh độ không não nên Phật đạo khó thành. Ở trong Phật pháp nếu muốn phối tâm phải nhớ quá khứ trải qua vô lượng kiếp ở trong địa ngục chịu lửa dữ đốt nát thân mà không trốn chạy. Khổ trong loài người trăm ngàn muôn ức cũng không bằng khổ ấy trong nháy mắt. Nếu chẳng bền chặt siêng thực hành các độ thì làm sao hết được khổ lớn sinh tử. Người tội ba đường còn cứu được nếu chẳng thể cứu thì sao gọi là từ bi. Đã không có từ bi thì Bồ-đề phần nương vào đâu làm gốc. Nếu không có cội gốc thì xa lìa bản tánh. Cho nên Bồ-tát nguyện hết đời sau chẳng phá giới Bồ-tát. Hàng Thanh văn chịu giới suốt đời, thầy nên khéo biết hai giới khác nhau. Bồ-tát chẳng nhiễm ba cõi, mà chẳng chán ba cõi, cầu đạo vô vi mà chẳng trụ vô vi, thường ở trong sinh tử mà không sinh tử. Vì sao chẳng nhiễm ba cõi? Vì phiền não đã hết, vì nghiệp chẳng trói cột, chẳng chán ba cõi vì thương xót chúng sinh, vì đại từ bi, vì cầu đạo vô vi, vì muốn lợi mình người, vì thuận theo Đại thừa. Vì sao chẳng trụ vô vi? Vì nhiếp chánh pháp, vì nhiếp chúng sinh. Vì sao thường ở sinh tử? Vì lợi đồng sự, vì bổn nguyện vô tận mà chẳng phải hạt giống nghiệp sinh tử hết, vì được tự tại hoàn toàn, vào biển giải thoát. Do đó chẳng ở đây kia, chẳng đắm giữa dòng, lìa ở giữa và bên mà tâm không trụ biên đạo. Vì sao? Vì chẳng giữ tự tánh pháp nên như thế. Thường quán bốn Đế, mười hai nhân duyên, nhóm khổ sinh tử, khởi bốn thệ nguyện rộng lớn, lập chí Đại trượng phu, thường dùng bốn nhiếp lợi ích chúng sinh, thường tu bốn tâm vô lượng, oán thân bình đẳng, thường thực hành sáu độ, lợi ích tự tha, thường tu muôn đức cầu Vô thượng Bồ-đề, vì thành mười lực vô úy Bất cộng pháp. Nay chỉ lược khuyên, nói rộng sợ văn rườm rà. Hay y đây mà răn dè, gọi là Tịnh tâm rộng lớn. Kệ rằng:

Nếu phát tâm Bồ-đề
Đông niệm khởi từ bi
Cầu ở đạo vô vi
Thân thường ở hữu vi
Bốn nhiếp điều chúng sinh
Sau mới thọ ba qui
Thí như chỗ tối dữ
Mặt trời phát ánh sáng
Tự chưa thoát các khổ
Trước phải cứu gian nguy
Vô duyên tu bốn đẳng
Lợi ích và trừ suy
Gặp một trăm mười khổ
Cam chịu không hề giận
Cũng chẳng thấy tướng khổ
Lại chẳng thấy thân ta
Thân khổ hai đều không
Nhẫn pháp cũng như thế
Các khổ và Nhân pháp
Ba tướng diệt theo chân
Bồ-tát chẳng trụ đạo
Tùy theo hạnh lợi ích
Thường ở trong ba cõi
Cứu giúp chúng sinh khổ
Mê đạo khiến thấy đạo
Vô minh khiến được sáng
Tay tuệ cầm bài vàng
Vạch màng, trị đám mù
Diệt thì chẳng diệt hẳn,
Sinh thì chẳng thường sinh
Sinh diệt đều rốt không
Phàm Thánh xưa bình đẳng
Nguyện từ nay về sau
Bèn thành chủ pháp giới
Chẳng khởi một dục tâm
Tham nhiễm mọi người nữ
Nguyện từ nay về sau
Cho đến thành Phật đạo
Đối tất cả chúng sinh
Chẳng chê bai, sân não
Nguyện từ nay về sau
Cho đến chứng chân như,
Chẳng khởi tâm điên đảo
Chấp trước đối sáu trần
Nguyện từ nay về sau
Cho đến bờ vô vi
Chẳng khởi tâm phan duyên
Nghĩ các ác giác quán
Nay phát tâm Bồ-đề
Đời đời vượt tám nạn
Thệ rộng đã hẹn rồi
Đạo tâm không lui tan.

27/ DẠY QUÁN GIÁO HÓA CHÚNG SANH:

Đã phát đạo tâm phải tu muôn đức. Tông chỉ cương yếu chẳng ngoài hai thứ: Một là tự lợi, hai là lợi tha. Hạnh tự lợi đã lược nói rồi, hạnh lợi tha nay cũng nói sơ, là trước phải rủ lòng từ bi nghĩ ba cõi khổ, lại ở loài người mà giáo hóa làm lợi ích chúng sinh, nói năng dịu dàng, khiến họ điều thuận, biết tin nhân quả, quy y Tam bảo, suy lường căn tánh lợi độn mà rộng hẹp dạy trao từng bậc, chánh pháp các thừa: Nhân thừa, Thiên thừa, quả báo ba cõi, tuy là kham thọ hóa đạo hữu lậu, từ trời người mà dẫn vào cảnh ba thừa vô lậu. Hoặc có chúng sinh ngã mạn buông lung tham sân hừng hẫy, chẳng kính Tam bảo, chê bai bác không nhân quả. Nhất Định biết nghiệp nầy sẽ đọa địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Liền dùng phương tiện khéo léo khiến tâm vui ý vui, sau mới dạy dỗ chỉ bày đạo trời người, dạy tu mười điều lành, năm giới, sáu trai, cho lìa ba đường, được quả trời người. Nếu bị mắng chửi đánh đập, ném gạch đá hủy nhục khinh ghét thì đều nhịn được, chẳng sinh lui sụt. Người ấy biết mình hồi tâm hổ thẹn chịu sự giáo hóa. Hoặc lại xuất gia cầu đạo Vô thượng. Người học Nhị thừa, vì nói bốn đế, mười hai nhân duyên, khiến sinh chán hối, biết lỗi hữu vi. Bốn đế là khổ, tập, diệt, đạo gọi là bốn đế, hiểu biết như thật gọi là Đế. Khổ là quả, Tập là nhân. Vì sao trước quả sau nhân? Vì khổ có ba thứ: Khổ khổ, hoại khổ, hai thứ thô ác này chúng sinh mắt thấy nghiệm biết mà sinh chán sợ. Còn môn hành khổ thì người trí hiểu biết. Ba khổ này ở khắp mười phương, nên trước nói khổ khổ từ tập sinh, dạy dứt nhân tập là mười điều ác căn bản và mười thiện hữu lậu. Diệt là sinh tử dứt hẳn, chứng vui giải thoát. Như thế diệt độ vì sao có được. Cho nên phải tu đạo. Đạo là giới, định, tuệ, v.v… từ năm pháp quán dừng tâm khởi lên, cho đến ba mươi bảy phẩm, sáu Ba-la-mật. Cho nên biết khổ, dứt tập, chứng diệt, tu đạo, mười hai nhân duyên, tâm đen tối không biết như người mù đi đêm ở chỗ hoang vắng bị lạc đường, nên gọi là Vô minh. Tham nhiễm pháp thế gian gọi là hành, luống dối tri kiến gọi là Thức, thức thần vào thai đến chỗ thọ sinh, hợp với bất tịnh gọi là Danh sắc. Hiện ấm thành căn thông thức tới lui gọi là sáu nhập. Căn trần đối nhau gọi là xúc. Xúc sinh ra trái thuận mà thương giận thành nên gọi là Thọ. Đối với việc thuận tình thì tâm nhiễm móng lên nên gọi là Ái. Ái (yêu thương) chẳng bỏ nên gọi là Thủ (giữ lấy). Lấy rồi thuộc thân thành nghiệp hữu lậu nên gọi là hữu. Hữu nghiệp đã định thì cảm lấy quả báo đời sau nên gọi là Sinh. Sinh mạng chẳng dừng trụ nên gọi là già chết. Già chết lại sinh, đến cuối rồi trở lại đầu. Ngàn muôn ức kiếp bỏ thân, thọ thân, nên gọi là luân hồi mười hai nhân duyên.

Kế dạy mười điều lành đối trị mười điều ác. Ở cõi nhân gian chết yểu là do dư báo sát sinh, muốn được sống lâu thì từ tâm không giết vật. Ở nhân gian nhiều bệnh là do hai dư báo ăn uống máu thịt và đánh đập vật khác. Muốn được mạnh khỏe thì bỏ ăn uống máu thịt và không đánh đập (hành hạ kẻ khác). Ở nhân gian nghèo hèn là do dư báo trộm cắ, muốn được giàu sang phải ra sức bố thí, dứt trừ tham tiếc. Ở nhân gian hèn hạ là do dư báo kiêu mạn, muốn được tôn trọng, phải cung kính. Ở nhân gian xấu xí là do dư báo giận dữ, muốn được đẹp đẽ thì phải nhẫn nhục. Ở nhân gian ngu mê là do dư báo uống rượu, muốn được trí sáng phải đọc tụng kinh điển Đại thừa. Ở nhân gian tham là do dư báo quỉ súc, muốn được phạm hạnh thì thường quán lỗi của dục, cấm dứt dâm dật. Ở nhân gian tánh dữ là do dư báo rồng rằn, muốn được điều nhu hòa nhan (dáng hiền lành) thì phải lìa tâm tranh giành, nếu có hối hận thì phải tự quở trách. Ở nhân gian tà kiến là do dư báo chê bai chánh pháp, muốn được chánh pháp thì phải gần giữ thiện tri thức. Mười thứ này là chánh hạnh đối trị.

Vì sao nói dư báo mà không nói chánh báo. Dư là hiện thấy tức có thể khởi nhàm chán. Địa ngục, ngạ quỉ chẳng hiện thấy cho nên sợ nghi chẳng tin. Một đường súc sinh ở trước mắt, thật thấy chánh báo, người ngu nói do trời sinh để ăn, nghi không phải là nghiệp. Mười nghiệp này nhân gian ác nặng, dạy người chưa tin khiến tâm hiểu rõ, sợ đọa ba đường mà mất hẳn thân người. Ấy vì trước dạy khiến sinh lên cõi trời hưởng các điều vui sướng. Nếu Phật ra đời sẽ trước độ các vị trời, còn người thấp kém nghe Đại thừa thật tướng lý không thì tâm rất kinh hãi, ngất xỉu, hoặc khởi tâm chê bai. Cho nên Chư Phật trước dạy người chưa hiểu mà giúp phàm vào Thánh, thí như có hầm sâu trăm ngàn trượng, dưới có cứt đái, các trùng máu mủ, lạnh nóng đói khát, đánh đập trói buộc, chém chặt giết chóc, buồn đau khóc lóc, khổ não hôi thúi đầy dẫy trong đó. Có chúng sinh ngu, mê đắm hầm này cho là vui sướng. Người trí từ bi chẳng tránh hiểm trở vào hầm mà dạy bảo khiến thoát ra, ngàn muôn ức lời chẳng chịu nghe theo. Chẳng nói ngoài hầm còn có chỗ tốt, người ấy chỉ nói hầm này là pháp thường trụ (chỗ nên ở lâu). Bấy giờ, người trí suy nghĩ trong hầm đầy dơ uế khổ não khó ở, ta phải độ hết rồi mới thoát ra. Nên trong hằng sa kiếp đồng ở trong hầm chẳng nề cực khổ. Người trong hầm giận hờn lại sinh chê bai. Các thứ dạy bảo đều không có tâm thoát ra. Hầm dụ cho ba cõi, kẻ ở dưới dụ cho phàm phu, các khổ bất tịnh dụ cho thân năm ấm. Người trí dụ cho Phật, dạy dụ cho từ bi, thương chúng sinh khó cứu dụ cho trời người dưới hầm. Trở về trước bốn đế, mười hai nhân duyên gọi là Nhị thừa, phá tướng sáu Ba-lamật duyên tu mười địa gọi là Đại thừa. Như thế Đại phẩm Hoa Nghiêm đã rộng phân biệt. Lại mất Đạo đế và mười tám không, nhập vào lý bình đẳng, biển không nghĩ bàn, lìa các hình danh ấy là Phật thừa. Như kinh Tư-ích, Duy-ma Tín Lực Nhập Ấn, Thủlăng-nghiêm, v.v… trụ ở lý chân không dứt nói dứt làm. Như ngàn muôn sông rạch khi chảy ra biển thì mất hết sắc tướng cũ. Đạo đế duyên tu phương tiện tịnh pháp cũng giống như thế. Ông nên tu tập Vô duyên từ bi, tùy khả năng mà khuyến hóa, khuyên mình khuyên người đối với thân mạng tài sản mà làm Đại thừa, nên chẳng sinh luyến tiếc. Vì một chúng sinh trải nhiều năm tháng lập nhiều phương tiện, nói nhiều Phật pháp khiến cho hiểu rõ, bỏ khổ sinh tử mà được vui tự tại. Vì nhiều chúng sinh cũng giống như thế. Đó gọi là lợi tha giáo hóa chúng sinh. Tuy có lợi ích này, chớ sinh một niệm tâm sáu tướng. Thí như người huyễn vì huyễn nói pháp. Nếu thấy ta nói kia nhận ta dạy thì có ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả tức là tâm ma, tâm sinh tử, tâm chướng ngại, tâm tự buộc ràng. Ông chỉ nên phát khởi tâm Bồtát chớ sinh sợ sệt, thí như trăm sợi tơ dọc mới có một sợi ngang tuy chưa thành xấp vải mà đều dệt đan nhau. Được đầu mối tức là bắt đầu khởi làm, dần dần nhiều công lao sẽ thành xấp vải. Lợi tha sáu độ vì dứt não cho người khác, tự thực hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, định tuệ, v.v… cũng giống như thế. Trước tự hành đạo, sau mới dạy người, thì người liền tin phục. Tự mình tạo việc ác lại dạy người làm lành mà họ liền tin theo thì không có việc đó. Hoặc miệng siêng nói mười hai bộ kinh, phương tiện khéo léo các thứ thí dụ khiến người tin hiểu. Hoặc dùng thân mà khuyên, tự mình tu muôn đức, tất cả nghiệp lành khiến người khác tu tập theo. Hoặc dùng ý mà khuyên, nghĩ nhớ giáo đạo làm các chương cú dễ hiểu mà bố thí cho chúng sinh khiến đọc tụng mà khởi tín hiểu đúng thì gọi là lợi tha. Nói pháp giải thích năm thừa tự thành biện tài là tịnh khẩu nghiệp. Khéo hiện oai nghi, cung kính lễ bái cúng dường Tam bảo. Siêng khổ lợi tha, tự thành tướng tốt là tịnh thân nghiệp. Nếu nghĩ chúng sinh mê lầm chịu khổ, nghĩ muốn cứu giúp là tịnh ý nghiệp. Lợi tha khiến chúng sinh tịnh tín lại giúp thân mình thành ba nghiệp chân chánh. Nói biết lợi tha còn là tự lợi, tuy là lợi tha mà luôn tự lợi ích mình. Nhưng người thọ hóa (được dạy) đều được thấm nhuần. Nếu dạy trăm ngàn vô số chúng sinh thì trí tuệ càng thêm, dần thành bốn biện tài. Chẳng giống như tài thí thí, ra thì tốn hao. Còn khi nói pháp thì chẳng nghĩ tài thực. Cho nên, Đức Thế tôn nói pháp không hề nói trước mà sau thọ nhận cúng dường. Công đức giáo hóa cao hơn núi Tu-di, sâu hơn biển lớn. Vì nhân lợi tha mà thành quả Phật, hãy học như thế gọi là Tịnh tâm rộng lớn. Kệ rằng: Nếu thấy ngu si nặng Chớ nói pháp sâu xa.

Người nghe sinh chê bai
Chịu khổ trăm ngàn kiếp
Đời trước không tập khí
Nên nghe pháp nghi sợ
Ngã kiến chấp đoạn thường
Chưa tin nghiệp ba đời
Xét căn trao thuốc pháp
Gọi là người đại trí
Tâm tà không chánh kiến,
Nghe pháp lại nổi giận
Như tầm nhả kén tơ
Tội nghiệp tự buộc ràng
Vì chẳng chịu nghe pháp
Thường bị lưới ái buộc
Tất cả môn chân như
Khéo dùng phương tiện khởi
Hễ muốn dạy chúng sinh
Ái ngữ khiến vui vẻ
Bồ-tát Đồng thể Bi
Xem người khác như mình
Nhu hòa khéo giúp hộ
Như sữa hòa với nước
Có lúc phải nói nhiều
Có lúc phải làm thinh
Biết thời gọi Pháp sư
Thấy mặt biết căn lực
Nếu chẳng xét cơ tánh
Chẳng gọi có trí đức
Mịt mờ ở trong tâm
Chỗ làm thành phép tắc
Khi dùng lời dịu dàng
Lúc lại nói điều dữ dằn,
Căn mềm, lời mềm
Phục dữ, hiện oai mãnh
Các thứ điều chúng sinh
Đối trị các thứ cảnh
Phương tiện khéo như thế
Chỉ có Bồ-tát làm
Hễ muốn dạy dỗ người
Từ vui chớ khiến giận
Xúc tình khởi độc tâm
Liền tạo nhân địa ngục
Người không nghe phi pháp
Trao giới khiến sinh người
Lại khỏi khổ ba đường
Dần dẫn về chánh chân
Vì nói pháp Tứ đế
Dạy rõ mười hai nhân
Khiến biết khổ sinh tử
Đến thẳng cửa Niết-bàn
Người có tánh đại dục
Nhập lý vì bàn luận
Phá tướng mười tám không
Trong thân không Thế tôn
Năm thừa dần phân hóa
Nhổ hẳn gốc vô minh
Đó là nghĩa lợi tha
Thuận giáo báo ân Phật.

28/ DẠY QUÁN PHẬT TÁNH CHẲNG PHẢI MỘT CHẲNG PHẢI HAI, CHẲNG PHẢI CÓ CHẲNG PHẢI KHÔNG, Ở TRONG TRUNG ĐẠO MÀ CHẲNG VƯỚNG MẮC TRUNG.

Đã phát đạo tâm lại lợi tự tha, phải biết chúng sinh đồng có Phật tánh. Lược nói mười thứ, có nói rộng ở các kinh: Một là sinh tử phiền não từ chân tánh khởi lên. Dụ như nước vốn yên tịnh, nhân gió thổi mà sinh sóng động, sau nhân lạnh dữ mà kết thành băng. Phật tánh chúng sinh như nước vốn thanh tịnh, do gió giác quán mà có sóng sinh tử tham ái bền chắc thành băng phiền não. Muốn hiển bày Phật tánh thì lửa tuệ làm chảy băng thiền định dứt sóng. Băng chảy nước sóng dừng nước liền thanh tịnh mà hiện bóng Phật tánh; Hai là như vàng ở trong quặng dơ bẩn lẫn lộn, nấu chảy vàng rồi mới hiện ra báu, nhất định không nghi ngờ. Phật tánh của chúng sinh ở trong quặng phiền não, lửa giới định tuệ luyện ra chân tánh pháp giới cao nhất không gì sánh; Ba là như trâu chưa sinh ra sữa còn lộn máu, duyên thành mới dừng, chưng nấu thành đề hồ sáng sạch, tùy bình đựng mà đổi mầu không giữ được tự tánh. Phật tánh của chúng sinh lìa phiền não như sữa có lộn máu, nhờ duyên tu trị dần đến quả Phật, phát khởi thần thông tùy chúng sinh biến đổi, đồng loại cứu khổ chẳng giữ tự tánh; Bốn là dụ như một người đi ngàn 202 muôn dặm ngủ đêm nhiều nhà, tuy có nhiều nhưng người chỉ là một. Nhà dụ cho năm ấm, người dụ cho Phật tánh. Phật tánh của chúng sinh trải qua năm đường, mỗi ấm tuy khác nhưng Phật tánh chỉ là một, người khác nhà khác nên nói chẳng phải một. Người thường là một người, nên nói chẳng phải hai. Băng tuyết chưa tan thì nước chẳng có, băng tan rồi thì tức là nước, nên nói chẳng phải không. Đạo lý Phật tánh chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải có, chẳng phải không; Năm là bốn đế, mười hai nhân duyên, bốn đẳng, sáu độ thuộc ba mươi bảy phẩm Đạo Đế, gọi là Phật tánh; Sáu là bốn pháp gần gũi gọi là Phật tánh: Một là gần gũi thiện tri thức, hai là gần gũi chánh pháp, ba là thân cận tịnh tư, bốn là gần gũi đúng như lời dạy mà tu. Lìa bốn pháp này mà được thanh Phật thì không có việc đó; Bảy là Phật tánh chẳng phải một bên mà là Trung đạo. Năm ấm của chúng sinh gá vào Phật tánh mà khởi, nên gọi chẳng phải đoạn, sinh diệt như huyễn nên gọi chẳng phải thường. Người nương năm ấm bèn được tu đạo, ấm nhờ thần giữ nên mới còn; Tám là lìa chân vọng gọi là Phật tánh, lập chân để nói về vọng, đối vọng để nêu bày chân. Nếu diệt vọng thì pháp chân gọi là chẳng sinh. Phật tánh thanh tịnh, trí chẳng thể biết, thức chẳng thể biết; Chính là pháp năng thuyết được hiển bày ở không nói, không của không nói cũng chẳng thể chấp, nên gọi là Phật tánh; Mười là không bình vắng lặng và có loạn cùng đi. Thể lìa hình danh mà thường hiển bày danh sắc. Ấy là mười tánh trí vô ngại cùng si phàm như một. Như giải thoát chân thật vốn từ phàm khởi. Tuy có dụ này nhưng nghĩa Phật tánh chỉ có Phật mới biết. Lược nói mười thứ, rộng sợ văn rườm rà. Ông hãy quán biết gọi là tịnh tâm chân thật. Kệ rằng:

Tất cả các chúng sinh
Bình đẳng có Phật tánh
Phật tánh lẫn phiền não
Trần nhiễm chưa thanh tịnh
Giới định trừ khách trần
Thì lìa đường sinh tử
Tánh ẩn gọi sinh tử
Tánh hiển gọi Hiền Thánh
Năm ấm tuy trôi lăn
Phật tánh xưa nay định
Người muốn biết Phật tánh
Gắng sức tu tám chánh.
Mới phát đạo tâm chạy tìm đạo
Tâm tà thấy cong chưa ngay thẳng
Giang Nam, Giang Bắc cầu Bồ-đề
Bồ-đề cùng làm chẳng biết nhau
Ngoài thân tìm hỏi đã mệt nhọc
Một chỗ tịnh tư mau thôi dứt
Bỗng nhiên tỉnh ngộ biết ít phần
Mới biết Bồ-đề dấu trong thân
Hiểu phiền não tánh không như huyễn
Chưa chết chẳng lâu tự cùng cực
Niết-bàn sinh tử đồng như một,
Đạo lý chẳng hai cũng chẳng tức
Nếu hiểu rõ được pháp căn trần
Nuôi lớn cánh vô ngại thần thông
Quán sát năm ấm nhờ duyên sinh
Tự tánh xưa nay trùm mười phương.

29/ DẠY QUÁN TRÍ RUỘNG PHƯỚC KHÁC NHAU:

Đã khởi đại tâm tu lợi tự tha gồm quán Phật tánh, đây là tướng nhân.

Kế phải quán quả. Quả là trí Phật. Kinh nói: Trí của chúng sinh đầy khắp Đại thiên không bằng trí của một vị Tu-đà-hoàn. Trí của cả thế giới Tuđà-hoàn không bằng trí của một vị Tư-đà-hàm, trì của cả thế giới Tư-đàhàm không bằng trì của một vị A-na-hàm, trí của cả thế giới A-na-hàm không bằng trí của một vị A-la-hán. Trí của cả thế giới A-la-hán không bằng trí của một Bích-chi-phật. Trí của thế giới Bíchchi-phật đầy khắp mười phương không bằng trí của một vị Bồ-tát chủng tánh, như thế từng cấp bậc, chẳng bằng trí của Bồ-tát Thập Địa. Trí của khắp Bồ-tát Thập Địa không bằng trí một niệm của Như lai. Cho nên trí tuệ của Thế tôn như biển lớn, hằng sa Đại sĩ đều cùng nghĩ lường cũng không thể biết được một bước chân của Như lai. Cho nên phải một lòng tinh tấn cầu trí tuệ Phật. Nếu đem ăn uống y phục, ngọa cụ, thuốc men mà thí cho chúng sinh phàm phu khắp một thế giới thì chẳng bằng bố thí cho một vị Tu-đà-hoàn, bố thí cho một thế giới Tu-đà-hoàn cũng không bằng bố thí cho một vị Tư-đàhàm. Cho đến cứ tính cao hơn, cứ tính cho một vị Bích-chi-phật chẳng bằng cúng dường cho một Bồ-tát chủng tánh, cho đến chẳng bằng bậc Thánh Sơ địa, Nhị địa, Tam địa, Tư, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập địa. Bố thí cho ba Hiền mười Thánh nầy đầy đủ trong một kiếp không bằng quả báo cúng dường Như lai một bữa ăn. Vì sao? Vì Như lai có trí tuệ rộng lớn, tiêu hóa được các cúng dường cung kính của các trời người, vì trí tuệ nhiều thì tiêu hóa được nhiều cúng dường. Người không có trí tuệ thì lá nước, trên đất còn không tiêu được, huống chi người ăn. Ông phải hiểu rõ bổn ý dạy khuyên, tu tập tịnh giới chớ để cho thiếu phạm. Vì tịnh giới dễ được thiền định. Định tâm thanh tịnh thì phát sinh trí tuệ, phước đức đầy đủ thành năm phần pháp thân trí Nhất thiết chủng. Các trí lực Chư Phật nay lại nói lược. Các thế giới mười phương có những trận mưa hạt rất nhỏ trải qua nhiều năm tháng chỉ trong một nháy mắt liền biết rõ số hạt mưa, đều biết được lượng nước sông biển ở mười phương c đều biết được sức nặng ác núi Thiết Vi, Tu-di, Đại địa ở mười phương, các cõi nước trong pháp giới nhiều như số cát bụi hoặc tâm hành của tất cả chúng sinh khắp cõi hư không đều biết rõ thiện ác. Đều biết mỗi chúng sinh kiếp nào sẽ thành Phật. Núi biển, trời đất, mặt trời, mặt trăng mười phương, đặt trong bàn tay mà đi khắp thế giới, Đếthích Phạm vương chẳng biết chỗ tới lui. Mười phương nước lửa hút vào miệng nhưng nước không dập tắt lửa, lửa không làm phỏng miệng. Nếu muốn nói đủ thì chẳng thể hết được. Thần lực như thế từ năm pháp quán dừng tâm sinh, từ ba mươi bảy phẩm sinh, từ bốn tâm Vô lượng sinh, từ sáu Ba-la-mật sinh, từ mười địa Đại thừa sinh, đó gọi là trí lực thần lực của Chư Phật, từ trừ bò tài sắc quán năm pháp quán dừng tâm mà sinh, nhân khởi các hạnh thứ lớp đến nay mà thành Phật. Tức là ở đây dạy tướng nói trước sau. Bồ-tát biệt hạnh thứ bậc trước sau, như kinh Hoa Nghiêm chép: Ông nên phát khởi hạt giống từ bi mà gieo trồng trong ruộng chúng sinh, hạt giống cung kính đặt trong ruộng Tam bảo, mầm phước trí sinh, trở thành cây Phật, che mát pháp giới mười phương nở hoa kết trái vô lượng. Từ khi mới phát đạo tâm cho đến rốt ráo, công dụng trong khoảng ấy đều gọi trí chướng, đến Địa Như lai hai chướng dứt hẳn. Lại nhìn sinh tử như huyễn như mộng vốn không chân thật. Người ngu mê lầm, chỉ có Phật là Chánh giác, nên gọi là biết khắp. Nay ông phải nên lấy biển trí của Như lai mạnh mẽ tu nhập vào, gọi là tịnh tâm Quyết định. Kệ chép:

Người trong cõi Đại thiên
Tự nói căn tánh lợi
Đều nhóm hợp suy lường
Chẳng bằng người tín hạnh
Người tịnh hạnh một cõi
Cùng nghị luận ra lẽ
Thời gian dài xét lường
Chẳng bằng Tu-đà-hoàn
Tu-đà-hoàn một cõi
Nghị luận và tuyên nói
Kiến giải và tuệ lực
Không bằng Tư-đà-hàm
Cứ thế Bích-chi-phật,
Cứ thế người mười địa
Cứ thế trí khác nhau.
Chẳng bằng thần Như lai
Bố thí các bậc Thánh
Quả báo cứ thế lớn,
Bố thí Thánh mười địa
Cũng chẳng bằng ruộng Phật
Cho nên thầy nên biết
Trí Phật rất cùng tột,
Ruộng phước khó nghĩ lường
Người tin gọi Tịnh tâm.

30. DẠY QUÁN NỘI HẠNH MẬT TU, HẾT LÒNG DẶN DÒ HỘ TRÌ:

Nói về từ nhẫn cha mẹ bảy đời, Sư tăng nhiều kiếp, nghĩa sâu ân nặng, người ngu chẳng biết. Ông mới vào đạo mà lại giã biệt thầy, sớm tối nghĩ nhớ ông, ông có nhớ ta chăng. Nếu ông ấy y chỉ được người tốt ngày đêm làm đúng. Nếu không có người giỏi thì tâm gởi vào đâu. Ông đã xuất gia thọ giới của Như lai, chỉ khoảng mất ý thì chịu khổ nhiều kiếp. Nay thời mạt pháp tâm chúng sinh bạc bẽo, vong ân bội nghĩa, dễ nhàm chán Sư tăng, ưa thích ở riêng, hoặc dạo chơi thỏa tình tự tại. Sợ chẳng như pháp mà đọa đường ác, vì không ai kềm giữ dạy khuyên, nên soạn ra những lời này lược nêu chuyện gần mà nói việc người. Còn các bộ pho khác mọi người cùng biết, ở kinh luận đạo nầy ông phải tự có, Đại thừa yếu nghĩa nêu ra đều đồng. Lại muốn hiển bày thì sợ pho quyển quá nhiều, ngay như việc rửa tâm ông cũng hơn ngàn câu. Ông nên như khát được nước, tùy uống chớ ngậm, chỗ vắng mở đọc, ở đây sợ người thấy. Vì ý ta ông chưa thể biết, dẫu khiến người đời cũng chẳng hiểu rõ. Chỉ người có thiên nhãn mới chứng biết lòng ta, ông nên vâng làm, chẳng hề dối lầm. Vì sao tranh tìm chẳng để người xem? Chỉ có bậc Thánh cùng bậc Thánh, chúng sinh chia theo từng loài, ngu trí khác loại mới dùng loại tụ. Thời nay người học, ý kiến khác nhau cùng theo phải quấy, chê người khen mình, phá người khoe mình, tà quái cười nói, lời không gấp thì tranh nhau bàn bạc, lời thiết yếu thì khinh rẽ chẳng đoái hoài. Muốn biết rộng mà chẳng rộng làm, mong một mình trội nhất giữa đám đông. Ham tiếng khen hảo huyền, thông minh dứt tiếng quên mất thân tâm, ham hố danh lợi ba đường sẽ đến, không thể tránh khỏi. Kinh nói: Ví như một ngày khều mắt ngàn người, ngày ngày (nhiều mặt trời) thiêu nhiều ngươi. Người này thật làm tội nặng ở trước lấy đây che chở chỉ ông tự biết. Chẳng phải trong khuyên dạy có nhiều lỗi lầm. Ở đời có lời vặn hỏi, lời cùng theo, lời phá hoại người, lời thêu dệt, lời vượt lý, lời cổn, lời phiên, lời điệp, lời mê người, lời não loạn, lời sai muộn. Nay thì kẻ hậu sinh chuyên học lời này. Người hiểu trước dối kẻ chưa hiểu, quen thói nói suông, đâu liên quan gì với tu đạo, nhọc miệng khổ thần, tâm không thấm nhuần, phiền não lại thêm, ngã ta càng lớn, một đời siêng năng khổ nhọc, tốn công mà không có phước. Ý ở danh lợi chưa hiểu tịnh tâm, mượn danh được lợi, làm sao tiêu được. Như lửa dữ khó chịu khó gần. Lại còn lời đúng pháp, lời dễ hiểu, lời thân tâm, lời giới luật, lời thiết yếu, lời lìa tội, lời trị chướng đạo, lời nhập vào lý, lời thành tựu., v.v… Nếu thấy các lời như thế liền vỗ tay cười lớn, mắt chẳng muốn nhìn, huống là vâng giữ thọ trì. Ông phải tìm kỹ từng chữ xét lường, trong một chữ có vô lượng nghĩa. Nếu xem ngay thì chốc lát liền khắp, y lời dạy mà thực hành. Một đời chẳng thấu suốt, quí ở làm nhanh, chẳng ở rơi nhanh. Tay cầm mắt xem, đến phải nhỏ lệ nghĩ là khó gặp như thấy được Thế tôn. Vì sao? Vì giảng nói khuyên phát thuận theo Thánh đạo, vì dạy ông tịnh tâm đến Bồ-đề. Phàm kinh luận dạy nghĩa có hai thứ: Một là thuận lý, Như lai Bí tạng, không bình đẳng, mất tướng nhập vào chân, xung huyền mất cảnh, Bổ xứ chẳng biết, Nhị thừa chẳng hiểu. Đó gọi là thuận lý; Hai là văn nghĩa dễ hiểu, khi đọa thì trơn nhanh, hoặc làm kệ tụng hay đẹp thích ý, gọi là thuận tình tướng dục, giống cạn do đây mà vào sâu, bỏ kiến đều là phải, lập kiến đều là quấy. Thí như biển lớn, mới vào thì nước ngập chân, dần dần đến chỗ không bờ không đáy. Như trẻ con bảy ngày chưa ăn tiệc được, quê mùa chân lấm tay bùn làm sao lược ngồi kiệu ngồi xe. Chưa ăn được mà ăn thì nghẹn cổ, chưa ngồi xe mà ngồi thì người trí chê trách. Chỉ có biển lớn Phật pháp không trí chớ vào, đài báu cao ngàn nhận không bậc chớ lên. Mới vào cửa đạo, chưa tu giới định tuệ mà vượt học Không Tông thì Phật chẳng vui. Ỷ công trạng ở đời, kẻ tầm thường vội cầm quốc ấn, vua nếu thấy thì sẽ phạt nặng. Phải từ năm pháp quán dừng tâm dứt phiền não mà chứng quả Thánh. Nay lời dạy này vốn không trau chuốt, thương ông tình thâm chỉ việc mà dạy khuyên. Lại hận thầy đội mũ mà ngu ở dạy dỗ, cho nên dùng lời thiết yếu để nhập tâm như đối trước mặt mà nói để giúp ông đạo hạnh, tự biết mình rồi thì dạy cho kẻ đồng học và những người trí khác. Còn Ta thì bệnh nặng, đêm ngủ chẳng yên, may gặp ông ngay đây ân cần dặn dò chỉ dạy như giới tịnh tâm này.

 

Pages: 1 2